Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu đánh giá đất phục vụ phát triển cam theo hướng hàng hoá vùng hàm yên,...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá đất phục vụ phát triển cam theo hướng hàng hoá vùng hàm yên, tỉnh tuyên quang

.PDF
27
369
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẶNG MINH TƠN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CAM THEO HƯỚNG HÀNG HÓA VÙNG HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: 985.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÁI NGUYÊN, 2017 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Văn Toàn 2. GS.TS. Đặng Văn Minh Phản biện 1:…………………………………………… Phản biện 2:…………………………………………… Phản biện 3:…………………………………………… Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận cấp Đại học Thái Nguyên họp tại:……………………………………………………. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm học liệu – Đại học Thái Nguyên - Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đặng Minh Tơn, Đặng Văn Minh, Nguyễn Văn Toàn (2017), Các loại đất chính, phân bố và tính chất trên địa bàn vùng cam Hàm Yên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 164, số 04, năm 2017, Tr 53-59. 2. Đặng Minh Tơn, Nguyễn Văn Toàn, Đặng Văn Minh (2017), Phân hạng thích hợp đất đai sử dụng trồng cam vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Khoa học đất, số 50, năm 2017, tr 65-70. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng cam sành tỉnh Tuyên Quang bao gồm 18 xã của huyện Hàm Yên và 2 xã thuộc huyện Chiêm Hoá cũng đã được nhiều người biết đến với thương hiệu “cam sành Hàm Yên” là một trong 10 loại quả nổi tiếng ở Việt Nam. Do vậy cây cam đã được xác định là cây trồng chủ lực, cây làm giàu cho nhiều hộ gia đình nên diện tích trồng cam cam ngày càng gia tăng, so với cả nước diện tích cam lớn thứ thức 3, năng suất trung bình thấp nhưng còn manh mún, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn, mặt khác do mở rộng diện tích trồng cam tự phát nên người dân đã tự ý chặt phá rừng sản xuất để chuyển đổi sang trồng cam mà không tuân thủ hướng dẫn quản lý, sử dụng đất dốc dẫn đến tình trạng xói mòn đất, rửa trôi chất dinh dưỡng, hậu quả làm cho chu kỳ kinh doanh của cây cam ngắn và không bền vững. Do vậy nhiều câu hỏi đặt ra là trồng cam tốt nhất ở những xã nào, diện tích là bao nhiêu, tồn tại và khó khăn đối với sản xuất cam là gì? Mặt khác để phát triển cam theo hướng hàng hóa cần những giải pháp nào? Để trả lời những vấn đề nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu đánh giá đất phục vụ phát triển cam theo hướng hàng hoá vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” đã được lựa chọn để thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được mức độ thích hợp của đất đai và đề xuất sử dụng đất trồng cam theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với các giải pháp thực hiện tại vùng Hàm Yên đến năm 2030. 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 - Đánh giá được hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cam, các loại sử dụng đất nông nghiệp có khả năng chuyển đổi sang trồng cam trên địa bàn vùng Hàm Yên; - Đánh giá được mức độ thích hợp của đất đai với trồng cam trên địa bàn vùng Hàm Yên; - Đề xuất sử dụng đất cho trồng cam theo hướng sản xuất hàng hóa đến năm 2030 và các giải pháp thực hiện. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đất trồng cam, các loại đất có khả năng chuyển đổi sang đất trồng cam và những vấn đề có liên quan đến sản xuất cam theo hướng hàng hoá. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Các xã thuộc huyện Hàm Yên và 2 xã thuộc huyện Chiêm Hoá là Trung Hà và Hà Lang (gọi tắt là vùng Hàm Yên) - Phạm vi thời gian: Các số liệu thu thập về sản xuất cam từ 2005 đến 2015. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất cho cây cam trên bản đồ tỉ lệ lớn 1/25.000, phục vụ đề xuất sử dụng đất trồng cam theo hướng hàng hoá tại vùng Hàm Yên và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự tại Trung du miền núi Bắc Bộ; - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch sử dụng đất phát triển cam theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới. 3 5. Đóng góp mới của luận án - Đề xuất mở rộng thêm 2.343,79 ha cam trên đất rất thích hợp và thích hợp từ đất rừng sản xuất 1.554,06ha; cây lâu năm khác 564,33 ha; cây hàng năm 224,95 ha, đất nông nghiệp khác 0,45 ha, tạo thành vùng sản xuất cam hàng hoá có quy mô 6.898,99 ha vào năm 2020 gắn với 9 nhóm giải pháp để thực hiện. - Xây dựng được một bộ dữ liệu đầy đủ về đất đai bao gồm cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính phục vụ công tác quản lý chất lượng đất và chỉ đạo sản xuất cam theo hướng hàng hoá. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá đất đai, sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và sản xuất nông sản hàng hoá 1.1.1. Một số khái niệm về đất, đất đai, đánh giá đất Đất (soils) hay lớp phủ thổ nhưỡng là phần trên cùng của vỏ phong hoá trái đất, là thể tự nhiên đặc biệt được hình thành do tác động tổng hợp của 6 yếu tố gồm sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình, thời gian và con người. Đất đai (land) được định nghĩa là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ bao gồm:: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người. Đánh giá đất đai được FAO (1976), Dent.D, Yuong.A.1987 định nghĩa “ Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đấtđai cho một hoặc một số loại sử dụng đất đai đã được lựa chọn. 4 1.1.2. Các phương pháp đánh giá, phân hạng đất đai trên thế giới và trong nước Hiện nay có rất nhiều phương pháp đánh giá đất đai như của Liên Xô cũ; Hoa Kỳ; Ấn Độ,…. Trong đó Đề cương đánh giá đất đai (FAO, 1976) là tài liệu được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương pháp tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Phương pháp đánh giá đất của FAO chính thức được áp dụng vào Việt Nam năm 1986 và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chuẩn ngành 10TCN 343-98, TCVN 8409:2010, 2012 lại được bổ sung và hoàn thiện TCVN 8409:2012. Đây được coi là cẩm nang trong đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. 1.1.3. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả bền vững và tiêu chí đánh giá tính hiệu quả bền vững của sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam Smyth. A.J and Dumanski J, (1993) cho rằng Nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo được 3 yêu cầu: (1) Quản lý đất bền vững; (2) Cải tiến công nghệ; (3) Nâng cao hiệu quả kinh tế. Các tác giả đều cho rằng để đánh giá tính bền vững cần phải dựa vào 3 nhóm tiêu chí là tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong mỗi nhóm lại có các chỉ tiêu khác nhau tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương. Và để đánh giá tính hiệu quả hay bền vững trong điều kiện nhiều chỉ tiêu thì Saaty (1991, 1996, 2000 và 2008) đã đưa phương pháp đa chỉ tiêu, trong đó có việc xác định thứ bậc của các chỉ tiêu (AHP-Analytic Hierarchy Process). 1.1.4. Một số lý luận về sản xuất nông sản hàng hoá ở trong và ngoài nước 5 Trần Thị Lan Hương (2008), Hoàng Văn Cường (2014) cho rằng SXNSHH là việc sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp để bán hoặc trao đổi. Theo đó đề xuất bộ tiêu đo lượng sản xuất hàng hoá. 1.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam và những nghiên cứu về yêu cầu đất đai của cây cam trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam trên thế giới và Việt Nam Theo FAOSTAT (2015), diện tích đất được sử dụng để trồng cam cho thu hoạch của cả thế giới không ổn định trong giai đoạn 2005-2013, năm cao nhất là năm 2010 có diện tích đạt 4.127.075 ha, năm 2013, giảm 110.812 ha. Số liệu của Tổng cục thống kê năm 2015, diện tích sử dụng đất trồng cam tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 2015 tăng, giảm không ổn định. Năm 2010, diện tích đất trồng cam đạt 67.700 ha, sau đó giảm và đến năm 2015, diện tích đất trồng cam đã được khôi phục và có tăng chút ít , đạt 67.900 ha. 1.2.2. Những nghiên cứu về yêu cầu đất đai của cây cam trên thế giới và Việt Nam Theo FAO (1998) cho thấy,nhiệt độ trung bình năm thích hợp nhất cho cam dao động trong khoảng 26-330C hoặc 19-260C, thích hợp với nhiệt độ 33-360C hoặc 16-190C. Tại thời kỳ sau thu hoạch 2 tháng, cam cần nhiệt độ thấp từ 10-130C hoặc từ 8-100C hoặc 13150C. Đất rất thích hợp trồng cam phải có tầng dày tổi thiểu 150 cm, đất thích hợp từ 100-150 cm và ít thích hợp từ 75-100 cm và <75 cm thì không trồng được cam.. Cũng theo FAO (1998) chỉ ra rằng cam có thể sinh trưởng ở những nới có lượng mưa/ năm từ 800 mm đến 3000 mm, dưới 800 mm không thích hợp trồng cam. 6 1.3. Những nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất của FAO phục vụ sản xuất cam theo hướng hàng hoá tại Việt Nam Các nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh giá đất của FAO trên bản đồ tỉ lệ lớn 1/25.000 cấp huyện phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong đó có cây cam cũng đã được nhiều tác giả thực hiện: Đỗ Đình Đài, Nguyễn Xuân Thành, Trần Huy Nghị, Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Trung. Nghiên cứu ứng dụng đánh giá đất của FAO cũng đã được áp dụng trong xác định ranh giới của các vùng đất trồng cây đặc sản, tạo ra các sản phẩm có đặc trưng chất lương riêng biệt phục vụ cho sản xuất hàng hoá. Đáng chú ý là nghiên cứu Hồ Quang Đức (2006) cho cam vinh, Hồ Quang Đức (2016) cho cam Hà Giang. 1.4. Những nghiên cứu về đất và đánh giá đất phục vụ phát triển sản xuất cam hàng hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Đánh giá đất đai phục vụ sản xuất nông sản hàng hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang không có mấy, ngoại trừ nghiên cứu của Nguyễn Đình Bồng (1995) đã tiến hành đánh giá đất trống đồi núi trọc theo phương pháp của FAO. Đáng chú ý là nghiên cứu của Đào Thanh Vân (2011) về “Quy hoạch phát triển vùng cam huyện Hàm Yên đến năm 2015 định hướng đến năm 2020”. 1.5. Nhận xét tổng quan các vấn đề nghiên cứu và định hướng nghiên cứu cho đề tài Đánh giá đất theo FAO trở thành yêu cầu bắt buộc trong quy hoạch sử dụng đất và đã được ứng dụng nhiều tại Việt Nam trên các nền bản đồ có tỉ lệ khác nhau. Tuy nhiên chất lượng và độ tin cậy của kết quả phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ dùng cho đánh giá, bản đồ tỉ lệ càng lớn thì độ tin cậy càng cao. trường. Việc lựa chọn số lượng chỉ tiêu tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương, nguồn tài liệu 7 thứ cấp và khả năng bổ sung. Các nghiên cứu trước đây ở quy mô cấp huyện chưa tính đến chỉ tiêu khí hậu, các chỉ tiêu độ phì có dùng nhưng phần lớn chỉ là 1 hoặc 2 chỉ tiêu. Riêng trên địa bàn Tuyên Quang chưa có mấy, ngoại trừ nghiên cứu của Nguyễn Đình Bồng nhưng lại tiến hành với đất trống , đồi núi trọc. Nghiên cứu của Đào Thanh Vân trên địa bàn huyện Hàm Yên nhưng chỉ tiến hành tại 9 xã, mặt khác các chỉ tiêu được lựa chọn trong đánh giá còn thiếu yếu tố nước, yêu tố khí hậu cũng chỉ sử dụng nhiệt độ , chưa hề có nghiên cứu đánh giá đất phục vụ cho sử dụng đất bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa ở quy mô vùng Hàm Yên. Do vậy NCS đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá đất phục vụ phát triển cam theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” để thực hiện là đúng và rất cần thiết hiện nay với các nội dung chính theo hướng dẫn của FAO trên nền bản đồ tỉ lệ 1/25.000 VN 2000. CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất trồng cam theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Hàm Yên 2.1.2. Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cam, các loại sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam 2.1.3. Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây cam trên địa bàn vùng Hàm Yên 2.1.4. Kết quả đánh giá mô hình sử dụng đất trồng cam có mức độ thích hợp đất đai khác nhau tại vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên 8 Quang 2.1.5. Đề xuất phát triển cam theo hướng hàng hoá đến năm 2030 và giải pháp phát triển trên địa bàn vùng Hàm Yên 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp: Các số liệu, tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, về đất, đánh giá đất, quy hoạch sử dụng đất các thời kỳ năm 2010, đề án phát triển cam. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Áp dụng trong điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng đất trồng cam và các LUT có khả năng chuyển đổi sang trồng cam trên tất cả các xã của toàn vùng. Tổng số đã điều tra 540 phiếu, trong đó có 240 phiếu về cam (3 xã không trồng cam, 17 xã còn lại có từ 5 đến 30 phiếu tuỳ thuộc vào diện tích cam hiện có) và 300 phiếu điều tra các LUT có khả năng chuyển đổi sang trồng cam (mỗi xã 15 phiếu). Phương pháp chọn hộ điều tra ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách hộ có trồng cam từ năm 2008 hoặc 2009, xếp theo thứ tự A.B.C. 2.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong đánh giá tính bền vững của sử dụng đất do FAO đề xuất dựa trên 3 tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường. 2.2.3.1.Về hiệu quả kinh tế Lựa chọn 3 chỉ tiêu gồm: Giá trị sản xuất, Giá trị gia tăng và Hiệu suất đồng vốn. Phân cấp đánh giá dựa trên mức đạt được của từng chỉ tiêu. 2.2.3.2. Hiệu quả về xã hội Để đánh giá hiệu quả về xã hội chọn3 tiêu chí gồm: khả năng 9 thu hút lao động; giá trị gia tăng/ngày công lao động và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Các chỉ tiêu này được phân cấp theo các mức độ cao, trung bình, thấp. 2.2.3.3. Hiệu quả về môi trường Hiệu quả môi trường được xem xét dựa trên 3 chỉ tiêu gồm: chỉ tiêu độ che phủ tính bằng tỉ lệ % thời gian che phủ đất trong năm, chỉ tiêu độ phì đất được xác định dựa trên số liệu phân tích 6 chỉ tiêu hoá học của đất gắn với LUT và kiểu sử dụng đất và chỉ tiêu lượng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng với từng LUT . 2.2.3.4. Đánh giá tổng hợp hiệu quả hay tính bền vững của sử dụng đất trồng cam Trên cơ sở đánh giá hiệu quả tổng hợp của từng tiêu chí, tiến hành đánh giá tính hiệu quả tổng hợp hay tính bền vững của trồng cam so và các LUT có khả năng chuyển đổi sử dụng đất. Quá trình này áp dụng phương pháp đa chỉ tiêu (MCE), xác định trong số theo phương pháp thứ bậc (AHP). Thang phân cấp tính bền vững dựa vào điểm tổng số của 3 tiêu chí cũng theo thang phân cấp đối với từng tiêu chí. 2.2.4. Phương pháp xây dựng các bản đồ đơn tính phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây cam 2.2.4.1. Phương pháp phúc tra, chỉnh lý bản đồ đất phục vụ xây dựng bản đồ đơn tính từ các thông tin của bản đồ đất Do bản đồ mới được xây dựng năm 2012 nên nghiên cứu đã áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 9487:2012) nhưng chỉ tập trung vào các vùng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam. Tổng số đã khảo sát tại 450 phẫu diện, trong đó có 438 phẫu diện khoan kiểm tra lại tên loại đất, độ dày tầng đất mịn, đá lẫn, kết von, thành phần cơ 10 giới và 12 phẫu diện đào, mô tả theo hướng dẫn của FAO (mỗi loại đất lấy 1 phẫu diện). 2.2.4.2. Phương pháp lấy mẫu đất, phân tích đất và xây dựng bản đồ đơn tính về độ phì Mật độ lấy mẫu đất phục vụ xây dựng bản đồ độ phì dựa theo hướng dẫn của Thông tư số 14/2012-BTNMT. Mẫu đất được phân tích tại Phòng phân tích đất và môi trường, Viện QHTKNN, Bộ NN và PTNT theo những phương pháp thông dụng. 2.2.4.3. Phương pháp xây dựng các bản đồ phân vùng chỉ tiêu khí hậu Sử dụng bản đồ số độ cao và gán số liệu quan trắc trung bình 11 năm của chỉ tiêu cần xây dựng như nhiệt độ trung bình năm; lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1,2 tại 2 Trạm khí tượng trên địa bàn vùng nghiên cứu lên bản đồ, ngoài số liệu của 2 trạm này, nghiên cứu đã sử dụng thêm số liệu của trạm Bắc Quang (Hà Giang), sử dụng phần mềm nội suy (IDW) với sự trợ giúp của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để thành lập bản đồ đơn tính nói trên. 2.2.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng chồng xếp các loại bản đồ đơn tính Chồng xếp bản đồ đơn tính để tạo lập bản đồ đơn vị đất đai bằng phần mêm ArcGIS 2.2.4.5. Phương pháp phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây cam với sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý và phần mềm đánh giá đất tự động (ALES) Quá trình phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây cam tuân thủ hướng dẫn của FAO theo yếu tố hạn chế, xây dựng yêu cầu sử dụng đất đai, xây dựng cây quyết định và so sánh giữa yêu cầu sử 11 dụng đất đai của cây cam với đặc tính của từng đơn vị đất đai tự động với sự trợ giúp của Hệ thông thông tin địa lý và phần mềm đánh giá đất tự động (ALES). 2.2.5. Phương pháp theo dõi mô hình Tiêu chí chọn mô hình là có mức độ thích hợp khác nhau gồm rất thích hợp (S1); thích hợp (S2); ít thích hợp (S3) và cùng độ tuổi cho thu hoạch sản phẩm (trồng năm 2009). Mỗi mức độ thích hợp chọn 1 mô hình theo dõi, đánh giá trong 2 năm, tổng số 3 mô hình. Các chỉ tiêu theo dõi giống như các chỉ tiêu điều tra hiệu quả trồng cam. Riêng hiệu quả môi trường ngoài chỉ tiêu độ che phủ (tính theo % số ngày có cây trồng phủ kín trên mặt đất) còn chọn thêm 2 chỉ tiêu là diễn biến độ phì và các kim loại nặng như Asen, cadimi, đồng, kẽm trước và sau theo dõi mô hình. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất trồng cam theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Hàm Yên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vùng cam Hàm Yên (gọi tắt là vùng Hàm Yên) bao gồm 20 xã, trong đó có 18 xã của huyện Hàm Yên và 2 xã là Hà Lang, Trung Hà của huyện Chiêm Hoá. Diện tích tự nhiên của vùng có 108.123,48 ha, nằm phía Tây Bắc của tỉnh Tuyên Quang. - Đây là vùng có địa hình, địa mạo phức tạp, hầu hết diện tích đất là đồi núi thấp. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22- 240C, cho phép cây cam sinh trưởng và phát triển tốt. Lượng mưa trung bình 12 hàng năm từ 1.600 - 1.800mm nhưng phân bố không đều nên dẫn đến đất bị xói mòn trong lúc cam còn nhỏ. 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội - Cơ cấu kinh tế của vùng có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp nhưng nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực, chiếm giá trị sản xuất chủ yếu, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. - Giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp năm 2010 đạt 541,46 tỷ đồng, năm 2015 đạt 2.230,63 tỷ đồng. - Dân số năm 2010 là 120.082 người, năm 2015 là 125.233 người. Trong đó có 75.575 người trong độ tuổi lao động nhưng tỉ lệ qua đào tạo rất thấp, chỉ chiếm 34,6% nên khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cam nói riêng. 3.2. Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cam, các loại sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam và các loại sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam Theo số liệu thống kê, diện tích đất sử dụng cho trồng cam liên tục tăng từ năm 2005-2015, từ 2.390 ha năm 2005 tăng lên 4.555,2 ha, tăng 1,82 lần, năng suất tăng từ 75,7 tạ/ha lên 113,9 tạ/ha và sản lượng cam từ 13.949 tấn lên 34.493,2 tấn. 3.2.2. Hiệu quả của sử dụng đất trồng cam và các LUT có khả năng chuyển đổi sang trồng cam 3.2.2.1. Hiệu quả kinh tế của sử dụng đất trồng cam và các kiểu sử dụng đất nông nghiệp có khả năng chuyển đổi sang trồng cam Kết quả phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất cho thấy, trong 4 loại sử dụng đất thì đất trồng cây ăn quả và cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, vượt trội so với các loại cây trồng hàng năm, riêng cây keo có hiệu quả kinh tế thấp. 13 3.2.2.2. Hiệu quả xã hội của trồng cam và các LUT có khả năng chuyển đổi sang trồng cam trên địa bàn vùng Hàm Yên Kết quả phân tích HQXH cho thấy, so với 4 loại cây trồng hiện đang có nhà máy đặt ngay trên địa bàn vùng sản xuất như sắn, mía, chè, keo thì cam vẫn là cây trồng có hiệu quả xã hội rất cao, tiếp theo là chè và mía. Riêng cây sắn, keo là cây trồng có hiệu quả xã hội ở mức trung bình. Các loại cây hàng năm từ 2 vụ trở xuống HQXH thấp. 3.2.2.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của trồng cam trên địa bàn vùng Hàm Yên Trồng cam có hiệu quả về môi trường rất cao (VH) với chỉ tiêu độ phì đạt mức M là duy trì được độ phì tự nhiên, độ che phủ cao nên có tác dụng bảo vệ đất, hạn chế xói mòn nhưng sử dụng thuốc BVTV như Daconil 75WP, Panda 95SP, Ofatox 400EC đều vượt ngưỡng cho phép nên có nguy cơ gây ô nhiễm đất nhưng vẫn có thể kiểm soát được. Trồng chè cũng có nguy cơ gây ô nhiễm do sử dụng nhiều hoá chất nông nghiệp. Trồng keo cho hiệu quả môi trường cao nhất (VH), chè, mía cũng là kiểu sử dụng đất có hiệu quả môi trường cao ( H). Trồng sắn và các loại đất gieo trồng 1 vụ có hiệu quả môi trường thấp nên cần hạn chế đến mức tối đa mở rộng diện tích trồng sắn. 3.2.2.4. Đánh giá tính bền vững của sản xuất cam và các loại sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam Quá trình đánh giá tính bền vững của trồng cam cũng theo phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu, xác định thứ bậc, lập ma trận so sánh cặp đôi và xác định trọng số giữa 3 nhóm tiêu chí gồm: kinh tế là 0,496; nhóm xã hội là 0,161 và nhóm môi trường là 0,343. Theo đó tính điểm bằng cách nhân trọng số với điểm số của từng chỉ tiêu trong tiêu chí, phân cấp xác định được trong 4 LUT, 11 kiểu sử dụng đất thì trồng cam và trồng chè có tính bền vững cao nhất với cả khía 14 cạnh kinh tế, xã hội và môi trường đều đạt mức rất cao (VH). Trồng mía có hiệu quả đạt mức cao (H); trồng 1 vụ ngô, 1 vụ lạc trên đất chuyên màu cho HQTH thấp. Các kiểu sử dụng đất còn lại cho HQTH ở mức trung bình (M). Do vậy có thể chuyển đổi một số loại gắn với kiểu sử dụng đất có tính bền vững thấp như 1 vụ lạc, 1 vụ ngô, trồng sắn thuộc LUT chuyên màu, đất trồng rừng sản xuất sang trồng cam. 3.2.3. Một số tồn tại và khó khăn trong sản xuất cam theo hướng hàng hoá trên địa bàn vùng Hàm Yên 3.2.3.1. Một số tồn tại trong sản xuất cam (i) Bố trí sử dụng đất trồng cam chưa hợp lý và chưa có biện pháp bảo vệ đất, hạn chế xói mòn; (ii) Tồn tại trong quản lý sử dụng đất; (iii) Tồn tại trong áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc cam. 3.2.3.2. Các khó khăn trong sản xuất cam theo hướng hàng hoá (i) Nhiều loại sâu bệnh hại cam xuất hiện; (ii) Chưa hình thành được kênh tiêu thụ cam và có sự khác nhau giữa thời điểm bán cam; (iii) Khó khăn về hạ tầng giao thông; (iv) Khó khăn về vốn; (vi) Khó khăn về nguồn nhân lực và nhu cầu tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc. 3.3. Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây cam trên địa bàn vùng Hàm Yên 3.3.1. Các nhóm đất, loại đất chính, phân bố và tính chất 3.3.1.1. Các nhóm đất, loại đất chính và phân bố trên địa bàn vùng Hàm Yên Kết quả điều tra bổ sung bản đồ đất tỉ lệ 1/25.000 vùng cam Hàm Yên cho thấy trên địa bàn của vùng nghiên cứu có 4 nhóm đất chính bao gồm với 14 loại đất dưới nhóm nhưng cam hiện đang 15 được trồng chủ yếu trên nhóm đất đỏ vàng bao gồm: Đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất đỏ vàng trên đá sét, đất vàng đỏ trên đá macma axit và đất vàng nhạt trên đá cát. Riêng đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất nâu vàng trên đá vôi có rất ít. 3.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Dựa trên yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây cam, nguồn tài liệu hiện có, điều kiện sinh thái của vùng nghiên cứu và kết quả khảo sát bổ sung, nghiên cứu đã lựa chọn được 11 chỉ tiêu gồm: nhiệt độ trung bình năm; nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 2; lượng mưa trung bình năm; loại đất; độ dốc; độ dày tầng đất; mức độ đá lẫn; thành phần cơ giới; độ phì nhiêu của đất; chỉ tiêu khả năng tưới; khả năng tiêu thoát nước. Mỗi chỉ tiêu được xây dựng thành một bản đồ đơn tính. Sau khi chồng xếp 11 bản đồ đơn tính để tạo lập bản đồ đơn vị đất đai đã xác định được trên lãnh thổ vùng cam Hàm Yên có 45 ĐVĐĐ (Land Mapping Unit-LMU). Diện tích của các ĐVĐĐ cũng rất khác nhau. ĐVĐĐ có diện tích nhỏ nhất là 1,85 ha, trong khi ĐVĐĐ có diện tích lớn nhất tới 11.359,97 ha. 3.3.3. Phân hạng khả năng thích hợp của đất đai với trồng cam trên địa bàn vùng Hàm Yên 3.3.4.1.Xây dựng yêu cầu sử dụng đất đai của cây cam Theo FAO, muốn xác định được quy mô diện tích đất có khả năng trồng cam theo mức độ thích hợp với điều kiện đất đai hiện tại đòi hỏi phải phân hạng và để phân hạng khả năng thích hợp của đất đai với cây cam sành phải đối chiếu, so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất đai của cây cam với các đặc điểm, tính chất của từng đơn vị đất đai (LMUs). Do vậy nghiên cứu đã xây dựng yêu cầu về đất đai của cây cam. 16 Nguyên tắc xác định hạng được áp dụng theo phương pháp điều kiện giới hạn do FAO đề xuất. Việc phân hạng hoàn toàn tự động bởi sự tham gia của phần mềm ALES và hệ thống thông tin địa lý (GIS). 3.3.4.2. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với trồng cam sành Số liệu tổng hợp về mức độ thích hợp của đất đai đối với cây cam cho thấy,diện tích đất thích hợp trồng cam có 25.987,66 ha (bao gồm cả rất thích hợp (S1), thích hợp (S2) và ít thích hợp (S3), chiếm 24,04 % diện tích đất được đánh giá. Trong đó có 3 xã có diện tích đất thích hợp với quy mô >2000 ha gồm: Phù Lưu 2.744,73 ha; tiếp theo là xã Yên Thuận với 2.705,38 ha và Tân Thành 2.204,26 ha. Tám xã có diện tích đất thích hợp với quy mô < 1.000 ha gồm: Hà Lang Chiêm Hoá; Đức Ninh; Bằng Cốc; Bình Xa; Hùng Đức; Nhân Mục; Thị trấn Tân Yên và Yên Lâm. Các xã còn lại có diện tích đất thích hợp từ 1000-2000 ha. 3.3.4.3. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai theo hiện trạng đã trồng cam Để tìm hiểu diện tích đất đang trồng cam có khả năng thích hợp đến mức nào, nghiên cứu đã chồng xếp bản đồ phân hạng mức độ thích hợp của đất đai lên bản đồ hiện trạng trồng cam năm 2015, kết quả cho thấy, trong số 4.555,20 ha đất đã trồng cam có 926,17 ha rất thích hợp (S1), đất thích hợp (S2) có 2.369,39 ha và đất ít thích hợp (S3) có 1.259,64 ha. 17 Bảng 3.14. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây cam theo xã, huyện của vùng Hàm Yên Huyện Xã Hà Lang Trung Hà Chiêm Hoá cộng: Đức Ninh Bằng Cốc Bình Xa Bạch Xa Hùng Đức Minh Dân Minh Hương Minh Khương Nhân Mục Hàm Yên Phù Lưu Tân Thành Thái Hoà Thái Sơn Thành Long TT Tân Yên Yên Lâm Yên Phú Yên Thuận Hàm Yên cộng: DT toàn vùng Chiêm Hoá Tổng S1 S2 S3 7.750,96 6,26 48,45 338,08 10.317,92 178,26 321,57 1.263,77 18.068,88 184,52 370,02 1.601,85 2.218,09 971,53 2.856,99 167,69 187,56 456,67 2.676,74 8,02 30,01 860,51 2.370,72 108,13 131,80 867,12 6.304,74 629,83 3.180,62 304,88 357,79 759,47 6.439,80 170,84 218,13 831,67 2.874,07 312,36 332,72 512,31 1.427,86 32,25 54,70 240,29 8.863,81 235,90 1.205,81 1.303,02 5.056,83 769,29 274,50 1.160,47 3.399,76 1.866,70 4.065,83 18,52 173,14 1.307,94 5.288,27 28,85 28,21 1.231,36 3.277,42 87,44 416,09 379,63 12.904,74 147,91 306,77 347,84 9.352,47 158,64 356,08 775,53 7.495,84 257,76 671,71 1.775,91 90.054,60 2.808,46 4.745,00 16.277,81 108.123,48 2.992,98 5.115,02 17.879,66 S1+S2+S3 392,79 1.763,60 2.156,39 971,53 811,92 898,54 1.107,05 629,83 1.422,14 1.220,64 1.157,39 327,24 2.744,73 2.204,26 1.866,70 1.499,60 1.288,42 883,16 802,52 1.290,25 2.705,38 23.831,27 25.987,66 Tỷ lệ % S1+S2+S3 0,36 1,64 2,00 0,90 0,75 0,83 1,02 0,58 1,32 1,13 1,07 0,30 2,54 2,04 1,73 1,39 1,19 0,82 0,74 1,19 2,50 22,04 24,04 N Núi đá KDG 7.045,38 61,69 251,10 8.285,86 18,11 250,35 15.331,24 79,80 501,45 901,45 14,10 331,01 1.854,11 25,90 165,06 612,05 864,26 301,89 943,52 110,72 209,43 5.296,94 106,83 271,14 1.450,50 73,15 234,83 4.639,90 254,06 325,20 1.473,62 88,31 154,75 885,66 43,01 171,95 4.472,06 1.378,46 268,56 2.204,94 306,63 341,00 1.042,35 187,16 303,55 1.726,24 424,03 415,96 3.720,21 279,64 1.992,24 16,86 385,16 11.892,84 209,38 7.425,07 211,05 426,10 4.230,62 265,31 294,53 56.764,35 4.369,84 5.089,14 72.095,59 4.449,64 5.590,59
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan