Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN,THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN ...

Tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN,THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TƯ NHÂN, NHỮNG BẤT CẬP TRONG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

.DOC
5
132
97

Mô tả:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN,THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TƯ NHÂN, NHỮNG BẤT CẬP TRONG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Minh Phó Giám đốc Sở VHTT&DL TP Hồ Chí Minh Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh Thư viện là một thiết chế quan trọng không thể thiếu trong cấu trúc thống nhất của các thiết chế phục vụ văn hóa, thông tin cho người dân. Thư viện được phân bố đều khắp ở tất cả các vùng của lãnh thổ, địa phương, đơn vị, trường học, phục vụ rộng rãi tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, dân tộc, tôn giáo, trình độ, giới tính, ngôn ngữ, quốc tịch và địa vị xã hội…góp phần nâng cao trình độ dân trí, học tập suốt đời và giải trí cho nhân dân. Trong đó, thư viện được xem như một trung tâm sinh hoạt văn hóa thông tin của cộng đồng dân cư. Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống thư viện công cộng đã phủ khắp từ trung tâm thành phố đến 24 quận, huyện và một số xã phường (nhất là ở các xã nông thôn mới); Bên cạnh đó, hầu hết các trường, các bảo tàng, viện nghiên cứu… đều có thư viện chuyên ngành phục vụ việc nghiên cứu, học tập của ngành; Và gần đây có phát triển thêm một số thư viện, phòng đọc sách tư nhân, cà phê sách, nhưng không nhiều… Trong đó, hệ thống thư viện công lập, nhất là các đơn vị tại trung tâm thành phố, là một trong những thiết chế hoạt động mạnh, với nhiều loại hình, dịch vụ mới và đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đã có sức thu hút đông đão bạn đọc xa gần trong nhiều năm liền ( Thư viện Khoa học Tổng hợp, Thư viện một số trường đại học). 1. Quản lý hoạt động thư viện Vấn đề quản lý hoạt động thư viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua chưa nổi lên nhiều vấn đề lớn đáng quan tâm, bởi hầu hết các thư viện đều hoạt động tốt, có trách nhiệm và khá năng động trong việc tìm kiếm, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong các hoạt động thư viện; Cũng như năng động trong việc nghiên cứu phát triển thêm nhiều loại hình, dịch vụ mới đáp ứng kịp thời nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí của người dân trên địa bàn và có sức lan tỏa, chia sẻ với các tỉnh thành khu vực phía Nam. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động thư viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung vẫn chưa ngang tầm và còn nhiều bất cập so với nhu cầu và tốc độ phát triển của một thành phố trẻ, năng động với hơn 8 triệu dân như: 1 - Cơ sở vật chất cũ kỹ, xuống cấp, tập trung chủ yếu ở hệ thống thư viện công lập; - Chưa có quy hoạch phát triển ngành đồng bộ; - Máy móc thiết bị chưa hiện đại; - Tài liệu bổ sung hàng năm chưa nhiều, nhất là cấp quận, huyện, xã phường, trường học… ( khoảng 2 tỷ ); - Thiếu các dịch vụ hỗ trợ trong khuôn viên thư viện; - Hệ thống văn bản pháp quy còn chồng chéo và chưa chặt chẽ (Thông tư 67/2006/TT-VHTT ra đời hầu như không có tính kế thừa, bổ sung, phát triển Thông tư số 58/TT-VHTT đã ban hành năm 1994, đó là việc quy định đồng loạt các thư viện cấp tỉnh, thành xếp cùng một hạng II…) - Hệ thống thư viện công lập quận, huyện và cơ sở còn nhiều bất cập và chưa có sức thu hút đông đảo bạn đọc. - Chế độ chính sách chưa thu hút: + Chính sách đầu tư chưa thu hút; + Chính sách quy hoạch đào tạo cán bộ chưa đủ sức thu hút nhân tài, mặc dù thành phố đã có chính sách trợ cấp thường xuyên theo bằng cấp cho viên chức thư viện từ tháng 01 năm 2011( Người có trình độ Tiến sĩ: 2.000.000 đồng/người/tháng, có trình độ Thạc sĩ: 1.500.000 đồng/người/tháng. có trình độ đại học chính quy: 750.000 đồng/người tháng, có trình độ đại học các hệ còn lại: 500.000 đồng/người/ tháng.), nhưng trong hệ thống thư viện công lập trên địa bàn thành phố chưa đào tạo được tiến sĩ ngành thư viện); + Chưa có chế độ phụ cấp đặc thù; + Chế độ phụ cấp độc hại có, nhưng quá thấp ( hệ số 0,1 – 0,2 và 2.000 đến 4.000 đồng/ ngày); + Bảng thang, bậc lương còn quá thấp so với một số ngành khác. + Đầu tư kinh phí hoạt động cho thư viện cấp quận huyện, xã phường còn quá ít, nên chưa bổ sung được nhiều sách hay và còn chậm trong việc ứng dụng các quy trình công nghệ mới. 2. Thực trạng hoạt động của thư viện tư nhân Trong quá trình phát triển, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có một số mô hình thư viện trong các khu dân cư như: Phòng đọc sách xã, phường, Phòng đọc sách của Bưu điện văn hóa xã, Tủ sách pháp luật, Thư viện nông trường, Thư viện trong nhà Chùa, nhà Thờ, Tủ sách của Hội Cựu Chiến binh, Tủ 2 sách của Người cao tuổi, Tủ sách dành cho công nhân tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất…Đã có những địa phương, đơn vị hoạt động rất tốt, có sáng tạo, trách nhiệm và duy trì được hoạt động nhiều năm liền ( Phòng đọc sách Nhà Văn hóa Phường 10 Quận 10; Phòng đọc sách Nhà Văn hóa thể thao Phường Tân Thới Hiệp Quận 12; Xã Phước Lộc Huyện Nhà Bè; Tủ sách Khu phố 4B Phường 11 Quận 5). Hiện nay, do tốc độ phát triển và đô thị hóa nhanh nên quỹ đất tại TP. Hồ Chí Minh rất khan hiếm. Vì thế, thư viện tư nhân hầu như không phát triển. Tính đến nay, chỉ có một vài tủ sách tư nhân ra đời và hoạt động khá hiệu quả như Tủ sách tư nhân của ông Phạm Thế Cường Phường 11, Quận Gò Vấp, Tủ sách gia đình ông Lê Văn Chương ở Khu phố 2, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức. 3. Những bất cập trong chính sách xã hội hóa hoạt động thư viện Xã hội hóa hoạt động thư viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phát triển khá mạnh mẽ, các thư viện lớn tại trung tâm TP khá năng động trong việc tìm kiếm nguồn, các dự án tài trợ, cũng như tích cực vận động các mạnh thường quân, cá nhân hỗ trợ công sức, tiền của cho các hoạt động thư viện trên địa bàn. Bên cạnh đó, lãnh đạo Thành phố cũng rất quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thư viện trong các hoạt động liên kết, phối hợp, nhận tặng, trao đổi tài liệu, trang thiết bị, phương tiện hoạt động, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tổ chức các phong trào, hội thi, sân chơi, phát triển các mô hình, dịch vụ mới, nâng cấp cơ sở vật chất…với các tổ chức, địa phương, đơn vị và cá nhân trong và ngoài nước. Đã mang lại nhiều đóng góp tích cực cả về cơ sở, vật chất và nhiều công sức cho các hoạt động thư viện, nhất là đối với các thư viện công lập tại trung tâm thành phố. Ví dụ: Trong khoảng 10 năm, Thư viện KHTH thành phố đã: + Tiếp nhận từ nguồn tài trợ được 02 xe Thư viện số lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa và phục vụ cho trẻ em khiếm thị; + Xây dựng được 02 studio sản xuất sách nói phục vụ người khiếm thị; + Trang thiết bị Phòng đọc Báo - Tạp chí; + Trang thiết bị Phòng Đọc Thanh Thiếu niên; + Ý tưởng và thiết kế Phòng Đọc Doanh nhân; + Tài trợ các giải thưởng hàng năm cho các Hội thi, sân chơi về hoạt động thư viện: “Nét vẽ xanh; Thi Đố em; Thi Kể chuyện sách hè”…; + Tài trợ các dự án sản xuất sách nói, sách hình minh họa nổi dành cho người khiếm thị; 3 + Tài trợ các dự án nhỏ (gồm máy móc, kinh phí) số hóa tài liệu quý hiếm; + Tình nguyện viên tham gia sản xuất tài liệu cho người khiếm thị ( hàng năm thu hút hơn 60 tình nguyện viên tham gia sản xuất tài liệu… + Và đào tạo hơn 35 cán bộ viên chức tại nước ngoài bằng nguồn tài trợ. Qua quá trình xã hội hóa các hoạt động thư viện trên địa bà TP vẫn còn một số bất cập sau: - Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích nhằm thu hút các nguồn đầu tư lớn cho hoạt động thư viện ( miễn thuế các dịch vụ, thuế đất…); - Các thủ tục xin nhận tặng tài liệu, các dự án nhỏ, các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân người nước ngoài còn quá chậm; - Trình độ năng lực cán bộ viên chức thư viện nhìn chung còn nhiều hạn chế trong việc lập kế hoạch, dự án, tìm nguồn và quản lý kế hoạch, dự án, nên chưa có sức thu hút và tạo niềm tin với các đối tác. 4. Một số kiến nghị: Cần quy định rõ tiêu chuẩn của một thư viện quận như thế nào thì được tách thành thư viện độc lập, trực thuộc UBND quận, có tài khoản, con dấu riêng. Việc phân cấp thư viện theo Thông tư 67 ảnh hưởng lớn đến việc phân bổ kinh phí đầu tư từ ngân sách cho các thư viện. Bởi theo Thông tư này, các thư viện tỉnh, thành phố là thư viện cấp II trực thuộc Sở VH, TT và DL; các thư viện cấp III trực thuộc phòng văn hóa và hưởng ngân sách hoạt động từ phân bổ của cơ quan chủ quản. Đây là một bất cập cần sớm được xóa bỏ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động thư viện phát triển. Cần có các văn bản pháp luật quy định rõ cơ quan nào có trách nhiệm quản lý thư viện tư nhân; phân cấp, phân quyền quản lý và kiểm tra rõ ràng, bởi hiện nay pháp luật quy định việc này rất chung. Ưu tiên đầu tư xây dựng thư viện huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, ưu tiên giải quyết đất xây dựng thư viên, nơi xây dựng trụ sở thư viện phải đảm bảo thuận tiện cho người đọc, đảm bảo cảnh quan, môi trường văn hoá. Miễn, giảm thuế nhập khẩu tài liệu, trang thiết bị chuyên dùng cho thư viện; hỗ trợ kinh phí cho việc khai thác mạng thông tin - thư viện trong nước. Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù trong lĩnh vực thư viện. Cần rà xét lại các văn bản đã 4 ban hành để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Trong đó chú trọng các chính sách cho hoạt động ứng dụng CNTT. Có chính sách phát triển nguồn nhân lực gồm chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cán bộ. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị để hiện đại hóa các thư viện đầu ngành, các thư viện có vị trí đặc biệt quan trọng. 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan