Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà....

Tài liệu Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo cát bà.

.PDF
102
153
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------***------------ DƯƠNG THỊ HẬU NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN THIÊN NHIÊN Ở QUẦN ĐẢO CÁT BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH, TĂNG TRƯỞNG XANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------***------------ DƯƠNG THỊ HẬU NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN THIÊN NHIÊN Ở QUẦN ĐẢO CÁT BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH, TĂNG TRƯỞNG XANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60 44 03 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo, cán bộ của Bộ môn Quản lý Môi trường nói riêng và Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nói chung đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để học viên hoàn thành nhiệm vụ học tập và luận văn. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, giảng viên hướng dẫn trực tiếp, người đã tận tình chỉ bảo cho việc định hướng cũng như hoàn thiện luận văn, đồng thời tạo mọi điều kiện để học viên được tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu, tài liệu mới nhất phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đặc biệt là các bạn lớp K20 Cao học Môi trường đã luôn giúp đỡ, động viên và chia sẻ những khó khăn cùng học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2014 HVCH. Dương Thị Hậu i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................................. 4 1.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu ........................................................................... 4 1.1.1. Điều kiện tự nhiên quần đảo Cát Bà .................................................................... 4 1.1.1.1. Đặc điểm địa chất – địa mạo ........................................................................ 4 1.1.1.2. Đặc điểm địa hình ....................................................................................... 8 1.1.1.3. Điều kiện khí tượng thủy văn ....................................................................... 8 1.1.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 10 1.1.2.1. Dân số, lao động và phân bố dân cư ........................................................... 10 1.1.2.2. Các hoạt động kinh tế - xã hội .................................................................... 12 1.2. Tổng quan về kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và nguồn vốn thiên nhiên ............... 17 1.2.1. Kinh tế xanh ................................................................................................. 17 1.2.2. Khái niệm Tăng trưởng xanh ........................................................................ 20 1.2.3. Khái niệm nguồn vốn thiên nhiên ................................................................. 22 1.3. Tình hình thực hiện kinh tế xanh, tăng trưởng xanh gắn với bảo toàn vốn thiên nhiên ............................................................................................................................... 23 1.3.1. Tình hình chung trên thế giới ........................................................................ 23 1.3.2. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới ...................................................... 25 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................. 27 1.3.4. Tình hình thực hiện ở Việt Nam.................................................................... 28 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 32 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 32 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 32 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 32 2.2. Cách tiếp cận trong nghiên cứu ............................................................................ 32 2.2.1. Tiếp cận hệ thống ......................................................................................... 32 2.2.2. Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái ........................................................................ 32 2.2.3. Tiếp cận tổng hợp, liên ngành ....................................................................... 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 34 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ........................................................... 34 2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế .......................................................... 34 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 35 2.3.5. Phương pháp phân tích SWOT...................................................................... 36 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 37 3.1. Đánh giá nguồn vốn thiên nhiên tại quần đảo Cát Bà ............................................ 37 3.1.1. Các hệ sinh thái tiêu biểu ở quần đảo Cát Bà................................................. 37 ii 3.1.2. Thảm thực vật............................................................................................... 40 3.1.3. Đa dạng loài ................................................................................................. 42 3.1.4. Tài nguyên khoáng sản ................................................................................. 52 3.1.5. Tài nguyên nước ........................................................................................... 53 3.1.6. Tài nguyên đất .............................................................................................. 54 3.1.7. Tài nguyên cảnh quan ................................................................................... 55 3.1.8. Các loại tài nguyên khác ............................................................................... 56 3.1.9. Đánh giá chung ............................................................................................. 57 3.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng các loại tài nguyên trên quần đảo Cát Bà ............ 59 3.2.1. Hiện trạng khai thác và sử dụng đất .............................................................. 59 3.2.2. Khai thác nguồn lợi trên rừng ....................................................................... 61 3.2.3. Khai thác nguồn lợi sinh vật biển .................................................................. 62 3.2.4. Khai thác mặt nước để nuôi trồng thủy sản ................................................... 64 3.3. Vai trò của kinh tế xanh, tăng trưởng xanh đối với phát triển kinh tế, xã hội quần đảo Cát Bà ....................................................................................................................... 66 3.4. Điểm mạnh, điểu yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển nền kinh tế xanh tại quần đảo Cát Bà ....................................................................................................................... 67 3.4.1. Điểm mạnh ................................................................................................... 67 3.4.2. Điểm yếu ...................................................................................................... 68 3.4.3. Cơ hội........................................................................................................... 69 3.4.4. Thách thức .................................................................................................... 70 3.5. Bảo tồn nguồn vốn thiên nhiên gắn với phát triển kinh tế xanh tại quần đảo Cát Bà75 3.5.1. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái ............................................................ 75 3.5.2. Phát triển nghề cá bền vững .......................................................................... 76 3.5.3. Phát triển kinh tế biển xanh........................................................................... 77 3.5.4. Mô hình phát triển giao thông xanh............................................................... 78 3.5.5. Giải pháp thực hiện ....................................................................................... 79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .................................................................................. 84 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 87 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EU Liên hiệp Châu Âu GDP Tổng thu nhập quốc nội HST Hệ sinh thái IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế IUCN MCD International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế) Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng NTTS Nuôi trồng thủy sản OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế R&D Research and Development (Nghiên cứu và phát triển) RSH Rạn san hô RNM SĐVN Rừng ngập mặn Sách đỏ Việt Nam UNEP United Nations Environmental Program (Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc) UN-ESCAP United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc) UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia WB Ngân hàng thế giới iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình dân số các xã, thị trấn khu vực đảo Cát Bà (2011) ................. 10 Bảng 1.2. Cơ cấu dân số và lao động khu vực đảo Cát Bà (2011) .......................... 11 Bảng 1.3. Tỷ trọng các nhóm ngành kinh tế năm 2003 và 2013 ............................. 12 Bảng 1.4. Thống kê lượng khách du lịch đến Cát Bà ............................................. 16 Bảng 1.5. So sánh nền kinh tế xanh và kinh tế nâu................................................. 20 Bảng 3.1. Đa dạng loài sinh vật quần đảo Cát Bà................................................... 42 Bảng 3.2. Thành phần thực vật Quần đảo Cát Bà ................................................... 43 Bảng 3.3. Thành phần loài động vật tại quần đảo Cát Bà ....................................... 45 Bảng 3.4. Số lượng loài Voọc từ năm 1998 đến nay .............................................. 45 Bảng 3.5. Cấu trúc thành phần thực vật phù du Cát Bà .......................................... 48 Bảng 3.6. Cấu trúc thành phần động vật phù du Cát Bà ......................................... 49 Bảng 3.7. Cấu trúc thành phần loài động vật đáy vùng biển Cát Bà ....................... 49 Bảng 3.8. Tổng hợp nguồn vốn thiên nhiên ở Cát Bà ............................................. 57 Bảng 3.9. Một số dịch vụ hệ sinh thái của nguồn vốn thiên nhiên ở Cát Bà ........... 58 Bảng 3.10. Thống kê diện tích các loại sử dụng đất trong khu vực......................... 59 Bảng 3.11. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại Cát Bà.......................................... 60 Bảng 3.12. Các loài hải sản người dân thường khai thác ........................................ 62 Bảng 3.13. Sản lượng khai thác thủy sản huyện Cát Hải ........................................ 62 Bảng 3.14. Diện tích nước mặt NTTS huyện Cát Hải ............................................ 65 Bảng 3.15. Sản lượng NTTS của huyện Cát Hải .................................................... 65 Bảng 3.16. Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của quần đảo Cát Bà trong phát triển nền kinh tế xanh…………………………………………..74 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1.Sơ đồ vị trí quần đảo Cát Bà – Hải Phòng ................................................. 4 Hình 1.2. Cơ cấu lao động trong các ngành nghề của huyện Cát Hải ..................... 11 Hình 1.3. Hình ảnh đàn dê ở xã Trân Châu ............................................................ 13 Hình 1.4. Ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường trong nền kinh tế truyền thống ..... 19 Hình 1.5. Ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường trong nền kinh tế xanh ................. 19 Hình 3.1. Rừng ngập mặn ven biển xã Xuân Đám, Cát Bà..................................... 38 Hình 3.2. Hồ nước mặn Áng Vẹm, Cát Bà............................................................. 40 Hình 3.3: Phân bố Voọc Đầu trắng Cát Bà ........................................................... 46 Hình 3.4. Khu vực xây dựng hồ chứa nước xã Trân Châu ...................................... 54 Hình 3.5. Cơ cấu sử dụng đất tại Cát Bà ................................................................ 60 vi MỞ ĐẦU Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 Thế giới đã chứng kiến nhiều biến động về kinh tế, chính trị cũng như trên nhiều phương diện khác của đời sống xã hội. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cho thấy những mâu thuẫn, rủi ro và các tác động tiêu cực khó lường của toàn cầu hóa trong thế kỷ 21. Phát triển kinh tế xanh (green economy) trong bối cảnh phát triển bền vững và biến đổi khí hậu toàn cầu đang được một số quốc gia ưu tiên lựa chọn nhằm giải quyết thực trạng trên. Tăng trưởng xanh (green growth) là cách thức để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường, ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, tăng trưởng xanh được xác định là trọng tâm chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên Thế giới để đạt được sự phát triển bền vững. Trong đó, đáng chú ý là các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Anh, Hoa Kỳ đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh [26,27]. Nằm trong khu vực phát triển năng động nhất thế giới, Việt Nam đang hội tụ những điều kiện thuận lợi từ điều kiện tự nhiên, xã hội đến chủ trương, chính sách để tiến hành phát triển nền kinh tế xanh. Nước ta có nhiều lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng dự trữ sinh thái, tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học, sinh khối từ gỗ, phụ phẩm công nghiệp, môi trường chính trị xã hội ổn định, quan hệ quốc tế mở rộng,… Tuy nhiên, con đường tiến tới “nền kinh tế xanh” của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức và chưa bắt kịp với xu thế chung của Thế giới [21]. Hiện nay, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả và bền vững hơn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Đây là cơ hội lớn để nước ta có thể hướng đến kinh tế xanh, tăng trưởng xanh. Chính vì thế, ngày 25 tháng 9 năm 2012 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh [4]. Theo đó, Chiến lược yêu cầu: “Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế”. Chiến lược cũng đề ra mục tiêu chung là: “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế cac-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở 1 thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”. Hiện nay, các ngành và các địa phương cả nước đang triển khai thực hiện Chiến lược này và việc đánh giá đúng thực trạng nguồn vốn thiên nhiên (natural asset/capital) là một trong những hành động phải ưu tiên phục vụ cho tăng trưởng xanh và xây dựng, phát triển kinh tế xanh ở nước ta trong thời gian tới. Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo đá vôi, trong đó đảo Cát Bà có diện tích lớn nhất và là một trong ba đảo có diện tích lớn nhất, nhưng là đảo đá vôi lớn duy nhất ở nước ta. Nơi đây chứa đựng tiềm năng bảo tồn thiên nhiên rất lớn (nguồn vốn thiên nhiên) với nhiều giá trị quốc gia và toàn cầu. Năm 1989, Chính phủ quyết định thành lập Vườn Quốc gia trên đảo Cát Bà, năm 2004 UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển Thế giới, năm 2010 Chính phủ quyết định thành lập Khu bảo tồn biển ở vùng biển đông nam đảo Cát Bà, năm 2012 Chính phủ trình UNESCO xem xét công nhận Quần đảo Cát Bà - Long Châu là Di sản thiên nhiên thế giới (thẩm định không được vì lý do pháp lý) và còn có các giá trị của một Công viên Địa chất (GeoPark). Với tiềm năng và thế mạnh như vậy, Cát Bà đã trở thành trung tâm du lịch biển và trung tâm nghề cá nổi tiếng ở nước ta. Cơ sở hạ tầng ở đây khá phát triển với tổ hợp nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, chùa chiền, di chỉ văn hóa – khảo cổ, cảnh đẹp tự nhiên huyền ảo, khí hậu trong lành, nhiều bãi biển nhỏ đẹp và những khu rừng nguyên sinh, bên cạnh các cảng bến tấp nập tàu thuyền và người qua lại. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh của cả nước, việc khai thác và phát triển quần đảo Cát Bà theo hướng tăng trưởng xanh đang là mối quan tâm của Đảng và Chính phủ, của lãnh đạo thành phố Hải Phòng nói chung và người dân huyện đảo Cát Hải nói riêng. Kết luận số 72 của Bộ Chính trị (2013) đã yêu cầu xây dựng Hải Phòng trở thành một “Thành phố Cảng xanh” ở nước ta, trong đó Cát Bà là một trong những “điểm nhấn” tiềm năng. Nguồn vốn thiên nhiên phong phú và to lớn là vậy, nhưng Cát Bà cũng đang và sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn đe dọa đến mục tiêu tăng trưởng xanh và xây dựng một “Thành phố Cảng xanh”. Từ những lý do trên, việc ‘‘Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh” là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với Hải Phòng, góp phần nhỏ bé vào việc khai thác và phát triển bền vững quần đảo Cát Bà. 2 Mục tiêu chung của luận văn là: Góp phần tăng cường nhận thức về “Nguồn vốn thiên nhiên” và vai trò của nó đối với tăng trưởng xanh, kinh tế xanh và thành phố cảng xanh ở Việt Nam. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là: - Đánh giá thực trạng nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà liên quan đến kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và xây dựng một thành phố cảng xanh. - Phân tích vai trò và các thách thức, khó khăn trong khai thác, sử dụng nguồn vốn thiên nhiên này ở quần đảo Cát Bà phục vụ tăng trưởng xanh và xây dựng một thành phố cảng xanh. - Đề xuất các biện pháp bảo toàn và phát huy nguồn vốn thiên nhiên ở vùng nghiên cứu. Luận văn được bố cục thành 3 chương, không kể mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục gồm: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Khái quát về khu vự ực nghiên cứu Quần đảo o Cát Bà là quần qu thể gồm 367 đảoo đá vôi kéo dài theo hư hướng Đông Bắc - Tây Nam, trong đó đảo đ Cát Bà có diện tích lớn nhất và là mộtt trong ba đảo đ có t, nhưng là đảo đ đá vôi lớn duy nhất ở nướcc ta. Qu Quần đảo Cát Bà diện tích lớn nhất, Vi Nam, trực thuộc thành phố Hảii Phòng, cách th thủ đô Hà nằm ở vùng Đông Bắcc Việt Nội khoảng 150km về phía Đông Nam. Quần Qu đảo Cát Bà nằm ở phía nam vịnh v Hạ Long, cách thành phố Hạạ Long khoảng 25km về phía Đông Nam. Phía Tây giáp đảo đ i, thành phố ph Hải Phòng và cáchh trung tâm thành ph phố Hải Cát Hải, huyện Cát Hải, Phòng khoảng 30km về phía Đông. Phía Đông và phía Nam là biểnn Đông [19]. v trí địa lý: o Cát Bà có vị Quần đảo 57.9" 20° 52' 48" - Vỹ độ bắc: 20° 35' 57.9"- Kinh độ đông: ông: 106° 53' 55" - 107° 12' 55" v độ bắc, 107° 3' 25" kinh độộ đông. - Toạ độ trung tâm là: 20° 44' 24'' vỹ Hình 1.1. Sơ đồ vị trí quần đảo Cát Bà – Hải Phòng Về mặtt hành chính, qu quần đảo này thuộc huyện đảo Cát Hải - một trong hai ố Hải Phòng. huyện đảo của thành phố qu đảo Cát Bà 1.1.1. Điều kiện tự nhiên quần 1.1.1.1. Đặc điểm đ địa chất – địa mạo [1,16] Quần đảo Cát Bà được đư cấu thành bởi các hệ tầng địa chất sau: tu Devon muộn - Carbon sớm (D3 - C1ph) a) Hệ tầng Phổ Hàn, tuổi 4 Hệ tầng Phổ Hàn gồm chủ yếu các thành tạo trầm tích carbonate chứa hoá thạch Trùng lỗ, San hô và Tay cuộn. Các thành tạo của hệ tầng này có mặt ở Cát Bà với 3 phụ hệ tầng, tổng bề dày 400m - 650m. - Phụ hệ tầng dưới (D3 - C1ph1) gồm các đá vôi phân lớp dày, xen đá vôi dạng khối, màu xám và xám đen. - Phụ hệ tầng giữa (D3 - C1ph2) gồm các đá vôi phân lớp màu đen, đá vôi silic, sét vôi phân dải, đá silic dạng thấu kính màu đen, phân phiến. Thành phần canxit của đá vôi đạt tới 97 - 98%, sét hữu cơ 2 - 3%, tương tự của đá vôi silic là 65 - 68% và 30 - 38%. - Phụ hệ tầng trên (D3 - C1ph3) gồm các đá sét bột kết màu xám, đá silic màu xám, xám đen, đá vôi phân dải màu đen. Tại Cát Bà, các đá của hệ tầng Phổ Hàn lộ ở khu vực Việt Hải, Xuân Đám và phía Tây nam đảo. b) Hệ tầng Cát Bà, tuổi Carbon sớm (C1cb) Hệ tầng Cát Bà gồm các thành tạo trầm tích carbonate nguồn gốc hoá học và sinh vật, chứa phong phú hoá thạch Trùng lỗ, San hô, Tay Cuộn và Huệ biển. Hệ tầng Cát Bà có bề dày vào khoảng 400m - 450m và phân biệt thành 2 phụ hệ tầng: - Phụ hệ tầng dưới (C1cb1) dày khoảng 200m, gồm đá vôi phân lớp từ mỏng đến dầy, màu xám đen và đen, xen các lớp mỏng silic và sét vôi, phân lớp dày 0,2 1,0m. Thành phần khoáng vật canxi tới 96 - 100%, thạch anh và plagioclar tới 1-2% và sét tới 2- 3%. - Phụ hệ tầng trên (C1cb2) dày khoảng 250m, gồm các đá vôi đồng nhất, xen đá vôi giả dạng trứng cá, màu đen và xám, phân lớp từ trung bình đến dày. Thành phần khoáng vật canxit tới 98-100%, còn lại là thạch anh. Có nơi đá vôi bị dolomit hoá với khoáng vật dolomit đạt tới 50%. c)Hệ tầng Quang Hanh, tuổi Carbon muộn - Perm (C2 - Pqh) Hệ tầng Quang Hanh có bề dày lớn, khoảng 750m và phân biệt thành 2 phụ hệ tầng: - Phụ hệ tầng dưới dày khoảng 400m, gồm các đá vôi phân lớp dày đến dạng khối, màu xám sáng. Thành phần canxit của đá đạt tới 100%, nhưng đôi chỗ bị dolomit hoá với lượng oxyt mạnh đạt tới 19%. - Phụ hệ tầng trên dày khoảng 350m, gồm các đá vôi phân lớp dày đến dạng khối, có xen các lớp mỏng đá vôi silic, đá silic vôi ở phần thấp và đá vôi có cấu tạo 5 giả dạng trứng cá ở phần cao. Thành phần canxit của đá đạt tới 99 - 100%, thành phần thạch anh có thể tới 1%. d) Các thành tạo Đệ tứ (Q) Thành tạo Đệ tứ gồm các trầm tích bở rời đa nguồn gốc, phân bố rộng rãi trên đảo và đáy biển xung quanh. Trầm tích Đệ tứ cổ nhất bắt gặp có tuổi Pleistocen muộn và thứ tự trẻ dần như sau: - Hệ tầng Vĩnh Phúc, tuổi Pleistocen muộn (Q III2 vp): Hệ tầng Vĩnh Phúc gồm các trầm tích nguồn gốc biển, thành phần vụn thô gồm: cuội, sỏi và chủ yếu là sạn, cát, màu vàng nâu, chứa nhiều mảnh vụn thân mềm và san hô, phân bố ở Ao Cối (phía Tây đảo Cát Bà) tạo nên thềm biển cao 10m tương đối điển hình. Trầm tích của hệ tầng còn phổ biến ở thung lũng Trung Trang, hiện là vùng canh tác chủ yếu của đảo Cát Bà. - Hệ tầng Hải Hưng, tuổi Holocen sớm - giữa (QIV1-2 hh), gồm các trầm tích vụn thô nguồn gốc biển, chủ yếu là cát, sạn, sỏi và cuội, chứa phong phú mảnh vụn san hô và thân mềm và có thể gọi là trầm tích vụn vỏ sinh vật. Trầm tích của hệ tầng phân bố hạn chế ở Cái Bèo (đông nam Cát Bà) tạo nên thềm biển quy mô nhỏ, cao 4 - 5m. - Hệ tầng Thái Bình, tuổi Holocen muộn (QIV3 tb) Phần trầm tích lục địa của hệ tầng này đã được mô tả ở phần trên (trầm tích Đệ tứ không phân chia trên đảo). + Trầm tích bãi: nguồn gốc sóng, phổ biến ở khu vực Cát Bà - Long Châu. Theo thành phần vật chất và nguồn cung cấp, phân biệt thành 2 loại: Cát thạch anh lục nguyên, phân bố hạn chế ở Đầu Voi, Đượng Gianh (Phù Long), Xuân Đám, Hiền Hào, Áng Sỏi và cát vôi vỏ sinh vật được cung cấp chủ yếu từ các rạn san hô, phân bố phổ biến ở ven bờ vịnh Lan Hạ, tạo nên các bãi nổi tiếng như: bãi Tây Tắm, Cát Cò I và II, Cát Quyển, Cát Dứa, Cát Cống Quan, v.v. Theo thành phần độ hạt, cát vôi vỏ sinh vật gồm chủ yếu hạt trung với đường kính trung bình (Md) trong khoảng 0,299 - 0,389mm ở phần cao của bãi, hạt nhỏ với Md trong khoảng 0,163 0,210mm ở phần thấp của bãi. Ở phần cao nhất của bãi có thể gặp cát trung, cát lớn, sỏi và cuội. Theo thành phần vật chất, vôi vỏ sinh vật có thể đạt từ trên 60 tới trên 90%, mảnh vụn đá vôi từ 2 tới 8,7%, còn lại là thạch anh và một số khoáng vật khác nhưng hầu như không có mùn thực vật. + Trầm tích rạn san hô: là một dạng tích tụ trầm tích sinh vật, chủ yếu từ san hô rạn, thân mềm, giáp xác, da gai, hải miên, trùng lỗ và tảo vôi. Trầm tích bở rời trên mặt rạn chủ yếu là các thành phần vỏ vôi hạt thô như cát từ vỏ của nhiều nhóm 6 sinh vật và gravel, cuội, tảng chủ yếu từ san hô cành và dạng khối. Thành phần vật chất trầm tích chủ yếu là carbonat, thường đạt trên 90%, phần còn lại chủ yếu là mảnh vụn đá vôi, đá vôi silic. Rạn san hô vừa là dạng tích tụ, vừa là nguồn cung cấp trầm tích tạo nên các bãi cát vôi liền kề. Trên mặt các rạn san hô chết thường được phủ bởi lớp mỏng bùn sét. + Trầm tích bãi triều: được thành tạo bởi động lực thủy triều, phân bố trong khoảng 0,0m - 4,3m so với 0m hải đồ, gồm 2 loại: (i) Trầm tích bãi triều thấp, hình thành dưới mực triều trung bình (2,06m) và bãi triều cao ở phía trên 2,06 m. Trầm tích bãi triều thấp gồm chủ yếu là cát hạt trung và hạt nhỏ lẫn mảnh vụn vỏ sinh vật, ít mùn hữu cơ và độ ướt thấp, dưới 30%; (ii) Trầm tích bãi triều cao gồm chủ yếu là sét, sét bột, lẫn mảnh vụn vỏ sinh vật, chủ yếu là thân mềm, giàu mùn hữu cơ và tàn tích thực vật ngập mặn, độ ướt cao, có thể tới trên 50%, đặc biệt có tích tụ sulphua tới 0,4% - 0,6% tổng số. Phần lớn trầm tích bãi triều cao là trầm tích đầm lầy biển hiện đại, phong phú thực vật ngập mặn, phân bố chủ yếu ở phía tây Cát Bà (Phù Long), phân bố hạn chế ở phía bắc (Gia Luận), phía tây nam (Xuân Đám, Hiền Hào và Áng Sỏi). Ở trên mặt, trầm tích này thường có màu nâu hồng, nâu xám và ở dưới 20cm hoặc 60cm là trầm tích màu xám xanh, xám đen, giàu mùn hữu cơ và trầm tích thực vật ngập mặn và đây cũng là tầng sinh phèn tiềm tàng. + Trầm tích doi cát triều, delta triều: Trầm tích này thành tạo do dòng triều rút, tạo nên các dạng tích tụ ngầm, thường xuất hiện ở vùng cửa Lạch triều lớn như lạch Cửa Vạn và Lạch Huyện. Thành phần cơ học của trầm tích gồm chủ yếu là cát lẫn mảnh vụn vỏ sinh vật và gravel. + Trầm tích vũng vịnh: Trầm tích này phân bố phổ biến ở vịnh Lan Hạ và các tùng áng xung quanh. Thành phần cơ học gồm chủ yếu là bùn sét và sét bột, màu xám và xám đen, độ ướt cao. + Trầm tích Đệ tứ không phân chia (Q): Trầm tích Đệ tứ không phân chia trên đảo Cát Bà gồm deluvi, proluvi và coluvi, thành phần độ hạt từ mịn đến thô và rất thô (tảng, khối). Các trầm tích này lấp đầy các dạng địa hình karst cổ như: thung lũng, phễu, hang karst. Nhờ đó thảm thực vật phát triển thành rừng cùng với quá trình tạo đất feralit vàng đỏ, đặc biệt ở các thung lũng chậm thoát nước. 7 1.1.1.2. Đặc điểm địa hình [1,2,16,19] Quần đảo Cát Bà có đặc trưng địa hình là núi non hiểm trở, độ cao < 500m, độ cao từ 50 - 200m chiếm tỷ lệ cao, xu hướng của địa hình là cao ở phía tây bắc và thấp dần ở phía đông nam. a) Địa hình karst: là dạng địa hình đặc trưng và phổ biến cho khu vực đá vôi đảo Cát Bà. Địa hình karst được tạo bởi hoạt động của quá trình karst hóa, sắc nhọn, hiểm trở hình thành trên đỉnh núi đá vôi tinh khiết. Dạng địa hình hoạt động do rửa lũa, hoà tan đá vôi của quá trình karst đã tạo nên các hang động karst. Chiều sâu và độ rộng của hang khá lớn và phân bố trên đảo với một số lượng khá nhiều, như: động Đá Hoa (Gia Luận), động Trung Trang, hang Quân Y, Dân Y, hang Eo Bùa, hang Tiền Đức, hang Luồn,... Nằm xen kẽ với các núi đá vôi là địa hình thung lũng karst. Giữa đảo có một thung lũng hẹp chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đó là các thung lũng bằng phẳng bao quanh các dãy núi đá vôi, như thung lũng Trung Trang, Hiền Hào, ... b) Địa hình do quá trình biển tạo thành ảnh hưởng trực tiếp của sóng biển và chế độ thuỷ triều cửa sông. Đó là dạng địa hình ở chân đảo phía Tây, Tây Nam: bãi bùn với kiểu sinh thái rừng ngập mặn và các bãi cát Cát Dứa, Cát Cò, Cát Ông,... có tiềm năng du lịch. c) Địa hình trơ sỏi đá: Phía nam đảo là một dải đất diệp thạch độ cao trên dưới 200m ngay sát bờ biển thuộc các xã Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào và thị trấn Cát Bà. Do bị tàn phá nặng nề nên địa hình ở đây trơ trọc, phần lớn chỉ còn một lớp cỏ thấp. Do địa hình đá vôi hiểm trở mà khu vực trung tâm đảo còn giữ được một thảm rừng mưa nhiệt đới thường xanh đặc trưng của miền Bắc Việt Nam, với nhiều hang động làm nơi trú ẩn và sinh sản của các loài chim thú có giá trị. d) Địa hình san, xẻ, lấp: do con người tác động tạo thành để phục vụ cho mục đích du lịch và xây dựng. Ví dụ: xẻ núi làm đường đến bãi tắm Cát Cò, cảng Cái Bèo, ... 1.1.1.3. Điều kiện khí tượng thủy văn a) Khí hậu Cát Bà thuộc vùng ven bờ của thành phố Hải Phòng nằm trong vùng đông bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa: gió mùa tây nam về mùa hạ và gió mùa đông bắc về mùa đông. Khí hậu vừa mang đặc điểm chung của đồng bằng Bắc Bộ, vừa có những đặc điểm vi khí hậu của một đảo đá vôi ven biển, như: + Tính chất nhiệt đới: mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 5 - tháng 9) và mùa đông lạnh ít mưa (từ tháng 11 - tháng 3). 8 + Tính biến động thường xuyên của thời tiết và khí hậu: mùa đông lạnh nhanh (chỉ sau 24h nhiệt độ có thể giảm 8oC -10oC), khi thời tiết rất khô nóng nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 37oC - 40oC. Thời tiết nóng, ẩm, dễ có dông, mưa lớn, áp thấp nhiệt đới bão. b) Chế độ gió Khí hậu bị phân hoá thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9), thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ trung bình thường trên 25oC) và mưa nhiều kéo dài (lượng mưa tháng trên 100mm), thường xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới, dông, …; mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3), trời rét lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 20oC), ít mưa (dưới 100mm). Thời kỳ chuyển tiếp là tháng 4, tháng 10 các khối không khí suy yếu thời tiết ôn hoà hơn. Tốc độ gió trung bình năm 2,4m/s, cao nhất vào tháng 7 (3,4m/s) và thấp nhất vào tháng 1 (1,8m/s). Mùa hè gió mùa đông nam, tốc độ trung bình 2,5m/s - 3,0m/s, cực đại 20m/s - 30m/s. Mùa đông gió mùa đông bắc, tốc độ trung bình 2,5m/s 3,0m/s, tốc độ cực đại 20m/s -25m/s trong các đợt gió mùa đông bắc mạnh. c) Các đặc trưng mưa, bốc hơi và nhiệt độ không khí - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hàng năm có 100 - 150 ngày mưa với tổng lượng mưa trung bình năm 1.806mm, dao động từ khoảng 1.600 - 2.000mm. - Tổng lượng bốc hơi đạt 700mm - 750mm/năm, xấp xỉ 50% tổng lượng mưa năm. Các tháng 10 và 11 lượng bốc hơi lớn nhất trong năm, đạt trên 80 mm và các tháng 2 và 3 lượng bốc hơi thấp, chỉ đạt 30 mm. Lượng bốc hơi cao cùng với tính chất địa hình karst của đảo có khả năng thoát nước lớn nên tình trạng khô kiệt xảy ra quanh năm. - Khu vực chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt đới nên cán cân bức xạ nhiệt luôn dương và bị phân hoá thành 2 mùa: Mùa hè (tháng 5 đến tháng 9) nóng, nhiệt độ trung bình trên 25oC; Mùa đông (tháng 11 đến tháng 4) lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 200 C. d) Đặc điểm thuỷ văn Do Cát Bà là quần đảo đá vôi bị karst hóa, vì vậy hệ thống sông suối trên đảo kém phát triển. Ngoài những dòng suối chính như Thuồng Luồng, Trung Trang, những dòng chảy tạm thời chỉ xuất hiện trong cơn mưa và ngừng ngay sau khi tạnh mưa. Vào mùa mưa, nước đọng lại ở những vùng nhỏ, thấm giọt trong các hang động đây là nguồn nước khá thường xuyên cho động vật trên đảo. Trên một số đảo 9 nhỏ hoặc ven đảo lớn Cát Bà, nơi đứt gãy chạy qua có xuất hiện nước xuất lộ với dung lượng từ một vài lít đến một vài chục lít mỗi ngày. Nguồn nước xuất lộ lớn nhất ở suối Thuồng Luồng, có lưu lượng trung bình 5lít/giây, mùa mưa 7,5lít/giây và mùa khô đạt 2,5lít/giây. Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp cho ngư dân khu bến cá Cát Bà. Mặc dù là vùng núi đá vôi, nhưng ở đảo Cát Bà có mặt các túi nước ngầm có nguồn gốc thấm đọng từ nước mưa. Các túi nước, về bản chất là các thung lũng karst được lấp đầy bằng các trầm tích nguồn gốc từ phong hoá đá gốc tại chỗ và lân cận. Nguồn nước ao Ếch là hồ nước thiên nhiên trên núi đá vôi, diện tích khoảng trên 3,6 ha, nước có quanh năm, đạt trên dưới 30cm, nằm giữa khu vực rừng nguyên sinh. 1.1.2. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội [24,29] 1.1.2.1. Dân số, lao động và phân bố dân cư a) Dân số Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng (2011), mức gia tăng dân số tự nhiên ở khu vực đảo Cát Bà trung bình là 0,68%/năm, thấp hơn so với mức tăng bình quân hàng năm của thành phố Hải Phòng và cả nước. Dân cư tương đối ổn định, hiện tượng di cư tự do đến đảo ít. Tổng số dân số năm 2011 là 16.566 người, tỷ lệ nam và nữ trong những năm qua không biến động lớn (Bảng 1.1). Bảng 1.1. Tình hình dân số các xã, thị trấn khu vực đảo Cát Bà (2011) Đơn vị: người TT Xã Tổng số hộ Số khẩu Tỷ lệ sinh (%) Tỷ lệ chết (%) Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1 Gia Luận 77 580 1,67 0,34 1,33 2 Phù Long 576 2064 1,22 0,58 0,64 3 Hiền Hào 123 354 0,42 0,28 0,14 4 Xuân Đám 254 851 1,88 1,08 0,8 5 Trân Châu 440 1563 1,79 0,7 1,09 6 Việt Hải 68 210 0,95 0,95 0 7 T.T Cát Bà 4013 10944 1,37 0,59 0,78 5.551 16.566 Tổng TB: 0,68 % (Nguồn: UBND các xã, thị trấn Cát Bà năm 2011) b) Dân cư Dân cư phân bố không đồng đều, cao nhất ở Thị trấn Cát Bà là 593,9 người/km2, thấp nhất là xã Việt Hải với 6,24 người/km2. Mật độ bình quân 160,1 người/km2, thấp hơn so với mật độ bình quân của huyện Cát Hải (207 người/km2). 10 Thành phần dân tộc chủ yếu là người kinh, sống tập trung ở khu vực có vị trí thuận lợi cho các hoạt động sinh sống. c) Cơ cấu lao động Tỷ lệ lao động nam và nữ không biến động nhiều trong những năm qua, cơ cấu dân số và lao động được phản ánh chi tiết ở bảng 1.2. Bảng 1.2. Cơ cấu dân số và lao động khu vực đảo Cát Bà (2011) Đơn vị: Người TT Xã 1 2 3 4 5 6 7 Gia Luận Phù Long Hiền Hào Xuân Đám Trân Châu Việt Hải T.T Cát Bà Tổng Tỷ lệ % Số khẩu Nam 271 1061 174 415 795 102 5360 8178 49,4 Tổng 580 2064 354 851 1563 210 10944 16.566 100 Nữ 309 1003 180 436 768 108 5584 8388 50,6 Tổng 266 950 162 392 718 97 5034 7619 100 Số lao động Nam 124 489 80 192 365 43 2466 3759 49,3 Nữ 142 461 82 200 353 54 2568 3860 50,7 (Nguồn: UBND các xã, thị trấn Cát Bà năm 2011) Trong năm 2011 tỷ lệ lao động nữ chiếm 50,7%, lao động nam chiếm 49,3% .Tỷ lệ lao động được đào tạo của huyện Cát Hải tăng chậm trong thời kỳ 2004 2011. Công tác đào tạo, dạy nghề được chú trọng hơn trước nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn thành phố Hải Phòng. Năm 2011 đạt khoảng 16,5% so với tỷ lệ 35% của toàn thành phố Hải Phòng và 25,5% của cả nước. Nếu tính thêm số lượng lao động có kỹ năng thông qua tự đào tạo (nhưng không có chứng chỉ chuyên môn) thì tỷ lệ có thể đạt 18%. Nông lâm nghiệp 22% Thủy sản 21.1% Dịch vụ và du lịch 12.1 % 14.3% Nghề khác 30.5% Công nghiệp Hình 1.2. Cơ cấu lao động trong các ngành nghề của huyện Cát Hải 11 Lao động nông - lâm nghiệp chiếm 21,1%, thuỷ sản 30,5%, công nghiệp 22%, dịch vụ du lịch 14,3%, nghề khác 12,1%. Như vậy lao động trong ngành thuỷ sản là cao nhất. 1.1.2.2. Các hoạt động kinh tế - xã hội Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TU của Ban Thường vụ thành ủy Hải Phòng về xây dựng và phát triển huyện Cát Hải đến 2020 [24], kinh tế huyện Cát Hải đã có bước phát triển nhanh và toàn diện trên các lĩnh vực. Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 869,66 tỉ đồng, bằng 352% so với năm 2003 (247,1 tỉ đồng). Tốc độ tăng giá trị sản xuất trung bình đạt 13,4%/năm. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất (Bảng 1.3). Bảng 1.3. Tỷ trọng các nhóm ngành kinh tế năm 2003 và 2013 STT Nhóm ngành Tỷ trọng (%) năm 2003 Tỷ trọng (%) năm 2013 1 Dịch vụ 51 68,4 2 Công nghiệp - xây dựng 20 16,8 3 Nông – lâm - thủy sản 29 14,8 (Nguồn [24]) Tiềm năng và lợi thế của địa phương được phát huy và khai thác có hiệu quả, đặc biệt là du lịch - dịch vụ đã có bước phát triển khá nhanh và bền vững, là động lực thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế khác cùng phát triển. a) Nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp nhỏ không quá 200 ha, ngành sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế của huyện (trên toàn huyện chỉ chiếm 1,5% tổng giá trị sản xuất và 2,3% GDP huyện). Sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả tươi và chăn nuôi gia súc gia cầm các loại. Các mô hình canh tác vườn đồi và chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả tương đối cao, tập trung vào các loài cây, con có sản lượng và giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhất là phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Trồng trọt: Những năm qua giá trị sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn luôn tăng với mức tăng trưởng trung bình. Từ năm 2001- đến nay, sản lượng trồng trọt tăng 4,7%/năm. Cây lúa có năng suất khá thấp, bình quân toàn khu vực Cát Bà chỉ đạt 3,5 tấn/ha (năm 2011), 6 tháng đầu năm 2014 diện tích gieo cấy lúa Đông Xuân đạt 11,7 ha với sản lượng đạt 62 tấn [7]. Nguyên nhân do hệ thống thuỷ lợi yếu kém 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan