Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu bệnh thán thư hại ớt tại huyện lục yên tỉnh yên bái vụ đông xuân 2014...

Tài liệu Nghiên cứu bệnh thán thư hại ớt tại huyện lục yên tỉnh yên bái vụ đông xuân 2014 2015 và biện pháp phòng trừ

.PDF
84
445
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------  ---------- LỤC VÂN ANH NGHIÊN CỨU BỆNH THÁN THƯ HẠI ỚT TẠI HUYỆN LỤC YÊN – TỈNH YÊN BÁI VỤ ĐÔNG XUÂN 2014 – 2015 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT MÃ SỐ: 60.62.01.12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NGUYỄN HÀ HÀ NỘI – 2015 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành tốt luận văn này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Nguyễn Hà đã hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học – Học Viên Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban lãnh đạo, cán bộ CNVC Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái, UBND huyện Lục Yên, Trạm BVTV huyện Lục Yên, các hộ nông dân xã Vĩnh Lạc, Minh Tiến huyện Lục Yên, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi tiến hành đề tài được thuận lợi. Tôi xin cảm ơn tới sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người thân luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Lục Vân Anh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mụcc lục iii Danh mục bảng vi Danh mỤc hình viii MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục đích và yêu cầu 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 4 4 1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5 1.1.1. Nghiên cứu về nấm Colletotrichum capsici 11 1.1.2. Nghiên cứu về nấm Colletotrichum gloeosporioides 20 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Phạm vi nghiên cứu 24 2.2. Đối tượng nghiên cứu 24 2.3. Nội dung nghiên cứu 24 2.4. Phương pháp nghiên cứu 24 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập mẫu ngoài đồng ruộng 24 2.4.2. Phương pháp phân lập mẫu bệnh 27 2.4.3. Phương pháp cấy đơn bào tử 28 2.4.4. Phương pháp chế tạo môi trường nuôi cấy 29 2.4.5. Thuốc trừ nấm dùng trong thí nghiệm 30 2.4.6. Một số đặc điểm sinh vật học của nấm C. capsici và C. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii 30 gloeosporioides 2.4.7. Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo 30 2.4.8. Khảo sát các biện pháp phòng trừ nấm thán thư bằng thuốc hoá học. 31 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33 3.1. Kết quả nghiên cứu bệnh hại ngoài đồng ruộng 33 3.1.1. Đánh giá 1 số thành phần bệnh hại chính trong vụ hè thu 2014 tại 33 huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. 3.1.2. Diễn biến bệnh thán thư ớt tại xã Vĩnh Lạc- Lục Yên- Yên Bái 36 vụ hè thu 2014 3.1.3. Diễn biến bệnh thán thư ớt tại Minh Tiến- Lục Yên- Yên Bái vụ 36 đông xuân 2014 – 2015. 3.1.4. Mức độ gây hại của bệnh thán thư trên ruộng ớt trồng 1 vụ và 2 38 vụ tại xã Vĩnh Lạc- Lục Yên- Yên Bái vụ hè thu 2014 3.1.5. Ảnh hưởng của chế độ luân canh cây ớt (Mỹ Nhân Vương) đến 41 khả năng gây hại của bệnh thán thư 3.1.6. Ảnh hưởng của chế độ bón phân cây ớt (Mỹ Nhân Vương) đến 43 khả năng gây hại của bệnh thán thư 3.2. Triệu chứng, đặc điểm hình thái và sinh học của nấm gây bệnh thán thư ớt 45 3.2.1. Triệu chứng bệnh 45 3.2.2. Đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh thán thư ớt 46 3.3. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học nấm Colletotrichum capsici và Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư ớt 49 3.3.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm 49 3.3.2. Ảnh hưởng của pH môi trường đến sự phát triển của nấm Colletotrichum gloeosporioides và Colletotrichum capsici trên môi trường nhân tạo 3.4. Kết quả lây nhiễm bệnh nhân tạo 3.4.1. Thời kỳ tiềm dục và mức độ nhiễm bệnh của ớt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 52 55 55 Page iv 3.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc hoá học đến nấm 59 Colletotrichum sp gây bệnh thán thư ớt 3.5.1. Thử nghiệm ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến bệnh 60 thán thư hại ớt 3.5.2. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ nấm phòng trừ bệnh thán thư hại ớt vụ thu đông năm 2014 - 2015 tại xã Minh Tiến huyện Lục Yên – Yên Bái. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61 63 1. Kết luận 63 2. Đề nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 66 Page v DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1. Tình hình bệnh hại chính trên ớt trong vụ hè thu 2014 tại Lục Yên – Yên Bái 34 3.2. Diễn biến của bệnh thán thư ớt trên giống ớt Mỹ Nhân Vương tại Vĩnh Lạc- Lục Yên- Yên Bái vụ hè thu 2014: 36 3.3. Diễn biến bệnh thán thư hại ớt tại Minh Tiến – Lục Yên – Yên Bái vụ đông xuân 2014 – 2015. 37 3.4. Mức độ gây hại của bệnh thán thư trên ruộng ớt trồng 1 vụ và 2 vụ tại xã Vĩnh Lạc- Lục Yên- Yên Bái vụ hè thu 2014 39 3.5. Tỷ lệ % vị trí quả ớt bị nấm Colletotrichum sp gây hại vụ hè thu năm 2014 tại xã Minh Tiến – Lục Yên – Yên Bái 39 3.6. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến khả năng gây hại của bệnh thán thư trên cây ớt Mỹ Nhân Vương vụ hè thu năm 2014 tại xã Minh Tiến - huyện Lục Yên – Yên Bái 41 3.7. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến khả năng gây hại của bệnh thán thư trên cây ớt Mỹ Nhân Vương vụ Đông xuân năm 2014 2015 tại xã Vĩnh Lạc – Lục Yên – Yên Bái 43 3.8. Đặc điểm hình thái bào tử và cơ quan sinh sản của nấm thán thư hại ớt trên môi trường PGA 46 3.9. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự phát triển của nấm 49 Colletotrichum capsici 3.10. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự phát triển của nấm 51 Colletotrichum gloeosporioides 3.11. Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm Colletotrichum capsici trên môi trường PGA Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 53 Page vi 3.12. Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường PGA 54 3.13. Ảnh hưởng của phương pháp lây nhiễm đến mức độ nhiễm bệnh thán thư trên quả ớt chín (Mỹ Nhân Vương) 56 3.14. Ảnh hưởng của phương pháp lây nhiễm đến mức độ nhiễm bệnh thán thư trên quả ớt xanh (Mỹ Nhân Vương) 56 3.15. Danh sách các loại thuốc trừ bệnh thán thư ớt được người dân MinhTiến – Vĩnh Lạc – huyện Lục Yên – Yên Bái sử dụng trong thâm canh ớt 59 3.16. Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh thán thư ớt của nông dân 60 3.17. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến bệnh thán thư hại ớt tại xã Minh Tiến huyện Lục Yên – Yên Bái 60 3.18. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ bệnh thán thư hại ớt vụ đông xuân 2014 – 2015 tại xã Minh Tiến – Lục Yên – Yên Bái. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 61 Page vii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Bệnh héo vàng 35 3.2. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii 35 3.3. Bệnh thán thư ớt nấm Colletotrichum gloeosporioides 35 3.4. Bệnh đốm vòng Alternaria spp. 35 3.5. Diễn biến bệnh thán thư hại ớt tại Minh Tiến – Lục Yên – Yên Bái vụ đông xuân 2014 – 2015. 37 3.6. Vị trí các vết bệnh thán thư trên quả ớt 40 3.7. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến khả năng gây hại của bệnh thán thư trên cây ớt Mỹ Nhân Vương vụ hè thu năm 2014 tại xã Minh Tiến - huyện Lục Yên – Yên Bái 42 3.8. Ảnh hưởng của chế độ bón phân đến khả năng gây hại của bệnh thán thư trên cây ớt Mỹ Nhân Vương vụ Đông xuân năm 2014 – 2015 tại xã VĩnhLạc – Lục Yên – Yên Bái 44 3.9. Nấm C. capsici 46 3.10. nấm Colletotrichum gloeosporioides 46 3.11. Bào tử nấm C. loeosporioides 48 3.12. Tản nấm C.Gloeosporioides trên PGA 48 3.13. Cành bào tử và bào tử nấm C. capsici vật kính 40 49 3.14. Cành bào tử và bào tử nấm C. capsici vật kính 10 49 3.15. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự phát triển của nấm 50 Colletotrichum capsici 3.16. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự phát triển của nấm 51 Colletotrichum gloeosporioides 3.17. Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm Colletotrichum capsici trên môi trường PGA Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 53 Page viii 3.18. Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường PGA 54 3.19. Vết bệnh sau khi lây trên quả chín, quả xanh trên giống ớt Mỹ nhân vương Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 58 Page ix MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây ớt (Capsicum sp) thuộc chi Capsicum, họ cà (Solanaceae). Có hai nhóm ớt phổ biến là ớt cay (Capsicum frutescens L.) và ớt ngọt (Capsicum annuum L.). Ớt được trồng rộng rãi trên toàn thế giới từ 550 vĩ độ bắc đến 550 vĩ độ nam, không chỉ ở các nước châu Mỹ mà được mở rộng ra một số nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam, Malaysia. Quả ớt có rất nhiều công dụng: Nhiều thành phần trong quả ớt có giá trị dinh dưỡng quan trọng, làm gia vị, mùi thơm và màu sắc. Quả ớt giúp làm giảm nhiễm sạ và cholesterol, giàu vitamin A và C, nhiều chất khoáng kali, axit folic và vitamin E. …Quả ớt được sử dụng ở dạng tươi, khô hay chế biến thành bột, dầu, nước xốt, muối chua…Trong ớt cay có chứa chất Capsaicine (C9H14O2) có vị cay, gây cảm giác ngon miệng, kích thích quá trình tiêu hóa, không thể thiếu trong các bữa ăn. Chính vì vậy ớt cay là cây gia vị được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, ớt còn là một vị thuốc rất quý trong y học cổ truyền có thể chữa được nhiều căn bệnh một cách hữu hiệu. Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng, có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư…). Do vậy thường được dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hoá kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn…Nghiên cứu của y học hiện đại cũng thống nhất với y học cổ truyền về tác dụng chữa bệnh của ớt. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy quả ớt có rất nhiều ích lợi cho sức khoẻ. Ngoài ra cây ớt trồng trong chậu có thể làm một loại cây cảnh vì quả có nhiều màu sắc như trắng, đỏ, vàng,cam, xanh, tím,…tuỳ theo giống cây. Ở Việt Nam, ớt cay được sử dụng nhiều nhất tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ, là món rau gia vị yêu thích, nhu cầu hàng năm khá lớn. Ngoài ra ớt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 cay còn là mặt hàng chiếm vị trí thứ nhất trong các mặt hàng rau gia vị xuất khẩu.Tiềm năng phát triển cây ớt ở nước ta rất to lớn. Vùng chuyên canh ớt tập trung chủ yếu ở khu vực miền trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa – Thiên Huế. Mỗi tỉnh có diện tích hàng ngàn héc ta. Ớt là cây dễ trồng, có thể gieo trồng và thu hoạch tốt ngay trên dải đất cát ven biển, những nơi cây lúa thường cho năng suất thấp và bấp bênh. Do giá trị to lớn mà cây ớt mang lại, ngày nay không những ở phía Nam mà diện tích ớt đã được mở rộng ra các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc như ở Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái... Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc - Đông Bắc và Trung du Bắc bộ. Những năm gần đây cây ớt được coi trọng là cây trồng hàng hóa, đen lại hiệu quả cao cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố hạn chế về kinh tế - xã hội như chính sách, thị trường tiêu thụ, giá cả…còn có những yếu tố kỹ thuật gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất ớt như là sự phá hại của sâu bệnh trong đó nan giải và khó phòng trừ nhất vẫn là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây ra - một loại bệnh nghiêm trọng đã làm thiệt hại lớn về năng suất ở vùng trồng ớt tại huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. Đây là loại bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt và thường xuất hiện vào các tháng nóng, ẩm trong năm (tháng 5,6,7), là một loại bệnh rất khó phòng trừ và làm giảm năng suất rất lớn. Bệnh xuất hiện vào lúc quả chín rộ, vào thời điểm nhiệt độ cao (30oC), mưa nhiều nên rất khó khăn cho việc phòng trừ bằng thuốc hóa học. Mặt khác, công tác phòng trừ bệnh thán thư ớt tại các vùng trồng chưa thực sự mang lại hiệu quả do những hiểu biết về bệnh thán thư của người trồng ớt còn hạn chế, việc gieo trồng các giống ớt liên tục nhiều năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh thán thư bùng phát mạnh gây khó khăn cho việc phòng trừ. Để góp phần nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh thán thư ớt chúng tôi tiến hành Đề tài: “Nghiên cứu bệnh thán thư hại ớt tại huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái vụ đông xuân 2014 – 2015 và biện pháp phòng trừ” Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 2. Mục đích và yêu cầu * Mục đích - Nghiên cứu, xác định thành phần nấm bệnh hại ớt tại huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái vụ đông xuân 2014 - 2015, điều tra diễn biến một số bệnh nấm chủ yếu ngoài đồng ruộng. Nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh, tìm hiểu diễn biến, đánh giá mức độ thiệt hại và biện pháp phòng trừ bệnh thán thư ớt. * Yêu cầu - Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của nấm bệnh hại ớt tại huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái vụ đông xuân 2014 – 2015. - Điều tra diễn biến một số nấm bệnh chủ yếu hại ớt huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái vụ đông xuân 2014 – 2015. - Điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái, kỹ thuất đến sự phát sinh phát triển bệnh thán thư hại ớt. - Xác định nguyên nhân gây bệnh thán thư và tìm hiểu một số đặc điểm hình thái, sinh học của một số nấm gây bệnh thán thư ớt. - Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh thán thư ớt bằng một số thuốc hoá học. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Loài nấm Colletotrichum lần đầu tiên được nghiên cứu bởi Corda (1837), lúc đó được gọi là Colletothrichum, sau đó cũng chính tác giả đổi tên gọi thành Colletotrichum. Năm 1903, Schrenk và Spaulding đã phát hiện ra giai đoạn hữu tính của nấm này là loại nấm Glomerella bao gồm 5 loài, trong đó có loài Glomerellacingulata (Stonem). Cho đến nay, các công trình nghiên cứu trên thế giới cho rằng loại nấm Glomerella có tới 80 loài, trong đó có 20 loài có giai đoạn vô tính là các loài Colletotrichum. Cũng theo những nghiên cứu của tác giả này cho biết giữa các loài nấm Colletotrichum có những đặc điểm rất khác nhau về phạm vi ký chủ, đặc điểm hình thái và đặc tính gây bệnh. Colletotrichum là một trong nhiều chi gây bệnh thán thư. Bệnh đặc trưng bởi các vết lõm màu nâu đen ở các bộ phận trên mặt đất. Colletotrichum tạo ra bào tử phân sinh đơn bào đứng trong đĩa cành. Khối bào tử màu hồng hay màu da cam và đĩa cành đôi khi nhầm lẫn với ổ bào tử của Fusarium. Đĩa cành thường có lông gai màu sẫm rõ rệt hoặc có các sợi nằm rải rác trong đĩa cành. Colletotrichum gloesporioides gây bệnh thán thư trên nhiều cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm cây bơ, xoài, đu đủ,…, C. lindemuthianus gây thán thư trên cây họ đậu, C. musae gây thối chuối sau thu hoạch. Trong các loại bênh hại, nấm Colletotrichum là nhóm gây bệnh phổ biến trên nhiều loại cây trồng và gây hại nặng ở khắp các vùng trồng ớt. Đây là một bệnh phổ biến ở Philipin, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, Haoai, Trung Quốc, Ấn Độ, Bắc và Nam Mỹ, Ăng-ti, ở Châu Phi và một số vùng trung, nam Châu Âu. Tại Taiwan xác định các loài C.capsici ; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 C.gloeosporioides ; Glomerella cingulata gây hại trên quả ớt chín trong đó 2 loài C. capsici và C. gloeosprioides là quan trọng hơn cả. Theo Park và Kim xác định các loài gây bệnh thán thư trên ớt ở Korea là C. gloeosporioides ; C. acutatum ; C. coccodes ; C. dematium ; Glomerella cingulata. Trong các loài trên thì C. gloeosporioides là phổ biến hơn. Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Kasetsart Kamphaeng Saen Campus, Nakhom Pathom, Thái Lan (2007) đã xác định 5 loài trong chi Colletotrichum gây bệnh loét trên ớt : C. acutatum, C. coccodes, C. gloeosporioides, C. capsici, C. graminicola. 1.1.1. Nghiên cứu về nấm Colletotrichum capsici 1.1.1.1.Vị trí phân loại Phạm vi: thuộc vi sinh vật nhân chuẩn Giới: nấm Tên khoa học khác: Vermicularia capsici Syd. Tên thông thường: Đốm lá ớt, thối quả ớt, loét quả ớt, thối khô quả ớt, thối quả chín trên ớt. 1.1.1.2. Phạm vi ký chủ Việc xác định phạm vi ký chủ của Colletotrichum thường là rất khó (Johnston & Jones, 1997). Các loài có mối quan hệ trong họ cà như ớt (Capsicum annuum: chili, pepper), cà chua, khoai tây, cà tím… Tuy nhiên, không thể phân biệt được đặc điểm hình thái vì phạm vi ký chủ rất rộng, đặc biệt là vùng nhiệt đới (Mordue, 1971). Các giai đoạn bị ảnh hưởng: giai đoạn hoa, quả, sau thu hoạch, khi nảy mầm, giai đoạn cây con và các giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Ký chủ chính: ớt, ớt chuông (ớt tây), khoai lang Mỹ (củ từ), hồ tiêu, cà tím… Ký chủ phụ: nghệ, khoai tây, cà chua, đậu, đậu đũa… 1.1.1.3. Sinh học và sinh thái bệnh Nấm ảnh hưởng đến các mô mới bởi sự sản sinh giác bám màu nâu khi bào tử nảy mầm. Những giác bám này thâm nhập vào bề mặt cảu cây và các Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 chồi ngủ hoặc các bộ phận đang sinh trưởng của cây gây ra các triệu chứng khác nhau bao gồm các vết bện rất điển hình được gọi chung là bệnh loét. Ổ bào tử được hình thành trên mô chết, rải rác trên bề mặt các vết bệnh đã thành thục. Bào tử phân sinh hình thành với số lượng lớn tạo thành một khối màu hồng nhạt. Bệnh tồn tại bên ngoài hạt giống và vì vậy mà dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc hóa học (Padaganur & Naik, 1991) nhưng không phải lúc nào việc xử lý hóa chất cũng mang lại hiệu quả (Kumar & Mukhopadhyay, 1990). Biện pháp xử lý bằng tác nhân sinh học là sử dụng dung dịch chứa vi khuẩn đối kháng cho hiệu quả. Benlate (Bennomyl) và DelseneM (Carbendazim + maneb) cũng cho hiệu quả tốt. Đây là phương pháp kiểm soát tốt nhất việc lây nhiễm bệnh từ hạt giống (Alabi & Emechebe, 1990). Nấm gây bệnh nghiêm trọng ở Ấn Độ trên nhiều ký chủ khác nhau, đặc biệt là trên ớt (Capsicum annuum) và hồ tiêu (Piper betle) làm thiệt hại 35% năng suất (Maiti & Sen, 1982), phá hủy và tấn công trên cây khoai tây và cây nho ở Nigeria. Phá hoại mùa màng, thiệt hại tới 50% năng suất (Okoli & Erinle,1989). Triệu chứng bệnh do Colletotrichum gây ra thể hiện rất khác nhau, thường là vết bệnh điển hình nhỏ hoặc to được hình thành trên lá và quả (chủ yếu là trên quả), đôi khi cả ở trên thân. Nhưng trong một số trường hợp khác bệnh có thể phát triển như một đốm màu hơi đỏ tía hoặc nâu mà không có sự hình thành vết bệnh rõ ràng. Thân và cuống lá có thể bị tróc vỏ, cụm hoa bị tàn lụi và chết đen khi bệnh phát triển mạnh ở giai đoạn này. Như các loài Colletotrichum, C. capsici gây ra rất nhiều triệu chứng bệnh mà không bị hạn chế bởi vết loét điển hình (Alabi & Emechebe.1992; Pring & ctv., 1995). Có nghĩa là dựa vào triệu chứng thì không thể nhận dạng thậm chí tới mức độ giống hoặc loài. Vì vậy việc phân lập và nuôi cấy trên môi trường đồng thời phân tích dưới kính hiển vi là thực sự cần thiết. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 Chỉ có thể nhận biết chắc chắn qua việc kiểm tra bằng kính hiển vi khi ổ bào tử đã hình thành trên vết bệnh điển hình hoặc là cấy mô bị bệnh để phân lập và nhận dạng. Các loài nấm sẽ sinh trưởng trên môi trường Agar chuẩn như PDA (có tác dụng cho việc phát hiện sự sản sinh chất sắc tố của tế bào nấm) và PCA (cho việc xúc tiến sự hình thành bào tử). 1.1.1.4. Hình thái học của nấm C. capsici Đĩa cành trên quả, lá và thân, tròn hoặc thon dài, kích thước khoảng 70 – 100 µm. Lông gai màu nâu, có từ 1- 5 vách ngăn, cứng, phình to ở phía gốc, phía đỉnh nhọn, mảnh và màu sắc nhạt dần, dài khoảng 150 µm. Bào tử phân sinh (17 – 28 x 3 – 4) µm, hình lưỡi liềm, trong suốt, đỉnh nhọn, đơn bào, không có vách ngăn, được hình thành từ cành bào tử hình trụ màu nâu nhạt. Tản nấm trên PDA đầu tiên có màu trắng sau đó chuyển dần thành màu xám. Sợi nấm hình thành mịn, màu trắng đến xám tối trên bề mặt tản nấm. Đôi khi ban ngày nhìn thấy những khoang màu trên bề mặt tản nấm. Lông gai được hình thành trên những vùng mỏng hơn, hạch nấm hiếm gặp hoặc không có. Cụm bào tử màu nâu sẫm tới màu da cam. Giác bám và các cấu trúc phụ của chúng hình thành với số lượng lớn áp vào bề mặt đĩa Petri. Trên PCA sợi nấm mọc thưa thớt, màu sắc mờ nhạt và có rất ít cụm bào tử. Giác bám màu nâu đỏ kích thước (9 – 14 x 6,5 – 11,5) µm dạng hình chùy hoặc trứng (Mordue (1971) & Sutton (1980, 1982). 1.1.1.5. Biện pháp phòng trừ Các loại thuốc trừ nấm khác nhau có hiệu quả khác nhau như : 0,2% Mancozeb (Sinha, 1990; Acharya & Das, 1995), 0,1% Ziram (Sulochala & ctv., 1992), Blitox 50 (Oxyclorua đồng), (Sinha, 1990), 0,1% Bavistin (Carbendazim; Biswas, 1992) và 0,5% hoặc 1% Bordeaux hỗn hợp (Sulochala & ctv., 1992)[8], Benlate (Benomyl; Alabi & Emechebe, 1990) và Delsene M (Carbendazim + Maneb; Alabi & Emechebe, 1990) được sử dụng để xử lý hạt giống. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 1.1.1.6. Những nghiên cứu về bệnh thán thư ớt do nấm Colletotrichum capsici gây ra Theo Roberts và Pernezny, năm 1998 là một năm Elnino, mưa nhiều và thường xuyên tại vùng miền Nam bang Florida và bệnh thán thư trên ớt quả (Capsicum annuum, C. frutscens) phát triển mạnh. Bệnh hại chủ yếu trên quả. Trên một khu đồng thì có khoảng 10 – 20% quả bị nhiễm nặng. Năm 2001 thời tiết không có lợi cho sự phát triển của bệnh, tuy nhiên bệnh được phát hiện ra rất đa dạng trên ớt tại miên Đông và miên Bắc bang Florida. Bệnh xảy ra trong suốt thời kỳ ẩm ướt và mưa nhiều, bệnh hại nghiêm trọng khi trồng những hạt giống nhiễm bệnh do không được kiểm soát. Bệnh loét trên quả ớt đã là 1 vấn đề của vùng có thời tiết ẩm ướt và ấm áp. Có ít nhất 3 loài Colletotrichum (C. gloeosporioides, C. capsici, C. coccodes) được báo cáo là nguyên nhân gây bệnh trên ớt tại bang Florida. Colletotrichum có thể gây bệnh trên hầu hết những bộ phận của cây ớt trong bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào. Cụm bào tử màu hồng da cam, nấm mọc thành cụm. Tuy nhiên quả bị bệnh là có ý nghĩa kinh tế quan trọng hơn cả. Triệu chứng bệnh trên quả lúc đầu là những vết bệnh dạng ngậm nước và sau đó trở nên mềm nhũn đồng thời xuất hiện những vết lõm nhỏ, sạm lại (có màu nâu vàng hay màu rám nắng). Vết bệnh có thể bao trùm hết bề mặt quả và xuất hiện những thương tổn phức tạp. Bề mặt của vết bệnh trở nên ẩm ướt tạo thành đĩa cành với những lông gai màu đen trông rất cứng. Những vòng tròn đồng tâm thường xuất hiện bên trong vết lõm (chỉ trong phạm vi vết lõm). Trong vài trường hợp vết bệnh màu nâu mà không phải là màu da cam và sau đó cũng hình thành những lông cứng. Nấm tồn tại trên hạt giống. Bệnh xâm nhập vào đồng ruộng thông qua việc trồng các cây bị nhiễm bệnh hoặc bệnh lan truyền từ vụ này qua vụ khác bởi tàn dư cây bệnh trên những cây ký chủ phụ. Những cây ký chủ phụ bao gồm cỏ dại và những loài cây thuộc họ cà như cà chua, khoai tây,… Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 Bào tử của nấm từ các mô trên quả bị bệnh hoặc từ các bộ phân khác hay tàn dư cây bệnh phát tán đến toàn cây, toàn ruộng do nước mưa, nước tưới. Các bào tử mới nảy mầm và sinh sản trong mô bệnh và sau đó phân tán sang những quả khác. Người chăm sóc cũng có thể mang bào tử thông qua các thiết bị hay dụng cụ nông nghiệp trong quá trình chăm sóc cây trồng. Bệnh thường xuất hiện trong những điều kiện thời tiết ẩm ướt, ấm. Nhiệt độ khoảng 800F (270C) là thuận lợi cho sự phát triển của bệnh, mặc dù bệnh xuất hiện ngay cả khi nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn 270C. Thiệt hại nặng xẩy ra khi thời tiết có mưa nhiều bởi vì các bào tử nấm ở những quả bị bệnh được phát tán nhờ nước mưa đến những quả khác và kết quả là làm bệnh thêm trầm trọng. Bệnh xuất hiện và gây hại nặng trên quả chín nhiều hơn khi những quả này có mặt một thời gian dài trên cây mặc dù bệnh có thể xuất hiện trên cả quả xanh lẫn quả chín. Tác giả cho rằng việc phòng trừ bệnh nên tuân theo quy trình quản lý tổng hợp như là: • Không trồng những cây bị bệnh. • Chỉ những hạt giống sạch bệnh mới được đem trồng. • Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại và những cây họ cà mọc tự nhiên trong khu vực trồng ớt. • Đồng ruộng phải có hệ thống tưới tiêu tốt và không có tàn dư cây bệnh tồn tại trong hệ thông tưới. Nếu vụ trước bị bệnh thì nên trồng luân phiên các cây họ cà ít nhất 2 năm. Tiến hành vệ sinh đồng ruộng như diệt sạch cỏ dại và cây ớt mọc tự nhiên. • Khả năng chống chịu luôn có sẵn trong một vài giống ớt nhưng không có đối với ớt chuông (ớt tây). • Đối với việc sản xuất ớt chuông thì nên chọn trồng những giống khỏe và có thời gian chín của quả ngắn, tránh được giai đoạn phát tán của nấm. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 • Quả bị thương do côn trùng cắn phá hoặc do các dụng cụ khác nên hạn chế tới mức có thể bởi vì vết thương hở cung cấp những điểm đi vào cho Colletotrichum spp. và những bệnh khác như bệnh do vi khuẩn gây thối ướt là một điển hình. Quả chín muộn, khi xuất hiện bệnh thì nên phun thuốc có thương hiệu, nhãn mác vài tuần trước khi thu hoạch. • Bệnh có thể kiểm soát dưới điều kiện thời tiết bình thường và với chương trình phun phòng hợp lý. • Cuối vụ nên vận chuyển những tàn dư cây bệnh ra khỏi đồng ruộng hoặc có thể cày sâu để vùi lấp tàn dư bệnh. Than và ctv, đã nghiên cứu hình thái, bệnh lý và sự biến đổi cấu trúc phân tử của loài Colletotrichum capsici, một loài gây ra bệnh thối quả trên ớt tại vùng tây bắc Ấn Độ. Tác giả cho rằng bệnh thối quả ớt (Capsicum annuum L.) bị gây ra bởi Colletotrichum capsici trong điều kiện nhiệt đới và cận nhiệt đới, bệnh làm giảm năng suất và chất lượng một cách đáng kể. Dựa trên cơ sở thay đổi môi trường nuôi cấy và những đặc điểm tiêu biểu về hình thái quần thể nấm Colletotrichum capsici, tác giả đã phân loại ra 37 Isolates thành 5 nhóm rõ rệt theo thứ tự sau: CcI, CcII, CcIII, CcIV, CcV. Trong quá trình nuôi cấy, hầu hết các Isolates sản sinh ra các sợi nấm bông, xốp. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau không đáng kể về hình dạng và kích thước bào tử phân sinh (conidia). Phản ứng của 37 Isolates trên các giống bản địa khác nhau cho thấy tồn tại những tính độc khác nhau trong quần thể nấm gây bệnh trên ớt Himachal Pradesh (HP). Người ta chứng minh được rằng Pathotype CCP – 1 trong 15 pathotype là có tính độc lớn nhất và nó tấn công hầu hết các vụ trồng khác nhau. Sử dụng kỹ thuật RAPD để phát hiện sự đa dạng về hình thái của các mẫu đem thử nghiệm và đã thấy sự khác biệt thể hiện trong tính độc của C. capsici. Theo Abdul Sattar và ctv, C. capsici còn gây bệnh trên cây Cholorophytum borivilianum – một loại cây dược liệu quý ở Ấn Độ. Cây này Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10 thường được trồng ở Bắc Ấn Độ và bị nhiểm bệnh cháy lá trong năm 2003 và 2004. Bệnh xảy ra chủ yếu vào tháng 8 và tháng 9, sau mùa mưa ẩm và thiệt hại có thể tới 30% năng suất. Phân lập vết bệnh mới hình thành trên môi trương PDA thích hợp cho loài Colletotrichum thấy sản sinh ra sợi nấm từ màu trắng đến xám sau đó chuyển thành màu nâu đỏ do quá trình hình thành bào tử sau 5 – 7 ngày. Đĩa cành hình thành với số lượng lớn có dạng hình cầu đến hình đĩa với nhiều lông cứng màu nâu đen dài khoảng 96 – 124µm. Cành bào tử phân sinh ngắn, đơn giản và trong suốt. Bào tử phân sinh không có vách ngăn, dạng lưỡi liềm và đơn bào 1.1.2. Nghiên cứu về nấm Colletotrichum gloeosporioides Theo K.D. Kim và ctv thì Colletotrichum gloeosporioides được biết đến là nguyên nhân gây bệnh thán thư trên nhiều loại cây trồng. Colletotrichum spp. gây bệnh trên rất nhiều loại cây trồng như táo, đào, hồ đào Pecan và các ký chủ khác. Khi không chú ý tới nguồn gốc ký chủ thì người ta thấy tản nấm của Colletotrichum acutatum có màu hồng và tản nấm của Colletotrichum gloesporioides có màu xám. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng Isolated của Colletotrichum gloesporioides từ các ký chủ khác nhau là không có tính đặc trưng rõ ràng theo từng ký chủ. Vì vậy, nó là bằng chứng hiển nhiên rằng C gloesporioides có mặt ở hầu khắp mọi nơi, thường gặp và có thể gây bệnh cho nhiều loại cây. 1.1.2.1. Phân loại Loài Colletotrichum gloeosporioides có phạm vi biến đổi rõ nhất trong các tiêu chuẩn dùng để phân loại sự khác nhau giữa các loài Colletotrichum. Loài nấm này có đặc điểm là bào tử không đồng nhất trên môi trường nuôi cấy, chính vì vậy mà việc phân loại chúng rất khó khăn vì không thể chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái. Theo Sutton, 1992 giống Glomerella được phân ra thành 6 loài chuyên tính dựa trên các đặc tính sinh lý của từng loài bao gồm: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan