Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến gỗ phương ...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến gỗ phương trung

.PDF
87
318
133

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ LỆ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHẾ BIẾN GỖ PHƯƠNG TRUNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ LỆ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHẾ BIẾN GỖ PHƯƠNG TRUNG Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ANH TÀI Hà Nội, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài Luận văn này là công trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện, hoàn toàn chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện hay công trình nghiên cứu nào khác. Nội dung trong luận văn này là hợp lệ và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về công trình nghiên cứu này. Tác giả Lê Thị Lệ MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .................................................................................... 10 1.1. Khái quát về năng lực cạnh tranh ...................................................... 10 1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............. 15 1.3. Các công cụ cạnh tranh...................................................................... 18 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..... 21 Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY Trách nhiệm hữu hạn CHẾ BIẾN GỖ PHƯƠNG TRUNG .................. 28 2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH chế biến gỗ Phương Trung ......... 28 2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH chế biến gỗ Phương Trung ............................................... 31 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH chế biến gỗ Phương Trung ....................................................................................................... 48 Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ PHƯƠNG TRUNG ................................................................................... 67 3.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh chế biến gỗ Phương Trung .......................................................................................... 67 3.2. Kiến nghị ........................................................................................... 75 KẾT LUẬN ............................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 79 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Xếp hạng môi trường cạnh tranh của Việt Nam ........................ 34 Bảng 2.2 : Báo cáo tóm tắt Tài chính của công ty TNHH chế biến gỗ Phương Trung .......................................................................................... 47 Bảng 2.3: Bảng tổng sắp thương hiệu sàn gỗ công nghiệp tốt nhất trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2011-2018 ..................................................... 48 Bảng 2.4 : Doanh thu của công ty TNHH chế biến gỗ Phương Trung giai đoạn 2015-2018 ........................................................................................ 50 Bảng 2.5 : Chi tiết Doanh thu của công ty TNHH chế biến gỗ Phương Trung giai đoạn 2015-2018 ...................................................................... 51 Bảng 2.6 : Báo giá sản phẩm sàn gỗ công nghiệp Newsky ..................... 52 Bảng 2.7: Bảng so sánh giá sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu và thương hiệu Newsky .................................................................................................... 53 Bảng 2.8 : Giá sàn gỗ công nghiệp sản xuất trong nước .......................... 56 Bảng 2.9 : So sánh sàn gỗ công nghiệp Newsky với gạch men .............. 58 Bảng 2.10 :So sánh sàn gỗ công nghiệp Newsky với sàn gỗ tự nhiên ....... 59 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến gỗ Phương Trung .......................................................................................... 30 Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2018 ...... 32 Hình 2.3: Tăng trưởng GDP và Lạm phát giai đoạn 2011-2018 ............... 33 Hình 2.4: Thị phần nhập khẩu gỗ của Việt Nam năm 2015 ...................... 37 Hình 2.5: Thị phần nhập khẩu gỗ của Việt Nam năm 2017 ...................... 37 Hình 2.6: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thời gian qua ................................................................................................... 38 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CPTPP FTA IMD NFSC NSNN TNHH WB WEF Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương hiệp định thương mại tự do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Ngân sách nhà nước Trách nhiệm hữu hạn Ngân hàng thế giới Diễn đàn kinh tế thế giới MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đang phục hồi trở lại, không chỉ những công trình cao cấp mà cả những khu chung cư dành cho người lao động có thu nhập trung bình cũng tăng nhanh do đó thị trường vật liệu xây dựng cũng trở nên sôi động hơn. Sôi động nhất phải kể đến các sản phẩm ván lát sàn, từ các loại sàn gỗ tự nhiên đến hàng trăm loại sàn gỗ công nghiệp nội, ngoại nhập. Năm 2017 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của những thương hiệu sàn gỗ công nghiệp cao cấp, có sự gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng sản phẩm, xuất hiện thêm nhiều thương hiệu mới. Sàn gỗ công nghiệp hiện nay là loại vật liệu lót sàn phổ biến, trên thị trường hiện nay có khoảng hơn 100 nhãn hiệu, trong đó đa phần là các loại sàn gỗ nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau và các thương hiệu Việt chiếm rất ít. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thị trường gỗ ván sàn công nghiệp những năm gần đây trở nên bão hòa, mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập ngoại do hội nhập ngày càng sâu rộng. Ngoài ra, thị trường đang dần dần đẩy lùi những loại sàn gỗ Trung Quốc, thay thế vào đó là sự phát triển của những thương hiệu Việt có chất lượng tốt hơn. Các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp sản phẩm sàn gỗ trong nước cần lựa chọn cho mình những hướng kinh doanh đúng đắn, phát triển theo hướng sản phẩm ổn định và tạo dựng thương hiệu, không nên chạy theo những mặt hàng mang tính chất ngắn hạn và thời vụ theo lối kinh doanh cũ và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm cho mình năng lực cốt lõi, phát huy các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để đủ khả năng chiếm lĩnh thị trường sàn gỗ trong nước, cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài và có thể vươn xa ra các thị trường lân cận trên thế giới trong thời kì hội nhập sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Thương hiệu ván sàn cao cấp NewSky của Công ty TNHH Chế biến gỗ Phương Trung là một ví dụ điển hình trong lĩnh vực sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp. Công ty TNHH Chế biến gỗ Phương Trung trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, thương hiệu NewSky đã chiếm được cảm tình và sự chú ý đặc biệt 1 của người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam hiện nay và một số thị trường quốc tế khó tính khác. Tuy nhiên, đối diện với những khó khăn, thách thức chung của thị trường ván sàn gỗ công nghiệp cả nước, công ty TNHH Chế biến gỗ Phương Trung cũng cần nỗ lực không ngừng để nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm cho mình chỗ đứng vững chắc trong thị trường sàn gỗ công nghiệp Việt Nam trước khi đặt chân ra thị trường thế giới. Với tầm quan trọng của việc đánh giá thực trạng cũng như mong muốn đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Chế biến gỗ Phương Trung, chủ đề nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Chế biến gỗ Phương Trung” được xem là chủ đề có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và cả về mặt thực tiễn đối với công ty TNHH Chế biến gỗ Phương Trung. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ở nước ngoài tập trung chủ yếu vào năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh của quốc gia. Đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có một số nghiên cứu tiêu biểu như:  Michael E. Porter's Competitive Strategy (2009), Competitive strategy - Chiến lược cạnh tranh, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, NXB DT Book và NXB Trẻ, TP.HCM.[20] Tác phẩm tiên phong Chiến lược cạnh tranh của Michael E. Porter đã thay đổi cả lý thuyết, thực hành và việc giảng dạy chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới. Hấp dẫn trong sự đơn giản, phân tích của Porter về các ngành công nghiệp đã thâu tóm toàn bộ sự phức tạp của cạnh tranh ngành vào năm yếu tố nền tảng. Ông giới thiệu một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất: ba chiến lược cạnh tranh phổ quát - chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm, những chiến lược đã biến định vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc. Ông chỉ ra phương pháp định 2 nghĩa lời thề cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo và phân chia lợi nhuận. Hơn một triệu nhà quản lý ở các tập đoàn lớn và các công ty nhỏ, các nhà phân tích đầu tư, nhà tư vấn, sinh viên và các học giả khắp nơi trên thế giới đã cụ thể hóa những ý tưởng của Porter và áp dung chúng vào đánh giá các ngành, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh và lựa chọn những vị trí cạnh tranh. Những ý tưởng trong cuốn sách giải quyết nhưng vấn đề cơ bản của cạnh tranh theo cách thức độc lập với những phương pháp cạnh tranh cụ thể mà các doanh nghiệp đang sử dụng.  Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance Michael E. Porter Simon and Schuster, 2008 - 592 pages [19] “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” của Michael Porter đã thay đổi hoàn toàn quan niệm về sự thịnh vượng được tạo ra và bền vững trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Nghiên cứu đột phá về khả năng cạnh tranh quốc tế của Porter đã định hình chính sách quốc gia ở các nước trên thế giới. Nó cũng đã chuyển đổi tư duy và hành động ở các bang, thành phố, công ty, và thậm chí toàn bộ khu vực như Trung Mỹ. Dựa trên nghiên cứu trong mười quốc gia kinh doanh hàng đầu, “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” đưa ra lý thuyết cạnh tranh đầu tiên dựa trên nguyên nhân của năng suất mà các công ty cạnh tranh. Porter cho thấy các lợi thế so sánh truyền thống như tài nguyên thiên nhiên và các nhóm lao động đã được thay thế như các nguồn của sự thịnh vượng như thế nào và các tài khoản kinh tế vĩ mô rộng lớn về khả năng cạnh tranh là không đủ. Cuốn sách giới thiệu "kim cương" của Porter, một cách hoàn toàn mới để hiểu vị trí cạnh tranh của một quốc gia (hoặc các địa điểm khác) trong cạnh tranh toàn cầu, hiện nay là một phần không thể thiếu trong tư duy kinh doanh quốc tế. Khái niệm “cụm,” hoặc các nhóm liên kết, nhà cung cấp, các ngành liên quan và các tổ chức liên quan đến nhau, đã trở thành một cách mới để các công ty và chính phủ suy nghĩ về nền kinh tế, đánh giá lợi thế cạnh tranh của các địa điểm và xây dựng chính sách công. Ngay cả trước khi xuất bản cuốn sách, lý thuyết của Porter đã hướng dẫn việc đánh giá lại quốc gia ở New Zealand và các nơi khác. Ý tưởng của ông và sự tham 3 gia cá nhân đã định hình chiến lược ở các nước đa dạng như Hà Lan, Bồ Đào Nha, Đài Loan, Costa Rica và Ấn Độ, và các vùng như Massachusetts, California và xứ Basque. Hàng trăm sáng kiến cụm đã phát triển trên khắp thế giới. Trong một thời đại tăng cường cạnh tranh toàn cầu, cuốn sách đột phá này về sự giàu có mới của các quốc gia đã trở thành tiêu chuẩn đo lường cho tất cả các công việc trong tương lai.  From Adam.Smith to Michael E. Porter: Evolution of competitiveness theory, Cho D.S. and Moon C.H (2000), World Scientific Publishing Companay Ltd., Singapore.[21] Sau sự thành công của ấn bản đầu tiên được xuất bản năm 2000, ấn bản mở rộng của “From Adam.Smith to Michael E. Porter: Evolution of competitiveness theory” (Từ Adam Smith cho Michael Porter: Sự tiến hóa của Lý thuyết cạnh tranh) cung cấp một giải thích thấu đáo về sự tiến hóa của các lý thuyết cạnh tranh quốc tế và ý nghĩa kinh tế và chiến lược của chúng. Các lý thuyết bao gồm các lý thuyết cổ điển như lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, với các lý thuyết mới như mô hình kim cương của Michael Porter. Giáo sư Cho và Giáo sư Moon đã cập nhật nghiên cứu của họ với những tiến bộ lý thuyết mới nhất của họ, chẳng hạn như mô hình kim cương đôi chín nhân tố, và mô hình MASI (Đo lường, Phân tích, Kích thích và Thực hiện). Khối lượng kiến thức mới được sửa đổi này phù hợp cho các khóa học Kinh tế Quốc tế, Chiến lược kinh doanh và Kinh doanh Quốc tế ở cả cấp đại học và cao đẳng. Các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý doanh nghiệp cũng sẽ tìm thấy những tác động hữu ích từ việc tích hợp hệ thống của cuốn sách này và áp dụng các mô hình cạnh tranh quan trọng.  Competing for the future: Gary Hamel và C.K Prahald.[18] Ý tưởng chính của cuốn sách nói về khả năng tạo dựng tương lai của doanh nghiệp. Thay vì tư duy về tương lai theo cách truyền thống và phản ứng, doanh nghiệp cần sự khác lạ và dự báo trước. Thay vì tập trung vào tái lập quy trình lõi, doanh nghiệp cần tái tạo chiến lược lõi. Thay vì chủ yếu là kẻ chơi theo luật định, doanh nghiệp cần là kẻ tạo dựng luật chơi mới. Thay vì tập trung vào hiệu quả hoạt 4 động, doanh nghiệp cần tập trung vào đổi mới và tăng trưởng. Thay vì cố gắng xây dựng lợi thế để đuổi kịp, doanh nghiệp cần đi tiên phong. Tất cả những lời khuyên này đều có ích, vì đối phó với sự bất định càng lớn thì khả năng cạnh tranh sẽ là nền tảng. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường và đặc biệt là từ khi mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đến nay, vấn đề cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trở thành yêu cầu ngày càng cấp thiết. Hiện đã có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài này, dưới đây là một số công trình tiêu biểu:  Sách tham khảo: “Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp” TS. Bùi Thị Thanh – TS. Nguyễn Xuân Hiệp, NXB Lao động, 2012.[2] “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Vũ Trọng Lâm, NXB Chính trị quốc gia (2012).[17] “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” của tác giả Trần Sửu, NXB Lao động (2011). [16] Những cuốn sách trên đã làm rõ một số lý luận về sức cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường, trình bày kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam.  Đề tài khoa học cấp nhà nước Đề tài KHCN cấp Nhà nước VIE/02/009: “Năng lực cạnh tranh và tác động của tự do hoá thương mại ở Việt Nam: Ngành Viễn thông” chủ nhiệm là TS. Đinh Văn Ân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã thể hiện được tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam, khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá thương mại trong lĩnh vực viễn thông, từ đó có những kiến nghị phân tích về những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ Viễn thông Việt Nam.[3] 5 Đây là công trình khoa học cấp nhà nước đã làm rõ một số lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường, trình bày kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong thời gian qua trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.  Các luận án tiến sĩ kinh tế “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam” của TS. Trần Ngọc Hưng năm 2013 [15]; “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Hoàng Thị Hoan năm 2014 [4]. Kết quả nghiên cứu của các luận án nêu trên đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngành, một lĩnh vực hoặc một số dịch vụ cơ bản như công nghiệp điện tử, cà phê, giấy, xăng dầu và ngân hàng thương mại và một số luận án tập trung đề xuất năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Tuy rằng đã có khá nhiều nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trên các phương diện và nội dung khác nhưng đến thời điểm hiện nay chưa có nghiên cứu nào về năng lực cạnh tranh sản phẩm sàn gỗ công nghiệp nói chung và cụ thể là nghiên cứu tại Công ty TNHH Chế biến gỗ Phương Trung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Đưa ra những giải pháp khả quan nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sàn gỗ công nghiệp tại Công ty TNHH Chế biến gỗ Phương Trung trong bối cảnh thị trường ván sàn gỗ công nghiệp những năm gần đây trở nên bão hòa, mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập ngoại do hội nhập ngày càng sâu rộng. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan lý thuyết và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 6 - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Chế biến gỗ Phương Trung sản xuất tại thị trường Việt Nam qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm và cũng như các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm sàn gỗ Phương Trung trên thị trường toàn quốc. - Xác định điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của những điểm yếu và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TNHH Chế biến gỗ Phương Trung trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh phù hợp với doanh nghiệp + Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu tại Công ty TNHH Chế biến gỗ Phương Trung. + Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Chế biến gỗ Phương Trung và các nội dung liên quan trong giai đoạn 2015 đến năm 2018 và định hướng đến năm 2025. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin; Sử dụng các nghiên cứu, các học thuyết về kinh tế, về cạnh tranh của các tác giả lớn trong và ngoài nước làm cơ sở lý luận chính. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu: Tổng hợp số liệu của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế quốc dân; các số liệu của ngành chế biến gỗ Việt Nam; báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. - Phương pháp phân tích: Phân tích nguồn tài liệu: các báo cáo tài chính và số liệu của công ty; kết quả thu thập được từ các cuộc khảo sát, bảng hỏi; các báo cáo về ngành chế biến gỗ Việt Nam của Hiệp hội chế biến gỗ và Lâm sản Việt Nam. 7 Phân tích nội dung: Áp dụng đối với phân tích cơ sở lý luận để tìm ra những nội dung, tiêu chí cụ thể áp dụng cho thực trạng của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn – trả lời: Phương pháp phỏng vấn cá nhân: Phỏng vấn các nhân viên phụ trách nhân sự, một số nhân viên phòng ban khác trong công ty để phân tích, đánh giá về những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty như chất lượng nhân lực của công ty, cách tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty… Phương pháp phỏng vấn nhóm: Phỏng vấn các tổ đội thi công, các nhóm công nhân sản xuất để đánh giá chất lượng sản phẩm sàn gỗ, chất lượng dịch vụ ốp lát sàn gỗ của công ty. - Phương pháp điều tra-bảng hỏi: Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin khách hàng về những đánh giá mang tính định tính liên quan đến chất lượng, giá cả của các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp đang được sử dụng phổ biến trên thị trường Việt Nam, trong đó có sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty TNHH chế biến gỗ Phương Trung. Sau khi thu thập thông tin từ khách hàng, tác giả tiếp tục xử lí thông tin, số liệu tổng hợp được tiến hành phân tích, so sánh đưa ra những đánh giá khách quan về năng lực cạnh tranh của công ty thời điểm điều tra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn không chỉ tổng quan lại các lý luận liên quan đến năng lực cạnh tranh mà còn mang lại ý nghĩa quan trọng về thực tiễn, cụ thể: - Ý nghĩa lý luận: Từ nghiên cứu, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Chế biến gỗ Phương Trung giúp làm sáng tỏ các lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Ý nghĩa thực tiễn: Qua những lý luận mang tính khoa học kết hợp với quan sát thực trạng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp thực tiễn nhất, phù hợp nhất nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH Chế biến gỗ Phương Trung. 7. Kết cấu luận văn Chương 1: Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8 Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến gỗ Phương Trung Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến gỗ Phương Trung 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về năng lực cạnh tranh 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Trong kinh doanh hay cả trong cuộc sống thường nhật chúng ta đều thường xuyên bắt gặp cụm từ “cạnh tranh”. Vậy, hiểu về cạnh tranh thế nào cho đúng và làm rõ khái niệm “cạnh tranh” trong quản trị kinh doanh thì cần tiếp cận theo từng góc độ cụ thể: Ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác. Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa những người sản xuất với nhau để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ hay giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn. Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi [22, tr 80]. Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải nhạy bén, năng động, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Bất kì ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển. 10 Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại,…) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái. Giữa cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh lành mạnh có sự khác biệt là một bên có mục đích bằng mọi cách tiêu diệt đối thủ để tạo vị thế độc quyền cho mình, một bên là dùng cách phục vụ khách hàng tốt nhất để khách hàng lựa chọ mình chứ không lựa chọn đối thủ của mình. Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận. Các doanh nghiệp thương mại cần nhận thức đúng đắn về canh tranh để một mặt chấp nhận canh tranh theo khía cạnh tích cực để từ đó phát huy yếu tố nội lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mặt khác tranhd tình trạng cạnh tranh bất hợp lý dẫn đến làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng cũng như làm suy yếu chính mình. 1.1.1.2. Khái niệm về lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia). Theo Adam. Smith thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dành được thông qua việc cung cấp cho khách hàng giá trị lớn hơn kỳ vọng, dẫn đến thành quả vượt trội thể hiện qua các tiêu chí thông thường như thị trường và tài chính [20]. Theo quan điểm của Michael Porter, doanh nghiệp chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược đó không đảm bảo sự thành công lâu dài cho doanh nghiệp. Điều quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là xây dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh bền vững. Theo Michael 11 Porter lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được [22]. Cũng theo quan điểm của ông thì cho rằng lợi thế cạnh tranh là có chi phí thấp, lợi thế khác biệt hoặc có chiến lược tập trung thành công. Lợi thế cạnh tranh tăng trưởng dựa trên cơ sở doanh nghiệp có năng lực tạo giá trị cho khách hàng vượt chi phí doanh nghiệp tạo ra nó. Trong khi đó quan điểm của William G.Flanagan thì bất kể nguồn từ đâu, lợi thế cạnh tranh được quy về sở hữu nguồn lực có giá trị, làm cho doanh nghiệp có thể thề hiện tốt hơn hoặc rẻ hơn đối thủ [21]. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp xuất hiện và được duy trì bền vững, nói cách khác doanh nghiệp thu được lợi nhuận trên mức trung bình trong dài hạn khi cùng một chi phí, doanh nghiệp tạo ra cho người mua một giá trị vượt trội so với các đối thủ. Điều quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là phải xây dựng và duy trì được lợi thế cạnh tranh bền vững. Nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ nào có thể cung cấp được. Bởi vậy, lợi thế cạnh tranh là khái niệm dùng để chỉ vị thế cạnh tranh thuận lợi của doanh nghiệp so với đối thủ. Đó là “vị trí tương đối” của doanh nghiệp trên thị trường, mà ở vị trí đó cho phép doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng một giá trị vượt trội so với các đối thủ. Khách hàng sẽ chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mang cho họ nhiều giá trị hơn và nhờ đó doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành. Như vậy, lợi thế cạnh tranh là một khái niệm kinh doanh mô tả các thuộc tính cho phép một tổ chức (doanh nghiêp) thực hiện tốt hơn thậm chí vượt trội hơn hẳn đối thủ cùng ngành. 1.1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện chưa có một lý thuyết nào hoàn 12 toàn có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất: Phương pháp thứ nhất do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh tranh toàn cầu; Phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề xuất trong cuốn niên giám cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp này đều do một số Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng. Năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy, năng lực canh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đấy là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính băng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… một cách riêng biệt mà đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị trường. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình thì chưa đủ, bởi trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định. Thực tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên trong yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Như vậy, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững và cải tiến vị thế so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ”. 1.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan