Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cảng hàng không việt nam đến năm 2...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cảng hàng không việt nam đến năm 2030 tt

.PDF
27
331
123

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------------------------- NGUYỄN MẠNH TUÂN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 Ngành:Quản lý kinh tế Mã số: 9.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2019 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Đỗ Linh Hiệp 2. TS. Vũ Đình Ánh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, vào lúc giờ, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm đọc luận án tại:  Thư viện Học viện khoa học xã hội.  Thư viện quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển, các vấn đề toàn cầu hóa diễn biến phức tạp hơn trước, liên kết kinh tế ngày càng mở rộng, linh hoạt và khó lường. Quá trình hình thành các khu vực thương mại tự do thế hệ mới được đẩy nhanh tại hầu khắp các khu vực trên thế giới, nhất là Châu Á - Thái Bình Dương. Trong giai đoạn tới, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, toàn diện, bên cạnh việc mở ra nhiều cơ hội cho phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn về cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế như thực hiện các hiệp định thương mại tự do, thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các cam kết có tiêu chuẩn cao trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới... Do vậy, đánh giá một cách đầy đủ và rõ hơn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cảng hàng không Việt Nam nói riêng để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của chúng trong tiến trình hội nhập là rất cần thiết. Hàng không là một ngành kinh tế quan trọng, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cảng hàng không hướng tới việc đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế toàn cầu, cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. Qua 30 năm đổi mới ngành Hàng không Việt Nam có bước phát triển nhanh, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, trong đó có hệ thống cảng và dịch vụ cảng hàng không, song phát triển vẫn chưa xứng với tiềm năng, còn thua kém so với các cảng hàng không trong khu vực như Changi - Singapore, Kuala Lampur Malaysia, Băng Cốc - Thái Lan… Một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển là chất lượng dịch vụ còn hạn chế, môi trường phát triển dịch vụ hàng 1 không chưa thực sự có tính cạnh tranh cao nên năng lực cạnh tranh tranh của hệ thống cảng và dịch vụ cảng hàng không chưa cao… Do đó Nghiên cứu sinh chọn đề tài ”NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục tiêu chung: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển và năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Việt Nam; thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Việt Nam, đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam? Thứ hai, Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam bằng tiêu chí nào? Thứ ba, Hiện trạng của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam trong điều kiện mở cửa bầu trời? Thứ bốn, Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030?. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Luận án tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản sau 1. Luận giải được những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành hàng không và của doanh nghiệp cảng hàng không. Những tiêu chí, nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam. 2 2. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của cảng hàng không một số quốc gia. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. 3. Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, trên cơ sở những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ACV. Luận án cũng xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với ACV đến năm 2030. 4. Đề xuất quan điểm phương hướng và giải pháp chủ yếu về nâng cao năng lực cạnh tranh Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam. Cụ thể luận án nghiên cứu các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ACV, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ của ACV. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích, đánh giá rõ năng lực cạnh tranh hiện tại của ACV và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ACV đến 2030. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Nghiên cứu việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam Về mặt thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam giai đoạn 2012-2017 và đề xuất những giải pháp đến năm 2030. 3 Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu tập trung ở các cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng. Đây là các cảng hàng không lớn, có uy tín trong nền kinh tế Việt Nam và thường xuyên cạnh tranh với các cảng hàng không trong khu vực. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu trong luận án Để đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, luận án kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu sau đây: phương pháp nghiên cứu phân tích, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp định lượng, phương pháp so sánh, phương phân tích xử lý số liệu, phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền chế kinh tế thị trường của Việt Nam; vận dụng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh về dịch vụ của doanh nghiệp cảng hàng không trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Làm rõ thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Việt Nam, nguyên nhân và kinh nghiệm rút ra. Đề xuất được định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển và nâng cao NLCT của của cảng hàng không Việt Nam đến 2030. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo khi xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030. Đồng thời có thể dùng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Khai thác cảng hàng không tại Học viện Hàng không Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương, 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG, CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài.  Tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” Michael E. Porter.  Cuốn sách “Lợi ích kinh tế từ vận tải hàng không tại Singapore”  “Một nghiên cứu về sự ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của sân bay quốc tế Incheon bằng việc thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng”.  Chương trình giảng dạy của ICAO nghiên cứu trường hợp sân bay quốc tế Amman Queen Alia (ICAO, OJAL, ATA: AMM) của Jordan. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam  Năm 2003, UNDP và CIEM nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”  Năm 2004, tác giả Trần Văn Tùng - “Cạnh tranh kinh tế, lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của công ty”  Năm 2006, tiến sĩ Vũ Trọng Lâm - “Nâng cao sức cạnh tranh của các công ty trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”  Năm 2006, Trần Sửu - “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa”  Năm 2008, tiến sĩ Nguyễn Hữu Thắng - “Năng lực cạnh tranh của các công ty Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”  Năm 2010, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Học viện năng lực cạnh tranh Châu Á và M.E.Porter đã có buổi hội thảo “Báo cáo năng lực cạnh tranh năm 2010”. 5  Năm 2012, tiến sĩ Phạm Tất Thắng - “Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế”  Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhất – Phát triển kinh doanh dịch vụ tại các cảng hàng không của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Huy Tráng tại Đại học kinh tế kinh tế quốc dân Hà Nội (2004).  Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển nguồn nhân lực ngành hàng không Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Qúy tại Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội (2015).  Luận án tiến sĩ kinh tế: “Chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho Vietnam Airlines trong bối cảnh liên minh hàng không quốc tế” của tác giả Đinh Quang Toàn trường Đại học Giao thông Vận tải (2015).  Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện hệ thống đảm bảo hoạt động bay ở Việt Nam” của tác giả Bùi Trọng Chí, tại trường Đại học Giao thông Vận tải (2017).  Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” do Tiến sĩ Đào Mạnh Nhương, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam làm chủ nhiệm (2000). 1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu và vấn đề của luận án cần tiếp tục nghiên cứu 1.3.1. Những điểm thống nhất về cạnh tranh trong lĩnh vực cảng hàng không Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về năng lực cạnh tranh tại cảng hàng không đã đi đến thống nhất ở một số điểm sau: 6  Về khung lý thuyết nghiên cứu: Hầu hết các nghiên cứu trước có đề cập, phân tích mô hình năng lực cạnh tranh của Micheal E Poter.  Về phương pháp nghiên cứu: Các nghiên cứu trước đều kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng,  Về các giải pháp đưa ra: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cảng hàng không mỗi quốc gia đều có phương thức riêng của mình, Vai trò của Chính phủ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp cảng hàng không nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. 1.3.2. Những điểm cần tiếp tục nghiên cứu về cạnh tranh trong lĩnh vực cảng hàng không. Ngoài những điểm thống nhất nêu trên, còn một số nội dung tiếp tục nghiên cứu:  Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tại cảng hàng không.  Sự biến đổi trong môi trường kinh doanh cảng hàng không từ độc quyền của Nhà nước với các nước, sang cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO, CPTPP.  Doanh nghiệp cảng hàng không Việt Nam chuyển từ hoạt động công ích sang mô hình công ty mẹ công ty con, điều đó cho thấy vai trò của Chính phủ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam.  Sự ứng phó và thích nghi của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam với sự thay đổi của môi trường.  Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam. 7 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG. 2.1. Lý luận về năng lực cạnh tranh. 2.1.1. Lý thuyết về cạnh tranh  Quan niệm truyền thống  Quan niệm hiện đại 2.1.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh Giáo sư Michael E. Porter đưa ra hai tác phẩm nổi tiếng: Lợi thế cạnh tranh (1985) và Lợi thế cạnh tranh quốc gia (1990). 2.1.3. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh  Lợi thế cạnh tranh với lợi thế so sánh  Lợi thế cạnh tranh với chiến lược, khả năng cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 2.1.4. Lý thuyết về chất lượng dịch vụ  Khái niệm dịch vụ  Các đặc tính của dịch vụ  Khái niệm chất lượng dịch vụ  Đặc điểm chất lượng dịch vụ 2.1.5. Chất lượng dịch vụ từ cảm nhận của khách hàng  Mô hình đánh giá chất lượng kỹ thuật, chất lượng chức năng và hình ảnh của Gronroos (1984)  Mô hình SERVPERF của Cronin và Taylor (1992) 2.1.6. Nâng cao năng lực cạnh tranh tiếp cận từ phía khách hàng  Sự hài lòng khách hàng  Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 8  Các mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng Mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ (ACSI) Mô hình chỉ số hài lòng của Châu Âu (ECSI) Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL 2.2. Năng lực cạnh tranh của cảng hàng không. 2.2.1. Đặc điểm của dịch vụ tại cảng hàng không  Dịch vụ cơ bản  Dịch vụ giá trị gia tăng  Dịch vụ tại cảng hàng không có tính an toàn cao  Sản phẩm của dịch vụ cảng hàng không mang tính chất vùng 2.2.2. Đặc điểm dịch vụ tại Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam  Quy trình cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không Cung ứng dịch vụ trực tiếp Bán hàng cho khách hàng thường xuyên:  Đặc điểm dịch vụ tại cảng hàng không Chi phí đầu tư cơ bản lớn Công nghệ là yếu tố quan trọng Mức độ cạnh tranh trong ngành hàng không cao Con người đóng vai trò quan trọng Vai trò của cảng hàng không Góp phần phát triển kinh tế đất nước Thúc đẩy hoạt động kinh tế – văn hóa ở những vùng xa xôi: 2.3. Năng lực cạnh tranh dịch vụ của doanh nghiệp cảng hàng không 2.3.1. Năng lực cạnh tranh dịch vụ của doanh nghiệp. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 9 2.3.2. Sự cần thiết và vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam.  Thứ nhất, việc nâng cao năng lực cạnh tranh tạo áp lực buộc các doanh nghiệp cảng hàng không phải thường xuyên tìm tòi sáng tạo, cải tiến qui trình phục vụ và tổ chức quản lý cung ứng dịch vụ, đổi mới công nghệ  Thứ hai, đối với người sử dụng dịch vụ tại cảng hàng không, việc nâng cao năng lực cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục đối với giá cả, buộc các doanh nghiệp phải hạ giá cước dịch vụ để nhanh chóng bán được dịch vụ  Thứ ba, đối với nền kinh tế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp về dịch vụ làm sống động nền kinh tế  Thứ tư, đối với quan hệ đối ngoại, nâng cao năng lực cạnh tranh thúc đẩy các cảng hàng không mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới. 2.4. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam 2.4.1. Chất lượng của dịch vụ 2.4.2. Giá cước dịch vụ 2.4.3. Hệ thống kênh phân phối dịch vụ 2.4.4. Sự khác biệt dịch vụ 2.4.5. Thông tin và xúc tiến thương mại 2.4.6. Thương hiệu và uy tín của dịch vụ 2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ của ACV 2.5.1. Yếu tố bên ngoài 2.5.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 1- Môi trường chính trị - pháp luật 2 - Môi trường văn hóa - xã hội 10 3- Môi trường kinh tế 4- Môi trường công nghệ 5- Môi trường tự nhiên 6- Môi trường quốc tế 2.5.1.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành hàng không 1 - Áp lực từ khách hàng 2 - Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn 3 - Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại 2.5.2. Yếu tố bên trong 2.5.2.1. Năng lực về tài chính 2.5.2.2. Năng lực sản xuất 2.5.2.3. Marketing 2.5.2.4. Hoạt động nghiên cứu và phát triển 2.5.2.5. Năng lực tổ chức và quản trị công ty 2.6. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tại cảng hàng không của một số nƣớc trên thế giới. 2.6.1. Kinh nghiêm nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Changi Singapore 2.6.2. Kinh nghiêm nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hàng không Incheon Hàn Quốc 2.6.3. Kinh nghiêm nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hàng không quốc tế Amman Queen Alia của Jordan 2.6.4. Kinh nghiêm nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng hàng không quốc tế Haned Nhật Bản 2.6.5. Bài học rút ra cho Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam  Thứ nhất: Cơ sở hạ tầng như đường sá, giao thông phải được kết nối thuận lợi với các cảng hàng không. 11  Thứ hai: Mở rộng quan hệ đối tác công tư linh hoạt và hoạt động hiệu quả.  Thứ ba: Đào tạo nhân lực trong ngành hàng không phải được chú trọng.  Thứ tư: Nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ khách hàng.  Thứ năm: Tổ chức mô hình quản trị linh hoạt.  Thứ sáu: Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.  Thứ bảy: Cập nhật, đổi mới công nghệ.  Thứ tám: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng.  Thứ chín: Có chiến lược phát triển thị trường 12 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2017. 3.1. Tổng quan về thị trƣờng dịch vụ của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam trong thời gian qua 3.1.1. Khái quát về Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam  Khái niệm cảng hàng không, sân bay  Địa vị pháp lý của cảng hàng không  Quá trình hình thành, phát triển của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam 3.1.2. Khái quát tình hình thị trường vận chuyển hàng không tại ACV Bảng 3.1. Sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua ACV năm 2012-2017 Đơn vị tính :1000 CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Hành khách Khách 37.620. 44.160. 47.847. 63.123. 81.100. 94.000 Hàng hóa Tấn 654. 760. 869. 973. 1.121. 1.338 3.2. Thực trạng các tiêu chí ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam.  Chất lượng của dịch vụ  Giá cước dịch vụ  Hệ thống kênh phân phối dịch vụ  Sự khác biệt dịch vụ  Thông tin và xúc tiến thương mại  Thương hiệu và uy tín của dịch vụ 13 3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam.  Môi trường chính trị - pháp luật  Môi trường văn hóa - xã hội  Môi trường kinh tế  Môi trường công nghệ  Môi trường tự nhiên  Môi trường quốc tế  Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại  Áp lực từ tổ chức và quản trị công ty 3.4. Khái quát về cạnh tranh dịch vụ của ACV với các nƣớc trong khu vực. Hình 3.8: Qui mô hành khách của ACV so với các cảng hàng không trong khu vực năm 2017 Nguồn: báo cáo thường niên năm 2017 của các đơn vị, FPT Securities Research 14 Hình 3.9: Qui mô doanh thu của ACV so với các cảng hàng không trong khu vực năm 2017 Nguồn: báo cáo thường niên năm 2017 của các đơn vị, FPT Securities Research Hình 3.10: Tỷ lệ hành khách quốc tế của ACV thuộc nhóm thấp so với khu vực Nguồn: báo cáo thường niên năm 2017 của các đơn vị, FPT Securities Research Hình 3.11: Doanh thu phi hàng không trên một khách của ACV thuộc mức thấp khu vực năm 2017 Nguồn: báo cáo thường niên năm 2017của các đơn vị, FPT Securities Research 15 Hình 3.12: Mức phí phục vụ hành khách quốc tế của ACV thuộc nhóm cao với khu vực năm 2017 Nguồn: báo cáo thường niên năm 2017 của các đơn vị, FPT Securities Research 3.5. Kiểm định mô hình các yếu tố lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp 3.5.1. Nghiên cứu định tính  Thiết kế nghiên cứu định tính  Kết quả thảo luận nhóm tập trung  Kết quả phát triển thang đo  Kết quả phỏng vấn sâu 3.5.2. Nghiên cứu định lượng  Kích thước mẫu nghiên cứu  Thiết kế mẫu nghiên cứu  Thông tin về mẫu nghiên cứu  Đánh giá sơ bộ thang đo  Kiểm định thang đo bằng phân tích hồi quy tuyến tính Dự đoán phương trình hồi quy tuyến tính có dạng: HL = β1 TC + β2 DU + β3 HH + β4 DB + β5 CT 16 Trong đó: HL (Sự hài lòng), TC (Sự tin cậy), DU (Sự đáp ứng), HH (Phương tiện hữu hình), DB (Sự đảm bảo), CT (Sự cảm thông). Phân tích hồi quy tuyến tính Mô hình hồi quy tuyến tính Sự hài lòng của hành khách được thể hiện qua phương trình sau HL = 0.386 TC + 0.319 DB + 0.208 CT + 0.148 DU + 0.125 HH  Kiểm định khác biệt mẫu nghiên cứu Giả thuyết: Có khác biệt về cảng hàng không đối với Sự hài lòng của hành khách Giả thuyết: có khác biệt về giới tính đối với Sự hài lòng của hành khách Giả thuyết: có khác biệt về độ tuổi đối với Sự hài lòng của hành khách Giả thuyết: có khác biệt về số lần bay đối với Sự hài lòng của hành khách Giả thuyết: có khác biệt về mục đích bay đối với Sự hài lòng của hành khách 3.5.3. Thảo luận kết quả xây dựng và kiểm định các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp 3.5.3.1. Về các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh 1. Phải có một qui hoạch tổng thể các cảng hàng không, sân bay đến năm 2030. 2. Trước mắt phải thu hồi các phần đất bị lấn chiếm trong khu vực sân bay tại VN. 3. Phần biệt rạch ròi các sân bay dùng chung giữa quân sự và dân sự. 17 4. Phải nâng cấp 03 sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất phù hợp với sự phát triển của xã hội. 5. Về trang thiết bị, phải đáp ứng các yêu cầu của ICAO 6. Các hướng giao thông đi và đến sân bay phải thuận tiện. 7. Các khu vực đón tiễn đưa khách phải thông thoáng, rõ ràng, phù hợp với tập quán của người VN. 8. Về con người phải được đào tạo và sử dụng các trang thiết bị hiện đại. 9. Về phong cách phục vụ, phải nhanh gọn tạo sự thuận lợi cho khách hàng. 10. Giải quyết nhanh gọn sự khiếu nại của khách hàng khi làm thủ tục đi máy bay. 11. Giải quyết nhanh gọn khi hành lý của khách hàng bị thất lạc. 12. Về phía trong nhà ga phải tạo sự thông thoáng, yếu tố môi trường được chú trọng. 13. Các cửa hàng miễn thuế tại sân bay phải được nâng cấp, đa dạng sản phẩm, phải bán thấp hơn giá thị trường, với chất lượng cao. 14. Các khu vực dịch vụ gia tăng cần chú ý khai thác như nhà hàng, quầy giải trí, khách sạn cần được nâng cấp. 15. Đa dạng hóa các loại hình giải trí trong khu vực sân bay. 16. Tạo ra sự khác biệt các mô hình giải trí tại sân bay. 17. Các xưởng sửa chữa trong các sân bay quốc tế phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho sửa chữa máy bay. 18. Kho phụ tùng luôn sẵn sàng phục vụ sửa chữa các loại máy bay đang khai thác tại ACV. 19. Đội ngũ kỹ sư, công nhân làm việc trong xưởng phải thật sự chuyên nghiệp, tạo sự hài lòng cho khách hàng. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan