Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt tru...

Tài liệu Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua trăng nơi đáy giếng, cánh đồng bất tận).

.PDF
96
145
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- TRẦN THI ̣DUNG NGHÖ THUËT CHUYÓN THÓ T¸C PHÈM V¡N HäC SANG §IÖN ¶NH NH×N Tõ PH¦¥NG DIÖN CèT TRUYÖN Vµ NH¢N VËT (QUA TR¡NG N¥I §¸Y GIÕNG, C¸NH §åNG BÊT TËN) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận Lịch sử và Phê bình Điện ảnh Truyền hình Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- TRẦN THI ̣DUNG NGHÖ THUËT CHUYÓN THÓ T¸C PHÈM V¡N HäC SANG §IÖN ¶NH NH×N Tõ PH¦¥NG DIÖN CèT TRUYÖN Vµ NH¢N VËT (QUA TR¡NG N¥I §¸Y GIÕNG, C¸NH §åNG BÊT TËN) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luâ ̣n Lich ̣ sử và Phê bin ̀ h Điê ̣n ảnh Truyề n hin ̀ h Mã số: 60210231 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lý Hoài Thu Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những phân tích và kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra đều dựa trên thực tế tìm hiểu, nghiên cứu và chưa từng được ai công bố. Nếu những thông tin tôi cung cấp không chính xác, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả Trần Thị Dung LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn PGS. TS Lý Hoài Thu – người không chỉ hướng dẫn, góp ý trao đổi về phương pháp luận, nội dung nghiên cứu và các hướng dẫn khoa học khác mà còn động viên, khích lệ đảm bảo cho luận văn hoàn thành có chất lượng. Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện cho việc học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Học viên Trần Thị Dung MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 5 3. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 10 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 11 6. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 12 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 12 NỘI DUNG..................................................................................................... 13 CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ TỰ SỰ VÀ HIỆN TƢỢNG CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM ....................................................................... 13 1.1. Giới thuyết về tự sự học và chuyển thể tác phẩm: .................................. 13 1.2. Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh. ........ 22 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng cốt truyện trong tác phẩm văn học ................ 22 1.2.2. Khái niệm và đặc trưng cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh ............... 26 1.3. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh............................................................................................ 29 1.3.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò nhân vật trong tác phẩm văn học ...... 29 1.3.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò nhân vật trong tác phẩm điện ảnh .... 33 1.4. Giới thiệu về “Trăng nơi đáy giếng” và “Cánh đồng bất tận” trên bình diện tác phẩm văn học và điện ảnh. ................................................................ 36 1.4.1. Trăng nơi đáy giếng .............................................................................. 36 1.4.2. Cánh đồng bất tận ................................................................................. 39 CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG ĐIỆN ẢNH NHÌN TỪ CỐT TRUYỆN ........................................... 42 1 2.1. Những tiếp thu, bổ sung và cải biên đường dây cốt truyện chính qua “Trăng nơi đáy giếng” và “Cánh đồng bất tận”. ............................................. 42 2.2. Nghệ thuật chuyển thể qua tổ chức không gian – thời gian. .................. 49 2.3. Nghệ thuật chuyển thể qua mở đầu và kết thúc ...................................... 53 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG ĐIỆN ẢNH NHÌN TỪ NHÂN VẬT ................................................ 63 3.1. Nghệ thuật chuyển thể nhân vật qua hệ thống: ....................................... 63 3.2. Nghệ thuật chuyển thể nhân vật qua hành động, tính cách. ................... 72 3.3. Nghệ thuật chuyển thể nhân vật qua ngôn ngữ ....................................... 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nhà nghiên cứu phê bình điện ảnh Timothy Corrigan đã từng nhận xét về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh như sau: “Lịch sử quan hệ giữa phim ảnh và văn chương là một lịch sử yêu ghét lẫn lộn, đương đầu và phụ thuộc lẫn nhau.” Quả đúng thế, ngay từ khi điện ảnh ra đời (từ cuối thế kỷ 19), văn chương và điện ảnh vẫn luôn song hành cùng nhau trong toà lâu đài nghệ thuật. Thông thường hai ngành nghệ thuật ấy vẫn song song đi bên nhau, tự kiến tạo cho mình những đặc trưng riêng biệt nhưng không ít lần văn chương rất tự nhiên đi vào thế giới điện ảnh để toả sáng. Việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh đã xuất hiện từ lâu và đang là hiện tượng rất phổ biến trong đời sống văn hoá nghệ thuật trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bởi điện ảnh thật khó vượt qua được sức hấp dẫn từ kho tàng văn học phong phú và giá trị được làm đầy qua hàng ngàn năm lịch sử. Bởi thế, nghiên cứu về vấn đề chuyển thể các tác phẩm văn học sang điện ảnh như một cầu nối tự nhiên để gắn kết mối nhân duyên của hai ngành nghệ thuật này. 1.2. Tự sự học là một ngành nghiên cứu còn non trẻ, được định hình từ những năm 60-70 của thế kỷ XX ở Pháp, nhưng đã nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới và có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học cơ bản. Bởi chiếm lĩnh tri thức rộng lớn nên tự sự học là bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng. Nó không chỉ giới hạn trong tự sự văn học mà còn được vận dụng để nghiên cứu nhiều hình thức tự sự khác như: tôn giáo, lịch sử, triết học, âm nhạc, mỹ thuật, điện ảnh… Cho nên Roland Bathes có nói đại ý tự sự xuất hiện cùng bản thân lịch sử loài người. Trong đó, tự sự văn học là đối tượng nghiên cứu lâu đời nhất, phức tạp nhất. Còn điện ảnh lại là có tuổi đời trẻ hơn, thế nên tự sự điện ảnh cũng là em út trong nghiên cứu tự sự học. Tuy nhiên, sự bắt rễ của điện ảnh với văn học cũng tạo nên một mối quan hệ hữu cơ mới khi so 3 sánh tự sự văn học với tự sự điện ảnh, tuy có nhiều điểm chung nhưng cũng có không ít điểm khác biệt vì chất liệu và phương thức tác động của hai loại hình nghệ thuật là khác nhau. Không thể đánh giá về một tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm văn học là bản sao của tác phẩm văn học gốc. Bởi khi đi vào môi trường điện ảnh, với những nhân tố điện ảnh thì tác phẩm văn học đã có sự chuyển biến khá nhiều. Cho nên, việc vận dụng lý thuyết của tự sự đặc biệt là cốt truyện và nhân vật để nghiên cứu vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh là cần thiết khi muốn nhìn nhận lại giá trị của những tác phẩm này một cách đầy đủ và công bằng nhất. 1.3. Mặt khác, người viết với niềm yêu thích văn chương và điện ảnh mong muốn khám phá sâu hơn vào địa hạt của hai lĩnh vực này, bổ sung cho mình cũng như những người yêu văn chương và điện ảnh có thêm những kiến thức quý báu, phát hiện ra vẻ đẹp bí ẩn đằng sau “tảng băng trôi” của mỗi tác phẩm văn học và điện ảnh. Đồng thời cũng mong muốn tìm ra bí quyết để một bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học sang một tác phẩm điện ảnh có thể thành công từ góc nhìn cốt truyện và nhân vật. Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận)” cho luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hiện tượng chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh là để tài không mới, tuy nhiên mỗi nhà nghiên cứu lại có một góc nhìn khác nhau về vấn đề này. Người viết thiết nghĩ đem một vấn đề đã cũ ra để mổ xẻ, bàn bạc lại có lẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều. Nhưng thiết nghĩ, việc đặt lại vấn đề chuyển thể ở một góc nhìn cụ thể, đi sâu vào nội dung chi tiết của hiện tượng chuyển thể là cần thiết trong thời buổi hiện nay. Nghiên cứu hiện tượng đó trên hai phương diện cốt truyện và nhân vật, tức là đi vào cốt lõi của vấn đề chuyển 4 thể, khai thác công cụ để bất kì một nhà văn cũng như nhà làm phim nào muốn xây dựng một bộ phim thành công đều cần đến, người viết mong muốn có một phương thức khái quát nhất cho những người làm phim chuyển thể hay nghiên cứu về phim chuyển thể khai thác cái hay, cái đặc sắc của truyện – phim. Bởi vậy, đề tài không hướng đến những điều cao xa như mối quan hệ giữa văn học – điện ảnh, vận dụng các yếu tố của tự sự văn học vào nghiên cứu tự sự điện ảnh… mà nhằm khai thác tối đa việc vận dụng cốt truyện và nhân vật trong tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh như thế nào để tạo nên một bộ phim chuyển thể thành công, có dấu ấn của nhà làm phim trong một bộ phim độc lập chứ không phải là bản dịch của tác phẩm văn học. Đối với điện ảnh thế giới và điện ảnh Việt Nam gần đây, nhiều bộ phim chuyển thể thành công, vậy họ cũng có những bí quyết riêng khi chuyển thể. Cho nên đối với nhà làm phim trẻ hay với những người nghiên cứu điện ảnh, biết được bí kíp qua chuyển thể cốt truyện và nhân vật là đã thành công được một nửa. Vì vậy, người viết mong muốn đề tài “Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận)” sẽ tiếp cận với nhiều người làm nghề trong lĩnh vực điện ảnh và cả người yêu điện ảnh để có những thước đo chuẩn xác khi chuyển thể, khi xem và đánh giá một bộ phim chuyển thể. 3. Lịch sử vấn đề 3.1. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh. Sự phát triển như vũ bão của kỹ thuật nghe nhìn đã tạo ra cho công chúng những nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật theo cách mới mẻ. Điện ảnh là ngành nghệ thuật đáp ứng đầy đủ nhu cầu mới này bởi điện ảnh tích hợp được những đặc tính ưu việt của các ngành nghệ thuật khác từ âm nhạc, hội hoạ, văn học… Các nhà làm phim hoàn toàn có thể làm cho tác phẩm điện ảnh của mình thành công hơn nếu biết vận dụng càng nhiều sức sáng tạo của kỹ thuật phim ảnh 5 cũng như sự tham gia của các: kịch gia, diễn viên, nhạc sĩ, hoạ sĩ… để biến những con chữ trong trang văn trở thành những thực thể sinh động, có hồn. Chính vì vậy, mối quan hệ đa chiều giữa văn học và điện ảnh là một thực tế sống động không thể phủ nhận. Ngay từ những ngày đầu có mối giao duyên ấy, nhiều nhà lí luận đã khẳng định: bên cạnh quá trình điện ảnh hấp thụ và cải tiến những kinh nghiệm nghệ thuật của văn học, một hiện tượng không kém phần quan trọng là tác động ngược lại rất to lớn của điện ảnh đối với văn học. Nghiên cứu về mối quan hệ này, cuốn Văn học với điện ảnh (Mai Hồng dịch, NXB Văn học, 1961) là cuốn sách tập hợp những bài giảng của M.Rôm, I. Khây-phít-xơ, E. Ga-bơ-ri-lô-vi-trư đã đưa ra mấy đặc trưng quan trọng trong việc viết truyện phim, đặc điểm thành phần văn xuôi trong truyện phim… nhằm “nâng cao tác dụng của văn học trong điện ảnh, để sáng tạo những truyện phim và những bộ phim kiểu mới thể hiện đời sống vô cùng phong phú một cách chân thực”. Cuốn sách mới chỉ dừng lại ở mặt gợi mở cho những nhà làm phim khi chuyển thể từ tác phẩm văn học chứ chưa chỉ ra một cách có hệ thống và chuyên sâu mối quan hệ giữa văn học với điện ảnh. Gần đây, cuốn Dẫn luận và nghiên cứu “Điện ảnh và văn học” (Timothy Corrigan) đã chỉ ra khá nhiều điểm đồng thuận cũng như khác biệt giữa văn học và điện ảnh trên cơ sở tái hiện một loạt giai đoạn lịch sử, các phong tục văn hoá và phương pháp phê bình. Phần một phác hoạ những khác biệt và động lực lịch sử hình thành nên chủ đề, nhấn mạnh những đặc thù và di sản theo sau cuộc tranh luận trong suốt những năm 1990. Phần hai, tác giả trình bày về những khái niệm chủ đạo mà văn học và điện ảnh chia sẻ, cái thường tạo nên đặc thù của mỗi chuyên ngành. Phần ba là trọng tâm cuốn sách, đem đến những tuyên bố chủ đạo về mối quan hệ giữa điện ảnh và văn chương đã xuất hiện. Nhờ vậy, người nghiên cứu có được cái nhìn tổng quan nhất về mối quan hệ của hai loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên, xét về góc độ cốt truyện và nhân vật có ý nghĩa như thế nào trong việc chuyển thể dường như vẫn chưa được người viết chú trọng. 6 Hai cuốn sách cho thấy lịch sử của hai ngành nghệ thuật này, đặc trưng của văn học và điện ảnh: chủ đề, tự sự và những yếu tố phong cách… thiên về tìm hiểu phim chứ không chuyên sâu về mối quan hệ chuyển thể và phương thức chuyển thể. Ngoài ra, ở Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu nhưng vẫn ở quy mô nhỏ lẻ: - Về cái gọi là tính văn học trong điện ảnh (Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, số 6 -1984, Lê Châu) - Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 6 -1999, Phạm Vũ Dũng) - Bài viết “Văn học trong điện ảnh và điện ảnh với văn học” (Phim Việt Nam thưởng thức – bình luận, NXB Văn hoá văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, Trần Trọng Đăng Đàn). - Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh (Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 10-2002, Minh Trí). Mặc dù các bài nghiên cứu đã đề cập đến cuộc giao duyên của hai ngành nghệ thuật nhưng dường như chỉ có tính chất giới thiệu khái quát về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh, trong đó chủ yếu nhấn mạnh vai trò, ảnh hưởng của văn học với điện ảnh qua việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh chứ chưa đi vào những phân tích cụ thể ảnh hưởng ở điểm nào, tác động như thế nào đến điện ảnh và có tác dụng ra sao. 3.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh từ góc nhìn tự sự. Không chỉ đến ngày hôm nay, khi những bộ phim chuyển thể ngày càng trở nên gần gũi với khán giả, các nhà làm phim mới chú ý đến việc chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh. Ngay từ những ngày đầu văn học – điện ảnh đã có mối quan hệ đặc biệt gắn bó, tuy nhiên việc nghiên cứu một cách bài bản, có hệ thống về việc chuyển thể này thì chưa có nhiều công trình. 7 Cuốn “Bàn về cải biên tiểu thuyết thành phim” (Hạ Diễn – Mao Thuẫn – Dương Thiên-Hỉ, NXB Văn hoá – nghệ thuật, 1964) là cuốn sách nói về vấn đề cải biên khá sớm giữa văn học – điện ảnh. Tuy nhiên, người viết ở đây lại đứng trên góc nhìn khách quan để tổng hợp các ý kiến khác nhau xung quanh việc đánh giá giá trị của việc cải biên tác phẩm chỉ trong vài trang ít ỏi. Trên cơ sở của mối quan hệ văn học – điện ảnh cùng với sự thành công của một số phim chuyển thể và tác động sâu rộng của chuyển thể nên đã có một số chuyên luận nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam như: Từ Chùa Đàn đến Mê Thảo: Liên văn bản trong văn chương và điện ảnh của nhà nghiên cứu Nguyễn Nam. Về quá trình chuyển thể tiểu thuyết thành phim (qua tác phẩm Triệu phú ổ chuột) của Phạm Ngọc Hiến. Luận án tiến sỹ Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh (Khảo sát việc chuyển thể truyện văn học thành phim truyện điện ảnh trong lịch sử văn học và điện ảnh Việt Nam) của tác giả Phan Bích Thuỷ – ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh năm 2012 đã đề cập một cách khá căn bản và chi tiết về mối quan hệ giữa văn học – điện ảnh, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của hai loại hình tự sự này. Từ đó, tác giả có chỉ ra và phân tích những nhân tố tham gia vào quá trình chuyển thể, những thành tố quyết định việc chuyển thể tác phẩm thành công hay không. Đặc biệt là Luận văn thạc sỹ Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự) của Đỗ Thị Ngọc Diệp – ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội năm 2010 cung cấp một cái nhìn toàn diện và đầy đủ về vấn đề chuyển thể. Trên cơ sở phân tích một số bộ phim chuyển thể như Mê thảo thời vang bóng, Thời xa vắng, Mùa len trâu, Chuyện của Pao, tác giả đã có những nhận xét và phát hiện khá tinh tế về vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh. Từ đó làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản mà điện ảnh có thể khai thác được từ văn học để tạo nên một tác phẩm thành công. 8 Bên cạnh đó, báo chí cũng có một số bài viết về vấn đề này như trên báo Người lao động online có bài Văn học – điện ảnh: Hiệu ứng cộng sinh (http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/van-hoc-dien-anh-hieu-ung-cong-sinh2010112712436129.htm) nói về ảnh hưởng của mối quan hệ này đồng thời chỉ ra những áp lực của nhà làm phim trước áp lực từ phía khán giả khi chuyển thể một bộ phim từ tác phẩm văn học nổi tiếng. Báo An ninh thế giới online có bài Chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh: Khó để so sánh (http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Mot-khoang-cach-xakho-de-so-sanh-357492/), tác giả Mỹ Trân đã tổng hợp về tình hình của các bộ phim chuyển thể gần đây dưới sự đánh giá đa chiều của người xem và chính tác giả của những tác phẩm văn học. Dù nhìn nhận thế nào thì phim cũng là một tác phẩm điện ảnh riêng biệt chứ không phải là bản sao của văn học. Mỗi bài báo hay công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước dù ở góc độ nào cũng là những tư liệu quý báu để chúng tôi có cách nhìn tổng quát và toàn diện, sâu sắc hơn về vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh. Đặc biệt, lý thuyết của ngành tự sự học đã giúp chúng tôi có “bộ công cụ cơ bản nhất, sắc bén nhất giúp cho người ta có thể đi sâu vào các lĩnh vực nghiên cứu điện ảnh, giao tiếp, phương tiện truyền thông, nghiên cứu văn hoá” [19, tr.11]. Cũng nhờ lý thuyết tự sự học, chúng tôi có thêm nhiều kiến thức và có ý thức so sánh giữa các ngành nghệ thuật, đó chính là yếu tố căn cốt, là phương tiện quan trọng để chúng tôi tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai loại hình tự sự trên và phát hiện, lý giải được quá trình chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh là một phạm trù khá phức tạp, rộng lớn. Hơn nữa, việc chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh là công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, nghiên cứu vấn đề này một cách chung 9 đã có khá nhiều công trình đề cập đến. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết tự sự học hiện đại, người viết không có tham vọng muốn tìm hiểu tất cả về cấu trúc tự sự, kết cấu của tầng bậc trần thuật, mô hình trần thuật, ngôn ngữ tự sự, loại hình cốt truyện… Vì vậy, trong khả năng của mình, người viết luận văn chỉ nghiên cứu nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh từ phương diện cốt truyện và nhân vật là đối tượng nghiên cứu chính. Để làm rõ nội dung của hai đối tượng trên, người viết khảo sát qua hai trường hợp: - Chuyển thể truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng của nhà văn Trần Thuỳ Mai thành bộ phim cùng tên (chuyển thể kịch bản: Châu Thổ, đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn). - Chuyển thể truyện ngắn Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư thành bộ phim cùng tên (chuyển thể kịch bản: Nguỵ Ngữ, đạo diễn: Nguyễn Phan Quang Bình). Chọn hai bộ phim được chuyển thể từ những tác phẩm văn học gây được tiếng vang trên văn đàn và khi ra công chiếu trước công chúng cũng có nhiều ý kiến trái chiều, người viết thiết nghĩ sẽ khai thác được những phần được và chưa được mà nhà làm phim chuyển thể đã làm. Phim Trăng nơi đáy giếng – giải Cánh diều bạc năm 2008; Hồng Ánh vai Hạnh đoạt giải nữ diễn viên chính xuất sắc trong Liên hoan phim Quốc tế Dubai 2008, giải nữ diễn viên chính xuất sắc của giải Cánh diều vàng năm 2008 tuy còn nhiều ý kiến khen chê về cách xây dựng nhân vật, tình huống vô lý… nhưng đó lại là một phương thức nhà làm phim khám phá cuộc sống, khai thác cuộc sống ở một mảng đặc trưng nhất. Hay phim Cánh đồng bất tận đạt khá nhiều giải thưởng phụ như: Cánh diều vàng 2010 cho nhạc sĩ phim truyện nhựa, cho diễn viên nữ chính, cho diễn viên nam phụ nhưng chung cuộc lại chỉ được Cánh diều bạc 2010 cho phim truyện nhựa. Bên cạnh những lời khen về góc quay không thể đẹp hơn của Nguyễn Tranh làm người xem ngạc nhiên vì vẻ đẹp bình dị 10 mà rất nên thơ của vệt khói lam chiều, của dòng sông buổi chiều hôm hay của đầm sen… cộng thêm sự diễn xuất xuất sắc của dàn diễn viên sao như Dustin Nguyễn, Đỗ Hải Yến, Tăng Thanh Hà đến những gương mặt mới như Ninh Dương Lan Ngọc, Thanh Hoà… Cũng còn những điểm trừ vì tinh thần truyện ngắn không được chuyển tải một cách trọn vẹn cũng như một số chi tiết đắt giá trong truyện đã không được nhà làm phim dựng lại thành công. Nhìn chung, hai bộ phim đều rất đáng để lưu tâm trong số những bộ phim truyện Việt Nam chuyển thể từ tác phẩm văn học gần đây và có thể coi là dẫn chứng tiêu biểu để nghiên cứu cốt truyện và nhân vật trong bộ phim chuyển thể. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn: - Phương pháp liên ngành là nhu cầu, là thuộc tính của mọi khoa học xã hội và nhân văn. Chính vì thế, người viết cũng không thể bỏ qua phương pháp này trong nghiên cứu luận văn. Vận dụng các nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử, văn học, văn hoá, điện ảnh… đã giúp người viết có nhiều kiến thức để khai thác, đào sâu và làm phong phú, toàn diện cho đề tài của mình. - Phương pháp phân tích tổng hợp được vận dụng triệt để trong khai thác tài liệu liên quan đến nội dung luận văn. Từ việc phân tích những nghiên cứu về nhân vật và cốt truyện trong văn học và điện ảnh, người viết tổng hợp và đưa ra những ý kiến đánh giá riêng về việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh trên hai phương diện đó. - Phương pháp so sánh, đối chiếu là phương pháp không thể thiếu khi nhìn nhận, đánh giá giữa tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh trên bình diện nhân vật và cốt truyện. Việc vận dụng phương pháp này giúp luận văn có cái nhìn thấu đáo, sâu sắc khi phân tích tác phẩm gốc và tác phẩm chuyển thể. - Thao tác thống kê, phân loại được sử dụng linh hoạt trong từng luận điểm của luận văn, nhất là khi chỉ ra các khía cạnh khác biệt trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh (qua “Trăng nơi đáy giếng” và “Cánh đồng bật tận”). 11 6. Đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở vận dụng lý thuyết tự sự học, chúng tôi chỉ ra những nhân tố chính tạo nên một bộ phim chuyển thể có giá trị, đồng thời chỉ ra tác động qua lại sâu sắc của hai ngành nghệ thuật này. Từ đó cung cấp cho những nhà làm phim một mẫu khái quát nhất để khai thác kho tàng văn học làm nên những bộ phim điện ảnh có giá trị nghệ thuật cao. Không phải yếu tố nào của tác phẩm văn học cũng cần xuất hiện trong tác phẩm điện ảnh, dù rằng đối với tác phẩm văn học đó, chi tiết đó là đắt giá, có ý nghĩa ám gợi. Quan trọng hơn cả là tác phẩm điện ảnh vẫn giữ được hồn cốt của tác phẩm văn học nhưng lại gợi cho người xem những cung bậc cảm xúc riêng. Vẫn là cốt truyện ấy, là nhân vật ấy nhưng khi bước chân vào ngành nghệ thuật thứ bảy thì nó phải khác đi, phải mới lạ và có nhiều chiều kích khác nhau. Để làm được điều đó, cần không ít dụng công, tài năng và tầm văn hoá của những người làm phim chuyển thể. Cho nên, khi đi vào môi trường điện ảnh, những yếu tố nào của tự sự cần được lược bỏ, yếu tố nào nên khai thác sâu cho phù hợp cũng là một việc quan trọng. Từ việc đi sâu vào hai yếu tố cốt truyện và nhân vật, chúng tôi lý giải hiện tượng thành công của một tác phẩm chuyển thể và tác động “ngược trở lại” của nó đối với văn học, giúp nhà văn hiện đại có những cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, cấu trúc tác phẩm… của mình mới lạ, đem đến nhiều tác phẩm có giá trị cho người đọc. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 phần. Chƣơng 1: Khái lược chung về tự sự và hiện tượng chuyển thể tác phẩm. Chƣơng 2: Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ cốt truyện. Chƣơng 3: : Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ nhân vật. 12 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ TỰ SỰ VÀ HIỆN TƢỢNG CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM 1.1. Giới thuyết về tự sự học và chuyển thể tác phẩm Tự sự học (Narratology) đến nay không còn là một ngành nghiên cứu mới mẻ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ngọn nguồn của truyền thống lí luận tự sự phương Tây có thể truy đến tận cùng từ thời Platon và Aristotle nhưng phải đến khi Tezvetan Todorov, một trong những đại biểu lớn của Cấu trúc luận Pháp xuất bản Ngữ pháp Câu chuyện mười ngày (1969), ngành nghiên cứu này mới chính thức có danh xưng Tự sự học và trở thành một ngành nghiên cứu có tính độc lập vì nội hàm văn hoá của nó. Ông định nghĩa: “Tự sự học là lí luận về cấu trúc của tự sự. Để phát hiện cấu trúc và miêu tả cấu trúc ấy, người nghiên cứu tự sự đem hiện tượng tự sự chia thành các bộ phận hợp thành, sau đó cố gắng xác định chức năng và mối quan hệ qua lại của chúng” (Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày”). Tự sự học là bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng vì “nghiên cứu tự sự học phải liên kết với ngôn ngữ học, sử học, nhân loại học. Tự sự học không đóng khung trong tiểu thuyết mà vận dụng cả vào các hình thức “tự sự” khác, như tôn giáo, lịch sử, điện ảnh, khoa học, triết học, chính trị. Nó là một ngành văn hoá, bởi vì các hình thức tự sự khác nhau có thể có chung với nhau những nguyên tắc siêu tự sự.” [19, tr. 12]. Cho đến ngày nay, tự sự học đã trải qua một quá trình lịch sử phát triển lâu dài với cuộc đấu tranh của nhiều trường phái. Kể từ khi tự sự học hiện đại manh nha hình thành từ cuối thế kỉ XX, có thể chia làm ba thời kì: tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học cấu trúc chủ nghĩa và tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa. Trong đó, thời kì trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học nghiên cứu các thành phần và chức năng của tự sự. Các nhà nghiên cứu B.Tomasepxki, V.Shoklovski, V.Propp, 13 Bakhtin… với những nghiên cứu về cấu trúc và chức năng trong truyện cổ tích (1928-V.Propp) hay mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, ngôn từ trần thuật và tính đối thoại của nó (Bakhtin) đã trở thành những người tiên phong cho tự sự học hiện đại. Sang giai đoạn thứ hai của lí thuyết tự sự là chủ nghĩa cấu trúc mở đầu với công trình Dẫn luận phân tích tác phẩm tự sự của R.Barthes năm 1968. Đặc điểm của nhóm này là lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, xem tự sự học là sự mở rộng của cú pháp học, còn trữ tình là sự mở rộng của ẩn dụ. Với việc lấy G.Genette làm hình mẫu xem nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ nói hay viết để biểu đạt nên vai trò của người trần thuật được coi là quan trọng bậc nhất. Vì vậy họ chú ý đến các yếu tố như điểm nhìn, giọng điệu… của người trần thuật. Giai đoạn thứ ba của tự sự học gắn liền với kí hiệu học, một bộ môn quan tâm đến các phương thức biểu đạt ý nghĩa khác nhau, lấy văn bản làm cơ sở. Đại điện cho nhóm này như Gerald Prince và Seymour Chatman là những người coi trọng phương pháp nghiên cứu tổng thể hay dung hợp. Như vậy, có nhiều trường phái định nghĩa khác nhau về ngành tự sự học, nhưng tựu chung nội dung chính của ngành này là nghiên cứu cấu trúc văn bản tự sự và những vấn đề liên quan. Mỗi thời kì có sự phân tách cấu trúc tự sự theo khuynh hướng lưỡng phân Fabula/ Xiuzhet theo chủ nghĩa hình thức Nga đến xu hướng tam phân (G.Genette, M.Bal) thêm lớp “tự sự” (kể chuyện) hay xu hướng lưỡng phân hiện đại: histoire/ récit (chuyện/ kể, bản kể), story/ discours (chuyện/ lời kể), récit/ naration (bản kể, hành vi kể) nhưng tựu chung lại tự sự học phân biệt rõ giữa việc kể “cái gì” và “kể như thế nào”. Chính những nghiên cứu này đã cho thấy: sự phức tạp của cấu trúc tự sự; vấn đề ý thức của chủ thể tự sự; kết cấu của tầng bậc trần thuật, loại hình cốt truyện…Hơn nữa, nghiên cứu tự sự học còn có ý nghĩa văn hoá rộng lớn vì tự sự học giúp hiểu rõ hơn mọi hình thức tự sự, nghệ thuật và phi nghệ thuật. 14 Những điều này là cơ sở lý luận để chúng tôi khám phá việc chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh qua lăng kính tự sự ở hai góc nhìn: cốt truyện và nhân vật, để thấy rõ những điểm tương đồng và khác biệt, kế thừa và cách tân ở hai loại hình tự sự này. Liên văn bản (Intertextuality) là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều ngành nghệ thuật sử dụng để nói về mối quan hệ qua lại, tác động của những tác phẩm nghệ thuật. Một cách khái quát, người ta chia làm hai loại liên văn bản: kinh điển và hậu hiện đại. Theo quan điểm kinh điển được biểu hiện bởi sự liên hệ trực tiếp giữa văn bản này với văn bản khác (thiên về hình thức). Ví như việc sử dụng chú thích trong các bài nghiên cứu Truyện Kiều lấy các sự kiện, hình ảnh nào; hoặc như việc ghi rõ nguồn tài liệu gốc trong các bài nghiên cứu khoa học nói chung và văn học nói riêng. Nếu nhìn ở góc độ này, liên văn bản bị bó hẹp cực kỳ trong nội dung và hình thức vận dụng, đó chẳng khác gì người sau chỉ làm công việc vay mượn sao chép chứ không có tính sáng tạo khi vận dụng. Cho đến những nhà nghiên cứu lý luận hậu hiện đại, đại diện tiêu biểu là Jacques Derrida, Roland Barthes và Julia Kristeva – những lý thuyết gia tiên phong trong trào lưu giải cấu trúc và phê bình hậu hiện đại đã chỉ ra mỗi văn bản không chỉ tồn tại trong câu chữ hay tác phẩm văn học đó, mỗi văn bản khi đã bắt đầu, nhờ tính chất liên văn bản sẽ tạo ra một chuỗi dây chuyền để làm nên nhiều văn bản khác. Khái niệm này trong văn học về cơ bản có thể hiểu: chiều ngang (chủ thể – người tiếp nhận) và chiều dọc (văn bản – văn cảnh) được xuất hiện không chỉ trong tác phẩm gốc mà có sự liên kết trong nhiều tác phẩm khác nhau, thậm chí là các ngành nghệ thuật khác nhau. Cho nên liên văn bản không những kết hợp, trộn lẫn mà còn xoá đi ranh giới của các thể loại. Ví như vẫn trên đề tài chiến tranh nhưng lịch sử tái hiện qua truyền hình khác, qua phim ảnh lại dựa từ lịch sử mà có sự thay đổi và âm nhạc, mỹ thuật, văn học cũng có điểm khác biệt dù có khi vay mượn 15 của nhau. Vì vậy khái niệm liên văn bản trong trào lưu hậu hiện đại sẽ dẫn đến những cách đọc hiểu văn bản khác nhau, mới và lạ hơn. Bởi văn bản ấy không thuần tuý chỉ là văn bản gốc, bị giới hạn trong thể loại mà nó hoà lẫn rất nhiều những yếu tố lịch sử văn hoá cũng như ảnh hưởng bởi loại hình nghệ thuật khác. Một kịch bản điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm văn học là một ví dụ điển hình cho việc xoá nhoà đi biên cương của văn bản. Cải biên (Adaptation) cũng là một dạng của liên văn bản, trong đó khai thác, sàng lọc những yếu tố cơ bản của tác phẩm gốc để sáng tạo ra một sản phẩm mới. Đó là việc chuyển từ cách đọc này sang cách đọc khác, từ tác phẩm văn học là sản phẩm của ngôn từ sang điện ảnh là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Dĩ nhiên, cải biên không phải là sao chép nguyên xi mà là sự học hỏi có sáng tạo trên cái gốc là tác phẩm văn học để tạo ra một tác phẩm điện ảnh có giá trị. Trong kho tàng đồ sộ của sử thi, truyền thuyết, thần thoại, tiểu thuyết, truyện ngắn,… mà văn học đã dày công vun trồng qua bao thế hệ, nhà làm phim hẳn đã nắm bắt được những câu chuyện hay, phát hiện ra những hình tượng nhân vật đặc sắc để tạo dựng nên những thước phim kinh điển. Cũng nhờ vậy những tác phẩm văn học cổ điển và nhân vật trở nên sống động hơn, gần gũi hơn. Đến nay, nhiều tác phẩm điện ảnh kinh điển được ra đời từ chính mối giao duyên với văn học như: bản anh hùng ca Iliát và Ôđixê, Thần thoại Hy Lạp, Nghìn lẻ một đêm… cho đến những câu chuyện chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả trong truyện cổ tích của anh em nhà Grim, truyện cổ Andersen hay những tác phẩm văn học kinh điển thế kỷ 18 đến nay cũng trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với điện ảnh. Khán giả không thể quên Chiến tranh và hoà bình (Lev Nikolayevich Tolstoy, 1865), Kiêu hãnh và định kiến (Jan Austen, 1813), Cuốn theo chiều gió (Margaret Mitchell, 1936), Bố già (Mario Puzo, 1969), Giết con chim nhại (Harper Lee, 1960), Bay trên tổ chim cúc cu (Ken Kesey,1962)… Hay 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan