Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu hàm lượng nitrat trong rau thương phẩm vụ đông xuân 2013 2014 tại phư...

Tài liệu Nghiên cứu hàm lượng nitrat trong rau thương phẩm vụ đông xuân 2013 2014 tại phường túc duyên

.PDF
91
133
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- LÊ GIA HIỂN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU HÀM LƢỢNG NITRAT TRONG RAU THƢƠNG PHẨM VỤ ĐÔNG XUÂN 2013 - 2014 TẠI PHƢỜNG TÚC DUYÊN - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ RAU ĐƢỢC SẢN XUẤT THEO QUY TRÌNH VIETGAP TẠI XÃ HUỐNG THƢỢNG – HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khoá học : Chính quy : Khoa học môi trƣờng : Môi trƣờng : 2010 – 2014 Khoa Quản lý tài nguyên - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên ƣ Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- LÊ GIA HIỂN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU HÀM LƢỢNG NITRAT TRONG RAU THƢƠNG PHẨM VỤ ĐÔNG XUÂN 2013 - 2014 TẠI PHƢỜNG TÚC DUYÊN - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ RAU ĐƢỢC SẢN XUẤT THEO QUY TRÌNH VIETGAP TẠI XÃ HUỐNG THƢỢNG – HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khoá học : Chính quy : Khoa học môi trƣờng : Môi trƣờng : 2010 – 2014 Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lợi Khoa Quản lý tài nguyên - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng giúp sinh viên trau dồi, củng cố, bổ sung kiến thức đã học ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi kinh nghiệm từ thực tế để khi ra trường trở thành một cán bộ có năng lực tốt, trình độ lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội. Sau 4 năm học tập tại trường được thầy cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên chỉ bảo, giảng dạy tận tình em đã tích lũy được lượng kiến thức nhất định, học hỏi được 1 số kinh nghiệm quý báu không chỉ để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này mà còn là hành trang giúp em đứng vững và theo đuổi ngành nghề em đã lựa chọn thầy cô chính là những tấm gương, ngọn đèn sáng dẫn dắt chúng em những bước đi đầu tiên vào đời Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Lợi đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn các anh (chị), các cô, các chú ở Viện Khoa học sự Sống - Đại học Thái Nguyên, Ủy Ban Nhân Dân phường Túc Duyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập. Em cũng xin cảm ơn các bạn lớp K42 - KHMT - NO2, những người bạn nhiệt tình thân ái và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong suốt 4 năm học vừa qua Do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn chế nên khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy cô và các bạn góp ý cho em để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày…. Tháng….năm 2014 Sinh viên Lê Gia Hiển MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.4. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3 1.5. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 6 2.2. Vị trí và tầm quan trọng của rau ................................................................ 6 2.2.1. Giá trị dinh dưỡng của rau xanh ............................................................. 6 2.2.2. Giá trị kinh tế của rau xanh ..................................................................... 8 2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam .............. 10 2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới .................................... 10 2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam ..................................... 13 2.4. Khái quát về rau an toàn........................................................................... 19 2.4.1. Khái niệm rau an toàn ........................................................................... 19 2.4.2. Chất lượng của rau an toàn ................................................................... 20 2.5. Nitrat và một số vấn đề có liên quan ........................................................ 20 2.5.1. Ảnh hưởng của rau không an toàn đến sức khỏe con người và động vật ........................................................................................................... 20 2.5.2. Hàm lượng Nitrat trong rau và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người ......................................................................................................... 24 2.5.2.1. Hàm lượng Nitrat trong rau ................................................................ 24 2.5.2.2. Ảnh hưởng của Nitrat đến sức khỏe con người ................................. 25 2.5.3. Nguyên nhân dẫn đến sự tích lũy Nitrat trong rau ................................ 29 2.5.4. Tiêu chuẩn Nitrat trong rau của thế giới và Việt Nam ......................... 33 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 34 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 34 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 34 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34 3.3.1. Sơ lược tình hình cơ bản của phường Túc Duyên ................................ 34 3.3.2. Tình hình sản xuất rau và sử dụng phân bón cho rau ở phường Túc Duyên ........................................................................................... 34 3.3.3. Nghiên cứu, xác định hàm lượng Nitrat trong 3 loại rau thương phẩm vụ đông xuân 2013- 2014 tại phường Túc Duyên - Thành phố Thái Nguyên và các loại rau sản xuất theo quy trình VietGap (rau an toàn) tại xã Huống ThượngĐồng Hỷ........................................................................................................... 34 3.3.4. Những thuận lợi khó khăn trong việc sản xuất rau an toàn ở phường Túc Duyên ......................................................................................................34 3.3.5. Đề xuất một số giải pháp hạn chế tồn dư Nitrat trong rau tại phường Túc Duyên ......................................................................................................34 3.3.6. Một số giải pháp để tổ chức sản xuất và phát triển rau an toàn ...................34 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 34 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 34 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và sử lý mẫu ...................................................... 35 3.4.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ................................... 35 3.4.3.1. Nguyên lý của phương pháp .............................................................. 35 3.4.3.2. Máy móc, thiết bị dụng cụ và hóa chất .............................................. 36 3.4.3.3. Các bước tiến hành ............................................................................. 36 * Tiến hành đo mẫu ......................................................................................... 38 3.4.3.4. Tính toán kết quả ................................................................................ 38 3.4.4. Chỉ tiêu phân tích .................................................................................. 38 3.4.5.. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 38 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 39 4.1. Kết quả đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Túc Duyên - thành phố Thái Nguyên ................................................ 39 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 39 4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình .......................................................................... 39 4.1.1.2. Khí hậu ............................................................................................... 40 4.1.1.3. Thủy văn............................................................................................. 41 4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên ......................................................................... 41 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 43 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế ................................................................................ 43 4.1.2.2. Điều kiện xã hội ................................................................................. 46 4.2. Hiện trạng sản xuất rau và sử dụng phân bón cho rau xanh của phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên ............................................................... 48 4.2.1. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau ....................................................... 48 4.2.2. Tình hình sử dụng phân bón cho sản xuất rau tại phường Túc Duyên thành phố Thái Nguyên ................................................................................... 49 4.2.3. Đánh giá nhận thức chung của người dân về ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến sản phẩm rau và môi trường tại Phường Túc Duyên ...... 51 4.3. Nghiên cứu, xác định hàm lượng Nitrat trong một số loại rau thương phẩm vụ đông xuân 2013-2014 tại phường Túc Duyên và rau sản xuất theo quy trình VietGap tại xã Huống Thượng. ....................................................... 52 4.3.1. Giới thiệu chung và xác định hàm lượng Nitrat trong rau bắp cải ....... 52 4.3.1.1. Giới thiệu chung về cây bắp cải ......................................................... 52 4.3.1.2. Xác định hàm lượng Nitrat trong rau bắp cải .................................... 54 4.3.2. Giới thiệu chung và xác định hàm lượng Nitrat trong cây cải canh. .... 56 4.3.2.1. Giới thiệu chung về cây cải canh ....................................................... 56 4.3.2.2. Xác định hàm lượng Nitrat trong cây cải canh .................................. 57 4.3.3. Giới thiệu chung và xác định hàm lượng Nitrat trong rau xà lách ....... 58 4.3.3.1. Giới thiệu chung về cây rau xà lách ................................................... 58 4.3.3.2. Xác định hàm lượng Nitrat trong rau xà lách .................................... 60 4.3.4. Xác định hàm lượng Nitrat theo các loại rau khác nhau ....................... 62 4.4. Những thuận lợi khó khăn trong việc trồng các loại rau an toàn ở phường Túc Duyên ....................................................................................................... 66 4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 66 4.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 66 4.5. Đề xuất một số giải pháp hạn chế sự tồn dư NO3- trong rau tại phường Túc Duyên, Thành phố Thái Nguyên.............................................................. 67 4.6. Một số giải pháp để tổ chức sản xuất và phát triển rau an toàn ............... 67 4.6.1. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................. 67 4.6.2. Giải pháp tổ chức sản xuất rau an toàn ................................................. 68 4.6.3. Giải pháp thị trường và lưu thông sản phẩm......................................... 69 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 70 5.1. Kết luận .................................................................................................... 70 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72 I. Tiếng Việt .................................................................................................... 72 II. Tiếng Anh ................................................................................................... 74 DANH MỤC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Trang Bảng 2.1. Tình hình sản xuất rau của một số nước trên thế giới năm 2005 ... 11 Bảng 2.2. Diện tích, Năng suất, và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 1980 - 2010 ...................................................................... 13 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất rau an toàn của Hà Nội 2003- 2007 ................. 16 Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn TP Hồ Chí Minh ....... 17 Bảng 2.5. Diện tích - Năng suất - Sản lượng rau của Thành phố Thái Nguyên qua các năm ..................................................................................... 18 Bảng 2.6. Ngưỡng hàm lượng NO3- trong một số loại rau, quả...................... 33 Bảng 3.1. Các ký hiệu mẫu rau nghiên cứu .................................................... 35 Bảng 3.2. Cách pha thang chuẩn ..................................................................... 36 Bảng 3.3. Kết quả đo đường chuẩn ................................................................. 37 Bảng 4.1. Phân bố đất đai phường Túc Duyên ............................................... 42 Bảng 4.2: Tình hình sử dụng phân bón cho rau tại phường Túc Duyên ......... 50 Bảng 4.3. Hàm lượng Nitrat trong rau bắp cải ................................................ 55 Bảng 4.4. Hàm lượng NO3- trong rau cải canh ............................................... 58 Bảng 4.5. Hàm lượng Nitrat trong rau xà lách ................................................ 61 Bảng 4.6. Hàm lượng Nitrat trong 3 loại rau ở Phường Túc Duyên thành phố Thái Nguyên .................................................................................... 62 Bảng 4.7. Bảng tổng hợp hàm lượng NO3- trong rau tại 2 vùng (Túc Duyên, Huống Thượng) ............................................................................... 63 Bảng 4.8. Hàm lượng NO3- trung bình trong 3 loại rau ở 2 vùng (Túc Duyên và Huống Thượng)........................................................................... 65 DANH MỤC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN Trang Hình 3.1. Đồ thị đường chuẩn ......................................................................... 38 Hình 4.1. Bản đồ hành chính TP. Thái Nguyên .............................................. 39 Hình 4.2. Biểu đồ hàm lượng Nitrat trong 3 loại rau ở phường Túc Duyên thành phố Thái Nguyên so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam. .............. 62 Hình 4.3. Biểu đồ hàm lượng NO3- trong 3 loại rau (bắp cải, cải canh, xà lách) tại Túc Duyên so sánh với Huống Thượng và TCVN. ..................... 64 Hình 4.4. biểu đồ hàm lượng NO3- trung bình trong 3 loại rau ở 2 vùng Túc Duyên Và Huống Thượng so với TCVN (lấy giá trị trung bình cho mỗi loại rau) ..................................................................................................... 65 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AND : Acid Deoxyribonucleic cấu tạo từ các Acid nucleic ARN : TiếngAnh là messenger,là loại acid nucleic RAT : Rau an toàn BVMT : Bảo vệ môi trường USD : Dollar Mỹ, viết tắt của Joachimsthaler WHO : Tổ chức y tế thế giới FAO : Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long NN & PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn BVTV : Bảo vệ thực vật QĐ : Quyết định ILO : Tổ chức lao động quốc tế LHQ : Liên Hiệp Quốc ĐH Y : Đại học y TP.HCM : Thành phố Hồ CHí Minh TCCP : Tiêu chuẩn cho phép DDT : Một loại thuốc trừ sâu CS : Cộng sự TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCRS : Tiêu chuẩn rau sạch UBNN : Uỷ ban nhân dân HTX : Hợp tác xã TTCN : Tiểu thủ công nghiệp THCS : Trung học cơ sở QTRS : Quy trình rau sạch ĐHTN : Đại học Thái Nguyên QCVN : Quy chuẩn Việt Nam BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường KS : Kỹ sư TS : Tiến sĩ 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hằng ngày của con người,vì rau cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như: Vitamin, lipit, protein và các chất khoáng quan trọng như: Canxi, phốt pho, sắt,… Cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra rau còn cung cấp một lượng lớn các chất xơ có khả năng làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hóa, là thành phần hỗ trợ sự di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa giúp cho hoạt động co bóp của đường ruột được dễ dàng. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng trong nước cũng như trên thế giới về khẩu phần ăn của người Việt Nam thì hằng ngày chúng ta cần khoảng 2300 - 2500 kalo năng lượng đề sống và hoạt động. Để có đủ số năng lượng này nhu cầu rau hằng ngày trung bình cho một người là 250- 300g. Thành phố Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế, chính trị ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Với mật độ dân số đông (1.367 người/km2), tổng diện tích tự nhiên là 15.169 ha, trong đó đất nông nghiệp là 5.938 ha chiếm 39%, với dân số toàn tỉnh hiện nay là 1 triệu 143 nghìn người (2010), riêng thành phố Thái Nguyên là 330.707 người (2010). Thành phố Thái Nguyên là một thị trường quan trọng để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trong đó có rau xanh. Từ nhiều năm nay thành phố đã hình thành vành đai sản xuất thực phẩm trong đó cây rau được coi là sản phẩm quan trọng nhất. Trong xu thế của một nền sản xuất thâm canh, công nghệ sản xuất hiện nay đang bộc lộ những nhược điểm của nó đó là người nông dân đã sử dụng một lượng lớn và không hợp lý các loại phân bón, các hóa chất bảo vệ thực vật, đã gây tồn dư một lượng lớn phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và tích lũy NO3- độc hại trong môi trường đất và sản phẩm rau xanh. Nitrat (NO3-) là phân đạm dưới dạng ion cung cấp nito cho nhiều loại cây trồng, tuy nhiên nó cũng là mối đe dọa cho sức khỏe con người thông qua việc sử dụng nông sản có chứa hàm lượng cao ion NO3- này. 2 Nitrat (NO3-) có nguồn gốc từ việc sử dụng phân bón cho cây trồng một cách bất hợp lý như là sử dụng quá nhiều các loại phân bón vô cơ và hữu cơ có chứa đạm, sử dụng ở các thời kỳ cây trồng không cần thiết hoặc sử dụng ở gần thời điểm thu hoạch. Hiện nay, nhu cầu sống của con người ngày càng tăng cao, việc sử dụng các loại thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn đối với sức khỏe là vô cùng quan trọng. Không như nhiều nước khác trên thế giới, rau lưu thông trên thị trường mặc định đã là rau an toàn thì tại Việt Nam chưa đáp ứng được vấn đề này. Mặc khác, sự hiểu biết về thực phẩm rau xanh tại mỗi gia đình, mỗi hộ sản xuất, kinh doanh rau chưa thật sự nhiều. Xuất phát từ thực tế trên và sự cần thiết phải kiểm tra, kiểm soát lượng rau ngay chính tại nơi trồng rau để có thể đảm bảo chất lượng của rau trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Được sự nhất trí của BGH nhà trường, BCN khoa, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thị Lợi, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hàm lượng Nitrat trong rau thương phẩm vụ đông xuân 2013-2014 tại phường Túc Duyên - thành phố Thái Nguyên và rau được sản xuất theo quy trình VietGap tại xã Huống Thượng – huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được hàm lượng Nitrat trong một số loại rau tại hai cánh đồng rau: + Phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên + Xóm Huống trung - xã Huống Thượng - huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên (VietGap) - Đề suất một số giải pháp để sản xuất rau an toàn, hạn chế tồn dư Nitrat, nâng cao năng suất, chất lượng rau xanh của khu vực - Tìm hiểu tình hình chung về việc sản xuất rau của phường Túc Duyên thành phố Thái Nguyên. - Phục vụ sản xuất rau an toàn tại địa phương - Góp phần bảo vệ môi trường duy trì phát triển bền vững 3 1.4. Yêu cầu của đề tài - Tìm hiểu sơ lược về tình hình cơ bản tại địa phương - Lấy mẫu và phân tích mẫu theo quy chuẩn của ngành - So sánh kết quả nghiên cứu tại Túc Duyên với tiêu chuẩn rau an toàn và với rau sản xuất theo quy trình VietGap tại Huống Thượng - Đưa ra các giải pháp hạn chế tồn dư Nitrat và giải pháp phát triển rau an toàn phù hợp với thực tiễn địa phương 1.5. Ý nghĩa của đề tài 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Xác định được hàm lượng NO 3 trong một số rau thương phẩm - Các số liệu được thu thập, tổng hợp, phân tích tương đối chính xác có thể sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với địa phương 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn * Kết quả nghiên cứu sau khi hoàn thành đề tài sẽ cung cấp số liệu để: - Khuyến cáo người trồng rau thay đổi kỹ thuật canh tác và áp dụng các biện pháp trồng rau cho chất lượng rau an toàn. - Khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng rau an toàn và mở rộng mô hình trồng rau an toàn. - Làm cơ sở cho các cơ quan chức năng quan tâm đến vấn đề sản suất rau sạch cho thành phố trong thời gian tới và đề ra giải pháp - Đề tài là một bước tập dượt cho sinh viên tiếp cận với thực tiễn xã hội, nâng cao trình độ nhận thức, có cơ hội vận dụng những điều đã học vào thực tế. - Quá trình thực hiện đề tài, sinh viên được đóng vai trò như một cán bộ tập sự đây là bước đệm giúp sinh viên thu thập kiến thức, chuẩn bị hành trang cho công việc trong tương lai. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.2.1. Cơ sở lý luận Cây trồng cũng như tất cả các cơ thể sống bình thường khác đều cần thức ăn cho sự sinh trưởng, phát triển. Cây trồng sinh trưởng và phát triển được là nhờ hút chất khoáng từ đất và phân bón, thực hiện quá trình quang hợp từ nước và cacbonic dưới tác động của ánh sáng mặt trời.Trong thành phần của cây trồng có mặt hầu hết các chất hoá học tự nhiên (khoảng 92 nguyên tố), nhưng chỉ có 16 nguyên tố thiết yếu với cây trồng, trong đó có 13 nguyên tố khoáng. Đạm (N), Lân (P), Kali (K) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng lớn được gọi là nguyên tố đa lượng. Canxi (ca), Magie (Mg), Lưu Huỳnh(S) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng ít hơn nhưng cũng đáng kể gọi là nguyên tố trung lượng Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng(Cu), Bo(B), Molypden (Mo), Clo (Cl) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng nhỏ nên gọi là nguyên tố vi lượng. Trong đó đạm là một nguyên tố quan trọng bậc nhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự sống. Đạm có trong thành phần tất cả các protein đơn giản và phức tạp mà nó là thành phần chính của màng tế bào thực vật, tham gia vào thành phần của axit Nucleic (tức AND và ARN), có vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi chất của các cơ quan thực vật. Đạm còn có trong thành phần của diệp lục tố, mà thiếu nó cây xanh không có khả năng quang hợp, có trong nhân tế bào nơi khư trú các thông tin di truyền. Do vậy đạm là yếu tố cơ bản của quá trình tổng hợp cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc hút các chất dinh dưỡng khác.Thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của các mô sống, quyết định chất lượng của nông sản nói chung và rau ăn lá nói riêng. 5 Cây đồng hóa đạm chủ yếu dưới dạng NH4+ và NO3-, NO3- sau khi được hút vào phải khử thành NH3 rồi mới tham gia tổng hợp protein. Việc khử Nitrat có thể thực hiện ở rễ, thậm trí ngay ở tầng lông hút đối với cây ăn quả, ngô, măng tây. Một số cây thân thảo như cà chua, thuốc lá việc khử Nitrat được tiến hành ở tán lá. Các cây khác quá trình khử bắt đầu từ rễ và kết thúc ở lá. Dư lượng Nitrat trong cây trồng có nguồn gốc từ việc sử dụng phân đạm. Dù bất cứ dạng hợp chất Nito nào, khi bón cho đất cuối cùng cũng chuyển hóa thành dạng Amon mà cây cối có thể hấp thụ được. Nitrat và Amon một phần được cây cối hấp thụ, một phần giải phóng ra ngoài khí quyển dưới dạng Nito tự do và khí Amoniac, phần còn lại tích tụ trong đất và hòa tan trong nước ngầm. Điều đó có nghĩa rằng lượng Nitrat và Amon dư thừa càng tăng nếu lượng đạm đưa vào càng nhiều. Quá trình khử Nitrat được tiến hành qua nhiều giai đoạn với sự có mặt của các enzyme Nitrat reductaza, hypo Nitrit reductaza và hydroxylamine reductaza cùng với sự có mặt của các nguyên tố khoáng như Mo, Cu, Fe, Mg và Mn. Phản ứng gắn liền với quá trình hô hấp mà chất cho Electron là NADH hoặc với quá trình quang hợp mà chất cho Electron là NADPH. Quá trình khử Nitrat được tiến hành qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: NO3- được khử thành NO2- cần có sự tham gia của enzym Nitrat reductaza. Giai đoạn 2: NO2- được khử thành NH4+ được xúc tác bởi enzym Nitrit reductaza Dạng NH4+ là dạng cây trồng sử dụng trực tiếp để tạo thành các axitamin. Nhóm NH3 không tồn tại tự do trong tế bào. Qua phản ứng amin hóa NH3 đi vào 3 xetoaxit: Axit pyruvic, axit oxaloaxetic và axit a - xetoglutamic để hình thành các axit amin tương ứng: Axit alamin, axit aspatic và axit glutamic. Các axit amin này kết hợp với nhau trong các riboxom của cytoplasm dưới sự kiểm tra của AND của nhân tế bào tạo thành các protein. Hydroxylamin hình thành trong quá trình khử cũng có thể phản ứng trực tiếp với xeto axit tạo thành 1 oxim, oxim này sau đó bị khử thành axit amin. 6 Trong thực tế, việc lạm dụng phân đạm trong sản xuất nông nghiệp ngày càng phổ biến dẫn đến tình trạng cây trồng thừa đạm, trong cây trồng thiếu các điều kiện cho quá trình khử Nitrat để tạo thành các protein mới nên đã dẫn đến hàm lượng Nitrat trong cây tăng. Vì vậy việc đánh giá hàm lượng Nitrat trong rau là rất quan trọng. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Trên thực tế hiện nay phường Túc Duyên chưa có cơ sở sản xuất rau an toàn nào. Người dân vẫn sản xuất theo phương pháp truyền thống vì thực tế người tiêu dùng nhận thức về rau an toàn còn hạn chế nên khi rau an toàn đưa ra thị trường với giá cao hơn, và mẫu mã xấu hơn họ đã không mua. Những hộ nông dân sản xuất rau an toàn chi phí lớn hơn rau thường, nhân công lao động cũng cần nhiều hơn và chăm sóc tỷ mỷ hơn. Việc kiểm tra chất lượng rau của các cơ quan chức năng cũng chưa được thực hiện. Túc Duyên là một phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung đông dân cư, là thị trường lớn để tiêu thụ rau. Do đó việc sản xuất và tiêu thụ rau tại thành phố Thái Nguyên nói chung và phường Túc Duyên nói riêng cần được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo tiêu chuẩn về chất lượng rau sạch của Bộ Nông nghiệp và bộ khoa học 31 gồm có 2 tiêu chuẩn chung: 1/ Rau quả sạch đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, không dập nát, héo úa, hư hại không giấm ủ bằng chất độc, sạch đất cát bám bẩn. 2/ Hàm lượng Nitrat, kim loại nặng, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và vi sinh vật gây bệnh trong mức cho phép. Trong đề tài này em chỉ nghiên cứu tiêu chuẩn thứ 2, cụ thể là hàm lượng Nitrat trong rau và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người. kết quả của việc nghiên cứu xác định hàm lượng Nitrat trong rau tạo ra cơ sở để các cơ quan chức năng quan tâm đến vấn đề sản xuất RAT để bảo vệ sức khỏe cho người dân, đồng thời góp phần BVMT. 2.2. Vị trí và tầm quan trọng của rau 2.2.1. Giá trị dinh dưỡng của rau xanh Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn 7 giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Giá trị của rau được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, gluxit, chất xơ, vv... Trong rau xanh hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74- 75%, cà chua 75-78%, dưa hấu 92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hoà tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hoá trong quá trình oxy hoá năng lượng của các mô tế bào. Một số loại rau như khoai tây, đậu (nhất là đậu ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70 - 312 calo/100g nhờ các chất chứa năng lượng như protit, gluxit (dẫn theo Lê Thị Khánh, 2009) 15 Thức ăn từ thực vật là nguồn cung cấp vitamin phong phú và đa dạng bảo đảm cho cơ thể như các loại vitamin B, C có rất nhiều trong rau xanh. Caroten (tiền vitamin A) có nhiều ở rau, cứ 100g rau thu được như sau: - Mồng tơi 0,06mg B1, 0,17mg B2, và 7mg C - Bí ngô 0,06mg B1, 0,03 mg B2, và 8mg C - Rau dền 0,04mg B1, 0,14mg B2 (Nguyễn Hữu Doanh, 2007) 9 Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP vv... Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta, rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồn vitamin A, 60 - 70% nguồn vitamin B (B1, B2, B6, B12) và gần 100% nguồn vitamin C. Vitamin có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, điều hòa, các hoạt động sinh lý của cơ thể tiến hành bình thường. Thiếu một loại vitamin nào đó sẽ làm cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh ra bệnh tật. Nếu ăn uống lâu ngày thiếu rau xanh ta thường thấy xuất hiện các triệu chứng như da khô, mắt mờ, quáng gà... Do thiếu vitamin A; bệnh chảy máu chân răng, tay chân mỏi mệt, suy nhược do thiếu vitamin C; miệng lưỡi lở loét, viêm ngứa chủ yếu do thiếu vitamin PP; tê phù do thiếu vitamin B (chủ yếu là B1)... Ngoài ra thiếu vitamin làm giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm việc kém, dễ phát sinh nhiều bệnh tật, khi mắc bệnh chữa cũng lâu lành. 8 Trong lao động, công tác, học tập sinh hoạt hàng ngày mỗi người đều cần một lượng vitamin nhất định, nhu cầu vitamin hàng ngày mỗi người cần 100mg vitamin C trong đó 90% lấy từ rau quả. (Lê Thị Khánh, 2009) 15 Ngoài cung cấp vitamin rau xanh còn chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo của xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm lượng Ca rất cao trong các loại rau cần, rau dền, rau muống, mộc nhĩ (100- 357mg%). (Lê Thị khánh , 2009) 15 Chất xơ trong rau giúp cho sự tiêu hóa Trong quá trình sống cơ thể thường xuyên có sự phân hủy và luôn có tế bào mới sinh ra. Để đảm bảo sự sống đó, hằng ngày phải có lượng protein cung cấp cho máu. Protein cần cho sự tạo thành các dịch tiêu hóa, các nội tố, huyết thanh và các men các chất này giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình chuyển hóa và hoạt động sinh lý trong cơ thể. Protein có rất nhiều trong thức ăn nguồn gốc từ thực vật cung cấp cho cơ thể. Ăn 500g rau muống có thể nhận được lượng protein 16g, ăn 100g cải bắp cơ thể nhận được 1,8g, tương tự trong 100g các loại rau như: Mồng tơi, rau dền, rau đay, rau ngót, cà pháo cơ thể nhận được lượng protein tương ứng là 2g, 2,3g, 2,8g, 5,3g, 1,2g. (Nguyễn Hữu Doanh, 2007) 9 Chất xơ trong rau giúp cho hệ tiêu hóa được điều hòa, chống táo bón, giữ được cảm giác no. Theo quan điểm của các nhà dinh dưỡng học, để đáp ứng cho sự hoạt động bình thường mỗi người cần 250 - 300g rau xanh/ngày (khoảng 90- 108kg/năm).Trong khi đó theo thống kê ở Việt Nam mới cung cấp được 60g/người/ngày(Trần Khắc Thi và Nguyễn Văn Thắng, 1996) 29 2.2.2. Giá trị kinh tế của rau xanh Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc dân đáng kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.Trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu rau được mở rộng.Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả trong tháng 2/2014 đạt 68,31 triệu USD, lũy kế 2 tháng đầu năm đạt 174,06 triệu USD tăng 32.2% so với cùng kỳ năm 2013. (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 2014) 26 9 Ông Nguyễn Văn Kỳ - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (vinafrui) cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Malayxia là 5 thị trường tiêu thụ lớn nhất của mặt hàng rau quả Việt Nam. Nếu thị trường vẫn trên đà tiến triển thuận lợi như hiện nay, xuất khẩu rau quả được dự báo sẽ đạt 1,2 tỷ USD năm 2014.Trong đó, đứng vị trí đầu bảng là Trung Quốc, chiếm gần 35% tổng kim ngạch xuất khẩu rau của cả nước. Hai tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này đạt 60,12 triệu USD tăng 55,48% so với cùng kỳ. Trước đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2013 đạt 302 triệu USD, chiếm 28% thị phần xuất khẩu của cả nước tăng 38,7% so với năm 2012. Đặc biệt, thanh long là loại trái cây được xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất, chiếm 77% lượng trái cây xuất khẩu. Nhật Bản là thị trường đứng thứ hai. Người tiêu dùng nước này sẵn sàng trả giá cao hơn cho những rau quả chất lượng tốt. Mỗi năm, Nhật Bản tiêu thụ 17 triệu tấn rau các loại. Xu thế ăn kiêng của người Nhật Bản dẫn đến việc nhập khẩu nhiều loại rau như rau diếp, tỏi tây, hành dăm, sa lát, củ cải, các loại cây có rễ củ dài dùng làm rau. Bên cạnh đó, rau đông lạnh như măng tây, cà rốt, bí ngô cũng được thị trường này ưa chuộng. Nhiều loại trái cây của Việt Nam đã được thương hiệu tốt trên thị trường Nhật Bản như: xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Chín Hóa bưởi Da Xanh, bưởi Năm Roi, thanh long… Tại các thị trường châu Âu, ngoại trừ mặt hàng thanh long có số lượng xuất khẩu lớn các mặt hàng khác, như: bưởi, xoài, chôm chôm… Hay các loại rau khác của Việt Nam có khối lượng khá khiêm tốn. Mặt hàng rau đã được xuất khẩu trở lại bình thường vào thị trường châu Âu, tuy nhiên với khối lượng không nhiều. Nhiều thị trường mới đang được mở ra cho rau quả Việt Nam dự kiến quý I/2014, Việt Nam sẽ bắt đầu xuất khẩu trái cây sang New Zealand, và đưa xoài sang Hàn Quốc. (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 2014) 26 Theo số liệu điều tra của Viện kinh tế nông nghiệp (dẫn theo Trần Văn Lài, Lê Thị Hà, 2002) 35 năm 1996 tại 4 tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Nam Định và Thái Bình cho thấy tổng thu nhập trên 1 ha của ngô là 3.333.000 đồng, khoai tây 15.641.000 đồng, bắp cải là 11.743.000 đồng, dưa chuột là 23.532.000 đồng… 10 Kết quả điều tra của Tô Thị Thu Hà và Nguyễn Văn Hiền (2005) 11 , tại vùng ven đô Hà Nội thu nhập của việc trồng rau cao gấp 4 lần so với cây lương thực, trong khi chi phí gấp 2 lần, điều này dẫn đến lãi thuần của cây rau cao hơn 14 lần so với cây lương thực. Được thiên nhiên ưu đãi bởi dòng sông Hậu, sông Tiền ngọt ngào bao quanh, bồi đắp phù sa màu mỡ quanh năm vùng chuyên canh trồng rau màu của huyện cù lao Chợ Mới (An Giang) rộng trên 30.000 ha, lớn nhất tỉnh đang có giá trị thu nhập cao gấp 10 lần trồng lúa. Bình quân mỗi ngày huyện cung cấp từ 100- 120 tấn rau màu các loại cho thị trường trong ngoài nước, mỗi năm mang giá trị sản xuất từ 500- 600 triệu đồng/ha, chiếm tới 53.4% tổng giá trị trồng trọt, trong đó có đến 50% - 60% lợi nhuận thu về cho người nông dân. (dẫn theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn văn phòng bộ, 2013) 3 Rau còn là nguyên liệu của ngành thực phẩm như bánh, mứt, kẹo, (bí xanh, cà rốt, khoai tây…), công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt…), hương liệu (hạt mùi ta…), công nghiệp đồ hộp (dưa chuột, cà chua, măng tây…) chế biến thuốc dược liệu (tỏi tây, hành ta, tía tô…), vv… Ngoài ra, rau còn là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ chăn nuôi trong nông hộ cũng như trong các trang trại lớn (Trần Khắc Thi và Nguyễn Văn Thắng, 1996) 29 2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới Rau là loại cây được trồng từ lâu đời. Người Hy Lạp, Ai cập cổ đại đã biết trồng và sử dụng rau bắp cải như một nguồn thực phẩm từ rất lâu. Hiện nay trên thế giới các nước trồng rất nhiều chủng loại rau, diện tích trồng rau ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu về rau xanh của người tiêu dùng.Theo số liệu thống kê của FAO (2006). Năm 2005 diện tích trồng rau trên thế giới khoảng 17.999.009 ha, năng suất đạt 138,829 tạ/ha, sản lượng đạt 249,879 triệu tấn. Số liệu từ bảng 3 cho thấy: Nước có diện tích trồng rau lớn nhất là Trung Quốc với 8.266.500 ha Về sản lượng rau thì Trung Quốc vẫn dẫn đầu với 142 triệu tấn chiếm 56,82% tổng sản lượng rau thế giới. Sau Trung Quốc là Ấn Độ đạt 35 triệu tấn (chiếm 14%). Như vậy, chỉ riêng 2 nước Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm 70,82% tổng sản lượng rau toàn thế giới. (Phạm Ngọc Tuấn, 2010) 34
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan