Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao nam bộ...

Tài liệu Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao nam bộ

.PDF
119
521
76

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao chiếm một vị trí quan trọng. Ca dao là tiếng nói phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm của quần chúng nhân dân, phản ánh lịch sử xã hội, và do vậy, nó là một kho tài liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Nội dung trữ tình của ca dao hết sức phong phú. Ta bắt gặp trong ca dao những "tiếng tơ đàn" ngân lên những giai điệu về tình yêu đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi, tiếng hát than thân, tiếng cười trào lộng… Xét về hình thức, ca dao là kho kinh nghiệm quí báu trong lĩnh vực nghệ thuật ngôn từ. Không phải ngẫu nhiên, nhiều nhà thơ tài năng ở các thời đại khác nhau đã tìm thấy ở ca dao những bài học sáng tạo đáng giá. Ta mới hiểu vì sao, đối với ngành Ngữ văn lâu nay, việc học tập, tìm hiểu, nghiên cứu ca dao vẫn chưa hề mất tính thời sự. Từ những góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu không ngừng cho ra đời các công trình có giá trị về mảng đề tài này.Tuy thế, ca dao Việt Nam, nhất là bộ phận ca dao thuộc các vùng miền vẫn ẩn chứa những vấn đề thú vị, đòi hỏi được tìm hiểu kĩ lưỡng, sâu sắc thêm. 1.2. Trên tấm "bản đồ văn hóa dân gian Việt Nam" miền đất Nam Bộ có nhiều nét đặc thù. Bộ phận ca dao của vùng đất này là một minh chứng sinh động. Với những gì đã sưu tập được, ta có thể thấy tính đa dạng, phong phú và đặc sắc của ca dao Nam Bộ ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức biểu hiện.Trong thực tế, việc nghiên cứu ca dao Nam Bộ vẫn chưa được tiến hành đầy đủ, đúng với những gì lẽ ra nó được tìm hiểu. Chọn vấn đề Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ làm đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi muốn đi sâu vào một trong những biểu hiện đa dạng và đặc sắc nhất của hình thức ca dao vùng này, nhằm khám phá sâu sắc thêm các giá trị tiềm ẩn, cắt nghĩa sức sống lâu bền của nó, đồng thời hiểu được những nét 2 riêng về văn hoá của một vùng đất. Đặt vấn đề này trong bối cảnh nghiên cứu của ngành Ngữ văn hiện nay, chúng tôi cho rằng đây là sự lựa chọn có ý nghĩa. 1.3. Hiện nay, trong chương trình Ngữ văn THPT và nhất là bậc đại học, ca dao được đưa vào giảng dạy và học tập với số lượng tác phẩm đáng kể. Các nhà soạn sách giáo khoa đã có quan điểm đúng khi chú ý đến ca dao của người Kinh và của các tộc người thiểu số, của vùng Bắc cũng như vùng Trung và Nam Bộ. Việc có mặt các tác phẩm ca dao thuộc nhiều vùng miền khác nhau như vậy mới phản ánh được sự đa sắc của nó. Trước tình hình ấy, sự lựa chọn đề tài nghiên cứu của chúng tôi có thêm ý nghĩa thực tiễn. Nếu công trình thực sự có chất lượng, giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chắc chắn sẽ góp phần thiết thực nhất định cho việc tìm hiểu, học tập ca dao ở các bậc học trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề Việc tìm hiểu tu từ nghệ thuật (nghiên cứu ở phương tiện tu từ ngữ nghĩa) trong ca dao đã và đang được nhiều người quan tâm từ hai góc độ: lý luận và nghiên cứu ứng dụng. Tất nhiên, trong những công trình, bài viết mang tính lý luận vẫn có những ví dụ minh họa như là một phần ứng dụng. Ngược lại, trong những công trình ứng dụng, không thể thiếu những luận điểm lý thuyết. Cho đến nay, đã có không ít công trình với những tính chất và qui mô khác nhau về ca dao Nam Bộ. Ca dao dân ca Nam Bộ (Bùi Mạnh Nhị chủ biên, Nxb Tp.HCM, 1984) là một cuốn sưu tập, nhưng cũng đã phác họa được đôi nét về đặc điểm nghệ thuật của bộ phận ca dao này. Cuốn Ca dao Đồng Tháp Mười (Đỗ Văn Tân, Sở VH - TT Đồng Tháp, 1984) đã tập hợp trên 900 câu ca dao một thành công đáng kể trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc ở vùng Đồng Tháp Mười. Giang Minh Đoán có Kiên Giang qua ca dao (Nxb Tp.HCM, 1997) sưu tầm 272 câu ca dao về thiên nhiên, con người ở vùng đất Kiên Giang, qua đó, tác giả nêu lên một số nét trong phong tục tập quán của vùng sông nước, khu sinh thái U Minh Thượng. Tập thể tác giả của Khoa Ngữ 3 văn Trường đại học Cần Thơ đã sưu tầm các tác phẩm văn xuôi và văn vần dân gian, trong đó có 1020 câu ca dao đề cập đến phong tục tập quán, cách sinh hoạt và những đặc sản vùng miền ở 12 tỉnh thành của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những nội dung đó được thể hiện qua công trình Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Giáo dục, 1997). Trong những công trình sưu tập, không thể không nhắc đến cuốn Ca dao - Dân ca Nam kỳ lục tỉnh của Huỳnh Ngọc Trảng, Nxb Đồng Nai, 1998, với 952 câu ca dao dân ca Nam Bộ, dựa trên các tài liệu sưu tập ca dao - dân ca được công bố từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX. Về nghiên cứu, đáng chú ý có bài của tác giả Đặng Văn Lung (1968): Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình, Tạp chí Văn học số 10 - 1968, sau này được in trong cuốn Văn học Việt Nam, Văn học dân gian - Những công trình nghiên cứu. Tác giả đề cập đến “những hình ảnh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong ca dao, mỗi hình ảnh được khai thác ở một số khía cạnh nhất định: hình ảnh con cò, cây tre, trăng, thuyền với bến, cà với muối, cuội với trăng, quán mát với cây đa, bến xưa với đò cũ, mận với đào, lê với lựu… người nghe đã cảm thấy tâm hồn rung động vì đã hiểu được ý người hát, đã bắt đầu đồng cảm. Chính sự lặp đi lặp lại nhiều lần đã làm cho hình ảnh ấy trở nên thân thuộc. Những hình ảnh ấy được vận dụng qua hai cách so sánh trực tiếp và so sánh gián tiếp trong ca dao” [54]. Như vậy, tác giả chỉ đề cập đến phương tiện tu từ ngữ nghĩa (ẩn dụ) và biện pháp tu từ (so sánh) nhằm thể hiện sự tinh luyện về ngôn ngữ hình ảnh, lối nói ví von của nhân dân ta. Với đề tài Hình ảnh sông nước Nam Bộ qua ca dao dân ca, tác giả Lê Ngọc Trinh (1992) [75] cho rằng sông - nước như một “hằng số” lặp đi lặp lại trong thơ ca dân gian Nam Bộ làm nên một nét văn hóa đặc thù, làm nên một diện mạo riêng biệt không lẫn vào đâu được. Trong bài viết Thiên nhiên trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ (1997) [65], Trần Thị Diễm Thúy đã nghiên cứu tính chất phong phú, đa dạng của những hình tượng thiên nhiên liên quan đến: sông nước, 4 miệt vườn, ruộng rẫy, các hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ… Đặc biệt, bài viết đề cập rất cụ thể về thế giới nghệ thuật trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ: thiên nhiên và các hiện tượng so sánh, ẩn dụ, biểu tượng… Tác giả xác định: “thiên nhiên thay đổi trong tiến trình khai phá thì văn hóa dân gian cũng in dấu rõ nét”. Đề tài đã góp phần tìm hiểu những đặc điểm riêng của văn hóa vùng đất Nam Bộ. Bùi Thị Tâm - tác giả luận văn thạc sĩ với đề tài Những đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long (1998) - đã nghiên cứu sự phong phú và đa dạng của lớp từ ngữ mang sắc thái địa phương, đặc điểm câu và câu thơ trong ngôn ngữ ca dao đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, luận văn cũng đề cập một số công thức mang ý nghĩa biểu trưng như so sánh, ẩn dụ mặc dù công công trình không đi sâu nghiên cứu các phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao [61]. Với bài viết Hình ảnh “thân em” trong ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu Long (2000), tác giả Nguyễn Văn Nở đề cập đến vấn đề so sánh tu từ trong ca dao qua cấu trúc so sánh nổi “Thân em như…” [55]. Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã phân loại, miêu tả các biểu tượng nghệ thuật thông qua các hình thức so sánh nổi, ẩn dụ tu từ trong ca dao, đồng thời trình bày cấu tạo và vai trò của chúng đối với thi pháp ca dao người Việt trong luận án tiến sĩ Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt (2002) [17]. Lê Thị Thu Thủy có bài Biểu tượng kênh, rạch, sông trong ca dao dân ca Nam Bộ (2002) [67] đề cập đến những hình ảnh quen thuộc với người dân vùng sông nước nơi đây là chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu... Trong luận án tiến sĩ Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ (2004), Trần Văn Nam đã nghiên cứu về biểu trưng trong ca dao xét trên bình diện thi pháp học, từ đó, tác giả đã nêu bật vai trò của các biểu trưng trong việc thể hiện đặc điểm văn hóa của vùng đất và con người Nam Bộ [46]. Huỳnh Thị Kim Liên với bài Truyền thống và biến đổi trong ca dao dân ca Nam Bộ (2006) đã nghiên cứu sự biến đổi trong ca dao dân ca xét trên bình diện thi pháp học, xét tính biến đổi của ca dao dân ca Nam Bộ về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, từ vựng; có sự so sánh ca dao - dân ca tiêu biểu của người Việt ở cả ba miền Bắc- Trung - Nam [42]. 5 Trên trang web Vannghesongcuulong.org.vn, có bài viết Cảm xúc về sông nước qua ca dao Nam Bộ (2000) của Trần Phỏng Diều. Tác giả cho rằng, trong ca dao dân ca Nam Bộ, tác giả dân gian thường mượn các hình ảnh quen thuộc để ví von nhằm bộc lộ những gì mình muốn nói [13]. Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Na Biểu trưng của hình ảnh sông nước trong ca dao Nam Bộ (2008) tập trung nghiên cứu về sông nước trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người dân Nam Bộ [43]. Trong luận văn thạc sĩ Từ địa phương trong ca dao - dân ca Nam Bộ (2008), Trần Đức Hùng tìm hiểu các lớp từ địa phương được sử dụng trong ca dao - dân ca. Tác giả còn chỉ ra vai trò nghệ thuật của từ địa phương như: từ địa phương với biểu tượng và cấu trúc sóng đôi; từ địa phương trong vai trò so sánh, ẩn dụ; vai trò nghệ thuật chơi chữ… [27]. Với đề tài Cấu trúc so sánh “Thân em…” trong ca dao Nam Bộ về chủ đề thân phận người phụ nữ (2009), Cao Thị Cẩm Tú tập trung phân tích giá trị của cấu trúc so sánh “Thân em như...” trong ca dao Nam Bộ để làm nổi bật chủ đề thân phận người phụ nữ [70]. Nhìn chung, vấn đề tu từ trong ca dao Nam Bộ được đề cập trong không ít bài viết, công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là những bài viết lẻ, hoặc chỉ là một vài tiểu mục nào đó trong luận văn, luận án, nghĩa là vẫn chưa có công trình nào khảo sát một cách đầy đủ, có hệ thống các phương tiện và biện pháp tu từ nghệ thuật. Điều đó càng kích thích chúng tôi mạnh dạn đi vào đề tài này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm tu từ nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ. Tư liệu khảo sát chính về ca dao Nam Bộ là quyển Ca dao dân ca Nam Bộ [18]. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo những quyển như: Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long [33] (tập 3), Ca dao Đồng Tháp Mười [60], Ca dao dân ca Nam kỳ lục tỉnh [74]. 6 4. Mục đích nghiên cứu - Nhận diện một cách đầy đủ các phương tiện và biện pháp tu từ được sử dụng ở ca dao Nam Bộ, phân tích giá trị biểu đạt; so sánh, đối chiếu để làm nổi bật những nét riêng, đặc sắc của ca dao Nam Bộ so với ca dao các vùng miền khác, từ đó, thấy được những nét riêng trong bản sắc văn hóa của vùng đất này. - Vận dụng thao tác phân tích ngôn ngữ học vào việc tiếp cận tác phẩm ca dao, rút ra những nguyên tắc cần thiết cho việc đọc hiểu ca dao đang đặt ra trong nhà trường hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng và phối hợp các phương pháp chính sau đây: - Phương pháp thống kê, - Phương pháp hệ thống, - Phương pháp phân tích ngôn ngữ học, - Phương pháp so sánh, - Phương pháp nghiên cứu liên ngành. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Ca dao và vấn đề nghiên cứu hình thức nghệ thuật của ca dao. Chương2: Một số phương tiện tu từ trong ca dao Nam Bộ. Chương 3: Một số biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ. Sau cùng là Tài liệu tham khảo. 7 Chương 1 CA DAO VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO 1.1. Ca dao và các hướng nghiên cứu ca dao ở Việt Nam 1.1.1. Khái quát về ca dao Việt Nam Trong ngành nghiên cứu Ngữ văn nước ta, ca dao là đối tượng được nghiên cứu khá sớm và đạt nhiều thành tựu. Riêng vấn đề thuật ngữ, khái niệm ca dao đã được lí giải ở nhiều công trình. Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cho rằng: "Ca dao (ca: hát; dao: bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân" [Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm, Trung tâm học liệu Sài Gòn in năm 1968, tr.11]. Từ điển thuật ngữ văn học, (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên) định nghĩa: "Ca dao còn gọi phong dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca" [21, tr.31]. Các tác giả công trình Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 viết: "Ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc (thường là lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm" [73, tr.3]. Theo Vũ Ngọc Phan, “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các làn điệu dân ca” [56, tr.42]. Các nhà nghiên cứu văn học dân gian Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên cho rằng: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy, hoặc ngược lại là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca” [31, tr.295-296]. 8 Các định nghĩa về ca dao đã trình bày ở trên mặc dù có khác nhau ít nhiều, nhưng cơ bản vẫn thống nhất trên những điều cơ bản: ca dao là những câu thơ có thể hát lên, ngâm lên thành những làn điệu dân ca. Ca dao là lời dân ca tách khỏi điệu nhạc, dân ca là lời thơ dân gian đi kèm với điệu nhạc. Tuy nhiên, lời và nhạc gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong văn chương, người ta đề cập tới ca dao dân ca như là thơ dân gian. Ca dao - dân ca bao gồm: dân ca nghi lễ, dân ca lao động, ca dao - dân ca trữ tình. Ca dao - dân ca trữ tình là tiếng hát "đi từ trái tim lên miệng", phản ánh trực tiếp những cảm xúc tâm trạng của con người, thái độ cảm xúc của con người đối với thực tại xung quanh. Như vậy, ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, hát ru… hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ những luyến láy khi hát. Ca dao thực sự là những sáng tạo của nhân dân ở phương diện ngôn ngữ văn học. Ca dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian. Ca dao Việt Nam là nơi lưu giữ nhiều giá trị tinh thần của nhân dân ta. Có thể nói, muốn biết tình cảm của nhân dân Việt Nam dồi dào, thắm thiết, sâu sắc đến mức độ nào, rung động nhiều về khía cạnh nào của cuộc đời thì không thể không nghiên cứu ca dao. Thật vậy, ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước,… Ra đời trong xã hội cũ, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, phản kháng; những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình,… Bên cạnh đó, còn có những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động. Ngoài việc biểu hiện đời sống vật chất, tinh thần của con người, ca dao còn phản ánh ý thức lao động, sản xuất của nhân dân Việt Nam và tình hình xã hội thời xưa về nhiều mặt kinh tế, chính trị,… 9 Ca dao không chỉ bộc lộ cảm xúc chân thành mãnh liệt thắm thiết của người bình dân, mà còn cho ta thấy phẩm chất của họ trong quan hệ với thiên nhiên và xã hội. Ca dao có những đặc điểm nghệ thuật riêng, khác với thơ của văn học viết. Lời ca dao thường ngắn, phần lớn đặt theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số phương thức mang đậm sắc thái dân gian. 1.1.2. Nghiên cứu ca dao dưới góc độ văn học Phải khẳng định rằng, cho đến nay, nghiên cứu về ca dao, thành tựu chủ yếu vẫn thuộc về các nhà nghiên cứu văn học. Từ những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945, một số nhà nghiên cứu đã có ý thức sưu tầm ca dao Việt Nam (lúc bấy giờ người ta còn gọi là phong dao). Một trong những người đi tiên phong là Nguyễn Văn Ngọc với công trình Tục ngữ phong dao, Nxb Vĩnh Hưng Long, 1928. Ngoài ra phải kể đến Phong dao và ca dao mới, Nhà in Phúc Văn, Hà Nội, 1932; Phong dao, ca dao, phương ngôn tục ngữ của Nguyễn Tấn Chiểu, Nhà in Thái Sơn, Hà Nội, 1934; Ca dao ngạn ngữ của Trần Công Hoán, Editions Hương Phong, 1939... Sau cách mạng, việc sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian nói chung, ca dao dân ca nói riêng được đẩy mạnh. Về sưu tầm, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Ca dao Việt Nam trước cách mạng của Tổ Văn học dân gian (Viện văn học), Nxb Văn học, 1963; Ca dao sưu tầm ở Thanh Hóa của nhóm Lam Sơn, Nxb Văn học, 1963; Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, Hội Văn nghệ Hà Nội xuất bản, 1971; Ca dao Nghệ Tĩnh, Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao biên soạn, Sở Văn hóa Thông tin Nghệ Tĩnh xuất bản, 1984;... Qui mô hơn cả là bộ Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính chủ trì biên soạn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001. Đây là bộ sách tập hợp đầy đủ nhất ca dao Việt Nam trên cơ sở những tài liệu đã có từ trước. 10 Bên cạnh sưu tầm, việc tìm hiểu, nghiên cứu ca dao cũng đã được chú ý đúng mức. Ngay từ những năm trước cách mạng, trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu - một bộ sách giáo khoa đồng thời là một bộ lịch sử văn học - Dương Quảng Hàm đã có cách nhìn nhận, đánh giá về ca dao Việt Nam. Sau cách mạng, các bộ Lịch sử văn học Việt Nam của các trường đại học đều có phần viết về văn học dân gian, trong đó có ca dao. Công trình Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam của Cao Huy Đỉnh (1974) đã dành một phần đáng kể viết về thơ ca trữ tình dân gian. Tác giả Hoàng Tiến Tựu là nhà giáo, từng có công sưu tầm ca dao và giảng dạy ca dao ở trường đại học. Bên cạnh phần viết về Văn học dân gian của bộ Lịch sử văn học Việt Nam, ông còn là tác giả của công trình Bình giảng ca dao, Nxb GD, Hà Nội, 1992. Nghiên cứu ca dao từ góc độ thi pháp, Nguyễn Xuân Kính đã có cái nhìn khá toàn diện vấn đề hình thức ca dao, từ ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật, một số biểu tượng hình ảnh... Những nội dung này được trình bày trong cuốn Thi pháp ca dao, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2004. Như vậy, vấn đề nghiên cứu ca dao Việt Nam từ góc độ văn học đã có một bề dày lịch sử. Công việc sẽ còn được tiếp tục ở các thế hệ sau - những thế hệ có điều kiện tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu mới của thế giới về folklore. 1.1.3. Nghiên cứu ca dao dưới góc độ ngôn ngữ học Bên cạnh hướng nghiên cứu văn học, ca dao còn được tìm hiểu dưới góc độ ngôn ngữ học, và hướng nghiên cứu khá mới mẻ này cũng đã gặt hái được nhiều thành công. Dưới góc nhìn ngôn ngữ học, ca dao được tìm hiểu khá toàn diện về hình thức. Có thể nói, hầu như mọi cấp độ ngôn ngữ ca dao đều đã được nghiên cứu. Phong phú nhất, có lẽ là các bài viết, công trình tìm hiểu về từ ngữ trong ca dao. Có những bài đi sâu phân tích, thẩm bình nghệ thuật dùng từ ở những bài ca dao cụ thể (các bài bình ca dao của Hoàng Tiến Tựu). Nhiều bài đi sâu khảo sát một phương diện nào đó về từ ngữ trong ca dao. Đó là vấn đề địa danh của các địa phương trong ca dao; vấn đề phương ngữ, thành ngữ, tục ngữ, từ gốc Hán, điển cố gốc Hán trong 11 ca dao; là hiện tượng từ trái nghĩa trong ca dao; so sánh cách dùng từ ngữ trong ca dao và trong thơ bác học; ý nghĩa của những con số thường gặp trong ca dao; cách sử dụng từ xưng hô trong ca dao... Về tu từ, không ít bài đi vào các phương tiện và biện pháp cụ thể mà ca dao sử dụng. Nguyễn Văn Liên tìm hiểu Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao tình yêu đôi lứa xứ Nghệ (Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Vinh, 1999); Hà Châu bàn về Cách so sánh trong ca dao ngày nay (Tạp chí Văn học, số 9, 1966); Nguyễn Thị Ngọc Điệp nghiên cứu Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt (Luận án tiến sĩ, Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2002); Hoàng Thị Kim Ngọc khảo sát So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình người Việt (Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ, 2004). Chuyên luận Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính cũng là công trình đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến ngôn ngữ ca dao. Đây là điều tất yếu, bởi thi pháp là khoa học nghiên cứu hình thức trong mối quan hệ hữu cơ với nội dung tác phẩm. Ngoài ra, có không ít công trình, bài báo đặt nhiệm vụ nghiên cứu một cách toàn diện ngôn ngữ ca dao, từ các thể thơ, cách hiệp vần, đến giá trị biểu trưng của hình ảnh được sử dụng trong ca dao. Như vậy, việc nghiên cứu ca dao từ góc độ ngôn ngữ học là hướng đi đầy triển vọng. Với phương pháp nghiên cứu đặc thù, nó có thể khám phá những giá trị của ca dao truyền thống mà hướng nghiên cứu khác chưa đạt được. 1.2. Vấn đề nghiên cứu hình thức nghệ thuật của ca dao Khi nhắc đến các phạm trù hình thức trong ca dao, người ta thường đề cập đến thể thơ và cấu tứ trong ca dao. Về thể thơ: trong ca dao truyền thống của người Việt có mặt hầu hết các thể thơ được dùng trong các thể loại văn vần khác nhau của dân tộc như: tục ngữ, câu đố, vè… Các thể thơ đơn giản (câu ngắn, ít âm tiết) thường được gọi là các thể nói lối hay các thể vãn (bao gồm vãn hai, vãn ba, vãn bốn, vãn năm, 12 mỗi câu gồm hai, ba, bốn, năm âm tiết). Các thể thơ này đều thấy có trong tục ngữ, câu đố và được dùng phổ biến trong đồng dao và ca dao nghi lễ, phù chú. Thể vãn hai và vãn bốn thường dễ lẫn với nhau, khó phân biệt rạch ròi. Vì câu thơ bốn âm tiết (vãn bốn) được ngắt theo nhịp 2/2 thì đọc lên nghe cũng tương tự như câu thơ hai âm tiết (vãn hai). Ngược lại, những câu hai âm tiết, nếu đọc nhanh (không ngừng lâu ở âm tiết thứ hai) thì nghe cũng gần như thể vãn bốn. Chẳng hạn, những câu thơ sau đây có thể đọc thành vãn hai hay vãn bốn đều được: Chi chi chành chành Cái đanh nổi lửa Con ngựa chết trương Ba vương thượng đế Cấp kế đi tìm Ú tim ù ập… Ngoài yếu tố nhịp, thể vãn hai hay vãn bốn còn dễ hòa lẫn với nhau do yếu tố vần. Vần trong thể vãn bốn được gieo cả ở tiếng bằng lẫn tiếng trắc, cả ở câu cuối (vần cuối - cược vận) lẫn giữa câu (vần lưng - yêu vận), cho nên khi đọc muốn chuyển thành vãn hai rất dễ dàng, thuận lợi. Thể vãn ba, tuy ít được dùng nhưng tính độc lập rất cao, khó lẫn với các thể khác: Xỉa cá mè Đè cá chép Chân nào đẹp Đi buôn men… Hai thể thơ được dùng nhiều nhất đồng thời cũng tiêu biểu và quan trọng nhất trong ca dao truyền thống là lục bát và song thất lục bát. Thể lục bát (bao gồm cả lục bát chỉnh thể - mỗi câu gồm hai vế, vế trên sáu âm tiết, vế dưới tám âm tiết: “thượng lục hạ bát” và “lục bát biến thể” - số âm tiết trong mỗi vế có thể tăng hoặc giảm) được sử dụng rộng rãi và thường xuyên nhất trong ca dao các địa phương trong cả nước. Đây là thể thơ phù hợp với ngôn ngữ 13 Việt và tâm hồn Việt. Do đó, nó cũng là thể thơ sở trường nhất của các nhà thơ Việt, kể cả văn học dân gian và bác học. Nhiều áng thơ hay trong văn học dân tộc thuộc thể lục bát (Truyện Kiều, thơ lục bát Nguyễn Bính, Huy Cận, Nguyễn Duy..). Thể song thất lục bát (hay lục bát gián thất) tuy không phổ biến và giàu sức biểu hiện bằng lục bát, nhưng cũng là một thể thơ dân gian, bắt nguồn từ dân ca mang cốt cách dân tộc độc đáo, khác với thể thơ bảy chữ (thất ngôn) của Trung Quốc. Thơ thất ngôn của Trung Quốc gieo vần ở cuối câu (vần chân - cước vận), ngắt nhịp ở tiếng thứ tư (nhịp 4/3), còn thể song thất lục bát của Việt Nam thì hai câu bảy được gieo vần trắc ở câu thứ nhất và tiếng thứ năm câu thứ hai (nghĩa là có cả vần chân và vần lưng), ngắt nhịp ở tiếng thứ ba (nhịp 3/4). Do những đặc điểm đó mà thể thơ này có khả năng thể hiện riêng, khác với thể thất ngôn Trung Quốc và cũng khác với thể lục bát. Nó diễn tả được những trạng thái tình cảm đặc biệt, những nỗi buồn đau uất hận ở mức độ cao, những sự gay cấn, khúc mắc, xung đột gay gắt trong tâm trạng. Khả năng biểu hiện đặc biệt này, phần lớn là do sự gieo vần ở tiếng trắc gây ra. Ngoài vần trắc (ở cuối câu thứ nhất và tiếng thứ năm câu thứ hai), thể song thất trong ca dao còn có thêm vần bằng ở giữa câu thứ nhất, có khi mở bài và kết thúc bằng thơ lục bát, còn bốn câu bảy nằm ở giữa như cái lõi của bài ca dao. Về cấu tứ trong ca dao: trong mỗi bài ca dao không chỉ có ý mà còn có tứ. Ý là nội dung tương đối độc lập với hình thức, còn tứ đã được tổ chức, thể hiện dưới một hình thức nghệ thuật nhất định, làm nên cái hay riêng của mỗi bài ca dao. Trong ca dao truyền thống, những câu, những bài giống nhau hoặc gần nhau về ý nhưng có cấu tứ khác nhau khá phổ biến. Khi giảng dạy và học tập ca dao, điều khó nhất là tìm được, nắm được cái tứ riêng của từng bài để hiểu đúng được cái hay riêng của nó. Nếu chỉ sa vào việc tìm ý mà coi nhẹ hoặc bỏ qua việc tìm tòi, phát hiện tứ và cấu tứ của từng bài thì sẽ làm cho công việc giảng dạy và học tập ca dao trở nên nghèo nàn, đơn điệu, khô cứng. 14 Khi nói đến cấu tứ và nghệ thuật làm ca dao, các nhà nghiên cứu thường nêu lên ba kiểu cấu tứ phổ biến trong ca dao là thể phú, thể tỉ, thể hứng và coi hầu hết ca dao truyền thống đều được làm theo một trong ba thể ấy. Dựa vào sự phân chia cấu tứ, có thể phân ca dao truyền thống thành hai bộ phận lớn: bộ phận thứ nhất gồm những bài (kể cả những câu độc lập) không có cấu tứ độc đáo (hay nói cách khác là sự cấu tứ còn ở trình độ rất thấp, rất tự nhiên, ngộ nghĩnh nhiều khi có tính chất ngẫu nhiên, tản mạn). Phần lớn những bài đồng dao, những bài ca khấn nguyện, những câu hát bông đùa bâng quơ đều thuộc loại này. Bộ phận thứ hai, gồm những bài có cấu tứ độc đáo rõ rệt. Phần lớn những bài ca dao trữ tình có giá trị, được nhiều người lưu truyền ưa thích đều thuộc bộ phận này. Vì thế, mỗi bài có cấu tứ riêng rất độc đáo và nhiều khi rất tinh tế, không bài nào giống bài nào (dù là về nội dung tức là về ý rất gần nhau hoặc giống nhau). 1.3. Tu từ nghệ thuật trong ca dao 1.3.1. Khái niệm tu từ nghệ thuật Phong cách học là khoa học nghiên cứu sự vận dụng ngôn ngữ, là khoa học về các quy luật nói và viết có hiệu lực cao, nghĩa là, nói và viết đạt được tính chính xác và tính thẩm mĩ trong mọi phạm vi hoạt động của giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ được sử dụng có hiệu quả cao có nghĩa là ngôn ngữ phải giúp con người chuyển tải được một cách đầy đủ nhất những nội dung cần thực hiện trong giao tiếp (kể cả dạng nói và dạng viết). Phong cách học là khoa học hướng tới những nhiệm vụ thiết thực nêu trên của ngôn ngữ. Theo một cách lí giải, “Phong cách học là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu nguyên tắc, quy luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn, sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định trong những phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định” [69, tr.29]. Phong cách học có vai trò to lớn trong việc nghiên cứu, xác định cái đẹp của ngôn ngữ; nghiên cứu tác dụng trở lại của hình thức ngôn ngữ đối với nội 15 dung diễn đạt tức là cũng nghiên cứu sự lựa chọn, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp nhất với nội dung tư tưởng, tình cảm trong những điều kiện hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Muốn cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, cần khảo sát, phân loại và miêu tả có hệ thống phương tiện tu từ và biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được giá trị nghệ thuật của các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ấy trong việc biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tác phẩm văn học. Do đó, phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sữ vật - lôgic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ; còn biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ, không kể trung hòa hay tu từ (còn được gọi là diễn cảm) trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ. 1.3.2. Vấn đề tu từ nghệ thuật trong ca dao Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ là khái niệm cơ sở của phong cách học. Mọi hoạt động ngôn ngữ đều có mục đích, phương tiện (công cụ) biện pháp (cách thức) nhất định. Muốn cảm nhận, chiếm lĩnh giá trị đích thực của tác phẩm văn học cần phải nắm vững và đánh giá được chức năng và vai trò của phương tiện tu từ và biện pháp tu từ - những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị thẩm mĩ. Phân loại, phân tích đánh giá được các phép tu từ là nắm chắc chìa khóa để mở cánh cửa đi vào cảm thụ giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Phương tiện và biện pháp tu từ là những yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp của tác phẩm văn học dân gian, nhất là thơ ca trữ tình. Do yêu cầu biểu đạt của nó, ca dao là thể loại mà ở đó, các phương tiện và biện pháp tu từ được sử dụng một cách rộng rãi nhất. Chỉ cần đọc qua ca dao của bất cứ vùng đất nào, có thể dễ dàng nhận thấy tác giả dân gian thật phóng túng về phương diện tu từ. Về tu từ ngữ âm, cách gieo vần, tạo nhịp, phối ứng thanh điệu, sử dụng từ láy, phép điệp âm... là những biện pháp được dùng với tần suất cao. Về tu từ từ vựng, có thể nhận thấy sự khác biệt 16 của các lớp từ mang dấu ấn phong cách như từ địa phương, từ địa danh, từ nghề nghiệp, từ thi ca, từ sinh hoạt... trong ca dao thuộc mọi chủ để. Về tu từ ngữ nghĩa, so sánh, nhân hóa, thậm xưng, chơi chữ, nói giảm, nói tránh... là những biện pháp rất được ưa dùng trong ca dao. Về tu từ cú pháp, phép song song, phép lặp, câu hỏi tu từ... cũng được sử dụng nhiều. Có thể khẳng định, ca dao là mảnh đất màu mỡ cho việc nghiên cứu các biện pháp và phương tiện tu từ trong văn học. Từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, thi pháp học đã ít nhiều đề cập đến vấn đề tu từ trong ca dao trữ tình Việt Nam như Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Hoàng Tiến Tựu, Triều Nguyên… Các tác giả đã đưa ra những kiến giải, kết luận có giá trị về đặc điểm tu từ, màu sắc tu từ trong các tác phẩm văn chương nói chung, trong ca dao nói riêng dưới ánh sáng của phong cách học, thi pháp học. Các tác giả đã đánh giá sắc thái tu từ qua việc lựa chọn, sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ qua các mặt từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ âm, từ đó, đưa ra những kết luận khoa học có giá trị. 1.4. Ca dao Nam Bộ và việc sử dụng các hình thức nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ 1.4.1. Vài nét về vùng đất và con người Nam Bộ 1.4.1.1. Vài nét vùng đất Nam Bộ Nam Bộ là một vùng đất cuối cùng phía Nam của Tổ quốc - miền đất vừa rất cổ lại vừa rất mới. Từ lâu đã có những nền văn hóa độc đáo nằm rải trên một địa bàn rộng lớn ở cả vùng trên, vùng dưới lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Trước thế kỷ XVI, miền đất này chìm trong hoang sơ của rừng rậm, sình lầy… Từ đầu thế kỉ XVII, cùng với số dân bản địa ít ỏi và thưa thớt (chủ yếu là người Chăm và người Khơ-me), những người Việt lớp trước và lớp sau, bằng nhiều con đường vượt bể, xuyên rừng, băng núi, với mọi nỗ lực phi thường, đã đến miền đất này lật thêm những trang sử vàng chói lọi cho một thời kì khai phá mới. Từ đó tới nay, hơn 300 năm, trên vùng đất mới này của Tổ quốc đã trải qua những biến động lớn. Từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, cuộc khẩn hoang vĩ đại nhất 17 của dân tộc ta về chiều rộng cũng như chiều sâu. Trận thủy chiến vang lừng của nghĩa quân Tây Sơn đã tiêu diệt năm vạn quân Xiêm xâm lược. Nơi đây, chứng kiến sự nổi dậy và ngã gục của triều đình phong kiến nhà Nguyễn; chứng kiến bước đường xâm lược và sự thất bại nhục nhã của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Chính nơi này, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được giữ gìn và phát huy rực rỡ, phong phú. Thực dân Pháp xâm lược nước ta, thực hiện chính sách “chia để trị”, chia nước Việt Nam thành 3 kì: Bắc kì, Trung kì, Nam kì. Trái với ý đồ của kẻ thù, nhân dân ta với tư tưởng và tình cảm hướng về một cội nguồn, một chỉnh thể thống nhất giữa các miền của Tổ quốc. “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh). Xét về mặt địa lí tự nhiên, vùng đất Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía nam và hai thành phố là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Miền đất Nam Bộ đã hình thành hai khu vực lớn: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Nối liền hai khu vực đó là thành phố Hồ Chí Minh. Đông Nam Bộ rộng khoảng 26.000 km2 , bao gồm các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Vùng đất này cao, phù sa cổ đệm giữa cao nguyên với châu thổ Cửu Long; có những ngọn núi thưa thớt xen giữa các triền đồi đất đỏ hoặc đất xám trùng điệp, lượn sóng nhấp nhô, rừng bạt ngàn, ít sông rạch. Những cư dân người Việt đã cư ngụ đầu tiên ở mảnh đất này trước khi lấn xuống đồng bằng sông Cửu Long. Còn Tây Nam Bộ với diện tích hơn 40.000 km2, bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Nhìn chung, vùng Tây Nam Bộ được khai thác muộn hơn Đông Nam Bộ. Nếu như trước đây, cư dân bản địa không thể khai phá rộng rãi và cư ngụ lâu dài ở châu thổ sông Cửu Long, buộc phải thu mình trên những giồng đất, gò đồi, thì sau này, những cư dân Việt đã làm được điều đó. Đồng bằng Tây Nam Bộ hay còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long. Là sản phẩm bồi tụ của sông Cửu Long - một trong mười con sông lớn nhất thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long tương đối thấp, bằng phẳng, khí hậu 18 mát mẻ, điều hòa quanh năm, là châu thổ phì nhiêu, trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta. Trên đồng bằng này có nhiều dòng chảy tự nhiên, tạo nên một mạng lưới sông rạch chi chít. Theo thời gian con người đã đan thêm vào hệ thống đường thủy tự nhiên ấy những hệ thống kênh đào dày đặc, phục vụ cho các mục đích kinh tế, văn hóa, quốc phòng. Hiếm có nơi nào mà đời sống con người lại gắn bó mật thiết với sông nước như ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có những cánh đồng mênh mông, màu mỡ - vựa lúa của nước ta và khu vực Đông Nam Á. Chính điều kiện tự nhiên và con người nơi đây đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có ca dao Nam Bộ. Theo lịch sử, trước kia nơi đây vốn là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp. Thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định, mới được khai khẩn từ thế kỷ 17. Năm 1698, xứ Gia Định được chia thành 3 dinh: PhiênTrấn, Trấn Biên và Long Hồ. Vua Gia Long nhà Nguyễn gọi vùng này là Gia Định Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường và Hà Tiên. Năm 1834, vua Minh Mạng gọi là Nam Kỳ. Năm 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược đất Việt Nam. Ngày 13 tháng 4 năm 1862, triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) nhượng cho Pháp. Năm 1867, Pháp đơn phương tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp. Từ đó, Nam Kỳ được hưởng quy chế thuộc địa, với chính quyền thực dân, đứng đầu là một thống đốc người Pháp. Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang Đông Dương. Tháng 3 năm 1945, Thống sứ Nhật Nashimura đổi Nam Kỳ thành Nam Bộ. Năm 1945, thời Đế quốc Việt Nam với chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt Nam độc lập. Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ đó ra mắt ngày 25 tháng 8 năm 1945 do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Sau cuộc đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đã tuyên bố trao lại 19 quyền độc lập cho Việt Nam do vua Bảo Đại cai trị. Cùng với việc thành lập chính phủ, vua Bảo Đại cũng cho phân vùng lãnh thổ Việt Nam thành 3 khu vực hành chính, trong đó Nam Bộ là khu vực tương ứng với Nam Kì cũ. Thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 rồi dần dần đánh rộng ra chiếm lại Nam Bộ. Chính phủ Nam Kỳ quốc được thành lập theo sự chỉ đạo của Pháp hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam với tên Nam Kỳ Quốc. Không đánh bại được Việt Minh, Pháp phải dựng "giải pháp Bảo Đại", công nhận nền độc lập và sự thống nhất của Việt Nam. Cuối cùng ngày 22 tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trả Nam Bộ cho Việt Nam. Nam Bộ trở thành lãnh thổ nằm trong Quốc gia Việt Nam. Trải qua hơn 300 năm với nhiều tên gọi khác nhau, cuối cùng tên gọi Nam Bộ dùng để chỉ mảnh đất phía Nam của Tổ quốc. Nam Bộ là tên gọi được sử dụng lâu dài nhất cho đến ngày nay. Văn hóa Nam Bộ được tính mốc là năm 1623 khi vua Chân Lạp cho chúa Nguyễn di dân Việt đến định cư ở Prey Kụr (thành phố Hồ Chí Minh hiện nay). Vùng đất Nam Bộ bấy giờ chỉ là một vùng hoang dại với hệ thống đất đai trũng, úng, sình lầy và sông rạch chằng chịt. Bắt đầu từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại trở vào, dân cư chủ yếu là người Chăm và Khơ- me. Cuối thế kỷ 17, chúa Nguyễn tiếp nhận một đoàn người Hoa đến quy thuận và cho họ đến khai phá và định cư ở Biên Hoà - Đồng Nai. Tiếp đó mộ dân từ Quảng Bình vào và chia đặt doanh, huyện, lập hộ tịch. Như vậy, phải gần một thế kỷ sau Nam Bộ mới bước đầu được định hình một vùng văn hóa. Một nền văn hóa vùng miền hình thành qua thời gian một thế kỷ không phải là dài và khi người Việt đến vùng đất mới mang theo hành trang với vốn văn hóa đúc kết hàng ngàn năm của dân tộc Việt đã góp phần tạo nên nền tảng của hệ giá trị văn hóa Nam Bộ. Những giá trị trải qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội trong lịch sử, dần tạo nên những giá trị của nền văn hóa Nam Bộ như hiện nay. 20 Đất Nam Bộ cũng là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổi tiếng với đủ các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Từ chôm chôm, vú sữa, măng cụt, sầu riêng cho đến mít, chuối, xoài, ổi, nhãn, cam, quít... Mỗi địa phương đều có bảo tồn loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú. Với ưu thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bưng biền ngập nước mênh mông là nơi sinh sống lý tưởng của rắn rết, cá sấu, rùa , ba ba, tôm, cá, cua, còng... và cả các loại chim chóc nữa. Nam Bộ tập trung nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật lạ từ lâu đó đi vào kho tàng văn học dân gian. Nam Bộ là vùng đất vừa có bề dày lịch sử văn hóa lại vừa giàu sức trẻ do các tộc người ở đây đang dày công gây dựng nên. Từ vị thế địa lý, văn hóa, Nam Bộ đang trở thành trung tâm của quá trình tiếp biến văn hóa. Điều đó phần nào tạo cho vùng đất này những nét đặc thù, diện mạo mới đối với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam. Hệ giá trị văn hóa Nam Bộ là truyền thống văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi hình thành phong cách văn hóa riêng của vùng. Tính mở của một vùng đất mới đã làm nên tính năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm của người dân Nam Bộ. Tính mở là cơ sở cho việc tiếp nhận và tiếp biến thành công nhiều giá trị văn hóa cao và tiến tới một nền văn minh hiện đại. Như vậy, vùng đất Nam Bộ hiện lên với vẻ hoang sơ nhưng rất cởi mở thuần hậu và chất phác,… Những nét độc đáo về địa hình sông nước và văn hóa của vùng “đất trẻ” đã tạo nên một Nam Bộ với sức sống riêng: mạnh mẽ, độc đáo và hấp dẫn. 1.4.1.2. Vài nét về con người Nam Bộ Khi nghiên cứu ca dao Nam Bộ, chúng ta cần tìm hiểu về con người và tính cách đặc trưng của con người nơi đây. Bởi vì, ca dao Nam Bộ đã nêu bật được những nét tính cách, văn hóa, ngôn ngữ một cách rõ nét nhất. Khi nghiên cứu về tính cách người Việt ở Nam Bộ, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng người Nam Bộ rất năng động sáng tạo, hào hiệp trong cuộc sống, hiếu khách, bình đẳng trong giao tiếp, ít bảo thủ, yêu nước nồng nàn, trọng nhân nghĩa, bộc trực, thẳng thắn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan