Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm và mật độ đến sinh trưởng, năng suất của giông...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm và mật độ đến sinh trưởng, năng suất của giông ngô lai nk 4300 bt gt vụ xuân năm 2018 tại huyện chương mỹ, thành phố hà nội​

.PDF
71
90
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------------------- ĐỖ ĐỨC HUYÊN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ LAI NK4300 Bt/GT VỤ XUÂN NĂM 2018 TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 1 http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------------------- ĐỖ ĐỨC HUYÊN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ LAI NK4300 Bt/GT VỤ XUÂN NĂM 2018 TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ,THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Khoa học cây trồng Mã số ngành: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ SỸ LỢI Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN 1 http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp tham gia, thực hiện và được Tiến sỹ Lê Sỹ Lợi trực tiếp hướng dẫn. Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Nhà trường về các thông tin, số liệu của đề tài. Tác giả luận văn Đỗ Đức Huyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các tập thể, cá nhân, gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Lê Sỹ Lợi đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như hoàn chỉnh bài luận văn. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Khoa Nông học, Phòng Đào tạo – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện để tôi hoàn thành bài luận văn này. Để hoàn thành bài luận văn này tôi còn nhận được sự động viên hỗ trợ rất lớn từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện vật chất, tinh thần để tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Đức Huyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết tắt Cụm từ viết tắt đầy đủ FAO :Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc K2O : Kaly M : Mật độ N : Đạm NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu NXB : Nhà xuất bản P : Phân bón P2O5 : Phân Lân P 1000 hạt :Khối lượng 1000 hạt PTNT : Phát triển nông thôn TGST : Thời gian sinh trưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ................................. iii MỤC LỤC ............................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề:......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................ 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................. 5 1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam ......................................... 6 1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ........................................................... 6 1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ............................................................ 9 1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở thành phố Hà Nội ............................................. 12 1.3. Tình hình nghiên cứu về mật độ, khoảng cách và phân bón cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam .............................................................................................. 13 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ, khoảng cách và phân bón cho ngô trên thế giới ................................................................................................................. 13 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ, khoảng cách và phân bón cho ngô ở Việt Nam ..................................................................................................................... 16 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 22 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 22 2.1.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu .............................................................. 22 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 23 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 23 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................. 23 2.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................. 25 - Đất làm thí nghiệm được làm kỹ, bằng phẳng, sạch cỏ dại. ............................ 27 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 28 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 29 3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ đến thời gian sinh trưởng sinh trưởng và các giai đoạn phát dục của giống ngô NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 trên đất đồi gò tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ................. 29 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ đến một số chỉ tiêu hình thái của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 trên đất đồi gò tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ................................................................ 33 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ trồng đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 trên đất đồi gò tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội .................................. 37 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ trồng đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 trên đất đồi gò tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ................................................................ 37 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ đến tỷ lệ đổ rễ, gãy thân của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 trên đất đồi gò tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ........................................................................... 42 3.5. Ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 trên đất đồi gò tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ........................................................... 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vi 3.5.1. Ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 trên đất đồi gò tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ........................................................................... 45 3.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 trên đất đồi gò tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội .......................................... 51 3.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm và mật độ đến hiệu quả kinh tế của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 trên đất đồi gò tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. .......................................................................... 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 57 1. Kết luận ........................................................................................................... 57 2. Đề nghị ............................................................................................................ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô thế giới giai đoạn 2007-2017 ....................................7 Bảng 1.2. Một số quốc gia có diện tích sản xuất ngô lớn trên thế giới năm 2017.............8 Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam giai đoạn .....................10 năm 2007 -2017 .............................................................................................................10 Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở các vùng ngô của Việt Nam năm 2017........................................................................................................................11 Bảng 1.5: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô tại Hà Nội giai đoạn ............................12 năm 2009 – 2017 ...........................................................................................................12 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ đến thời gian sinh trưởng và các giai đoạn phát dục của giống ngô NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 ................................ 30 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 .....................................34 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân đạm và mật độ đến tình hình sâu bệnh hại của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 ...................................................................41 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ đến tỷ lệ đổ rễ, gãy thân của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 ..........................................................................43 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của của phân đạm và mật độ đến các yếu tố cấu thàng năng suất của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ Xuân 2018 ..........................................................47 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của của phân đạm và mật độ đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ Xuân năm 2018 ............................52 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân đạm và mật độ đến hiệu quả kinh tế của giống ngô lai NK4300 Bt/GT ..............................................................................................................55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Cây ngô có tên khoa học là Zea mays L. thuộc chi Maydeae, họ hòa thảo Poaceae, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Ngô là cây hàng năm với hệ thống rễ chùm phát triển, là loài cây giao phấn có hoa đơn tính cùng gốc. Trải qua hàng ngàn năm tiến hóa và phát triển thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, với đặc tính đa dạng di truyền rộng và khả năng thích nghi với nhiều loại hình sinh thái, cho đến nay cây ngô được lan truyền và trồng ở hầu khắp các châu lục trên thế giới, với vai trò là một trong những cây ngũ cốc quan trọng của loài người. Một trong những ưu thế để cây ngô dành được mối quan tâm lớn của con người là khả năng sử dụng của nó. Ngô được sử dụng làm lương thực cho con người: Ngô là cây ngũ cốc nuôi sống gần 1/3 dân số toàn cầu, ở các nước trồng ngô nói chung đều sử dụng ngô làm lương thực ở các mức độ khác nhau. Ngô làm thức ăn chăn nuôi: Theo số liệu của FAOSTAT, trên phạm vi toàn thế giới giai đoạn 2000 - 2007 đã sử dụng khoảng 65% sản lượng ngô (400 - 450 triệu tấn) làm thức ăn chăn nuôi. Ngô được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, glucoza, bánh kẹo... Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa. Ngô được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Những năm gần đây nhờ chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước. Đồng thời với những tiến bộ to lớn trong chọn tạo giống, đã tạo ra các giống ngô lai năng suất cao, phẩm chất tốt cùng với kỹ thuật thâm canh cao nên sản xuất ngô ở nước ta có những bước tiến đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng. Việc mở rộng diện tích và áp dụng rộng rãi các giống ngô lai đã làm thay đổi kỹ thuật canh tác cây ngô. Điều này dẫn đến sự thay đổi về định tính, định lượng của tập hợp sâu hại ngô ở nước ta. Trong vài năm trở lại đây, giống ngô lai trồng tập trung hàng năm bị tổn thất nhiều tỷ đồng do sự phát sinh mạnh của cỏ dại và một số sâu hại như sâu đục thân ngô, rệp muội ngô, mọt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 hạt ngô, sâu đục bắp, sâu cắn lá ngô,… Để các tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Chính phủ đã cho phép sản xuất các giống ngô biến đổi gen nhằm hạn chế được sâu bệnh và các tác nhân gây ảnh hưởng đến năng suất chất lượng sản phẩm ngô. Chương Mỹ là một huyện nằm phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km. Địa hình của huyện chia làm 3 vùng: vùng bãi ven sông Đáy, vùng đồng bằng ven sông Bùi và vùng đồi gò (bán sơn địa) dọc đường Hồ Chí Minh. Điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với khả năng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Từ lâu cây ngô là một trong những cây trồng quen thuộc với những người dân địa phương. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được người nông dân áp dụng và đem đến sự tăng trưởng về năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất. Trong đó phải kể đến tiến bộ kỹ thuật trong áp dụng giống ngô lai. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, cây ngô lai đã được đưa vào trồng thử nghiệm và trở thành một trong những cây trồng chính của huyện. Những năm gần đây diện tích trồng ngô của huyện khoảng 1.700 ha/năm. Tuy nhiên năng suất và sản lượng ngô của huyện chưa cao, chưa phản ánh hết tiềm năng về đất đai và khí hậu của địa phương. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất và sản lượng ngô của huyện Chương Mỹ là do yếu tố về giống, kỹ thuật canh tác chưa phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể của tiểu vùng sinh thái. Giống ngô lai NK 4300Bt/GT, là giống ngô biến đổi gen có khả năng kháng sâu đục thân và thuốc trừ cỏ gốc Glyphosat. Giống đã được Bộ nông nghiệp và PTNT cho phép sản xuất ở Việt Nam năm 2016. Giống ngô NK 4300Bt/GT đang được phát triển sản xuất ở một số địa phương, bước đầu đã chứng minh được nhiều đặc điểm ưu việt trong sản xuất ngô như giảm chi phí nhân công làm cỏ, giảm thiệt hại do sâu đục thân…, nên đã làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên tại các địa phương trồng ngô NK 4300 Bt/GT vẫn áp dụng quy trình kỹ thuật chung cho các giống ngô lai, nên chưa khai thác được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 một cách tốt nhất tiềm năng của giống ngô này. Vì vậy, nghiên cứu mật độ trồng thích hợp cho giống ngô lai biến đổi gen NK 4300Bt/GT cũng như lượng phân đạm bón hợp lý là rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm và mật độ đến sinh trưởng, năng suất của giống ngô lai NK4300 Bt/GT vụ xuân năm 2018 tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội’’ 2. Mục tiêu của đề tài * Mục tiêu chung: Xác định được liều lượng phân đạm và mật độ thích hợp cho giống ngô lai NK4300 Bt/GT trong vụ xuân năm 2018 trên đất đồi gò tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. * Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của giống ngô lai NK4300 Bt/GT. - Đánh giá tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống ngô lai NK4300 Bt/GT ở các công thức thí nghiệm. - Đánh giá được các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô lai NK4300 Bt/GT ở các công thức thí nghiệm. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài sẽ bổ sung thêm dữ liệu khoa học về giống ngô lai NK4300 Bt/GT trên đất đồi gò tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học xác định được lượng phân đạm và mật độ thích hợp cho giống ngô lai NK4300 Bt/GT trên đất đồi gò tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định được lượng phân đạm bón và mật độ thích hợp cho giống ngô lai NK4300 Bt/GT trên đất đồi gò, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng ngô tại huyện Chương Mỹ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò quan trọng góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Khả năng thích ứng và sản lượng thu được của giống liên quan chặt chẽ, phụ thuộc vào điều kiện sinh thái của các vùng miền cũng như trình độ và tập quán canh tác của các vùng miền đó. Mỗi giống cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng đều có những đặc điểm riêng về sinh trưởng phát triển như: sự phát triển của tán lá, chiều cao cây, sự phát triển của bộ rễ, nhu cầu dinh dưỡng, ánh sáng đều rất khác nhau. Có giống ưa trồng dày, có giống ưa trồng thưa. Khi trồng với mật độ quá thưa sẽ lãng phí đất, đồng thời xảy ra sự sói mòn, rửa trôi dinh dưỡng ở những chỗ đất trống khi tán lá không che phủ tới. Cộng thêm vào đó là tình trạng cỏ dại mọc lấn át cây trồng khiến năng suất ngô giảm. Ngược lại nếu trồng với mật độ quá dày sẽ gây tình trạng cạnh tranh giữa các cây về dinh dưỡng, ánh sáng. Mật độ quá dày làm ẩm độ trong ruộng ngô tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển mạnh cũng dẫn tới sự tụt giảm về năng suất. Nếu chúng ta trồng ở mật độ phù hợp với mỗi giống thì các cây được phân bố đều nhau hơn, giảm tối đa sự cạnh tranh giữa các cá thể về dinh dưỡng, ánh sáng và các yếu tố khác, làm cơ sở giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất tối ưu. Ngô là cây trồng tạo ra một lượng năng suất, vật chất lớn trong một vụ trồng. Vì vậy ngô hút từ đất một lượng dinh dưỡng rất lớn trong quá trình sống, đặc biệt là dinh dưỡng đạm. Phân đạm đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của cây ngô, tham gia vào quá trình hình thành protein ..., do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng protein trong hạt ngô. Trong quá trình sản xuất người nông dân có nơi thì bón rất ít đạm, có nơi thì bón quá nhiều gây nên sự thiếu hụt hoặc dư thừa đạm, đều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất. Ngoài ra để đảm bảo năng suất, hiệu quả sản xuất ngô, việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 sử dụng lượng phân bón đạm còn phụ thuộc rất nhiều vào số cây trồng trên một đơn vị diện tích hay nói cách khác là lượng phân đạm bón cho cây ngô cũng tùy thuộc vào mật độ trồng. Vì vậy, muốn phát huy hiệu quả tối đa của giống, nhất là những giống mới có tiền năng năng suất cao thì một trong những yêu cầu quan trọng đầu tiên là phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá khả năng thích ứng cũng như thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật (mật độ, phân bón...) đối với giống mới đó trên những nền đất khác nhau ở mỗi địa phương. Đề tài nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống ngô lai NK 4300 Bt/GT trên đất đồi gò tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, nhằm kịp thời bổ sung, đưa ra được biện pháp kỹ thuật thích hợp góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế đối với giống ngô lai NK 4300 Bt/GT tại địa phương. 1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Do có nền di truyền rộng và thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau nên cây ngô được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nước trồng ngô, trong đó có 38 nước là các nước phát triển còn lại là các nước đang phát triển. Ngô được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: làm lương thực, thực phẩm, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến... Ngoài ra ngô còn là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất năng lượng sinh học (ethanol), đây được coi là giải pháp cho sự thiếu hụt năng lượng trong tương lai. Ở Mỹ, trên 90% ethanol được sản xuất từ ngô với hơn 2.680 nhà máy. Trung Quốc cũng đang tập trung đầu tư xây dựng nhiều cở sở nghiên cứu về nguồn năng lượng sinh học này với mục tiêu ethanol nhiên liệu sẽ tăng lên 10 tỷ lít vào năm 2020. Để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ethanol, các nhà khoa học thuộc Đại học bang Michigan (Mỹ) đã tạo ra một số giống ngô mới chuyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 sản xuất ethanol, giống ngô mới này cho phép tạo ra sản phẩm ethanol hiệu quả hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu và sản xuất mà diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới tăng lên liên tục trong những năm gần đây. Kết quả được thể hiện qua bảng 1.1. Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô thế giới giai đoạn 2007-2017 Diện tích Năng suất Sản lượng (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2007 158,60 49,7 788,1 2008 161,00 51,1 822,7 2009 157,20 50,1 794,8 2010 162,30 51,2 820,6 2011 170,39 51,85 883,46 2012 176,99 49,44 875,10 2013 184.19 55.2 1.000,02 2014 183,32 55,73 1.021,61 2015 182,49 55,38 1.010,61 2016 187,96 56,40 1.060,12 2017 197,19 57,55 1.134,75 Năm (Nguồn: FAOSTAT, 2019) Số liệu thống kê của FAO cho thấy sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2007 - 2017 có sự tăng trưởng đáng kể về diện tích, năng suất, sản lượng. Năm 2007 diện tích ngô của thế giới mới chỉ đạt 158,60 triệu ha, năng suất ngô trung bình thế giới đạt 49,7 tạ/ha, sản lượng đạt 788,1 triệu tấn, đến năm 2017 diện tích trồng ngô của thế giới đạt 197,19 triệu ha; năng suất ngô trung bình thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 giới đạt 57,55 tạ/ha; sản lượng đạt 1.134,75 triệu tấn. Như vậy năm 2017 so với năm 2007 thì diện tích tăng 24,3 %; năng suất bình quân tăng 15,8%; sản lượng tăng 44,0%. Có được kết quả này là nhờ có cuộc cách mạng về chọn tạo giống ngô, đặc biệt là giống ngô lai và các biện pháp kỹ thuật canh tác mới được đưa vào áp dụng trong sản xuất ngô. Sản xuất ngô trên thế giới tập trung ở một số nước như Trung Quốc, Mỹ, Brazin, Ấn Độ, Mexico …. Bảng 1.2. Một số quốc gia có diện tích sản xuất ngô lớn trên thế giới năm 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng (nghìn ha) (tạ/ha) ( nghìn tấn) Trung Quốc 42.428,6 61,10 259.234,5 2 Mỹ 33.469,1 110,84 370.960,4 3 Brazil 17.393,6 56,18 97.721,9 4 Ấn Độ 9.219,0 31,15 28.720,0 5 Mexico 7.327,5 37,89 27.762,5 6 Pháp 1.614,1 87,49 14.121,7 7 Camerun 1.243,4 18,07 2.246,2 Stt Quốc gia 1 (Nguồn FAOSTAT, 2019) Số liệu bảng 1.2 cho thấy: Trung Quốc là nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới, năm 2017 trồng được 42.428,6 nghìn ha nhưng do năng suất ngô không cao (đạt 61,1 tạ/ha) nên sản lượng ngô đứng thứ 2 thế giới (đạt 259.234,5 nghìn tấn). Mỹ là nước có diện tích trồng ngô đứng thứ 2 thế giới (diện tích trồng năm 2017 là 33.469,1 nghìn ha), nhưng năng suất ngô của Mỹ rất cao (110,84 tạ/ha) nên sản lượng ngô của Mỹ đứng đầu, đạt 370.960,4 nghìn tấn chiếm khoảng 32,7% sản lượng ngô toàn thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 Ấn Độ là nước có diện tích trồng ngô đứng thứ 4 thế giới (năm 2017 diện tích đạt 9.219 nghìn ha) nhưng do năng suất ngô của nước này rất thấp (đạt 31,15 tạ/ha) nên sản lượng ngô chỉ đạt 28.720 nghìn tấn). 1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam Tuy cây ngô mới được đưa và trồng tại Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu Tình, 2009), nhưng cây ngô đã khẳng định vị trí trong sản xuất nông nghiệp và trở thành cây lương thực quan trọng đứng thứ 2 sau cây lúa, góp phần đáng kể trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam. Trong 20 năm qua, năng suất ngô nước ta tăng liên tục so với năng suất trung bình thế giới. Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới. Năm 1990 bằng 42%, năm 2000 bằng 59,8% nhưng đến năm 2012 đã bằng 86,9%. Năng suất ngô được cải thiện là nhờ ứng dụng ưu thế lai trong quá trình chọn tạo giống. Năm 2012 diện tích trồng ngô lai đã chiếm 90% diện tích ngô của cả nước. Một số tỉnh có diện tích trồng ngô lai đạt 100% như Đồng Nai, Trà Vinh, Sơn La, Vĩnh Phúc… Trong giai đoạn từ 2007 đến 2017 sản xuất ngô ở Việt Nam có nhiều biến động về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích sản xuất ngô biến đổi tăng giảm qua các năm, nhưng về tổng thể diện tích ngô vẫn tăng nhẹ: năm 2007 là 1.096,1 nghìn ha, năm 2017 là 1.099,9 nghìn ha. Từ năm 2015 diện tích trồng ngô có xu hướng giảm do có sự cạnh tranh với các cây trồng khác. Năng suất ngô của nước ta tăng khá nhanh trong 11 năm qua: năm 2007 năng suất là 39,3 tạ/ha, đến năm 2017 năng suất đạt 46,7 tạ/ha. Điều này đã chứng minh cho việc người nông dân đã đưa các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất, như sử dụng các giống ngô có năng suất cao, áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp để nâng cao năng suất cũng như đưa sản lượng ngô của Việt Nam ngày càng tăng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 10 Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam giai đoạn năm 2007 -2017 Diện tích Năng suất Sản lượng (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 2007 1.096,1 39,3 4.307,7 2 2008 1.140,2 40,1 4.572,2 3 2009 1.089,2 40,1 4.367,7 4 2010 1.125,7 41,1 4.626,6 5 2011 1.121,3 43,1 4.832,8 6 2012 1.156,6 43,0 4.973,4 7 2013 1.170,4 44,4 5.196,6 8 2014 1.179,0 44,1 5.199,4 9 2015 1.178,9 44,8 5.281,5 10 2016 1.152,7 45,5 5.244,8 11 2017 1.099,9 46,7 5.136,5 Stt Năm 1 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019) Ở nước ta, cây ngô được trồng khắp từ Bắc vào Nam, song do khác nhau về đất đai, thời tiết, khí hậu nên năng suất và sản lượng có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng. Năm 2017 vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuy diện tích sản xuất ngô lớn nhất 490,1 nghìn ha nhưng năng suất lại thấp nhất so với các vùng trong cả nước 38,7 tạ/ha. Ngược lại vùng đồng bằng sông Cửu Long diện tích sản xuất nhỏ nhất 34,8 nghìn ha, nhưng lại cho năng suất cao 57,1 tạ/ha thứ 2 chỉ sau Đông Nam Bộ 66,5 tạ/ha. Nguyên nhân là do Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuy có diện tích lớn song chủ yếu tập trung ở các vùng núi, diện tích rải rác nhỏ lẻ, đất dốc thuộc các vùng dân tộc ít người. Họ không có đủ điều kiện đầu tư về vốn cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp mà chủ yếu canh tác theo lối truyền thống lạc hậu. Cộng thêm vào đó là các điều kiện đất đai nghèo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 11 dinh dưỡng, khí hậu khắc nghiệt với hạn hán và rét kéo dài vào mùa đông, lượng mưa phân bố không đều trong năm dẫn tới năng suất thấp. Tuy nhiên, với ưu thế về diện tích (chiếm 44,6 % diện tích của cả nước) nên sản lượng ngô của vùng vẫn cao hơn các vùng khác đạt 1.896,2 nghìn tấn, chiếm 36,9% sản lượng của cả nước và trở thành vùng sản xuất ngô trọng điểm cung cấp lượng ngô lớn nhất cả nước. Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở các vùng ngô của Việt Nam năm 2017 Stt Tên vùng Diện tích Năng suất Sản lượng (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 1 Đồng bằng sông Hồng 87,5 46,1 429,5 2 Trung du và miền núi phía Bắc 490,1 38,7 1.896,2 200,0 45,6 911,3 3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 4 Tây nguyên 216,4 57,2 1.237,9 5 Đông Nam Bộ 70,8 66,5 456,7 6 ĐB sông Cửu Long 35,1 57,1 200,3 (Nguồn: Tổng Cục Thống kê. 2019) Vùng Đông Nam Bộ có năng suất cao nhất đạt 66,5 tạ/ha bằng 142,4 % năng suất trung bình của cả nước do vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây ngô như: nhiệt độ bình quân cao 25 – 30oC, nguồn ánh sáng dồi dào, hệ thống thủy lợi đảm bảo nhu cầu tưới tiêu, nền đất có độ phì nhiêu cao. Tất cả các điều kiện tự nhiên kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp đã dẫn tới sự tăng vọt năng suất trung bình của vùng. Tây Nguyên cũng được xem là trọng điểm sản xuất ngô của cả nước với diện tích 216,4 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 57,2 tạ/ha. Đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Do có diện tích và năng suất khá cao nên sản lượng ngô năm 2017 thu được là 1.237,9 nghìn tấn đứng thứ hai của cả nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan