Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học khu di tích mỹ sơ...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam và đề xuất giải pháp bảo tồn.

.PDF
112
467
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH -------------------------------- ĐOÀN THỊ THANH BÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU DI TÍCH MỸ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH -------------------------------- ĐOÀN THỊ THANH BÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU DI TÍCH MỸ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Xuân Nam Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Ngô Xuân Nam, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. HỌC VIÊN THỰC HIỆN Đoàn Thị Thanh Bình i LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến Đa dạng sinh học khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp bảo tồn” đã đƣợc thực hiện tại Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam . Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Ngô Xuân Nam, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã nhiệt tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các cán bộ nghiên cứu của Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử l số liệu phục vụ việc thực hiện luận văn. Đồng thời, tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ qu báu của các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chƣơng trình đào tạo thạc sĩ Biến đổi khí hậu. Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc: “Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng mô hình ứng dụng giải pháp sinh thái, thủy lợi nhằm bảo tồn gắn với phát triển bền vững Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam” đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi đƣợc trực tiếp tham gia và sử dụng số liệu của đề tài để thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Ban quản l Khu di tích Mỹ Sơn, UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi trong quá trình điều tra, khảo sát thực địa tại Khu di tích Mỹ Sơn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình và bạn bè, đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2017 Học viên cao học Đoàn Thị Thanh Bình ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................3 2.3. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................3 2.4. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 2.5. Giới hạn nội dung nghiên cứu ...........................................................................4 3. Nguồn số liệu ...........................................................................................................4 4. Kết cấu luận văn .......................................................................................................4 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................5 1.1. Tình hình nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam ....5 1.1.1. Nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới ...................................5 1.1.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam .................................................7 1.2. Tình hình nghiên cứu về ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam ...........................................................................................11 1.2.1. Nghiên cứu về ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học trên thế giới ....................................................................................................................11 1.2.2. Nghiên cứu về ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học ở Việt Nam .................................................................................................................13 1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam .........................................................................................................18 1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .........................................................................18 1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..............................................................................21 CHƢƠNG II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........25 2.1. Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................25 2.2. Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................................25 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................25 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập, kế thừa số liệu ..........................................................25 2.3.2. Phƣơng pháp điều tra kinh tế - xã hội ...........................................................25 2.3.3. Phƣơng pháp phỏng vấn ...............................................................................25 2.3.4. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát .....................................................................26 2.3.5. Phƣơng pháp chuyên gia ...............................................................................30 iii CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................31 3.1. Hiện trạng đa dạng sinh học Khu di tích Mỹ Sơn ...............................................31 3.1.1. Đa dạng loài ..................................................................................................31 3.1.2. Đa dạng hệ sinh thái .....................................................................................41 3.1.3. Đặc trƣng cơ bản của các hệ sinh thái ..........................................................42 3.2. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học Khu di tích Mỹ Sơn .....48 3.2.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến đa dạng sinh học .............................................48 3.2.2. Ảnh hƣởng của lƣợng mƣa đến đa dạng sinh học ........................................49 3.2.3. Ảnh hƣởng của xói mòn đến đa dạng sinh học ............................................51 3.2.4. Ảnh hƣởng của ngập lụt đến đa dạng sinh học .............................................53 3.2.5. Ảnh hƣởng của sạt lở đến đa dạng sinh học .................................................54 3.2.6. Ảnh hƣởng của bồi lắng lòng suối đến đa dạng sinh học .............................56 3.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Khu di tích Mỹ Sơn ......................57 3.3.1. Giải pháp về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế ..................................57 3.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách ....................................................................57 3.3.3. Giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng ................................................57 3.3.4. Giải pháp đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng .......................................58 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................59 1. Kết luận ..................................................................................................................59 2. Khuyến nghị ...........................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................60 PHỤ LỤC ........................................................................................................................1 Phụ lục 01. Danh lục loài thực vật nổi tại Khu di tích Mỹ Sơn ...................................1 Phụ lục 02. Danh lục loài thực vật bậc cao có mạch tại Khu di tích Mỹ Sơn .............4 Phụ lục 03. Danh lục loài động vật nổi tại Khu di tích Mỹ Sơn ..................................8 Phụ lục 04. Danh lục loài động vật đáy tại Khu di tích Mỹ Sơn ...............................10 Phụ lục 05. Danh lục loài cá tại Khu di tích Mỹ Sơn ................................................13 Phụ lục 06. Danh lục loài côn trùng trên cạn tại Khu di tích Mỹ Sơn .......................15 Phụ lục 07. Danh lục loài lƣỡng cƣ tại Khu di tích Mỹ Sơn ......................................21 Phụ lục 08. Danh lục các loài bò sát tại Khu di tích Mỹ Sơn ....................................24 Phụ lục 09. Danh lục loài chim tại Khu di tích Mỹ Sơn ............................................28 Phụ lục 10. Danh lục loài thú tại Khu di tích Mỹ Sơn ...............................................31 Phụ lục 11. Phiếu phỏng vấn ngƣời dân ....................................................................34 Phụ lục 12. Một số hình ảnh điều tra thực địa ...........................................................39 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tổng hợp về thành phần loài sinh vật tại Khu di tích Mỹ Sơn ...........................31 Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi tại Khu di tích Mỹ Sơn............................33 Bảng 3.3. Cấu trúc thành phần loài thực vật bậc cao có mạch tại Khu di tích Mỹ Sơn .....33 Bảng 3.4. Cấu trúc thành phần loài động vật nổi tại Khu di tích Mỹ Sơn...........................34 Bảng 3.5. Cấu trúc thành phần loài động vật đáy tại Khu di tích Mỹ Sơn ..........................34 Bảng 3.6. Cấu trúc thành phần loài cá tại Khu di tích Mỹ Sơn ............................................35 Bảng 3.7. Cấu trúc thành phần loài côn trùng tại Khu di tích Mỹ Sơn................................35 Bảng 3.8. Cấu trúc thành phần loài lƣỡng cƣ tại Khu di tích Mỹ Sơn ................................36 Bảng 3.9. Cấu trúc thành phần loài bò sát tại Khu di tích Mỹ Sơn......................................36 Bảng 3.10. Cấu trúc thành phần loài chim tại Khu di tích Mỹ Sơn .....................................37 Bảng 3.11. Cấu trúc thành phần loài thú tại Khu di tích Mỹ Sơn ........................................37 Bảng 3.12. Tổng hợp các loài qu hiếm tại Khu di tích Mỹ Sơn ........................................38 Bảng 3.13. Tổng hợp các trạng thái rừng tại khu vực phục hồi HST trên cạn ....................41 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Thu nhập của các ngành nghề trong xã Duy Phú (2010-2015)........................ 22 Hình 1.2. Cơ cấu các ngành kinh tế của xã Duy Phú (2010-2015) .................................. 23 Hình 2.1. Sơ đồ 10 tuyến điều tra, khảo sát ...................................................................... 29 Hình 2.2. Sơ đồ 30 điểm thu mẫu ...................................................................................... 30 Hình 3.1. Sơ đồ phân bố các loài thực vật qu hiếm tại Khu di tích Mỹ Sơn ................. 39 Hình 3.2. Sơ đồ phân bố các loài động vật qu hiếm tại Khu di tích Mỹ Sơn ................ 40 Hình 3.3. Một số loài thực vật mọc ven suối vào mùa khô .............................................. 43 Hình 3.4. Hệ sinh thái rừng trồng (Rừng keo mới trồng) ................................................. 43 Hình 3.5. Trạng thái rừng phục hồi bằng cây tiên phong ƣa sáng ................................... 44 Hình 3.6. Rừng phục hồi đã xuất hiện cây bản địa ........................................................... 45 Hình 3.7. Trảng cỏ, cây bụi tại khu vực chƣa có rừng ..................................................... 46 Hình 3.8. Sơ đồ phân bố các hệ sinh thái ở Khu di tích Mỹ Sơn ..................................... 47 Hình 3.9. Trận lụt lịch sử tại Khu di tích Mỹ Sơn (2016) ................................................ 50 Hình 3.10. Sơ đồ vị trí các điểm có nguy cơ xói mòn cao ............................................... 52 Hình 3.11. Sơ đồ ngập lụt Khu di tích Mỹ Sơn ................................................................ 53 Hình 3.12. Sơ đồ các điểm có nguy cơ sạt lở cao tại khu vực suối Khe Thẻ................... 54 Hình 3.13. Vị trí sạt lở tại tuyến P2 ................................................................................... 55 Hình 3.14. Sơ đồ tuyến P2 - tuyến có nguy sạt lở lớn nhất .............................................. 55 Hình 3.15. Bồi lắng cát, sỏi giữa lòng suối Khe Thẻ ........................................................ 56 Hình 3.16. Bồi lắng làm thay đổi dòng chảy và tạo thêm sạt lở mới tại suối Khe Thẻ ... 56 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CbA Mô hình bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng CBD Công ƣớc về bảo tồn đa dạng sinh học CSIRO Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của khối thịnh vƣợng chung ĐDSH Đa dạng sinh học BĐKH Biến đổi khí hậu ĐVĐ Động vật đáy ĐVN Động vật nổi HST Hệ sinh thái IUCN Tổ chức Bảo Tồn Thiên nhiên Quốc tế KTXH Kinh tế xã hội NXB Nhà xuất bản TVBC Thực vật bậc cao TVN Thực vật nổi UNDP Chƣơng trình phát triển liên hợp quốc WB Ngân hàng thế giới WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc cổ của dân tộc Champa. Khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 68 km về phía Tây Nam theo đƣờng bộ, cách Trà Kiệu khoảng 10km về phía Tây trong một thung lũng kín đáo. Mỹ Sơn từng là thánh địa Ấn Độ giáo của vƣơng quốc Champa có niên đại từ thế kỷ thứ IV - XIII. Thời gian và chiến tranh đã tàn phá, biến khu đền - tháp này thành phế tích. Mặc dù dấu vết còn lại đến ngày nay quá ít so với những gì tồn tại ở đây nhƣng Mỹ Sơn vẫn là một trong những quần thể di tích kiến trúc thuộc loại lớn nhất và có giá trị nhất trong di sản văn hoá Chăm. Quần thể di tích Mỹ Sơn đã đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng khu di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1979 và đã đƣợc UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới năm 1999. Toàn bộ các đền tháp đều nằm ở khu vực trung tâm của thung lũng Mỹ Sơn, phân bố tƣơng đối đều ở hai bên dòng khe Thẻ. Cảnh quan tự nhiên của khu di tích hội đủ các yếu tố cần thiết nhƣ đỉnh núi, rừng cây, mặt nƣớc gắn kết với các đền tháp thành một thể thống nhất không thể tách rời. Chính cảnh quan thiên nhiên đặc biệt của khu di tích đã tạo ấn tƣợng để du khách có thể cảm thụ sâu sắc, đầy đủ đƣợc tính thâm nghiêm, giá trị tâm linh hàm chứa trong bản thân các đền tháp Chăm. Cảnh quan thiên nhiên đặc biệt này còn chứa đựng một yếu tố đặc trƣng khác của khu vực, đó là sự hiện diện của nhiều loài thực vật, động vật hoang dã. Các rừng cây tự nhiên còn là yếu tố tích cực trong việc bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu các tác hại, rủi ro thiên tai nhƣ lũ lụt, nguồn nƣớc cạn kiệt, xói mòn, ô nhiễm môi trƣờng, bức xạ nhiệt.... Trong những thập niên vừa qua, sự phát triển kinh tế của thế giới cùng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đem lại thịnh vƣợng cho con ngƣời, nhƣng cũng tác động mạnh đến tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Đất đai ở nhiều lãnh thổ bị xói mòn, nguồn nƣớc bị ô nhiễm và nghiêm trọng hơn là nhiều HST có tính đa dạng cao đang bị suy thoái trầm trọng hoặc bị hủy diệt, nhiều loài động, thực vật đã bị tuyệt chủng. Hậu quả của suy thoái tài nguyên thiên nhiên và thất thoát 1 HST rất lớn, có thể ảnh hƣởng nghiêm trọng tới tiến trình phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH hiện nay. Theo Kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2016), vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng khoảng 1,7 - 2,4oC; lƣợng mƣa tăng từ 5 - 15%, trong đó một số tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng thêm 20% (theo kịch bản RCP4.5). Nếu theo kịch bản RCP8.5, nhiệt độ vào cuối thế kỷ 21 tăng 3,3 - 4,0oC (phía Bắc) và 3,0 - 3,5oC (phía Nam); lƣợng mƣa tăng nhiều nhất là 20% ở hầu hết Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây Nguyên. Những thay đổi về điều kiện khí hậu nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ ẩm; các hiện tƣợng thời tiết cực đoan theo mùa nhƣ bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất,… tác động trực tiếp đến ĐDSH dẫn đến làm suy giảm ĐDSH. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lƣợng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hƣởng nghiêm trọng tới HST, nguồn cung cấp nƣớc ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lƣợng sạch, thực phẩm và sức khỏe. Nhiệt độ trái đất tăng cao cũng đẩy nhiều loài sinh vật tới bờ vực suy giảm số lƣợng hoặc tuyệt chủng. Nếu mức nhiệt độ trung bình tăng từ 1,1 0C - 6,40C, 30% loài động, thực vật hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050. Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng là do môi trƣờng sống của các loài động, thực vật ngày càng bị thu hẹp, hiện tƣợng sa mạc hóa, phá rừng và nhiệt độ nƣớc ngày càng tăng khiến cho nhiều loài sinh vật không thể thích ứng kịp thời với những biến đổi trên. Tác động của BĐKH đến ĐDSH ở Việt Nam nói chung, ở khu di tích Mỹ Sơn nói riêng có thể: Làm cho một số loài bị mất đi, nhất là các loài rất nguy cấp và nguy cấp chỉ còn sống sót ở một địa điểm nhất định do lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sạt lở đất; các HST, các sinh cảnh cần thiết cho các loài di cƣ, các loài nguy cấp có phân bố hẹp, các loài đặc hữu sẽ bị biến mất hoặc thu hẹp; các HST bị biến đổi và phân mảnh; các khu bảo tồn (thiên nhiên, cảnh quan, vƣờn quốc gia) sẽ bị mất hoặc bị thu hẹp; sự xâm nhập của các loài ngoại lai do môi trƣờng sống bị thay đổi…. 2 BĐKH và suy thoái ĐDSH là những vấn đề môi trƣờng lớn có ảnh hƣởng lâu dài tới sự phát triển bền vững của các địa phƣơng cũng nhƣ của mỗi quốc gia. Việt Nam là nƣớc đƣợc dự báo sẽ chịu ảnh hƣởng nặng nề của BĐKH thì vấn đề bảo tồn ĐDSH trƣớc tác động của BĐKH càng là vấn đề quan trọng và cần quan tâm. Từ thực tế nêu trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến ĐDSH Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp bảo tồn" là hết sức cần thiết, góp phần phát triển bền vững KTXH Khu di tích Mỹ Sơn và vùng phụ cận. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá đƣợc đặc điểm điều kiện tự nhiên, KTXH, hiện trạng ĐDSH Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam liên quan đến bảo tồn ĐDSH; - Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của BĐKH đến ĐDSH Khu di tích Mỹ Sơn; - Đề xuất đƣợc các giải pháp bảo tồn ĐDSH Khu di tích Mỹ Sơn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, KTXH Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam liên quan đến bảo tồn ĐDSH; - Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ĐDSH Khu di tích Mỹ Sơn; - Nghiên cứu ảnh hƣởng của BĐKH đến ĐDSH Khu di tích Mỹ Sơn; - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH Khu di tích Mỹ Sơn. 2.3. Đối tượng nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, các yếu tố khí tƣợng, thủy văn tại Khu di tích Mỹ Sơn; - Các loài sinh vật tập trung chủ yếu vào các nhóm: TVN, TVBC có mạch, ĐVN, ĐVĐ, cá, côn trùng, lƣỡng cƣ, bò sát, chim, thú; - Các HST tập trung vào: HST suối, HST rừng. 2.4. Phạm vi nghiên cứu Khu di tích Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, tổng diện tích: 1.158 ha. 3 2.5. Giới hạn nội dung nghiên cứu Về ĐDSH chỉ tập trung nghiên cứu về đa dạng loài và hệ sinh thái. Hiện trạng và xu thế biến động của ĐDSH, các tác động của điều kiện tự nhiên, KTXH và BĐKH đến ĐDSH. 3. Nguồn số liệu - Các số liệu phục vụ cho luận văn đƣợc sử dụng từ đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc: "Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng mô hình ứng dụng giải pháp sinh thái thủy lợi nhằm bảo tồn gắn với phát triển bền vững Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam" mà học viên là một thành viên tham gia. - Các nguồn số liệu khác: Số liệu niên giám thông kê tỉnh Quảng Nam năm 2016; Số liệu điều tra, khảo sát bổ sung. 4. Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm các phần chính nhƣ sau: Mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu Chƣơng 2: Thời gian, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 4 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các HST tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trƣờng sống tự nhiên thƣờng xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trƣờng, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, qu , hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ; lƣu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền. Thực tế, chƣa có đƣợc mô hình bảo tồn ĐDSH đƣợc áp dụng chung, mỗi nƣớc dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội và thể chế chính sách mà xây dựng mô hình thân thiện với môi trƣờng, thiên nhiên theo hƣớng bền vững.Theo CBD bảo tồn ĐĐSH để ứng phó với BĐKH cần duy trì và phục hồi các ĐDSH tự nhiên, bảo vệ và tăng cƣờng các dịch vụ sinh thái, quản l môi trƣờng sống cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng, tạo nơi trú ẩn và vùng đệm, thành lập mạng lƣới bảo vệ các loài động vật ở cạn, ở nƣớc và biển mà có thể thích nghi với sự thay đổi [36]. Bảo tồn ĐDSH đã đƣợc xem xét từ những năm 80 của thế kỷ XX trong chiến lƣợc của các tổ chức bảo tồn và phát triển, đặc biệt đƣợc thể hiện trong “Cứu lấy Trái Đất - Chiến lƣợc cho cuộc sống bền vững” và “Tƣơng lai chung của chúng ta” của Ủy ban Thế giới về Môi trƣờng và phát triển. Đến năm 1992, tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về môi trƣờng và phát triển, bảo tồn ĐDSH đã đƣợc tất cả các nƣớc tham dự đặc biệt quan tâm và cam kết thực hiện với việc gia nhập Công ƣớc ĐDSH và chấp nhận các phƣơng thức và biện pháp bảo tồn sự đa dạng của các loài động, thực vật, sử dụng hợp l tài nguyên sinh học và đảm bảo lợi ích thu đƣợc phải đƣợc chia sẻ một cách công bằng. Song song với tiến trình này, Chƣơng trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững đã đƣợc giới thiệu, là văn kiện khuyến nghị các hành động trong phát triển KTXH thân thiện với môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. Các nƣớc trên thế giới đã coi công ƣớc này là một định hƣớng chiến lƣợc và là tiến trình cho công tác bảo tồn ĐDSH của quốc gia mình. 5 Nhận thức của các tổ chức bảo tồn lớn trên thế giới nhƣ IUCN thay đổi theo tiến trình nhận thức từ nguyên tắc “Bảo tồn vị bảo tồn” tức là bảo tồn nghiêm ngặt giá trị ĐDSH, sang nguyên tắc “Bảo tồn vị nhân sinh” tức là bảo tồn phục vụ lợi ích của con ngƣời trong ngắn hạn cũng nhƣ trong tƣơng lai. Đi theo hƣớng nghiên cứu này, hiện nay trên thế giới hình thành các mô hình bảo tồn ĐDSH nhƣ mô hình phục hồi HST tổng hợp có sự tham gia của các bên liên quan (chính quyền địa phƣơng, cộng đồng bản địa, công ty …) tại vịnh Mehico, mô hình bảo vệ HST ven biển Thái Lan, mô hình chuyển giao quyền sở hữu tài nguyên cho cộng đồng tại Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, mô hình chi trả dịch vụ HST môi trƣờng và thích ứng dựa vào HST, mô hình quản l ĐDSH dựa vào cộng đồng… Một số mô hình bảo tồn ĐDSH gắn với phát triển du lịch đã thành công ở một số nƣớc nhƣ Costa Rica, Ecuador và Kenya (Amerom, M.Van, 2006) [34]. Costa Rica: khuyến khích khách du lịch sinh thái thông qua việc kết hợp giữa các khu vực đƣợc bảo vệ thuộc tƣ nhân và nhà nƣớc. Tất cả các cấp chính quyền cùng ngƣời dân đã xúc tiến du lịch sinh thái nhƣ một công cụ phát triển. Kenya: đất nƣớc đƣợc coi là điểm đến du lịch về động, thực vật hoang dã đƣợc ƣa chuộng nhất của Châu Phi. Kenya có rất nhiều loài động vật, chúng đi lang thang trong 26 công viên, 28 khu dự trữ và khu bảo tồn động vật. Kenya là nƣớc tiên phong về du lịch thiên nhiên ở Châu Phi và đã nhận đƣợc viện trợ từ nƣớc ngoài hàng triệu đô la Mỹ để phát triển và duy trì các công viên và khu dự trữ của mình. Ecuador: du lịch sinh thái tập trung ở quần đảo Galapagos, vốn có hệ thực vật dồi dào và hệ động vật độc đáo. Vào cuối thập niên 1990, chính phủ Ecuador nhận ra rằng khách du lịch đến nhiều là nguy cơ đe dọa hủy hoại động, thực vật nơi đây. Vào năm 1990, chính phủ thông qua luật đặc biệt để bảo tồn quần đảo Galapagos, áp đặt nghiêm ngặt hơn nhiều đối với số lƣợng khách du lịch và các hoạt động của họ có thể tiến hành. Mô hình bảo tồn ĐĐSH dựa vào cộng đồng (CbA) vẫn đƣợc đánh giá là mô hình có hiệu quả nhất hiện nay, đã đƣợc kiểm chứng bởi các tổ chức và một số nƣớc nhƣ: UNDP, WB, tổ chức Care quốc tế, làng Begnas-phía tây Nepal, 6 làng Suid Bokkeveld-Nam Phi…. CbA là một quá trình đƣợc dẫn dắt bởi cộng đồng dựa trên các ƣu tiên, nhu cầu, hiểu biết và năng lực của cộng đồng để tăng cƣờng cho ngƣời dân lập kết hoạch bảo tồn ĐĐSH đó là: nâng cao nhận thức cho cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, kết hợp với các kiến thức khoa học vào quá trình đƣa ra các quyết định, hỗ trợ chính quyền địa phƣơng trong việc lập kế hoạch và ra quyết định trong việc bảo tồn có sự tham gia của ngƣời dân. Đây là một trong những cơ sở l luận quan trọng trong việc đƣa ra các giải pháp bảo tồn ĐĐSH tại khu di tích Mỹ Sơn. 1.1.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam Việt Nam nằm ở phần đông bán đảo Đông Dƣơng, trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu tiếp cận với xích đạo, phần đất liền trải dài trên 15 vĩ độ từ phía Bắc xuống phía Nam khoảng 1.650 km. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên đất liền là 329.241 km2, 75% diện tích với trong đó là đồi núi. Vùng biển có bờ biển dài khoảng 3.260 km với vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km 2 gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Về khí hậu, Việt Nam không chỉ có khí hậu nhiệt đới gió mùa mà còn có cả khí hậu á nhiệt đới và ôn đới núi cao. Sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi tạo nên tính ĐDSH phong phú và đặc sắc của Việt Nam, thể hiện ở đa dạng các HST, loài và nguồn gen. Theo Báo cáo Quốc gia về ĐDSH năm 2011 do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng công bố ta có thể thấy đƣợc những nét đặc trƣng của ĐDSH ở Việt Nam [3]. 1.1.2.1. Đa dạng hệ sinh thái HST trên cạn: Trên phần lãnh thổ vùng lục địa ở Việt Nam, có thể phân biệt các kiểu HST trên cạn đặc trƣng nhƣ: rừng, đồng cỏ, savan, đất khô hạn, đô thị, nông nghiệp, núi đá vôi. Trong số đó thì rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên với tính chất rừng vùng khí hậu nhiệt đới với nhiều kiểu thảm thực vật rừng khác nhau, có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất. Đồng thời, đây cũng là nơi cƣ trú của nhiều loài động vật hoang dã qúy hiếm có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra còn có các HST khác có thành phần loài nghèo hơn, nhƣ HST nông nghiệp và HST khu đô thị [3]. 7 HST đất ngập nƣớc nội địa: HST đất ngập nƣớc nội địa rất đa dạng, bao gồm các thủy vực nƣớc đứng nhƣ hồ tự nhiên, hồ chứa, ao, đầm, ruộng lúa nƣớc, các thủy vực nƣớc chảy nhƣ suối, sông, kênh rạch. Trong đó, có một số kiểu có tính ĐDSH cao nhƣ suối vùng núi, đồi, đầm lầy than bùn với rất nhiều các loài động vật mới cho khoa học đã đƣợc phát hiện ở đây. Các HST sông, hồ ngầm trong hang động chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ [3]. HST biển và ven bờ: Theo thống kê, Việt Nam có 20 kiểu HST biển điển hình thuộc 9 vùng phân bố tự nhiên với đặc trƣng ĐDSH biển khác nhau. Trong đó, ba vùng biển, bao gồm: Móng Cái-Đồ Sơn, Hải Vân-Đại Lãnh và Đại Lãnh-Vũng Tàu có tính ĐDSH cao hơn các vùng còn lại. Các HST ven bờ nhƣ rừng ngập mặn, đầm phá, vụng biển, rạn san hô, thảm cỏ biển và vùng biển quanh các đảo ven bờ, đảo xa bờ là những nơi có tính ĐDSH cao đồng thời rất nhạy cảm với biến đổi môi trƣờng. Trong đó, rạn san hô và thảm cỏ biển đƣợc xem là các HST đặc trƣng quan trọng nhất do chúng có tính ĐDSH và có giá trị bảo tồn cao nhất. Hai HST này có quan hệ mật thiết và tƣơng hỗ lẫn nhau, tạo ra những chuỗi dinh dƣỡng đan xen quan trọng ở vùng biển và ven bờ của Việt Nam. Nếu HST này bị hủy hoại sẽ tác động tiêu cực đến các HST khác. Nếu mất cả hai loại HST này, các vùng biển ven bờ của Việt Nam có nguy cơ sẽ trở thành “thuỷ mạc” [3]. Từ những điểm trên có thể thấy, trên khắp vùng lãnh thổ của Việt Nam từ trên cạn đến nƣớc nội địa ra tới vùng biển, các kiểu HST tự nhiên rất đa dạng. Mỗi kiểu HST lại có quần xã sinh vật đặc trƣng. Tất cả tạo nên sự phong phú, đa dạng khu hệ sinh vật của Việt Nam. 1.1.2.2. Đa dạng loài Việt Nam là một trong những quốc gia có ĐDSH cao. Kết quả tổng hợp về điều tra cơ bản đến năm 2011 cho thấy: Về thực vật: tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận 13.766 loài thực vật. Trong đó, 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài TVBC có mạch. Sau đó, trong công trình Danh lục các loài thực vật Việt Nam, chƣa kể các nhóm vi tảo ở nƣớc, các nhà thực vật đã thống kê có tới 16.428 loài thực vật. 8 Về động vật ở cạn: đã thống kê và xác định đƣợc 10.300 loài động vật trên cạn, bao gồm 307 loài giun tròn (Nematoda), 161 loài giun sán k sinh ở gia súc, 200 loài giun đất (Oligochaeta), trên 7.700 loài côn trùng (Insecta), 317 loài bò sát (Reptilia), 167 loài ếch nhái (Amphibia), 840 loài chim (Aves), 312 loài và phân loài thú (Mammalia). Về sinh vật nƣớc ngọt: đã thống kê và xác định đƣợc 1.438 loài vi tảo thuộc 259 chi và 9 ngành; trên 800 loài động vật không xƣơng sống; 1.028 loài cá nƣớc ngọt. Trong đó, đáng chú là họ Cá chép (Cyprinidae) có 79 loài thuộc 32 giống, 1 phân họ đƣợc coi là đặc hữu ở Việt Nam với 1 giống, 40 loài và phân loài mới cho khoa học. Trong thành phần động vật không xƣơng sống cỡ lớn, có 10 giống với 52 loài tôm, cua, 4 giống với 50 loài trai, ốc lần đầu tiên đƣợc mô tả ở Việt Nam. Điều này thể hiện tính đặc hữu rất cao của động vật thủy sinh nƣớc ngọt của Việt Nam. Về sinh vật biển: theo dẫn liệu của chuyên khảo Sinh vật và sinh thái, tập IV trong bộ chuyên khảo Biển Đông (Viện KH&CN Việt Nam, 2009), đã phát hiện đƣợc trên 11.000 loài sinh vật sống trong vùng biển Việt Nam. Trong đó, có khoảng 6.300 loài ĐVĐ; khoảng 2.500 loài cá với trên 100 loài cá kinh tế; 653 loài rong biển; 657 loài ĐVN; 537 loài TVN; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 25 loài thú biển; 5 loài rùa biển. Từ những dẫn liệu đƣợc bổ sung trong thời gian gần đây về các giống, loài mới ở Việt Nam cho thấy, thành phần khu hệ động, thực vật ở Việt Nam còn chƣa đƣợc biết hết. Bên cạnh những loài mới đƣợc phát hiện đã làm phong phú thêm cho sinh giới của Việt Nam, một số loài khác, đặc biệt các loài có giá trị kinh tế cao lại đang có xu hƣớng giảm về số lƣợng cá thể [3]. 1.1.2.3. Đa dạng nguồn gen Theo đánh giá của Jucovski (1970), Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng của thế giới. Việt Nam với 16 nhóm cây trồng khác nhau bao gồm trên 800 loài. Theo Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến năm 2010, Chƣơng trình bảo tồn nguồn gen đã bảo tồn và lƣu giữ đƣợc hơn 14.000 nguồn gen của trên 200 loài cây lƣơng thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu, cây dƣợc liệu và một số loài cây trồng khác. Một 9 bộ phận quan trọng của các giống này là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính qu chỉ có ở Việt Nam. Hiện tại, trên 30% nguồn gen đang bảo tồn đã đƣợc đánh giá ban đầu về các chỉ tiêu sinh học và nông học; khoảng 5-10% nguồn gen đƣợc đánh giá chi tiết và đánh giá di truyền. Kết quả, đã tuyển chọn đƣợc 30 nguồn gen lúa đặc sản, 5 nguồn gen rau, 3 nguồn gen khoai môn, 2 nguồn gen hoa bản địa. Trung bình hàng năm, Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp khoảng 1.000 lƣợt vật liệu di truyền và mẫu giống phục vụ chƣơng trình giống, các đề tài nghiên cứu khoa học và phục vụ đào tạo. Quỹ gen vật nuôi và thủy sản đã chọn lọc đƣợc một số tính trạng đặc hữu của các giống trâu, bò, dê, cừu, lợn và gia cầm phục vụ chƣơng trình chọn tạo giống vật nuôi; đã sử dụng nguồn gen của 26 loài cá kinh tế để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt. Quỹ gen vi sinh vật đã sử dụng khoảng 25% nguồn gen vi sinh vật phục vụ sản xuất rƣợu bia và nƣớc giải khát cùng với các ngành công nghiệp khác [3]. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của ĐDSH đồng thời đứng trƣớc thách thức về suy giảm ĐDSH, Việt Nam đã có nhiều hành động cụ thể để bảo tồn ĐDSH. Năm 1989 Việt Nam là quốc gia thứ 50 trên thế giới tham gia Công ƣớc về các vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc tế (Công ƣớc RAMSAR). Năm 1993, chính phủ Việt Nam đã kí Công ƣớc ĐDSH, công ƣớc này đã đƣợc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào tháng 10/1994. Trong năm 1994, Việt Nam tham gia Công ƣớc quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ƣớc CITES). Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia một số Công ƣớc quốc tế khác liên quan đến bảo tồn ĐDSH [4]. Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt Nam là một trong những nƣớc có tính ĐDSH cao trên thế giới. Với nhiều kiểu HST, các loài sinh vật và nguồn gen phong phú và đặc hữu. ĐDSH ở Việt Nam có nghĩa to lớn, các HST với nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con ngƣời và đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp vật liệu cho xây dựng và các nguồn dƣợc liệu, thực phẩm… Giá trị ĐDSH 10 cung cấp khoảng 80% thủy sản khai thác ven bờ, 40% lƣợng protein cho ngƣời dân... Các HST có tính ĐDSH cao đang thu hút nhiều khách du lịch, hứa hẹn đem lại nhiều giá trị về kinh tế. 70% tăng trƣởng du lịch là từ các vùng duyên hải giàu tính ĐDSH [6]. 1.2. Tình hình nghiên cứu về ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học trên thế giới BĐKH đã và đang ảnh hƣởng đến ĐDSH. BĐKH thể hiện qua các đặc trƣng của khí hậu nhƣ: hạn hán, lũ lụt cục bộ, xâm ngập mặn, bồi lắng phù sa, ... làm suy giảm và biến mất các HST, suy giảm chất lƣợng môi trƣờng sống, mất cân bằng HST, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại phát triển và ảnh hƣởng đến môi trƣờng và sinh trƣởng của các loài bản địa,... Một số công trình nghiên cứu ảnh hƣởng của BĐKH đối với ĐDSH dựa trên các mô hình và các công cụ phân tích, có thể kể đến nhƣ: Theo nghiên cứu của M. Bakkenes và cs., 2002 đã chỉ ra rằng nồng độ khí nhà kính tăng nhanh trong khí quyển có thể dẫn đến những thay đổi trong mô hình khí hậu theo mùa và theo vùng. Những thay đổi nhƣ vậy có thể ảnh hƣởng mạnh đến sự đa dạng và phân bố của loài, do đó ảnh hƣởng đến ĐDSH. Để đánh giá những thay đổi này, M. Bakkenes và cs., 2002 đã phát triển một mô hình, đƣợc gọi là "euromove". Mô hình sử dụng dữ liệu về khí hậu từ năm 1990 đến năm 2050 và xác định khí hậu tổng quát cho khoảng 1.400 loài thực vật bằng cách phân tích hồi quy. Kịch bản BĐKH đƣợc áp dụng để dự đoán về tính đa dạng và phân bố thực vật vào năm 2050. Đối với mỗi ô nghiên cứu, mô hình sẽ tính toán những loài còn tồn tại trong tƣơng lai. Kết quả cho thấy, vào năm 2050 có tới 32% các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu sẽ không còn tồn tại. Chris D. Thomas và cs., 2004 đã chỉ ra rằng BĐKH trong khoảng gần 30 năm qua đã tạo ra nhiều thay đổi trong sự phân bố và sự phong phú của các loài và có liên quan đến sự tuyệt chủng của các loài. Tác giả đã sử dụng các dự báo về sự phân bố của các loài dựa trên kịch bản BĐKH trong tƣơng lai, theo nhƣ dự báo này, nguy cơ tuyệt chủng cho các vùng mẫu ƣớc tính khoảng 20% [35]. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan