Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nướ...

Tài liệu Nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nước thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh​

.PDF
88
172
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐỊA LÝ ------------------------------------ Trần Thị Nhƣ Hoa NGHIÊN CỨU HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NGẬP NƢỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐỊA LÝ ------------------------------------ Trần Thị Nhƣ Hoa NGHIÊN CỨU HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NGẬP NƢỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS .TS. Nhữ Thị Xuân Hà Nội - 2014 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 10 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NGẬP NƢỚC .................................................................... 14 1.1. Khái quát về đất ngập nƣớc....................................................................................... 14 1.1.1. Định nghĩa đất ngập nước ..................................................................................... 14 1.1.2. Phân loại đất ngập nước ........................................................................................ 15 1.1.3. Đất ngập nước và sự phát triển bền vững ............................................................... 17 1.1.4. Vai trò và tầm quan trọng của đất ngập nước ........................................................ 17 1.1.5. Các đặc điểm tự nhiên chủ yếu hình thành đất ngập nước ở Việt Nam ................... 21 1.1.6. Phân bố đất ngập nước ở Việt Nam ....................................................................... 22 1.2. Quản lý và sử dụng đất ngập nƣớc ............................................................................ 22 1.2.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý và sử dụng đất ngập nước ở Việt Nam ........... 22 1.2.2. Quan điểm và giải pháp quản lý và sử dụng đất ngập nước ................................... 24 1.2.3. Các mục đích của việc quản lý đất ngập nước ........................................................ 25 1.2.4. Các yếu tố tác động đến quản lý và sử dụng đất ngập nước ................................... 26 1.2.5. Kinh nghiệm quản lý ĐNN ở một số nước trên thế giới .......................................... 27 1.2.6. Quản lý và sử dụng đất ngập nước ở Việt Nam ...................................................... 29 1.3. Hiện chỉnh bản đồ ..................................................................................................... 31 1.3.1. Mục đích hiện chỉnh bản đồ ................................................................................... 31 1.3.2. Xác định độ biến đổi về nội dung bản đồ................................................................ 31 1.3.3. Các phương pháp hiện chỉnh bản đồ ...................................................................... 31 1.4. Biến động sử dụng đất .............................................................................................. 33 CHƢƠNG 2. ỨNG DỤNG TƢ LIỆU VIỄN THÁM TRONG HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ..................................................................................... 36 2.1. Khái quát về bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............................................................... 36 2.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 36 2.1.2. Mục đích và yêu cầu .............................................................................................. 36 2.1.3. Nội dung bản đồ HTSDĐ ....................................................................................... 37 2.1.4. Các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ HTSDĐ .............................................. 42 2.1.5 Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các bản đồ tài liệu sang bản đồ nền....................................................................................................................... 43 2.2. Khái quát về viễn thám ............................................................................................. 43 2.2.1. Khái niệm viễn thám ............................................................................................. 43 2.2.2. Đặc tính cơ bản của tư liệu viễn thám .................................................................... 44 2.2.3. Đặc tính phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên .................................................. 45 2.2.4. Khả năng khai thác thông tin từ ảnh viễn thám trong nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất ................................................................................................................................... 46 3 2.2.5. Chiết xuất thông tin trên ảnh vệ tinh ...................................................................... 49 2.3. Khái quát về phần mềm ArcGIS ............................................................................... 50 2.4. Các bƣớc nghiên cứu ................................................................................................ 52 CHƢƠNG 3. HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NGẬP NƢỚC THỊ XÃ QUẢNG YÊN - TỈNH QUẢNG NINH ....................... 53 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên ............................ 53 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 53 3.1.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................. 54 3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................... 57 3.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên ................ 60 3.2. Hiện trạng sử dụng ĐNN thị xã Quảng Yên năm 2005 .............................................. 61 3.3. Hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng ảnh vệ tinh SPOT-5 ......................... 62 3.3.1. Thu thập, phân tích và đánh giá tài liệu ................................................................. 63 3.3.2. Xử lý, khai thác thông tin bản đồ HTSDĐ gốc ........................................................ 64 3.3.3. Xử lý ảnh vệ tinh .................................................................................................... 66 3.3.4. Giải đoán và điều vẽ ảnh vệ tinh ............................................................................ 67 3.3.5. Điều tra khảo sát, đối chiếu thực địa...................................................................... 68 3.3.6. Chỉnh sửa bản đồ HTSDĐ gốc ............................................................................... 70 3.3.7. Bản đồ kết quả ....................................................................................................... 70 3.4. Phân tích hiện trạng sử dụng đất ngập nƣớc thị xã Quảng Yên năm 2013 .................. 71 3.5. Nghiên cứu tình hình biến động sử dụng đất ngập nƣớc ở thị xã Quảng Yên giai đoạn năm 2005-2013 ............................................................................................................... 73 3.5.1. Thành lập bản đồ biến động sử dụng đất ngập nước ở Thị xã Quảng Yên giai đoạn năm 2005-2013 ............................................................................................................... 73 3.5.2. Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất ngập nước thị xã Quảng Yên giai đoạn năm 2005-2013 ............................................................................................................... 75 3.5.3. Nguyên nhân gây biến động ĐNN .......................................................................... 78 3.6. Đề xuất một số giải pháp sử dụng và quản lý hợp lý ĐNN khu vực nghiên cứu ......... 79 3.6.1. Quan điểm đề xuất giải pháp ................................................................................. 79 3.6.2. Một số giải pháp sử dụng và quản lý hợp lý đất ngập nước .................................... 80 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 86 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 87 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Trần Thị Nhƣ Hoa 5 LỜI CẢM ƠN Luận văn đƣợc hoàn thành tại Bộ môn Địa Chính, Khoa Địa Lý, Trƣờng Đại Khoa học Tự nhiên, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nhữ Thị Xuân. Trong quá trình hoàn thành luận văn, học viên luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình, góp ý và động viên quý báu của PGS.TS. Nhữ Thị Xuân, các thầy cô giáo trong Bộ môn Địa Chính, Khoa Địa Lý, Phòng Đại học và sau Đại học, Ban giám hiệu Trƣờng Đại Khoa học Tự nhiên, cán bộ nhân viên phòng Trắc địa, cũng nhƣ sự giúp đỡ và tạo điều kiện của lãnh đạo Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển, các đồng nghiệp. Nhân dịp này, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo, các đồng nghiệp cơ quan chủ quản, đặc biệt là PGS.TS. Nhữ Thị Xuân đã tạo điều kiện cho học viên đƣợc sử dụng, thừa kế những thành quả nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Học viên xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên ! Hà Nội, tháng 1 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Thị Nhƣ Hoa 6 KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung ĐNN Đất ngập nƣớc HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất BĐSDĐ Bản đồ sử dụng đất RNM Rừng ngập mặn HST Hệ sinh thái PTBV Phát triển bền vững BVMT Bảo vệ môi trƣờng 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Ma trận biến động ................................................................................. 34 Bảng 2.1: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất……..45 Bảng 2.2: Các thông số ảnh của vệ tinh SPOT-5.................................................... 48 Bảng 3.1: Diện tích một số loại hình sử dụng đất chính qua các năm ..................... 57 Bảng 3.2: Cơ cấu sử dụng ĐNN thị xã Quảng Yên năm 2005 ................................ 61 Bảng 3.3: Một số mẫu giải đoán ảnh vệ tinh bằng mắt ........................................... 69 Bảng 3.4: Cơ cấu sử dụng đất thị xã Quảng Yên năm 2013 ................................... 70 Bảng 3.5: Cơ cấu sử dụng ĐNN thị xã Quảng Yên năm 2013 ................................ 71 Bảng 3.6: Các loại hình biến động sử dụng đất ...................................................... 76 Bảng 3.7: Định hƣớng sử dụng và quản lý một số khu vực ĐNN ........................... 83 8 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Nguyên tắc nghiên cứu biến động trong GIS .................................................... 34 Hình 2.1: Đặc tính phản xạ phổ của một số đối tƣợng tự nhiên ........................................ 45 Hình 2.2: Sơ đồ các bƣớc nghiên cứu (bỏ bƣớc 4) .......................................................... 52 Hình 3.1: Vị trí địa lý Thị xã Quảng Yên trong tỉnh Quảng Ninh ..................................... 53 Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu cơ cấu sử dụng ĐNN năm 2005................................................ 61 Hình 3.3: Sơ đồ quy trình hiện chỉnh bản đồ HTSDĐ bằng ảnh vệ tinh............................ 63 Hình 3.4: Chuyển đổi *.dgn trong ArcCatalog ................................................................. 65 Hình 3.5: Màu sắc, gán nhãn đối tƣợng và bảng thuộc tính .............................................. 66 Hình 3.6: Đặt hệ tọa độ địa lý trong ArcCatalog .............................................................. 66 Hình 3.7: Công cụ Georeferencing nắn ảnh vệ tinh trong ArcMap ................................... 67 Hình 3.8: Sơ đồ tuyến thực địa khảo sát ở Quảng Yên ..................................................... 69 Hình 3.9: Biểu đồ cơ cấu cơ cấu sử dụng ĐNN năm 2013 ............................................... 72 Hình 3.10: Sơ đồ quy trình nghiên cứu biến động tình hình sử dụng đất ngập nƣớc thị xã Yên Hƣng 2005-2013 ...................................................................................................... 74 Hình 3.11: Mô tả cách thức làm việc công cụ Dissolve .................................................... 75 9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất ngập nƣớc (ĐNN) ở thị xã Quảng Yên nói riêng, ở Việt Nam và trên thế giới nói chung đóng vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trƣờng nhƣ lọc nƣớc thải, điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt, hạn hán...), điều hòa khí hậu địa phƣơng, chống xói lở bờ biển, ổn định mức nƣớc ngầm cho những vùng sản xuất nông nghiệp, tích luỹ nƣớc ngầm, là nơi trú chân của nhiều loài chim di cƣ quý hiếm, là nơi giải trí, du lịch rất giá trị… Về lâu dài, ĐNN đóng vai trò quan trọng về môi trƣờng, sinh thái, phát triển kinh tế - xã hội. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, ĐNN của Thị xã Quảng Yên đang suy thoái cả về số lƣợng và chất lƣợng làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các chức năng môi trƣờng và hệ sinh thái đất ngập nƣớc, phá vỡ cảnh quan môi trƣờng. Để khai thác có hiệu quả tiềm năng ĐNN phục vụ phát triển kinh tế, xã hội đi đôi với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, việc nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý và sử dụng hợp lý ĐNN thị xã Quảng Yên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ xác định thực trạng ở thời điểm nghiên cứu, xác định đƣợc quá trình biến đổi của ĐNN hiệu quả mà còn giúp cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội một cách hợp lý và bền vững, tuân theo các quy luật phát triển của tự nhiên. Chính vì vậy học viên đã lựa chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nƣớc thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh” hoàn toàn xuất phát từ sự cần thiết của thực tế khách quan và có ý nghĩa lớn về mặt khoa học cũng nhƣ thực tiễn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất ngập nƣớc. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu Ứng dụng viễn thám và GIS kết hợp điều tra thực địa hiện chỉnh bản đồ HTSDĐ và thành lập bản đồ biến động ĐNN làm cơ sở để đƣa ra một số giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý ĐNN góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng cho thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. b. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau: 1- Tổng quan ĐNN và hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý ĐNN 2- Nghiên cứu đặc điểm các yếu tố hình thành và ảnh hƣởng tới ĐNN khu vực nghiên cứu. 3- Ứng dụng viễn thám hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng SDĐ thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. 4- Thành lập bản đồ biến động ĐNN khu vực nghiên cứu. 5- Đánh giá hiện trạng quản lí và sử dụng ĐNN khu vực nghiên cứu. 10 6- Đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý ĐNN khu vực nghiên cứu góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu - Phạm vi không gian: Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng ảnh vệ tinh, thành lập bản đồ biến động đất ngập nƣớc, phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động ĐNN trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý ĐNN khu vực thị xã Quảng Yên. 4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu + Các quan điểm nghiên cứu - Quan điểm hệ thống: Hệ thống là một phức hợp các yếu tố tác động lẫn nhau và tác động tới môi trƣờng bên ngoài hệ thống thông qua dòng vật chất và năng lƣợng. Một hệ thống bất kỳ nào cũng là một bộ phận của hệ thống cấp cao hơn. Giữa các hệ thống đó tồn tại một mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau. Mỗi hệ thống có tính hoàn chỉnh về cấu trúc và thống nhất về chức năng thông qua dòng vật chất và năng lƣợng. Lãnh thổ Quảng Yên nhƣ là một địa hệ thống hoàn chỉnh, đƣợc hình thành từ mối tác động tƣơng hỗ giữa các hợp phần tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật), các hợp phần kinh tế xã hội (các dạng khai thác sử dụng tài nguyên). Khi tác động vào một phần nào đó của hệ thống thì các hợp phần khác cũng thay đổi theo, dẫn đến những biến đổi của cả hệ thống. Bởi vậy, nghiên cứu ĐNN trên quan điểm hệ thống cho phép tìm hiểu, phân tích các yếu tố động lực thành tạo và tác động lên ĐNN cũng nhƣ mối quan hệ tƣơng tác giữa các nhân tố một cách toàn diện và đồng bộ. - Quan điểm tổng hợp: Theo quan điểm này, mỗi một đơn vị ĐNN đều đƣợc cấu thành bởi các hợp phần tự nhiên nhƣ: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhƣỡng và sinh vật. Mỗi hợp phần đó luôn tồn tại trong mối tác động tƣơng hỗ với các hợp phần còn lại và đều góp phần vào quá trình phát triển của ĐNN. Do đó, khi nghiên cứu ĐNN trên quan điểm địa lý tổng hợp thì phải xem xét các yếu tố đó, không xem nhẹ bất kỳ một hợp phần nào mà phải đặt nó trong mối liên hệ chặt chẽ với các hợp phần khác. Trong đề tài, đặc điểm hệ thống các điều kiện tự nhiên và xã hội trong mỗi đơn vị ĐNN đƣợc phân tích nhằm làm rõ mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động khai thác lãnh thổ. Điều này giúp định hƣớng phát triển bền vững dải ven biển khu vực nghiên cứu. - Quan điểm phát triển bền vững: Một trong số những định nghĩa đƣợc biết đến nhiều nhất về phát triển bền vững là: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ trong tƣơng lai” (Hội nghị thế giới về môi trƣờng và phát triển, WCED, 1978). Đối với bất kể vùng lãnh thổ nào khi khai thác tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nguyên tắc phát triển bền vững phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội, và bảo vệ môi trƣờng là mục tiêu của phát 11 triển bền vững. ĐNN là sản phẩm của tác động qua lại giữa con ngƣời và tự nhiên, mức độ bền vững của ĐNN dải ven biển cũng là thƣớc đo mức độ của chính sách phát triển kinh tế của khu vực. Nghiên cứu biến đổi ĐNN khu vực Quảng Yên không chỉ xác định sự biến đổi của ĐNN trong quá khứ mà nhằm tới mục đích quan trọng là phục vụ phát triển bền vững khu vực nghiên cứu. - Quan điểm lịch sử: Trong lịch sử hình thành và phát triển, các hợp phần cảnh quan đều có quy luật phát triển riêng. Dựa trên quan điểm này có thể phân tích đƣợc sự thay đổi của các yếu tố thành tạo ĐNN trong quá khứ so với hiện tại. Nghiên cứu ĐNN theo quan điểm lịch sử sẽ trả lời đƣợc một cách chính xác các câu hỏi sau: ĐNN đƣợc thành tạo trong thời gian nào? Nguyên nhân hình thành? Đặc điểm phát triển trong quá khứ và tƣơng lai? Đồng thời, mỗi vùng ĐNN đều có quá trình phát sinh và phát triển của riêng chúng. Thông qua phân tích các nhân tố hình thành ĐNN có thể xác định đƣợc quá trình phát triển của mỗi dạng cảnh quan đó. Bởi vậy, quan điểm lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu biến đổi ĐNN. + Các phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập, phân tích và đánh giá tài liệu Luận văn đã sử dụng phƣơng pháp này nhằm phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trƣớc đó về khu vực, lãnh thổ để nắm rõ hơn thực trạng của khu vực cũng nhƣ các công trình nghiên cứu đã tiến hành tại đây; đồng thời nhận thấy những tài liệu, số liệu còn thiếu hoặc sai sót để bổ sung và cập nhật giúp công tác điều tra thực tế hiệu quả hơn. Các tài liệu đã đƣợc sử dụng bao gồm các công trình nghiên cứu cơ bản, các đề tài khoa học, các dự án phát triển ở khu vực Quảng Yên, và các công trình nghiên cứu về vấn đề và địa bàn nghiên cứu; ngoài ra, còn tham khảo các văn bản pháp lý liên quan. * Phương pháp khảo sát thực địa Để khảo sát thực địa đạt kết quả thì yêu cầu quan trọng là xác định các tuyến khảo sát và điểm khảo sát thích hợp. Tuyến khảo sát đã đi qua các khu vực ĐNN điển hình của khu vực thị xã Quảng Yên. Sau khi lựa chọn điểm ngoài thực địa, tiến hành khảo sát nhƣ sau: - Sử dụng bản đồ địa hình, ảnh viễn thám kết hợp với máy GPS để xác định địa điểm hành chính, toạ độ địa lý của điểm khảo sát. - Mô tả một số yếu tố nhƣ: hình thái địa hình, vị trí điểm trên lát cắt địa hình, quá trình địa mạo đang diễn ra, thủy văn... - Về hoạt động nhân sinh, quan sát và ghi lại các tác động của con ngƣời đến môi trƣờng; tiến hành điều tra xã hội học (hỏi ngƣời dân bản địa theo phiếu điều tra có sẵn) để tìm hiểu hiện trạng sử dụng và quản lý ĐNN tại địa phƣơng. * Phương pháp điều tra xã hội học Đây là một phƣơng pháp đánh giá nhu cầu của cộng đồng với sự tham gia của nhà khoa học, nhà quản lý và cƣ dân địa phƣơng để tìm hiểu và đánh giá nhanh 12 các vấn đề của khu vực nghiên cứu. Thông qua việc điều tra, luận văn có thể xác định các bên hƣởng lợi từ tài nguyên đất ngập nƣớc, đối tƣợng quản lý, sử dụng, mục đích sử dụng, vấn đề tồn tại trong quản lý và sử dụng đất ngập nƣớc,... Phƣơng pháp đƣợc thực hiện thông qua việc phỏng vấn nhanh các hộ gia đình và một số cán bộ địa phƣơng có liên hệ trực tiếp tới quản lý và sử dụng ĐNN nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp,... * Phương pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) Phƣơng pháp bản đồ đƣợc sử dụng trên thực địa và biểu thị các kết quả nghiên cứu. Sử dụng ảnh viễn thám SPOT-5 và phần mềm ARCGIS để hiện chỉnh và thành lập bản đồ hiện trạng và bén động ĐNN. 5. Các kết quả và ý nghĩa của đề tài a. Các kết quả đạt được - Hiện chỉnh bản đồ HTSDĐ thị xã Quảng Yên bằng ảnh viễn thám. - Thành lập bản đồ biến động sử dụng ĐNN khu vực nghiên cứu giai đoạn 2005-2013. - Phân tích hiện trạng sử dụng và quản lý ĐNN khu vực Quảng Yên, phân tích nguyên nhân biến động ĐNN. - Đề xuất một số giải pháp sử dụng và quản lý hợp lý ĐNN cho khu vực nghiên cứu. b. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Góp phần xây dựng cơ sở khoa học ứng dụng viễn thám hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nƣớc. - Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp trực quan bản đồ HTSDĐ tại thời điểm mới nhất, bản đồ biến động ĐNN phục vụ công tác quản lý đất ngập nƣớc khu vực nghiên cứu. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng: Chương 1: Tổng quan về hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nƣớc Chương 2: Ứng dụng tƣ liệu viễn thám trong hiện chỉnh bản đồ Chương 3: Hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thành lập bản đồ biến động sử dụng đất phục vụ quản lý đất ngập nƣớc thị xã Quảng Yên - Tỉnh Quảng Ninh với sự trợ giúp của viễn thám và GIS 13 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NGẬP NƢỚC 1.1. Khái quát về đất ngập nƣớc 1.1.1. Định nghĩa đất ngập nước Thuật ngữ “Đất ngập nƣớc (ĐNN)” đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo quan điểm, ngƣời ta có thể chấp nhận các định nghĩa khác nhau. Hiện nay có khoảng 50 định nghĩa về ĐNN đang đƣợc sử dụng (theo Dugan, năm 1990). Các định nghĩa về ĐNN có thể chia thành hai nhóm chính. Một nhóm theo định nghĩa rộng, nhóm thứ hai theo định nghĩa hẹp. Các định nghĩa về ĐNN theo định nghĩa rộng nhƣ định nghĩ của Công ƣớc Ramsar, định nghĩa theo các chƣơng trình điều tra ĐNN của Mỹ, Canada, New Zealand và Ôxtrâylia. Theo công ƣớc Ramsar (năm 1971), ĐNN đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Theo công ƣớc RamSar (Điều 1.1), các vùng ĐNN đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Các vùng đầm lầy, đầm lầy đất trũng, vùng đất than bùn hoặc nƣớc, tự nhiên hay nhân tạo, thƣờng xuyên hay tạm thời, có nƣớc đứng hay chảy, nƣớc ngọt, lợ hay mặn, kể cả những vùng nƣớc biển với độ sâu ở mức triều thấp, không quá 6m”. Ngoài ra, Công ƣớc (Điều 2.1) còn quy định các vùng đất ngập nƣớc: “Có thể bao gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các vùng đất ngập nƣớc, cũng nhƣ các đảo hoặc các thuỷ vực biển sâu hơn 6m khi triều thấp, nằm trong các vùng đất ngập nƣớc”. - Theo chƣơng trình quốc gia về điều tra ĐNN của Mỹ: “Về vị trí phân bố, đất ngập nƣớc là những vùng đất chuyển tiếp giữa những hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy vực. Những nơi này mực nƣớc ngầm thƣờng nằm sát mặt đất hoặc thƣờng xuyên đƣợc bao phủ bởi lớp nƣớc nông”. Đất ngập nƣớc phải có ba thuộc tính sau (theo Cowardin và cộng sự, năm 1979): + Có thời kỳ nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các loài thực vật thủy sinh. + Nền đất hầu nhƣ không bị khô. + Nền đất không có cấu trúc không rõ rệt hoặc bão hòa nƣớc, bị ngập nƣớc ở mức cạn tại một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trƣởng hàng năm. - Theo các nhà khoa học Canađa: “Đất ngập nƣớc là đất bão hòa nƣớc trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu hóa nƣớc, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trƣờng ẩm ƣớc”. - Theo các nhà khoa học New Zealand: “Đất ngập nƣớc là một khái niệm chung để chỉ những vùng đất ẩm ƣớc từng thời kỳ hoặc thƣờng xuyên. Những vùng ngập nƣớc ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất nƣớc. Nƣớc có thể là 14 nƣớc ngọt, nƣớc mặn hoặt nƣớc lợ. Đất ngập nƣớc ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc trƣng bởi các loài thực vật và động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ƣớt” - Theo các nhà khoa học Ôxtrâylia: “Đất ngập nƣớc là vùng đầm lầy, bãi lầy than bùn, tự nhiên hoặc nhân tạo, thƣờng xuyên, theo mùa hoặc theo chu kỳ, nƣớc tỉnh hoặc nƣớc chảy, nƣớc ngọt, nƣớc lợ hoặc nƣớc mặn, bao gồm cả bãi lầy và những khu rừng ngập mặn lộ ra khi thủy triều xuống thấp”. - Định nghĩa do các kỹ sƣ quân đội Mỹ đề xuất và là định nghĩa chính thức tại Mỹ: “Đất ngập nƣớc là những vùng đất bị ngập hoặc bão hòa giữa nƣớc bề mặt hoặc nƣớc ngầm một cách thƣờng xuyên và thời gian ngập đủ để hỗ trợ cho tính ƣu việt của thảm thực vật thích nghi điển hình trong những điều kiện đất bão hòa nƣớc”. Đất ngập nƣớc nhìn chung gồm: đầm lầy, đầm phá, đầm lầy cây bụi những vùng đất tƣơng tự. Những định nghĩa trên theo nghĩa hẹp, nhìn chung đều xem ĐNN nhƣ đới chuyển tiếp sinh thái (Ecotone), những diện tích chuyển tiếp giữa môi trƣờng trên cạn và ngập nƣớc, những nơi mà sự ngập nƣớc của đất gây ra sự phát triển của một hệ thực vật đặc trƣng ( theo Coward và cộng sự, năm 1979; Enny, năm 1985). Hiện nay, định nghĩa theo công ƣớc Ramsar là định nghĩa đƣợc nhiều ngƣời sử dụng. 1.1.2. Phân loại đất ngập nước Theo hệ thống phân loại ĐNN của Việt Nam dùng để xây dựng bản đồ ĐNN quốc gia, tỷ lệ 1/1.000.000 và cấp vùng tỷ lệ 1/250.000 có thể sử dụng hệ thống phân loại tới cấp 4. Đối tƣợng quản lý hoặc lập chính sách ở đây là một địa lý mà các đơn vị phân biệt nhau dựa vào thảm thực vật hoặc một tập hợp các loại hình sử dụng đất. Diện tích của mỗi vùng nhƣ vậy thƣờng là hàng triệu ha. Tuy nhiên, nếu sử dụng để lập kế hoạch quản lý cho một khu vực từ vài chục nghìn ha trở xuống có thể sử dụng hệ thống phân loại tới cấp 5 hoặc cấp 6, đối tƣợng quản lý là tập hợp của các nhóm loài thực vật ƣu thế hoặc một loại hình sử dụng đất. Sau đó có thể đƣa thêm nhiều chỉ tiêu khác nếu cần lập kế hoạch quản lý hoặc lập bản đồ ở tỷ lệ lớn hơn nếu đối tƣợng quản lý là một loài - Cấp 1: Tên gọi = Hệ thống (System): Sự phân biệt đầu tiên là giữa ĐNN bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi môi trƣờng biển (mặn) và ĐNN không bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng biển (ngọt) + ĐNN ở vùng biển và ven biển (Marinel coastal Wetlands) là những vùng ĐNN bị ảnh hƣởng bởi thủy triều ven biển bao gồm cả những vùng nƣớc lợ. + ĐNN ngọt (Fesh Water) bao gồm những loại ĐNN không nhận nƣớc từ biển mặc dầu chúng nằm gần ven biển, độ mặn trong nƣớc thƣờng xuyên nhỏ hơn 4g/lít. Trong hệ thống này có những cánh đồng trồng cây nông nghiệp đã đƣợc ngọt hoá bằng đê ngăn mặn, các vùng đồng bằng ngập nƣớc định kỳ hay ngập nƣớc theo mùa, nguồn nƣớc từ các sông hoặc hồ chứa, các cùng đầm lầy, các hồ tự nhiên hoặc nhân tạo, các đồng cỏ hoặc rừng đầm lầy ngập nƣớc định kỳ hay ngập nƣớc theo 15 mùa, các đồng ruộng trồng cây nông nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản có thời gian ngập nƣớc ít nhất 6 tháng trong năm ở đồng bằng, trung du hoặc miền núi, các kênh rạch, sông suối có nƣớc chảy thƣờng xuyên ít nhất là 6 tháng trong năm… - Các đơn vị cấp 2: Tên gọi = Hệ thống phụ (Sub-system): Đây là những phức hợp các vùng ĐNN cùng chịu ảnh hƣờng của các yếu tố sinh vật học, hóa học, địa mạo thủy văn nhƣ nhau. Những phạm trù rộng lớn này bao gồm: vùng ven biển, vùng cửa sông, vùng ĐNN chịu ảnh hƣởng của sông, vùng ĐNN thuộc về hồ, đầm. - Đơn vị cấp 3: Tên gọi = lớp (Class): Các lớp đƣợc phân ra từ các hệ thống phụ căn cứ vào mức độ ngập nƣớc, thời kỳ ngập nƣớc. Các loại chế độ nƣớc sử dungh ở đây đƣợc điều chỉnh từ các loại cơ bản phản ánh đƣợc tần suất ngập nƣớc bao gồm các đơn vị sau: + Các hệ thống phụ vùng cửa sông ven biển, hồ nƣớc mặn, thuộc hệ thống nƣớc mặn đƣợc chia thành: vùng ngập triều, vùng gian triều + Các hệ thống phụ thuộc về sông, hồ đầm, thuộc hệ thống nƣớc ngọt đƣợc chia thành: sông rạch chảy thƣờng xuyên hoặc theo mùa, ngập mƣa thƣờng xuyên hoặc theo mùa. - Các đơn vị cấp 4: Tên gọi = Lớp phụ (Sub-Class): Lớp phụ đƣợc phân chia từ lớp căn cứ vào các yếu tố hiện trạng thực vật và tập hợp của một số loại hình sử dụng đất. - Các đơn vị cấp 5: Loại: Chỉ tiêu phân loại là nhóm loài thực vật ƣu thế hoặc một loại hình sử dụng đất. - Các đơn vị cấp 6: Phụ loại: Chỉ tiêu phân loại là các yếu tố chất lƣợng nƣớc hoặc dạng đất. Nhiều loại ĐNN ở nƣớc ta nói chung và vùng đồng bằng nói riêng có qui mô diện tích rất nhỏ (ao hồ đầm, diện tích đất ngập nƣớc có nguồn gốc và hiện trạng đa dạng…) khó khoanh vẽ trên bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình. Vì vậy, để khoanh vẽ, kiểm kê, mô tả, xác định đầy đủ các chức năng, giá trị của chúng, một mặt cần cụ thể hoá thêm hệ thống phân loại theo mục tiêu sử dụng, mặt khác cần tập lập các bản đồ dất ngập nƣớc với tỷ lệ lớn và chi tiết cho các đối tƣợng ƣu tiên (Lê Thái Bạt, 2004). Trong phân loại đất theo mục đích sử dụng, khái niệm đất mặt nƣớc đƣợc dùng để chỉ đất sông suối và mặt nƣớc thuỷ lợi, đất mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản, đất mặt nƣớc chuyên dùng… Theo tôi, nếu chỉ phân loại đất theo mục đích sử dụng (không căn cứ vào nguồn gốc hình thành, thổ nhưỡng, nền đáy…) thì khái niệm đất mặt nước hẹp hơn khái niệm đất ngập nước. Đất mặt nước chỉ là vùng ĐNN ngập thường xuyên như ao hồ, sông suối. Nhưng các loại đất khác như đất úng trũng trồng 1 lúa + cá, đất bán ngập hay ĐNN không thường xuyên là đất ngập nước, nhưng đôi khi không gọi là đất mặt nước. 16 1.1.3. Đất ngập nước và sự phát triển bền vững Lịch sử chứng minh rằng, những vùng ĐNN thƣờng là nơi nuôi dƣỡng các nền văn minh vĩ đại của Mesopotania và Ai Cập thông qua các chức năng quan trọng nhƣ điều tiết nƣớc ngầm, khống chế lũ lụt, giữ lại chất dinh dƣỡng, chất cặn, các độc tố, chắn sóng, chắn gió, bảo vệ bờ biển, phục vụ giao thông thuỷ, du lịch, bảo vệ đa dạng sinh học… tạo ra các sản phẩm nhƣ rừng, động vật hoang dã, tôm, cá, bò sát, nơi cƣ trú của động vật nƣớc. Cho đến nay, ĐNN tại các sông Niger, Indus, Mekong, v.v.. luôn giữ vai trò quan trọng cho phúc lợi và sự bình yên của những ngƣời dân sống ở các vùng phụ cận. Từ quan niệm sai lầm cho rằng ĐNN là một vùng đất có năng suất thấp, bẩn thỉu, chứa đầy bệnh tật, côn trùng và cá sấu nên nhiều vùng ĐNN đã biến mất và thay vào đó là đất nông nghiệp, đất ở, khu công nghiệp và bƣớc đầu đã mang lại những lợi ích nhất định. Nhƣng lợi ích đó không thể bù đắp đƣợc những hậu quả to lớn do suy thoái ĐNN gây ra cho con ngƣời, nhƣ lũ lụt, mặn hoá, sóng biển… Những quan niệm mới hiện nay đều phải thừa nhận ĐNN là hệ sinh thái bền vững, đối lập hẳn với những quan niệm sai lầm trên. Ngày nay vấn đề bảo vệ ĐNN ngày càng đƣợc coi trọng theo quan điểm môi trƣờng và chiến lƣợc PTBV [5]. Phương hướng bảo tồn và phát triển đất ngập nước ở nước ta - Xã hội hoá bảo tồn và phát triển đất ngập nước: Các cấp, các ngành, các địa phƣơng, cộng đồng và mọi ngƣời dân, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đều coi công tác bảo tồn ĐNN là trách nhiệm chung. Thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho ngƣời dân, thu hút ngƣời dân vào công tác bảo tồn và phát triển đất ngập nƣớc; - Bảo tồn và phát triển đất ngập nước theo hướng du lịch sinh thái. Có nghĩa là phát triển du lịch dựa vào những giá trị hấp dẫn của ĐNN và văn hoá bản địa, quản lý bền vững ĐNN về môi trƣờng sinh thái, giáo dục, nâng cao ý thức BVMT và có những đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng. Mô hình này đang đƣợc nhiều địa phƣơng thực hiện nhƣ Hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Đồng Mô. Thông qua phát triển du lịch sinh thái, tạo thu nhập, cảnh quan môi trƣờng … mà đất ngập nƣớc ao, hồ, đầm đƣợc bảo tồn và phát triển. - Xây dựng mô hình đất ngập nước theo hướng nông nghiệp đa canh. Mô hình kết hợp trồng lúa, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Nhƣ mô hình lúa xuân - Cá hè đông ở Mê Linh - Vĩnh Phúc, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao vừa giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Mô hình này sử dụng lao động hơn mô hình độc canh 2 lúa từ 264-704 công/ha (Nguyễn Ích Tân, 1999). 1.1.4. Vai trò và tầm quan trọng của đất ngập nước Trải qua một quá trình khai thác sử dụng lâu dài con ngƣời mới nhận biết đƣợc những giá trị đích thực của ĐNN, vai trò và tầm quan trọng của nó. 17 Mỗi vùng ĐNN đều bao gồm các thành phần vật lý, sinh học hoặc hóa học nhƣ đất, nƣớc, các loại động thực vật và các chất dinh dƣỡng. Các quá trình xảy ra giữa và trong các thành phần này cho phép ĐNN thực hiện một số chức năng nhƣ khống chế lũ lụt, chống bào mòn và tạo ra các sản phẩm nhƣ các loại động vật hoang dã, tôm cá và tài nguyên rừng… Đất ngập nƣớc nhƣ là hệ sinh thái đặc thù, có đa dạng sinh học cao, là nơi bảo vệ nguồn gen động thực vật quí, có chức năng duy trì nguồn nƣớc, và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia. Giá trị nhiều mặt của hệ sinh thái ĐNN ngày càng đƣợc con ngƣời đánh giá cao, nó đáp ứng đƣợc các nhu cầu phát triển khi duy trì đƣợc tính tổng hợp về chức năng của chúng chứ không phải chuyển đổi sang sử dụng đơn mục đích. Nói cách khác, nếu đƣợc quản lý một cách nhạy bén, khi các HST này ở nguyên trạng tự nhiên thì có thể đáp ứng đƣợc một loạt các sản phẩm và dịch vụ về môi trƣờng và cuộc sống. 1.1.4.1. Các chức năng của đất ngập nước - Nạp và tiêu nước ngầm Chức năng nạp nƣớc ngầm xuất hiện khi nƣớc di chuyển từ vùng ĐNN xuống tầng nƣớc ngầm trong lòng đất. Ở tầng này, nó có thể đƣợc hút lên để con ngƣời sử dụng hay chảy dƣới lòng đất tới khi nó lại dâng lên bề mặt ở một vùng ĐNN nào khác nhƣ một sự điều tiết nƣớc ngầm. Quá trình nạp nƣớc ngầm rất có lợi cho việc chứa nƣớc khi có lũ vì nƣớc từ bề mặt ngấm xuống đƣợc lƣu giữ tạm thời dƣới lòng đất chứ không nhanh chóng bị chảy trôi đi nhƣ trên bề mặt. - Khống chế lũ lụt : Bằng cách giữ và điều hòa lƣợng nƣớc mƣa nhƣ “bồn chứa” tự nhiên, giải phóng nƣớc lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn chế lũ lụt ở vùng hạ lƣu.Việc bảo tồn các kho khử nƣớc tự nhiên sẽ tránh đƣợc chi phí rất tốn kém để xây dụng các đập chắn và hồ chứa nƣớc. Các vùng đầm lầy đƣợc tạo nên do sông và suối, đầm lầy thẩm thấu đƣợc nƣớc mƣa và kiểm soát đƣợc dòng chảy của nƣớc mƣa ra sông, suối, hồ. - Chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn: Thực vật ở vùng ĐNN có thể làm ổn định có thể ổn định bờ biển bằng cách giảm năng lƣợng của sóng, dòng chảy …. Đồng thời phần rễ chìm của cây ngập mặn trải rộng dƣới nƣớc để giữ trầm tích lại và tránh không cho nƣớc cuốn trôi xuống biển. Một số RNM đƣợc trồng theo chiến lƣợc giữa đất liền và biển nhằm làm bờ biển ổn định và bảo vệ các cộng đồng dân cƣ ven biển khỏi những cơn bão và sóng thần. 18 - Xử lý nước, giữ lại chất lắng đọng và chất độc: Chất lắng đọng và chất độc thƣờng là chất gây ô nhiễm nƣớc chủ yếu ở nhiều hệ sông ngòi. Các vùng ĐNN thƣờng nằm trong các lƣu vực sông nên chúng có tác động nhƣ “bể lọc” tự nhiên, và ở nơi nào có lau sậy và cỏ làm chậm dòng chảy của sông thì khả năng lắng đọng đƣợc tăng lên. Việc giữ lại chất lắng đọng ở các vùng ĐNN đầu nguồn sẽ kéo dài tuổi thọ tối đa cho các hồ chứa và các kênh đào phía hạ lƣu và giảm chi phí cho việc nạo vét chất lắng đọng ra khỏi các đập nƣớc, các nhà máy thủy điện… - Giữ chất dinh dưỡng và sản xuất sinh khối: Chức năng này xuất hiện khi các chất dinh dƣỡng quan trọng nhất là photpo, nitơ và các nguyên tố vi lƣợng đƣợc tích lũy trong ĐNN, cung cấp cho vi sinh vật, phát triển nguồn lợi thuỷ sản và lâm nghiệp. Một vai trò quan trọng của ĐNN trong mùa sinh trƣởng và tích lũy các chất dinh dƣỡng, sau đó sẽ là nguồn cấp thức ăn cho các động vật và là nguồn phân bón cho các loài thực vật sống trong hệ sinh thái đó. Nhiều vùng ĐNN là nơi sản xuất sinh khối trợ giúp cho một số lƣợng cá lớn, gia súc và động vật hoang giã sống nhờ nguồn nƣớc, tầng đất giàu chất dinh dƣỡng hoặc nhờ các đồng cỏ tƣơi tốt. - Ổn định vi khí hậu: Do chu trình trao đổi chất của nƣớc trong các hệ sinh thái, lớp phủ thực vật của vùng ĐNN, sự cân bằng giữa O2, CO2 trong khí quyển có thể làm ổn định đƣợc các điều kiện khí hậu địa phƣơng, đặc biệt là lƣợng mƣa và nhiệt độ. Đó là điều kiện ảnh hƣởng trực tiếp đến bất kì một hoạt động nông nghiệp hay nhiều hoạt động khác của con ngƣời, đồng thời ảnh hƣởng đến tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên và làm giảm hiệu ứng nhà kính. - Giao thông đường thủy: Môi trƣờng nƣớc của các con sông, kênh rạch, các hồ chứa nƣớc lớn, vùng ngập lụt… có thể dùng để vận chuyển hàng hóa và làm đƣờng giao thông công cộng, nó có thể là giải pháp rất tiện lợi thay thế cho các hình thức giao thông đƣờng bộ thƣờng đắt tiền hơn. Một số nơi giao thông đƣờng thủy là phƣơng tiện giao thông duy. 1.1.4.2. Giá trị của đất ngập nước ở Việt Nam a. Giá trị kinh tế ĐNN góp phần quan trọng cho sự phát triển của các ngành nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, năng lƣợng, giao thông thủy. Các dòng chảy thƣờng xuyên tạo các vùng châu thổ rộng lớn, phì nhiêu (là vùng sản xuất nông nghiệp trù phú), có khu hệ cá phong phú với sản lƣợng cao, là nguồn lợi cung cấp cho nhiều cộng đồng dân cƣ sống xung quanh. Giai đoạn sau năm 1989, các vùng ĐNN góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam từ một nƣớc phải nhập khẩu 1 triệu tấn gạo/năm 19 (1976-1988) đã trở thành nƣớc không chỉ cung cấp đủ gạo ăn mà còn xuất khẩu, đƣa Việt Nam trở thành nƣớc xuất khẩu thứ 2 thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản liên tục tăng, thúc đẩy sự phát triển của một số ngành nhƣ công nghiệp chế biến thủy hải sản. Nổi bật trong giai đoạn này là sự phát triển mạnh của ngành du lịch dựa trên các giá trị của ĐNN [3]. Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, Côn Đảo, các bãi biển nổi tiếng, các khu du lịch sinh thái nhƣ Vƣờn quốc gia Xuân Thủy, Vƣờn quốc gia hồ Ba Bể…là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Các nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Ninh, Mai Trọng Nhuận (2003) đã lƣợng giá kinh tế một số vùng ĐNN điển hình ven biển Việt Nam và đƣa ra kết quả: vùng bãi triều Tây Nam Cà Mau đạt giá trị cao nhất, tiếp đó là vùng cửa sông Tiền, cửa sông Ba Lạt và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, thấp nhất là cửa sông Bạch Đằng. b. Giá trị văn hóa ĐNN có những giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngƣỡng và khảo cổ quan trọng đối với cộng đồng địa phƣơng cũng nhƣ quốc gia. ĐNN Việt Nam là cội nguồn của nền văn minh lúa nƣớc. ĐNN và các tài nguyên của nó là nguồn cảm hứng của nhiều sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam. Những biểu tƣợng nổi tiếng mang ý nghĩa quốc gia có liên quan đến ĐNN nhƣ: Hoa Sen đƣợc chạm khắc trong các đền chùa, trong các điệu múa, bài ca dao, và đƣợc bình chọn là Quốc hoa Việt Nam; Chim Hạc (Sếu) và Rồng là hai trong bốn loài sinh vật quý có ý nghĩa, có đời sống liên quan đến ĐNN, còn là vật thờ thiêng liêng. ĐNN là nơi lƣu giữ những chứng tích của các cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc (cửa sông Bạch Đằng,…), là nơi gắn liền với các di tích lịch sử (đền Bà ở cửa Lân thuộc cửa sông Hồng, chiến khu cách mạng U Minh Thƣợng, bãi Nhà Mạc,…). Thêm vào đó, các khu ĐNN còn đóng góp giá trị lớn về giáo dục môi trƣờng, lịch sử văn hóa, nghiên cứu khoa học. c. Đa dạng sinh học Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, đƣợc coi là một trong những trung tâm có mức đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đa dạng sinh học có ý nghĩa rất lớn, là cơ sở sinh tồn cho mọi sinh vật; cung cấp cho con ngƣời nguồn lƣơng thực và thực phẩm, các nguồn dƣợc liệu quan trọng, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng;... Các vùng ĐNN nội địa lớn nhƣ Đồng Tháp Mƣời, U Minh và hệ thống sông suối là nơi chứa nhiều loài động thực vật đặc hữu. Các hệ sinh thái ĐNN ven biển (rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, đầm phá, cửa sông) là nơi cƣ trú của nhiều loài cá, chim di cƣ, cỏ biển, rong tảo,… ĐNN vùng cửa sông là nơi có sự đa dạng về các loài chim định cƣ, di cƣ, nơi phân bố của rừng ngập mặn, đầm lầy nƣớc mặn, cỏ biển và tảo. Các đầm phá miền Trung là nơi cƣ trú của nhiều loài cá và chim di cƣ, có nét độc đáo về sinh cảnh tự nhiên, chứa đựng giá trị đa dạng sinh học lớn [3]. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan