Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường năng lực cho nông dân để phát triển bền ...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường năng lực cho nông dân để phát triển bền vững nông thôn tại huyện đông anh, hà nội

.PDF
101
373
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH NGUYỄN HỒNG HÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC CHO NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG HÀ NỘI – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH NGUYỄN HỒNG HÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC CHO NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG Mã số : Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: TS. Lƣơng Thị Thu Hằng HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường năng lực cho nông dân để phát triển bền vững nông thôn tại huyện Đông Anh, Hà Nội là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lương Thị Thu Hằng. Luận văn không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2017 Tác giả Nguyễn Hồng Hà i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, học viên xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới cô giáo, TS. Lương Thị Thu Hằng, là người hướng dẫn khoa học, dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Học viên xin chân thành cảm ơn đến thầy cô khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội và gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy cô trực tiếp lên lớp giảng dạy chương trình đào cao học Khoa học bền vững. Học viên xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của người dân, chính quyền địa phương tại huyện Đông Anh, Hà Nội, đã cung cấp thông tin, tài liệu giúp tôi hoàn thiện luận văn. Mặc dù, Học viên đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Học viên rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2017 Tác giả Nguyễn Hồng Hà ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt CTNS Chương trình nghị sự CSXH Chính sách xã hội CĐ Cao đẳng ĐH Đại học DFID Cơ quan phát triển quốc tế Anh HDI Chỉ số phát triển con người HTX Hợp tác xã PTBV Phát triển bền vững PTNT Phát triển nông thôn NN & PTNN Nông nghiệp & phát triển nông thôn NLC Năng lực chung NLR Năng lực riêng SWOT Strength – Điểm mạnh, Weakness – Điểm yếu, Opportunity – Cơ hội, Threat – Thách thức). THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân VAC Mô hình Vườn –Ao –Chuồng iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Một số khái niệm về năng lực 10 Bảng 1.2. Mô tả các cấp độ của năng lực 12 Bảng 3.1. Cơ cấu nhân khẩu tại thôn Hội Phụ, Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội 27 2016. Bảng 3.2. Tổng hợp trình độ học vấn làng Hội Phụ, Đông Hội, Đông Anh 29 2016 Bảng 3.3. Một số biểu hiện năng lực tiêu biểu ở người nông dân làng Hội Phụ, 35 Đông Hội, Đông Anh Bảng 3.4. Phân tích SWOT các nhóm năng lực cơ bản của người nông dân 36 làng Hội Phụ, Đông Hội, Đông Anh Bảng 3.5. Ảnh hưởng của năng lực đến phát triển bền vững nông thôn tại làng Hội Phụ, Đông Hội, Đông Anh iv 43 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Trang Hình 1. Khung logic kết quả nghiên cứu thảo luận của đề tài 22 Biểu đồ 3.2. Thống kê học sinh làng Hội Phụ đỗ vào các trường ĐH, CĐ giai 30 đoạn 1994 - 2004 Biểu đồ 3.3. Thống kê học sinh làng Hội Phụ đỗ vào các trường ĐH, CĐ giai đoạn 1994 - 2014 v 30 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan……………………………………………………………….. 1 Lời cảm ơn………………………………………………………………….. 2 Danh mục các chữ viết tắt …………………………………………………. 3 Danh mục các bảng ………………………………………………………… 4 Danh mục các biểu đồ ……………………………………………………… 5 MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 1 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………… 2 3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………….. 2 4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………. 2 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu…………………………………… 3 6. Ý nghĩa của đề tài…………………………………………………… 3 7. Cấu trúc luận văn……………………………………………………. 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 1.1. Tổng quan tài liệu…………………………………………………….. 5 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới………………………………………... 5 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam………………………………………… 7 1.1.3. Nghiên cứu tại khu vực Đông Anh, Hà Nội……………………. 9 1.2. Cơ sở lý thuyết ………………………………………………………... 9 1.2.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực…………………………………….. 9 1.2.1.1. Khung năng lực……………………………………………….. 11 1.2.1.2. Tăng cường năng lực…………………………………………. 12 1.2.2.Cơ sở lý thuyết phát triển bền vững và phát triển nông thôn bền vững 13 1.2.2.1. Phát triển bền vững…………………………………………… 22 1.2.2.2. Cơ sở lý thuyết phát triển nông thôn bền vững……………… 13 1.2.2.3. Nguyên tắc của phát triển nông thôn bền vững…………….. 15 1.2.2.4. Các phương diện của phát triển nông thôn bền vững……….. 16 Chƣơng 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 18 2.1. Cách tiếp cận………………………………………………………….. 18 2.1.1. Cách tiếp cận liên ngành……………………………………….. vi 18 2.1.2. Tiếp cận theo khung sinh kế bền vững………………………….. 18 2.1.3. Tiếp cận dựa vào cộng đồng nông dân và sự kết hợp Từ trên 19 xuống với Từ dưới lên……………………………………………………… 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………….. 19 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………….. 19 2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sẵn có……………………………. 19 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa……………………………….. 20 2.2.4. Công cụ thu thập thông tin định tính và định lượng…………….. 20 2.3.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu……………………………. 21 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……………… 23 3.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên thôn Hội Phụ, Đông Hội, ĐôngAnh.. 23 3.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên…………………….. 23 3.1.2. Cảnh quan và không gian……………………………………….. 24 3.2. Hiện trạng phát triển nông thôn ở làng Hội Phụ, xã Đông Hội, 25 Đông Anh trên khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trƣờng, văn hóa………... 3.2.1. Đặc điểm kinh tế nông thôn ở thôn Hội Phụ…………………….. 25 3.2.2. Đặc điểm xã hội nông thôn ở thôn Hội Phụ……………………… 27 3.2.3. Đặc điểm Văn hóa nông thôn ở làng Hội Phụ…………………… 30 3.2.4. Đặc điểm môi trường nông thôn ở thôn Hội Phụ………………… 33 3.3. Năng lực và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực của nông dân 35 nông thôn làng Hội Phụ, Đông Anh……………………………………… 3.3.1. Nhận diện các nhóm năng lực của nông dân làng Hội Phụ…….. 35 3.3.2. Kết quả phân tích SWOT các nhóm năng lực người nông dân 36 nông thôn ở làng Hội Phụ, Đông Anh, Hà Nội…………………………….. 3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của các nhóm năng lực của người nông 43 dân đến quá trình phát triển bền vững nông thôn ở làng Hội Phụ, Đông Anh, Hà Nội………………………………………………………………… 3.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực phát triển bền vững nông 51 thôn ở người nông dân làng Hội Phụ, Đông Anh, Hà Nội…………………. 3.4. Một số giải pháp cơ bản tăng cƣờng năng lực cho ngƣời nông dân để phát triển bền vững nông thôn huyện Đông Anh (trƣờng hợp làng Hội Phụ)……………………………………………………………………. vii 55 3.4.1. Tính cấp thiết của việc nâng cao năng lực cho nông dân tại khu 55 vực nông thôn trên địa bàn huyện Đông Anh, trường hợp làng Hội Phụ….. 3.4.2. Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức các mục tiêu phát 57 triển bền vững nông thôn cho người nông dân……………………………... 3.4.3. Giải pháp đào tạo nghề chuyển đổi sinh kế, gắn với chuyển dịch 58 cơ cấu kinh tế, dịch vụ nông thôn cho nông dân…………………………… 3.4.4. Giải pháp nâng cao năng lực cho nông dân trên phương diện tài 60 chính………………………………………………………………………… 3.4.5. Giải pháp nâng cao năng lực cho nông dân trên phương diện tiếp 61 cận thị trường nông thôn……………………………………………………. 3.4.6. Giải pháp xây dựng các thể chế xã hội nông thôn dựa vào cộng 62 đồng, hợp tác xã và các tổ chức nghề nghiệp của nông dân........................ 3.4.7. Đẩy mạnh xây dựng lối sống văn hóa cho người nông dân khu 63 vực nông thôn………………………………………………………………. 3.4.8. Giải pháp tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường cho nông dân 64 tại khu vực nông thôn………………………………………………………. Thảo luận…………………………………………………………………... 65 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………………………... 68 1.Kết luận…………………………………………………………………... 68 2.Khuyến nghị……………………………………………………………... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… 72 PHỤ LỤC………………………………………………………………….. 75 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năng lực và phát triển năng lực đang là vấn đề được các ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục và đào tạo, xã hội, môi trường. Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân thì việc nghiên cứu năng lực và giải pháp tăng cường năng lực cho nông dân, đặc biệt là năng lực của người nông dân tại các khu vực ven đô, ngoại thành là vấn đề khoa học có tính cấp thiết, tính thực tiễn cao cần được quan tâm nghiên cứu. Đông Anh là huyện ven đô thành phố Hà Nội đang chịu nhiều ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng của huyện Đông Anh, ngoài 01 thị trấn Đông Anh, 23 xã còn lại có cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa trên nền tảng sản xuất nông nghiệp. Tận dụng lợi thế về đất đai, vị trí ven đô gần Hà Nội với nhu cầu tiêu thụ nông sản lớn, các xã trên địa bàn huyện Đông Anh đã và đang tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, dịch vụ nông nghiệp và nông thôn. Đến thời điểm hiện nay, huyện Đông Anh đã xây dựng nhiều vùng sản xuất hàng hóa. Cụ thể như vùng lúa hàng hóa 628ha, tập trung tại các xã Xuân Nộn, Thụy Lâm, Dục Tú, Liên Hà; vùng rau an toàn 787ha tập trung tại các xã Vân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng, Bắc Hồng; vùng trồng hoa, cây cảnh hơn 500ha tại các xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Tàm Xá, Vĩnh Ngọc (UBND huyện Đông Anh, 2016). Diện mạo nông thôn tại các xã trên địa bàn huyện Đông Anh đang biến đổi nhanh theo xu hướng tốt hơn. Hiện nay, khu vực nông thôn huyện Đông Anh đứng trước nhiều thách thức trong quá trình phát triển, các thách thức đó bao gồm: quá trình thu hẹp diện tích đất nông nghiệp để dành cho phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu đô thị, xây dựng khu nhà ở, khu công nghiệp; Người nông dân đang có xu hướng “chán ruộng”, không mặn mà với đồng ruộng, bỏ đất, thiếu lao động làm nông nghiệp. Kết cấu kinh tế, xã hội, văn hóa và lối sống nông dân đang biến đổi. Sản xuất nông nghiệp khu vực nông thôn ven đô vốn là điểm mạnh và lợi thế của huyện Đông Anh, tuy nhiên điểm mạnh này đang trong quá trình biến đổi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, thách thức liên quan vấn đề ô nhiễm môi trường, đất, nước, không khí, tiếng ồn, khói bụi đang trở nên cấp bách đối 1 với các khu vực nông thôn ven đô. Những vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững nông thôn trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Năng lực người nông dân Việt Nam nói chung, và khu vực huyện Đông Anh, Hà Nội nhìn chung còn gặp nhiều hạn chế như: người nông dân nói chung và năng lực của họ chịu nhiều thách thức do các nhân tố chủ quan, khách quan như: nhận thức, hiểu biết còn hạn chế, trình độ tương đối thấp; thiếu nguồn lực cần thiết cũng như các nhân tố hỗ trợ cần thiết phát huy năng lực trong phát triển kinh tế gia đình, địa phương. Vì các lý do trên, trong khuôn khổ của một đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khoa học bền vững, tôi chọn đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường năng lực cho nông dân để phát triển bền vững nông thôn tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Trong đề tài này, học viên sử dụng lý thuyết phát triển bền vững, cách tiếp cận phát triển theo vùng và tiếp cận từ dưới lên, coi cộng đồng cư dân nông thôn là chủ thể trong tiến trình phát triển. Đề tài xây dựng khung phân tích định hướng cách tiếp cận, nội dung, phương thức và nguồn lực cho tăng cường năng lực cho người nông dân để phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam qua trường hợp của huyện Đông Anh, Hà Nội. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhận diện và phân tích được thực trạng phát triển kinh tế, xã hội khu vực nông thôn huyện Đông Anh trong bối cảnh hiện nay. - Đánh giá được hiện trạng năng lực của người nông dân khu vực nông thôn huyện Đông Anh. - Xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực người nông dân trong phát triển bền vững nông thôn huyện Đông Anh. - Đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường năng lực cho nông dân nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường năng lực cho nông dân để phát triển bền vững nông thôn tại huyện Đông Anh, Hà Nội. 4.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn khu vực nông thôn huyện Đông Anh 2 - Phạm vi thời gian: Khu vực nông thôn Đông Anh trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2016. - Phạm vi nội dung nghiên cứu : - Lý thuyết phát triển nông thôn bền vững - Năng lực và tăng cường năng lực cho người nông dân khu vực nông thôn - Thực trạng kinh tế, xã hội khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Đông Anh - Nhận diện thách thức ảnh hưởng năng lực người nông dân khu vực nông thôn huyện Đông Anh, Hà Nội. - Giải pháp tăng cường năng lực cho người nông dân khu vực nông thôn Đông Anh đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thôn mới. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực của người nông dân trong quá trình phát triển kinh tế, môi trường, văn hóa, xã hội tại khu vực nông thôn huyện Đông Anh ? Cần có giải pháp như thế nào để tăng cường năng lực cho người nông dân đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững nông thôn trên địa bàn huyện Đông Anh ? Giả thuyết nghiên cứu Từ việc xác định được các nhóm năng lực cơ bản của người nông dân, đề tài sẽ đánh giá vai trò chủ thể của họ trong phát triển bền vững nông thôn. Giả thuyết được đưa ra là để đáp ứngđược mục tiêu phát triển bền vững nông thôn trên địa bàn huyện Đông Anh, người nông dân cần được tăng cường năng lực phù hợp với bối cảnh mới, trong điều kiện đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn. 6. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Bổ sung bằng chứng về cách tiếp cận và khung lý thuyết về năng lực và phát triển bền vững, góp phần làm rõ hơn một số khía cạnh về năng lực của người nông dân trong quá trình phát triển bền vững nông thôn. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài góp phần cung cấp bằng chứng khoa học cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý đưa ra các chính sách hỗ trợ giúp người nông dân phát huy và tăng cường năng lực được thể hiện là vai trò chủ thể trong phát triển bền vững nông thôn khu vực ngoại thành Hà Nội. 7. Cấu trúc luận văn Luận văn cấu trúc gồm các phần chính sau: 3 Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Đối tượng nghiên cứu; Phạm vi nghiên cứu; Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu;Ý nghĩa của đề tài. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận và khuyến nghị 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu khái niệm năng lực và tăng cương năng lực:Khái niệm năng lực xuất hiện năm 1973 trong bài thuyết trình của David C. McClelland về “kiểm tra năng lực hơn là sự thông minh”. David C. Mc Clelland cho rằng cách thức kiểm tra truyền thống dựa trên thái độ và sự thông minh (aptitude and intelligence tests) là chưa đủ mà cần kiểm tra năng lực (testing for competence rather than for intelligence). Tác giả đã chỉ ra sự cần thiết tích hợp thái độ và các thuộc tính cá nhân vào năng lực và có thể nhận diện năng lực của một hoạt động (task) bằng cách quan sát người thực thi hoạt động đó tốt nhất. Một số năng lực như sự nhạy cảm, tư duy tích cực với sự giao thoa văn hóa hay kỹ năng quản lý tạo ra sự khác biệt giữa những người hoàn thành tốt công việc và phần còn lại (Dubois, 1993). Từ đó, năng lực được tiếp cận trên cơ sở tổng hợp các yếu tố cần thiết để hoàn thành một công việc được giao [13]. Năm 1992, Boam và Sparrow định nghĩa năng lực là “một tập hợp các biểu hiện hành vi gắn với một vị trí công việc để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của vị trí đó ở mức độ thành thạo” [18]. Spencer (1993) định nghĩa năng lực là khả năng một cá nhân thực thi được những yêu cầu kỹ năng bắt buộc đối với một công việc cụ thể. Các nhóm tác giả nêu trên có cùng chung quan điểm nhấn mạnh vào những đặc tính của cá nhân thể hiện khi hoàn thành một công việc với sự vượt trội về kết quả hoặc hiệu quả và phân chia các đặc điểm đó ra năm loại gồm động cơ, tính cách, nhận thức, kiến thức và kỹ năng [19]. Lucia và Lepsinger (1999), định nghĩa năng lực là công cụ nhận diện các kỹ năng, kiến thức, thái độ và đặc tính cá nhân cần có để thực thi hiệu quả một vai trò trong tổ chức, qua đó giúp tổ chức đạt được mục tiêu chiến lược đề ra [25]. Dubois và Rothwell (2004), định nghĩa năng lực với nhiều đặc điểm hơn, bao gồm kiến thức, kỹ năng, hình ảnh cá nhân, tính cách, tư duy hành động, nhận thức xã hội, cảm quan về thế giới xung quanh. Cũng theo Dubois và Rothwell (2004), năng lực cần được quan sát, mô tả và xác minh để có thể đo lường. Năng lực có liên hệ tương quan với hiệu quả công việc, do đó có thể được đo lường, đánh giá, tích lũy và cải tiến khi cá nhân được trao cơ hội học tập và phát triển (Kormanik, Lehner và Winnick, 2009). Như vậy, có nhiều cách tiếp cận năng lực khác nhau. Tuy nhiên, trong cuốn 5 sách này, nhóm tác giả sử dụng định nghĩa của Parry (1996) vì tính cụ thể, chi tiết hơn cả [21]. McLean (2006) định nghĩa năng lực được hiểu vắn tắt gồm kiến thức, kinh nghiệm và thái độ và được minh họa bằng KSAs (Knowledge, Skills, Attitudes) [13]. Theo Parry, năng lực là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ liên quan với nhau có thể ảnh hưởng lớn tới khả năng hoàn thành công việc hay hiệu suất của một cá nhân, có thể được đo lường thông qua các chuẩn mà cộng đồng chấp nhận và có thể được cải tiến thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng [13]. Nghiên cứu khung lý thuyết phát triển nông thôn bền vững:Sau khi tổng kết nhiều mô hình và để phát triển toàn diện hơn, năm 1991 khái niệm „Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Bền vững‟ (SARD) được đưa ra ở hội nghị của FAO về Nông nghiệp và Môi trường, tổ chức ở Hertogenbosch, tập trung vào những vấn đề bền vững trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Vấn đề quan trọng là khái niệm SARD được nhận thức và khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất Rio (UNCED) năm 1992, chương 14 của Agenda 21, với những chương trình hành động đặc biệt thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Đến hội nghị thượng đỉnh về PTBV năm 2002 tại Johannesburg đã khẳng định lại Chương 14 vẫn giữ nguyên chương trình hoạt động và đã đổi mới cam kết quốc tế để đạt được mục tiêu PTBV. Khái niệm phát triển nông thôn đã thay đổi rất nhiều theo thời gian (Ellis & Biggs, 2001; Nimal, 2008). Từ thập niên 50 đến 70, phát triển nông thôn đồng nghĩa với phát triển nông nghiệp. Từ 1980, World Bank định nghĩa phát triển nông thôn là một chiến lược được hoạch định để cải thiện đời sống kinh tế xã hội của người nghèo ở nông thôn. Lakshmanan (1982) cho rằng phát triển nông thôn phải nhằm cải thiện mức sống của đa số người nghèo ở nông thôn, làm cho họ có khả năng tự phát triển và cần có sự huy động và phân bổ các nguồn lực và sự phân phối công bằng đầu ra trongmột khuôn khổ chính sách phù hợp ở các mức độ quốc gia và vùng, bao gồm cả việc nâng cấp thể chế và kỹ năng. Suốt thập niên 1980, cách tiếp cận theo quan điểm tự do hóa thị trường làm lu mời trò của nhà nước trong phát triển nông thôn nhưng sau đó đã được chú trọng thích đáng. Nhà nước có vai trò thúc đẩy phát triển các thể chế, cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công như R&D cho nông nghiệp, giáo dục cơ bản và cung 6 cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, thông tin, liên lạc, hỗ trợ hình thành tổ chức nông dân, cung cấp dịch vụ khuyến nông, và trợ cấp tín dụng, vật tư đầu vào [24]. Tiếp cận phát triển nông thôn cũng thay đổi từ phương thức trên xuống (topdown) đến hướng tiếp cận từ dưới lên (bottom-up). Cách tiếp cận này cho rằng phát triển nông thôn là một quá trình có sự tham gia, nhấn mạnh giao quyền cho cư dân nông thôn để họ có thể kiểm soát tiến trình phát triển theo những ưu tiên mà họ lựa chọn. Từ thập niên 2000 cho tới nay, phát triển nông thôn lại gắn với mục tiêu giảm nghèo của các quốc gia dựa trên tiếp cận lý thuyết sinh kế bền vững (Ellis & Biggs, 2001) [22]. Giảm nghèo trở thành vấn đề trung tâm của phát triển nông thôn, và các chính phủ hiện nay đang có xu hướng chuyển từ tiếp cận nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiều. 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu khái niệm năng lực và tăng cường năng lực; Khái niệm năng lực và khung năng lực được nhiều nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau từ sách chuyên khảo, đề tài, dự án, bài báo khoa học, luận án, luận văn.Trong cuốn sách Khung năng lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công, tác giả Lê Quân (ch.b.), Hồ Như Hải, Tạ Huy Hùng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016 Nhóm tác giả phân tích, tình bày những vấn đề về khung năng lực; tìm hiểu mức độ chuẩn khung năng lực, quản lý và giải pháp ứng dụng khung năng lực vào phát triển [13]. Trong cuốn sách: Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường : Một số vấn đề lý luận và thực tiễn , nhóm tác giả Trần Quốc Toản, Trần Thục, Nguyễn Thế Chinh, Nxb Chính trị quốc gia 2013. Trong đó, gồm nhiều bài viết nghiên cứu về thể chế, chính sách, thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường ở Việt Nam hiện nay [15]. Kỷ yếu khoa học thành tựu 20 năm - Nâng cao năng lực nông dân về xã hội hoá công tác giống lúa ở đồng bằng sông Cửu Long do nhóm tác giả: Huỳnh Quang Tín, Nguyễn Hồng Cúc, Phạm Ngọc Nhàn, Huỳnh Quang Tín (ch.b.), Đại học Cần Thơ thực hiện. Kỷ yếu tập hợp và giới thiệu các bài viết, bài nghiên cứu cùng kết quả đạt được trong Dự án Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học cộng đồng (CBDC) và nâng cao năng lực nông dân trong nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông (FARES) nhằm 7 nâng cao năng lực cộng đồng và phát huy tính năng động, đóng góp của nông dân trong nghiên cứu lai, chọn giống lúa, phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long [4]. Cuốn sách Cẩm nang nâng cao năng lực cộng đồng về phát triển sản xuất nông nghiệp của nhóm tác giả Hoàng Khánh (ch.b.), Trần Văn Hùng, Lê Kim Hoàng, Trần Đình Thông, Nxb Đại học Huế, 2014. Nội dung Cẩm nang đề cập đến các vấn đề liên quan: tổng quan về mục tiêu, nội dung, phương pháp nâng cao năng lực cộng đồng về phát triển sản xuất nông nghiệp; các khái niệm cơ bản, quy trình, vai trò và những nội dung, những thành tựu nổi bật trong nâng cao năng lực cộng đồng [11]. Cuốn sách: Nâng cao năng lực cộng đồng : Tài liệu huấn luyện về triển khai và thực hiện một dự án cho cộng đồng / Stanley Gajanayake, Jaya Gajanayke ; Dịch thuật: Phạm Đình Thái, Hồ chí Minh, Nxb Trẻ, 1997. Trọng tâm của tài liệu đề cập đến phương pháp phát triển cộng đồng. Hướng dẫn huấn luyện. Lên kế hoạch: hiểu biết cộng đồng; đánh giá nhu cầu. Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Thực hiện dự án. Lượng giá dự án. Tổng kết khoá huấn luyện [14]. Nghiên cứu lý thuyết phát triển nông thôn bền vững: Cuốn sách chuyên khảo: Phát triển nông thôn bền vững: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới / Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Song Tùng, Nxb Khoa học xã hội, 2008. Đây là tài liệu tổng hợp những vấn đề lí luận, những khung khổ lí thuyết làm cơ sở để phát triển nông thôn bền vững. Giới thiệu một số kinh nghiệm quốc tế trong việc ứng dụng các phương pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn [13]. Cuốn sách Phát triển nông thôn bền vững cho Việt Nam: Nhìn từ lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế / Trần Tiến Khai. - Tp. Hồ Chí Minh: Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2015. Nội dung cuốn sách tìm hiểu hệ thống cơ sở lí thuyết, và kinh nghiệm thực tiễn phát triển nông thôn trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng được cho bối cảnh phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và chính sách xây dựng nông thôn mới nói riêng [10]. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển nông thôn bền vững: Tập bài giảng lớp bồi dưỡng kiến thức của VNRP, Nxb Nông nghiệp, 2003. Cuốn sách nêu cơ sở lý thuyết, phương pháp tiến hành nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững. Một số vấn 8 đề thực tiễn phát triển bền vững nông thôn Việt Nam. Xây dựng đề cương chương trình Việt Nam-Hà Lan (VNRP) [3]. 1.1.3. Nghiên cứu tại khu vực Đông Anh, Hà Nội Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp khu vực Đông Anh – Hà Nội : LATS Kỹ thuật: 62.52.05.03 / Trịnh Thị Hoài Thu. H., 2015. Luận án tổng quan nghiên cứu đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu sử dụng đát nông nghiệp. Phương pháp phân loại mở tiếp cận đối tượng chiết tách thông tin sử dụng đất khu vực Đông Anh, Hà Nội. Đánh giá tác động của đô thị hoá đến biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp khu vực trên [16]. Đánh giá và định hướng sử dụng tài nguyên đất, nước phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Đông Anh Hà Nội : LATS Nông nghiệp: 4.01.07 / Nguyễn Quang Học. - H., 2001. Luận án Đánh giá đặc điểm các nguồn đất và nước trong quan hệ với môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội và sản xuất nông nghiệp. Các hướng khai thác và sử dụng tài nguyên đó trong phát triển nông nghiệp, các hệ thống sử dụng đất và các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng tới khai thác, sử dụng tài nguyên đó ở Đông Anh [9]. Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Ngô Thị Dung. Tác giải luận văn tổng quan nghiên cứu các vấn đề liên quan thực trạng việc làm và giải quyết việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Đông Anh, Hà Nội [6]. Tóm lại: Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới, Việt Nam, khu vực Đông Anh Hà Nội, cho thấy vấn đề lý thuyết về khung năng năng lực liên quan nông dân, nông thôn đã ít nhiều đề cập đến. Tác giả đề tài luận văn trên cơ sở các nghiên cứu đã có, kế thừa công trình đi trước có liên quan đến nội dung đề tài để sử dụng làm căn cứ áp dụng cho việc thực hiện đề tài luận văn. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Cơ sở lý thuyết về Năng lực Đến nay đã có nhiều định nghĩa/khái niệm đưa ra định nghĩa về năng lực, được các học giả đưa ra, dưới đây là bản tổng hợp các định nghĩa/khái niệm năng lực. 9 Bảng 1.1. Một số khái niệm về năng lực Stt Tác giả, năm Định nghĩa Năng lực là khả năng có thể đo lường được của người 1 Marrelli, 1998 lao động để đáp ứng được yêu cầu của công việc hiệu quả Năng lực hiểu là kiến thức, kỹ năng, thái độ nhận thức Dubois, 1998 2 một cách đơn lẻ hoặc kết hợp của người lao động nhằm thực hiện yêu cầu công việc một cách hiệu quả. Năng lực là khả năng nội tại (bên trong) của người lao 3 4 Boyatzis, 1982 động nhằm giúp họ thực hiện hiệu quả công việc đang Selby, Roos, đảm Năngnhận. lực của người lao động là bất cứ khả năng nào của và Wright, 2000 họ Năng lực được xem như là các tiêu chuẩn thực hiện công Hevey, 1997 5 việc, khả năng để thực hiện được vai trò, nhiệm vụ của người lao động theo yêu cầu công việc họ được đảm nhiệm. Năng lực được xem là những kiến thức, kỹ năng, phẩm Forgues-Savage chất và hành vi của nhân viên được thể hiện trong công 6 và Wong, 2010 việc Năng lực là khả năng huy động các nguồn lực đa dạng để 7 Perrenaud, 2000 có thể đáp ứng yêu cầu trong những tình huống cụ thể. Nguồn: Lê Quân, Hồ Như Hải, Tạ Huy Hùng (2016), Khung năng lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [13]. Như vậy, từ các định nghĩa được nêu ở bảng trên cho thấy: năng lực được định nghĩa là tập hợp của kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của một cá nhân được thể hiện thông qua những hành vi cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc mà cá nhân đó đảm nhiệm, phụ trách. Năng lực được xem như một yêu cầu quan trọng và thiết yếu để một cá nhân đảm nhận công việc nhất định có thể thực hiện được công việc của họ. Trong đề tài này, tác giả hiểu và sử dụng khái niệm: Hiểu một cách 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan