Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết việt nam viết về chiến tranh sau 1986...

Tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết việt nam viết về chiến tranh sau 1986

.PDF
163
612
78

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ THANH HẢI NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1986 Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 9 22 01 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Đoàn Đức Phương 2. PGS TS Lưu Khánh Thơ HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng … năm 2018 Tác giả Vũ Thị Thanh Hải MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................... 6 1.1. Khái lược tình hình nghiên cứu lý thuyết tự sự hiện đại.................................................... 6 1.2. Tổng quan những nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 ........................................................................................... 20 Chương 2. SỰ VẬN ĐỘNG VÀ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1986........................................................... 28 2.1. Sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 ............................. 28 2.2. Đặc trưng thể loại của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 .................... 35 Chương 3. TRUYỆN KỂ VÀ NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1986........................................................... 54 3.1. Truyện kể trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 .............................. 54 3.2. Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 .............78 Chương 4. NHÂN VẬT VÀ NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ CHIẾN TRANH SAU 1986 .......... 104 4.1. Nhân vật trong tự sự của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 .............. 104 4.2. Ngôn ngữ trần thuật.......................................................................................................... 125 4.3. Giọng điệu trần thuật........................................................................................................ 132 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................................ 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 148 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tự sự học (Narratology) - một bộ môn nghiên cứu đặc thù của lý luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng đã trở thành lĩnh vực học thuật thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà khoa học trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu đã dành sự quan tâm đặc biệt đến lý thuyết tự sự và những ứng dụng của nó trong việc giải mã cấu trúc văn bản truyện kể. Nghiên cứu văn học từ phương diện tự sự cũng là một hướng tiếp cận cần thiết nhằm khám phá sâu hơn cấu trúc văn bản nghệ thuật – đặc biệt là cấu trúc tiểu thuyết với những dấu hiệu đặc thù của nghệ thuật tự sự. Lý thuyết tự sự học nghiên cứu nhiều phương diện phong phú và đa dạng liên quan đến vấn đề trần thuật (loại hình trần thuật, tác giả, truyện kể, nhân vật, vai, người kể chuyện, người nghe chuyện, ngôi kể, điểm nhìn...). Vận dụng lý thuyết tự sự để tìm hiểu các hiện tượng văn học đòi hỏi người nghiên cứu phải nhìn từ góc độ thi pháp để có những lựa chọn thích đáng, đi sâu vào nội dung bản chất của một ngành nghiên cứu có khuynh hướng trung gian giữa “một phía là chủ nghĩa cấu trúc và một phía khác là mỹ học tiếp nhận và phê bình phản xạ độc giả” [61; 205]. Luận án của chúng tôi vận dụng những phương diện lý thuyết căn bản và trọng yếu về truyện kể, người kể chuyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu để nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau năm 1986. Ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, việc xảy ra những cuộc xung đột, những cuộc chiến tranh là điều khó có thể tránh khỏi. Chiến tranh - đó là một trong những hiện tượng, sự kiện lịch sử, xã hội đặc thù, một thách thức không nhỏ đối với con người và là một đề tài lớn của văn học từ xưa đến nay. Ở Việt Nam, chiến tranh vẫn là đề tài có tính thời sự, luôn thu hút đông đảo các thế hệ nhà văn và vẫn có sức hấp dẫn đối với công chúng. Sau năm 1986, sự chuyển đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội, văn hóa đã tác động đến đời sống văn học đương đại. Riêng ở lĩnh vực tiểu thuyết, sự đổi mới tư duy nghệ thuật đã tạo tiền đề cho những cách tân thể loại. Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm 1986 không chỉ phong phú về số lượng mà còn đa dạng 1 trong cách thức thể hiện, đáng chú ý là sự đổi mới nghệ thuật tự sự với sự đóng góp của nhiều thế hệ nhà văn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết viết về chiến tranh của những tác giả riêng biệt hay những giai đoạn trước đó, nhưng khám phá tiểu thuyết chiến tranh sau Đổi mới từ phương diện nghệ thuật tự sự vẫn là một vấn đề còn để ngỏ. Do vậy, việc vận dụng lý thuyết tự sự học vào nghiên cứu phạm trù văn học này là cần thiết và có ý nghĩa. Tiếp cận văn học từ hướng đi này sẽ đem lại một cái nhìn đa chiều, đa diện không chỉ với tiểu thuyết chiến tranh mà cả diện mạo văn xuôi Việt Nam đương đại. Trên đây là tất cả những lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 ở phương diện truyện kể, người kể chuyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu. - Tìm ra những điểm chung trong sự đổi mới tư duy và phương thức tự sự của các nhà văn có tác phẩm viết về chiến tranh giai đoạn từ 1986 đến nay ở thể loại tiểu thuyết. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1986 để thấy được sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật, sự đa dạng trong góc nhìn và trong lối viết của các nhà văn sau 1986 về hiện thực chiến tranh và số phận con người. - Vận dụng lý thuyết tự sự học hiện đại để tìm hiểu và phân tích một số tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1986 nhằm thấy được điểm chung, điểm riêng, sự kế thừa và cách tân trong nghệ thuật tự sự của các nhà văn giai đoạn này. - Thông qua việc chứng minh sự linh hoạt, sáng tạo của các nhà văn trong cách vận dụng các phương tiện nghệ thuật để khám phá tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1986, chúng tôi thêm một lần nữa khẳng định sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của họ đối với thể loại tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ Đổi mới. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tự sự trên các bình diện cơ bản như truyện kể, người kể chuyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh từ 1986 đến nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm những tiểu thuyết viết về chiến tranh xuất bản tại các nhà xuất bản ở Việt Nam từ 1986 đến nay. Song, do khối lượng tác phẩm khá lớn và sự hạn chế về nguồn tư liệu, chúng tôi chỉ lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh để thuận lợi cho việc nghiên cứu, đánh giá. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý đến những tác phẩm tiểu thuyết của các tác giả có vị trí và đóng góp to lớn cho mảng đề tài này như Chu Lai, Nguyễn Trí Huân, Khuất Quang Thụy, Bảo Ninh... Tác phẩm của họ một mặt thể hiện được diện mạo, khuynh hướng của tiểu thuyết chiến tranh sau Đổi mới, mặt khác còn là những tác phẩm tiêu biểu cho hiệu quả tự sự của tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn này. Bên cạnh đó, những tiểu thuyết viết về chiến tranh đã đạt các giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, của Bộ Quốc phòng, một số tiểu thuyết có sự cách tân được dư luận chú ý... cũng được chúng tôi quan tâm và đưa vào trong luận án. Ngoài ra, để tiện cho việc so sánh, làm rõ những đổi mới về kỹ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 viết về chiến tranh, chúng tôi còn tìm hiểu những tiểu thuyết được viết trước năm 1986 (1975-1985) về chiến tranh (trường hợp này chúng tôi chỉ trích dẫn những tác phẩm ở khu vực chính thống). Những tác phẩm tiểu thuyết của các tác giả nước ngoài viết về chiến tranh Việt Nam và tiểu thuyết lịch sử không nằm trong phạm vi khảo sát của luận án. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Về mặt phương pháp luận, chúng tôi chủ yếu sử dụng những lý thuyết nghiên cứu hình thức từ thi pháp học (poetics) đến tự sự học (naratology) để tái hiện lại cấu trúc tự sự của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986. - Về các phương pháp nghiên cứu cụ thể, chúng tôi sử dụng các phương pháp chuyên ngành của văn học sử và thi pháp học hiện đại như: 3 4.1. Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết tự sự học: Chúng tôi vận dụng lý thuyết tự sự học ở một số bình diện cơ bản như truyện kể, người kể chuyện, nhân vật, ngôn ngữ tự sự, giọng điệu tự sự để phân tích, lý giải những đổi mới trong tư duy/ phương thức tự sự của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986. 4.2. Phương pháp loại hình: Đây là phương pháp vận dụng những nguyên tắc loại hình học trong lĩnh vực văn học, giúp chúng tôi bao quát tiểu thuyết viết về chiến tranh (sau 1986) ở các dạng thức biểu hiện cụ thể xét từ phương diện nghệ thuật tự sự; chỉ ra các kiểu dạng của truyện kể, ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu… 4.3. Phương pháp cấu trúc: Phương pháp này giúp người nghiên cứu tìm hiểu quá trình sắp xếp, tổ chức cấu trúc tự sự của các tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986. Từ việc tìm hiểu những cấu trúc chỉnh thể cấu thành nên “bộ khung” của mỗi tác phẩm, chúng tôi đưa ra những lý giải khoa học về giá trị của thể loại tiểu thuyết viết về mảng đề tài chiến tranh sau Đổi mới. 4.4. Phương pháp hệ thống: Phương pháp này giúp chúng tôi nhìn tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 như một hệ thống và đặt nó trong hệ thống lớn hơn là tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời có thể đưa ra những đánh giá về đóng góp và giới hạn trong nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh giai đoạn này một cách khách quan và toàn diện. 4.4. Phương pháp thống kê: Phương pháp này được áp dụng trong quá trình khảo sát văn liệu để từ đó có thể đưa ra kết luận khoa học về các phương diện của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986. 4.5. Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để chỉ ra những đóng góp cách tân về nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau Đổi mới với các giai đoạn trước đó. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc ứng dụng lý thuyết tự sự học vào việc tìm hiểu các hiện tượng văn học sau Đổi mới, đặc biệt là ở lĩnh vực tiểu thuyết viết về mảng đề tài chiến tranh. - Luận án cung cấp cái nhìn hệ thống về một số vấn đề của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986. 4 - Luận án khẳng định vai trò, nỗ lực sáng tạo của các nhà văn trong việc cách tân tiểu thuyết trên phương diện nghệ thuật tự sự, qua đó nhận diện thành tựu nghệ thuật của tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ Đổi mới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án có giá trị lý luận và thực tiễn. Luận án là một trong những công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ thống các tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh từ 1986 đến nay. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ sự vận động và đặc trưng thể loại, truyện kể và người kể chuyện, nhân vật và ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986. Luận án được thực hiện thành công sẽ bổ sung thêm nguồn tư liệu cho công tác nghiên cứu khoa học về tiểu thuyết, về văn học chiến tranh nói riêng và văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được triển khai thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Sự vận động và đặc trưng thể loại của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 Chương 3: Truyện kể và người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 Chương 4: Nhân vật và ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Khái lược tình hình nghiên cứu lý thuyết tự sự hiện đại 1.1.1. Những dòng chủ lưu Roland Barthes nói: “Đã có bản thân lịch sử loài người thì đã có tự sự” [135; 12]. Tự sự gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của lịch sử loài người. Quả thật như vậy, ngay từ thời cổ đại, từ Platon, Aristote người ta đã biết phân biệt các loại tự sự: tự sự lịch sử khác tự sự nghệ thuật. Thế kỷ 5 CN, người ta tiếp tục phân biệt tự sự mô phỏng, tự sự giải thích và tự sự hỗn hợp. Tuy nhiên, phạm vi quan tâm lúc đó mới chỉ nằm trong giới hạn của tu từ học. Chỉ đến khoảng những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, khái niệm tự sự học mới bắt đầu khẳng định sự xuất hiện của mình với tư cách là một lý thuyết nghiên cứu các đặc điểm nghệ thuật kể chuyện của văn bản tự sự. Trong suốt một thế kỷ qua, lý thuyết tự sự không ngừng vận động và phát triển, mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn sáng tác. Tổng thuật quá trình nghiên cứu của lý thuyết tự sự hiện đại trên thế giới, nhà lý luận Mỹ Gerald Prince đã chia ra làm ba nhóm, tạo thành những dòng chủ lưu sau: Nhóm thứ nhất chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga như V. Propp, Todorov, Barthes, Remak, Norman Friedman, Northrop Frye, Etienne Souriau… chú ý tới cấu trúc của câu chuyện được kể, đối tượng của trần thuật, trong đó chú ý xây dựng ngữ pháp của tự sự, chức năng của sự kiện, kết cấu logic phát triển của chúng, không đi sâu vào đặc trưng biểu đạt của chất liệu. Nhóm này xem công trình Hình thái học truyện cổ tích thần kỳ Nga (1928) của Propp là cuốn sách mở đầu cho tự sự học cấu trúc luận. Nhóm thứ hai gồm G. Genette, F. Stanzel, Dolezel, S. Lanser… tập trung nghiên cứu sự triển khai của diễn ngôn trần thuật. Họ xem nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ biểu đạt và vai trò của người trần thuật là quan trọng nhất do đó họ tập trung nghiên cứu lời kể, cách kể. Genette đưa ra ba phạm trù của diễn ngôn trần thuật: thời thái (tence) quan hệ với thời gian, ngữ thức (mood) quan hệ với cự ly và góc độ trần thuật, ngữ thái (voice) liên quan đến tình huống, quan hệ người kể và người nhận. F. 6 Stanzel đề ra khái niệm tình huống kể (narative situation). S. Lanser và James Phelan có những phát biểu về mối quan hệ giữa giọng điệu kể và các biện pháp tu từ. Có thể nói lý thuyết tự sự cấu trúc chủ nghĩa là một di sản vô giá để đọc hiểu văn bản tự sự, nó đã cung cấp một hệ thống các khái niệm công cụ rất có hiệu quả để phân tích diễn ngôn tự sự. Tuy nhiên, điểm hạn chế của lý thuyết này là mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả các yếu tố hình thức cấu trúc tự sự trong thế tĩnh tại, khép kín mà chưa đi sâu tìm hiểu cơ chế vận hành của tự sự trong ngữ cảnh tiếp nhận và văn hóa. Nhóm thứ ba với những đai diện tiêu biểu như Gerald Prince, Seymour Chatman, Mieke Bal quan tâm đến phương pháp nghiên cứu tổng thể. Họ cho rằng cấu trúc diễn ngôn và cấu trúc truyện đều quan trọng như nhau nên chủ trương nghiên cứu cả hai mặt. Mieke Bal trong cuốn Tự sự học – giới thiệu về lý thuyết tự sự chia việc kể chuyện làm ba tầng bậc: văn bản trần thuật gồm người kể chuyện hay người trần thuật, lời trần thuật (lời bình luận phi tự sự, lời trực tiếp, lời gián tiếp…); truyện kể gồm trật tự sắp xếp, nhịp điệu, nhân vật, không gian, tiêu cự trần thuật; câu chuyện gồm sự kiện, vai hành động, thời gian, địa điểm. Các khái niệm hạt nhân của mỗi tầng bậc lại gồm nhiều khái niệm bộ phận đan kết, xuyên thấm vào nhau trong chức năng và mục đích kể chuyện. Như vậy, M. Bal đã cung cấp một hệ thống khái niệm khá chặt chẽ có thể làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu tự sự. Lý thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên cho người ta thấy sự phức tạp của cấu trúc tự sự với nhiều vấn đề cần tìm tòi, suy nghĩ: người kể chuyện, điểm nhìn, dòng ý thức, không gian, thời gian của truyện kể, giọng điệu trần thuật… Lý thuyết này không chỉ cho thấy kỹ thuật trần thuật của các thể loại nói chung, các nhà văn nói riêng mà còn cho thấy được truyền thống văn học, văn hóa của mỗi dân tộc. Khi chủ nghĩa giải cấu trúc xuất hiện, một số người vội vàng dự báo tự sự học với tư cách một phân nhánh của chủ nghĩa cấu trúc sớm muộn cũng đi đến hồi kết. Thế nhưng, đến những năm 80 – 90 tự sự học vẫn giữ được niềm hứng thú và theo nhận định của một số học giả Mỹ nó còn được phục hưng và trung tâm của nó hầu như đã chuyển sang Mỹ. Năm 1993, tạp chí Tự sự ra đời. Năm 1994, xuất hiện một loạt công trình về tự sự học của Mỹ. Theo David Herman trong sách Tân tự sự học: “Mười năm trở lại đây, thi pháp tự sự đã có những đổi thay đáng kinh ngạc, đến hôm nay có thể 7 nói tự sự đã phục hưng, nói cách khác tự sự học đã từ giai đoạn kinh điển của chủ nghĩa cấu trúc, một giai đoạn của Sausure vốn khá xa cách với văn học đương đại để bước sang giai đoạn hậu kinh điển” [21; 2-3]. Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, lý luận phê bình văn học đã ghi nhận sự đổi mới, mở rộng đáng kể của tự sự học. Khi tự sự học kinh điển bị công kích bởi chủ nghĩa giải cấu trúc và chủ nghĩa lịch sử, tự sự học hậu kinh điển ra đời. Nếu tự sự học kinh điển coi văn bản tác phẩm là một hệ thống tự thân khép kín, không có liên hệ với bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa thì tự sự học hậu kinh điển lại là một hướng nghiên cứu mở. Nó kết hợp quan niệm phê bình phản ứng người đọc với hướng nghiên cứu văn hóa để nghiên cứu tự sự trong quan hệ với người đọc, ngữ cảnh và với các lĩnh vực tự sự ngoài văn học. Tự sự học hiện nay có nhiều hướng đi mới mẻ. Hướng thứ nhất nghiên cứu đặc trưng chung của tác phẩm tự sự, sự khác nhau về phương tiện và thể loại (văn học, điện ảnh, truyện tranh, báo chí...). Hướng thứ hai chuyển từ phân tích cấu trúc tự sự trừu tượng sang tập trung phân tích cấu trúc tự sự của tác phẩm cụ thể. Trường hợp công trình Mơ hồ và tầng bậc tự sự (1982) của nhà nghiên cứu Israel, bà Rimmon Kenan phân tích các tác phẩm của Hemingway là một ví dụ. Hướng thứ ba là mô hình tự sự học hôm nay có công thức “tự sự học + X”, trong đó nhân tố “X” có thể là chủ nghĩa nữ quyền hay nghiên cứu giới tính, nghiên cứu văn hóa hay nghiên cứu hậu thực dân, nghiên cứu tự sự học tâm lý, tự sự học pháp luật, tự sự học lịch sử (như H. White), tự sự học hậu hiện đại (như M. Coli), tự sự học tu từ (Phelan, Karl Kao)… 1.1.2. Hướng nghiên cứu lý thuyết tự sự ở Việt Nam Ở Việt Nam, những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, lý thuyết về tự sự học mới được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Trần Đình Sử là một trong những người đầu tiên đưa tự sự học vào giới thiệu ở Việt Nam. Năm 2001, hội thảo quy mô toàn quốc về tự sự học đã được tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong bài viết Tự sự học – một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng và Tự sự học không ngừng mở rộng và phát triển, Trần Đình Sử đã hệ thống, khái lược những vấn đề tự sự từ chủ nghĩa hình thức Nga, ngôn ngữ học Saussure, Platon, Aritoste, Tz. Todorov, G. Genette… Qua đó, ông khẳng định vai trò quan trọng của tự sự học. Sau 8 cuộc hội thảo này, nhiều bài tham luận đã được tập hợp và in thành cuốn: Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử (phần 1 và phần 2, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004 & 2008) do Trần Đình Sử chủ biên. Đây là một trong những công trình có ý nghĩa lớn, nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về lý thuyết tự sự học cũng như những ứng dụng trong việc lý giải các hiện tượng văn học cụ thể. Tiếp đó, trong công trình Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử đã xác định vị trí của thi pháp học trong khoa nghiên cứu văn học, đối tượng, phạm trù và phương pháp nghiên cứu thi pháp, ông tập trung đi sâu hệ thống, cắt nghĩa những khái niệm thuộc về trần thuật học như quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian – không gian nghệ thuật, tác giả và kiểu tác giả, tính quan niệm và cấu trúc thể loại, cấu trúc của văn bản trần thuật… Cuối năm 2017, Gs. Ts. NGND Trần Đình Sử cùng với nhóm các nhà nghiên cứu (Trần Ngọc Hiếu, Đỗ Văn Hiểu, La Khắc Hòa…) đã biên soạn và cho ra mắt công trình Tự sự học – Lý thuyết và ứng dụng. Có thể nói, đây là công trình công phu và toàn diện nhất từ trước tới nay về các nội dung cơ bản của tự sự học, một ngành nghiên cứu văn học hiện đại. Nội dung công trình bao gồm ba phần chính: Phần một – Tự sự học kinh điển, gồm 10 chương, trình bày sự phát triển của tự sự học kinh điển, các phạm trù cơ bản của tự sự học kinh điển (Tự sự và mô hình cấu trúc tự sự; Sự kiện, nhân vật và tình tiết truyện; Thời gian trần thuật, không gian trần thuật, văn bản trần thuật…). Phần hai – Tự sự học hậu kinh điển, gồm 7 chương, trình bày sự phát triển của tự sự học hậu kinh điển với bốn hướng nghiên cứu chính: tự sự học tri nhận, tự sự học gắn với phái tính (tự sự học nữ quyền và đồng tính luận), tự sự học tu từ, tự sự học điện ảnh và nghệ thuật thị giác. Phần ba – Tự sự học ứng dụng, gồm 3 chương. Ở phần này, tác giả giới thiệu việc ứng dụng tự sự học trong phân tích tác phẩm tự sự hoặc nghiên cứu loại hình của các thể loại tự sự qua trường hợp ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam. Tìm hiểu các công trình, bài viết về tự sự học chúng tôi nhận thấy có các hướng nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam như sau: Hướng thứ nhất: giới thiệu, dịch thuật lý thuyết tự sự của các học giả nước ngoài. Có thể kể đến các công trình như: Cấu trúc truyện kể của A.L. Greimas (Nguyễn Đức Dân giới thiệu và lược dịch), Tự sự học của M. Bal (Nguyễn Thị Ngọc Minh giới thiệu và lược dịch), Tự sự học của S. Onega & J.A.G. Landa (Lê Lưu Oanh 9 và Nguyễn Đức Nga giới thiệu và lược dịch), Lý thuyết tự sự của H. White (Trần Ngọc Hiếu giới thiệu và lược dịch), Điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và R. Kellogg (Cao Kim Lan giới thiệu), Lý thuyết về người nghe chuyện trong tác phẩm tự sự của G. Prince (Nguyễn Thị Hải Phương giới thiệu và lược dịch), Trần thuật học, nhập môn lý thuyết trần thuật của M. Jahn (Nguyễn Thị Như Trang dịch), roust và lời gián tiếp của G. Genette (Phùng Kiên dịch)… Bên cạnh đó, các tiểu luận quan trọng như Thi pháp học của Tz. Todorov, Cơ sở của kí hiệu học của R. Barthes, Cấu trúc văn bản nghệ thuật của Ju. Lotman cũng được dịch và giới thiệu bởi hai nhà nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh và Lã Nguyên. Ngoài ra phải kể đến những công trình dịch và nghiên cứu diễn ngôn của Trần Đình Sử, Lã Nguyên, Lê Thời Tân, Nguyễn Thị Ngọc Minh… như là nỗ lực kiến giải những thuật ngữ gây tranh luận trong lý thuyết tự sự học hiện nay. Trong công trình hai tập Lý luận phê bình văn học thế giới (Lộc Phương Thủy chủ biên và nhiều tác giả tham gia dịch thuật) đã tuyển dịch một số công trình quan trọng liên quan đến Tự sự học của Tz. Todorov (Hai nguyên tắc của truyện kể), G. Genette (Ngôi, Trật tự). Ngoài ra, công trình Thi pháp văn xuôi của Tz. Todorov (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch) cũng đã tập hợp những bài nghiên cứu liên quan đến truyện kể, đặc biệt trong đó có công trình Ngữ pháp câu chuyện mười ngày. Trung tâm nghiên cứu Quốc học và Nhà xuất bản Văn học đã phối hợp cho ra mắt công trình Những vấn đề văn học phương Tây hiện đại – Tự sự học kinh điển. Đây là công trình dịch thuật những tiểu luận của một số nhà tự sự học (nhóm dịch giả Duy Châu và Xuân Lộc), trong đó đáng chú ý là R. Barthes (Đề dẫn về phân tích kết cấu ngôn ngữ truyện kể), A.J. Greimas (Luận về những thành tố tạo nên sự diễn đạt truyện thần thoại), Tz. Todorov (Những phạm trù của truyện kể văn học), G. Genette (Biên giới của truyện kể), Wayne C. Booth (Khoảng cách và điểm nhìn)… Ban Văn học nước ngoài của Viện Văn học đã thực hiện đề tài Tự sự học, lý luận và ứng dụng, tập trung nghiên cứu tự sự học từ những vấn đề lịch sử, lý thuyết đến ứng dụng ở một số nền văn học như Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và chủ yếu là Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu đầu tiên đã được chọn lựa, giới thiệu trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 9/2010 với chuyên đề Tự sự học. 10 Trần Huyền Sâm là một trong những người có nhiều tâm huyết trong việc đưa bộ môn tự sự học vào giảng dạy và nghiên cứu ở Việt Nam. Bên cạnh công trình biên soạn, giới thiệu lý thuyết tự sự học kinh điển, Trần Huyền Sâm còn có một số bài nghiên cứu về “Ba nhà tự sự học kinh điển của Pháp” (R. Barthes, Tz. Todorov, G. Genette) cùng những công trình quan trọng làm nên diện mạo tự sự học ở Pháp. Ngoài ra, tác giả còn đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị như: Lý thuyết tự sự học kinh điển của G. Genette, Discours du récit (Diễn ngôn truyện kể), Nouveau discours du récit (Diễn ngôn mới về truyện kể). Từ lý luận đến thực tiễn nghiên cứu, tác giả còn vận dụng khá nhuần nhuyễn các phạm trù của tự sự học trong việc giải mã một số hiện tượng văn học ở Việt Nam và thế giới. Biên soạn và nêu ra một cách hệ thống các yếu tố cơ bản của tự sự học có công trình Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX của nhóm những nhà nghiên cứu Nga (I.P. Ilin và E.A. Tzurganova chủ biên – Lại Nguyên Ân, Trần Hồng Vân và Đào Tuấn Ảnh dịch). Đây là một dạng từ điển thuật ngữ về các yếu tố cơ bản của tự sự học, trong đó có trần thuật học. Giới thuyết những thuật ngữ trọng yếu về trần thuật học (chẳng hạn như trần thuật học, các cấp độ trần thuật, các bậc trần thuật, người trần thuật, người nghe chuyện, tiêu cự hóa, các kiểu trần thuật của vai, của tác giả…), các tác giả làm rõ những vấn đề cơ bản của lý thuyết tự sự học một cách có hệ thống. Công trình này là cẩm nang thiết yếu cho những ai muốn tìm hiểu về truyện kể và nghệ thuật cấu trúc truyện kể trong các tác phẩm văn chương. Trong lời giới thiệu công trình Discourse (Diễn ngôn), Sara Mills đã tổng thuật định nghĩa và quan điểm nghiên cứu diễn ngôn của nhiều nhà lý luận, lịch sử phát triển của thuật ngữ, đặc biệt là những tư tưởng cơ bản của Foucault về diễn ngôn… Năm 2013, Lã Nguyên đã biên dịch, giới thiệu “22 đoạn trích” luận bàn về thuật ngữ “diễn ngôn” được rút ra từ công trình Các lý thuyết diễn ngôn hiện đại: phân tích đa ngành. Cuốn sách tập hợp công trình nghiên cứu của các học giả nổi tiếng Bỉ, Hà Lan, Úc, Nga với nội dung tập trung vào hai bình diện: Lý thuyết diễn ngôn của các khuynh hướng, trường phái Âu, Mỹ, Nga và Phân tích các loại diễn ngôn. Hướng thứ hai: tiếp cận các tác phẩm cụ thể từ góc độ tự sự học hiện đại 11 Ngay từ khi lý thuyết tự sự được đưa vào Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều bài viết có tính cập thời về tình hình sáng tác tác phẩm tự sự, mô hình tự sự, nghệ thuật tự sự của các sáng tác văn học trong nước và nước ngoài qua những phương diện như: kết cấu, điểm nhìn, người kể chuyện, giọng điệu, ngôn ngữ… Nhiều tác giả vận dụng lý thuyết tự sự học hiện đại để nghiên cứu các tác phẩm tự sự dân gian qua các bài viết: Tự sự học với vấn đề nghiên cứu đặc sắc tự sự dân gian Tày qua việc khảo sát liên văn bản một típ truyện kể Tày dạng Tấm Cám (Vũ Anh Tuấn), Hệ thống cấu trúc và sự vận hành cấu trúc của sử thi Êđê (Phan Đăng Nhật), hương thức tự sự chủ yếu của sử thi Đam San (Đỗ Hồng Kỳ), Tự sự trong loại hình trữ tình dân gian (Nguyễn Bích Hà)… Các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu những phương diện của nghệ thuật tự sự qua các tác phẩm văn học trung đại. Tiêu biểu là bài viết Về mô hình tự sự “Truyện Kiều” của tác giả Trần Đình Sử. Tác giả đã vận dụng lý thuyết tự sự của G. Genette và M. Bal để phân tích mô hình tự sự của tiểu thuyết Trung Quốc nói chung, của Kim Vân Kiều Truyện và của Truyện Kiều. Theo ông, mặc dù Nguyễn Du vay mượn cốt truyện từ Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm tài nhân nhưng đã đổi thay mô hình tự sự ngôi thứ ba khách quan kèm bình luận đánh giá thiên về lý trí sang ngôi thứ ba mang tính cảm thụ cá nhân kèm đánh giá, bình luận thấm đẫm cảm xúc chủ quan. Sự sáng tạo này của Nguyễn Du đã đem đến thành công chưa từng có cho Truyện Kiều. Một số bài viết đáng chú ý khác tiếp cận tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài từ lý thuyết tự sự: Nghệ thuật trần thuật trong một số tự truyện tiêu biểu giai đoạn 1930 – 1945 (Nguyễn Thái Hòa), Những đổi mới của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 (Lê Thị Dục Tú), Một phong cách tự sự của Nguyễn Tuân (Nguyễn Thị Thanh Minh), Nghệ thuật tự sự của Ngô Tất Tố trong tiểu thuyết Tắt đèn (Trần Đăng Suyền), Cấu tứ tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Văn Tùng), Về tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất trong văn học phương Tây thế kỷ XVIII (Lê Nguyên Cẩn), Hình tượng người trần thuật trong tác phẩm Người tình của Marguerrite = Duras (Trần Huyền Sâm), Một số hình thức tự sự trong đi tìm thời gian đã mất của Marcel roust (Đào Duy Hiệp)… 12 Nhiều tác giả đã có những thể nghiệm trong việc vận dụng bình diện người kể chuyện, phối cảnh trần thuật, thời gian trần thuật, điểm nhìn trần thuật… vào quá trình tìm hiểu các hiện tượng văn học nổi bật ở Việt Nam và thế giới đem triển khai thành các luận án tiến sĩ, cụ thể như: Nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945 của Nguyễn Thị Hường, Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Thái Phan Vàng Anh, Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 dưới góc nhìn tự sự học của Nguyễn Văn Hùng, Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng của Đỗ Phương Thảo, Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000 của Mai Hải Oanh, Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự (qua các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 -1995) của Lê Thị Tuyết Hạnh, Tiểu thuyết Vũ Trọng hụng nhìn từ lý thuyết thời gian tự sự của G. Genette của Nguyễn Mạnh Quỳnh, Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm của Yasunary Kawabata của Đào Thị Thu Hằng, Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi của A.S. ushkin của Thành Đức Hồng Hà, Những cách tân nghệ thuật trong truyện của A. . Sêkhôp của Nguyễn Thị Minh Loan, Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honore de Balzac của Lê Nguyên Cẩn… Như vậy, cho đến ngày nay, khuynh hướng nghiên cứu dưới góc độ tự sự học ngày càng nhiều, trong đó không ít những công trình có sự tìm tòi, đột phá đáng chú ý. Ở Việt Nam, ngoài những tác phẩm dịch thuật ít có công trình nghiên cứu sâu về nghệ thuật trần thuật từ phương diện lý thuyết. Thực tế này đòi hỏi những nhà nghiên cứu tương lai cần cố gắng hơn nữa trong việc tạo ra những công trình nghiên cứu hay vận dụng lý thuyết tự sự học một cách chuyên sâu và hệ thống hơn để phù hợp với thực tiễn phát triển của văn học nước nhà. 1.1.3. Nghệ thuật tự sự và những vấn đề trọng tâm 1.1.3.1. Nghệ thuật tự sự (art of narrative) Kể từ khi lý thuyết tự sự manh nha xuất hiện từ trường phái Hình thức Nga cho đến nay, lý thuyết tự sự không hề bị lỗi thời, không hề cũ mà vẫn tiếp tục có những đóng góp hữu ích cho nghiên cứu văn xuôi, nhất là tiểu thuyết. Các vấn đề liên quan đến nghệ thuật tự sự/ nghệ thuật trần thuật vẫn luôn nhận được sự quan tâm thích đáng. 13 G.N. Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học đã khẳng định “Đóng vai trò quyết định trong loại văn học tự sự (…) là sự trần thuật, tức là một câu chuyện về các sự kiện xảy ra, được kể từ phía người khác” [38; 66]. Roger Webster trong công trình Dẫn luận nghiên cứu lí luận văn học cũng cho rằng “nghiên cứu lí luận kể chuyện được biết đến như là tự sự học: nghiên cứu một cách hiệu quả ngữ pháp của kể chuyện (grammar of narrative) [206; 49]. Philip Stevick trong cuốn Lí luận tiểu thuyết, mục Nghệ thuật tự sự nhận định: “Cách sử dụng chính xác, cách hòa trộn đúng đắn về khung cảnh (scene), về miêu tả (description) và sự tóm lược (summary) là nghệ thuật kể chuyện hư cấu” [205; 54]. M. Bal trong cuốn Tự sự học: Dẫn luận lý luận tự sự ở chương văn bản: Lời (text: words) xác định: “Một văn bản tự sự là văn bản mà trong đó một tác nhân tự sự kể một câu chuyện”. Kỹ thuật tự sự “là tất cả các kỹ thuật được dùng để kể một câu chuyện” [203; 19]. Tác giả Manfred Jahn với công trình Trần thuật học – Nhập môn lý thuyết trần thuật học công bố vào ngày 20/07/2003, đăng tải trên trang web http://www.uni-koeln đã xây dựng một hệ thống những khái niệm nền tảng về truyện kể và chỉ ra cách sử dụng chúng khi phân tích tác phẩm. Những định nghĩa này được dựa trên một loạt bài nhập môn cổ điển như cấu trúc của trần thuật, kể chuyện tiêu điểm và tình huống trần thuật, thì, thời và thức trần thuật, nhân vật và diễn ngôn… Những vấn đề thi pháp của truyện (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000) của Nguyễn Thái Hòa là một công trình bước đầu nghiên cứu khá toàn diện những phương diện cơ bản nhất của truyện kể và nghệ thuật tổ chức truyện. Nguyễn Thái Hòa xác lập rõ khái niệm truyện kể và người kể chuyện từ sự phân biệt giữa “truyện” và “chuyện”, giữa “người kể” và “cái được kể”. Tác giả cũng đề cập đến lời kể, các cấp độ diễn ngôn (trong đó có diễn ngôn tự sự), giọng kể (trong sự phân biệt với giọng văn, trong tương quan với điểm nhìn của người kể, thời gian kể). Nguyễn Thái Hòa đã dẫn Genette, đưa vào các thuật ngữ về thời gian tự sự của Genette để làm sáng tỏ vấn đề thời gian của truyện, mối quan hệ giữa thời gian kể và điểm nhìn… Đặng Anh Đào trong bài Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam – một vài hiện tượng đáng lưu ý [135; 170] đã đưa ra một số nhận xét về đặc điểm của diễn ngôn tự sự, vai trò của huyền thoại, sự xuất hiện và phát triển của tiểu thuyết. Bài viết giới 14 hạn về một vài hiện tượng nổi bật của sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam trong quan hệ so sánh với các nước khác. Như vậy, nghệ thuật tự sự tức nghệ thuật kể chuyện là một khái niệm có nội hàm rộng lớn được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận, giới thuyết bao gồm rất nhiều phương diện: truyện kể, nhân vật, người kể chuyện, kết cấu, ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật… Việc lựa chọn những phương diện nào để nghiên cứu là tùy thuộc vào ý định của nhà nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát đề tài “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau 1986” chúng tôi nhận thấy các phương diện có thể khai thác hòng làm nổi bật đặc trưng nghệ thuật kể chuyện của các nhà văn giai đoạn này là vấn đề truyện kể, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật. 1.1.3.2. Truyện kể (sujet) Trong sách Nghệ thuật thơ ca, Aristote lần đầu tiên đưa ra khái niệm muthos, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chuyện, câu chuyện, cũng có khi dịch là cốt truyện. Các sách lí luận văn học, do phần nhiều sử dụng giáo trình của Nga nên cách dịch thuật ngữ sujet vừa có nghĩa là truyện kể, vừa có nghĩa là cốt truyện. Với lý thuyết tự sự học hiện đại, vấn đề này được quan tâm đúng nghĩa hơn, tuy nhiên cũng không phủ nhận những kiến giải của các nhà hình thức Nga mặc dù sơ lược nhưng vẫn có cơ sở khoa học. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong công trình Dẫn luận Thi pháp học văn học ở chương VIII – Cấu trúc và tính nội dung của truyện kể, đã khai mở cho chúng tôi những kiến thức cần thiết về vấn đề này. Đầu tiên, ông phân biệt thuật ngữ câu chuyện, cốt truyện, truyện kể theo quan niệm truyền thống và hiện đại, khẳng định lựa chọn thuật ngữ truyện kể đáp ứng đầy đủ tính chặt chẽ của lý thuyết tự sự. Thứ hai, ông tìm hiểu cấu trúc của truyện kể, cơ chế biểu hiện ý nghĩa của truyện kể từ lý thuyết motif, lý thuyết chức năng, lý thuyết chủ đề, lý thuyết ngữ pháp đến lý thuyết sự kiện; Tính quan niệm của sự kiện trong tương quan với câu chuyện, tương quan giữa câu chuyện và truyện kể. Song song với đó, chúng tôi cũng tìm hiểu vấn đề truyện kể qua chuyên luận Lí luận văn học Nga hậu Xô Viết và các bài dịch của Lã Nguyên từ nguồn https://languyensp.wordpress.com. Trong bài Khái niệm truyện kể (sujet), ông viết 15 “những công trình nghiên cứu truyện kể (sujet) dựa vào chất liệu cổ đại đều không thể phân biệt truyện kể (sujet) và cốt truyện (fibula), cũng như không thể xáo trộn truyện kể (sujet) với trần thuật” [103], từ đó ông đưa ra cách dịch thuật ngữ truyện kể theo quan niệm của N. D. Tamarchenko. Xuất phát từ những quan niệm của các nhà hậu cấu trúc luận Pháp, ta có thể phân chia truyện kể thành các biến thể truyện thử thách và truyện trưởng thành. Đồng thời, loại hình truyện kể sẽ gắn với sơ đồ cấu trúc phổ quát giữ vai trò chủ đạo trong đó được tổ chức theo kiểu xâu chuỗi hay tăng cấp. Ở mục II. Lí thuyết truyện kể theo hướng kí hiệu học văn hóa của Y.M. Lotman trong chuyên luận của mình, Lã Nguyên khẳng định, Lotman đã phát triển một cách độc đáo lý thuyết kiến tạo truyện kể có truyền thống từ Trường phái hình thức Nga, lý thuyết của ông rất gần gũi với quan niệm về tính tự sự của M. Bakhtin, G. Genette, W. Schmid… Lotman đã có nhiều đóng góp cho ngành tự sự học, đặc biệt là những nghiên cứu chuyên sâu về truyện kể dưới nhiều góc độ: Kí hiệu quyển và vấn đề truyện kể, Cái chết như là vấn đề của truyện kể, Nguồn gốc truyện kể dưới sự soi sáng của loại hình học… 1.1.3.3. Người kể chuyện (narrator) Người kể chuyện là một phương diện quan trọng của lý thuyết tự sự, tìm hiểu người kể chuyện sẽ giúp ta hiểu được phương diện chủ thể của tác phẩm tự sự một cách sâu sắc và trọn vẹn hơn. Cuốn Từ điển phong cách học (A dictionary of stylistics) của Katie Wales nhận định “người kể chuyện là người kể một câu chuyện hoặc thực hoặc hư cấu” [63; 316]. M. Bal cũng khẳng định “Người kể chuyện là khái niệm trung tâm nhất trong việc phân tích văn bản tự sự. sự nhận diện người kể chuyện, cấp độ đối với nó và cách thức mà trong đó sự nhận diện ấy được chỉ ra trong văn bản và những sự chọn lựa mà được ngầm ẩn, mang lại cho văn bản tính cách đặc biệt của nó” [203; 16]. Trong bài viết Người kể chuyện trong văn xuôi (Tạp chí Văn học nước ngoài số 5/2008) Lê Phong Tuyết đã nghiên cứu hệ thống và toàn diện về vấn đề người kể chuyện trong văn học Việt Nam và vấn đề người kể chuyện trong văn học phương Tây. Nhà nghiên cứu cắt nghĩa sáng rõ về người kể chuyện, mối quan hệ của người kể chuyện với các phạm trù khác như tác giả, nhân vật, điểm nhìn, mối quan hệ giữa người kể chuyện và diễn ngôn trần thuật, người kể chuyện và miêu tả trong truyện kể, người kể chuyện và lời kể… 16 Đỗ Hải Phong với Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại [135; 116] đã chỉ ra tính chất cực đoan của các nhà tự sự học khi tách biệt mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả thực tế (chủ thể sáng tạo), xem người kể chuyện là một yếu tố thuần túy hình thức. Đây là một bài viết có nhiều đóng góp khi đã chỉ ra người kể chuyện trung gian động là một trong những loại hình tượng người kể chuyện thực hiện tốt nhất hình thức tạo khoảng cách phát sinh giữa tác giả và thế giới được miêu tả trong mạch trần thuật. Đặng Anh Đào trong bài Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện [136; 169] cũng quan tâm tới vấn đề người kể chuyện, mối liên hệ giữa điểm nhìn và người kể chuyện, khái niệm về giọng điệu kể chuyện. Nguyễn Thị Hải Phương cũng bước đầu xác lập khái niệm người kể chuyện thông qua sự phân biệt nó với người kể chuyện thực tế trong đời sống, với nhân vật và với tác giả qua bài viết: Người kể chuyện – Nhân vật mang tính chức năng trong tác phẩm tự sự [136; 196]. Tiếp đó, trong công trình Tự sự học – Lý thuyết và ứng dụng, Trần Đình Sử cùng Nguyễn Thị Hải Phương đã dành hẳn một chương để viết về Người kể chuyện và loại hình của nó. 1.1.3.4. Điểm nhìn Thuật ngữ điểm nhìn được dịnh danh bằng nhiều từ khác nhau trong các tài liệu, chẳng hạn: viewpoint, view, point of wiew, vision… Thực tế cho thấy, các nhà lý luận phê bình cũng sử dụng rất nhiều những thuật ngữ khác nhau để cùng nói về khái niệm này. Nhưng dù được gọi tên như thế nào thì tựu chung họ vẫn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng, vị trí, vai trò của nó trong việc tạo dựng, xác lập mô hình cấu trúc tác phẩm, luôn xem nó là một phần hiển nhiên, không thể thiếu của nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện. Tác giả Cao Kim Lan trong bài viết Lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và R. Kellogg [78] đã dựa vào cuốn Bản chất của tự sự (The nature of Narrative, Oxford University, tái bản 1968) để giới thiệu về điểm nhìn nghệ thuật, sự chi phối của điểm nhìn trong truyện kể, vấn đề quyền năng của người kể chuyện, cách phân loại các kiểu điểm nhìn: điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của người đọc theo quan điểm của R. Scholes và R. Kellogg… Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học văn học, phần Điểm nhìn trong văn bản đã tóm lược những giới thuyết về khái niệm này của các học giả nước ngoài 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan