Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế x...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại huyện thanh sơn tỉnh phú thọ

.PDF
133
47
85

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG PHAN ANH GIÁP Hà Nội - Năm 2017 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ PHAN ANH GIÁP CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 60440301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THU HUYỀN HÀ NỘI, NĂM 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính:TS. Nguyễn Thu Huyền Cán bộ chấm phản biện 1:.................................................................. Cán bộ chấm phản biện 2:.................................................................. Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày ... tháng ... năm 20.. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được thược hiện bởi chính chính học viên trong khoảng thời gian học tập và nghiên cứu theo quy định. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn đều đảm bảo tính trung thực, khoa học và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Mọi số liệu kế thừa trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng năm 2018 Học viên Phan Anh Giáp ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng gừi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Môi trường, các thầy cô giáo Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thu Huyền. Nhờ có sự giúp đỡ, hưỡng dẫn của cô trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn mà tôi có thể hoàn thiện được luận văn của mình. Bên cạnh đó, cô còn động viên, hỗ trợ, giải đáp mọi vướng mắc tôi gặp phải trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiêp. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, tháng năm 2018 Học viên Phan Anh Giáp . iii MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ viii DANH MỤC HÌNH VẼ..................................................................................................... xi MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ ........................................................................ 3 1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên .......................................................................................... 3 1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 3 1.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn............................................................................. 4 1.1.3. Đặc điểm địa hình .............................................................................................. 6 1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................................ 7 1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................................ 7 1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ............................................................ 7 1.3. Tình hình nghiên cứu quản lý, xử lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam...... 9 1.3.1. Tình hình trên thế giới ........................................................................................ 9 1.3.2. Tình hình tại Việt Nam ..................................................................................... 10 1.4. Hiện trạng thu gom chất thải rắn tại huyện Thanh Sơn ...................................... 12 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 14 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 14 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 14 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 14 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 14 iv 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 14 2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát ........................................................................ 15 2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................................... 16 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................... 17 3.1. Một số kết quả điểu tra khảo sát ............................................................................ 17 3.1.1. Khối lượng và thành phần chất thải rắn tại các hộ gia đình ........................... 17 3.1.2. Đánh giá nhận thức và ý thức người dân về quản lý CTR và công tác phân loại tại nguồn ..................................................................................................................... 18 3.2. Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2025 .................................. 20 3.2.1. Dự báo khối lượng rác phát sinh của KV1 và KV2 .......................................... 20 3.2.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của KV1 và KV2 ................................ 20 3.2.1.2. Chất thải rắn Y tế (CTRYT) ..................................................................... 21 3.2.1.3. Chất thải rắn trường học, cơ quan công sở (CTRTH/CS) ......................... 22 3.2.1.4. Chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ (CTRTM) ............ 22 3.2.1.6. Chất thải rắn chợ (CTR-C), Rác đường phố (CTR-Đ) .............................. 24 3.2.2. Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh khu vực 3 (KV3) ........................... 26 3.2.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) .............................................................. 26 3.2.2.2. Chất thải rắn trường học, cơ quan công sở (CTRTH/CS) ......................... 26 3.2.2.3. Chất thải rắn bệnh viện (CTRBV) ............................................................. 27 3.2.2.4. Chất thải rắn từ xí nghiệp giày da Thanh Sơn (CTRCN) .......................... 27 3.2.3. Tổng lượng CTR phát sinh và CTR thu gom .................................................... 29 3.3. Đề xuất phương án thu gom .................................................................................. 30 3.3.1. Nguyên tắc vạch tuyến thu gom ........................................................................ 30 3.3.2. Phương án thu gom 1 ....................................................................................... 30 v 3.3.3. Phương án thu gom 2 ....................................................................................... 31 3.4. Tính toán phương án thu gom ............................................................................... 32 3.4.1. Phương án thu gom 1 ....................................................................................... 32 3.4.1.1. Thu gom sơ cấp ......................................................................................... 32 3.4.1.2. Thu gom thứ cấp ........................................................................................ 34 3.4.2. Phương án thu gom 2 ....................................................................................... 39 3.4.2.1. Thu gom sơ cấp ......................................................................................... 39 3.4.2.2. Thu gom thứ cấp ........................................................................................ 41 3.5. Đề xuất phương án xử lý........................................................................................ 48 3.5.1. Đề xuất phương án xử lý CTR 1 ....................................................................... 48 3.5.2. Đề xuất phương án xử lý CTR 2 ....................................................................... 49 3.6. Tính toán thiết kế phương án xử lý ....................................................................... 50 3.6.1. Tính toán thiết kế phương án xử lý CTR 1 ....................................................... 50 3.6.1.1. Tính toán khu tiếp nhận rác ban đầu ......................................................... 50 3.6.1.2. Tính toán khu phân loại rác ....................................................................... 50 3.6.1.3. Tính toán khu chứa chất thải tái chế .......................................................... 52 3.6.1.4. Tính toán khu chế biến phân compost ....................................................... 53 3.6.1.5. Tính toán khu chôn lấp rác thải hợp vệ sinh ............................................. 61 3.6.2. Tính toán thiết kế phương án xử lý CTR 2 ....................................................... 73 3.6.2.1. Khu tiếp nhận rác....................................................................................... 73 3.6.2.2. Tính toán khu phân loại rác ....................................................................... 73 3.6.2.3. Tính toán kho chứa chất thải tái chế .......................................................... 74 3.6.2.4. Tính toán khu chế biến phân compost ....................................................... 74 3.6.2.5. Tính toán lò đốt chất thải ........................................................................... 75 vi 3.7. Khái toán kinh tế .................................................................................................... 75 3.7.1. Khái toán kinh tế phương án thu gom 1 ........................................................... 75 3.7.2. Khái toán kinh tế khu xử lý ủ phân compost (PA1) .......................................... 77 3.7.3. Khái toán kinh tế cho hệ thống bãi chôn lấp chất thải rắn (PA1) ................... 78 3.7.4. Khái toán kinh tế phần mạng lưới thoát nước rác (PA1) ................................. 80 3.7.5. Khái toán kinh tế phương án thu gom 2 ........................................................... 82 3.7.6. Khái toán kinh tế khu xử lý ủ phân compost .................................................... 84 3.7.7. Khái toán kinh tế lò đốt CTR BD-ALPHA (PA2) ............................................. 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 90 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 92 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCL Bãi chôn lấp CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn CTR - Đ Chất thải rắn đường CTR-C Chất thải rắn chợ CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTRTH/CS Chất thải rắn trường học, công sở CTRYT Chất thải rắn y tế KTXH Kinh tế xã hội KV Khu vực NRR Nước rỉ rác PA1 Phương án 1 PA2 Phương án 2 UBND Ủy Ban Nhân Dân viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Thống kê thành phần chất thải rắn phát sinh tại các hộ gia đình trong một ngày trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tình Phú Thọ ..................................................................... 18 Bảng 3.2. Khối lượng CTR sinh hoạt (CTRSH) của KV1 theo các năm ........................... 20 Bảng 3.3 Khối lượng CTR sinh hoạt (CTRSH) của KV2 theo các năm ............................. 21 Bảng 3.4. Khối lượng CTR y tế (CTRYT) của Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Sơn ...... 21 Bảng 3.5. Khối lượng CTR y tế (CTRYT) của trạm y tế huyện Thanh Sơn ...................... 22 Bảng 3.6: Khối lượng CTR trường học, công sở (CTRTH/CS) tại KV1 và KV2 ............ 22 Bảng 3.7: Khối lượng CTR từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KV1 và KV2 ............... 23 Bảng 3.8. Khối lượng chất thải rắn từ cụm công nghiệp Hương Cần (CTRCN) ............... 24 Bảng 3.9. Khối lượng CTR chợ (CTR - C), CTR đường phố (CTR-Đ) ............................. 25 Bảng 3.10: Khối lượng CTR sinh hoạt (CTRSH) của KV3 theo các năm ......................... 26 Bảng 3.11: Khối lượng CTR trường học, cơ quan công sở (CTRTH/CS) của KV3 ......... 26 Bảng 3.12: Khối lượng CTR Y tế từ trạm y tế 5 xã Hương Cần, Lương Nha, Sơn Hùng, Tân Lập, Thắng Sơn. .......................................................................................................... 27 Bảng 3.13: Khối lượng CTR sản xuất từ xí nghiệp giày da Thanh Sơn ............................. 27 Bảng 3.14: Khối lượng CTR sinh hoạt công nhân từ xí nghiệp giày da Thanh Sơn .......... 28 Bảng 3.15: Thống kê tổng khối lượng CTR phát sinh ....................................................... 29 Bảng 3.16: Thống kê tổng khối lượng CTR được thu gom................................................ 29 Bảng 3.17: Kết quả tính toán số xe thu gom sơ cấp – Phương án 1 ................................... 33 Bảng 3.18: Thống kê thông số tính toán các tuyến thu gom thứ cấp – PA1 ...................... 37 Bảng 3.19: Kết quả tính toán thời gian làm việc của các tuyến thu gom thứ cấp – PA1 ... 37 Bảng 3.20: Kết quả tính toán số thùng thu gom sơ cấp – PA2........................................... 41 Bảng 3.21: Tính toán phương tiện thu gom sơ cấp – PA2 ................................................. 41 ix Bảng 3.22: Thống kê thông số tính toán các tuyến thu gom CTR hữu cơ – PA2 .............. 43 Bảng 3.23: Kết quả tính toán thời gian làm việc các tuyến thu gom CTR hữu cơ – PA2 . 44 Bảng 3.24: Thống kê thông số tính toán các tuyến thu gom CTR vô cơ thứ cấp – PA2 ... 46 Bảng 3.25: Kết quả tính toán thời gian làm việc của các tuyến thu gom CTR vô cơ-PA2 47 Bảng 3.26. Thành phần rác sau phân loại và phương án xử lý 1 ....................................... 51 Bảng 3.27. Khối lượng (khô) các nguyên tố cơ bản có trong thành phần CTR ................. 53 Bảng 3.28. Kích thước cần thiết của một hầm ủ phân compost ......................................... 57 Bảng 3.29 Kích thước thiết kế thực tế của hầm ủ phân compost ....................................... 57 Bảng 3.30. Kích thước thiết kế thực tế của hầm ủ phân compost ...................................... 61 Bảng 3.31. Khối lượng chất thải rắn đem chôn lấp ............................................................ 63 Bảng 3.32 Thể tích rác đầm nén ở các ô ............................................................................ 63 Bảng 3.33. Lớp lót đáy và lớp phủ trên cùng ..................................................................... 64 Bảng 3.34. Chiều cao lớp chứa rác (bao gồm cả lớp phủ và lớp rác đã đầm nén) ............. 64 Bảng 3.35. Thể tích một các ô chôn lấp ............................................................................. 64 Bảng 3.36. Kích thước cơ bản các ô chôn lấp .................................................................... 65 Bảng 3.37. Kết quả tính toán lượng khí rác phát sinh tại bãi chôn lấp .............................. 67 Bảng 3.38. Thành phần nước rỉ rác của BCL mới và đã hoạt động được một thời gian ... 69 Bảng 3.39. Thành phần rác sau phân loại và phương án xử lý 2 ....................................... 74 Bảng 3.40. Chi phí thu gom cho phương án 1 .................................................................... 76 Bảng 3.41. Khái toán kinh tế phần chi phí xây lắp và thiết bị ........................................... 77 Bảng 3.42. Khái toán kinh tế quản lý và tổng chi phí đầu tư ............................................. 78 Bảng 3.43. Khái toán chi phí phần xây dựng bãi và các hạng mục công trình phụ trợ trên bãi. ...................................................................................................................................... 78 Bảng 3.44. Khái toán chi phí vận hành BCL và tổng chi phí đầu tư.................................. 80 x Bảng 3.45 Khái toán kinh phí mạng lưới thoát nước rác ................................................... 81 Bảng 3.46. Khái toán kinh tế phần mạng lưới thoát nước mưa quanh ô chôn lấp ............. 81 Bảng 3.47. Chi phí thu gom cho phương án 2 .................................................................... 83 Bảng 3.48. Khái toán chi phí đầu tư xây dựng ................................................................... 84 Bảng 3.49. Chi phí vận hành lò đốt tính theo từng năm..................................................... 86 xi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Vị trí huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................................. 3 Hình 3.1. So sánh khối lượng CTRSH giữa các hộ phân theo ngành nghề trong 1 tuần ... 17 Hình 3.2. Sự đồng ý tham gia mô hình phân loại tại nguồn ............................................... 18 Hình 3.3. Mức sẵn lòng chi trả để cải thiện dịch vụ môi trường........................................ 19 Hình 3.4. Sơ đồ phương án thu gom CTR không phân loại tại nguồn (PA1) .................... 30 Hình 3.5. Sơ đồ phương án thu gom CTR có phân loại tại nguồn (PA2) .......................... 31 Hình 3.6. Sơ đồ phương án xử lý 1 (kết hợp phương án thu gom 1) ................................. 48 Hình 3.7 Sơ đồ phương án xử lý 2 (kết hợp phương án thu gom 2) .................................. 49 Hình 3.8. Sơ đồ quá trình chế biến phân compost.............................................................. 53 Hình 3.9. Sơ đồ công nghệ khu vực tinh chế và đóng bao ................................................. 61 Hình 3.10. Sơ đồ dây chuyền xử lý nước rỉ rác ................................................................. 70 1 MỞ ĐẦU Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ, có tổng diện tích tự nhiên là 62.110,40ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 53.506,31ha, chiếm 86,05%; diện tích đất phi nông nghiệp là 4.533,21ha, chiếm 7,30%; diện tích đất chưa sử dụng là 4.137,54ha, chiếm 6,65%; nằm ở cửa ngõ vùng kinh tế Tây Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua (Quốc lộ 32A, 70B, Tỉnh lộ 316...) tạo những tiềm năng cho phát triển, giao lưu hàng hoá giữa các khu vực; dân số của huyện Thanh Sơn đến hết năm 2014 là trên 12 vạn người, mật độ dân số là 194 người/km2; dân số miền núi chiếm 100% dân số toàn huyện, có 16 dân tộc cùng sinh sống (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 61%). Toàn huyện có 23 xã, thị trấn; tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (VA) trên toàn huyện bình quân 4 năm 2011-2014 đạt 5,7%/năm. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý thu gom, và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã có nhiều cố gắng, một số địa phương đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại địa bàn các xã, thị trấn vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dân chưa cao; chưa tổ chức được việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; một số hộ dân còn thải rác bừa bãi; các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã quan tâm xử lý nhưng chưa triệt để, dẫn đến tình hình ô nhiễm môi trường tại các khu vực nông thôn ngày càng gia tăng. Từ những lý do trên, tôi đề xuất nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ”, nhằm điều tra hiện trạng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn huyện và đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện theo hướng phát triển bền vững. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện theo hướng phát triển bền vững. 2 Với mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu chính của luận văn bao gồm: - Điều tra hiện trạng phát sinh CTR trên địa bàn Huyện, thành phần tính chất đặc điểm của CTR. - Phân tích các đặc điểm về hệ thông thu gom CTR trên địa bàn Huyện, các đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội - Đề xuất mô hình quản lý CTR phù hợp với điều kiện phát triển KTXH của khu vực theo hướng phát triển bền vững. 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ 1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Phú Thọ, được giới hạn bởi ranh giới như sau: - Phía Bắc giáp: 2 huyện Tam Nông và Yên Lập tỉnh Phú Thọ; - Phía Nam giáp: Tỉnh Hòa Bình; - Phía Đông giáp: Huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hòa Bình; - Phía Tây giáp: Huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Huyện Thanh Sơn có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh 313, 313D, 316, 316C, 316D, 317 và 317D. Với tuyến quốc lộ và 7 tuyến đường tỉnh, huyện Thanh Sơn ở vị trí khá thuận tiện về giao thông, Nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du và miền núi. Từ đây có thể mở rộng giao thông với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Thủy, Yên Lập, Tân Sơn; giao lưu với các tỉnh khác như Hòa Bình, Yên Bái và Hà Nội. Với vị trí địa lý đó, huyện Thanh Sơn thực sự là đầu mối giao lưu quan trọng, cửa ngõ chuyển tiếp của khu vực trung du và miền núi tạo những tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực ... Hình 1.1. Vị trí huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 4 1.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn - Điều kiện khí tượng: Địa hình huyện Thanh Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau: Địa hình chia cắt, dốc kéo dài, phần lớn là đồi núi thấp, cấu tạo theo kiểu bát úp, nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc dãy Hoàng Liên Sơn. Do địa hình chi phối, khí hậu của huyện Thanh Sơn có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh, cuối đông ẩm ướt mưa phùn, nhiệt độ thấp. - Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí và nước. Nhiệt độ càng cao thì sự chuyển động của các hạt phân tử lỏng và khí càng lớn, dẫn tới tốc độ phát tán các chất ô nhiễm trong nước và khí cao, đồng thời làm cho tốc độ của các phản ứng hóa học, sinh học xảy ra nhanh hơn. Ngoài ra nhiệt độ còn làm thay đổi quá trình bay hơi của các dung môi hữu cơ yếu tố quan trọng tác động lên sức khỏe người lao động. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 22,8ºC - 23,9ºC. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa và vùng, phụ thuộc vào lượng mưa và nhiệt độ không khí. Độ ẩm thường cao vào mùa mưa và thấp vào mùa khô. Số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ cho thấy độ ẩm trung bình năm từ 86% - 89%, các tháng có độ ẩm cao nhất trong năm là từ các tháng VII - X, tháng có độ ẩm cao nhất trong năm là tháng X. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng V. - Lượng mưa: Mưa có tác dụng rửa sạch các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước. Tuy nhiên mưa cũng chính là tác nhân vận chuyển chất ô nhiễm từ không khí vào đất và nước. 5 Lượng mưa trung bình năm là từ 1343 - 1903,9 mm, năm cao nhất là năm 2011 với lượng mưa 1903,9 mm, năm thấp nhất là năm 2000 với lượng mưa 1343 mm. Mưa tập trung từ tháng V đến tháng X, chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm. Tổng lượng mưa tháng lớn nhất đo được tại trạm Minh Đài là 436,4 mm (tháng VIII). Tháng có lượng mưa thấp nhất trong các năm là từ tháng XII - IV tổng lượng mưa tháng lớn nhất là tháng VII. - Nắng và bức xạ: Bức xạ mặt trời là yếu tố tác động lên độ bền vững của khí quyển, vì vậy nắng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát tán chất ô nhiễm trong không khí. Tổng số giờ nắng trung bình trong các năm dao động từ 923,7 - 1.454 giờ/năm. Nắng chủ yếu tập trung vào các tháng mùa hè, số giờ nắng cao nhất đo được tại trạm Minh Đài năm 2009 là 207 giờ (tháng VII). Số giờ nắng thấp nhất tháng I đo được tại trạm Minh Đài là 3,4 giờ/tháng. - Gió, hướng gió: Gió là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quá trình lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí. Tốc độ gió càng cao thì các chất ô nhiễm được vận chuyển đi càng xa và nồng độ các chất ô nhiễm giảm nhanh chóng, nhờ đó khí thải được pha loãng với khí sạch càng nhiều. ngược lại khi tốc độ gió nhỏ hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm sẽ tập trung ngay tại khu vực gần nguồn thải, gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực xung quanh nguồn phát thải. Tại Thanh Sơn tốc độ gió trung bình đo được là 1,8 m/s, hướng gió chính: Đông, Đông Nam và Tây Nam. - Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Một số hiện tượng bất thường về thời tiết vẫn xảy ra tại huyện Thanh Sơn như quá lạnh về mùa Đông, thậm chí có băng giá và sương muối, ngược lại mùa hè nhiệt độ lại quá cao, khô nóng, hạn hán và thậm chí còn có gió Phơn Tây Nam (gió Lào); gió bão thường xảy ra quanh năm tuy sức gió không lớn nhưng hay xảy ra hiện tượng lốc xoáy kèm theo mưa rất to và mưa đá,... gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. - Đặc điểm thủy văn: 6 Thanh Sơn có hàng trăm con suối lớn nhỏ đều tập trung đổ về sông Bứa, các dòng suối lớn nhỏ có lượng nước lớn tập trung chính vào mùa hè, địa hình dốc nên thường xuyên có hiện tượng mưa lũ lớn gây xói mòn, rửa trôi đất, lụt lội cho một số vùng, phá hủy các tuyến đường, chia cắt hệ thống giao thông liên xã và liên huyện.. 1.1.3. Đặc điểm địa hình Huyện Thanh Sơn là đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều dãy núi nằm nhô trong hệ phức hợp vùng núi thấp có độ cao trung bình từ 500m đến 700m. Đây là vùng thượng lưu của sông Bứa địa hình nghiêng dần về vùng trũng phía Đông (Địch Quả, Sơn Hùng) rồi đổ ra Sông Hồng ở địa phận huyện Tam Nông. Theo địa hình, có thể chia huyện Thanh Sơn thành 3 tiểu vùng: - Tiểu vùng miền núi: bao gồm các xã Thượng Cửu, Đông Cửu, Khả Cửu với những ngọn núi cao từ 500-700m và có độ dốc ≥ 25º. - Tiểu vùng đồi núi cao xen lẫn đồi núi thấp: Tập trung ở các xã phía Bắc và Trung của huyện như Văn Miếu, Võ Miếu và Thục Luyện với độ dốc trung bình từ 50-250. Tiểu vùng này có những thung lũng hẹp, ít dốc xen lẫn, cũng có những ngọn đồi cao phù hợp cây công nghiệp và lúa nương. - Tiểu vùng đồng bằng: Xen lẫn đồi thấp tập trung chủ yếu ở những xã phía Đông và Đông Nam giáp với Thanh Thủy và Hòa Bình. Tiểu vùng này có độ dốc dưới 5º. Như vậy về cơ bản huyện Thanh Sơn là huyện miền núi với địa hình đặc trưng là đồi núi có sườn dốc, bị phân cắt bởi nhiều thung lũng hẹp và trung bình. Địa hình đó cũng tạo cho huyện Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp đa dạng, tuy nhiên địa hình bị chia cắt phức tạp, đồi núi dốc cũng gây cho Thanh Sơn nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế, xã hội. Điều kiện địa chất: Địa chất được chia làm 4 lớp: - Sét pha: Màu vàng nhạt phân bố ở đỉnh đồi có độ dày 0,3 - 0,7m. Cường độ chịu lực R=1,5 kg/cm2 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan