Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Nghị luận văn học

.PDF
137
3003
131

Mô tả:

Tài liệu dành cho giáo viên và học sinh ôn thi đại học File word, pdf NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Môn: Ngữ Văn Tài liệu gồm: 137 trang với 57 bài nghị luận văn học http://www.tailieuonthi.vn 1 MỤC LỤC 1. Đề bài: Nghệ thuật đặc sắc trong “Chí Phèo” 2. Đề bài: Tóm tắt sự nghiệp của Nam Cao trước và sau cách mạng 3. Đề bài: Những đặc sắc nghệ thuật của “Đời thừa” 4. Bình luận cách kết thúc chuyện chí phèo 5. Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao. 6. Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo (truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm nổi rõ bi kịch của nhân vật này. 7. Đề bài: Trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao và chứng minh rằng Nam Cao đã thực hiện triệt để những quan điểm ấy trong sáng tác của mình. 8. Phân tích hai tấn bi kịch tinh thần của Hộ - người trí thức nghèo trong xã hội cũ, từ đó chỉ ra tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao. 9. Đề bài: Tóm tắt sự nghiệp sáng tác văn học của Vũ Trọng Phụng. 10. Đề bài: Giới thiệu khái quát Hàn Mặc Tử và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. 11. Phân tích khổ thơ (4 câu) đầu trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử: 12. Đề bài: Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử 13. Phân tích khổ thơ sau đây trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. 14. Đề bài: Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử 15. Phân tích khổ thơ sau đây trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. “Mơ khách đường xa, ….. ai biết tình ai có đậm đà” 16. Đề bài: Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài 17. Đề bài: Sức sống tiềm tàng của Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. 18. Đề bài: Phân tích giá trị nội dung và nêu những nét chính về nghệ thuật của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. 2 19. Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm cưởi trói cho A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài”. 20. Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của 21. Đề bài: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành để giải thích tại sao tác giả đặt tên cho truyện của mình như vậy? 22. Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. 23. Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. 24. Đề bài: Tóm tắt tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành 25. Đề bài: Nêu những nét chính về thân thế, tiểu sử của nhà thơ Tố Hữu 26. Đề bài: Nêu những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu 27. Đề bài: Hãy trình bày những chặng đường thơ của Tố Hữu (Tố Hữu có những chặng thơ tiêu biểu nào gắn liền với từng chặng đường cách mạng của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trình bày ngắn gọn nội dung chính của các tập thơ đó). 28. Tố Hữu – người mở đường của nền thơ Cách mạng Vũ Quần Phương 29. Phân tích – Bình giảng bài thơ Từ ấy 30. Tây Tiến - Quang Dũng Đề bài: Nêu hoàn cảnh sáng tác và bút pháp nghệ thuật bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng 31. Tây tiến – Quang Dũng Đề bài : Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! ... Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. 32. Tây tiến – Quang Dũng Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ….. Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (Ngữ văn 12, tập 1, tr.89) 33. Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc …. Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” (Ngữ văn 12, tập I, tr.89) 34. Đề bài: Phân tích hình tượng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp trong tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng và “Đồng chí” của Chính Hữu. 35. Đề bài: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng. 3 36. Đề bài: “Xét về phương diện nghệ thuật, cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng là hai nét đặc sắc cơ bản bao trùm bài thơ”. Em hãy phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng để làm sáng tỏ nhận dịnh trên. 37. Đề bài: Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài “Tây Tiến”của Quang Dũng. 38. Đề bài: Trình bày một cách ngắn gọn và đầy đủ những nét chính của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. 39. Đề bài: Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh 40. Đề bài: Nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh 41. Đề bài: So sánh sự giống nhau và khác nhau cơ bản của hai tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành và "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi. 42. Đề bài: Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân đều viết về tình cảnh người nông dân trước Cách mạng 43. Đề bài: Phân tích bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" của Thanh Thảo 44. Phân tích, bình giảng đoạn: “Những người vợ……. hoá núi sông ta” 45. Đề bài: Phân tích đoạn: “Khi ta lớn… có từ ngày đó”. 46. Tư tưởng “ Đất nước của nhân dân” trong đoạn trích của Trường ca “ Mặt đường khát vọng”. 47. Đề bài: Trình bày cảm nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" 48. Đề bài: Những nét đặc sắc về nghệ thuật “Vợ nhặt” 49. Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích giá trị hiện thực đặc sắc trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân 50. Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. 51. Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. 52. Đề bài: Trình bày những nét chính về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân 53. Đề bài: Phân tích “Chiều tối” để làm nổi bật nét cổ điển, hiện đại. 54. Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh 55. Đề bài: Phân tích đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong trích đoạn Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. 56. Đề bài: Phân tích đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ triết lí sống “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn 4 được là tôi toàn vẹn”. 57. Đề bài : Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh 1. Đề bài: Nghệ thuật đặc sắc trong “Chí Phèo” “Chí Phèo” thật sự là một kiệt tác, thể hiện đầy đủ nhất tài năng nghệ thuật xuất sắc, độc đáo của nhà văn Nam Cao. 1. Bút pháp điển hình hoá đạt tới trình độ bậc thầy trong xây dựng nhân vật. Nam Cao có biệt tài trong việc miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật. Tác giả có khả năng trong việc miêu tả tâm lý phức tạp của nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc rất sống động, có cá tính độc đáo. Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình nghệ thuật bất hủ. Họ vừa tiêu biểu cho một loại người có bề dày xã hội, vừa là những con người rất cụ thể, có sức sống nội tại mạnh mẽ. a. Khác với những nhân vật của một số nhà văn đương thời có chức năng chủ yếu là khái quát tính cách nhân vật. “Chí Phèo” của Nam Cao đã khái quát một hiện tượng phổ biến đã trở thành quy luật trong xã hội lúc bấy giờ; hiện tượng những người nông dân nghèo lương thiện do bị áp bức bóc lột đè nén nặng nề bị đẩy vào con đường tha hoá lưu manh. b. Tuy nhiên nhân vật của Nam Cao còn thể hiện như một nhân vật có cá tính hết sức độc đáo, không lặp lại, vừa đa dạng vừa thống nhất. Chí Phèo vừa là kẻ bán rẻ cả nhân tính, nhân hình để tồn tại, vừa là kẻ dám thủ tiêu sự sống của mình khi nhân phẩm đã trở về. Chí Phèo vừa là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một thằng triền miên chìm trong cơn say đến mất cả lý trí, vừa là kẻ khao khát lương thiện, muốn làm hoà với mọi người, vừa là một kẻ nô lệ thức tỉnh, một đầu óc sáng suốt nhất, tỉnh táo nhất của làng Vũ Đại khi đặt ra những câu hỏi có tầm khái quát sâu sắc về quyền được làm người lương thiện đến mức Bá Kiến cũng phải ngạc nhiên, Chí Phèo vừa là kẻ cố cùng, vừa là người tự xưng “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta” 2. Nghệ thuật trần thuật kể truyện linh hoạt tự nhiên phóng túng mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn hồi tưởng, liên tưởng tạt ngang, tưởng như lỏng lẻo mà thực sự rất tự nhiên, hợp lý, hấp dẫn. 3. Ngôn ngữ của Nam Cao cũng đặc biệt tự nhiên, sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ của tác giả, vừa là ngôn ngữ của nhân vật, nhiều giọng điệu đan xen, tạo nên một thứ ngôn ngữ đa thanh đặc sắc. “Chí Phèo” đánh dấu một trình độ phát triển mới của văn học và nghệ thuật viết truyện ở nước ta. 5 2. Đề bài: Tóm tắt sự nghiệp của Nam Cao. Bài Làm Trên bầu trời dòng văn học hiện thực phê phán, vào giai đoạn cuối (1939 – 1945), Nam Cao (1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã nổi bật lên như một ngôi sao long lanh toả sáng. Sự nghiệp văn học Nam Cao có thể chia làm hai giai đoạn: A. Trước Cách mạng: 1. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nam Cao đã mơ ước sáng tác. Những tác phẩm của ông lúc này còn mang nặng khuynh hướng lãng mạn, thoát ly, thi vị hóa hiện thực mà sau này ông đã tự phê phán cho đó là thứ văn chương như “ánh trăng lừa dối”. Ông kí các bút danh: Thuý Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê, Nguyệt… Chỉ mãi đến năm 1941, khi kiệt tác “Chí Phèo” ra đời, Nam Cao mới chuyển hẳn sang trường phái hiện thực theo con đường nghệ thuật “vị nhân sinh” để kế tục những tên tuổi lừng danh như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… 2. Những sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng tám tập trung vào hai đề tài chính: - Cuộc sống của những người tiểu tư sản nghèo. - Cuộc sống của những người nông dân cùng khổ. Dù viết về đề tài nào thì điều mà Nam Cao quan tâm trước tiên và day dứt nhất là tình trạng con người bị tha hoá và bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị huỷ hoại cả nhân tính trong xã hội phi nhân đạo đương thời. 3. Về đề tài trí thức tiểu tư sản, đáng chú ý là các truyện ngắn: “Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Nước mắt”, “Quên điều độ”, “Những chuyện không muốn viết”… và tiểu thuyết “Sống mòn” (1944). Trong những tác phẩm này, Nam Cao đã miêu tả hết sức chân thực và cảm động tình trạng nghèo khổ, sống dở chết dở của người trí thức nghèo. Trong đó, tác giả đặc biệt đi sâu vào những tấn bi kịch tâm hồn họ. Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của những con người có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm; có hoài bão lớn về một sự nghiệp tinh thần cao cả, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và cuộc sống tàn nhẫn đầy rẫy bất công đẩy vào cảnh “Đời thừa”. Phê phán cái xã hội phi nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống và tàn phá tâm hồn con người, Nam Cao đồng thời cũng thể hiện niềm khao khát hướng tới cuộc sống đẹp đẽ xứng đáng với con người. 6 4. Ở đề tài người nông dân: là nhà văn sinh ra và lớn lên nơi chốn bùn lầy, nước đọng, Nam Cao hiểu biết khá sâu sắc về cuộc sống những con người thấp cổ bé họng này. Ông đã để lại chừng 20 truyện ngắn có giá trị về đề tài này, đáng chú ý là : “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Nghèo”… “Trẻ con không được ăn thịt chó”,… “Dì Hảo”. Qua những tác phẩm trên, Nam Cao vừa mô tả một cách thấm thía và cảm động những số phận tăm tối hẩm hiu bị tha hoá, bị lăng nhục của người nông dân, vừa kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo đã tàn phá cả thể xác lẫn linh hồn của họ, đồng thời phát hiện và khẳng định: phẩm chất lương thiện đẹp đẽ của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như tối tăm và cằn cỗi đó. Chiều sâu của ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Nam Cao chính là ở đấy. 5. Nam Cao đã không thấy được khả năng đổi đời của người nông dân và triển vọng xã hội. Tuy vậy, trong truyện ngắn “Điếu văn” (1944), Nam Cao đã có lời chào đón chân thành, tha thiết tia sáng bình minh đang bừng dậy ở chân trời “Cuộc đời không thể cứ mù mịt mãi mãi thế này đâu… một rạng đông đã báo rồi!”. B. Sau Cách mạng: 1. Nam Cao là một trong ít nhà văn đến với Cách mạng từ đầu. Năm 1948, ông được kết nạp vào Đảng. Ông tham gia hội văn hoá cứu quốc, tích cực hoạt động Cách mạng kháng chiến. 2. Nam Cao được xem là một trong những cây bút tiêu biểu nhất trong những năm đầu của kháng chiến chống Pháp. Thời kì này ông viết được nhiều tác phẩm có giá trị như nhật kí “Ở rừng” (1948), “Chuyện biên giới” – ký sự. Đặc biệt là truyện ngắn “Đôi mắt”, xứng đáng là một tuyên ngôn nghệ thuật của tầng lớp văn nghệ sĩ, tiểu tư sản theo kháng chiến. 3. (Phong cách) Nam Cao có biệt tài trong việc miêu tả, phân tích tâm lý con người. Ngôn ngữ của Nam Cao sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Ông có ngòi bút vừa tỉnh táo, vừa sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao vừa hết sức chân thực, vừa thấm đượm ý vị, triết lí, trữ tình. Kết luận: - Năm 1951 trên đường về quê công tác, ông bị kẻ thù phục kích giết chết giữa khi tài năng đang độ nở rộ. Nam Cao ngã xuống trong tư thế người nghệ sĩ - chiến sĩ. Ông hoạt động văn học chỉ trên dưới mười năm nhưng đã để lại một sự nghiệp văn học lớn lao. Nam Cao được đánh giá là nhà văn đứng ở vị trí hàng đầu trong nền văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX và xứng đáng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật - đợt I năm 1996. - Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lý tưởng nhân đạo, lý tưởng Cách mạng, và sự hi sinh anh dũng của Nam Cao mãi mãi là một tấm gương cao đẹp của nhà văn - chiến sĩ. 7 3. Đề bài: Những đặc sắc nghệ thuật của “Đời thừa” a/ Cách xây dựng truyện rất tự nhiên, dung dị nhưng vẫn gây được ấn tượng sâu đậm và tạo được hiệu quả nghệ thuật cao. Cách dẫn chuyện linh hoạt, phóng túng mà vẫn nhất quán chặt chẽ. b/ Xây dựng thành công một nhân vật thuộc loại nhân vật tư tưởng (nhân vật vấn đề - Hộ) nhưng vẫn có tính cách, cá tính và bản chất xã hội c/ Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý đạt đến bậc thầy. Nam Cao đã phân tích rất sâu sắc, tinh tế những giằng xé trong tâm sự nhân vật. Trước hết là những day dứt của Hộ về nghề nghiệp… Sau nữa là những dằn vặt của Hộ về nhân cách. Hộ vốn là người nhân hậu, vị tha, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không vứt bỏ tình thương làm một kẻ tàn nhẫn. Nhưng khi rơi vào khủng hoảng quẫn bách, anh đã trút hết nỗi uất ức, buồn bực lên đầu vợ con, gây đau khổ cho người mà mình hết lòng yêu thương rồi sau đó tự dày vò, ân hận vì chính điều đó. - Nam Cao đã khéo léo tạo tình huống đầy kịch tính để đẩy xung đột nội tâm nhân vật đến đỉnh điểm. Hộ rời vào một mâu thuẫn không thể điều hoà giữa sống với hoài bão nghệ thuật và sống theo nguyên tắc tình thương. Hộ luôn luôn rơi vào bế tắc. Điều đó làm cho anh lâm vào cái vòng luẩn quẩn: khát vọng -> thất vọng -> nhẫn tâm -> hối hận –> khát vọng -> thất vọng… (vòng luẩn quẩn). d/ Ngôn ngữ và giọng văn rất đặc sắc. Nam Cao rất linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ để miêu tả nội tâm nhân vật. Có đoạn, nhà văn dùng lời kể chuyện để miêu tả nội tâm, có đoạn nhà văn dùng lời kể để miêu tả tâm lý nhân vật “hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng thời”; có khi là lời nhân vật tự biểu hiện nội tâm mình “Ta đành bỏ phí một vài năm để kiếm tiền”; có khi vừa là lời người kể, vừa là lời từ nội tâm nhân vật “Khốn nan thay cho hắn. Chao ôi!”. Tất cả đã góp phần diễn tả sinh động tâm lý nhân vật 8 4. Đề bài: Trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã kết thúc như sau: “Và nhớ lại những lúc năn nằm với hắn, thị đã nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng: - Nói dại, nếu mình chửa, giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào? Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại…”(Ngữ văn 11, tập 1, tr. 155) Anh (chị) hãy bình luận cách kết thúc nói trên. Đáp án - Hướng dẫn làm bài 1. Giới thiệu vài ba dòng về tác giả, tác phẩm và chi tiết kết thúc “Đột nhiên chị thấy … vắng người qua …” 2. Cách kết thúc này đã bộc lộ sự hạn chế của tác phẩm, và các nhà văn hiện thực phê phán nói chung, Nam Cao nói riêng, do chưa nắm được chân lí cách mạng, chưa thấy được khả năng đổi mới của người lao động nghèo khổ và triển vọng của xã hội, nên họ thường có cái nhìn bi quan về đời sống. Một chị Dậu đẹp người đẹp nết và tiềm tàng sức sống mãnh liệt mà kết thúc tác phẩm cũng phải “chạy ra ngoài trời, trời tối đen như mực, như cái tiền đồ của chị”. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; một anh Pha đã dám dùng đòn càn phang vào đầu Nghị Lại mà kết cục cũng phải rơi vào “Bước đường cùng” và tương lại là một cái nhà tù tăm tối - (“Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan). Cách kết thúc vòng tròn khép kín của văn học hiện thực phê phán rõ ràng khác với cách kết thúc trong tác phẩm văn học cách mạng về sau này như “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), “Vợ nhặt” (Kim Lân). Các nhà văn cách mạng đã chỉ ra được con đường sống cho người nông dân và khẳng định một quy luật: khi rơi vào tình trạng cùng đường thì họ sẽ hướng tới cách mạng. 3. Kết thúc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đầy ám ảnh không chỉ tạo nên một kiểu kết thúc khép kín, đầu cuối tương ứng mà còn để lại một nỗi day dứt và bi thương trong lòng độc giả. “Cái lò gạch cũ” đầu tác phẩm là nơi mở đầu một số phận, một kiếp người đau khổ đầy bi kịch thương tâm. Hình 9 ảnh “cái lò gạch cũ” ở cuối tác phẩm không phải là một hình ảnh thực mà là một hình ảnh tưởng tượng nói lên rằng: “Rất có thể từ cái lò gạch cũ ấy, Thị Nở lại cho ra đời một Chí Phèo con ngỗ ngược hơn bố nó để nối nghiệp. Điều ấy chưa có gì đảm bảo, nhưng có điều chắc chắn rằng chừng nào còn tồn tại xã hội “người ăn thịt người”, thì chừng ấy còn tồn tại hiện tượng Chí Phèo”. Nghĩa là Chí Phèo chết, nhưng hiện tượng Chí Phèo chưa chấm dứt (Hiện tượng Chí Phèo là hiện tượng hàng vạn người nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và khi ý thức nhân phẩm trở về thì lại bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt để phải tìm đến cái chết thảm thương). Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm được toát ra từ một chi tiết giản dị như thế. Qua chi tiết này, Nam Cao lúc đó hình như cảm thấy số phận người nông dân cứ rơi vào một vòng luẩn quẩn “Con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào” không lối thoát. Kết luận: Văn hào Banzac đã từng phát biểu: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết là lá, hình tượng là cành. Hiểu như vậy, chúng ta thấy chi tiết độc đáo và giàu ý nghĩa thẩm mĩ nói trên đã dệt nên màu sắc cho hình tượng Chí Phèo và góp phần làm nên sắc xanh ngời cho tác phẩm của Nam Cao mãi với thời gian. 5. Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao. Đáp án - Hướng dẫn làm bài Các ý chính: I. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 1. Giới thiệu khái quát về Nam Cao (1915 - 1951) 2. Hoàn cảnh, xuất xứ của “Chí Phèo” 3. “Chí Phèo” trở thành một kiệt tác chính là nhờ ở giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ của tác phẩm. II. Giải thích khái niệm Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản nhất của tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người; đồng thời tác phẩm cũng đã đứng về phía các nạn nhân mà lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc, quyền sống và phẩm giá của con người. III. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” 10 Trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã dành cho người nông dân mà ông từng gắn bó những tình cảm nhân đạo rất sâu sắc và rộng lớn. 1. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ở đây trước hết được biểu hiện ở chỗ đã khám phá ra nỗi khổ bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người của người lao động lương thiện. Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với nỗi khổ đó. 2. Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người lao động lương thiện: Làm thế nào để cho con người được sống một cuộc sống xứng đáng trong cái xã hội vùi dập nhân tính ấy; hãy tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn. 3. Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” còn thể hiện qua thái độ lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động (bọn thống trị độc ác; nhà tù thực dân; những thành kiến, định kiến vô nhân đạo). 4. Tư tưởng nhân đạo đặc sắc, độc đáo của Nam Cao ở đây còn được thể hiện ở thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân. Cao hơn nữa, nhà văn còn khám phá ra những phẩm chất lương thiện của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như u mê, cằn cỗi. a. Những vẻ đẹp ở Chí Phèo - Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện + Khỏe mạnh về thể xác (anh canh điền khỏe mạnh). + Lành mạnh về tâm hồn:  “Một thằng hiền như đất”.  Giàu lòng tự trọng, biết “không thích cái gì người ta khinh”; biết phân biệt giữa tình yêu cao thượng và cảm giác nhục dục thấp hèn. Những lần “bà ba, cái con quỷ cái” bắt hắn làm những việc không chính đáng “hắn thấy nhục, chứ yêu đương gì”. + Hắn đã từng mơ ước rất bình dị: “Có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”, nuôi một con lợn để làm vốn liếng. “Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. - Bị nhà tù xã hội thực dân phong kiến biến Chí thành “con quỷ dữ làng Vũ Đại”, nhưng dưới đáy sâu tâm hồn hắn vẫn lấp lánh ánh sáng nhân phẩm. + Khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đôi: biết yêu thương, biết “say sưa”, “rưng rưng” và “bẽn lẽn” nhận ra hương vị cháo hành “Trời ơi mới thơm làm sao!”. Đó là hương vị của tình người, của tình yêu chân thành, của hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầu tiên Chí Phèo được hưởng. Chí Phèo muốn được sống với Thị Nở: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”. Và khi bị “cắt đứt mối tình”, Chí biết tiếc, biết buồn, biết khóc vầ uất ức, giận dữ. 11 + Khát khao được làm người lương thiện. Chí Phèo “muốn được làm người lương thiện”! “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. “Thị Nở có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lai không thể được. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng… của những người lương thiện”. Điều đó đã có lúc khiến Chí Phèo hồi hộp hi vọng. + Có tinh thần phản kháng: Khi bị Thị Nở cự tuyệt và nhận ra mọi ngỏe đường trở lại xã hội loài người bị chặn đứng, Chí Phèo đã đến thẳng nhà Bá Kiến, vung lưỡi dao căm hờn lên giết chết Bá Kiến kẻ thù khủng khiếp đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của Chí để đòi quyền làm người lương thiện của mình. Sau đó Chí Phèo đã tự sát vì tuyệt vọng, vì Chí không muốn sống tăm tối, tủi nhục như kiếp sống thú vật nữa. Dựng lên một hình tượng người nông dân bị tha hóa, “một con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, Nam Cao không hề có ý định bôi nhọ người nông dân, trái lại đã dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ, trong khi họ đã bị rách nát cả hình hài lẫn tâm hồn. Điều đó chứng tỏ con mắt nhân đạo của Nam Cao rất sâu sắc, mới mẻ và “tinh đời”. b. Những vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở - Tư tưởng nhân đạo độc đáo và mới mẻ của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” còn được biểu hiện ở việc phát hiện ra vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở. + Dưới ngòi bút của Nam Cao, Thị Nở đã trở thành người phụ nữa rất giàu tình thương. Đằng sau cái bề ngoài xấu xí và tính khí “dở hơi” còn ẩn chứa một trái tim nhân hậu. Khi Chí Phèo bị ốm, Thị Nở đã chăm sóc tận tình… Với bàn tay dịu dàng, ấm nóng nhân tình của người phụ nữa, Thị đã mang đến cho Chí một bát cháo hành còn “bốc khói”. Chính bát cháo hành ấm nóng tình người ấy đã đánh thức dậy nhân tính của Chí Phèo. + Cũng như những người phụ nữ khác, Thị Nở rất khao khát tình yêu và hạnh phúc. Cuộc gặp gỡ của hai kẻ khốn khổ đã tạo nên sự đồng cảm và Thị Nở đã yêu Chí Phèo, ước ao được sống chung với Chí. Tình yêu đã làm cho người đàn bà “xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn” ấy biến đổi một cách kì diệu: “Trông thị thế mà có duyệt. Tình yêu làm cho có duyên”. Phát hiện ra điều đó chứng tỏ cái nhìn nhân đạo của Nam Cao có chiều sâu hiếm có. Kết luận “Chí Phèo” là một tác phẩm có giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ. Giờ đây, nền văn học Việt Nam đã bước sang thiên niên kỉ mới, nhìn lại chặng đường đã qua, “Chí Phèo” của Nam Cao vẫn được xếp và hàng kiệt tác trước hết là ở giá trị nhân đạo sâu sắc, độc đáo đó. 12 6. Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo (truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm nổi rõ bi kịch của nhân vật này. Đáp án – Hướng dẫn làm bài 1. Khái quát tác giả, tác phẩm và bi kịch nhân vật a. Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, vừa mới mẻ, độc đáo. Sáng tác của ông trước Cách mạng xoay quanh hai đề tài chính là trí thức tiểu tư sản và người nông dân cùng khổ. Điều làm ông day dứt đến đau đớn là tình trạng nhân cách con người bị hủy hoại. Là nhà văn có biệt tài phân tích tâm lí, Nam Cao đã khám phá ra những diễn biến nội tâm nhân vật vừa tất yếu, vừa bất ngờ rất thú vị. Qua việc tìm hiểu diễn biến tâm trạng Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó. b. “Chí Phèo” là kiệt tác của Nam Cao về đề tài người nông dân và là kết tinh khá đầy đủ cho tài năng của Nam Cao. Tác phẩm đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần của nhân vật chính Chí Phèo. Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp nhau. Thứ nhất, bi kịch bị tha hóa, đầy đọa lăng nhục, từ một con người nông dân lương thiện bị xã hội biến thành một kẻ bất lương, thậm chí thành “con quỷ dữ”. Bi kịch thứ hai là bi kịch bị từ chối quyền làm người. Đoạn mô tả Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời thuộc bi kịch thứ hai. 2. Phân tích cụ thể diễn biến tâm trạng Chí Phèo. a. Trước hết là sự thức tỉnh. Bắt đầu là tỉnh rượu. “Sau những cơn say vô tận”, “bây giờ thì hắn tỉnh” sau đêm gặp Thị Nở, Chí Phèo đã sống lại những cảm xúc đầy nhân tính. Hắn cảm nhận được không gian xung quanh với “cái lều ẩm thấp mới chỉ lờ mờ”. Đặc biệt hắn đã cảm nhận được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống quanh mình: “Tiếng cười nói của những người đi chợ; tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”. Những âm thanh bình dị ấy ngày nào chả có, nhưng xưa nay, vì say hắn bị xã hội làm cho “mù điếc cả tâm hồn”, không nghe được. Giờ đây được Thị Nở làm cho tâm hồn hắn sáng tỏ, thì những âm thanh ấy bỗng vọng sâu vào trái tim hắn như tiếng gọi tha thiết của sự sống. Cùng với sự cảm nhận bức tranh cuộc sống xung quanh, Chí Phèo cũng đã cảm nhận được một cách thấm thía về tình trạng thê thảm của bản thân mình (già nua, cô độc, trắng tay). Đoạn đối thoại của hai người đàn bà đã gợi nhắc cho hắn mơ ước về một gia đình hạnh phúc, bình dị. Nhưng giờ đây, Chí chỉ thấy một thực tại buồn bã, cô đơn:“Chí Phèo dường như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc, điều này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. 13 b. Sau khi tỉnh rượu, Chí Phèo tỉnh ngộ và hi vọng. Chí Phèo ăn bát cháo hành được trao từ bàn tay ấm nóng đầy tình thương của Thị Nở, hắn vô cùng cảm động và thực sự phục sinh tâm hồn. Hắn “rất ngạc nhiên”, “mắt hắn hình như ươn ướt” bỏi vì “đây là lần thứ nhất hán được người ta cho cái gì”. Hắn nhận ra “Trời ơi, chào mới thơm làm sao!”. Hương vị của bát chào hành hay hương vị của tình yêu chân thành và cảm động, hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầut tiên Chí Phèo được hưởng đã đánh thức nhân tính vùi dập bấy lâu?“Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”, mọi người sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng của những con người lương thiện. Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng nhất định sẽ lấy nhau. Câu trả lời của Thị Nở lúc này sẽ quyết định số phận của Chí: được kết nạp lại xã hội loài người hay vĩnh viễn bị đày đọa trong kiếp sống thú vật? Chí Phèo hồi hộp hi vọng. Nhưng cánh của hi vọng vừa hé mở thì đã bị đóng sầm ngay lại. Vì bà cô không cho Thị Nở “đâm đầu” đi lấy “thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Chí Phèo nghĩ ngợi một lát rồi bỗng nhiên “ngẩn người”. Hắn “sửng sốt”. Hắn lôi rượu ra uống. “Nhưng càng uống càng tỉnh ra! Chao ôi! Buồn”. Hắn cứ thoảng lấy hơi cháo hành - hơi của tình yêu hạnh phúc đang sắp tuột khỏi bàn tay cố níu kéo của Chí và “ôm mặt khóc rưng rức”. Đây chính là đỉnh điểm của bi kịch tinh thần trong Chí Phèo. c. Quằn quại trong đau khổ và tuyệt vọng, Chí Phèo lại xách dao ra đi. Nhưng hắn không rẽ vào nhà Thị Nở như đã dự định ban đầu (đến đâm chết con đĩ Nở và con khọm già kia) mà đến thẳng nhà Bá Kiến. Trong cơn say, hắn càng thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi hình người và hồn người của hắn. Chí Phèo đã vung lưỡi dao căm thù lên giết chết Bá Kiến và quay lại tự kết liễu cuộc đời. Chí Phèo chết vì không tìm ra lối thoát, vì xã hội không cho hắn sống. Gấp trang sách “Chí Phèo” lại, ta vẫn nghe văng vẳng đâu đây câu hỏi găy gắt đến tuyệt vọng của Chí: “Ai cho tao lương thiện?”. Đó là “Một câu hỏi lớn. Không lời đáp” còn làm day dứt hàng triệu trái tim người đọc: Làm thế nào để được sống cuộc sống con người trong cái xã hội tàn bạo vùi dập nhân tính ấy? Đấy cũng chính là bi kịch lớn nhất ở nhân vật yêu quý này. Tác phẩm kết thúc, Chí Phèo Chết. Nhưng dường như hiện tượng Chí Phèo - hiện tượng hàng vạn người nông dân lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và khi ý thức nhân phẩm trở về thì bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt vẫn chưa chấm dứt. Chi tiết cái lò gạch bỏ không, vắng người qua lại hiện ra ở cuối tác phẩm khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng, bỗng tưởng tượng ra hình ảnh này đã nói với ta điều gì đó. Kết luận 14 Quá trình diễn biến tâm trạng nói trên của Chí Phèo đã làm nổi rõ bi kịch: “Sinh ra là người mà không được làm người”. Qua đó, Nam Cao đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với khát vọng lương thiện trong con người và sự bế tắc của hiện thực xã hội bấy giờ. 7. Đề bài: Trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao và chứng minh rằng Nam Cao đã thực hiện triệt để những quan điểm ấy trong sáng tác của mình. Đáp án – Hướng dẫn làm bài I. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao Nam Cao (1915 – 1951) không chỉ là một nhà văn hiện thực kiệt xuất có tư tưởng nhân đạo phong phú và sâu sắc, mà còn là nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ và nhất quán. Quan điểm này tuy không được phát biểu trực tiếp dưới dạng chính luận, nhưng đã thể hiện rải rác trong các sáng tác của ông. 1. Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn luôn suy nghĩ về “Sống” và “Viết”. Ban đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu nặng của thứ nghệ thuật lãng mạn thoát li thi vị hóa hiện thực, ông đã sáng tác những bài thơ, truyện tình tâm lí, dễ dãi. Nhưng vốn là một nghệ sĩ chân chính, giàu tính thương yêu quần chúng lao khổ, Nam Cao đã sớm nhận ra thứ văn chương thơm tho đó xa lạ với đời sống lầm than của đông đảo quần chúng nghèo khổ xung quanh. Và ông đã đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chân chính: “ Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ kiếp lầm than”. Theo Nam Cao, người cầm bút chân chính không được “trốn tránh” sự thực mà “cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của cuộc đời…”. 2. Nam Cao chủ trương văn học không phải là chưa đựng nội dung nhân đạo. Tác phẩm văn học có giá trị không chỉ phản ánh sự thực đời sống mà còn phải có giá trị nhân đạo sâu sắc: “ Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn, vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn…” (Đời thừa). 3. Nam Cao coi lao động nghệ thuật là một hoạt đông nghiêm túc, công phu. Đòi hỏi người cầm bút phải có lương tâm, Nam Cao lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn “ Sự cẩu thả bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa). 4. Chủ trương văn học phải miêu tả được hiện thực, phải diễn tả được tiếng long đau khổ của quần chúng, Nam Cao cũng không tán thành loại sáng tác “tả chân”, hời hợt “Chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội”. Ông chủ chương nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi khám phá, đào sâu, tìm tòi và sáng 15 tạo không ngừng. Qua nhân vật Hộ trong “Đời thừa”, Nam Cao đã khẳng định “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một kiểu mẫu đưa cho: Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những cái gì chưa có…”. Sau Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến, Nam Cao say sưa trong mọi công tác, không nề hà lớn nhỏ với ý nghĩ dứt khoát đặt lợi ích cách mạng, dân tộc lên trên hết. Kháng chiến bùng nổ, nhà văn “muốn vứt tất cả đi để cầm lấy súng” như một người công dân yêu nước thật sự. Nam Cao nhủ “sông đã rồi hãy viết” và hăng hái lao mình vòa phục vụ kháng chiến (Phân tích thêm quan điểm nghệ thuật của Nam Cao qua truyện ngắn “Đôi mắt”). Trước sau nhà văn vẫn trung thành với một ý nghĩ “góp sức vào việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn”. Đó là một thái độ đúng đắn, đẹp đẽ nhất của người nghệ sĩ chân chính lúc đó. II. Những quan điểm nghệ thuật 1. Lên án văn chương lãng mạn thoát li, thi vị hóa hiện thực, chống lại quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, tác phẩm của Nam Cao đã phản ánh chân thực bộ mặt của đời sống xã hội. - Bộ mặt tàn bạo, thối nát của bọn thống trị (Chí Phèo). - Đời sống khổ cực lầm than của những người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, tuyệt vọng (Chí Phèo, Lão Hạc…). - Những tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản nghèo (Trăng sang, Đời thừa…). 2. Tác phẩm của Nam Cao chứa chan tinh thần nhân đạo - Các tác phẩm của Nam Cao lên án đanh thép những thủ đoạn bóc lột, những hành vi tội ác của giai cấp thống trị, những thành kiến tồi tệ của xã hội. - Nam Cao bênh vực, khẳng định nhân phẩm của những người lao động ngay cả khi họ có hình hài xấu xí hoặc bị hủy hoại cả nhân tính lẫn thân hình (Chí Phèo). - Ông ca ngợi những tình cảm cao thượng, đẹp đẽ đầy tính vị tha của con người (Trăng sang, Đời thừa). 3. Nam Cao luôn tìm tòi, khám phá, sang tạo những sản phẩm tinh thần độc đáo cả về nội dung lẫn cách biểu hiện. Ông đã tìm được những vấn đề mới mẻ ở ngay những đề tài vốn quen thuộc. - Ở đề tài nông dân, mặc dù sau Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, nhưng Nam Cao vẫn đặt ra một vấn đề hoàn toàn mới. Đó là vấn đề lưu manh hóa một bộ phận nông dân trước Cách mạng. - Ở đề tài trí thức tiểu tư sản, Nam Cao đặc biệt chú ý đến những tấn bi kịch tinh thần của họ. 4. Tác phẩm của Nam Cao là những sản phẩm mẫu mực của một quá trình lao động rất nghiêm túc, công phu. Các tác phẩm của ông như “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đời thừa”, “Sống mòn”, “Đôi mắt” mãi mãi là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học nước nhà. III. Kết luận (đánh giá chung) 16 1. Giữa những xu hướng văn chương thoát li thi vị hóa đời sống hiện thực và chạy theo những thị hiếu tầm thường của một số ít độc giả trước đây, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao vừa đúng đắn, vừa tiến bộ, vừa có ý nghĩa chiến đấu rõ rệt. 2. Với quan điểm nghệ thuật tiến bộ, đầy tính chất nhân văn và tài năng của mình, Nam Cao đã có một ảnh hưởng và những cống hiến lớn lao cho nền văn học Việt Nam hiện đại, xứng đáng được tôn vinh là một hiện tượng văn học không thể thay thế được. 8. Phân tích hai tấn bi kịch tinh thần của Hộ - người trí thức nghèo trong xã hội cũ, từ đó chỉ ra tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao. Bài Làm Giới thiệu khái quát về Nam Cao, truyện ngắn “Đời thừa” và bi kịch tinh thần của Hộ. Nam Cao (1917 – 1951) là một nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ và phong phú. Là một nhà văn kiêm giáo khổ trường tư, ông am hiểu khá tường tận cuộc sống của tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo. Vì vậy, viết về tầng lớp này, ông đã khám phá ra nhiều tấn bi kịch tinh thần có tầm cỡ thời đại. Một trong những bi kịch đó là người trí thức khao khát làm một sự nghiệp tinh thần cao cả để nâng cao ý nghĩa giá trị sự sống của con người nhưng kết cục bị cuộc sống tàn nhẫn đẩy vào kiếp “Đời thừa” coi trọng và muốn sống theo nguyên tắc tình thường, nhưng chính mình lại vi phạm lẽ sống cao đẹp đó. Nhân vật Hộ trong tác phẩm “Đời thừa” (1943) được Nam Cao miêu tả một cách chân thực, cảm động là hiện thân của hai tấn bi kịch nói trên. *Phân tích những tấn bi kịch tinh thần của Hộ và cũng là của tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội cũ. A. Giải thích khái niệm: Bi kịch hiểu theo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ triền miên về tinh thần không có gì giải thoát được.Nhưng theo văn học, bi kịch chỉ xảy ra khi có sự xung đột giữa khát vọng, hoài bão, lý tưởng chân chính với thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho phép cá nhân thực hiện hoài bão, lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, sống trong dằn vặt, đau đớn, thậm chí dẫn đến cái chết thảm thương. B Bi kịch tinh thần của Hộ thể hiện ở các mặt sau: 1. Bi kịch trong sự nghiệp: vỡ mộng Hộ là một nhà văn có tài năng, có khát vọng hoài bão lớn lao và lương tâm cao cả. Anh muốn nâng cao giá trị đời sống của mình bằng sự sáng tạo nghệ thuật có ích cho xã hội. Với Hộ, văn chương là 17 trên hết “đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng… Hắn muốn vun xới tài năng cho ngày càng nảy nở”. Cả đời mình, Hộ phấn đấu cho một sự nghiệp văn chương chân chính có ích cho mọi người bởi những tác phẩm giàu tính sáng tạo “biết đào sâu, khám phá, khơi những nguồn chưa ai khơi”… và mang nội dung nhân đạo thấm thía “tình thương, lòng bác ái, sự công bằng. Nó làm cho người gần người hơn”. Không những thế, Hộ còn hy vọng tác phẩm của mình sẽ đạt tới đỉnh cao vinh quang “ăn giải Nôben và dịch ra mọi thứ tiếng trên toàn cầu”. Nhưng những ý nghĩ ấy không chứng tỏ Hộ là con người hám danh mà chỉ chứng tỏ anh là nghệ sĩ có hoài bão lớn lao, có lý tưởng cao đẹp. Hộ muốn khẳng định cá nhân mình trước cuộc đời, muốn cống hiến tài năng tận độ cho xã hội, không bằng lòng với cuộc sống tầm thường vô danh, vô nghĩa. Nhưng cuộc sống tàn nhẫn với những lo toan vặt vãnh hằng ngày: “Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt Cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu) đã phá vỡ giấc mộng đẹp của Hộ. Vì phải kiếm được nhiều tiền để nuôi sống gia đình, thuốc thang cho vợ con, Hộ không được viết một cách thận trọng, yêu cầu nghiêm ngặt của nghệ thuật chân chính mà phải viết một cách vội vàng, cẩu thả, phải chạy theo một thứ văn chương tầm thường, vô vị, nhạt nhẽo. Là một nhà văn chân chính, giàu tài năng, Hộ ý thức được điều đó. Anh tự thấy xấu hổ và “tự lên án mình như một thằng khốn nạn… Hắn chính là một kẻ bất lương… là đê tiện… là một kẻ vô ích, một người thừa…” Nhưng vẫn không thể nào khác được… Hộ tự day dứt đau khổ mãi. (Hộ cảm thấy mình phải sống cuộc “Đời thừa”). 2. Bi kịch trong gia đình: bi kịch tự mình chà đạp lên lẽ sống tình thương, nhân cách làm người. Hộ coi trọng và muốn sống theo nguyên tắc tình thương nhưng lại vi phạm lẽ sống cao đẹp ấy, để rồi ăn năn, sám hối. Hộ cưu mang Từ “nhận Từ làm vợ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ, đứng ra làm ma cho mẹ Từ”. Hộ đã có những lúc nghĩ đến chuyện gỡ bỏ những sợi dây ràng buộc tình thương để theo đuổi giấc mộng văn chương. Trong cơn khủng khoảng, bế tắc muốn được giải thoát, Hộ đã nghĩ đến câu nói của một nhà triết học sặc mùi phát xít: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ” nhưng rồi Hộ đã phản đối lại triết lý, sức mạnh đó để đi theo triết lý sống tình thương đầy nhân bản của mình: “Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. Như vậy đối với Hộ (cũng là với Nam Cao), tình thương yêu, lòng nhân ái là tiêu chuẩn cao nhất quyết định tư cách làm người. C. Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. 18 a/ Phát hiện và phân tích sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của Hộ, Nam Cao đã tố cáo cái xã hội đầy đoạ con người trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ làm chết mòn đời sống tinh thần, lẽ sống, nhân cách cao đẹp của con người. b/ Trong khi miêu tả con người bị đẩy vào tình trạng có những hành động tàn nhẫn, nằm bên bờ vực của sự tha hoá, Nam Cao vẫn dứt khoát không chấp nhận cái ác, vẫn kiên định giữ vững nguyên tắc tình thương của mình, quyết không bỏ lòng thương. Những giọt nước mắt đầy xót thương chảy dài cuối tác phẩm đã cho ta thấy điều đó. c/ Trước Cách mạng, Nam Cao thuộc thế hệ nhà văn lãng mạn, từ thế hệ 30 – 45 họ đã thức tỉnh sâu sắc ý thức cá nhân về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời. Với “Đời thừa”, Nam Cao đã đồng tình với khát vọng được cống hiến được sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính. Qua tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ, Nam Cao thể hiện khát vọng của con người vươn tới một cuộc sống có ích, có ý nghĩa, được phát huy cao độ khả năng tiềm tàng chứa đựng trong mỗi con người. Nam Cao bênh vực con người, đặt niềm tin vào con người và lên án hoàn cảnh xã hội tàn nhẫn đã đẩy con người vào những bi kịch vỡ mộng (“Đời thừa”, “Sống mòn”) hoặc vào những trạng thái phi nhân tính (“Chí Phèo”), từ đó vút lên tiếng kêu khẩn thiết: “Hãy tiêu giệt hoàn cảnh xã hội đen tối, bất công, phi nhân tính đương thời” thì mới chấm dứt được những bi kịch đau đớn nói trên. Tóm lại, tư tưởng nhân đạo thấm đượm trong sáng tác của Nam Cao. Ở đây, một mặt nhà văn kế thừa tư tưởng nhân đạo truyền thống, mặt khác lại có thêm những nét sâu sắc, mới mẻ. Nam Cao xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo, chủ nghĩa lớn. 9. Đề bài: Tóm tắt sự nghiệp sáng tác văn học của Vũ Trọng Phụng. Đáp án – Hướng dẫn làm bài Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) có bút danh Thiên Hư, quê ở làng Hảo, huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên, nhưng sinh ra và sống suốt đời tại Hà Nội, lâu nhất là ở phố Hàng Bạc. Ông mồ côi cha từ rất sớm, được người mẹ góa hiền hậu tần tảo nuôi ăn học. Vũ Trọng Phụng chỉ học hết tiểu học rồi phải đi làm kiếm sống. Ông làm thư kí bán hàng, rồi đánh máy chữ cho nhà in, nhưng cả hai lần đều bị sa thải. Sau đó, Vũ Trọng Phụng chuyên viết báo, viết văn và sống chật vật với nghề bạc bẽo đó. Do làm việc quá sức, ông mắc bệnh lao phổi và mất khi mới được 27 tuổi đời, để lại người vợ góa và đứa con gái chưa đầy năm. 19 Vũ Trọng Phụng suốt đời nghèo – “nghèo gia truyền”, nhưng về văn học, ông được xem là một kiệt tướng xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán. Ông viết văn rất sớm, viết nhiều và nhanh chóng nổi tiếng, Vũ Trọng Phụng là một tài năng đa dạng. Ông viết truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết, kịch nói, phê bình văn học, bình luận thời sự, chính trị, dịch thuật… Nhưng Vũ Trọng Phụng đặc biệt thành công ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết. - Về thể loại phóng sự: Ông được báo chí đương thời suy tôn là: “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Đáng chú ý là các tác phẩm: “Kỹ nghệ lấy Tây” (1934) viết về cái “nghề” lấy Tây để nuôi thân; “Cơm thầy cơm cô” (1936) viết về cảnh đời những người đi ở. - Về thể loại tiểu thuyết có “Trúng số độc đắc”; Năm 1936, Vũ Trọng Phụng cho ra đời cùng một lúc ba cuốn tiểu thuyết “Vỡ đê”, “Giông tố”, “Số đỏ”. Trong đó tiểu thuyết trào phúng “Số đỏ” là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo vả đặc sắc hơn cả, xứng đáng là một kiệt tác bất hủ của nền văn học nước nhà. Tuy có nhiều mâu thuẫn trong tư tưởng và sáng tác song có thể nói, toàn bộ sáng tác của Vũ Trọng Phụng là tiếng nói căm hờn, mãnh liệt, ném thẳng vào cái xã hội thực dân, phong kiến tư sản hết sức bất công, tàn bạo, thối nát, cái xã hội mà ông gọi là “Chó đểu” và “Khốn nạn” thời bấy giờ. - Hạn chế đáng tiếc của cây bút đầy tài năng này là tình cảm yêu thương gắn bó của ông với quần chúng lao động chưa có chiều sâu cần thiết để có cái gốc nhân đạo vững chắc. Vì vậy, ông thường hoài nghi, bi quan về con người và có một số chỗ trong tác phẩm sa vào chủ nghĩa tự nhiên. Ngoài hai thể loại chủa yếu nói trên, Vũ Trọng Phụng còn để lại nhiều chuyện ngắn tập hợp trong “Cái ghen đàn ông” - xuất bản năm 1938 và vở kịch “Không một tiếng vang” (1931). Kết luận Vũ Trọng Phụng sống cuộc đời ngắn ngủi nhưng đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Qua sự sàng lọc của thời gian, ông đã được độc giả khẳng định là một tài năng văn học lớn, có một vị trí rất quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà. 10. Đề bài: Giới thiệu khái quát Hàn Mặc Tử và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. Đáp án - Hướng dẫn I. Hàn Mặc Tử (1922 - 1940) là một nhà thơ nổi tiếng có hồn thơ phong phú và hết sức độc đáo của phong trào thơ mới (1932 - 1945). Ông là tác giả của các tập thơ “Gái quê”, “Đau thương”, “Xuân như ý”, “Thượng Thanh khí”, “Duyên kì ngộ”. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan