Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào ...

Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào khu kinh tế trường hợp khu kinh tế nghi sơn, thanh hóa

.PDF
207
308
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LÊ THỊ LAN NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀO KHU KINH TẾ: TRƯỜNG HỢP KHU KINH TẾ NGHI SƠN, THANH HÓA HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh Nguyễn Thành Độ Lê Thị Lan LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học kinh tế quốc dân, Viện Đào tạo Sau đại học, Khoa Quản trị kinh doanh cùng các Thầy, Cô giáo, cán bộ của khoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tập thể người hướng dẫn GS.TS Nguyễn Thành Độ; PGS. TS Lê Quang Cảnh - những người đã luôn tâm huyết và nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ của Ban Quản lý KKT Nghi Sơn; Vụ quản lý KKT-Bộ Kế hoạch & Đầu tư; các doanh nhân thuộc Hội doanh nhân Tỉnh Thanh Hóa, Hội doanh nhân trẻ Tỉnh Thanh Hóa; các Sở, ban, ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các cá nhân và doanh nghiệp đã cung cấp thông tin, số liệu và hỗ trợ tôi thực hiện điều tra khảo sát. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các lãnh đạo khoa KT-QTKD, trường Đại học Hồng Đức, các bạn đồng nghiệp và những người thân yêu trong gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ, chia sẻ khó khăn, động viên, khích lệ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh Lê Thị Lan MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO KHU KINH TẾ ............................................................10 1.1 Tổng quan về Khu kinh tế ......................................................................................10 1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của Khu kinh tế .........................................................10 1.1.2 Các mô hình khu kinh tế .................................................................................12 1.1.3 Vai trò của Khu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ..........................18 1.2 Tổng quan về quyết định đầu tư vào khu kinh tế .................................................20 1.2.1 Đầu tư và quyết định đầu tư vào KKT .............................................................20 1.2.2 Lý thuyết quyết định đầu tư ............................................................................21 1.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế .............................................................................................................28 1.3.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ..........................................................................28 1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................30 1.4 Tổng quan kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế ...............................................................................33 Tóm tắt chương 1 .........................................................................................................38 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................39 2.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................39 2.2 Nghiên cứu định tính ..............................................................................................41 2.2.1 Đối với nhóm chuyên gia ................................................................................41 2.2.2 Đối với các doanh nghiệp................................................................................42 2.3 Nghiên cứu định lượng ...........................................................................................43 2.3.1 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KKT ...................43 2.3.2 Xây dựng phiếu khảo sát .................................................................................48 2.3.3 Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu .............................................................57 2.3.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................................63 2.3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................66 Tóm tắt chương 2 .........................................................................................................73 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO KHU KINH TẾ ................74 3.1 Sự hình thành và phát triển của các KKT Việt Nam ............................................74 3.1.1 Sự hình thành của các KKT Việt Nam ............................................................74 3.1.2 Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng cho các KKT Việt Nam ..................................76 3.1.3 Tình hình thu hút đầu tư của các KKT Việt Nam ............................................78 3.1.4 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong KKT Việt Nam.......................82 3.2 Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư vào KKT Nghi Sơn ...................................................................................................85 3.2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..........................................................................85 3.2.2 Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào KKT ......................................................................................................89 3.3 Kết quả thực nghiệm ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KKT .................................................................................................................104 3.3.1 Mẫu nghiên cứu ............................................................................................104 3.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .................109 3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)................................................................112 3.3.4 Kết quả kiểm định giả thuyết ........................................................................115 3.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu..............................................................................124 3.4.1 Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến quyết định đầu tư vào KKT.....124 3.4.2 Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến quyết định đầu tư vào KKT....125 Tóm tắt chương 3 .......................................................................................................131 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ VIỆT NAM ......................................................................................133 4.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của KKT Việt Nam .....................................133 4.1.1 Định hướng phát triển các KKT của Việt Nam ..............................................133 4.1.2 Mục tiêu phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn..............................................136 4.2 Một số giải pháp nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào KKT Việt Nam........139 4.2.1 Giải pháp đối với các doanh nghiệp trong KKT ...........................................139 4.2.2 Nhóm giải pháp đối với ban quản lý các KKT...............................................144 4.3 Những hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................158 Tóm tắt chương 4 .......................................................................................................160 KẾT LUẬN .................................................................................................................161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQLKKT DA FDI Ban quản lý KKT Dự án Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FIAS KCN KCX KKT Đơn vị tư vấn môi trường đầu tư của Ngân hàng thế giới Khu công nghiệp Khu chế xuất Khu kinh tế ven biển KPMG KKT KPMG là hệ thống các công ty thành viên chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn hoạt động tại 148 quốc gia Khu kinh tế ven biển NSTW PCI SEZ UBND Ngân sách trung ương Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Đặc khu kinh tế Ủy ban nhân dân UNIDO XTĐT Tổ chức Công nghiệp liên hợp quốc Xúc tiến đầu tư DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH BẢNG Bảng 1.1: Bảng 1.2: Bảng 1.3: Bảng 1.4: So sánh KKT Việt Nam với các đặc khu kinh tế của thế giới .....................12 Số lượng các khu kinh tế (SEZ) trên thế giới*............................................15 Bảng 1.5: Bảng 2.1: Bảng 2.2: Bảng 2.3: Các loại hình EZ của Khu vực ASEAN .....................................................15 So sánh các bước ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư với quyết định lựa chọn hàng hóa ............................................................................................21 Các công trình nghiên cứu về thể chế .........................................................24 Phát triển các nhân tố dựa trên công cụ Marketing Mix..............................46 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào KKT 47 Quy trình xây dựng phiếu khảo sát .............................................................49 Bảng 2.4: Bảng 2.5: Bảng 2.6: Bảng 2.7: Thang đo đặc điểm của doanh nghiệp ........................................................52 Thang đo đặc điểm của doanh nghiệp ........................................................53 Thang đo về cơ sở hạ tầng..........................................................................53 Thang đo về vị trí địa lý .............................................................................54 Bảng 2.8: Thang đo về Chính sách ưu đãi ..................................................................54 Bảng 2.9: Thang đo về Chi phí đầu vào .....................................................................55 Bảng 2.10: Thang đo về thể chế địa phương ................................................................55 Bảng 2.11: Bảng 2.12: Bảng 2.13: Bảng 2.14: Thang đo về môi trường sống ....................................................................56 Thang đo về truyền thông ..........................................................................56 Thang đo về nguồn nhân lực ......................................................................57 Bảng tỷ lệ chọn mẫu theo địa bàn ..............................................................64 Bảng 2.15: Bảng 3.1: Bảng 3.2: Bảng 3.3: Bảng 3.4 : Bảng 3.5: Bảng 3.6: Bảng 3.7: Bảng tỷ lệ chọn mẫu theo loại hình doanh nghiệp ......................................65 Danh sách các KKT Việt Nam ...................................................................75 Tình hình vốn đầu tư cở sở hạ tầng ở các KKT Việt Nam ..........................78 Tình hình đầu tư kinh doanh vào các KKT Việt Nam.................................80 Doanh thu của các doanh nghiệp trong KKT Việt Nam..............................84 Số liệu lũy kế các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của KKT Nghi Sơn....87 Các chỉ tiêu về hoạt động của KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hóa ... 88 Loại hình doanh nghiệp đầu tư vào KKT Nghi Sơn....................................90 Bảng 3.8: Ngành nghề kinh doanh của các Doanh nghiệp đầu tư vào KKT Nghi Sơn 91 Bảng 3.9: Qui mô của các Doanh nghiệp đầu tư vào KKT Nghi Sơn .........................92 Bảng 3.10: Các dự án đầu tư hạ tầng trong KKT Nghi Sơn, 2011-2015 .......................93 Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu Kinh tế- xã hội của Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015 .98 Bảng 3.12: Các chỉ số thành phần của PCI Thanh Hóa giai đoạn 2007-2015................99 Bảng 3.13: Tình hình lao động làm việc tại KKT Nghi Sơn giai đoạn 2011-2015 ......104 Bảng 3.14: Qui mô các doanh nghiệp .........................................................................106 Bảng 3.15: Loại hình doanh nghiệp............................................................................106 Bảng 3.16: Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp .........................................107 Bảng 3.17: Bảng 3.18: Bảng 3.19: Bảng 3.20: Hoạt động xuất khẩu ................................................................................108 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo lần 2 ...........110 Kiểm định KMO và Barlett’s ...................................................................112 Phân tích trị số đặc trưng (eigenvalue) .....................................................113 Bảng 3.21: Ma trận xoay nhân tố EFA .......................................................................114 Bảng 3.22: Kết quả hồi qui các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào KKT ......................................................................................116 Bảng 3.23: Kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................................123 Bảng 4.1: Mục tiêu giai đoạn 2016-2020 của các KKT Việt Nam ............................134 Bảng 4.2: Các chính sách ưu đãi của KKT, KCN .....................................................152 HÌNH Hình 1.1: Hình 1.2: Hình 1.3: Hình 1.4: Hình 2.1: Hình 2.2: Hình 3.1: Hình 3.2: Hình 3.3: Hình 3.4: Hình 3.5: Hình 3.6: Hình 3.7: Hình 3.8: Hình 3.9: Hình 3.10: Hình 3.11: Hình 3.12: Hình 3.13: Hình 3.14 : Hình 3.15: Hình 3.16: Hình 4.1: Các giai đoạn phát triển của KKT ..............................................................13 Mô hình các nhân tố kéo và đẩy trong đầu tư .............................................23 Các cấp của marketing địa phương ............................................................27 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp về địa phương ......32 Quy trình nghiên cứu của luận án...............................................................39 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào KKT ........................................................................................58 Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký đầu tư vào KKT ......................................79 Tình hình đầu tư sản xuất kinh doanh vào các KKT Việt Nam ...................82 Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KKT ...............84 Kết quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp tại KKT Nghi Sơn ...88 So sánh doanh thu của KKT Nghi Sơn với các KKT Việt Nam ..................89 Vị trí địa lý của KKT Nghi Sơn .................................................................95 Chỉ số PCI của Thanh Hóa, 2007-2015 ......................................................99 Dự báo dân số tỉnh Thanh Hoá theo tuổi lao động ....................................103 Thời gian hoạt động của các DN ..............................................................105 Thời gian ĐKKD/ hoạt động của các DN trong KKT ...............................105 Giới tính của giám đốc điều hành .............................................................108 Trình độ của Giám đốc điều hành ............................................................108 Số thành viên của ban giám đốc ...............................................................109 Lý do doanh nghiệp chưa/ không đầu tư vào KKT ...................................118 Đánh giá của DN về chính sách của KKT ................................................120 Đánh giá của doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng của KKT .............................122 Các chỉ tiêu chủ yếu của KKT Nghi Sơn giai đoạn 2016-2020 .................138 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Khu kinh tế là một thuật ngữ chung bao gồm khu thương mại tự do (FTZ), Khu chế xuất (EPZ), Khu kinh tế (EZ), Đặc khu kinh tế (SEZ), và Cảng tự do (FPS) (UNIDO, 2015). Các đặc khu kinh tế được hiểu như khu vực tự do, đã tồn tại trong thương mại quốc tế cho khoảng 2.500 năm, lần đầu tiên ở Trung Quốc cổ đại, sau đó là trong đế quốc La Mã (World bank, 1992). Ban đầu, tồn tại dưới dạng các cảng tự do, các khu kinh tế tập trung vào phát triển hạ tầng và được định nghĩa là “mô hình sản xuất kết hợp với các kỹ thuật công nghiệp, cung cấp một cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất để thu hút các nhà đầu trong nước và nước ngoài” (Amado, 1989). Hiện nay các khu kinh tế trở nên khá phổ biến trên thế giới và được biết đến như một “khu vực địa lý mà có luật lệ kinh tế có nhiều tự do hơn so với hệ thống pháp luật chung của quốc gia” (Chikatisrinu, 2013). Các khu kinh tế ngày càng khẳng định vai trò của mình vào sự phát triển kinh tế xã hội. Theo thống kê của Tổ chức công nghiệp thế giới, tính đến năm 2015, đã có khoảng 4.500 khu kinh tế (SEZ) tại 140 quốc gia sử dụng khoảng 66 triệu người trên toàn thế giới (UNIDO, 2015). Ở Việt Nam, Khu kinh tế được xác định là mô hình mới mang tính đột phá cho sự phát triển kinh tế các vùng trên cơ sở khai thác các lợi thế về tự nhiên và vị trí địa lý. Kể từ năm 2003, Chu Lai là khu kinh tế mở đầu tiên được thành lập, đến nay, 18 Khu kinh tế ven biển đã được quyết định thành lập theo mô hình này (trong phạm vi luận án này gọi tắt là KKT) trong đó 16 KKT đã đi vào hoạt động. Các KKT cả nước thu hút được ước tính khoảng 300 dự án FDI với tổng mức đầu tư hơn 39 tỷ USD và khoảng 840 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 566 nghìn tỷ đồng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015). Sự ra đời và phát triển của các KKT đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Đây cũng chính là chủ trương đúng đắn, góp phần tích cực chuyển một bộ phận lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn (khu vực có năng suất lao động thấp) sang khu vực công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm ra đời và hoạt động, các KKT Việt Nam chưa thể hiện được vai trò động lực phát triển vùng như mục tiêu đề ra; công tác phối hợp phát triển các ngành, lĩnh vực trong khu kinh tế theo các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch vẫn chưa thực hiện tốt… đặc biệt tỷ lệ lấp đầy của các KKT còn thấp; các dự án đăng ký kinh doanh chưa nhiều thậm chí các dự án đăng ký mà không thực hiện 2 buộc phải hủy bỏ, hạ tầng của các khu kinh tế còn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển…Các khu kinh tế hầu như chưa có những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Một số nhà đầu tư đã thực hiện các dự án đầu tư lớn nhưng ít có dự án đầu tư với công nghệ hiện đại (Trần Đình Thiên, 2014; Võ Đại Lược, 2009). Đặc biệt, thể chế của các Khu kinh tế Việt Nam cũng chưa thực sự “đột phá” như các đặc khu kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ…(Nguyễn Quang Thái, 2010). Vì vậy, về bản chất các Khu kinh tế ở Việt Nam chưa thực sự có sự khác biệt lớn so với các khu công nghiệp. “Thể chế ở các khu kinh tế này tuy có vượt trội so với các khu công nghiệp, nhưng chỉ tập trung vào các ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất nên so với các khu thương mại tự do trong khu vực và trên thế giới còn nhiều bất cập không đủ sức cạnh tranh” (Vương Đình Huệ, 2014). Như vậy, ở Việt Nam, một thể chế “đột phá” có thực sự cần thiết cho các khu kinh tế? Có rất nhiều các nghiên cứu và các chính sách được đề xuất để nhằm phát triển các khu kinh tế đặc biệt là các chính sách thu hút đầu tư. Tuy nhiên, chưa có nhiều nhà nghiên cứu đánh giá việc thu hút đầu tư từ góc độ các nhà đầu tư, tức là các doanh nghiệp - các khách hàng của KKT. Khu kinh tế Nghi Sơn được thành lập năm 2006, là một trong số năm KKT trọng điểm được đầu tư từ ngân sách trung ương giai đoạn 2013-2015. Đến hết năm 2015 KKT Nghi Sơn đã có 149 dự án đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh tương đương hơn 16,8 tỷ USD (97.000 tỷ đồng và 12,3 tỷ USD) (BQLKKT Nghi Sơn, 2015) trong đó có dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn là một trong số dự án đầu tư có qui mô lớn nhất nước hiện nay với vốn đăng ký hơn 9 tỷ USD. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII đã xác định xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn thành trọng điểm kinh tế của tỉnh và khu vực; trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh những thành công bước đầu trong nỗ lực thu hút đầu tư của Tỉnh, KKT Nghi Sơn còn đối mặt với nhiều hạn chế chung của các KKT Việt Nam đặc biệt là số dự án đã đi vào hoạt động còn ít (74 dự án, năm 2015), cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn thiện, các chính sách ưu đãi và cơ chế quản lý chưa thực sự hấp dẫn như đặc trưng của khu kinh tế mở… Từ tổng quan nghiên cứu của tác giả cho thấy có khá nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp để phát triển các KKT nói chung và KKT Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, để phát triển KKT điểm mấu chốt chính là phải có các nhà đầu tư vào KKT. Vì vậy hiểu biết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ để tìm cách thu hút họ là cần thiết. Có rất nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước về quyết định đầu 3 tư. Dunning (1997) đã chỉ ra 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, đó là lợi thế về sở hữu, lợi thế về khu vực, lợi thế về nội hóa (gọi mà mô hình OLI). Theo góc độ marketing, Korler (2002) cho rằng có thể hấp dẫn các nhà đầu tư bằng (i) cơ sở hạ tầng; (ii) đặc trưng hấp dẫn; (iii) ấn tượng địa phương và (iv) Con người. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) cũng cho rằng có bốn nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp: sự hỗ trợ của chính quyền; đào tạo kỹ năng; môi trường sống; ưu đãi đầu tư. Một nghiên cứu khá gần gũi với KKT đó là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào khu công nghiệp Việt Nam của Mai Văn Nam và cộng sự (2010). Trong mô hình nghiên cứu tác giả đã đề cập đến sáu nhân tố đó là (i) địa điểm của khu công nghiệp, (ii) cơ sở hạ tầng; (iii) dịch vụ hỗ trợ; (iv) chính sách đầu tư; (v) nguồn lực đầu vào; (vi) nguồn nhân lực. Các nghiên cứu về KKT cũng được nhiều các tổ chức quan tâm và nghiên cứu hàng năm như UNIDO, FIAS, KPMG…Tuy nhiên, thu hút đầu tư nói chung và thu hút đầu tư cho KKT nói riêng chỉ mới xem xét các nhân tố hấp dẫn đầu tư (bên ngoài doanh nghiệp) mà thực tế quyết định đầu tư lại phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố bên trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, KKT là một mô hình kinh tế mới với những đặc trưng riêng về vị trí, cơ chế quản lý và điều kiện về cơ sở hạ tầng… Vì vậy, việc đánh giá các nhân tố (bên trong, bên ngoài) ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp là cần thiết. Trong phạm vi luận án, tác giả sẽ nghiên cứu từ góc độ các doanh nghiệp đầu tư để xác định có những nhân tố nào thực sự ảnh hưởng đến quyết định đầu của họ vào KKT? Trong các nhân tố đó, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng, nhân tố nào ít quan trọng hơn? Bên cạnh đó, nghiên cứu trên góc độ doanh nghiệp, khi lựa chọn địa điểm đầu tư, doan nghiệp luôn cân nhắc các yếu tố để tối ưu hóa lợi ích của mình. Điều này có nghĩa họ sẽ lựa chọn địa điểm đầu tư có những đặc điểm phù hợp nhất với đặc điểm của doanh nghiệp mình.Với quan điểm này, luận án đánh giá sự phù hợp của KKT với đặc điểm của các doanh nghiệp đầu tư vào trong KKT, từ đó làm rõ đặc trưng của các “khách hàng mục tiêu” đầu tư vào KKT. Từ tổng quan của mình, tác giả cũng nhận thấy rằng cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam lượng hóa được sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư vào KKT. Vì vậy, đề tài luận án tiến sĩ kinh tế “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào khu kinh tế: trường hợp Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa” là một nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam. 4 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu: Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào KKT Việt Nam trên cơ sở trường hợp nghiên cứu tại KKT Nghi Sơn. Từ kết quả nghiên cứu tổng quan chung và kết quả nghiên cứu thực tiễn tại KKT Nghi Sơn, luận án sẽ đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư vào KKT. Câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu đề tài được làm rõ bằng các câu hỏi nghiên cứu sau: Về mặt lý thuyết, có những nhân tố nào ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế? Những lý thuyết nào giải thích quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế? Trong bối cảnh Việt Nam, những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế như thế nào? Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực nghiệm, cần làm gì để thu hút hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp vào các khu kinh tế ở Việt Nam? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế. Đối tượng khảo sát: Là các nhà lãnh đạo đại điện các doanh nghiệp bên trong và bên ngoài khu kinh tế. Đây là những cá nhân có quyền (hoặc có ảnh hưởng mạnh) ra quyết định đầu tư như: giám đốc, phó giám đốc hoặc trưởng phòng đầu tư…của các doanh nghiệp được lựa chọn để khảo sát. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận án sẽ nghiên cứu tình hình phát triển chung của khu kinh tế ở Việt Nam và sau đó tập trung nghiên cứu sâu đối với trường hợp khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa. Ở cấp độ doanh nghiệp, luận án khảo sát các doanh nghiệp đã đầu tư vào khu kinh tế Nghi Sơn và các doanh nghiệp chưa đầu tư vào khu kinh tế Nghi Sơn trong phạm vi địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. Về thời gian: Luận án sẽ sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 20062015. Số liệu sơ cấp thu thập qua điều tra bằng bảng hỏi từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2016. 5 Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Hiện nay Việt Nam có 2 mô hình Khu kinh tế là Khu kinh tế ven biển và Khu kinh tế cửa khẩu, ngoài ra còn các Khu công nghiệp và Khu chế xuất. Tuy nhiên, luận án này chỉ nghiên cứu về các Khu kinh tế ven biển (viết tắt là KKT). Khu kinh tế Nghi Sơn được chọn làm trường hợp nghiên cứu vì các lý do sau: Thứ nhất, đây là một trong những khu kinh tế lớn và mang nhiều đặc trưng của các khu kinh tế Việt Nam. Khi mới thành lập (năm 2006) Khu kinh tế Nghi Sơn có diện tích 18.611,8 ha (hiện nay qui hoạch được duyệt là 106,000 ha), nằm phía Nam tỉnh Thanh Hoá, trên trục giao thông Bắc - Nam của đất nước, cách Thủ đô Hà Nội 200 km về phía Nam, là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, Tây Bắc và Nam Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Khu kinh tế Nghi Sơn có Cảng biển nước sâu, đã được qui hoạch xây dựng cụm cảng cho tầu 50.000 DWT cập bến. Cảng Nghi Sơn có tiềm năng phát triển thành một trong những cảng biển lớn nhất cả nước với năng lực xếp dỡ lên đến hàng trăm triệu tấn/năm. KKT Nghi Sơn được xây dựng với mục tiêu phát triển thành KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu... Với tiềm năng lợi thế và vị trí thuận lợi Khu kinh tế Nghi Sơn sẽ trở thành một khu vực phát triển năng động, một trọng điểm phát triển ở phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tạo động lực mạnh để thúc đẩy, lôi kéo kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và với cả nước. Thứ hai, KKT Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ đã lựa chọn là một trong năm (05) nhóm KKT ven biển để tập trung đầu tư giai đoạn 2013-2015 bao gồm: (i) nhóm KKT Chu Lai, tỉnh Quảng Nam – KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi; (ii) KKT Đình Vũ – Cát Hải, thành phố Hải Phòng; (iii) KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; (iv) KKT Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh; và (v) KKT đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới, tỉnh Kiên Giang. Giai đoạn 2016-2020, Khu kinh tế Nghi Sơn tiếp tục được lựa chọn là một trong tám (8) khu kinh tế được đầu tư trọng điểm. Thứ ba, Khu kinh tế Nghi Sơn hoạt động khá tốt so với các KKT khác của Việt Nam. Cụ thể, Trong số 16 Khu kinh tế đi vào hoạt động, Khu kinh tế Nghi Sơn đứng thứ hai về tổng vốn đăng ký đầu tư (sau nhóm KKT được thành lập đầu tiên là 6 Dung Quất & Chu Lai) và đứng thứ ba về doanh thu của các doanh nghiệp trong khu kinh tế. Trong đó KKT Nghi sơn có dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn là một trong số các dự án có vốn đầu tư cao nhất nước là 9,2 tỷ USD. Bảng 1: Đóng góp của 5 KKT trọng điểm năm 2015 Stt Doanh thu Giá trị nhập khẩu tr. USD tr. USD 9.462,2 Chỉ tiêu Giá trị xuất khẩu Nộp ngân sách FDI ĐT trong nước Tổng số dự án Tổng vốn ĐTĐK Tổng số dự án Tổng vốn ĐTĐK tr. USD tỷ đồng dự án tr. USD dự án tỷ đồng 4.912 2.773 35.625 311 40.411 897 650.708 I Tổng 15KKT 1 Dung Quất- Chu Lai 4.823 205 207 24.056 49 4.068 168 116.894 2 Đình Vũ - Cát Hải 2.118 1.526 1.007 2.747 101 5.545 79 24.993 3 Nghi Sơn 807 1.630 155 3.011 8 9.823 109 79.467 4 Vũng Áng 119 7 50 2.639 45 11.125 56 39.456 5 Phú Quốc 524 9 214 1.731 21 282 142 183.024 II 5 KKT trọng điểm 8.391 3.377 1.634 34.184 224 30.843 554 443.835 88,7 68,7 58,9 96,0 72,0 76,3 61,7 68,2 III Tỷ lệ % Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Vụ Quản lý KKT 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào khu kinh tế, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk study): Đây là phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp từ các nghiên cứu đã được công bố nhằm phục vụ cho việc (i) Tổng quan lý thuyết; (ii) Đánh giá tình hình phát triển của các KKT Việt Nam; (iii) Mô tả địa bàn nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhằm cung cấp dữ liệu cho việc phát triển phiếu khảo sát, hoàn thiện phương pháp nghiên cứu khảo sát và lý giải cho các kết quả định lượng. Luận án đã tiến hành phỏng vấn 5 chuyên gia và 15 doanh nghiệp bên trong và bên ngoài khu kinh tế nhằm chuẩn hóa các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư vào KKT của doanh nghiệp. Phương pháp khảo sát: Luận án khảo sát 383 doanh nghiệp bên trong và bên ngoài Khu kinh tế. Kết quả thu về 212 phiếu khảo sát hợp lệ là cơ sở để lượng hóa 7 các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào KKT. Đối tượng khảo sát là những cá nhân có quyền (hoặc có ảnh hưởng mạnh) ra quyết định đầu tư như đại diện pháp lý của doanh nghiệp, giám đốc, phó giám đốc hoạc trưởng phòng đầu tư…của các doanh nghiệp được chọn để khảo sát. Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích các dữ liệu thứ cấp để cung cấp thực trạng các KKT ở Việt Nam và đặc điểm của KKT Nghi Sơn. Phương pháp này còn được sử dụng cho mục tiêu phân tích đặc điểm mẫu khảo sát doanh nghiệp trong phạm vi của luận án. Phương pháp hồi quy: Luận án sử dụng mô hình hồi qui Probit đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào KKT. Trên cơ sở đó, luận án xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới xác suất đầu tư vào KKT của doanh nghiệp. Nội dung cụ thể của các phương pháp này sẽ được đề cập chi tiết trong chương 2: Phương pháp nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận án *Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Thứ nhất, luận án đã phát triển lý thuyết marketing địa phương thành các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế (KKT). Thứ hai, luận án xác định được 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào KKT đó là: (1) các nhân tố bên trong doanh nghiệp (đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm của chủ doanh nghiệp); (2) các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý, chính sách ưu đãi,chi phí đầu vào, thể chế địa phương, môi trường sống, truyền thông, nguồn nhân lực). Thứ ba, luận án đã phát hiện ra sự phù hợp giữa các nhân tố bên trong doanh nghiệp với các đặc điểm của KKT có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Kết quả của hàm hồi qui probit đã mô tả được đặc điểm của khách hàng mục tiêu đầu tư vào KKT là các doanh nghiệp có qui mô vừa và lớn; thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau trọng tâm là các nhóm ngành (i) Công nghiệp nặng, khai khoáng; (ii) Cung cấp, xử lý nước và rác thải, (iii) Dịch vụ vận tải, cảng biển và hàng hải; các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu; các doanh nghiệp nước ngoài; các doanh nghiệp có giới tính của chủ doanh nghiệp là Nam 8 với trình độ từ Đại học trở lên. Đây là nhóm “khách hàng” có xác suất đầu tư cao hơn so với các doanh nghiệp khác. Thứ tư, luận án kiểm định lại một số giả thuyết và rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp theo thứ tự là (1) Chi phí đầu vào cạnh tranh; (2) Chính sách ưu đãi; (3) Thể chế địa phương; (4) Vị trí địa lý. Cơ sở hạ tầng và Nguồn nhân lực bên trong và bên ngoài KKT không có sự khác biệt đủ lớn vì vậy chưa có cơ sở để kết luận sự ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Các nhóm nhân tố có ảnh hưởng ngược chiều là Truyền thông và Môi trường sống, có nghĩa là các doanh nghiệp đánh giá các nhân tố này ở bên trong KKT chưa tốt, chưa đủ sức có ảnh hưởng tích cực tới quyết định đầu tư vào KKT của các doanh nghiệp khảo sát, vì vậy cần phải cải thiện các nhân tố này. *Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính và định lượng và định hướng phát triển các KKT Việt Nam, luận án đề xuất nhóm giải pháp thu hút đầu tư vào KKT: Thứ nhất, nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp trong KKT bao gồm: (1) Các doanh nghiệp cần khai thác các lợi thế của KKT để phát triển các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp; (2) Thành lập hiệp hội các doanh nghiệp trong KKT để hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và các KKT nói chung; (3) Tạo lập cụm liên kết ngành cho các doanh nghiệp trong khu kinh tế. Thứ hai, nhóm giải pháp đối với các ban quản lý KKT bao gồm: (1) Xác định đặc điểm của “khách hàng mục tiêu” đầu tư vào Khu kinh tế và tìm cách thu hút các doanh nghiệp này; (2) Xác định lợi thế để xây dựng mô hình phát triển đặc thù riêng cho từng khu kinh tế; (3) Liên tục cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và sự phát triển của các doanh nghiệp; (5) Tăng cường công tác truyền thông quảng bá thương hiệu cho các khu kinh tế. Thứ ba, nhóm giải pháp hoàn thiện các điều kiện nhằm tăng tính hấp dẫn của KKT để thu hút các doanh nghiệp đầu tư bao gồm: (1) Hoàn thiện khung chính sách riêng cho Khu kinh tế và xây dựng thí điểm các Đặc khu kinh tế có thể chế đột phá để thu hút doanh nghiệp đầu tư; (2) Đa dạng hoá phương thức và tăng cường thu hút vốn đầu tư để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho khu kinh tế; (3) Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế. 9 6. Kết cấu của luận án Luận án nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào khu kinh tế: trường hợp Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa được kết cấu gồm 4 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào Khu kinh tế. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế. Chương 4: Một số giải pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế Việt Nam. 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO KHU KINH TẾ 1.1 Tổng quan về Khu kinh tế 1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của Khu kinh tế Khu kinh tế có nhiều cách gọi theo các thuật ngữ khác nhau, có thể gọi là đặc khu kinh tế (special economic zones -SEZ), khu kinh tế mở (Open economic zones EZ), khu thương mại tự do (Free trade zones- FTZ), khu kinh tế tự do hay thậm chí đơn giản chỉ là khu tự do (Free zones). Có những khu kinh tế có thể không mang tên gọi chính thức như một trong các tên gọi trên, nhưng vẫn có quy chế hoạt động như một khu kinh tế tự do. Tuy nhiên, cho dù với tên gọi nào đi nữa thì mọi khu kinh tế đều mong muốn tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt (Chikatisrinu, 2013). Không phụ thuộc vào hình thức và tên gọi, khu kinh tế thực chất là một loại hình kinh tế mà ở đấy tùy vào mối quan tâm và khả năng mà nhà nước áp dụng các thiết chế đặc biệt nhằm theo đuổi các mục tiêu nhất định. Theo Tổ chức công nghiệp liên hợp quốc (UNIDO) đặc khu kinh tế (special economic zones –SEZ) là “Một bất động sản được hợp pháp hóa bởi các luật thương mại như thuế quan, hạn ngạch, hoặc các nghĩa vụ khác với phần còn lại của đất nước” (UNIDO, 2015, tr12) Cùng quan điểm này đơn vị tư vấn môi trường đầu tư của ngân hàng thế giới (FIAS, 2008, tr11) cho rằng: “Đặc khu kinh tế nói chung được định nghĩa là khu vực địa lý phân biệt- quản lý bởi một cơ thể duy nhất, cung cấp các ưu đãi nhất định (thường nhập khẩu miễn thuế và hải quan sắp xếp hợp lý các thủ tục, ..) cho các doanh nghiệp trong khu” Từ thực tế hoạt động của các KKT Ấn Độ, Chikatisrinu (2013, tr86) đã đưa ra khái niệm ngắn gọn: “Khu kinh tế là một khu vực địa lý mà có luật lệ kinh tế có nhiều tự do hơn so với hệ thống pháp luật chung của quốc gia”. Một nghiên cứu khác về các KKT trên thế giới đã được thực hiện trước đó khá lâu của Amado (1989) đã xây dựng khái niệm các KKT hiện đại dựa trên cơ sở sự phát triển của các khu thương mại tự do (Free trade zones): “KKT là mô hình 11 sản xuất kết hợp với các kỹ thuật công nghiệp, cung cấp một cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất để thu hút các nhà đầu trong nước và nước ngoài” Amado (1989, tr13) Mô hình Khu kinh tế gắn liền với việc thử nghiệm các cơ chế chính sách mới nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư của nhiều nước trên thế giới. KKT được xem là một công cụ phát triển năng lực thương mại, với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng bằng cách sử dụng các ưu đãi về thuế và kinh doanh để thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài, theo UNIDO (2015) ở các quốc gia các khác nhau, các KKT có các đặc điểm khác nhau, tuy nhiên các Khu kinh tế đều có các đặc điểm chung như sau: Có cơ sở hạ tầng công cộng và cơ sở vật chất (các tiện ích kết nối, đường) hiện đại để khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp; Có phạm vi địa lý xác định; Có các ưu đãi hoặc hỗ trợ tài chính nhằm khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp; Có cơ chế quản lý riêng cho khu do chính phủ sở hữu hoặc thuê của chính phủ. Từ nghiên cứu hoạt động thực tế của các KKT trên thế giới, FIAS (2008) cũng cho rằng để thành công các KKT phải đảm bảo các nguyên tắc: - Các doanh nghiệp hoạt động trong KKT theo một cơ chế khác với phần còn lại của quốc gia. - Chế độ hoạt động của KKT được đảm bảo linh hoạt nhằm thúc đẩy các hoạt động thương mại cũng như các hoạt động sản xuất. - Các KKT sẽ thúc đẩy phát triển tư nhân hơn chứ không phải là khu vực kinh tế nhà nước. - Xây dựng một khuôn khổ pháp lý, quy định và thể chế phù hợp để đảm bảo quy định và thuận lợi đầy đủ. Từ các phân tích ở trên, theo quan điểm của tác giả “Khu kinh tế là một không gian kinh tế riêng biệt với phần còn lại của quốc gia với cơ sở hạ tầng và các cơ chế quản lý thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp”. Ở Việt Nam, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP qui định “Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận 12 lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ”. Khu kinh tế ở Việt Nam là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi và bình đẳng, có các công trình hạ công nghiệp và hạ tầng xã hội hiện đại. Các KKT với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, cùng với cơ chế quản lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Theo quy định của chính phủ Việt Nam, một khu kinh tế phải có diện tích tối thiểu là 10 ngàn hecta (100 km²)(Chính phủ, 2008). Bảng 1.1: So sánh KKT Việt Nam với các đặc khu kinh tế của thế giới Tiêu thức Không gian Special economic zones –SEZ Khu kinh tế Việt Nam (theo UNIDO, 2015) (theo Chính phủ, 2008) Phạm vi địa lý xác định Phạm vi địa lý xác định với không gian kinh tế riêng biệt. Cơ sở hạ tầng Có cơ sở hạ tầng công cộng và cơ sở Cơ sở hạ tầng hiện đại. vật chất (các tiện ích kết nối, đường) hiện đại để khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp Chính sách ưu Có các ưu đãi hoặc hỗ trợ tài chính Chế độ ưu đãi cao nhất trong đãi nhằm khuyến khích sự phát triển của khung ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư Cơ chế quản Có cơ chế quản lý riêng cho khu do Có Ban quản lý KKT riêng và lý chính phủ sở hữu hoặc thuê của chịu sự quản lý của Bộ KHĐT và chính phủ Chính quyền các địa phương Nguồn: Tác giả tổng hợp Như vậy, về cơ bản các Khu kinh tế ở Việt Nam cũng có các đặc trưng của KKT trên thế giới. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các KKT Việt Nam còn đang trong giai đoạn xây dựng nên vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa thực sự có một đặc khu kinh tế đúng nghĩa với cơ chế quản lý riêng mà vẫn chịu sự quản lý của các cấp quản lý khác nhau. 1.1.2 Các mô hình khu kinh tế Các khu vực lãnh thổ kinh tế (Economic zone -EZ) được định nghĩa là một khu vực địa lý cung cấp lợi thế phi tiền tệ và/hoặc tiền tệ cho các doanh nghiệp nằm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan