Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu hệ thống các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp...

Tài liệu Nghiên cứu hệ thống các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại việt nam .

.DOCX
143
923
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------  -------- NGUYỄN TRỌNG NGUYÊN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN BÓNG ĐÁ CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------  -------- NGUYỄN TRỌNG NGUYÊN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN BÓNG ĐÁ CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chuyên nganhh Giáo dục th chDt Mã sốh 62 14 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa họch Hướng dẫn 1h GS.TS Lê Quý Phượng Hướng dẫn 2h PGS.TS Lâm Quang Thanh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Nguyễn Trọng Nguyên MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 CHƯƠNG 1h TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................4 1.1.Khái quát về xã hội hóa thể dục thể thao..................................................4 1.1.1. Định nghĩa về xã hội hóa...............................................................4 1.1.2. Khái quát về xã hội hóa thể dục thể thao....................................7 1.2. Khái quát về bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam....................................17 1.2.1. Khái quát chung về bóng đá chuyên nghiệp.....................................17 1.2.2. Cơ sở hình thành nền bóng đá chuyên nghiệp...........................18 1.2.3. Khái quát về bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam...................25 1.3. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực thể dục thể thao tại Việt Nam .......................34 1.4. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam38 1.5. Kinh nghiệm phát triển bóng đá chuyên nghiệp của Anh và Nhật Bản bài học rút ra cho bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam..............................40 1.5.1. Bóng đá chuyên nghiệp tại nước Anh.........................................40 1.5.2. Mô hình bóng đá chuyên nghiệp tại Nhật Bản...................................47 1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam..................................49 CHƯƠNG 2h ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU..............................................................................................54 2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................54 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................54 2.1.2. Khách thể nghiên cứu..................................................................54 2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................54 2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan........54 2.2.2. Phương pháp điều tra xã hô ̣i học................................................54 2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT...................................................55 2.2.4. Phương pháp toán học thống kê..................................................57 2.3. Tổ chức nghiên cứu................................................................................57 CHƯƠNG 3h KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.....................59 3.1.Thực trạng huy động nguồn lực của xã hội trong công tác xã hội hoá bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.................................................................59 3.1.1. Thực trạng bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam......................59 3.1.2. Thực trạng xã hội hóa bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam..............64 3.2. Định hướng và xây dựng hệ thống các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam...................................................91 3.2.1. Định hướng công tác xã hội hóa đểphát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam.............................................................................................93 3.2.2. Xây dựng hệ thống các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam.............................................................96 3.2.3. Bàn luận.....................................................................................115 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................125 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨUĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN VIẾT TẮT AFC AFF CLB ĐH ĐTLA FFAV THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT Liên đoàn bóng đá châu Á (Asian Football Confederation) Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Football Federation) Câu lạc bộ Đại học Đồng Tâm Long An Bóng đá cộng đồng Việt Nam (Football for All in Vietnam) Liên đoàn Bóng đá Thế giới FIFA (International Federation of HAGL LĐBĐVN JPY Association Football) Hoàng anh gia lai Liên đoàn bóng đá Việt Nam Yên (đơn vị tiền tệ của Nhật Bản) Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản J-League (Japan National Football Champions SLNA League) Sông Lam Nghệ An - Strengths (S) : Điểm mạnh SWOT - Weaknesses (W): Điểm yếu - Opportunities (O): Cơ hội - Threats (T): Thách thức Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - SQC Quy Nhơn (Sai Gon – Quy Nhon TDTT TP.HCM TDC Mining Corporation) Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (Trade And USD Development Joint Stock Company) Đồngđô la Mỹ(United States dollar), Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên VPF nghiệp Việt Nam (Viet Nam Professional Football) Giải bóng đá vô địch V-League VĐV quốc gia Việt Nam (Vietnamese National Football Champions League) Vận động viên DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Th loại Bảng Số 1.1 1.2 1.3 3.1 3.2 3.3. 3.4 3.5 3.6 Nội dung Tổng doanh thu củaLiên đoàn bóng đá Nhật Bản năm 2009 Tổng doanh thu của công ty J. League là doanh nghiệp tổ chức giải bóng đá Nhật Bản trong năm 2009 Nguồn thu của các CLB bóng đá nhà nghề tham gia giải J. League Nhật Bản năm 2009 Nguồn doanh thu từ tài trợ của LĐBĐVN giai đoạn 2012 - 2015 Nguồn doanh thu của LĐBĐVN giai đoạn 2012 - 2015 Thực trạng tài chính qua 2 nhiệm kỳ V và VI của LĐBĐVN Nguồn thu của công ty VPF giai đoạn từ năm 2012-2015 Tiền bán vé trung bình ở CLB trong giai đoạn từ 2012 đến 2015 Nguồn thu từ bản quyền truyền hình của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam giai đoạn Trang 42 43 44 58 59 61 61 64 65 2012-2015 Thực trạng chuyển nhượng cầu thủ của 3.7 bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam giai đoạn 67 từ 2003 -2015 So sánh tiền lương và tiền tuyển dụngcầu 3.8 3.9 thủ trong nước và nước ngoài của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam Phân tích SWOT về thực trạng xã hội hóa bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam 3.10 Đặc điểm nhân khẩu học của các chuyên gia tham gia khảo sát 69 87 99 Kết quả lựa chọn của chuyên gia về hệ 3.11 thống giải pháp phát triển hoạt động xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam Kết quả phân tích wilcoxon lựa chọn của 3.12 các chuyên gia về mức độ khả thi của các 3.1 3.2 Bi u đồ 3.3 3.4 3.5 1.1 Sơ đồ 1.2 1.3 nhóm giải pháp Kết quả so sánh nguồn doanh thu của LĐBĐVN giai đoạn 2012-2015 Kết quả khảo sát tổng các nguồn doanh thucủa LĐBĐVN giai đoạn 2012-2015 Lợi nhuận thu được của công ty VPF giai đoạn từ năm 2012-2015 Trình độ học vấn của chuyên gia tham gia khảo sát Đơn vị công tác của chuyên gia tham gia khảo sát Hệ thống quản lý CLB thể thao chuyên nghiệp Doanh thu của các câu lạc bộ J. League năm 2009 Nguồn thu của các CLB bóng đá nhà nghề tham gia giảiJ. LeagueNhật Bản năm 2009 60 61 62 98 99 23 44 45 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế hiện nay, quá trình hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội với các nước trên thế giới đã và đang được phát triển mạnh mẽ. Công tác quản lý xã hội của đất nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó việc thực hiện các chủ trương về xã hội hóa trong các lĩnh vực đang được quan tâm thực hiện, trong đó có thể dục thể thao (TDTT). Việc phát triển công tác xã hội hoá TDTTsẽ tạo điều kiện cho TDTT phát triển mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn và một số hoạt động sẽ phát triển theo hướng kinh doanh dịch vụ.Xây dựng và phát triển các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp về TDTT sẽ thu hút được đông đảo quần chúng tham gia hoạt động TDTT, phát huy được các nguồn lực và khả năng sáng tạo của nhân dân trong phát triển sự nghiệp TDTT đất nước. Bóng đá là mộttrong những môn thể thao sớm được du nhập vào Việt Nam. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, bóng đá đã trở thành môn thể thao phổ cập và được sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội. Không những nâng cao sức khỏe thể chất bóng đá còn là một loại dịch vụ giải trí cho nhân dân, còn là phương tiện hữu hiệu góp phần giao lưu hợp tác đoàn kết cộng đồng. Thành tích bóng đá ở các cấp độ đội tuyển có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Vượt ra ngoài vai trò của một môn thể thao thuần túy, bóng đá đã hội tụ những yếu tố chính trị, xã hội và trở thành môn thể thao có ảnh hưởng sâu, rộng nhất. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước, bóng đá Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận và trở thành môn thể thao đi đầu trong tiến trình xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa thể thao ở nước ta. Từ năm 2000 – 2001, ngành TDTT đã tiến hành thí điểm 2 thực hiện chuyên nghiệp hóa một số môn thể thao, trong đó có bóng đá nam. Sau 16 năm thí điểm và chuyển sang chuyên nghiệp, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) đã thành lập và tổ chức các giải thi đấu cho 14 câu lạc bộ (CLB) bóng đá chuyên nghiệp và 14 CLB hạng nhất; kinh phí thu được từ kinh doanh bóng đá đáp ứng được khoảng 28%, ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 72% tổng kinh phí chi cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp. Qua 16 năm hình thành và phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, thực tế cho thấy mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề cần được quan tâm giải quyết, khắc phục trong quá trình tổ chức tiếp theo. Trong đó, công tác xã hội của ban tổ chức và của các CLB tham gia bóng đá chuyên nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Các nội dung về kinh phí tổ chức giải, kinh phí hoạt động của các CLB, công tác tài trợ, truyền thông, bản quyền truyền hình, chuyển nhượng cầu thủ,... luôn là những nhân tốquan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công chung của giải đấu cũng như của từng câu lạc bộ trong quá trình hoạt động, trong đó không thể không nhắc đến vai trò của công tác xã hội hóa trong các nội dung nêu trên. Do đó, để công tác xã hội hóa trong lĩnh vực phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam được phát triển, mang lại hiệu quả cho ban tổ chức các giải thi đấu, các CLB tham gia, đáp ứng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế của các CLB và để đáp ứng được nhu cầu của khán giả hâm mộ,cần có những giải pháp mang tính thực tiễn để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác xã hội hóa bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam trong những năm vừa qua. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, việc “Nghiên cứu hệ thống các giải pháp xã hội hóa đ phát tri n bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam” được thực hiện là cần thiết nhằm cung cấp các cơ sở khoa học, thông tin thực tiễn, khác quan, hữu ích góp phần phát triển công tác xã hội 3 hóa trong sự phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam được hiệu quả hơn trong tương lai. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam nhằm cung cấp các cơ sở khoa học khách quan, từ đó xây dựng hệ thống giải pháp xã hội hóa nhằm mục đích phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam được hiệu quả hơn trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên luận án đã giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1:Thực trạng huy động nguồn lực của xã hội trong công tác xã hội hoá bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Mục tiêu 2: Định hướng và xây dựng hệ thống các giải pháp xã hội hóa để phát triển bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam. Giả thuyết khoa học Thành công của luận án sẽ giúp giải đáp và trả lời được cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá về bóng đá chuyên nghiệp, công tác xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu này được thực hiện là cơ sở khoa học góp phần thiết thực vào công tác phát triển hoạt động xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam và làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định công tác quản lý bóng đá chuyên nghiệp nói chung và sâu hơn là công tác xã hội hóa trong bóng đá chuyên nghiệp tại các đơn vị trong tương lai. 4 CHƯƠNG 1h TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Khái quát về xã hội hóa th dục th thao 1.1.1. Định nghĩa về xã hội hóa Theo Từ điển Petit Robert (Dictionairie alphabétique et analogique de la langue française, 1968): xã hội hóa là “làm phát triển các mối quan hệ xã hội, sự hình thành trong nhóm xã hội, trong cả xã hội” [1] Theo Từ điển Nouveau Petit Larousse (1969) và Petit Larousse en Coeleurs (1972): xã hội hóa là “biến các tư liệu sản xuất và trao đổi thành của công”[1]. Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, xã hội hóa là “làm cho tư liệu sản xuất của cá nhân trở thành của chung của xã hội”[27]. Theo Từ điển Tiếng Việt (Trung tâm từ điển học, nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997), xã hội hóa là “làm cho trở thành chung của xã hội. Thí dụ xã hội hóa tư liệu sản xuất[39]. The Từ điển Bách khoa toàn thư Xô viết (Nhà xuất bản Bách khoa toàn thư Xô viết, 1983): “Xã hội hóa là quá trình thích nghi của cá thể với hệ thống tri thức, chuẩn mực và giá trị, cho phép cá thể đó hoạt động với tư cách là thành viên bình đẳng của xã hội, chịu sự tác động có chủ đích đến cá nhân (giáo dục) cũng như các quá trình tự phát ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách. Xã hội hóa được xác định bởi cấu kinh tế - xã hội của xã hội. Xã hội hóa là đối tượng nghiên cứu của triết học, tâm lý học, tâm lý xã hội, xã hội hóa lịch sử và dân tộc học, sư phạm học. Xã hội hóa (cái gì đó) là chuyển giao cái đó từ tư hữu thành công hữu, thí dụ xã hội hóa đất đai là chuyển nó thành tài sản chung của xã hội. Ban đầu xã hội hóa đất đai được hiểu là sự phân phối lại đất giữa địa chủ và nông dân vào năm 1906. Leenin đã phê phán quan niệm này và chỉ ra rằng trong điều kiện sản xuất hàng hóa, việc thủ tiêu tư hữu ruộng đất cá thể thành các phương tiện sản xuất khác sẽ 5 không tránh khỏi dẫn tới chủ nghĩa tư bản. Xã hội hóa đất đại ở nước Nga, thực chất là dân tộc hóa đất đai [6], [39]. Dưới góc độ nghiên cứu xã hội học, tác giả Chung Á, Nguyễn Đình Tấn cho rằng “xã hội hóa trước hết là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận nền văn hóa của xã hội như khuôn mẫu tác phong xã hội, chuẩn mực giá trị văn hóa xã hội để phù hợp với vai trò xã hội của mình, hòa nhập vào xã hội” [1]. Tữ những định nghĩa có trong các từ điển nêu trên, xã hội hóa đối với một vật, một vấn đề nào đó có thể hiểu là làm cho (cái gì đó) trở thành chung, của toàn xã hội. Đối với một cá thể nào đó, xã hội hóa là làm cho họ hòa nhập, thích nghi với xã hội. Theo Nghị quyết 90/CP của Chính phủ ngày 21-8-1997 về Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, khái niệm xã hội hóa được hiểu như sau: “Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân. Xã hội hóa là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa ở mỗi địa phương, đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân”. Về hình thức hoạt động, Nghị quyết nhấn mạnh: “Xã hội hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Bên cạnh việc củng cố các tổ chức của nhà nước, cần phát triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc cá nhân tiến hành 6 trong khuôn khổ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đa dạng hóa chính là mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động trên. Về nội dung hoạt động, xã hội hóa là “mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này. Khi nhân dân ta có thu nhập cao, ngân sách nhà nước đã dồi dào vẫn phải thực hiện xã hội hóa, bởi vì giáo dục, y tế, văn hóa là sự nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ phát triển không ngừng với nguồn lực to lớn của toàn dân. Xã hội hóa không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước, giảm bớt ngân sách nhà nước; trái lại, Nhà nước thường xuyên tìm kiếm thêm các nguồn thu để tăng thêm ngân sách chi cho các hoạt động này, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó”. Theo Nghị quyết trên, thực hiện “Xã hội hóa trong giáo dục, y tế, văn hóa cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện về mặt hưởng thụ, mà còn biểu hiện cả về mặt người dân đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng địa phương”. Như vậy, có thể hiểu xã hội hóa thể thao bao gồm các nội dung sau: (1) Huy động (vận động) đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng tham gia (huy động nguồn nhân lực). (2) Đa dạng hóa hoạt động cung ứng dịch vụ thể thao gồm đa dạng hóa các hình thức hoạt động và hình thức cung cấp nguồn tài chính. 7 Trên thực tế, việc đa dạng hóa có thể diễn ra với nhiều mức độ và hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi nước trên cơ sở mức độ phát triển kinh tế - xã hội, vào sự lựa chọn chế độ chính trị - xã hội của nước đó. Đó là: Nhà nước quản lý và cấp hoàn toàn kinh phí cho các hoạt động thể thao (100% - 100%); Nhà nước và các tổ chức, đơn vị và cá nhân cùng quản lý và cùng lo nguồn kinh phí cho hoạt động thể thao (50% - 50%). Hình thức này được nhiều nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển chấp nhận; hoặc; - Nhà nước chỉ quản lý, còn các tổ chức và cá nhân cung ứng dịch vụ tự lo nguồn tài chính để duy trì các hoạt động (100% - 0%) hoặc; - Các tổ chức và cá nhân tự quản lý và tự tìm nguồn tài chính (100% - 100%). - Trong xã hội hóa, việc huy động nhân lực và huy động tài lực là khâu then chốt quyết định đến kết quả cuối cùng của xã hội hóa [14], [40]. 1.1.2. Khái quát về xã hội hóa th dục th thao 1.1.2.1. Cơ sở xã hội học về xã hội hóa thể dục thể thao Theo cách tiếp cận xã hội học, con người trước hết là một loại sinh vật có tính xã hội rất cao. Chính các mối quan hệ qua lại giữa người với người trong sản xuất, sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày đã gắn kết họ lại thành những nhóm xã hội, quần thể, cộng đồng và tạo thành xã hội loài người. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, quá trình tương tác xã hội đã giúp con người hình thành nhân các, hội nhập các chuẩn mực hành vi. Mọi hành vi của con người trong đó có hành vi sức khỏe chỉ có thể được hình thành và duy trì trong quá trình tương tác với cá nhân, các nhóm xã hội có liên quan [26] Hành động xã hội được hiểu là một hành động có ý thức của chủ thể (có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người) có mối liên quan tương tác hoặc định hướng vào những hoạt động của người khác, nhóm xã hội khác... Một hành động xã hội luôn biểu lộ hai đặc tính cơ bản đó là tính hợp lý về mục 8 đích (bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố chủ quan của chủ thể) và tính hợp lý về giá trị (bị chi phối bởi những yếu tố khách quan đó là các chuẩn mực dựa trên một giá trị xã hội nào đó...) [24]. Trong tập luyện TDTT cũng vậy, mỗi cá nhân khi thực hiện hành động này trước hết đều ý thức rất rõ lợi ích của nó đối với bản thân mình, đồng thời họ cũng nhận biết được sự mong muốn trông đợi của xã hội đối với họ và họ cũng cần phải có sự trợ giúp từ bên ngoài của các cá nhân, các nhóm xã hội khác... Vì thế mà sự liên kết xã hội là một điều kiện không thể thiếu được trong hoạt động tăng cường thể lực [6]. TDTT là một thiết chế xã hội, là một hệ thống các quan hệ xã hội ổn định tạo nên một khuôn mẫu xã hội, được xã hội thừa nhận, vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội đó là tăng cường sức khỏe thông qua tập luyện TDTT cho con người. Cũng như mọi thiết chế xã hội khác, thiết chế TDTT không phải là bất biến, nó luôn biến đổi để thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội, đồng thời thiết chế TDTT luôn phụ thuộc vào các thiết chế xã hội khác như: kinh tế, chính trị, giáo dục... Khi thiết chế kinh tế đã chuyển đổi từ tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN thì thiết chế TDTT cũng phải chuyển đổi, công tác tăng cường thể lực cho người dân từ chỗ được coi là nhiệm vụ riêng của ngành TDTT nay phải chuyển thành nhiệm vụ chung của toàn xã hội và của mỗi người dân. Muốn giải quyết một cách triệt để và bền vững các vấn đề xã hội hóa TDTT cần thiết phải áp dụng một loạt các biện pháp, giải pháp kinh tế, xã hội đồng bộ như phát huy vai trò giáo dục tập thể, các biện pháp khuyến khích về kinh tế, các quy chế chính trị, pháp luật...Đồng thời phải tạo dựng tiềm năng cho quần chúng bằng cách nâng cao nhận thức, hình thành và duy trì kỹ năng hoạt động tập thể, tạo điều kiện để họ có thể tự tạo lập, bảo vệ và nâng cao thể lực cá nhân, cộng đồng, đóng góp nỗ lực để giải quyết các vấn đề hưởng thụ TDTT nhờ đó mà tăng thêm phúc lợi xã hội, đem lại lợi ích cho cá nhân, nâng cao chất 9 lượng cuộc sống của toàn xã hội [6], [7]. 1.1.2.2. Cơ sở pháp lý vềxã hội hóa thể dục thể thao Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT là vận động và tổ chức sưtham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển của sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục y tế, văn hóa, TDTT trong sự phát triển vật chất và tinh thần của nhân dân (Nghị định của Chính phủ số 73/1999/NĐ-CP). Trong những năm qua, Chính phủ còn ban hành nhiều văn bản liên quan đến hoạt động xã hội hóa TDTT như: Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT; Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về chính sách khuyến khích các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/06/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 về hướng dẫn nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường,...[4], [5], [15], [16], [17], [18], [19], [21],[43]. Xã hội hóa TDTT trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan