Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu hoàn thiện một số thông số công nghệ khai thác lò chợ cơ giới hóa đồn...

Tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện một số thông số công nghệ khai thác lò chợ cơ giới hóa đồng bộ hạ trần than ở vỉa dày, dốc thoải và nghiêng tại các mỏ hầm lò vùng quảng ninh

.PDF
115
598
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ- ĐỊA CHẤT NÔNG VIỆT HÙNG NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN MỘT SỐ THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC LÒ CHỢ CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HẠ TRẦN THAN Ở VỈA DÀY, DỐC THOẢI VÀ NGHIÊNG TẠI CÁC MỎ HẦM LÒ VÙNG QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ- ĐỊA CHẤT NÔNG VIỆT HÙNG NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN MỘT SỐ THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC LÒ CHỢ CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HẠ TRẦN THAN Ở VỈA DÀY, DỐC THOẢI VÀ NGHIÊNG TẠI CÁC MỎ HẦM LÒ VÙNG QUẢNG NINH Ngành: Khai thác mỏ Mã số: 9520603 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đặng Vũ Chí 2. PGS. TS. Phùng Mạnh Đắc Hà Nội - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Luận án Nông Việt Hùng ii MỤC LỤC Chương mục Trang MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KINH NGHIỆM KHAI THÁC LÒ CHỢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ Ở CÁC VỈA THAN DÀY, DỐC THOẢI VÀ NGHIÊNG TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI .......................................................4 1.1. Kinh nghiệm khai thác vỉa dày, dốc thoải và nghiêng trong nước ...........................4 1.2. Kinh nghiệm khai thác vỉa dày, thoải đến nghiêng trên thế giới............................17 1.3. Các kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước về vấn đề khai thác lò chợ sử dụng thiết bị cơ giới hóa cho vỉa dày, dốc thoải đến nghiêng ...............27 1.4. Kết luận...................................................................................................................28 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT - KỸ THUẬT MỎ ĐẾN QUÁ TRÌNH THU HỒI THAN NÓC ...........................................29 2.1. Quy luật dịch chuyển của than nóc.........................................................................29 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu hồi than nóc ............................................31 2.3. Kết luận...................................................................................................................47 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN MỘT SỐ THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC LÒ CHỢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HẠ TRẦN THAN Ở VỈA DÀY, THOẢI VÀ NGHIÊNG VÙNG QUẢNG NINH ...............................................49 3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ........................................................................49 3.2. Xây dựng mô hình và tiến hành thí nghiệm mô phỏng ..........................................55 3.3. Phân tích, đánh giá kết quả trên mô hình ...............................................................56 3.4. Kết luận...................................................................................................................78 CHƯƠNG 4. XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC LÒ CHỢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HẠ TRẦN THAN Ở VỈA DÀY, THOẢI VÀ NGHIÊNG TẠI MỘT ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ...........................................79 4.1. Lựa chọn khu vực áp dụng thử nghiệm ..................................................................79 4.2. Các giải pháp kỹ thuật, công nghệ khu vực nghiên cứu .........................................80 4.3. Hoàn thiện thông số công nghệ khai thác lò chợ cơ giới hóa đồng bộ hạ trần thu hồi than nóc tại vỉa 7 mỏ than Hà Lầm .........................................................................82 4.4. Kết luận...................................................................................................................98 KẾT LUẬN CHUNG- KIẾN NGHỊ .............................................................................99 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ...................................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................103 iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 HTKT Hệ thống khai thác 2 CNKT Công nghệ khai thác 3 CGH Cơ giới hóa 4 KNM Khoan nổ mìn 5 NSLĐ Năng suất lao động 6 SLKT Sản lượng khai thác 7 KTKT Kinh tế kỹ thuật 8 CGH Cơ giới hóa 9 NCS Nghiên cứu sinh 10 KHCN 11 TKV 12 m Khoa học công nghệ Than khoáng sản Việt Nam Mét iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp trữ lượng than tại các mỏ hầm lò lớn vùng Quảng Ninh và tỷ lệ trữ lượng than trong các vỉa dày, dốc thoải và nghiêng ............................................................................. 4 Bảng 1.2. Tổng hợp sản lượng khai thác của lò chợ CGHtại mỏ Vàng Danh ........................... 7 Bảng 1.3. Tổng hợp sản lượng khai thác của lò chợ CGH tại mỏ Nam Mẫu ............................. 8 Bảng 1.4. Bảng tổng hợp kết quả áp dụng CGH hạ trần than nóc sử dụng giàn tự hành loại 1 máng cào ..................................................................................................................................... 9 Bảng 1.5. Tổng hợp kết quả khai thác lò chợ CGH tại vỉa 11, Công ty than Hà Lầm [14] ..... 14 Bảng 1.6. Tổng hợp kết quả khai thác lò chợ CGH tại vỉa 7, Công ty than Hà Lầm [14] ....... 16 Bảng 1.7. Tổng hợp một số mỏ than áp dụng sơ đồ công nghệ khai thác hạ trần thu hồi than nócở Trung Quốc [5] ................................................................................................................ 24 Bảng 1.8. Khai thác áp dụng một số HTKT các vỉa dày tới 7 m .............................................. 25 Bảng 1.9. Khai thác áp dụng một số HTKT các vỉa dày trên 7 m ............................................ 26 Bảng 3.1. Sự sai khác (%) sau khi phân tích với đường hầm trong môi trường đàn hồi-dẻo không có dãn nở thể tích ( = 0º) ............................................................................................. 54 Bảng 3.2. Các tham số địa chất đầu vào cho phân tích ............................................................ 55 Bảng 3.3. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi bước hạ trần rth = r = 0,63m ................... 57 Bảng 3.4. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi bước hạ trần rth = 2r = 1,26m .................. 59 Bảng 3.5. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi bước hạ trần rth = 3r = 1,89m .................. 60 Bảng 3.6. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi bước hạ trần rth = r = 0,63m .................... 61 Bảng 3.7. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi bước hạ trần rth = 2r = 1,26m ................. 62 Bảng 3.8. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi bước hạ trần rth = 3r = 1,89m .................. 63 Bảng 3.9. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi bước hạ trần rth = r = 0,63m .................... 64 Bảng 3.10. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi bước hạ trần rth = 2r = 1,26m ................ 65 Bảng 3.11. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi bước hạ trần rth = 3r = 1,89m ................ 65 Bảng 3.12. Bảng tổng hợp kết quả thu hồi than hạ trần ........................................................... 67 Bảng 3.13. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi tỷ lệ khấu-hạ trần là 1:3 ........................ 69 Bảng 3.14. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi tỷ lệ khấu-hạ trần là 1:2,5 ..................... 70 Bảng 3.15. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi tỷ lệ khấu-hạ trần là 1:2,1 ..................... 70 Bảng 3.16. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi tỷ lệ khấu-hạ trần là 1:5 ........................ 72 Bảng 3.17. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi tỷ lệ khấu-hạ trần là 1:4,3 ..................... 73 Bảng 3.18. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi tỷ lệ khấu-hạ trần là 1:3,7 ..................... 73 Bảng 3.19. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi tỷ lệ khấu-hạ trần là 1:7 ........................ 75 Bảng 3.20. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi tỷ lệ khấu-hạ trần là 1:6,1 ..................... 75 Bảng 3.21. Bảng thống kê tỷ lệ thu hồi than nóc khi tỷ lệ khấu-hạ trần là 1:5,2 ..................... 76 Bảng 3.22. Tỷ lệ thu hồi bình quân khi tỷ lệ khấu-hạ trần thay đổi ......................................... 77 Bảng 4.1. Bảng chiều dày vỉa theo phương của khu vực lò chợ nghiên cứu ........................... 80 v Bảng 4.2. Bảng thông số của thiết bị lò chợ[12] ...................................................................... 81 Bảng 4.3. Bảng các thông số vị trí lò chợ áp dụng thử nghiệm ................................................ 83 Bảng 4.4. Bảng thống kê sản lượng lò chợ với bước thu hồi rth = r = 0,63m ........................... 85 Bảng 4.5. Bảng thống kê sản lượng lò chợ với bước thu hồi rth = 2r = 1,26m ......................... 86 Bảng 4.6. Bảng thống kê sản lượng lò chợ với bước thu hồi rth = 3r = 1,89m ......................... 87 Bảng 4.7. Bảng tổng hợp kết quả áp dụng thử nghiệm bước thu hồi than hạ trần ................... 88 Bảng 4.8. Bảng các thông số vị trí lò chợ áp dụng thử nghiệm ................................................ 90 Bảng 4.9. Bảng thống kê sản lượng khai thác áp dụng tỷ lệ khấu-hạ trần 1:6,95 (chiều cao khấu 2,5m) ................................................................................................................................ 92 Bảng 4.10. Bảng thống kê sản lượng khai thác áp dụng tỷ lệ khấu-hạ trần 1:5,68 (chiều cao khấu 2,8m) ................................................................................................................................ 93 Bảng 4.11. Bảng thống kê sản lượng khai thác áp dụng tỷ lệ khấu-hạ trần 1:4,84 (chiều cao khấu 3,2m) ................................................................................................................................ 94 Bảng 4.12. Bảng tổng hợp kết quả áp dụng thử nghiệm tỷ lệ khấu-hạ trần ............................. 95 vi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mối tương quan giữa tổng trữ lượng than tại các mỏ với trữ lượng than tại các vỉa dày, dốc thoải và nghiêng ........................................................................................................... 5 Hình 1.2.Tỷ lệ trữ lượng vỉa dày, thoải đến nghiêng với tổng trữ lượng toàn mỏ ..................... 5 Hình 1.3. Biểu đồ sản lượng khai thác của lò chợ CGH hạ trần ................................................ 9 Hình 1.4. So sánh giá thành khai thác và năng xuất lao động của lò chợ CGH và lò chợ giá khung, giá xích ......................................................................................................................... 10 Hình 1.5. Đồng bộ thiết bị cơ giới hóa tại mỏ Hà Lầm ............................................................ 14 Hình 1.6. Khai thác vỉa dày thoải và nghiêng với việc lưu than vào không gian khai thác và thu hồi khi khai thác lớp dưới ................................................................................................... 18 Hình 1.7. Khai thác vỉa dày thoải với việc làm yếu lớp trên bằng khoan nổ mìn .................... 19 Hình 1.8. Sơ đồ công nghệ khai thác vỉa dày bằng tổ hợp cơ giới ........................................... 19 Hình 1.9. Sơ đồ công nghệ khai thác vỉa dày bằng tổ hợp cơ giới KM-130V với lưới liên kết .................................................................................................................................................. 20 Hình 1.10. Sơ đồ công nghệ khai thác hạ trần thu hồi than nóc ............................................... 22 Hình 1.11. Sơ đồ công nghệ khai thác hạ trần thu hồi than nóc dùng 1 máng cào .................. 22 Hình 1.12. Tổ hợp giàn chống tháo than hạ trần lên máng cào sau (tổ hợp giàn chống sử dụng 2 máng cào) .............................................................................................................................. 23 Hình 1.13. Sơ đồ công nghệ “Valenje” khai thác vỉa dày thoải và nghiêng tại Séc ................. 24 Hình 2.1. Sự phân bố áp lực tựa trước sau lò chợ khai thác ..................................................... 29 Hình 2.2. Phân bố biến dạng than nóc ...................................................................................... 30 Hình 2.3. Sơ đồ nguyên lý tác dụng tương hỗ giữa than sập đổ và đất đá khi tháo lên máng cào............................................................................................................................................. 32 Hình 2.4. Trạng thái gương lò khi lớp than hạ trần mỏng ........................................................ 34 Hình 2.5. Trạng thái gương lò khi lớp than hạ trần dày .......................................................... 34 Hình 2.6. Kết cấu sập đổ hình thức bán vòm của than nóc ...................................................... 35 Hình 2.7. Tổn thất than và bước hạ trần than ........................................................................... 36 Hình 2.8. Gương khấu lò chợ hạ trần khi nghiêng gương trần than về phía nguyên khối ....... 37 Hình 2.9. Gương khấu lò chợ hạ trần khi nghiêng gương trần than về phía phá hoả ............... 37 Hình 2.10. Sơ đồ nguyên lý thu hồi than với góc nghiêng mặt trượt về phía trước ................. 38 Hình 2.11. Ảnh hưởng của góc nghiêng trần than về phía trước đến mức độ tổn thất than, khi bước hạ trần bằng 3 lần chiều rộng tang khấu .......................................................................... 38 Hình 2.12. Ảnh hưởng của góc nghiêng trần than về phía trước đến mức độ tổn thất than khi bước hạ trần bằng bước khấu.................................................................................................... 39 Hình 2.13. Sơ đồ khai thác vỉa nghiêng theo hướng dốc xuống............................................... 41 Hình 2.14. Sơ đồ khai thác theo hướng dốc lên khi khai thác vỉa nghiêng .............................. 41 Hình 2.15. Sơ đồ khai thác vỉa dày thoải và nghiêng theo phương .......................................... 41 vii Hình 2.16. Sơ đồ khai thác lò chợ xiên chéo, hạ trần than nóc ................................................ 42 Hình 2.17. Ranh giới than và đá khi thu hồi than nóc liên tục nhiều lần [7] ............................ 45 Hình 2.18. Ranh giới than và đá phá hỏa khi thu hồi than nóc so le nhiều lần [7] .................. 46 Hình 2.19. Ranh giới than và đá phá hỏa khi thu hồi than nóc liên tục một lần[7] .................. 46 Hình 2.20. Ranh giới than và đá phá hỏa khi thu hồi than nóc so le một lần[7] ...................... 46 Hình 2.21. Quan hệ tỷ lệ khấu- hạ trần ..................................................................................... 47 Hình 3.1. So sánh kết quả giữa lời giải bằng giải tích và lời giải bằng phần mềm số Phase 2 54 Hình 3.2. Mô hình số phân tích các trường hợp bước thu hồi thay đổi .................................... 57 Hình 3.3. Phân bố chuyển vị và vùng phá hủy phía trước và phía sau giàn chống .................. 58 Hình 3.4. Mô hình mô phỏng khi bước thu hồi than hạ trần rth = 0,63m (bằng một tiến độ khấu) đối với vỉa dày 10m ........................................................................................................ 58 Hình 3.5. Đồ thị biểu thị tỷ lệ thu hồi than nóc khi thay đổi bước hạ trần khác nhau (vỉa dày 10m, chiều cao khấu 2,8m)....................................................................................................... 60 Hình 3.6. Mối quan hệ giũa tổn thất và bước hạ trần trong trường hợp vỉa dày đến 10m ....... 61 Hình 3.7. Đồ thị biểu thị tỷ lệ thu hồi than nóc khi khi thay đổi bước hạ trần khác nhau (vỉa dày 15m, chiều cao khấu 2,8m) ................................................................................................ 63 Hình 3.8. Đồ thị biểu thị tỷ lệ thu hồi than nóc khi khi thay đổi bước hạ trần khác nhau (vỉa dày 15m, chiều cao khấu 3m) ................................................................................................... 66 Hình 3.9. Đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa tỷ lệ thu hồi than hạ trần tương ứng với chiều dày vỉa và bước thu hồi than hạ trần ............................................................................................... 67 Hình 3.10. Mô hình phân tích số bài toán lò chợ trong vỉa dầy thu hồi than nóc khi thay đổi tỷ lệ chiều cao khấu gương với chiều cao thu hồi than nóc .......................................................... 68 Hình 3.11. Phân bố ứng suất và chuyển vị xung quanh khu vực lò chợ khai thác ................... 68 Hình 3.12. Phân bố chuyển vị và vùng phá hủy phía trước và phía sau giàn chống ................ 69 Hình 3.13. Đồ thị biểu thị tỷ lệ thu hồi than nóc khi tỷ lệ khấu-hạ trần thay đổi với điều kiện vỉa dày 10m .............................................................................................................................. 71 Hình 3.14. Đồ thị biểu thị tỷ lệ thu hồi than nóc khi tỷ lệ khấu-hạ trần thay đổi với điều kiện vỉa dày 15m .............................................................................................................................. 74 Hình 3.15. Đồ thị biểu thị tỷ lệ thu hồi than nóc khi tỷ lệ khấu-hạ trần thay đổi với điều kiện vỉa dày 20m .............................................................................................................................. 77 Hình 3.16. Mối quan hệ giữa tỷ lệ khấu-hạ trần và thu hồi than nóc ....................................... 77 Hình 4.1. Sơ đồ lò chợ khu vực nghiên cứu ............................................................................. 79 Hình 4.2. Biểu đồ sản lượng khai thác khi áp dụng bước thu hồi rth = r = 0,63m ................... 85 Hình 4.3. Biểu đồ sản lượng khai thác khi áp dụng bước thu hồi rth = 2r = 1,26m .................. 86 Hình 4.4. Biểu đồ sản lượng khai thác khi áp dụng bước thu hồi rth = 3r = 1,89m .................. 87 Hình 4.5. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa sản lượng khai thác lò chợ khi thay đổi bước thu hồi than hạ trần khác nhau .................................................................................................. 88 Hình 4.6. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa tỷ lệ thu hồi, tổn thất tương ứng với bước thu viii hồi than hạ trần ......................................................................................................................... 89 Hình 4.7. Biểu đồ sản lượng khai thác khi áp dụng tỷ lệ khấu-hạ trần 1:6,95 (chiều cao khấu 2,5m) ......................................................................................................................................... 92 Hình 4.8. Biểu đồ sản lượng khai thác khi áp dụng tỷ lệ khấu-hạ trần 1:5,68 (chiều cao khấu 2,8m) ......................................................................................................................................... 93 Hình 4.9. Biểu đồ sản lượng khai thác khi áp dụng tỷ lệ khấu-hạ trần 1:4,84 (chiều cao khấu 3,2m) ......................................................................................................................................... 94 Hình 4.10. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa sản lượng khai thác lò chợ khi thay đổi tỷ lệ khấu-hạ trần .............................................................................................................................. 95 Hình 4.11. Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa tỷ lệ thu hồi, tổn thất tương ứng với tỷ lệ khấu-hạ trần .............................................................................................................................. 96 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Than là một loại khoáng sản tự nhiên nằm sâu trong lòng đất trong điều kiện địachất mỏ phức tạp, có ảnh hưởng thuận lợi hay bất lợi cho công tác khai thác mỏ. Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng hoàn thiện, cơ giới hóa khai thác dần dần thay thế các công đoạn khai thác thủ công trước kia thì cần thiết phải nghiên cứu, lựa chọncông nghệ và thiết bị phù hợpvới điều kiện địa chất mỏ vốn có trong tự nhiên của mỗi khoáng sàng than. Để phát huy tốt nhất các ưu điểm khi tiến hành áp dụng công nghệ và thiết bị cơ giới hóa vào quá trình khai thác than thì điều kiện tiên quyết là hiểu rõ được các tác động, ảnh hưởng của yếu tố địa chất - kỹ thuật mỏ, khả năng áp dụng của công nghệ cũng như thiết bị sử dụng để xây dựng thông số công nghệ hợp lý. Theo Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng sản lượng khai thác than tại các mỏ phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 80 triệu tấn. Thực tế hiện nay, các mỏ than hầm lò đang khai thác trong điều kiện địa chất phức tạp, biến động lớn về chiều dày và dốc, nhiều phay phá kiến tạo và hầu hết các mỏ đang có xu hướng khai thác xuống sâu. Do đó, việc tăng sản lượng và khả năng cơ giới hóa đồng bộ ở các mỏ rất khó khăn. Sản lượng than khai thác bằng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ chỉ đạt 3%, còn lại đóng góp cho sản lượng chung của ngành là từ công nghệ thủ công(chiếm 97%). Trên cơ sở áp dụng thử nghiệm công nghệ cơ giới hóa khai thác tại các mỏ than hầm lò thời gian qua có thể thấy rằng, cơ giới hoá đồng bộ là giải pháp công nghệ then chốt trong việc nâng cao năng suất lao động , sản lượng khai thác và mức độ an toàn; Kết quả áp dụng thử nghiệm đã bước đầu đạt được những kết quả khả quan và mở ra triển vọng lớn về phát triển áp dụng cơ giới hóa trong các mỏ hầm lò. Trong điều kiện địa chất kỹ thuật các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh rất phức tạp nên đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đánh giácụ thể trong việc lựa chọn thông số kỹ thuật và thiết bị khai thác cơ giới hóa phù hợp. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện một số thông số công nghệ khai thác lò chợ cơ giới hóa đồng bộ hạ trần than ở vỉa dày, dốc thoải và nghiêng tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh”là rất cần thiết và cấp bách, đáp ứng nhu cầu tăng nhanh sản lượng khai thác than hầm lò. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu xác định các thông số công nghệ hợp lý đối với lò chợ cơ giới hoá đồng bộ hạ trần thu hồi than ở vỉa dày thoải và nghiêng tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh nhằm nâng cao mức độ an toàn lao động và hiệu quả khai thác. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là thông số công nghệ trong lò chợ cơ giới hóa đồng bộ, hạ trần thu hồi than nóc (chiều cao lớp than hạ trần, bước thu hồi than hạ trần). - Phạm vi nghiên cứu là các vỉa than dày, dốc thoải và nghiêng nhỏ hơn 350 thuộc các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh. 4. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về kinh nghiệm khai tháclò chợ sử dụng thiết bị cơ giới hóa đồng bộở các vỉa than dày, dốc thoải và nghiêngtrong nước và trên thế giới. - Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố địa chất – kỹ thuật mỏ đến quá trình thu hồi than nóc. - Hoàn thiện một số thông số công nghệ khai thác lò chợ sử dụng thiết bị cơ giới hóa đồng bộ hạ trần thu hồi than nóc ở các vỉa than dày, dốc thoải và nghiêng vùng Quảng Ninh. - Xác định thông số công nghệ khai thác lò chợ sử dụng thiết bị cơ giới hóa đồng bộ hạ trần than ở vỉa dày, dốc thoải và nghiêng tại một điều kiện cụ thể. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết về các vấn đề như: áp lực mỏ, quá trình dịch chuyển của trần than và đá vách, sự ảnh hưởng của các yếu tố địa chất - kỹ thuật mỏ đến quá trình thu hồi than nóc. - Phương pháp nghiên cứu tại thực tế hiện trường như: Khảo sát, đo đạc, thu thập các số liệu địa chất, kỹ thuật, quan sát quá trình khai thác tại lò chợ sử dụng thiết bị cơ giới hóa ở mỏ than Hà Lầm. - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh kết quả nghiên cứu và thực tế sản xuất. - Phương pháp mô hình số nghiên cứu sự phá hủy, dịch chuyển của than và đá vách trong quá trình khai thác vỉa than dày, dốc thoải và nghiêng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Luận án góp phần bổ sung cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu, xác định thông số công nghệ khai thác hợp lý khi lò chợ sử dụng thiết bị cơ giới hóa đồng bộ hạ trần thu hồi than nóc ở các vỉa than dày, dốc thoải và nghiêng. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đóng góp vào chương trình xây dựng hướng phát triển công nghệ cơ giới hóa khai thác tại các mỏ than hầm lò Việt Nam, giải quyết những khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả, an toàn sản xuất. 3 7. Các luận điểm bảo vệ - Trong lò chợ sử dụng thiết bị cơ giới hóa đồng bộ, thực tiễn cho thấy khi chiều dày vỉa nhỏ hơn 13m thì việc áp dụng bước thu hồi than hạ trần bằng với bước khấu gương (rth = r) sẽ cho hiệu quả tốt. Ngược lại, khi chiều dày vỉa lớn hơn 13m thì việc áp dụng bước thu hồi than hạ trần bằng 2 lần bước khấu gương (rth = 2r) mới mang lại hiệu quả. - Trong lò chợ sử dụng thiết bị cơ giới hóa đồng bộ, khi tỷ lệ khấu-hạ trần theo thực nghiệm có tỉ lệ tương quan 1:2,5 thì khả năng thu hồi than hạ trầnđạt được giá trị tối ưu.Khả năng thu hồi than cao nhất là khi tỷ lệ khấu-hạ trần lý tưởng 1:2,5. 8. Các điểm mới của luận án - Xác định được miền áp dụng bước thu hồi than hạ trần hợp lý ở lò chợ sử dụng thiết bị cơ giới hóa đồng bộ tại các vỉa than dày, dốc thoải và nghiêng. - Xác định được miền áp dụng tỷ lệ khấu - hạ trần hợp lý ở lò chợ sử dụng thiết bị cơ giới hóa đồng bộ tại các vỉa than dày, dốc thoải và nghiêng. 9. Các công trình đã công bố Tác giả luận án đã công bố12 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, báo cáo tại các hội nghị khoa học. 10. Khối lượng và kết cấu của luận án Nội dung của luận án được trình bày trong 105 trang đánh máy khổ A4 210x217mm với 43 bảng biểu, 61 hình vẽ và biểu đồ. Luận án được kết cấu gồm: phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận - kiến nghị. Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Vũ Chí, PGS.TS Phùng Mạnh Đắc, Bộ môn khai thác Hầm lò, Hội khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam. 11. Lời cảm ơn Tác giả luận án xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Mỏ, Bộ môn Khai thác Hầm lò, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, đặc biệt là PGS.TS Đặng Vũ Chí, PGS.TS Phùng Mạnh Đắc, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ NCS trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả luận án cũng đã nhận được nhiều đóng góp quý báu, sự ủng hộ, giúp đỡ và xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp, ban lãnh đạo Viện KHCN mỏ-Vinaco min cơ quan NCS công tác, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, lãnh đạo và tập thể các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam, đặc biệt là Mỏ than Hà Lầm đã tạo điều kiện giúp đỡ NCS có thực nghiệm hoàn chỉnh kiểm chứng Luận án nghiên cứu đưa vào thực tế sản xuất. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KINH NGHIỆM KHAI THÁC LÒ CHỢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ Ở CÁC VỈA THAN DÀY, DỐC THOẢI VÀ NGHIÊNG TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.1. KINH NGHIỆM KHAI THÁC VỈA DÀY, DỐC THOẢI VÀ NGHIÊNG TRONG NƯỚC Căn cứ Quy phạm kỹ thuật khai thác hầm lò than và diệp thạch 18-TCN-52006, theo đặc điểm chiều dày và góc dốc, các vỉa than được phân chia theo từng nhóm như sau [4]: - Theo chiều dày: vỉa rất mỏng (0,7m); vỉa mỏng (0,71 ÷ 1,20m); vỉa trung bình (1,21 ÷ 3,5m); vỉa dày (>3,5m). - Theo góc dốc: vỉa thoải (<15º); vỉa nghiêng (15 ÷ 35º); vỉa dốc nghiêng (35 ÷ 55º); vỉa dốc đứng (55º). Với mục tiêu nghiên cứu hoàn thiện một số thông số của sơ đồ công nghệ cơ giới hóa khai thác vỉa dày, thoải đến nghiêng. Đối tượng nghiên cứu là vỉa than có chiều dày dốc thoải và nghiêng và góc dốc < 35 độ. Phần lớn các vỉa than này phân bố tại các mỏ than Hà Lầm, Nam Mẫu, Vàng Danh, Núi Béo, Hạ Long, Khe chàm và Thống Nhất và chiếm khoảng 44,41% tổng trữ lượng đã được quy hoạch. Chi tiết xem bảng 1.1. Bảng 1.1. Tổng hợp trữ lượng than tại các mỏ hầm lò lớn vùng Quảng Ninh và tỷ lệ trữ lượng than trong các vỉa dày, dốc thoải và nghiêng TT Tên mỏ Trữ lượng toàn Trữ lượng vỉa dày, dốc thoải Tỷ lệ % mỏ, 1000 tấn đến nghiêng, 1000 tấn 1 Mạo Khê 74.909 2.789 3,7 2 Nam Mẫu 43.543 22.921 52,6 3 Uông Bí 38.741 0 0,0 4 Vàng Danh 43.666 26.967 61,8 5 Hà Lầm 50.973 49.364 96,8 6 Núi Béo 64.474 51.777 80,3 7 Dương Huy 59.076 9.773 16,5 8 Quang Hanh 25.157 2.786 11,1 9 Thống Nhất 37.422 17.679 47,2 10 Hạ Long 94.666 64.834 68,5 11 Khe Chàm 72.935 23.482 32,2 12 Mông Dương 25.083 7.708 30,7 630.645 280.080 44,4 Tổng cộng 5 94.666 100.000 90.000 80.000 74.909 72.935 70.000 64.834 64.474 59.076 60.000 50.973 49.364 50.000 51.777 43.666 43.543 38.741 37.422 40.000 30.000 26.967 22.921 25.157 23.48225.083 17.679 20.000 9.773 10.000 2.789 7.708 2.786 0 0 Mạo Khê Nam Mẫu Uông Bí Vàng Danh Hà Lầm Núi Béo Dương Huy Trữ lượng toàn mỏ, 1000 tấn Quang Hanh Thống Nhất Hạ Long Khe Chàm Mông Dương Vỉa dày, dốc thoải đến nghiêng, 1000 tấn Hình 1.1. Mối tương quan giữa tổng trữ lượng than tại các mỏ với trữ lượng than tại các vỉa dày, dốc thoải và nghiêng Trữ lượng toàn mỏ, 630.645.10 3 T; 100% Trữ lượng vỉa dày, dốc thoải đến nghiêng; 280.080.10 3 T; 44,4% Hình 1.2.Tỷ lệ trữ lượng vỉa dày, thoải đến nghiêng với tổng trữ lượng toàn mỏ Phân tích bảng 1.1và biểu đồ trên cho thấy trữ lượng các khu vực vỉa dày thoải đến nghiêng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn so với tổng trữ lượng của các mỏ, trong đó tập trung cao tại mỏ Hà Lầm, Núi Béo và Hạ Long. Trong những năm vừa qua, việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ khi khai thác các vỉa than tại các mỏ hầm lò Việt Nam vẫn còn hạn chế. Với điều kiện vỉa dày, dốc thoải và nghiêng thì Công nghệ cơ giới hóa khai thác hạ trần được triển khai trong ngành mỏ 6 Việt Nam theo cả hai mô hình bao gồm máy khấu kết hợp với giàn chống có kết cấu thu hồi 01 máng cào (than hạ trần và than khấu gương được vận tải chung trên 01 tuyến máng cào đặt tại luồng gương) hay máy khấu kết hợp với giàn chống có kết cấu thu hồi 02 máng cào (than gương và than thu hồi vận tải độc lập thông qua máng cào gương đặt tại luồng gương và máng cào thu hồi nằm phía phá hỏa). Trong đó, công nghệ cơ giới hóa đồng bộ sử dụng máy khấu với giàn chống có kết cấu thu hồi 01 máng cào được triển khai tại Công ty than Vàng Danh từ năm 2008, tiếp đó tại Công ty than Nam Mẫu từ năm 2010; công nghệ cơ giới hóa đồng bộ sử dụng máy khấu với giàn chống có kết cấu thu hồi 02 máng cào được triển khai tại Công ty than Hà Lầm từ năm 2015 đến nay. Chi tiết kết quả áp dụng đạt được các công nghệ như sau: 1.1.1. Kinh nghiệm áp dụng Công nghệ CGH đồng bộ, lò chợ sử dụng máy khấu kết hợp với giàn chống có kết cấu thu hồi 01 máng cào [4]. a. Khái quát quá trình triển khai áp dụng Công nghệ CGH đồng bộ hạ trần thu hồi than nóc đã được triển khai tại lò chợ II-8-2 khu giếng Vàng Danh từ tháng 01/2008 ÷ 12/2013 theo hai giai đoạn, trong đó: - Giai đoạn I (từ ngày 01/12/2007÷ 27/3/2008): thực hiện có tính chất thử nghiệm nhằm mục tiêu khẳng định khả năng làm việc và sự phù hợp của giàn chống cơ giới hóa với điều kiện địa chất mỏ Vàng Danh, lò chợ có chiều dài 45m, chiều dài theo phương khu khai thác 30m. Trong giai đoạn I, lò chợ lắp đặt tổng cộng 30 giàn chống tự hành Vinaalta do Công ty Cổ phần Chế tạo máy phối hợp với Công ty ALTA của Cộng hoà Séc sản xuất tại Việt Nam và sử dụng máy khấu MG-200W1, máng cào SGB-620/110x2 sản xuất tại Trung Quốc cùng các thiết bị đi kèm được tiếp nhận từ Công ty than Khe Chàm.Sản lượng khai thác được của giai đoạn I là 21.341 tấn với một số thông số công nghệ chính như chiều cao khấu gương 2,5m, chiều dày lớp than hạ trần trung bình 5,0m và bước thu hồi than hạ trần là 0,63m. - Giai đoạn II (từ 16/6/2008 - 12/2013) lò chợ được triển khai đồng bộ với chiều dài 120m, theo đó lò chợ được lắp thêm 50 giàn chống, nâng tổng số giàn chống trong lò chợ là 80 giàn và các đồng bộ thiết bị của lò chợ được nhập khẩu từ Cộng hoà Séc gồm: máy khấu MB-450E, máng cào DSS-260/2x90, máy chuyển tải DSS-190, máy nghiền, ...v.v. Một số thông số công nghệ chính giai đoạn này là: chiều cao khấu gương 2,8m, chiều dày lớp than hạ trần trung bình 4,7m và bước thu hồi than hạ trần là 0,8m. Do điều kiện địa kỹ thuật mỏ biến động phức tạp, trang thiết bị chưa đồng bộ, chất lượng thiết bị chưa hoàn chỉnh. Quá trình khai thácgiai đoạn 2 xảy ra một số sự cố làm gián đoạn sản xuất với thời gian dừng lớn, nguyên như điều kiện trụ vách trong lò chợ biến động khi vỉa thu hẹp lại khấu đá răng cắt máy khấu không cắt được phải khấu căn tẩy nổ mìn;thiết bị máy khấu bị hỏng phải khấu thủ công từ 12/5/2011 - 3/6/2011, sau đó phải dừng lò chợ để sửa chữa thiết bị, thay thế các vật tư thiết bị hư hỏng; thời 7 gian dừng lò chợ từ 14/11/2011 - 15/6/2012 để cắt ngắn 40m đầu lò chợ do đá trụ nổi cục bộ với chiều cao 1,6  3,0 m; dừng hoạt động từ ngày 10/7/2012 đến 7/8/2012 để hàn, sửa chữa máng cào lò chợ DSS-260; dừng lò chợ từ 8/7/2012 đến 24/8/2012 do lượng nước chảy vào lò chợ lớn (lớn nhất vào ngày 19/8/2012, lên tới 394 m3/h), ... Các sự cố nêu trên đã xảy ra các hỏng hóc mang tính dây chuyền làm cho đồng bộ thiết bị hoạt động không còn hiệu quả nên từ tháng 11/2012, các bên đã thống nhất dừng khai thác lò chợ để thu rút thiết bị ra ngoài mặt bằng, thời gian thu rút từ tháng 01/2013 - 12/2013. Như vậy, tính từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2013 công nghệ cơ giới hóa khai thác tại Công ty than Vàng Danh đã triển khai với thời gian tổng cộng là 6 năm. Trong đó, thời gian dừng khai thác để sửa chữa là 1 năm 3 tháng (từ tháng 6/2011 đến hết tháng 8/2012); thời gian hoạt động khai thác và có sửa chữa thiết bị thường kỳ là 3 năm 8 tháng; thời gian thực hiện thu hồi hệ thống thiết bị lò chợ là 13 tháng (từ tháng 12/2012 đến 12/2013). Tổng sản lượng khai thác được là 459.924tấn.Thống kê sản lượng theo từng tháng xem bảng 1.2. Bảng 1.2. Tổng hợp sản lượng khai thác của lò chợ CGHtại mỏ Vàng Danh Sản lượng than khai thác (tấn) Năm Tháng 2008 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 (sản lượng tính theo giai đoạn I 21.341 tấn) Tháng 5 2009 2010 8.361 22.342 16.343 10.767 14.885 18.828 17.226 6.746 12.272 9.606 2011 2012 Tháng 6 8.032 9.542 9.910 Tháng 7 21.976 5.898 5.982 Tháng 8 19.264 8.170 14.357 Tháng 9 18.941 11.716 10.915 2.471 Tháng 10 24.640 20.031 15.721 3.331 Tháng 11 17.391 18.740 11.141 Tháng 12 18.352 20.292 5.767 Tổng 128.596 163.476 142.082 18.983 5.802 NSLĐ 10,0 10,2 10,8 3,6 5,5 Năng suất lao động trung bình: 9,5 tấn/công Tổng sản lượng than khai thác giai đoạn II: 458.939 (tấn) 8 Từ kinh nghiệm tại Công ty than Vàng Danh, tháng 8/2010công nghệ cơ giới hóa sử dụng giàn thu hồi 01 máng cào tiếp tục được triển khai tại Công ty than Nam Mẫuvới một số thông số công nghệ chính như chiều cao khấu gương 2,8m, chiều dày lớp than hạ trần trung bình 3,9m và bước thu hồi than hạ trần là 0,8m.. Tính đến thời điểm tạm dừng khai thác chuyển thiết bị ra ngoài mặt bằng để trung tu bảo dưỡng (tháng 6/2015), công nghệ cơ giới hóa khai thác tại Công ty than Nam Mẫu đã triển khai được 59 tháng, trong đó 49 tháng lò chợ hoạt động, 10 tháng lò chợ chuyển diện và tháo chuyển thiết bị. Công nghệ đã được triển khai tại 04 lò chợ (03 lò chợ tại vỉa 6 và 01 lò chợ tại vỉa 5), tổng sản lượng khai thác được là 665.336 tấn. Chi tiết sản lượng theo các tháng xem bảng sau. Bảng 1.3. Tổng hợp sản lượng khai thác của lò chợ CGH tại mỏ Nam Mẫu Sản lượng khai thác (tấn) Năm Tháng Tổng cộng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tháng 1 23.682 4.729 2.915 7.540 38.866 Tháng 2 20.622 7.457 6.341 4.805 39.225 Tháng 3 17.891 11.381 24.498 13.389 7.544 74.703 Tháng 4 22.825 9.005 36.500 16.322 4.244 88.896 Tháng 5 24.480 5.236 30.006 13.085 1.790 74.597 Tháng 6 15.202 5.768 12.819 10.650 44.439 Tháng 7 8.715 3.653 21.912 7.194 41.474 Tháng 8 9.107 9.140 5.307 20.320 1.274 45.148 Tháng 9 7.001 7.804 5.596 19.032 2.582 42.015 Tháng 10 8.992 7.651 3.192 17.105 10.172 47.112 Tháng 11 21.400 7.501 2.419 10.600 20.606 62.526 Tháng 12 28.150 6.075 371 5.068 26.273 65.937 Tổng cộng 74.650 171.588 NSLĐ 9,0 8,7 64.114 3,2 204.201 124.462 11,3 6,9 25.922 664.937 3,1 7,20 b. Đánh giá kết quả áp dụng Tổng hợp kết quả áp dụng trong những năm vừa qua cho thấy tại mỏ Vàng Danh sản lượng khai thác đạt từ 2.471 ÷ 24.640 tấn/tháng, trung bình 12.139 tấn/tháng; công suất lò chợ đạt từ 128.596 ÷ 163.476 tấn/nămm, trung bình 145.673 tấn/năm; NSLĐ đạt từ 3,6 ÷ 10,8 tấn/công, trung bình 9,5 tấn/công. Tại mỏ Nam Mẫu sản lượng khai thác đạt từ 1.274 ÷ 36.540 tấn/tháng, trung bình 11.847 tấn/tháng; công 9 suất lò chợ đạt từ 64.114 ÷ 204.201tấn/năm, trung bình 142.486tấn/năm; NSLĐ đạt từ 3,1 ÷ 11,3 tấn/công, trung bình 7,2 tấn/công. Tổng hợp kết quả đánh giá xem bảng 1.4. Bảng 1.4. Bảng tổng hợp kết quả áp dụng CGH hạ trần than nóc sử dụng giàn tự hành loại 1 máng cào Các chỉ tiêu cơ bản Sản lượng tháng (tấn/tháng) Vàng Danh Nam Mẫu Trung bình 2.471 ÷ 24.640 1.274 ÷ 36.500 1.274 ÷ 36.500 12.139 11.874 11.982 Công suất lò chợ (tấn/năm) Năng suất lao động (tấn/công) 1000T 64.114 ÷ 204.201 128.596 ÷ 163.476 64.114 ÷ 204.201 145.673 142.486 3,6 ÷ 10,8 3,1 ÷ 11,3 3,1 ÷ 11,3 9,5 7,2 8,1 143.788 250 142 200 145 150 100 50 0 Nam Mẫu Vàng Danh 2008 2009 2010 2011 2013 2014 2015 Trung bình 2012 (Ghi chú: Giá trị trung bình không tính năm 2011, 2012 tại Vàng Danh và không tính năm 2010, 2015 tại Nam Mẫu do không khác thác hết năm) Hình 1.3. Biểu đồ sản lượng khai thác của lò chợ CGH hạ trần Tỷ lệ tổn thất tại các lò chợ cơ giới hóa hạ trần sử dụng giàn thu hồi 01 máng cào tại Công ty than Vàng Danh từ 15 ÷ 20%, tại Công ty than Nam Mẫu là 22,3  31,9%, tương ứng với tỷ lệ thu hồi than từ 68,1÷ 85,0, trung bình 76,6%. Giá trị này tương đương với tỷ lệ thu hồi của các lò chợ giá khung, giá xích hạ trần trong cùng điều kiện. Về năng suất lao động, lò chợ CGH cao gấp cao gấp 1,5 lần so với lò chợ giá khung, giá xích trong cùng điều kiện đã chứng minh khả năng giải quyết vấn đề nhân lực của công nghệ cơ giới hóa. Phân tích các yếu tố tham gia trong giá thành khai thác 10 800 09 08 600 08 7 700 27 03,6 07 238 06 500 5.3 400 05 134 04 266,8 300 18 15 200 03 02 172 291 100 tấn/công x1000đ cho thấy mặc dù lò chợ cơ giới hóa có chi phí tiền lương và chi phí bảo hiểm thấp hơn so với lò chợ giá khung, nhưng tổng thể giá thành phân xưởng khai thác một tấn than vẫn cao gấp 2,6 lần (703.568 đồng/266.806 đồng). Tuy nhiên, công suất lò chợ trung bình đạt thấp, từ 142.000 ÷ 145.000 tấn/năm (khoảng 32% so với thiết kế 450.000 tấn/năm) - tương đương với các lò chợ giá khung hoặc giá xích trong khi chi phí đầu tư lớn dẫn đến giá thành khai thác cao và chưa đạt được hiệu quả về mặt kinh tế. 01 61 0 CGH Vinalta - Giá khung, giá xích Vật liệu Nhiên liệu, động lực Tiền lương + Bảo hiểm Khấu hao cơ bản Chi phí khác NSLĐ Hình 1.4. So sánh giá thành khai thác và năng xuất lao động của lò chợ CGH và lò chợ giá khung, giá xích Nguyên nhân dẫn đến công suất của lò chợ cơ giới hóa chưa đạt mục tiêu đề ra được đúc rút tổng kết như sau: * Nguyên nhân xuất phát từ điều kiện địa chất: Các nguyên nhân xuất phát từ điều kiện địa chất ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cơ giới hóa tại các công ty than Vàng Danh và Nam Mẫu gồm các yếu tố: góc dốc vỉa lớn, đá kẹp duy trì có độ kiên cố lớn hơn khả năng cắt của máy khấu phải nổ, đá trụ nổi cục bộ, đá vách cứng với bước sập đổ lớn gây lở gương tụt nóc, ... Chi tiết ảnh hưởng của từng yếu tố như sau: - Do yếu tố góc dốc vỉa:trong quá trình khai thác lò chợ CGH tại Công ty than Nam Mẫu đã nhiều lần gặp sự cố trôi trượt giàn chống, máy khấu vận hành khó khăn và cắt liên động điều khiển làm gián đoạn sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. - Do đá kẹp:Tại mỏ Vàng Danhtrong quá trình khai thác lò chợ II-8-2 khu giếng, dọc gương lò chợ luôn duy trì và tồn tại từ 1  3 lớp đá kẹp bột kết phân lớp dày từ 0,4  0,8 mcứng hơn khả năng cắt của máy khấu. Để xử lý trong những trường hợp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan