Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của vnpt quảng trị...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của vnpt quảng trị

.PDF
120
434
144

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------- LƯƠNG THỊ THỦY NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA VNPT QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THANH HOÀN Huế, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị” này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Thanh Hoàn. Các tài liệu tham khảo, số liệu được sử dụng đúng quy định và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lương Thị Thủy i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều Quý thầy cô giáo, các cơ quan và địa phương. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS.Phan Thanh Hoàn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học kinh tế Huế; Phòng đào tạo sau đại học, các Thầy - cô giáo Trường Đại học kinh tế Huế đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ công nhân viên VNPT Quảng Trị; Các đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp những tài liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất có thể, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự quan tâm của quý Thầy - cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả Lương Thị Thủy ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: LƯƠNG THỊ THỦY Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THANH HOÀN Tên đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA VNPT QUẢNG TRỊ 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu Là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông trên địa bàn, VNPT Quảng Trị có nhiều lợi thế về uy tín, có số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp đông, có mạng lưới hạ tầng cũng như hệ thống kênh bán hàng rộng khắp…. Tuy nhiên, với những thách thức trong thời kỳ hội nhập và các chiến lược kinh doanh tạo sự khác biệt, các đối thủ của VNPT Quảng Trị cũng đang ngày một lớn mạnh và đây là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của VNPT Quảng Trị và xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông nói chung và VNPT Quảng Trị nói riêng. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Với phương pháp thu thập thông tin từ dữ liệu thứ cấp, sơ cấp để tiến hành phân tích định tính và định lượng; Sử dụng các chỉ tiêu đồng nhất về không gian và thời gian nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích trong nội tại của VNPT Quảng Trị và so sánh với các đối thủ về năng lực cạnh tranh; Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích SWOT để làm rõ điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức của VNPT Quảng Trị về năng lực cạnh tranh. 3. Kết quả nghiên cứu và kết luận Luận văn đã làm rõ được 5 áp lực theo mô hình của Michael E. Porter đối với VNPT Quảng Trị trong cạnh tranh dịch vụ viễn thông. Các điểm mạnh, điểm yếu của VNPT Quảng Trị và các đối thủ, so sánh lợi thế cạnh tranh thông qua các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức được phân tích bằng ma trận SWOT. Bên cạnh đó luận văn đã đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNPT Quảng Trị như năng lực tài chính, năng lực quản lý và điều hành, giá trị doanh nghiệp, trang thiết bị và công nghệ, năng lực marketing, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực. Để từ đó xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị trong thời gian tới. iii MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 5. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CẠNH TRANH ............5 VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG........................5 1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ............................................5 1.1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh ...............................................................................5 1.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh ..............................................................13 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..................15 1.2.1. Các yếu tố bên ngoài .......................................................................................15 1.2.2. Các yếu tố bên trong .......................................................................................17 1.3. Đặc điểm ngành viễn thông................................................................................17 1.3.1. Đặc điểm cơ bản của ngành viễn thông ..........................................................17 1.3.2. Các loại dịch vụ chủ yếu của ngành viễn thông..............................................20 1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông ..................................................................................................................21 1.5. Các mô hình lý thuyết phân tích năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............................................................................................23 1.5.1. Ma trận SWOT ................................................................................................23 1.5.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter .......................................25 1.5.3. Mô hình kim cương .........................................................................................26 iv 1.5.4. Tổng quan một số nghiên cứu về năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông và lựa chọn mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông cho VNPT Quảng Trị ..................................................................................................................27 1.6. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số đơn vị và bài học vận dụng cho VNPT Quảng Trị .......................................................................................29 1.6.1. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Bình ....................................................................................................29 1.6.2. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Viettel Quảng Trị ......................................................................................................30 1.6.3. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Mobifone Quảng Trị .................................................................................................31 1.6.4. Bài học vận dụng cho VNPT Quảng Trị .........................................................32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANHDỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA VNPT QUẢNG TRỊ ......................................................................33 2.1. Tổng quan về VNPT Quảng Trị .........................................................................33 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VNPT Quảng Trị ...............................33 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của VNPT Quảng Trị ...............................................34 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của VNPT Quảng Trị ...............35 2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của VNPT Quảng Trị từ 2014 - 2016 ...............37 2.1.5. Các loại hình dịch vụ viễn thông VNPT Quảng Trị cung cấp ........................39 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị .......39 2.2.1. Năng lực tài chính ...........................................................................................39 2.2.2. Năng lực quản lý và điều hành........................................................................42 2.2.3. Giá trị phi vật chất của doanh nghiệp ............................................................43 2.2.4. Trình độ trang thiết bị và công nghệ ...............................................................44 2.2.5. Năng lực về Marketing....................................................................................45 2.2.6. Về cơ cấu tổ chức ............................................................................................48 2.2.7. Về nguồn nhân lực ..........................................................................................49 2.3. Phân tích các áp lực cạnh tranh của VNPT Quảng Trị ......................................51 v 2.3.1. Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh .....................................................................51 2.3.2. Áp lực từ khách hàng ......................................................................................52 2.3.3. Áp lực từ các sản phẩm thay thế .....................................................................52 2.3.4. Áp lực từ các nhà cung cấp .............................................................................53 2.3.5. Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn ..........................................................................53 2.4. Phân tích ma trận SWOT tại VNPT Quảng Trị .................................................54 2.4.1. Điểm mạnh ......................................................................................................54 2.4.2. Điểm yếu .........................................................................................................55 2.4.3. Cơ hội ..............................................................................................................55 2.4.4. Thách thức .......................................................................................................56 2.4.5. Ma trận SWOT ................................................................................................56 2.5. Tổng hợp đánh giá, so sánh về năng lực cạnh tranh của VNPT Quảng Trị với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn............................................................................66 2.5.1. Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên kết quả khảo sát lấy ý kiến các nhà quản lý ..........................................................................................................66 2.5.2. Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên kết quả khảo sát lấy ý kiến cả khách hàng ................................................................................................................74 2.6. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của VNPT Quảng Trị .........................83 2.6.1. Ưu điểm ...........................................................................................................83 2.6.2. Hạn chế............................................................................................................83 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA VNPT QUẢNG TRỊ .........................85 3.1. Các định hướng kinh doanh của VNPT Quảng Trị đến năm 2030 ....................85 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Quảng Trị ..................86 3.2.1. Giải pháp về phát huy nội lực và hiệu quả của hoạt động tài chính ...............86 3.2.2. Giải pháp nâng cao uy tín, thương hiệu ..........................................................88 3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ ......................................................88 3.2.4. Nâng cao năng lực Marketing và lựa chọn thị trường mục tiêu .....................89 3.2.5. Giải pháp về tăng cường kinh doanh các sản phẩm dịch vụ mới ...................90 vi 3.2.6. Giải pháp về đa dạng và linh hoạt các gói cước .............................................91 3.2.7. Giải pháp về nguồn nhân lực ..........................................................................91 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................96 1. Kết luận .................................................................................................................96 2. Kiến nghị ...............................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 98 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 100 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VNPT Quảng Trị giai đoạn 2014-2016..........................................................................38 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về năng lực tài chính của VNPT Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2016........................................................................39 Bảng 2.3: Số trạm thu phát sóng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn Quảng Trị có đến 30/06/2017 ...............................................45 Bảng 2.4: Kinh phí sử dụng chăm sóc khách hàng giai đoạn 2014 - 2016 .......46 Bảng 2.5: Kinh phí sử dụng quảng cáo, khuyến mại giai đoạn 2014 - 2016 ....47 Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của VNPT Quảng Trị theo độ tuổi và trình độ tính đến 31/12/2016 ..................................................................................49 Bảng 2.7: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và hướng phát triển sản phẩm dịch vụ .....................................................................................57 Bảng 2.8: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và hướng xây dựng chính sách giá cước .....................................................................................59 Bảng 2.9: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và hướng nâng cao chất lượng dịch vụ ....................................................................................60 Bảng 2.10: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và hướng phân khúc thị trường ................................................................................................61 Bảng 2.11: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và hướng công tác marketing...........................................................................................63 Bảng 2.12: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và hướng nâng cao tính pháp lý và phát huy nội lực ...............................................................65 Bảng 2.13: Cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thời gian công tác ..............................................................................66 Bảng 2.14: Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về năng lực tài chính ..........68 Bảng 2.15: Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về năng lực quản lý điều hành ...........................................................................................69 viii Bảng 2.16: Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về giá trị doanh nghiệp .......70 Bảng 2.17: Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về trang bị và công nghệ .... 71 Bảng 2.18: Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về về năng lực Marketing ...72 Bảng 2.19: Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về cơ cấu tổ chức ................73 Bảng 2.20: Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về về nguồn nhân lực..........74 Bảng 2.21. Cơ cấu đối tượng điều tra ..................................................................75 Bảng 2.22: Cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thời gian công tác ..............................................................................75 Bảng 2.23: Cơ cấu đối tượng điều tra theo dịch vụ viễn thông khách hàng đang sử dụng ..............................................................................................76 Bảng 2.24: Mức độ hài lòng với chất lượng của dịch vụ viễn thông của khách hàng ...................................................................................................77 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Michael E. Porter ......................... 25 Hình 1.2: Mô hình kim cương của Michael E. Porter ....................................... 27 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu, giá vốn, lợi nhuận từ năm 2014 đến năm 2016 ................................................................................................... 38 Biểu đồ 2.2: Thị phần thuê bao cố định tại địa bàn Quảng Trị tính đến 31/12/2016......................................................................................... 40 Biểu đồ 2.3: Thị phần thuê bao di động trên địa bàn Quảng Trị tính đến 31/12/2016......................................................................................... 40 Biểu đồ 2.4: Thị phần thuê bao internet tại địa bàn Quảng Trị tính đến 31/12/2016......................................................................................... 41 Biểu đồ 2.5: Năng suất lao động từ năm 2014 - 2016 ........................................... 50 Biểu đồ 2.6: So sánh trung bình đánh giá của khách hàng VNPT với khách hàng sử dụng dịch vụ của Viettel ........................................... 81 Biểu đồ 2.7: So sánh trung bình đánh giá của khách hàng VNPT với khách hàng sử dụng dịch vụ của Mobifone ...................................... 82 Biểu đồ 2.8: So sánh trung bình đánh giá của khách hàng VNPT với khách hàng sử dụng dịch vụ của FPT ............................................... 82 x PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cạnh tranh là xu hướng chung của mọi nền kinh tế, nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp. Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải cạnh tranh, coi cạnh tranh không những là môi trường, là động lực của sự phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là một Tập đoàn lớn giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển viễn thông - công nghệ thông tin của đất nước hiện nay. VNPT đang có rất nhiều những cơ hội song cũng đứng trước khá nhiều những thách thức của thời kỳ hội nhập. Bên cạnh sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước như Viettel, Mobifone, FPT … VNPT đang phải chuẩn bị cho sự đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài tham gia kinh doanh vào thị trường nội địa với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và đặc biệt là kinh nghiệm trong quản lý... Điều đó đồng nghĩa với việc điều kiện kinh doanh sẽ ngày càng khó khăn hơn. Là một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, VNPT Quảng Trị cũng không nằm ngoài vòng xoáy cạnh tranh đó. Là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông trên địa bàn, VNPT Quảng Trị có nhiều lợi thế về uy tín, có số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp đông, có mạng lưới hạ tầng cũng như hệ thống kênh bán hàng rộng khắp…. Tuy nhiên, với những chiến lược kinh doanh tạo sự khác biệt, các đối thủ của VNPT Quảng Trị cũng đang ngày một lớn mạnh và đây là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây thị phần của VNPT bị giảm dần so với các đối thủ, trong đó đặc biệt là thị phần dịch vụ di động và internet. Vì vậy VNPT Quảng Trị cần phải xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh để có thể cạnh tranh tốt với các đối thủ nhằm bảo vệ thị phần và tăng trưởng trong tương lai. 1 Xuất phát từ những lý do nói trên cùng với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của VNPT Quảng Trị, tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị hiện tại để đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong kinh doanh nói chung và trong thị trường viễn thông công nghệ thông tin nói riêng. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của VNPT Quảng Trị, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực canh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị trong thời gian tới. + Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2016. + Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của VNPT Quảng Trị và một số đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. 2 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính đã qua kiểm toán của VNPT Quảng Trị các năm 2014 - 2016; các định hướng, chiến lược kinh doanh của VNPT Quảng Trị; các tài liệu chuyên ngành VT-CNTT, một số báo cáo đã công bố trên các tạp chí, số liệu thông báo về thị phần của Sở thông tin truyền thông Quảng Trị… - Thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp: thông qua 2 mẫu phiếu điều tra, khảo sát, thu thập ý kiến gồm: + Mẫu 1: Điều tra, khảo sát, thu thập ý kiến của các nhà quản lý thuộc Sở thông tin truyền thông và cán bộ quản lý cấp trung trở lên của VNPT Quảng Trị về thực tế năng lực cạnh tranh của VNPT Quảng Trị so với các đối thủ theo các yếu tố về: năng lực tài chính, năng lực quản lý và điều hành, giá trị của doanh nghiệp, năng lực marketing, trang thiết bị và công nghệ, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực. + Mẫu 2: Điều tra, khảo sát, thu thập ý kiến của khách hàng về các dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị thông qua các yếu tố có liên quan đến kênh phân phối, chất lượng dịch vụ, marketing, thương hiệu, uy tín…. - Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: + Mẫu 1: Đối tượng được chọn điều tra, khảo sát, lấy ý kiến là tất cả cán bộ quản lý về lĩnh vực viễn thông thuộc Sở thông tin truyền thông và tất cả cán bộ quản lý cấp trung trở lên, toàn bộ chuyên viên tham mưu khối văn phòng của VNPT Quảng Trị gồm 113 người (cỡ mẫu tối thiểu là: 19 biến quan sát x 5 = 95 mẫu). Cụ thể: 10 cán bộ quản lý thuộc Phòng quản lý viễn thông của Sở thông tin truyền thông tỉnh Quảng Trị; 22 cán bộ quản lý cấp Trưởng, phó phòng trở lên, 51 chuyên viên tham mưu thuộc các phòng chức năng và 30 trưởng địa bàn cơ sở của VNPT Quảng Trị. + Mẫu 2: Đối tượng được chọn điều tra, khảo sát là các khách hàng đang sử dụng dịch vụ viễn thông của một trong các nhà cung cấp hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Phương pháp chọn mẫu được thực hiện ngẫu nhiên tại 4 địa bàn có mức độ cạnh tranh cao, thị phần của đối thủ đang chiếm lớn gồm Thành phố Đông Hà, Huyện Vĩnh Linh, Huyện Hướng Hóa và Huyện Hải Lăng. Với cỡ mẫu tối thiểu: 16 3 biến quan sát x 5 = 80 mẫu tuy nhiên do số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông lớn nên tác giả đã chọn cỡ mẫu gấp 2,5 lần cỡ mẫu tối thiểu là 200 mẫu để điều tra nghiên cứu nhằm đảm bảo độ tin cậy tốt hơn. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu và công cụ sử dụng - Từ những số liệu thứ cấp thu thập được tiến hành phân tích định lượng và định tính, so sánh số liệu giữa các năm từ 2014 - 2016 và so sánh với các đối thủ. - Sử dụng công cụ excel, SPSS để xử lý và biểu diễn số liệu thành các bảng số tóm tắt phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của VNPT Quảng Trị. 4.3. Phương pháp so sánh Sử dụng các chỉ tiêu đồng nhất về không gian và thời gian nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích trong nội tại của VNPT Quảng Trị và so sánh với các đối thủ về năng lực cạnh tranh. 4.4. Phương pháp phân tích SWOT Sử dụng ma trận SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với VNPT Quảng Trị trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ viễn thông tại địa bàn Quảng Trị. 4.5. Phương pháp chuyên gia Sử dụng phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến đánh giá, nhận xét của một số các nhà quản lý làm cơ sở phân tích, so sánh năng lực cạnh tranh của VNPT Quảng Trị với các đối thủ như Vietel, Mobifone, FPT. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc bởi 3 chương chính: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông. - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị. - Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao năng lực dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị. 4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh 1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có nhiều quan niệm khác nhau dưới các góc độ khác nhau: Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”[2] Adam Smith cho rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác. Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thì rất ít có được khả năng tạo ra bất kỳ sự cố gắng lớn lao nào. Như vậy, có thể hiểu rằng cạnh tranh khơi dậy sự nổ lực chủ quan của con người, góp phần làm tăng của cải của nền kinh tế. P. Samuelson (2000) thì cho rằng: “Cạnh tranh là sự tranh giành thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp”[6]. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất” [10]. Cho đến nay, các nhà khoa học dường như chưa thể thoả mãn với bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh. Bởi lẽ với tư cách là một hiện tượng xã hội riêng có của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh xuất hiện ở mọi lĩnh vực, mọi công đoạn của quá trình kinh doanh và gắn liền với bất cứ chủ thể nào đang hoạt động trên thị trường. Do đó, cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào 5 ý định và hướng tiếp cận của các nhà khoa học. Tuy nhiên, qua các định nghĩa trên có thể rút ra những nét chung nhất về cạnh tranh như sau: Một là, nói đến cạnh tranh nghĩa là nói đến sự ganh đua giữa một hoặc một nhóm người nhằm giành lấy phần thắng. Cạnh tranh làm nâng cao vị thế của người này và giảm vị thế của những người còn lại. Hai là, mục đích cuối cùng của cạnh tranh giữa các đối tượng là kiếm được lợi nhuận cao nhất có thể. Ba là, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, nó có các ràng buộc mà các đối tượng tham gia cạnh tranh phải tuân thủ như đặc điểm sản phẩm, thị trường… Bốn là, các chủ thể tham gia cạnh tranh phải sử dụng nhiều các công cụ khác nhau như cạnh tranh bằng tính ưu việt của sản phẩm, giá cả, kênh phân phối… Năm là, cạnh tranh còn được xem là sự ganh đua mang tính hợp tác giữa các chủ thể. 1.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản, một xu thế tất yếu khách quan và là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Nhờ có cạnh tranh, với sự thay đổi liên tục về nhu cầu và với bản tính tham vọng của con người mà nền kinh tế thị trường đã đem lại những bước phát triển nhảy vọt so với trước đó. Sự ham muốn không có điểm dừng về lợi nhuận của nhà kinh doanh trở thành động lực thúc đẩy họ làm việc, sáng tạo không mệt mỏi. Theo đó, cạnh tranh có những vai trò cơ bản sau đây: Thứ nhất, cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Trong môi trường cạnh tranh, người tiêu dùng có vị trí trung tâm, họ là thượng đế của các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nhu cầu của họ được đáp ứng một cách tốt nhất mà thị trường có thể cung ứng, bởi họ là người có quyền bỏ phiếu bằng đồng tiền để quyết định ai được tồn tại và ai phải ra khỏi cuộc chơi. Nói cách khác, cạnh tranh đảm bảo cho người tiêu dùng có được cái mà họ muốn. Tùy thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu, người tiêu dùng sẽ quyết định việc sử dụng loại 6 hàng hoá, dịch vụ cụ thể nào đó để thỏa mãn. Với các nhà sản xuất thì phụ thuộc vào năng lực tài chính, trình độ khoa học công nghệ… để họ quyết định mức độ đáp ứng nhu cầu về loại sản phẩm, về giá và chất lượng của chúng. Kinh tế học đánh giá hiệu quả của một thị trường dựa vào khả năng đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng. Thị trường sẽ được coi là hiệu quả nếu nó cung cấp hàng hoá, dịch vụ đến tay người tiêu dùng với giá trị cao nhất. Thị trường sẽ kém hiệu quả nếu chỉ có một người bán mà cô lập với các nhà cạnh tranh khác, các khách hàng khác. Thứ hai, cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Như một quy luật sinh tồn của tự nhiên, cạnh tranh đảm bảo phân phối thu nhập và các nguồn lực kinh tế tập trung vào tay những doanh nghiệp giỏi, có khả năng và bản lĩnh trong kinh doanh. Sự tồn tại của cạnh tranh sẽ loại bỏ những khả năng lạm dụng quyền lực thị trường để bóc lột đối thủ cạnh tranh và bóc lột khách hàng. Vai trò điều phối của cạnh tranh thể hiện thông qua các chu trình của quá trình cạnh tranh. Khi một chu trình cạnh tranh được giả định là kết thúc, người chiến thắng sẽ có được thị phần (kèm theo chúng là nguồn nguyên liệu, vốn và lao động…) lớn hơn điểm xuất phát. Thành quả này lại được sử dụng làm khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh tiếp theo. Cứ thế, kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh và cạnh tranh hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp có sự tích tụ dần trong quá trình kinh doanh để nâng cao dần vị thế của người chiến thắng trên thương trường. Thứ ba, cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả nhất Những nỗ lực giảm chi phí nhằm giảm giá thành của hàng hoá, dịch vụ đã buộc các doanh nghiệp phải tự đặt mình vào những điều kiện kinh doanh tiết kiệm bằng cách sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực mà họ hiện có. Mọi sự lãng phí hoặc tính toán sai lầm trong sử dụng nguồn lực đều có thể dẫn đến những thất bại trong kinh doanh. Nhìn ở tổng thể của nền kinh tế, cạnh tranh là động lực cơ bản giảm sự lãng phí trong kinh doanh, giúp cho mọi nguồn lực được sử dụng tối ưu. 7 Thứ tư, cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận đã thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thị trường với mong muốn giành phần thắng về mình. Theo guồng đó, cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật trong đời sống kinh tế và xã hội. Trên thực tế, sự thay đổi và phát triển liên tục của các thế hệ máy vi tính và sự phát triển của hệ thống viễn thông quốc tế hiện đại cho thấy rõ vai trò của cạnh tranh trong việc thúc đẩy tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Thứ năm, cạnh tranh kích thích sự sáng tạo và là nguồn gốc của sự đổi mới liên tục trong đời sống kinh tế - xã hội Nền tảng của quy luật cạnh tranh trên thị trường là quyền tự do trong kinh doanh và sự độc lập trong sở hữu và hoạt động của doanh nghiệp. Khi sự tự do kinh doanh bị tiêu diệt, mọi sự thi đua chỉ là những cuộc tụ họp theo phong trào, không thể là động lực đích thực thúc đẩy sự phát triển. Cạnh tranh đòi hỏi Nhà nước và pháp luật phải tôn trọng tự do trong kinh doanh. Trong sự tự do kinh doanh, quyền được sáng tạo trong khuôn khổ tôn trọng lợi ích của chủ thể khác và của xã hội luôn được đề cao như một kim chỉ nam của sự phát triển. Sự sáng tạo làm cho cạnh tranh diễn ra liên tục theo chiều hướng gia tăng của quy mô và nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế. Việc thiếu sự sáng tạo sẽ làm cho cạnh tranh trở nên nhàm chán bởi những vòng quay được lặp đi lặp lại ở cùng một mức độ. Với ý nghĩa là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, cạnh tranh luôn là đối tượng được pháp luật và các chính sách kinh tế quan tâm. Sau vài thế kỷ thăng trầm của kinh tế thị trường và với sự chấm dứt của cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, con người ngày càng nhận thức đúng đắn hơn về bản chất và ý nghĩa của cạnh tranh đối với sự phát triển chung của đời sống kinh tế. Do đó, đã có nhiều nỗ lực xây dựng và tìm kiếm những cơ chế thích hợp để duy trì và bảo vệ cho cạnh tranh được diễn ra theo đúng chức năng của nó. 8 Tuy nhiên, ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước [3]. 1.1.1.3. Nguồn gốc và bản chất của cạnh tranh Các học thuyết về kinh tế thị trường hiện đại đều khẳng định: cạnh tranh là động lực phát triển nội tại của mỗi nền kinh tế, cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong điều kiện của kinh tế thị trường. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường để xác định ba vấn đề trọng tâm: sản xuất cái gì? Như thế nào? Và cho ai? Do đó, người tiêu dùng giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế và là đối tượng hướng tới của mọi doanh nghiệp. Dưới sự tác động của quy luật cung cầu và quy luật giá trị, các chủ thể kinh doanh cạnh tranh với nhau để cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng, tuy nhiên sản xuất không vượt qua khả năng kinh doanh. Dưới tác động của cạnh tranh, thị trường tự thân nó luôn giải quyết mâu thuẫn giữa sở thích của người tiêu dùng và năng lực sản xuất hạn chế, do đó cạnh tranh là lực lượng điều tiết trong hệ thống thị trường. Các áp lực liên tục của người tiêu dùng buộc các chủ thể kinh doanh phải phản ứng, phù hợp với các mong muốn thay đổi của người tiêu dùng. Cạnh tranh thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển, nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong điều kiện các yếu tố của sản xuất luôn thiếu hụt. Cạnh tranh thực sự là một cuộc đua tranh, khi các chủ thể kinh doanh có lợi ích cơ bản là mâu thuẫn nhau. Do vậy, cạnh tranh chỉ xuất hiện trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nơi mà cung cầu là “cốt vật chất”, giá cả là “diện mạo” và cạnh tranh là “linh hồn sống” của thị trường. Cạnh tranh là một quy luật của kinh tế thị trường trong những điều kiện của những tiền đề pháp lý cụ thể. Đó là tự do thương mại mà theo đó tự do kinh doanh, tự do khế ước và quyền tự chủ của cá nhân được hình thành và đảm bảo. Cạnh tranh 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan