Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế “nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp tại ngân hàng thư...

Tài liệu “nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quang trung”

.PDF
92
134
118

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Hà Nguyễn Thị Thu Hà Sv: Nguyễn Thị Thu Hà i Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i MỤC LỤC .......................................................................................................... ii CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................ v DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ........................................................................................... vii LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG I:LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................... 4 1.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại ................................................................4 1.1. 1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại ..................................................................4 1.1. 2 Chức năng của Ngân hàng Thương mại ...........................................................5 1.1. 3 Các hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại ...........................................6 1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại .......................................................................................................................7 1.2.1 Khái niệm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ...........................................7 1.2.2 Đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ...........................................7 1.2.3. Phân loại cho vay của Ngân hàng thương mại ..................................................9 1.2.4. Vai trò của cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp .......................................11 1.3 Chất lượng cho vay vốn ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại .....................................................................................................................13 1.3.1 Khái niệm về chất lượng cho vay vốn ngắn hạn đối với doanh nghiệp ...........13 1.3.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay vốn ngắn hạn ..................................13 1.3.3 Sự cần thiết của nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Thương mại ...............................................................................................................17 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay vốn ngắn hạn của doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại ............................................................................20 TÓM TẮT CHƯƠNG I ..................................................................................... 24 Sv: Nguyễn Thị Thu Hà ii Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY VỐN NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG ......... 25 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quang Trung ............................................................................................25 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quang Trung ......................................................25 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quang Trung ...................................................................................26 2.1.3.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban .........................................................28 2.1.4.Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh thời gian qua ...............30 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại BIDV Chi nhánh Quang Trung...................................................................................................42 2.3 Đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung ................................................50 2.3.1 Phân tích chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp theo các tiêu chí . ..........................................................................................................................50 2.3.2. Những kết quả đạt được ..................................................................................58 2.3.3 Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................................59 TÓM TẮT CHƯƠNG II .................................................................................... 63 CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH QUANG TRUNG . ..........................................................................................................................64 3.1 Định hướng hoạt động cho vay ngắn hạn và nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quang Trung đến năm 2020 ......................................................................................64 3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ..................................................64 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp .....65 3.1.3 Định hướng nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp .....66 Sv: Nguyễn Thị Thu Hà iii Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính 3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại BIDV Chi nhánh Quang Trung .............................................................................................................67 3.2.1 Tạo nguồn vốn ổn định .....................................................................................67 3.2.2 Đa dạng hóa phương thức cho vay ngắn hạn ...................................................68 3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay ..........................................................70 3.2.4 Thực hiện đúng quy trình cho vay. ...................................................................71 3.2.5. Thực hiện bảo đảm tiền vay ..................................................................... 72 3.2.6. Xác định mô hình quản trị rủi ro cho vay hợp lý ........................................ 73 3.2.7 Tăng cường công tác quản lý tín dụng .............................................................74 3.2.8 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, tăng cường công tác kiểm soát nội bộ .77 3.3 Một số kiến nghị ...............................................................................................78 3.3.1 Với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ............78 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước ..........................................................................79 3.3.3 Đối với Nhà nước .............................................................................................80 TÓM TẮT CHƯƠNG III ................................................................................... 81 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 81 Sv: Nguyễn Thị Thu Hà iv Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước BIDV Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam TMCP Thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng Sv: Nguyễn Thị Thu Hà v Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV chi nhánh Quang Trung giai đoạn 2012-2015..................................................................................................................31 Bảng 2.2 Cơ cấu huy động vốn của BIDV Chi nhánh Quang Trung giai đoạn 20122015 ..........................................................................................................................33 Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay tại BIDV Chi nhánh Quang Trung giai đoạn 2012-2015..................................................................................................................35 Bảng 2.4 Tình hình kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh giai đoạn 2012-2015 ...............37 Bảng 2.5: Thu dịch vụ bảo lãnh thông thường và đối ứng, kinh doanh thẻ, tài trợ thương mại của chi nhánh giai đoạn 2012-2015 .......................................................40 Bảng 2.6 Lợi nhuận của Chi nhánh giai đoạn 2012-2015.........................................41 Bảng 2.7: Doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp tại BIDV Chi nhánh Quang Trung giai đoạn 2012-2015 ...............................................44 Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của BIDV Chi nhánh Quang Trung giai đoạn 2012-2015 ................................................................46 Bảng 2.9: Tình hình cho vay ngắn hạn đối với từng loại hình doanh nghiệp của chi nhánh giai đoạn 2012-2015 .......................................................................................48 Bảng 2.10: Tình hình cho vay ngắn hạn giai đoạn 2012-2015 của Chi nhánh .........51 Bảng 2.11 : Vòng quay vốn ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Chi nhánhgiai đoạn 2012-2015..................................................................................................................53 Bảng 2.12: Nợ xấu ngắn hạn đối với doanh nghiệp giai đoạn 2012-2015................54 Bảng 2.13: Mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp giai đoạn 2012-2015 .........................................................................................................56 Bảng 2.14: Tỷ lệ thu nhập từ cho vay ngắn hạn đối với DN so với Tổng thu nhập giai đoạn 2012-2015 ..................................................................................................57 Sv: Nguyễn Thị Thu Hà vi Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại BIDV Chi nhánh Quang Trung giai đoạn 2012-2015..................................................................................................................31 Biểu đồ 2.2 Tình hình cho vay khách hàng của Chi nhánh Quang Trung giai đoạn 2012-2015..................................................................................................................35 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh Quang Trung theo kỳ hạn nợ giai đoạn 2012-2015..................................................................................................................36 Biểu đồ 2.4Thu dịch vụ ròng từ thanh toán giai đoạn 2012-2015 ............................38 Biểu đồ 2.5 Tình hình lợi nhuận của BIDV Chi nhánh Quang Trung giai đoạn 20122015 ..........................................................................................................................42 Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh ..............................................52 Sv: Nguyễn Thị Thu Hà vii Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài luận văn Trong những năm qua, Việt Nam đang nỗ lực đổi mới để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành ngân hàng cũng có những chuyển biến tích cực để khẳng định sự lớn mạnh của mình trong mọi phương diện hoạt động, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2014 có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 100 chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng nước ngoài. Trong 39 Ngân hàng Thương mại của Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV là một trong những ngân hàng luôn nằm trong top đầu các ngân hàng thương mại cổ phần. Trải qua 58 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển đã xây dựng hình ảnh một ngân hàng hiện đại, uy tín và chỗ đứng vững chắc của mình với hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước. Mặt khác, Việt Nam vừa ký thành công hiệp định TPP vào tháng 10/2015, một hiệp định có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nhận thức rõ những cơ hội dành cho các doanh nghiệp trong nước, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV cũng đang đổi mới mình thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay đối các doanh nghiệp. Trong đó hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp luôn là một sản phẩm chiến lược của BIDV Chi nhánh Quang Trung trong những năm gần đây. Theo đó, cơ cấu dư nợ tín dụng trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn so với tín dụng ngắn hạn. Trong giai đoạn 2012-2015, doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp của BIDV Chi nhánh Sv: Nguyễn Thị Thu Hà 1 Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Quang Trung đều tăng trong khoảng 10%-20%, tỷ lệ nợ xấu luôn trong ngưỡng an toàn. Song cơ sở vật chất lẫn nhân lực trong ngành ngân hàng luôn phát triển nhanh chóng. Chính vì thế việc nâng cao chất lượng cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nói riêng luôn được chú trọng. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại BIDV Chi nhánh Quang, em đã được tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu về môi trường thực tế, dựa trên các số liệu được cung cấp, em đã chọn đề tài Chuyên đề tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quang Trung” 2. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 nội dung chính sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Ngân hàng thương mại và chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của các NHTM trong nền kinh tế thị trường. - Phân tích và đánh giá về thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Quang Trung. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại BIDV chi nhánh Quang Trung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại. Sv: Nguyễn Thị Thu Hà 2 Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính - Phạm vi nghiên cứu: +Không gian: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Quang Trung.  Thời gian: Số liệu và tình hình thực trạng từ 2012 – 2015, đề xuất định hướng và giải pháp cho giai đoạn 2016-2020  Trong bài khóa luận này, em nghiên cứu chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp trên quan điểm của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng các biện pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê-nin - Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tình huống, trong trường hợp này là phân tích trường hợp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung. - Ngoài ra, bài khóa luận cũng sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, tổng hợp, thu thập phân tích dữ liệu, so sánh,… đề đưa ra các kết luận cho nghiên cứu của mình. 5. Kết cấu của bài luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài luận văn gồm 3 chương như sau: Chương I: Lý thuyết chung về chất lượng cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Chương II: Thực trạng chất lượng cho vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp tại BIDV Chi nhánh Quang Trung Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay vốn lưu động đối với các Doanh nghiệp tại BIDV Chi nhánh Quang Trung Sv: Nguyễn Thị Thu Hà 3 Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính CHƯƠNG I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại 1.1. 1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về Ngân hang Thương mại -Ở Mỹ, Ngân hàng Thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính -Đạo luật Ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. - Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011) ghi: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện được tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này”. “ Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, Cấp tín dụng, Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.” - Theo giáo trình Quản trị Ngân Hàng Thương Mại I do PGS.TS Đinh Xuân Hạng và TS Nghiêm Văn Bảy đồng chủ biên: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng trong nền kinh tế quốc dân”. Sv: Nguyễn Thị Thu Hà 4 Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính 1.1. 2 Chức năng của Ngân hàng Thương mại Một là chức năng trung gian tín dụng. Làm trung gian tín dụng trong nền kinh tế, NHTM thực hiện các nghiệp vụ: huy động các khoản tiền nhàn rỗi của các chủ thể kinh tế trong xã hội, từ các nguồn vốn đã huy động được để cho vay đối với các chủ thể kinh tế thiếu vốn, có nhu cầu bổ sung vốn. Như vậy hoạt động của NHTM chính là “đi vay để cho vay”, là cầu nối giữa người có vốn dư thừa và người có nhu cầu về vốn. Những hoạt động trên mang tính chất kinh doanh, bởi vì khi cho vay NHTM đặt ra mức lãi suất cao hơn mức lãi suất huy động vốn. Chênh lệch giữa hai mức lãi suất là để bù đắp chi phí cho hoạt động tín dụng và phần lợi nhuận của ngân hàng. Chức năng này có nghĩa rất quan trọng với cả người gửi tiền (nhận khoản tiền lãi cho phần vốn nhàn rỗi của mình), người đi vay (đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dung mà không phải tốn kém nhiều chi phí và thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung cấp vốn), bản thân ngân hàng (thu được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay) và cả nền kinh tế (góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều hòa lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền, kiềm chế lạm phát). Do đố, chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của Ngân hàng Thương mại. Hai là chức năng trung gian thanh toán. Ngân hàng Thương mại làm trung gian thanh toán trên cở sở những hoạt động đo vay để cho vay. Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản chi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng là tiền đề để khách hàng thực hiện chức năng này. Khi làm trung gian thanh toán, Ngân hàng tiến hành thực hiện các nghiệp vụ: Mở tài khoản tiền gửi, nhận vốn tiền gửi vào tài khoản và thanh toán theo yêu cầu của khách hàng.Chức năng trung gian thanh toán giúp tập trung việc thanh toán của xã hội vào ngân hàng, góp phần tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội, giúp ngân hàng Sv: Nguyễn Thị Thu Hà 5 Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính huy động tiền gửi của khách hàng tới mức tối ưu, góp phần giám sát kỷ luật hợp đồng kinh tế, tài chính và thanh toán theo đúng quy định của Nhà nước. Ba là chức năng tạo tiền. Chức năng này được hoạt động trên cơ sở: từ một khoản tiền ban đầu, thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong hệ thống Ngân hàng thương mại, số tiền gửi đã tăng lên gấp bội so với số tiền gửi ban đầu. Khả năng tạo tiền của NHTM phụ thuộc vào các yếu tố sau: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa và tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi thanh toán… Như vậy, chức năng tạo tiền của ngân hàng được phát sinh dựa trên chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán. Khi thực hiện chức năng này, hệ thống ngân hàng đã tham gia vào hoạt động làm tăng hoặc giảm cung tiền trong nền kinh tế, qua đó tác động đến lạm phát và tăng trưởng của một quốc gia. 1.1. 3 Các hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại Theo quan điểm hiện đại là ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng trong nền kinh tế quốc dân. Các hoạt động dịch vụ chính phải kể đến như: 1.1.3.1 Nhận tiền gửi Nhận tiền gửi là hành động nhận tiền của tổ chức, cá nhaan dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. 1.1.3.2 Cấp tín dụng Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Sv: Nguyễn Thị Thu Hà 6 Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp 1.1.3.3 Học viện Tài chính Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. Ngoài ra, NHTM còn thực hiện các hoạt động kinh doanh khác như: vay vốn của Ngân hàng trung ương, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; kinh doanh cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh; kinh doanh trái phiếu; góp vốn, mua cổ phần… 1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại 1.2.1 Khái niệm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng với mục đích để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp. 1.2.2 Đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp - Do nguồn vốn tín dụng ngắn hạn dùng để cung cấp vốn cho chi tiêu, mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ sung vốn lưu động nên số vốn vay thường nhỏ, nguồn vốn được quay vòng nhiều. Trong khi đó đối tượng sử dụng vốn từ nguồn trung và dài hạn thường là những tài sản cố định có thời gian sử dung lâu dài vì vậy thời gian sử dụng vốn lâu, nguồn vốn không được quay vòng nhiều. - Thời hạn thu hồi vốn nhanh: do vốn tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn, để đảm bảo cân bằng ngân quỹ, giúp doanh nghiệp đối phó với những chênh lệch thu chi trong ngắn hạn... Thông thường những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời hay mang tính mùa vụ, sau đó khoản thiếu hụt này sẽ được bù đắp hoặc sẽ sớm thu lại dưới hình thái tiền tệ vì vậy thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh. Sv: Nguyễn Thị Thu Hà 7 Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính - Rủi ro do tín dụng ngắn hạn mang lại thông thường không cao. Do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của sự biến động không thể lường trước của nền kinh tế như các khoản tín dụng trung và dài hạn. Ngoài ra, các khoản vay được cung cấp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh theo hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá, dựa trên tài sản bảo đảm, bảo lãnh... đồng thời khoản vay thường đựơc tiến hành khi có nhu cầu cấp thiết về vốn ngắn hạn và chắc chắn sẽ có khoản thu bù đắp trong tương lai vì vậy rủi ro mang đến thường thấp. - Lãi suất thấp: lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi vay trả cho nhu cầu sử dụng tiền tạm thời của ngươì khác. Chính vì rủi ro mang lại của Tín dụng ngắn hạn 1/8 khoản vay thường không cao do đó lãi suất người đi vay phải trả thông thường nhỏ hơn lãi suất khoản vay tín dụng trung và dài hạn tương ứng. - Hình thức tín dụng phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách hàng, để góp phần phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường tín dụng, các ngân hàng thương mại không ngừng phát triển các hình thức cho vay trong nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của mình. Điều đó đã làm cho các hình thức tín dụng ngắn hạn rất phong phú như: nghiệp vụ ứng trước, nghiệp vụ thấu chi, nghiệp vụ chiết khấu... - Là loại hình kinh doanh chủ yếu tại các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ đặc trưng của ngân hàng thương mại: là ngân hàng kinh doanh tiền gửi, mà trong đó chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, nên để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình, các ngân hàng thương mại đã cho vay chủ yếu là ngắn hạn. Sv: Nguyễn Thị Thu Hà 8 Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính 1.2.3. Phân loại cho vay của Ngân hàng thương mại 1.2.3.1. Phân loại cho vay của Ngân hàng thương mại -Phân loại theo thời hạn cho vay, cho vay được chia làm 3 loại • Cho vay ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng với mục đích để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của bản thân. • Cho vay trung hạn: theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay trung hạn được sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ… • Cho vay dài hạn: là các khoản cho vay có thời hạn trên 60 tháng -Phân loại theo mục đích sử dụng vốn, cho vay được chia thành • Cho vay kinh doanh: đây là loại cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân. Với loại cho vay này điều kiện quan trọng nhất mà ngân hàng sẽ quan tâm kaf tính hiệu quả của phương án kinh doanh vì đây chính là yếu tố tạo nguồn thu để trả nợ ngân hàng • Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, nguồn thu nợ với các khoản cho vay tiêu dùng là thu nhập của người vay vì vậy khi cho vay ngân hàng phải xác minh được mức thu nhập của người vay. -Phân loại theo xuất xứ tín dụng • Cho vay trực tiếp: đây là hình thức cho vay mà ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Sv: Nguyễn Thị Thu Hà 9 Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính • Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. 1.2.3.2. Phân loại cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại -Phân loại theo thời hạn cho vay • Cho vay không kỳ hạn: Là hình thức cho vay mà việc vay và hoàn trả của khách hàng theo kế hoạch luân chuyển hàng hóa và kế hoạch doanh thu của khách hàng, không xác định cụ thể thời điểm trả nợ trên hợp đồng tín dụng. • Cho vay có thời hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn thu hồi nợ được xác định cụ thể trong hợp đồng tín dụng -Phân loại theo loại hình doanh nghiêp • Cho vay doanh nghiệp lớn: Là hình thức cho vay đối với doanh nghiệp có số vốn trên 100 tỷ đồng và trên 300 lao động • Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: là hình thức cho vay đối với doanh nghiệp có số vốn dưới 100 tỷ đồng và số lao động từ 10-300 người -Phân loại theo phương thức cho vay • Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, chỉ xuất hiện vào thời vụ kinh doanh hay mở rộng sản xuất mới xin vay. • Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một hạn mức về số dư trong suốt kỳ hoặc số dư cuối kỳ. Hình thức vay này áp dụng chủ yếu cho khách hàng có nhu cầu vay thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh. • Cho vay luân chuyển: Là phương thức cho vay mà ngân hàng thỏa thuận tài trợ dựa trên kế hoạch lưu chuyển hàng hóa và ngân quỹ của khách hàng. Hình thức cho vay này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp Sv: Nguyễn Thị Thu Hà 10 Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính thương mại, hoặc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có chu kỳ tiêu thụ sản phẩm ngắn. • Cho vay trả góp: Là phương thức cho vay trong đó ngân hàng trả gốc thành nhiều lần trong một thời han đã thỏa thuận. Phương thức này thường áp dụng với cho vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định. • Cho vay thấu chi: Là phương thức cho vay mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản gửi thanh toán của mình trong một thời hạn nhất định. -Phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay • Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là loại cho vay mà ngân hàng cung ứng với điều kiện khách hàng vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. • Cho vay có bảo đảm không phải bằng tài sản: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, việc cho vay chỉ dựa trên uy tín của bản thân khách hàng, cho vay theo chỉ định của Chính phủ. -Phân loại vào loại tiền cho vay • Cho vay nội tệ: là hình thức cấp tín dụng bằng nội tệ (vnd) • Cho vay ngoại tệ: là hình thức cấp tín dụng bằng ngoại tệ 1.2.4. Vai trò của cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp Quá trình phát triển của nền kinh tế đòi hỏi mối quan hệ cho vay trở nên phổ biến hơn hết. Hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế đã góp phần nhiều vào sự phát triển chung của một quốc gia. Với một nước đang phát triển như Việt Nam thì vay ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn lớn nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất. Nguồn vốn vay ngắn hạn này đã góp phần ổn định, duy trì và mở rộng sản xuất đối với doanh nghiệp, nâng cao đời sống của các cá nhân, góp phần Sv: Nguyễn Thị Thu Hà 11 Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính cải thiện nền kinh tế của đất nước. Chất lượng của khoản vay phản ánh chất lượng hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thể hiện tính ổn định, khả năng sinh lợi của NHTM. 1.2.4.1 Đối với nền kinh tế Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với nền kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó gia tăng nhu cầu vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Như vậy, nâng cao chất lượng nhằm mục đích: - Đáp ứng nhu cầu vốn gia tăng không ngừng của nền kinh tế, giúp chủ thể đi vay thích nghi được với điều kiện của nền kinh tế thị trường. - Đảm bảo chất lượng cho vay ngắn hạn giúp NHTM hạn chế được rủi ro, tăng khả năng cho vay của ngân hàng với nền kinh tế. Nâng cao chất lượng cho vay, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu vay vốn. Từ đó, thúc đẩy hoạt động đầu tư, tích cực chuyển tiết kiệm thành đầu tư, huy động tối đa nguồn vốn dư thừa trong dân cư cho đầu tư phát triển. Giúp giảm lượng tiền dư thừa trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ. Nâng cao chất lượng cho vay vốn ngắn hạn cũng tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng. Giúp các NHTM không ngừng đổi mới và hoàn thiện mình trong các giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế. 1.2.4.2 Đối với doanh nghiệp Cho vay ngắn hạn được coi là yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các ràng buộc trong cho vay ngắn hạn tạo áo lực buộc doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Khi thực hiện vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp chịu áp lực về thời hạn hoàn trả tiền gốc và lãi vay. Điều này buộc các doanh nghiệp cố gắng thực hiện quay vòng vốn nhanh với mức độ hiệu quả tối ưu nhất. Sv: Nguyễn Thị Thu Hà 12 Lớp:CQ50/15.04 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Cho vay ngắn hạn là nguồn bổ sung kịp thời cho các nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Nguồn vốn này giúp các doanh nghiệp tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tháo gỡ khó khăn tạm thời về tài chính. Mặt khác, vốn vay được coi là giải pháp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bắt kịp những cơ hội kinh doanh tốt. 1.2.4.3 Đối với Ngân hàng Thương mại Cho vay ngắn hạn làm tăng hiệu quả hoạt động của NHTM do tạo ra vòng quay vốn lớn, đảm bảo được nguồn vốn ổn định và luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi cần. Cho vay ngắn hạn tác động đến nguồn huy động vốn của ngân hàng. Khi chất lượng cho vay tốt, vốn của khách hàng được sử dụng có hiệu quả tạo hình ảnh tốt làm tăng uy tín cho ngân hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Cho vay ngắn hạn làm tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, giảm được sự chậm chễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn. Từ đó, tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng, cải thiện tình hình tài chính. 1.3 Chất lượng cho vay vốn ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 1.3.1 Khái niệm về chất lượng cho vay vốn ngắn hạn đối với doanh nghiệp Theo quan điểm cá nhân, em hiểu chất lượng cho vay vốn ngắn hạn là hoạt động mà NHTM thực hiện cho khách hàng vay đảm bảo được các yếu tố như: an toàn, khả thi và sinh lợi. 1.3.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay vốn ngắn hạn Để đánh giá chất lượng cho vay vốn ngắn hạn, có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau như: chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Sv: Nguyễn Thị Thu Hà 13 Lớp:CQ50/15.04
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan