Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của mô hình cà phê thương mại công bằng tại xã...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của mô hình cà phê thương mại công bằng tại xã thuận an, huyện đăk mil, tỉnh đăk nông.

.PDF
78
461
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH LÊ CHÍ HIẾU NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH CÀ PHÊ THƢƠNG MẠI CÔNG BẰNG TẠI XÃ THUẬN AN, HUYỆN ĐĂK MIL, TỈNH ĐĂK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG HÀ NỘI – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH LÊ CHÍ HIẾU NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH CÀ PHÊ THƢƠNG MẠI CÔNG BẰNG TẠI XÃ THUẬN AN, HUYỆN ĐĂK MIL, TỈNH ĐĂK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thế Anh HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện, không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Lê Chí Hiếu i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc luận văn này, trong thời gian qua tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trƣờng. Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo Khoa các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã truyền đạt cho tôi những kiến thức nền tảng và phƣơng pháp khoa học trong nghiên cứu và trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS. Đào Thế Anh, Phó Viện trƣởng Viện Cây lƣơng thực và Cây thực phẩm – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ, ngƣời dân xã Thuận An, Ban quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp Công bằng Thuận An đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại địa bàn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Lê Chí Hiếu ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ...............................................vii PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍNH BỀN VỮNG TRONG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ...................................................................................................................................... 6 1.1. Cơ sở lý thuyết về khoa học bền vững ........................................................ 6 1.1.1. Một số khái niệm về tính bền vững ........................................................ 6 1.1.2. Các loại tính bền vững trong phát triển .................................................... 7 1.1.3. Các giá trị cốt lõi của tính bền vững....................................................... 10 1.2. Phát triển cà phê bền vững......................................................................... 10 1.2.1. Tính bền vững trong sản xuất cà phê ................................................... 10 1.2.2. Quan điểm về phát triển cà phê bền vững .............................................. 13 1.3. Vấn đề tính bền vững đối với cà phê Việt Nam ........................................... 15 1.3.1. Thực trạng sản xuất cà phê tại Việt Nam ............................................... 15 1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ của một số cà phê có chứng nhận bền vững tại Việt Nam..................................................................................................... 21 1.4. Mô hình cà phê Thƣơng mại công bằng ........................................................ 28 1.4.1. Quá trình phát triển và đặc điểm của Thƣơng mại công bằng ............... 28 1.4.2. Nghiên cứu tính bền vững của cà phê TMCB trên thế giới và Việt Nam ................................................................................................................................... 35 1.4.3. Tính bền vững của mô hình cà phê TMCB ............................................ 37 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 38 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................. 38 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Thuận An và HTX Nông nghiệp Công bằng Thuận An ................................................................................................ 38 iii 2.1.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu .............................................................. 40 2.2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 41 2.2.1. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận ........................................................ 41 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 43 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 48 3.1. Đánh giá hiện trạng áp dụng mô hình cà phê TMCB tại xã Thuận An ......... 48 3.1.1. Hiện trạng và tính bền vững về mặt kinh tế ........................................... 48 3.1.2. Hiện trạng và tính bền vững về mặt xã hội ............................................ 51 3.1.3. Hiện trạng và tính bền vững về mặt môi trƣờng .................................... 53 3.2. Đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển bền vững sản xuất cà phê TMCB tại khu vực nghiên cứu. ................................................................................................. 57 3.2.1. Tổ chức, vận hành mô hình sản xuất cà phê TMCB của HTX .............. 57 3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện mô hình sản xuất cà phê TMCB ............................. 57 3.2.3. Xúc tiến việc bán hàng, nâng cao nhận thức sản xuất và tiêu dùng cà phê có chứng nhận ........................................................................................................... 58 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 59 1. Kết luận ............................................................................................................. 59 2. Khuyến nghị ...................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 62 iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Common Code for Coffee Community Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê Fairtrade Labelling Organization Tổ chức dán nhãn Thƣơng mại International công bằng quốc tế HTX Co-operative Hợp tác xã ICO International Coffee Organization Tổ chức cà phê quốc tế ILO International Labour Organization Tổ chức lao động quốc tế Agriculture and Rural Development Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Rainforest Alliance Liên minh Rừng mƣa TMCB Fair Trade Thƣơng mại công bằng WFTO World Fair Trade Organization Tổ chức Thƣơng mại công bằng thế giới 4C FLO NN&PTNN RA v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Công suất các nhà máy chế biến cà phê……………………………….. 19 Bảng 1.2: Danh sách 30 thị trƣờng tiêu biểu nhập khẩu cà phê Việt Nam 2015…………. 19 Bảng 1.3: Danh sách các đơn vị cà phê đạt chứng nhận TMCB của FLO tại Việt Nam…. 27 Bảng 2.1: Đặ điểm nông hộ trồng cà phê TMCB tại Thuận An………………………….. 39 Bảng 2.2: Sự phát triển của HTX Nông nghiệp Công bằng Thuận An (2011-2015)…….. 40 Bảng 3.1: Việc sử dụng thiết bị bảo hộ lao động trong sản xuất cà phê của nông dân tham gia chứng nhận……………………………………………………………………………. vi 51 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Diện tích, sản lƣợng cà phê Việt Nam từ 2005-2014……..………………….. 15 Hình 1.2: Diện tích cà phê theo vùng từ niên vụ 2006/2007 đến niên vụ 2014/2015…… 16 Hình 1.3: Mƣời thị trƣờng xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam…………………… 17 Hình 1.4: Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam………………………… 17 Hình 1.5: Các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới 2015………………………. 18 Hình 1.6: Biến động giá cà phê trong nƣớc giai đoạn 2014 – 2015……………………… 20 Hình 1.7: Mƣời nguyên tắc của tổ chức Thƣơng mại công bằng Thế giới……………….. 29 Hình 2.1: Sơ đồ vị trí địa lý khu vực nghiên cứu………………………………………… 38 Hình 2.2: Cấu trúc kiến thức cho Khoa học bền vững……………………………………. 42 Hình 2.3: Mô hình tác động của TMCB…………………………………………………. 44 Hình 2.4: Khung phân tích nghiên cứu đánh giá tính bền vững của cà phê TMCB…….. 46 Hình 3.1: Năng suất, giá bán và doanh thu của nông hộ trồng cà phê tại Thuận An……. 49 Hình 3.2: Nhận thức của ngƣời dân về hiệu quả kinh tế khi tham gia chứng nhận TMCB 50 Hình 3.3: Đánh giá của nông dân tham gia chứng nhận về mối quan hệ trong cộng đồng. 52 Hình 3.4: Sử dụng phân bón giữa hộ tham gia chứng nhận và hộ đối chứng……………. 53 Hình 3.5: Tỷ lệ nông dân áp dụng các giải pháp tiết kiệm nƣớc tƣới cho cây cà phê…… 54 Hình 3.6: Nhận thức về cải thiện môi trƣờng trong sản xuất cà phê của nông dân tham gia chứng nhận TMCB………………………………………………………………… 56 vii PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết Với sản lƣợng trên 1,6 triệu tấn cà phê nhân/năm, Việt Nam liên tục là nƣớc xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Cà phê đóng góp khoảng 10% GDP nông nghiệp, 5% tổng giá trị xuất khẩu, cung cấp hơn 1 triệu việc làm và tạo 50% sinh kế cho ngƣời dân Tây Nguyên [3]. Là một trong những ngành hàng chiến lƣợc của Việt Nam, cà phê có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trọng đối với đời sống kinh tế của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời nghèo và dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, khu vực có diện tích cà phê lớn nhất cả nƣớc. Ngoài những thành công đã đạt đƣợc, ngành cà phê Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức mà Chiến lƣợc phát triển cà phê bền vững đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nêu. Về sản xuất cà phê thời gian qua, diện tích trồng cà phê ở Việt Nam thiếu kiểm soát nên đang tăng rất nhanh, đạt 620.000 ha trong đó hơn 570.000 ha đang cho thu hoạch. Tổng diện tích cà phê 20 năm tuổi cho năng suất thấp đã lên tới 86.000 ha. Ngoài ra có tới trên 40.000 ha cà phê dƣới 20 tuổi nhƣng có biểu hiện thoái hóa, cho năng suất và chất lƣợng thấp không đáp ứng nhu cầu. Trong 5 đến 10 năm tới diện tích cà phê cần đƣợc tái canh lên tới 140.000 đến 160.000 ha. Bộ NN&PTNT đã ra quyết định Quy hoạch phát triển cà phê giữ diện tích cà phê kinh doanh ở mức 600.000 ha. Năng suất cà phê có xu hƣớng giảm và chênh lệch lớn giữa các vùng [2]. Bên cạnh đó kỹ thuật trồng cà phê thời gian qua bị coi là yếu kém và thiếu bền vững với 90% diện tích áp dụng phƣơng pháp thâm canh truyền thống, thiếu cây che bóng và cây đai rừng, lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, gây ô nhiễm nƣớc mặt, 40% diện tích tƣới quá yêu cầu làm mực nƣớc ngầm suy giảm. Nông dân không tiếp cận đƣợc vốn để đổi mới công nghệ. Điều kiện cơ sở hạ tầng trong vùng sản xuất cà phê chƣa hoàn thiện (giao thông, điện phục vụ sản xuất, hệ thống thủy lợi, sân phơi và kho chứa) Về xã hội, Cà phê là mặt hàng nông sản nhạy cảm với thị trƣờng thế giới trƣớc các biến động về giá cả. Trong quá trình phát triển cà phê đã có những thời gian điểm giá cà phê cao kỷ lục rồi lại xuống thấp không kiểm soát tạo nên sự bất ổn trong quy hoạch cà phê, ngƣời nghèo và dân tộc thiểu số bị loại ra khỏi chuỗi giá trị, khoảng cách giàu nghèo giữa các nông hộ trồng cà phê là dân tộc thiểu số bản địa và dân di cƣ có xu hƣớng tăng. 1 Về thị trƣờng cà phê, lƣợng tiêu dùng nội địa chiếm dƣới 10% sản lƣợng ngành, chế biến nội địa không sử dụng hết công suất đã đầu tƣ. Ngoài công ty Trung Nguyên và công ty Vinacafe, sản phẩm cà phê Việt Nam chƣa có thƣơng hiệu đƣợc chú ý trên thị trƣờng thế giới do quy mô sản xuất nhỏ, năng lực chế biến thấp, thiếu chiến lƣợc và kỹ năng phát triển thị trƣờng. Nhìn chung công tác phát triển thị trƣờng còn yếu trong khi cà phê Việt Nam vẫn còn ở nấc thang giá trị thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, chƣa đáp ứng các yêu cầu về chất lƣợng, chứng nhận thân thiện với môi trƣờng ngày càng cao của thị trƣờng thế giới. Đề án phát triển Ngành cà phê bền vững đến năm 2020 đã đƣa ra các nhiệm vụ cấp thiết nhất để góp phần giải quyết các thách thức nói trên, trong đó có rà soát quy hoạch phát triển cà phê, trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 120.000 ha cà phê; chuyển đổi cơ cấu giống sang giống mới có chất lƣợng cao và tăng tỷ lệ cà phê chè; áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế; tăng cƣờng hệ thống thu mua, chế biến cà phê; xúc tiến thƣơng mại và xuất khẩu. Kèm theo các nhiệm vụ này, nhà nƣớc đã tiếp tục triển khai và ban hành các nhóm chính sách quan trọng về tái canh, phát triển giống, tín dụng, khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất và phát triển hợp tác xã, hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Cũng theo đề án này, hƣớng tới phổ biến quy trình thực hành sản xuất cà phê bền vững cho ngƣời sản xuất, đến năm 2020 khoảng 80% diện tích cà phê đƣợc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (có chứng nhận nhƣ UTZ Certify, 4C, TMCB, Rainforest Aliance và VietGAP…) và 80% sản lƣợng cà phê quả tƣơi đạt tiêu chuẩn TCVN 9728 – 2012. [2] Hiện nay, việc sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận quốc tế đang đƣợc thực hiện rộng khắp ở Tây Nguyên. Các loại hình cà phê chứng nhận phổ biến là 4C, UTZ, Rainforest Aliance, và TMCB. Tại Đăk Lăk, đến nay cà phê có chứng nhận đã chiếm 1/3 diện tích, và đạt tới 58% tổng sản lƣợng cà phê của tỉnh. Tính chung toàn ngành cà phê, niên vụ vừa qua, cà phê có chứng nhận quốc tế đã đạt trên 50% sản lƣợng, sớm hai năm so với mục tiêu mà Bộ NN&PTNT đặt ra. Tuy nhiên sản xuất cà phê có chứng nhận không phải càng nhiều càng tốt, vì thực tế đã bắt đầu xuất hiện những doanh nghiệp khó bán loại cà phê này, không những cần áp dụng quy trình sản xuất chặt chẽ mà hiện nay nhu cầu cho cà phê có chứng nhận tặng chậm hơn so với lƣợng cung cấp. Do đó ngành cà phê Việt Nam cần cân nhắc kỹ lƣỡng trong việc đƣa ra những chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển cà phê có chứng 2 nhận, các ngành, địa phƣơng cũng nhƣ quốc gia cần phải xác định sẽ làm cà phê có chứng nhận ở mức độ nào để duy trì đƣợc tính bền vững. Chƣơng trình chứng nhận cà phê TMCB đƣợc khởi động tại Tây Nguyên vào giữa năm 2008 thông qua một dự án của một số công ty. Các hoạt động chuẩn bị cho chứng nhận bao gồm tổ chức nhóm hộ, tập huấn về chƣơng trình nhãn TMCB, thực hành nông nghiệp tốt. Chứng nhận TMCB đối vởi sản phẩm cà phê còn khá hạn chế ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam có 16 đơn vị đã đƣợc cấp chứng chỉ TMCB, tuy nhiên tổng sản lƣợng cà phê đạt chứng nhận chỉ khoảng hơn 10.000 tấn [9]. Chứng nhận TMCB yêu cầu đảm bảo tính bền vững và công bằng trên ba khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Tuy nhiên việc triển khai chứng nhận TMCB trên cà phê hiện này cũng đang gặp một số khó khăn về phí gia nhập, thị trƣờng và nhận biết của cộng đồng. Phí gia nhập đƣợc đánh giá là khá cao đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ hai là vấ n đề đầu ra cho sản phẩ m . Hiện nay trong tổng số sản lƣợng cà phê sản xuấ t ra m ới chỉ tiêu thụ đƣợc 1/5 sản lƣợng. Thứ ba, chƣ́ng nhận cà phê TMCB chƣa phổ biến ở Việt Nam so với các loại chƣ́g nhận khác nhƣ chƣ́ ng nhận 4C, Rainforest Alliance, UTZ [9]. Mặc dù phong trào sản xuất cà phê đƣợc chứng nhận TMCB tại Tây Nguyên đang có xu hƣớng phát triển nhƣng về mặt nghiên cứu, cho đến nay chƣa có công trình nghiên cứu nào đánh giá toàn diện về tính bền vững của mô hình cà phê TMCB và những tác động đến đời sống ngƣời dân. Để có cái nhìn tổng thể và tình hình thực tế việc áp dụng các tiêu chí tuân thủ của chứng nhận TMCB tại Tây Nguyên nói chung và xã Thuận An nói riêng tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của mô hình cà phê Thương mại công bằng tại xã Thuận An, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông”. Kết quả đề tài hƣớng tới giúp các nhà hoạch định chính sách, nông dân và các tổ chức sản xuất có thêm thông tin hữu ích, làm cơ sở ra quyết định đúng đắn trong sản xuất và kinh doanh cà phê. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Xác định và đánh giá đƣợc các yếu tố cấu thành nên tính bền vững của mô hình cà phê đƣợc chứng nhận Thƣơng mại công bằng, đề xuất đƣợc các giải pháp duy trì và phát triển bền vững mô hình sản xuất cà phê Thƣơng mại công bằng trên địa bàn nghiên cứu. Mục tiêu cụ thể 3 - Ứng dụng lý thuyết về tính bền vững, xác định đƣợc một số yếu tố cấu thành tính bền vững của mô hình cà phê TMCB. - Đánh giá đƣợc thực trạng áp dụng mô hình cà phê TMCB tại xã Thuận An, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông theo một số tiêu chí bền vững - Đề xuất đƣợc một số giải pháp duy trì và phát triển bền vững sản xuất cà phê TMCB tại Thuận An. Dự kiến những đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: - Góp phần hệ thống lại một số tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững, hệ thống hóa các tiêu chí và phƣơng pháp đánh giá tính bền vững trong ngành cà phê, đề xuất xây dựng đƣợc phƣơng pháp và hệ thống tiêu chí đánh giá tính bền vững cho các cơ sở sản xuất cà phê TMCB có tính khả thi với điều kiện của Việt nam. - Góp phần xây dựng cơ sở khoa học về tiêu chí đánh giá tính bền vững của sản xuất cà phê nói chung và mô hình sản xuất cà phê Thƣơng mại công bằng nói riêng. Về mặt thực tiễn: - Lựa chọn và đánh giá đƣợc tính bền vững của mô hình cà phê TMCB tại Thuận An, Đăk Mil, Đăk Nông theo một số tiêu chí bền vững phù hợp với điều kiện thực tế của sản xuất cà phê tại Tây Nguyên - Xác định ƣu điểm, hạn chế của sản xuất cà phê TMCB và đề xuất một số giải pháp để duy trì và phát triển bền vững loại hình cà phê TMCB tại địa bàn nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích và đánh giá. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Tính bền vững của mô hình chứng nhận chất lƣợng cà phê Thƣơng mại Công bằng ở xã Thuận An. - Một số giải pháp nhằm cải thiện tính bền vững của mô hình cà phê thƣơng mại công bằng tại Thuận An. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Khu vực trồng và chế biến, thƣơng mại cà phê của các hộ trong và ngoài mô hình TMCB tại xã Thuận An huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. - Thời gian thu thập thông tin cho nghiên cứu thực hiện từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2016. 4 - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu mô hình quản lý chứng nhận chất lƣợng TMCB tập trung vào đánh giá quy trình sản xuất, sau thu hoạch và kinh doanh tại nông hộ và quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại HTX Các câu hỏi nghiên cứu: - Tính bền vững của mô hình sản xuất cà phê TMCB gồm những yếu tố nào? - Đánh giá tính bền vững của mô hình cà phê TMCB, yếu tố nào bền vững và yếu tố nào chƣa bền vững? - Các giải pháp gì cần thực hiện để duy trì tính bền vững và phát triển bền vững cà phê TMCB tại Thuận An trong tƣơng lai? Giới thiệu về kết cấu luận văn Phần mở đầu: Tính cấp thiết, mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Chƣơng I: Tổng quan về tính bền vững trong phát triển cà phê Chƣơng II: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng III: Kết quả và thảo luận Kết luận và khuyến nghị 5 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍNH BỀN VỮNG TRONG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ 1.1. Cơ sở lý thuyết về khoa học bền vững 1.1.1. Một số khái niệm về tính bền vững Tính bền vững hiện nay đã trở thành một trong những đặc tính đƣợc quan tâm hàng đầu, làm nền tảng cho mục tiêu phát triển bền vững các ngành, các tổ chức, cá nhân hay ở phạm vi quốc gia và toàn cầu. Trong cơ sở lý thuyết của phát triển bền vững, có thể coi tính bền vững là một khái niệm cốt lõi. Nhà nghiên cứu ung thƣ Karl-Henrik Robert, chủ tịch và là ngƣời sáng lập mạng lƣới Natural Step, đã có đóng góp lớn trong việc phát hiện ra phƣơng pháp đánh giá tính bền vững một cách khoa học dựa trên nguyên lý nhiệt động học. Chính định nghĩa phát triển bền vững của uỷ ban Brundtland đã dựa trên kết quả nghiên cứu của ông. Theo ông “Tính bền vững là đặc trƣng cho một quá trình hoặc một trạng thái đƣợc duy trì một cách ổn định lâu dài”. [28] Khái niệm đó không chỉ đƣợc các nhà khoa học sử dụng để lý giải tính liên tục và ổn định của các thuộc tính sinh thái mà còn bao gồm cả các thuộc tính kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, đạo lý, thể chế.... Một trong những thuộc tính đặc biệt quan trọng của tính bền vững là các điều kiện bền vững hệ thống. Căn cứ vào nguyên lý xây dựng nên khái niệm tính bền vững, Karl-Henrik Robert cũng đã đề xuất các điều kiện đảm bảo tính bền vững, mà ông gọi là Khung cấp độ tự nhiên, bao gồm bốn điều kiện hệ thống, đƣợc coi là các nguyên lý khoa học đảm bảo cho một xã hội bền vững: Điều kiện một: Liên quan đến việc khai thác tài nguyên của con ngƣời, đến năng lực đồng hóa của trái đất, nhấn mạnh đến sự cân bằng giữa các dòng sinh quyển và thạch quyển trong trái đất. Vật chất từ thạch quyển không tăng lên một cách hệ thống trong toàn bộ sinh quyển. Việc khai thác mở và năng lƣợng hóa thạch đã thải ra nhiều loại vật chất không phân hủy, trải rộng khắp hệ sinh thái. Trong khi đó các hệ thống trên trái đất lại không đƣợc chuẩn bị để xử lý khối lƣợng vật chất đó, sẽ làm hủy hoại các chức năng và tính đa dạng của hệ thống sinh thái. Vậy nên các dòng vật chất giữa thạch quyển và sinh thái quyển phải đƣợc duy trì cân bằng. Điều kiện hai: Liên quan đến quá trình sản xuất vật chất của con ngƣời, năng lực đồng hóa của tự nhiên, một xã hội chỉ có thể duy trì đƣợc tính bền vững của nó khi 6 mức độ sản xuất và tích lũy các loại vật chất do con ngƣời làm ra không đƣợc phép nhanh hơn quá trình tái tích hợp chúng trở lại với các chu trình của tự nhiên, chỉ nhƣ vậy tự nhiên mới có khả năng đồng hóa đƣợc các loại chất thải. Tự nhiên không hề có khả năng đồng hóa đƣợc các vật chất do con ngƣời sản xuất ngoài phƣơng pháp tự nhiên. Điều kiện ba: Liên quan đến việc con ngƣời can thiệp vào các quá trình tự nhiên, việc con ngƣời, từ cá nhân đến quy mô xã hội, tƣơng tác trực tiếp với sinh quyển nhƣ thế nào. Liên quan đến dịch vụ hệ thống sinh thái với tƣ cách là các điều kiện và các quá trình giúp cho con ngƣời tăng trƣởng, duy trì và đảm bảo cuộc sống của mình. Chúng giúp giữ gìn tính đa dạng sinh học, sản xuất ra các dịch vụ và hàng hóa sinh thái chất lƣợng cao: Hải sản, lâm sản, năng lƣợng…. Điều kiện bốn: Đề cập đến việc sử dụng các nguồn lực một cách công bằng và hiệu quả. Con ngƣời chính là những tác nhân lựa chọn sao cho cấu trúc của cuộc sống có thể cân bằng. Nhấn mạnh việc con ngƣời cần phải chú ý đến việc sử dụng và chia sẻ các nguồn lực hữu hạn của trái đất này. 1.1.2. Các loại tính bền vững trong phát triển Phát triển bền vững đƣợc đề cập rất nhiều trong đƣờng lối, chính sách nhà nƣớc và trong các kế hoạch, chiến lƣợc của các ngành, các địa phƣơng. Tuy nhiên cơ sở lý luận về tính bền vững thì ở Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu. Trong nghiên cứu của tác giả Hà Hữu Nga (2008) về cơ sở lý thuyết cho phát triển bền vững cũng đã đề cập một số phân tích về tính bền vững bao gồm kinh tế, xã hội, môi trƣờng, thể chế… 1.1.2.1. Tính bền vững kinh tế Hoạt động kinh tế cần đem lại lợi ích một cách công bằng và hợp lý cho các bên tham gia: cá nhân, hộ gia đình, công ty, chủ sở hữu, ngƣời sản xuất, phân phối, các bên tham gia trong chuỗi giá trị… đồng thời đem lại lợi ích chung cho cả cộng đồng, vùng và quốc gia, quốc tế; Kinh tế bền vững còn hàm ý một nền tài chính bền vững và minh bạch; các hoạt động kinh tế không đƣợc vƣợt quá ngƣỡng cho phép trong việc tích tụ các vật chất thải loại; giảm thiểu sản xuất các vật liệu tổng hợp mà tự nhiên không thể đồng hóa. Ngoài ra xét ở góc độ kinh tế, tính bền vững kinh tế đòi hỏi các lợi ích kinh tế phải lớn hơn, hoặc tối thiểu phải ngang bằng với các chi phí đã bỏ ra. Tính bền vững kinh tế có vẻ dễ đo đếm hơn nhiều so với tính bền vững về xã hội và sinh thái, vì các yếu tố kinh tế cơ bản có thể đƣợc lƣợng hóa bằng tiền. Tuy nhiên vì có quá nhiều biến số liên quan nên việc dự đoán tính bền vững kinh tế cũng không hề dễ dàng, phụ thuộc vào mối quan hệ cung và cầu, chi phí và lợi ích… Một khía cạnh khác đó là xem xét 7 mức độ bền vững kinh tế chính là cơ sở cho việc trả lƣơng, lƣơng hƣu, các loại phụ cấp, các khoản lợi tức đầu tƣ – trong thực tế đó là cơ sở cho mọi hệ thống phân phối thu nhập xã hội. Vì vậy bất cứ hoạt động phát triển nào không hỗ trợ cho các dòng thu nhập liên tục ở mọi cấp độ mà xã hội có thể chấp nhận thì sẽ không bền vững về phƣơng diện kinh tế. 1.1.2.2. Tính bền vững xã hội Đƣợc hiểu bao gồm việc sản xuất hàng hóa và các dịch vụ đảm bảo cho ngƣời sản xuất có một mức sống khá trở lên và các điều kiện sản xuất phải an toàn cho sức khoẻ, và tính mạng của họ; phải đảm bảo xây dựng đƣợc một xã hội với các cộng đồng, các hộ gia đình, các giới, các cá nhân an lạc, hạnh phúc và đảm bảo cung cấp một cách công bằng cho họ mọi cơ hội cải thiện đời sống vật chất và tinh thần; đảm bảo mọi cơ hội tham gia vào các hoạt động của cộng đồng và xã hội. Tính bền vững xã hội phản ánh mối quan hệ giữa phát triển và các chuẩn mực xã hội hiện thời. Một hoạt động đƣợc coi là bền vững về phƣơng diện xã hội nếu nhƣ nó thích hợp với các chuẩn mực xã hội hoặc nó không vƣợt quá sức chịu đựng của cộng đồng đối với sự biến đổi. Các chuẩn mực xã hội có cơ sở ở niềm tin tôn giáo tín ngƣỡng, các truyền thống, phong tục tập quán; chúng bắt rễ sâu trong các giá trị gắn liền với sức khoẻ và hạnh phúc của mọi ngƣời. Các chuẩn mực cũng có thể hoặc có khi không thể đƣợc luật pháp hoá. Một số chuẩn mực liên quan đến các giá trị phi vật thể chẳng hạn nhƣ các niềm tin ăn sâu trong tâm khảm con ngƣời về đúng sai, hoặc về các giá trị gắn liền với tầm quan trọng của các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống và môi trƣờng. Ngay cho dù chúng là các giá trị phi vật thể gthì những giá trị đó cũng là những nhân tố có tác động rất mạnh mẽ. Tuy nhiên hiện này vấn đề cốt lõi trong việc đánh giá tính bền vững là ở chỗ cho dù nhiều chuẩn mực xã hội có thể thay đổi, nhƣng nhiều chuẩn mực vẫn tồn tại một cách rất dai dẳng. Bất kỳ một đề xuất nào vƣợt khỏi các giới hạn xã hội hiện tồn sẽ dễ dàng thất bại vì những ngƣời có liên quan sẽ không chấp nhận hoặc phản kháng lại. Thực tế đó đặt ra cho chúng ta một vấn đề là làm thế nào vƣợt qua đƣợc các hạn chế xã hội nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy việc xác định các giới hạn xã hội liên quan đến tính bền vững không còn bất cứ một cách lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác chặt chẽ với các nhóm ngƣời, các cộng đồng có liên quan. 1.1.2.3. Tính bền vững về môi trường Đòi hỏi sản xuất và tiêu dùng phải giảm thiểu hoặc xử lý hết các chât thải ra trong quá trình tìm kiếm, khai thác, chế biến, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm; đảm bảo thiết kế và sản xuất hàng hóa một cách hiệu quả với một lƣợng vật chất tối thiểu 8 và sử dụng tối đa sản phẩm không độc hại, có thể tái chế, làm mới và có tính bền vững; đảm bảo tính lâu bền, có thể sửa chữa, nâng cấp, tái chế, tái sử dụng ở giai đoạn sử dụng cuối cùng; phải đảm bảo tạo ra các hệ thống sản xuất thân thiện môi trƣờng. Để môi trƣờng bền vững trong quá trình phát triển cần duy trì và cân bằng các lợi ích. Cần thừa nhận phát triển bền vững không giới hạn ở các hoạt động tăng trƣởng kinh tế hay có tác động đến môi trƣờng, mà đó là một sự pha trộn các hoạt động bao gồm các mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và không đƣợc bỏ qua các mục tiêu môi trƣờng. 1.1.2.4. Tính bền vững về thể chế Thể chế đƣợc hiểu là các cấu trúc và cơ chế của trật tự và sự hợp tác xã hội đƣợc tạo ra để kiểm soát và điều phối các hành vi của các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng trong mỗi xã hội. Các thể chế đƣợc xác định bằng các mục đích xã hội, vƣợt khỏi các ý muốn cá nhân nhằm duy trì một trật tự xã hội ổn định. Về phƣơng diện xã hội học, các nhà nghiên cứu thƣờng sử dụng mô hình năm nhóm thể chế chủ yếu sau: Các thể chế kinh tế; các thể chế chính trị; các thể chế phân tầng xã hội; các thể chế thân tộc, hôn nhân và gia đình; các thể chế văn hóa. Vì vậy tính bền vững của thể chế là cái đảm bảo cho các loại thể chế trong một xã hội có cấu trúc và cơ chế vừa ổn định để tồn tại lâu dài, nhƣng lại vừa linh hoạt để thích ứng với những biến đổi không ngừng của hiện thực nhằm đảm bảo các chức năng điều chỉnh, kiểm soát và hợp tác một cách công bằng và hiệu quả giữa các cá nhân, các nhóm, các tổ chức xã hội. Nhƣ vậy tính bền vững của thể chế cũng chính là tính bền vững của xã hội. 1.1.2.5. Tính bền vững trong phát triển con người Phát triển con ngƣời là vấn đề trung tâm của phát triển bền vững, đã đƣợc đề cập nhiều bằng các tiêu chi phản ánh chỉ số phát triển con ngƣời nhƣ: Nhóm nhỉ tiêu phản ánh mức độ sống đƣợc đo bằng tổng thu nhập quốc dân GNI (Gross National Income) trên đầu ngƣời; Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ giáo dục và trình độ dân trí; Nhóm chỉ tiêu phản ánh tuổi thọ bình quân và việc chăm sóc sức khỏe; Nhóm chỉ tiêu phản ánh về dân số và việc làm; Chỉ số phát triển con ngƣời HDI (Human Development Index). 1.1.2.6. Tính bền vững về văn hóa Theo tác giả Trần Hữu Dũng, phát triển bền vững cũng đòi hỏi một phát triển văn hóa. Một nền văn hóa tốt đẹp là cần thiết vì đời sống chúng ta không thể gọi là “khá hơn” (theo bất cứ định nghĩa nào, miễn là nhất quán và trung thực) nếu văn hóa không khá hơn, hoặc ít nhất cũng là không tệ đi. Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội cho rằng, muốn hiểu văn hoá nhƣ một nhân tố trong đời sống kinh tế, và nhất là muốn đánh giá vai trò của nó trong tiến trình phát triển, thì nên nhìn nó nhƣ một loại vốn -- tƣơng tự nhƣ ba loại vốn thƣờng biết khác. (Đó là: vốn vật thể, nhƣ máy móc, thiết bị; vốn con người, nhƣ kỹ năng, kiến thức; và vốn thiên nhiên, gồm những tài 9 nguyên do thiên nhiên cống hiến và môi trƣờng sinh thái). Có thể phân biệt hai dạng vốn văn hoá: vật thể và phi vật thể. Và phát triển toàn bộ phải bao gồm phát triển văn hóa, và phát triển bền vững phái gồm sự tôn trọng và bảo tồn những “vốn văn hóa”. [4] 1.1.3. Các giá trị cốt lõi của tính bền vững Về quan điểm nhìn nhận tính bền vững ở các lĩnh vực, các khía cạnh xem xét có sự khác nhau tuy nhiên ở góc độ tiếp cận hệ thống và đặt trong bối cảnh biến đổi toàn cầu đang diễn ra mau lẹ thì tính bền vững đƣợc làm rõ ở các khía cạnh nhƣ: - Tính bền vững đƣợc hiểu là giá trị của một hệ thống lợi ích đƣợc duy trì theo thời gian. Hệ thống lợi tích ở đây đƣợc hiểu bao hàm đã hài hòa giữa các lợi ích kinh tế, xã hội…. dành cho các thế hệ hiện tại và tƣơng lai. - Xét theo góc độ sinh thái học, tính bền vững là cần duy trì đƣợc tính đa dạng và khả năng sản xuất của hệ thống. - Sức chống chịu của hệ thống, khả năng kéo dài của quá trình - Duy trì đƣợc các quá trình sản sinh, sản xuất mà không gây suy thoái, nguy hiểm đến hệ thống sinh vật tự nhiên đồng thời thay thế đƣợc nguồn tài nguyên mà con ngƣời sử dụng bởi các nguồn tài nguyên có giá trị tƣơng đƣơng hoặc cao hơn cho cùng hoạt động mà không làm suy thoái, gây nguy hiểm đến các hệ thống sinh vật tự nhiên. Các giá trị cốt lõi của tính bền vững - Công bằng về kinh tế: Tạo đƣợc sinh kế cần thiết; Cơ hội cho mỗi ngƣời tạo ra nền tảng cơ sở vật chất đầy đủ để có cuộc sống nhân bản, sinh sôi và sáng tạo. - Văn hóa, hòa bình: Sự đa dạng về văn hóa, kiến thức truyền thống/bản địa, sáng tạo, tƣ duy toàn cầu, hành động địa phƣơng...; Văn hóa hòa bình thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, xã hội và dân chủ. - Thiên nhiên: Sự đa dạng của tự nhiên, sinh học, tài nguyên thiên nhiên; khả năng chống chịu và điều kiện hỗ trợ các hệ thống xã hội và con ngƣời. - Con người: An ninh, nhân quyền và nhu cầu cơ bản, công bằng xã hội, hệ thống hỗ trợ môi trƣờng sống, sức khỏe con ngƣời, điểm mạnh của ngƣời. 1.2. Phát triển cà phê bền vững 1.2.1. Tính bền vững trong sản xuất cà phê Theo Tổ chức cà phê thế giới (ICO WD Board 30/01/2006) tính bền vững trong ngành cà phê bao gồm những điều kiện sản xuất, chế biến và thƣơng mại cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng sao cho: 10 - Đem lại lợi nhuận kinh tế đủ trang trải chi phí sản xuất và sinh hoạt cũng nhƣ một phần dôi ra cho đầu tƣ phát triển. - Đối xử có trách nhiệm với môi trƣờng để duy trì tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tƣơng lai. - Bảo đảm các điều kiện xã hội và làm việc phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện duy trì sự ổn định của cộng đồng. Từ các quan điểm về phát triển cà phê bền vững, có thể thấy tính bền vững trong sản xuất cà phê là xét đến các yếu tố cốt lõi, cần phải giữ vững để duy trì và phát triển bền vững ngành cà phê. Thách thức đối với phát triển bền vững ngành cà phê liên quan đến tất cả các yêu tố gắn với ba trụ cột của phát triển bền vững: Kinh tế, xã hội và môi trƣờng… nhƣ thị trƣờng, giá cả, quy hoạch, chính sách, sử dụng tài nguyên… Việc đánh giá sự phát triển bền vững có thể đƣợc thực hiện trên quy mô toàn cầu, hoặc từng khu vực, từng quốc gia cho tới từng địa phƣơng cụ thể. Kết quả đánh giá thƣờng cho ra một hoặc một vài chỉ số tổng hợp dựa trên ba mục tiêu chính của phát triển bền vững: Tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng 1.2.1.1. Bền vững về kinh tế Ngành cà phê hiện nay chịu sự chi phối độc quyền của môi trƣờng kinh tế, trong khi đó các yếu tố về xã hội và môi trƣờng không đƣợc xem trọng. Tình trạng cung vƣợt quá cầu trong sản xuất cà phê hiện nay đã dẫn đến tình mặt bằng chung trong giá cà phê giảm mạnh. Mặt khác, giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với những nhà sản xuất, kinh doanh cà phê vì giá cả là yếu tố quyết định đến khả năng thu lợi từ cà phê, do đó giá cả ảnh hƣởng đến việc phát triển hoặc thu hẹp diện tích trồng cà phê. Diện tích cà phê thay đổi lại dẫn đến biến động trong cung cầu, từ đó lại gây ra những biến động về giá. Từ những năm 1980 đến 2002, tình trạng cung vƣợt quá cầu trong sản xuất cà phê đã khiến giá cả của mặt hàng này giảm đến 70%. Theo một tính toán đƣợc thực hiện bởi Ban thƣ ký Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thƣơng mại và Phát triển (UNCTAD), từ năm 1999 đến năm 2002, doanh thu của các nƣớc sản xuất cà phê đã giảm 19 tỷ USD so với năm 1998. Điều đáng lƣu ý là 70% sản lƣợng cà phê đƣợc sản xuất bởi những ngƣời sản xuất với quy mô nhỏ, và khi giá cà phê giảm sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập cũng nhƣ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ. Giá giảm cũng dẫn đến sự suy giảm trong chất lƣợng công việc và khả năng đảm bảo an toàn trong khi canh tác đối với ngƣời nông dân, những ngƣời đại diện cho phần nghèo nhất trong chuỗi cung ứng cà phê. Không chỉ là một trong những yếu tố ảnh 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan