Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ và thời gian nhúng thuốc iba đến khả năng r...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ và thời gian nhúng thuốc iba đến khả năng ra rễ của hom cây nghiến (burretiodendron hsienmu) tại vườn ươm trường đại học tây bắc

.PDF
66
115
74

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC KHOA NÔNG – LÂM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỒNG ĐỘ VÀ THỜI GIAN NHÚNG THUỐC IBA ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA HOM CÂY NGHIẾN (Burretiodendron hsienmu) TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc Họ và tên sinh viên thực hiện: Lò Văn Thương Lớp: K53 Đại học Lâm Sinh Sơn La - 2016 LỜI CẢM ƠN Được sự cho phép của Bộ môn Lâm học Khoa Nông – Lâm Trường Đại học Tây Bắc, cùng với sự đồng ý của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, em đã thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ và thời gian nhúng thuốc IBA đến khả năng ra rễ của hom cây Nghiến (Burretiodendron hsienmu) tại vườn ươm Trường Đại học Tây Bắc” Để hoàn thành đề tài này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô trong Khoa Nông Lâm Bộ môn Lâm sinh, các thầy cô giáo phụ trách vườn ươm đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập cho khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cám ơn cô giáo, ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc đã nhiệt tình hướng dẫn em cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em hoàn thành tốt khóa thực tập. Trong quá trình thực hiện đề tài này, do hạn chế về mặt kiến thức, năng lực chủ quan và còn nhiều bỡ ngỡ. Đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn la, Ngày………… Sinh viên Lò Văn Thương MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................7 PHẦN I ...........................................................................................................................3 TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................ 3 1.1. Những thông tin cơ bản về loài Nghiến ................................................................ 3 1.2. Trên thế giới ............................................................................................................4 1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới về loài Nghiến. ................................................4 1.2.2. Những nghiên cứu trên thế giới về giâm hom cây lâm nghiệp nói chung ........5 1.3.Ở Việt Nam ...............................................................................................................7 1.3.1. Nghiên cứu ở Việt Nam về cây Nghiến ............................................................... 7 1.3.2. Nghiên cứu về giâm hom cây lâm nghiệp ...........................................................9 PHẦN II ........................................................................................................................12 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 12 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 12 2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................12 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................12 2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 12 2.3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu ..............................................................................12 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 12 2.3.2. Giới hạn nghiên cứu ..........................................................................................12 2.4. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 13 2.4.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc IBA và thời gian ngâm thuốc đến tỉ lệ sống chết của hom giâm ........................................................................13 2.4.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc IBA và thời gian ngâm thuốc đến khả năng ra chồi của hom.............................................................................13 2.4.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc IBA và thời gian ngâm thuốc đến khả năng ra rễ của hom giâm .......................................................................13 2.5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................13 2.5.1. Phương pháp kế thừa số liệu .............................................................................13 2.5.2. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu nghiên cứu: ........................................................13 2.5.2.2. Phương pháp lựa chọn và xử lý hom giâm ....................................................13 2.5.3. Phương pháp tiến hành......................................................................................14 2.5.3.1. Bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB (Randomize Complety Block)..............................................................................15 2.5.3.2. Phương pháp chăm sóc hom ............................................................................16 2.5.3.3. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................16 2.5.4. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................................18 2.5.4.1. Tính các đặc trưng..........................................................................................18 2.5.4.2. Kiểm tra thống kê ảnh hưởng của các nhân tố thí nghiệm tới kết quả giâm hom ................................................................................................................................ 19 PHẦN III ......................................................................................................................23 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................................23 3.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................23 3.1.1.Vị trí địa lý...........................................................................................................23 3.1.2. Địa hình ..............................................................................................................23 3.1.3. Khí hậu ...............................................................................................................24 3.1.4. Thủy văn .............................................................................................................24 3.1.5. Đất đai ................................................................................................................24 3.2. Đặc điểm dân sinh - kinh tế - xã hội ...................................................................25 3.2.1. Dân số và dân tộc ............................................................................................... 25 3.2.2.Văn hoá - xã hội...................................................................................................25 3.2.3. Kinh tế ................................................................................................................26 PHẦN IV ......................................................................................................................29 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................29 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc IBA và thời gian ngâm thuốc đến tỉ lệ sống chết của hom giâm .......................................................................................................29 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc IBA và thời gian ngâm thuốc đến khả năng ra chồi của hom ........................................................................................... 32 4.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ và loại thuốc kích thích sinh trưởng, thời gian ngâm thuốc đến tỉ lệ ra chồi của hom giâm ..........................................................................32 4.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ và loại thuốc kích thích sinh trưởng, thời gian ngâm thuốc đến chiều dài trung bình chồi của hom giâm ...................................................34 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc IBA và thời gian ngâm thuốc đến khả năng ra rễ, số rễ trên hom và chiều dài trung bình rễ của hom giâm.............36 4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc IBA và thời gian ngâm thuốc đến khả năng ra rễ của hom giâm ......................................................................................36 4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc IBA và thời gian ngâm thuốc đến số rễ trên hom và chiều dài trung bình rễ của hom giâm...........................................38 PHẦN V ........................................................................................................................43 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ .....................................................................43 5.1. Kết luận .................................................................................................................43 5.2. Tồn tại ....................................................................................................................44 5.3. Kiến nghị ...............................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... PHỤ LỤC ......................................................................................................................... DANH LỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH Biểu 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................................15 Biểu 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo 3 lần lặp .......................................................16 Biểu 2.3: Tỉ lệ sống, chết của hom giâm ....................................................................17 Biểu 2.4: Tỉ lệ ra chồi giâm hom cây Nghiến ............................................................ 17 Biểu 2.5: Khả năng hình thành mô sẹo và số hom bắt đầu ra rễ ............................ 18 Biểu 2.6: Số rễ trên hom và chiều dài rễ trung bình của hom Nghiến ...................18 Bảng 4.1: Tỉ lệ sống của hom giâm theo thời gian nghiên cứu ................................ 29 Bảng 4.2: Kết quả theo dõi tỉ lệ ra chồi của hom giâm cây Nghiến tuần 13 và tuần 40 ...................................................................................................................................32 Bảng 4.3: Kết quả theo dõi chiều dài trung bình chồi của hom giâm cây Nghiến qua 2 đợt thu số liệu ....................................................................................................34 Bảng 4.5: Kết quả số hom ra rễ trong các công thức thí nghiệm tại tuần 40 ........36 Bảng 4.6: Số rễ trên hom và chiều dài rễ trung bình của hom Nghiến tuần 40.....38 Bảng 4.7: Phân tích phương sai 2 nhân tố về chiều dài rễ của hom giâm tuần 40 .......................................................................................................................................41 Hình 1.1: Hình thái lá nghiến.......................................................................................3 Hình 1.2. Hình ảnh thân, vỏ của Nghiến.....................................................................4 Hình 2.1.Thuốc diệt nấm (RedomilGold) ..................................................................14 Hình 4.1: Biểu đồ tỉ lệ sống, chết của hom giâm cây Nghiến tại tuần 13 và tuần 40 .......................................................................................................................................30 Hình 4.2: Tỉ lệ hom ra chồi của hom giâm tại tuần 13 và tuần 40 ..........................33 Hình 4.3: Biểu đồ chiều dài trung bình chồi của hom giâm tại tuần 13 và tuần 40 .......................................................................................................................................35 Hìn 4.4. Hom ra chồi và chiều dài trung bình chồi công thức 4 và công thức 1 của hom giâm ......................................................................................................................35 Hình 4.5: Biểu đồ tỉ lệ ra rễ và không ra rễ của hom giâm cây Nghiến tuần 40 ...37 Hình 4.6: Biểu đồ chiều dài rễ trung bình của hom giâm cây Nghiến tuần 40 ......40 Hình 4.7: Hom ra rễ và chiều dài của rễ của hom giâm ..........................................41 ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiến có tên khoa học là (Burretiodendron hsienmu), thuộc họ Đay (Tiliaceae) là một loài cây quý hiếm trong thảm thực vật của rừng nước ta. Gỗ Nghiến chắc, bền, khá đẹp, rất cứng, nặng, không mối, mọt, được dùng nhiều trong xây dựng, làm bánh xe, gối trục, làm đồ thủ công mỹ nghệ và đồ gia dụng. v.v… mang lại giá trị kinh tế cao. Nghiến là cây gỗ lớn thường xanh, cao đến 40m, đường kính lớn hơn 1m, là loài cây ưa sáng mọc trên núi đá vôi ở độ cao từ 1000m trở xuống. Ở Việt Nam, Nghiến phân bố tự nhiên tại các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và trên thế giới chỉ phân bố tại các tỉnh phía bắc Trung Quốc, Nghiến là loài cây quý hiếm của nước ta thuộc nhóm sẽ nguy cấp (V) trong sách đỏ Việt Nam (2007). Tại nước ta, trong những năm gần đây Nghiến đã bị khai thác bừa bãi với cường độ mạnh đã làm cho số lượng cây Nghiến trong tự nhiên còn lại rất ít. Số lượng cây mẹ có khả năng gieo giống lại càng ít, đồng thời với đặc điểm chỉ phân bố trên địa hình hiểm trở núi đá vôi, mùa hoa quả thường không ổn định, cây trưởng thành có khi 3 năm mới có một năm sai quả, nên việc thu hái hạt giống để phục vụ công tác nhân giống bảo tồn loài gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc nghiên cứu nhân giống Nghiến bằng các phương pháp khác như: Giâm hom, nuôi cấy mô. V.v… là rất cần thiết. Tuy nhiên, những nghiên cứu về Nghiến chủ yếu mới tập trung về mặt cấu trúc và tái sinh. Tại khu vực Sơn La, cũng có một vài nghiên cứu về thử nghiệm nhân giống Nghiến bằng hom tuy nhiên các tác giả vẫn chưa đưa ra được những kết quả rõ ràng như: Bùi Thị Tiền (2012) và Lò Thị Trang (2014 [21], [25]. Vì thế, các nghiên cứu kỹ hơn về phương pháp nhân giống bằng giâm hom cho loài cây này là rất cần thiết nhằm giúp bảo tồn và phát triển loài Nghiến cho địa phương. Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom là một phương pháp nhân giống khá đơn giản mà lại có hiệu suất nhân giống cao, không chỉ giúp bảo tồn loài, mà còn giúp duy trì những đặc tính ưu việt của cây mẹ phục vụ cho công tác trồng rừng cao sản với quy mô lớn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giâm hom đối với các loài cây lâm nghiệp mà đóng vai trò rất quan trọng là thuốc kích thích ra rễ. 1 Trong đó, thuốc IBA là loại thuốc hay được sử dụng trong lâm nghiệp trong việc kích thích ra rễ của hom cho nhiều loài cây và cho kết quả tốt như: Cây Trôm (Sterculia), Pơ Mu (Fokienia hodgisii), Bách Xanh (Calocedrus macrolepis), Hồng Tùng (Dacrydium elatum), Keo (Acacia sp,), Bạch Đàn (Eucalyptus sp).v.v… Dựa trên những kinh nghiệm đã thành công cho các loài cây l âm nghiệp khác, tính cấp thiết và đặc điểm sinh vật học của loài, tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ và thời gian nhúng thuốc IBA đến khả năng ra rễ của hom cây Nghiến (Burretiodendron hsienmu) tại vườn ươm Trường Đại học Tây Bắc” nhằm góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống cho loài Nghiến bằng phương pháp giâm hom tại địa phương. 2 PHẦN I TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. Những thông tin cơ bản về loài Nghiến Tên khoa học: Burretiodendron hsienmu Họ Đay: Tiliaceae a. Đặc điểm nhận dạng Cây gỗ lớn, cao 30 - 35 m, đường kính tới 80 - 90 cm, Cành non không có lông, Lá hình trứng rộng, mép nguyên; gân bên 5 - 7 đôi, trong đó có 3 gân gốc; cuống lá dài 3 - 5 cm. Hoa đơn tính, Hoa đực có đường kính 1,5 cm. Đài hình chuông, ở đầu xẻ 5 thuỳ sâu, dài 1,5 cm. Cánh hoa 5, dài 1,3 cm. Nhị khoảng 25, xếp thành 5 bó; chỉ nhị dài 1 – 1,3 cm; bao phấn hình bầu dục, dài 3 mm. Quả khô hình 5 cạnh (giống quả Khế), tự mở, đường kính 1,8 cm. b. Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 3 - 4, có quả tháng 8 – 10. Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thường xanh mưa mùa ẩm ở vùng núi đá vôi, ở độ cao dưới 800 m, tái sinh bằng hạt, cây mạ và cây con gặp khá phổ biến dưới tán rừng. Hình 1.1. Hình thái lá Nghiến 3 Hình 1.2. Hình ảnh thân, vỏ của Nghiến 1.2. Trên thế giới 1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới về loài Nghiến. Nghiến là một loài cây gỗ quý đã được nhiều nhà khoa học trên thế nghiên cứu về loài cây này có một số công trình nghiên cứu sau: Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How) thuộc họ Đay (Tiliaceae), theo tiếng Trung Quốc gọi là Xianmu [4]. Ngoài ra, Nghiến còn được sử dụng với nhiều tên khoa học đồng nghĩa khác như: Burretiodendron tonkinense (A, Chev,) Kosterm,; Burretiodendron tonkinensis Kosterm,; Excentrodendron hsienmu (Chun et How) Chang et Mian; Pentace tonkinensis A,Chev, [5], [6]. Nghiến được nghiên cứu và phát hiện đầu tiên vào năm 1956 tại Trung Quốc bởi 2 giáo sư nổi tiếng là Chun Woon-young và How Foon-chew, được lấy tên là Burretiodendron hsienmu Chun et How và sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay [9]. Đến năm 1978, Nghiến tiếp tục được 2 giáo sư là Chiang Hong Ta và Mian Ru Huai mô tả, đưa ra những điểm mà họ cho là có sự khác biệt so với những mô tả của Chun et How (1956) và yêu cầu thành lập một chi riêng, gọi tắt là (Chiang et Mian, 1978). Do đó, 4 một tên khoa học đồng nghĩa đã được đưa ra là Excentrodendron hsienmu (Chun et How) Chang et Mian, tuy nhiên cho đến nay tên này vẫn không được sử dụng rộng rãi [3]. Theo nghiên cứu của Li và cộng sự, (1956); Hu và cộng sự, (1980) Nghiến phát triển tốt trên núi đá vôi tinh khiết, thường trên các sườn dốc, trên đá trần hoặc trong đất nông. Ngược lại, nó không thể tồn tại trong các khu vực đồi núi, nơi bề mặt có nguồn gốc từ các loại đá có tính axit như sa thạch hoặc đá phiến sét, ngay cả khi độ dốc nhẹ và tầng đất sâu. Ở phía Bắc khu vực nhiệt đới, những cây đại thụ của loài này thường chiếm lĩnh các lớp trên của rừng nhiệt đới trên núi đá vôi. Ở độ cao dưới 700 mét, Nghiến thường mọc hỗn giao với các loài cây nhiệt đới như Garcinia paucinervis, Drypetes perreticutata, Drypetes confertiflora, Vluricoccum sinense and Walsura robusta. Ở miền cận nhiệt đới, nơi có độ cao từ 700-900 mét hoặc cao hơn, Nghiến vẫn tăng trưởng khá tốt, và thường mọc hỗn giao với các loài cây cận nhiệt đới như Cinnamomum calcarea, Cryptocarya maclurei, Castanopsis hainanensis và Cyclobalanopsis glauca. Xa hơn về phía Bắc, Nghiến không phân bố liên tục thành những khu vực rừng lớn mà nằm rải rác kéo dài đến 24°16' vĩ độ Bắc [7], [8]. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của Nghiến, Wang Xianpu và cộng sự (1986) trong báo cáo “Burretiodendron hsienmu Chun & How: Đặc điểm sinh thái học và bảo vệ loài” đã khẳng định: Nghiến là một loài cây gỗ lớn.Trong tự nhiên, những cây Nghiến khổng lồ thường có bạnh vè, làm cho đường kính ngang ngực có thể phát triển từ 1 – 3 m trên vùng núi đá vôi, với hệ rễ dầy nổi lên bề mặt đá và vươn rộng ra khỏi phạm vi tán lá. Các chồi và lá non của Nghiến có nhựa dính, lá cây trưởng thành dầy, cứng, đầu nhọn dần, phát triển cấu trúc xeromorphic giúp cho cây có khả năng thích nghi với môi trường sống khô, biên độ nhiệt biến động lớn trong năm. Tán lá dầy, cành nhánh phát triển mở rộng thường xuyên, tạo thành một bức khảm giúp tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời [4]. 1.2.2. Những nghiên cứu trên thế giới về giâm hom cây lâm nghiệp nói chung Trên thế giới có nền lâm nghiệp khá phát triển, một số loài cây gỗ quý hiếm đang bị khai thác dần cạn kiệt để đáp ứng được nhu cầu trồng rừng và bảo vệ nguồn gen quý hiếm đó nhiều nhà khoa học trên thế giới đã ứng dụng chất kích thích sinh trưởng để 5 nhân giống cây trồng và nhiều nghiên cứu khác về cây rừng. Trong đó có các nghiên cứu tiêu biểu như sau: Năm 1925, Leek đã nghiên cứu cây Dương nho, tác giả khẳng định chồi ngọn của hom có ảnh hưởng rõ rệt tới sự hình thành rễ dù đã xử lí thuốc. Sau đó 1 năm, 1926 Hess đã nghiên cứu và phân biệt nhân tố kích thích ra rễ ở một số loài cây, các chất này tồn tại trong cây và kết hợp với auxin để kích thích hom ra rễ [11]. Năm 1961, Gordana đã giâm hom Bạch đàn E, lamlduless 1 tuổi đạt tỷ lệ ra rễ là 60%. Năm 1963, Fralet đã đưa 1 danh sách gồm 58 dòng Bạch đàn đã thành công ở mức độ khác nhau, tỉ lệ ra rễ của hom, chồi gốc chịu ảnh hưởng của mùa vụ, loài cây, biện pháp xử lí ra rễ.v.v… [12]. Schubert 1967, nhuộm màu để xác định sức sống của hạt, các hóa chất thường dùng là Iodua kali, Indigocacmin, trong những năm gần đây: 2, 3, 5 triphenyl tretrazoolium clorit (TTC) đã được nhiều người chú ý [10]. Theo Frison (1967) và Nesterov (1967) cho thấy mùa xuân và mùa mưa là 2 mùa giâm hom có tỉ lệ cao nhất [12]. Năm 1974, Martin và Quillet đã thí nghiệm giâm hom đối với cây Lim ba (Terminali superba) và thấy rằng để nguyên 2-4 lá trên thân thì tỷ lệ ra rễ là 63% 75%, cắt một phần phiến lá có thể cho tỉ lệ ra rễ 88% - 100%, cắt bỏ hoàn toàn lá thì hom giâm không ra rễ [2]. Ciwang và R.J.Haines đã nghiên cứu nhân giống hom trên các cây Keo tai tượng ở vườn ươm cho thấy ở công thức xử lý thuốc IBA và Tihemone đạt tỷ lệ ra rễ từ 71% đến 79%. Khi dùng lá Keo tai tượng và Keo lá chàm làm vật liệu giâm hom tác giả cho thấy lấy lá cây ở phần gốc chỉ cho tỉ lệ ra rễ là 34% trong đó lá thứ 3 đến lá thứ 5 cho tỉ lệ ra rễ là từ 79% đến 86%. Tác giả đưa ra kết luận khả năng ra rễ của hom phụ thuộc vào đối tượng dòng cây mẹ lấy hom [21]. Chaperon (1984) cho rằ ng chiế n lươ ̣c cải thiê ̣n giố ng cây rừng phải tính tới viê ̣c sử du ̣ng thành tha ̣o nhân giố ng hom mà ảnh hưởng của nó sẽ thay đổ i theo mức đô ̣ cải tiế n kỹ thuâ ̣t giâm hom. Sơ đồ cải thiê ̣n giố ng cây rừng theo hướng có sử du ̣ng nhân 6 giố ng hom do Chaperon (1984) đề xuấ t để đưa giố ng lai có năng xuấ t cao vào sản xuấ t ở các giai đoa ̣n khác nhau [15]. Nanda (1970) đã dựa theo khả năng ra rễ để chia các loa ̣i cây gỗ thành ba nhóm chin ́ h: nhóm dễ ra rễ, nhóm khó ra rễ và nhóm ra rễ trung bin ̀ h. Pharis (1975) đã dùng apola và pola gibberellin để kích thích ra hoa các cây non họ Cupressaceae và pinaceae [10]. Theo Tewari (1993), nhân giống bằng hom là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong chọn giống cây rừng [20]. 1.3. Ở Việt Nam 1.3.1. Nghiên cứu ở Việt Nam về cây Nghiến Nhân giống cây rừng bằng hom là phương pháp phổ biến, thích hợp nhất với điều kiện kinh tế và trình độ sản xuất lâm nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Các nhà giâm hom cây lâm nghiệp quy mô công nghiệp thường có kết cấu phức tạp, chi phí lớn, người dân khó sử dụng để phục vụ cho các nhu cầu đó ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu sau: Nghiến còn được gọi là Kiên quang, Nghiến đỏ, Nghiến trứng, Kiêng mật, Kiêng đỏ với tên khoa học là (Burretiodendron hsienmu Chun et How) thuộc họ Đay (Tiliaceae). Ngoài ra, Nghiến còn được sử dụng với nhiều tên khoa học đồng nghĩa khác như: Excentrodendron hsienmu (Chun et How) Chiang et Miau; Pentace tonkinensis A,Chev, [1], [2], [16], [17], [18]. Còn theo tiếng của người dân tộc H’Mông (Sơn La), Nghiến được gọi là Pá tông [3]. Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000) [1], Nghiến là cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới 100cm, bạn lớn. Thân tròn thẳng, vỏ màu xám, sau xám nâu, bong mảng. Lá đơn mọc cách, hình trứng tròn, đầu nhọn dần, có mũi lồi dài, đuôi hình tim hoặc gần tròn dài 8 – 12cm, phiến lá dầy, cứng, nhẵn, bóng, mép nguyên, có 3 gân gốc. Nách gân lá có tuyến và có túm long. Cuống lá thô, dài 3,5 – 5 cm, hơi đỏ. Lá non hơi dính. 7 Hoàng Kim Ngũ và cộng sự (2000) [19] khi nghiên cứu đánh giá tái sinh loài Nghiến trên các vùng núi đá vôi tại Cao Bằng, Bắc Kạn đã có những mô tả về đặc điểm hình thái Nghiến tái sinh (dưới 3 tuổi) khá chi tiết như: Cây mầm (cây dưới 6 tháng tuổi), lá có dạng hình tai, thân mềm, dài 3,89cm – 4,5cm, rộng 2,4cm, rễ dài trung bình 4,6cm. Ở tầng thảm mục, rễ mầm dài tới 10cm, đây là những đặc điểm cơ bản để xác định cây mầm; Cây con (là những cây trên 6 tháng tuổi), thân thẳng, tròn, chưa phân cành, đường kính bình quân 0,45cm, chiều cao vút ngọn đạt tới 45cm, vỏ ngoài mầu xanh xám, phần non màu xanh. Cây một tuổi có dạng lá đơn mọc cách vòng, thường có 6 – 8 lá tập trung ở đỉnh sinh trưởng, có 2 lá kèm hình tam giác, lá kèm rụng sớm, phiến lá gần tròn, đuôi lá nhọn, gốc lá hình tim, lá mầu xanh thẫm, lá non màu đỏ, gân nổi rõ, hệ gân chân chim (3 gân gốc), các gân thứ cấp hợp mép, mép lá nguyên cuống, lá dài từ 6 – 8cm, mầu xanh, khi rụng để lại vết sẹo hình đế ngược. Khi cây 1 tuổi, rễ cấp I có thể dài 35cm và bao gồm 3 cấp rễ. Rễ cấp I phát triển tương đối mạnh, đâm sâu xuống giúp cho cây đứng vững ngay từ nhỏ. Rễ cấp III phát triển với số lượng nhiều, ở tầng đất mặt chiều dài bình quân đạt 18cm. Tán rễ lớn hơn tán lá, mục đích phân bố rộng nhằm giúp cây đứng vững trên núi đá và hút chất dinh dưỡng ở tầng mùn nhằm thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng ở giai đoạn đầu. Khi nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của Nghiến tại khu vực Thuận Châu, Sơn La, Phàng Thị Thơm (2009) [13] cho biết, hiện nay những cây Nghiến cổ thụ đã bị khai thác kiệt, chỉ còn lại chủ yếu là cây có đường kính rất nhỏ, dao động từ 19 cm – 24,7cm; chiều cao dao động từ 15,4cm – 18,5cm; thân thường phân cành sớm, chiều cao dưới cành thấp. Tác giả cũng đã nghiên cứu về một số đặc điểm hình thái lá, rễ, kết quả cho thấy: Đối với cây trưởng thành, chiều dài cuống lá dao động từ 5,1cm – 6,5cm; chiều dài lá từ 8,8cm – 11,9cm; chiều rộng lá từ 7,2cm – 7,7cm. Đối với cây tái sinh: Vỏ cây ở gần gốc có màu xám, giáp với ngọn có màu xanh; lá non hơi dính; Nghiến có hệ rễ cọc phát triển mạnh, ăn sâu xuống dưới đất giúp cây đứng vững. Bùi Thị Tiền (2012) đã thử nghiệm nhân giống bằng hom Nghiến, nhưng tác giả vẫn chưa đưa ra được phương pháp thích hợp cho việc nhân giống bằng hom loài cây này [20]. 8 Lò Thị Trang (2014), nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và loại thuốc kích thích sinh trưởng: IBA, IAA, NAA đến khả năng nhân giống bằng hom cành loài Nghiến, thời gian tiến hành nghiên cứu là mùa đông. Kết quả sau 3 tháng, một số hom đã có hiện tượng hình thành mô sẹo nhưng chưa có hom nào ra rễ. Vì thế, nghiên cứu vẫn chưa khẳng định được loại thuốc cũng như nồng độ thuốc thích hợp nhất đến khả năng ra rễ, số lượng, chất lượng và chiều dài rễ của hom một cách chính xác [22]. 1.3.2. Nghiên cứu về giâm hom cây lâm nghiệp Năm 1990, Lê Đình Khả và các cộng sự đã nghiên cứu giâm hom cho Keo tai tượng, Keo lá tràm và Keo lai. Các thí nghiệm tập trung nghiên cứu về thời vụ giâm, loại nhà giâm, môi trường cắm hom và phương pháp xử lý chồi, kết quả cho thấy việc xử lý chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng đến giâm hom [14]. Hoàng Kim Ngũ (1990-1998), đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và khả năng gây trồng các loài cây như Nghiến, Mạy sao, Trai lý, Hoàng đàn, Mắc rạc, Xoan nhừ, Mắc mật…Trên núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn. Tác giả đã xác định được một số đặc điểm sinh thái và đề xuất kỹ thuật gây trồng các loài cây này ở các địa phương trên. Từ năm 1999 tác giả tiến hành gây trồng thử nghiệm các loài cây này trên đất đá vôi ở một số nơi khác ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn [23]. Tháng 9 năm 2001, Nguyễn Hoàng Nghiã và Trầ n Văn Tiế n ở Viê ̣n Khoa ho ̣c Lâm nghiê ̣p Viê ̣t Nam đã tiế n hành thí nghiê ̣m giâm hom cây Hồ ng Tùng. Kế t quả thu đươ ̣c như sau: ở công thức đố i chứng hom của cây Hồ ng Tùng cho tỷ lê ̣ ra rễ là 25%, còn các công thức đươ ̣c xử lý chấ t kić h thić h sinh trưởng tỷ lê ̣ hom ra rễ cao gấ p 2 đế n 3,5 lầ n so với công thức đố i chứng, trong đó chấ t IBA 1,5% cho tỷ lê ̣ cao nhấ t còn AIA và ANA đề u cho tỷ lê ̣ hom ra rễ trên 60%. Nguyễn Hoàng Nghiã và Nguyễn Văn Tho ̣ (Viê ̣n Khoa ho ̣c Lâm nghiê ̣p Viê ̣t Nam, năm 2006) đã nghiên cứu giâm hom cây Bách vàng, kế t quả của nghiên cứu thu đươ ̣c như sau: Hom giâm cây Bách vàng cho tỷ lê ̣ ra rễ cao 80% khi chưa có thuố c kić h thić h sinh trưởng. Khi dùng thuố c kić h thić h sinh trưởng như (RA, AIB, AIA, ABT1) thì tỉ lê ̣ hom ra rễ đạt 90% trở lên, trong đó có hai loa ̣i thuố c cho tỷ lê ̣ ra rễ cao 9 nhấ t là ABT1 nồ ng đô ̣ 50ppm và 1% đa ̣t tỉ lê ̣ ra rễ là 96,7%, đă ̣c biê ̣t là thuố c AIB 50ppm cho tỷ lê ̣ ra rễ đa ̣t 100% [23]. Cũng theo báo cáo của Viê ̣n Khoa ho ̣c Lâm nghiê ̣p Viê ̣t Nam (2006), cây Pơ mu được giâm hom thành công ở những cá thể từ 2-8 tuổi, bằng cành của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 80-90% khi xử lý bằng NAA 1,5%, với giá thể bằng cát hay trực tiếp trong túi bầu; Cây Bách Xanh giâm hom thành công ở những cá thể từ 2 - 10 tuổi, bằng cành của cây trưởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 85-95% khi xử lý bằng IBA 1% trên cát hay trực tiếp trong túi bầu. Năm 2010, trên cơ sở các số liệu điều tra khảo sát thực trạng sản xuất cây trồng lâm nghiệp 5 tỉnh Tây Nguyên và các kết quả khảo nghiệm một số thiết bị tưới, các thí nghiệm về phương pháp và chế độ tưới cho vườn ươm, đã thiết kế và xây dựng mô hình vườn giâm hom quy mô thôn bản (100,000 cây/năm) tại K’bang, Gia Lai với kết cấu đơn giản, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện thôn bản ở Tây Nguyên. Thí nghiệm giâm hom cây Keo Lai BV32 và Bạch Đàn UP100 trong vườn giâm hom cho tỉ lệ ra rễ của hom Keo lai đạt 97%, hom Bạch Đàn đạt 91% [24]. Nghiên cứu tác động của Auxin và Gibberelline đến khả năng ra rễ của hom giâm Sao Đen tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thấy, NAA có tác dụng kích thích ra rễ, còn GA3 lại ức chế ra rễ. Nồng độ NAA thích hợp cho khả năng ra rễ của hom giâm Sao Đen là 1000ppm với thời gian nhúng hom giâm 5 giây. Nồng độ càng cao và thời gian nhúng hom giâm càng lớn thì khả năng ức chế của NAA và GA3 càng mạnh. Hom giâm 1 tuổi có khả năng ra rễ tốt hơn hom giâm 2 và 3 tuổi [24]. Trần Bình Đà (2009), đã nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc NAA đến khả năng ra rễ trong giâm hom Hà thủ ô trắng theo cách lấy hom và các nồng độ thuốc khác nhau: 250ppm, 500ppm, 750ppm, 1000ppm và đối chứng kết quả cho thấy thuốc NAA với nồng độ 500ppm là thích hợp nhất, cho tỉ lệ ra rễ cao nhất 60%. Cũng nghiên cứu về giâm hom cây rừng, Phạm Thế Dũng (2014) đã tiến hành thử nghiệm nhân giống cây Cóc hành, Trôm phục vụ trồng rừng trên đất cát vùng khô hạn. Tác giả đã thử nghiệm trên các loại giá thể: Cát và cát tro; Thuốc kích thích ra rễ IBA 500ppm dạng nước, thuốc thương phẩm NZD và NZM dạng bột với 3 lần lặp. Kết 10 quả cho đối với cây Cóc hành giá thể giâm hom tốt nhất là cát-tro với tỉ lệ ra rễ trên 31,8% và tỷ lệ có mô sẹo trên 33,2% và thuốc IBA cho khả năng ra rễ tốt nhất. Đối với cây Trôm thì giâm hom trên cát với với thuốc kích thích ra rễ NZM thương phẩm cho tỉ lệ ra rễ cao nhất 48,89%. Kết luận chung: Từ các kết quả và nghiên cứu trên có thể thấy các nghiên cứu về nhân giống cây Nghiến còn khá ít và tỷ lệ thành công thấp. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng sâu hơn của từng loại thuốc đến khả năng ra rễ của loài cây Nghiến là rất cần thiết. Kết quả sẽ góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện quy trình nhân giống Nghiến từ hom nhằm phục vụ cho công tác gây trồng và bảo tồn loài này tại địa phương. 11 PHẦN II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về phương pháp nhân giống Nghiến bằng hom góp phần bảo tồn và phát triển loài Nghiến. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Tìm được nồng độ thuốc, thời gian ngâm thuốc IBA có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra rễ của hom giâm Nghiến làm cơ sở đề xuất hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Nghiến bằng hom. 2.2. Đối tượng nghiên cứu - Hom cây nghiến (Burretiodendron hsienmu) được lấy từ rừng tự nhiên tại khu vực Sơn La. - Chất xử lý kích thích ra rễ: IBA (indol - 3 - butyric acid). 2.3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu - Các thí nghiệm được tiến hành tại vườn ươm Trường Đại học Tây Bắc. - Hom Nghiến được lấy trong rừng tự nhiên trên núi đá vôi tại xã Mường Giàng huyện Quỳnh Nhai, Sơn La. 2.3.2. Giới hạn nghiên cứu - Các nồng độ được thử nghiệm là 5.000ppm, 10.000ppm và 15.000ppm - Thời gian ngâm thuốc: 10s, 20s, 30s - Số lần nhắc lại: 3 lần - Thời gian tiến hành thí nghiệm: Từ ngày 26/7/2015 – 09/04/2016 (10 tháng); Số liệu từ ngày 26/7/2015 – 24/10/2015 và tiếp theo đến 9/4/2016 (tổng 40 tuần) . 12 2.4. Nội dung nghiên cứu 2.4.1. Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc IBA và thời gian ngâm thuốc đến tỉ lệ sống chết của hom giâm 2.4.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc IBA và thời gian ngâm thuốc đến khả năng ra chồi của hom. 2.4.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc IBA và thời gian ngâm thuốc đến khả năng ra rễ của hom giâm 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp kế thừa số liệu - Kế thừa số liệu về đặc điểm khu vực nghiên cứu. - Kế thừa có chọn lọc các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu. 2.5.2. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu nghiên cứu: 2.5.2.1. Chuẩn bị - Dụng cụ: Dao, chậu, kéo, cuốc, thuổng, chén đựng thuốc, hộp xốp, giàn che. - Hoá chất: thuốc kích thích IBA nồng độ 5,000ppm, 10,000ppm, 15,000ppm. - Giá thể: 100% Cát sạch 2.5.2.2. Phương pháp lựa chọn và xử lý hom giâm - Chọn cành: Chọn những cành bánh tẻ (độ hóa gỗ 50%), khỏe mạnh, vươn thẳng và được chiếu sáng đầy đủ. Không chọn những cành già cỗi, bị sâu bệnh. - Kỹ thuật cắt cành: Cành được cắt vào những buổi sáng sớm hoặc buổi chiều râm mát. Cành sau khi cắt được ngâm vào nước, ngập khoảng 3cm, rồi buộc kín bằng túi bóng và mang về để tránh làm mất hơi nước, héo cành. Cành thu hái hôm nào sẽ được xử lý ngay trong ngày hôm đó. - Kỹ thuật cắt hom: Hom được cắt ngay trong ngày lấy cành, vào buổi chiều mát. Trước khi cắt phải chuẩn bị chậu nước sạch, dùng dao hoặc kéo sắc để cắt, tránh làm hom bị dập nát, tổn thương, loại bỏ chồi đã ra lá trên hom. Mặt cắt phía gốc của hom cắt vát so với trục hom khoảng 40 – 450 tạo tiết diện lớn để hom lấy nước và dinh dưỡng, phía trên ngọn cắt bằng, 2 vát cắt phải ngược chiều nhau và cách nách mầm 13 khoảng 0,5 cm để bảo vệ mầm; hom cắt dài 15 - 20 cm, mỗi hom khoảng 3 - 5 chồi ngủ hoặc lá, nếu có lá thì cắt bỏ hoàn toàn phiến lá của lá đầu tiên ở gốc hom, các lá còn lại cắt khoảng từ 1/2 - 2/3 diện tích lá. - Xử lý hom: Hom sau cắt được thả vào chậu nước. Sau khi cắt đủ số lượng hom tiến hành ngâm vào thuốc Redomil Gold (1 lít nước pha 3,75g Redomil Gold) trong vòng 5 phút để diệt nấm bệnh, giữ cho hom được tươi và tránh mất nước. Sau đó vớt hom ra rửa sạch bằng nước lã 2 - 3 lần. Tiếp đến, cắm vào thuốc kích thích theo từng công thức, rồi cắm trực tiếp vào giá thể. Nên cắm thẳng, sâu 3 - 4 cm tùy vào chiều dài của hom. Trước khi cắm hom cần tưới giá thể đảm bảo độ ẩm (75 - 80%) và phun thuốc diệt nấm cho giá thể trước 3 ngày, phun thuốc diệt kiến, mối là thuốc Sherpa cho giá thể trước 4 ngày. Hình 2.1.Thuốc diệt nấm (RedomilGold) 2.5.3. Phương pháp tiến hành - Giá thể giâm: Đề tài tiến hành thí nghiệm trên giá thể 100% cát sạch, mỗi công thức thí nghiệm được bố trí vào 1 thùng xốp, các thùng xốp được đặt cách xa mặt đất từ 10-15cm để tránh nấm bệnh, mối, kiến từ đất, Khử trùng giá thể giâm hom bằng thuốc Redomil Gold (1 lít nước pha 3,75g Redomil Gold), tưới ướt nền giâm với độ thấm sâu ít nhất 3cm để phòng chống nấm bệnh trước thời gian cắm hom 24h. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan