Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu mô hình xác định sai lệch trên báo cáo tài chính của các công ty thuộ...

Tài liệu Nghiên cứu mô hình xác định sai lệch trên báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán việt nam

.PDF
73
233
70

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH SAI LỆCH TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Sinh viên thực hiện TRẦN NGỌC SƠN MSSV: 13D340301055 LỚP: ĐH Kế toán 8A Cần Thơ, 2017 TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN –TÀI CHÍNH –NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH SAI LỆCH TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Cán bộ hƣớng dẫn Ths. Nguyễn Minh Nhật Sinh viên thực hiện TRẦN NGỌC SƠN MSSV: 13D340301055 LỚP: ĐH Kế toán 8A Cần Thơ, 2017 LỜI CẢM ƠN Trải qua hơn 3 năm học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Tây Đô, nhờ sự giảng dạy, chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô, em đã đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản nhất về chuyên ngành kế toán. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi về cách thức, phƣơng pháp nghiên cứu khóa luận chuyên ngành kế toán em cũng không tránh khỏi những lúng túng cũng nhƣ sai sót về đề tài mà mình nghiên cứu. Trên cơ sở đó, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp chân thành của quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng nói riêng và quý thầy cô trƣờng Đại học Tây Đô nói chung để em có thể hoàn thiện và báo cáo thành công khóa luận tốt nghiệp của mình. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình, sâu sát của thầy Nguyễn Minh Nhật đã giúp đỡ em nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Kính chúc quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trƣờng Đại Học Tây Đô luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2017 Sinh viên thực hiện Trần Ngọc Sơn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết bài nghiên cứu này đƣợc hoàn thành dựa trên các số liệu có thật, và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2017 Sinh viên thực hiện Trần Ngọc Sơn ii LỜI NÓI ĐẦU Báo cáo tài chính là những báo cáo hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng nhƣ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác báo cáo tài chính là công cụ để các công ty công bố tình hình sản xuất kinh doanh với những đối tƣợng quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng). Bởi vậy báo cáo tài chính cẩn đảm bảo tính minh bạch, phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp. Sai phạm báo cáo tài chính là yếu tố quan trọng nhằm xác minh tính trung thực của các thông tin kế toán và hoạt động tài chính. Nhƣ vậy, trƣớc khi sử dụng, báo cáo tài chính cần đƣợc xác định có sai phạm hay không. Trƣờng hợp có sai sai phạm sẽ làm ảnh hƣởng đến tất cả những chủ thể sử dụng báo cáo đó. Các chủ thể bao gồm bản thân doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan. Gian lận nói chung và gian lận trên báo cáo tài chính nói riêng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và ngày càng biểu hiện tinh vi, là hành vi không thể triệt tiêu. Gian lận có ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển của xả hội. Tại Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia trên thế giới, nguy cơ xuất hiện gian lận trên báo cáo tài chính doanh nghiệp ở rất cao. Bài viết thực hiện tìm hiểu bản chất của gian lận trong Báo cáo tài chính, đồng thời đƣa ra một số dẫn chứng Báo cáo kiểm toán của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán để minh hoạ về khả năng xảy ra gian lận trong Báo cáo tài chính. Kết thúc bài viết, tác giả tổng hợp về những khả năng xảy ra gian lận trên Báo cáo tài chính và đƣa ra một số khuyến nghị để gia tăng sự minh bạch hoá thông tin kế toán tài chính, cũng nhƣ những chú ý cho nhà đầu tƣ khi đầu tƣ vốn vào các công ty này. iii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2017 Giảng viên hƣớng dẫn Nguyễn Minh Nhật iv MỤC LỤC Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ..............................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................3 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................3 1.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................................3 1.3.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................................3 1.4. Đối tƣợng – Phạm vi nghiên cứu .....................................................................4 1.4.1. Đối tƣợng ..................................................................................................4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4 1.4.2.1. Phạm vi về thời gian .........................................................................4 1.4.2.2. Phạm vi về không gian ......................................................................4 1.5. Cấu trúc khóa luận ...........................................................................................4 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............5 2.1. Cơ sở lý luận về sai phạm trong BCTC ........................................................... 5 2.1.1. Định nghĩa về BCTC và sai phạm, gian lận trong BCTC ........................5 2.1.2. Động cơ gây gian lận trên BCTC .............................................................6 2.1.2.1. Sự ổn định tài chính hay khả năng sinh lời bị ảnh hƣởng bởi tình hình kinh tế, ngành nghề kinh doanh hay điều kiện hoạt động của đơn vị ............6 2.1.2.2. Áp lực cao đối với Nhà quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên thứ ba ..........................................................................................7 2.1.2.3. Động cơ liên quan đến hợp đồng nhân sự ......................................... 8 2.1.3. Những thủ thuật gian lận trong BCTC .................................................. ..9 v 2.1.3.1. Ghi nhận sai thời kỳ về các khoản mục doanh thu, chi phí ........... ..9 2.1.3.2. Ghi nhận doanh thu ảo ................................................................... 10 2.1.3.3. Che giấu nợ .................................................................................... 11 2.1.3.4. Công bố thông tin trong báo cáo tài chính không đúng ................. 11 2.1.3.5. Xác định giá tài sản, chi phí không đúng ....................................... 12 2.1.4. Trách nhiệm ngăn ngừa gian lận trong BCTC ...................................... 12 2.1.4.1. Trách nhiệm của Ban Giám đốc ..................................................... 12 2.1.4.2. Trách nhiệm của kiểm toán viên ................................................... 13 2.1.5. Các nghiên cứu về nhận diện gian lận trong BCTC .............................. 13 2.1.5.1. Nghiên cứu trong nƣớc .................................................................. 13 2.1.5.2. Nghiên cứu nƣớc ngoài .................................................................. 16 2.2. Dữ liệu và phƣơng pháp thu thập số liệu ngành bất động sản ...................... 22 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 22 2.2.2. Mô tả dữ liệu ......................................................................................... 23 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu sai phạm BCTC ngành Bất động sản ................... 27 2.3.1. Khung nghiên cứu ................................................................................. 27 2.3.1.1. Mô hình M-score của Beneish (1999) ........................................... 27 2.3.1.2. Mô hình dồn tích của Friedlan (1994) ........................................... 28 2.3.1.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng gian lận báo cáo tài chính của Rhee và các cộng sự (2003) ................................ 29 2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 29 Chƣơng 3 GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM .......................... 32 3.1. Thực trạng về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam năm 2016 ........................ 32 3.2. Thực trạng về chênh lệch thông tin trên BCTC trƣớc và sau kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán ......................................... 36 vi 3.2.1. Thực trạng trong nƣớc ........................................................................... 36 3.2.2. Thực trạng ở nƣớc ngoài ....................................................................... 39 3.3. Tổng quan về thị trƣờng bất động sản tại Việt Nam .................................... 40 3.3.1. Khái niệm về bất động sản .................................................................... 40 3.3.2. Khái quát về thị trƣờng bất động sản tại Việt Nam............................... 41 3.3.3. Hƣớng đi cho thị trƣờng Bất động sản tại Việt Nam ............................ 42 Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .... 44 4.1. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 44 4.1.1. Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình.................................... 44 4.1.2. Kết quả mô hình .................................................................................... 46 4.1.2.1. Kết quả bƣớc 1: Lựa chọn những biến có ý nghĩa trong mô hình . 46 4.1.2.2. Kết quả bƣớc 2: Xây dựng mô hình M-score phù hợp với dữ liệu ngành Bất động sản 2013 – 2015 ......................................................................... 48 4.1.2.3. Kết quả bƣớc 3: Ƣớc lƣợng ngƣỡng giá trị phù hợp để phân loại các công ty sai phạm báo cáo tài chính đồng thời xác định tính chính xác của mô hình qua dữ liệu ngành bất động sản năm 2016 .................................................. 48 4.2. Thảo luận về kết quả nghiên cứu .................................................................. 53 Chƣơng 5 KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.................................................. 54 5.1. Khuyến nghị .................................................................................................. 54 5.1.1. Về phía doanh nghiệp ............................................................................ 54 5.1.1.1. Nâng cao vai trò của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát ........... 54 5.1.1.2. Nâng cao vai trò của Kiểm toán độc lập ........................................ 54 5.1.1.3. Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức của đội ngũ kế toán .. 55 5.1.2. Về phía Nhà nƣớc .................................................................................. 55 5.1.2.1. Tăng cƣờng các biện pháp xử lý vi phạm ...................................... 55 5.1.2.2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trên thị trƣờng chứng khoán ......... 56 vii 5.1.2.3. Hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam .......................................... 56 5.1.3. Về phía nhà đầu tƣ ................................................................................. 57 5.2. Kết luận ......................................................................................................... 57 viii DANH SÁCH CÁC BIỂU, BẢNG, HÌNH Hình 2.1 Mô hình tam giác gian lận......................................................................... 16 Bảng 2.1 Kết quả nghiên cứu của ACFE ................................................................. 19 Bảng 2.2 Kết quả thống kê số liệu theo loại gian lận ACFE ................................... 19 Bảng 2.3 Mô tả các biến trong mô hình ................................................................... 24 Bảng 2.4 Bảng kiểm tra mức độ chính xác của mô hình ......................................... 31 Bảng 3.1 Một số DN BĐS triển vọng theo số liệu về quỹ đất (11/2014) ................ 41 Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến độc lập đƣa vào mô hình .......................... 44 Bảng 4.2 Bảng ma trận hệ số tƣơng quan của các biến trong mô hình .................... 46 Bảng 4.3 Bảng thống kê kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình ..................... 46 Bảng 4.4 Bảng kết quả ƣớc lƣợng mô hình (1) ........................................................ 47 Bảng 4.5 Bảng kết quả ƣớc lƣợng mô hình (2) ........................................................ 48 Bảng 4.6 Ngƣỡng M-socre tƣơng ứng với mức xác suất dự báo ............................. 49 Bảng 4.7 Kết quả chạy mô hình qua dữ liệu ngành Bất động sản 2016 .................. 52 Bảng 4.8 Bảng tổng hợp các dự báo theo ngƣỡng xác suất ..................................... 52 Bảng 4.9 Bảng kết quả mức độ chính xác của mô hình ........................................... 53 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên x Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Gian lận trong công bố thông tin trên Báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những chủ đề thời sự hiện nay, đặc biệt sau sự kiện hàng loạt các công ty hàng đầu trên thế giới bị phá sản vào đầu thế kỷ 21. Các công ty bị phá sản đã cho là có gian lận về BCTC có thể kể ra rất nhiều nhƣ: Lucent, Xerox, Rite Aid, Waste Management, Micro Strategy, Raytheon, Sunbeam, Enron, Worldcom, Global Crossing, Adelphia, Qwest,… Điển hình là Enron – công ty khí tự nhiên lớn nhất nƣớc Bắc Mỹ tập niên 90, giá cổ phiếu Enron tăng vùn vụt qua các năm (tăng 311% từ 1990 đến 1998), là ngôi sao sáng chói trên thị trƣờng chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên sự tăng trƣởng không ngừng đó lại đi kèm với gian lận. Ban điều hành đã khai thác những khe hở kế toán, sử dụng các thể chế đặc thù và các báo cáo tài chính không trung thực để đẩy giá cổ phiếu, làm hài lòng các nhà đầu tƣ Phố Wall. Thậm chí họ còn gây áp lực với công ty kiểm toán bỏ qua các vấn đề rủi ro ở Enron. Khi mọi việc vỡ lở đã làm công ty phá sản, giá cổ phiếu đang từ mức đỉnh 90 USD năm 2000 rơi xuống xuống còn chƣa tới 1 USD vào cuối tháng 11/2011, các nhà đầu tƣ mất trắng hàng tỷ USD và khoảng 20.000 nhân viên mất việc làm. Vụ bê bối này cũng đánh động các nhà chức trách ban hành luật mới nhằm tăng cƣờng tính chính xác BCTC Nhà quản lý cao cấp gồm cả Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc tài chính (CFO) của những công ty này đều bị cho rằng đã tham gia vào việc chế biến số liệu đƣa đến gian lận BCTC. Rõ ràng, việc phát hiện sai phạm trên BCTC nhằm đảm bảo tính trung thực của nó đã trở thành thách thức lớn đối với các nhà quản lý doanh nghiệp cũng nhƣ các bên có liên quan. Do vậy, gian lận trong BCTC luôn là chủ đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn, năm 1996 Beasley đã tiến hành phân tích kinh nghiệm mối liên hệ giữa thành phần Ban Giám đốc và gian lận BCTC của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy số thành viên độc lập từ bên ngoài công ty trong Ban Giám đốc càng nhiều thì hành động gian lận BCTC càng giảm. Nghiên cứu năm 2002 của Rezaee tập trung nhận diện nguyên nhân, hậu quả và phƣơng pháp ngăn chặn hành vi gian lận BCTC của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ở Mỹ. Nghiên cứu đã trình bày các giải pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa nhằm giảm thiểu hành động gian lận BCTC, bao gồm các giải pháp đến phân tích chức năng, vai trò của các bên có liên quan đến quy trình lập và công bố BCTC của công ty nhƣ Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát, Kiểm soát nội bộ, đội ngũ quản lý cấp cao, Kiểm toán độc lập, các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Rõ ràng, nhận diện gian lận 1 trong BCTC đã đƣợc nghiên cứu ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, chƣa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam. Việc phát sinh gian lận trên BCTC ở những công ty có tầm vóc lớn đã làm phát sinh sự quan tâm ngày càng nhiều về tính trung thực, hợp lý của BCTC. Nó cũng là thách thức lớn đối với ngƣời quản lý công ty cũng nhƣ đối với Kiểm toán viên trong việc phát hiện các sai phạm trên BCTC. Do vậy, gian lận luôn là chủ đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu và nhiều nghề nghiệp khác nhau quan tâm. Ngoài những vi phạm của các công ty đại chúng có thể nhìn ra đƣợc, các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán cũng cho hay, những năm gần đây nền kinh tế rất khó khăn. Không ít doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán rơi vào hoàn cảnh doanh thu bán hàng giảm, hàng hóa chậm luân chuyển, trong khi lãi suất ngân hàng lại lên cao, chi phí đầu vào cao,… Khiến công ty không hoàn thành kế hoạch, thậm chí còn lỗ nặng. Điều này dẫn đến việc một vài đơn vị có những gian lận để làm đẹp BCTC nhằm phục vụ các mục tiêu khác nhau. Vì vậy, mặc dù các công ty kiểm toán đã thực hiện đủ các thủ tục và chuẩn mực, nhƣng vẫn không thể phát hiện đƣợc hết các gian lận từ phía các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các quy định về lập BCTC hiện tại về các bên liên quan vẫn còn theo hƣớng liệt kê mà chƣa chú trọng vào việc xây dựng nguyên tắc xác định đâu là các bên liên quan cũng nhƣ yêu cầu cụ thể về thuyết minh các giao dịch với các bên liên quan, tạo điều kiện cho các công ty né tránh hoặc không trình bày đầy đủ về các thông tin này, ảnh hƣởng đến chất lƣợng của BCTC. Trong những năm gần đây, ngành Bất động sản tại Việt Nam đang có chiều hƣớng hồi phục và dần đi vào quỹ đạo. Các dự án nhà ở, đất đai, kinh doanh,… đã và đang phát triển một cách chóng mặt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Thị trƣờng bất động sản là thị trƣờng quan trọng trong nền kinh tế, có mối liên hệ mật thiết với các thị trƣờng khác, nhƣ: thị trƣờng vật liệu xây dựng, thị trƣờng lao động, thị trƣờng khoa học công nghệ và đặc biệt là với thị trƣờng tài chính, tiền tệ. Theo phân tích đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ở các nƣớc phát triển nếu đầu tƣ vào lĩnh vực BĐS tăng lên 1 USD sẽ thúc đẩy các lĩnh vực khác của nền kinh tế phát triển 1,5 - 2 USD. Vì thế, trong tƣơng lai, ngành Bất động sản là ngành có tiềm năng, cần đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển. Để thu hút đƣợc nguồn đầu tƣ cho ngành này, tính minh bạch và trung thực của thông tin đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, cơ chế phát hiện và xử lý sai sót trên BCTC của Việt Nam hiện chƣa đƣợc hoàn thiện. Vì vậy, vấn đề gian lận trên BCTC của ngành Bất động sản cần đƣợc quan tâm hơn nữa. Từ những phân tích về hậu quả của sai phạm báo cáo tài chính nhƣ trên, kết hợp với những thông tin về thị trƣờng Bất động sản Việt Nam, cho thấy việc phát hiện sai phạm báo cáo tài chính ngành này là rất cần thiết. 2 Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu mô hình xác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đƣợc thực hiện để xác định các nhân tố có thể giúp Kiểm toán viên, Ban Quản trị cũng nhƣ cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhận diện khả năng gian lận trong BCTC của các công ty niêm yết, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa tình trạng này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài này là nghiên cứu mô hình xác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính trung thực trong báo cáo tài chính của các công ty trên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mô tả thực trạng về sai lệch báo cáo tài chính các công ty ngành Bất động sản niêm yết trên hai sàn chứng khoán (HNX, HOSE) trong ba năm 2013 - 2015. Xây dựng mô hình dự đoán sai lệch BCTC phù hợp với ngành Bất động sản Việt Nam năm 2016 dựa trên những mô hình sẵn có và đƣợc chứng minh có hiệu quả cao trong việc đánh giá sai lệch BCTC. Đánh giá khả năng dự báo mô hình đƣợc xây dựng, đồng thời từ mô hình đƣa ra những đề xuất hữu ích cho những đối tƣợng quan tâm về nhận diện sai lệch báo cáo tài chính trọng yếu. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu đƣợc thu thập từ các mẫu BCTC trƣớc và sau kiểm toán của 54 công ty ngành Bất động sản niêm yết trên 02 sàn chứng khoán (HNX, HOSE) trong ba năm 2013 - 2015. 1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu (sẽ đề cập chi tiết ở chương 2) Sử dụng phần mềm Eviews 6 để tiến hành thống kê mô tả dữ liệu (giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất,…) các biến thu thập đƣợc dựa trên số liệu thu thập từ các mẫu BCTC trƣớc và sau kiểm toán của 54 công ty ngành Bất động sản niêm yết trên 02 sàn chứng khoán (HNX, HOSE) trong ba năm 2013 2015. Phƣơng pháp định lƣợng sử dụng mô hình logistic ƣớc lƣợng bằng phần mềm Eviews 6. Mô hình logistic với biến đầu ra là biến giả 0; 1 nhằm nhận dạng báo cáo tài chính có dấu hiệu sai lệch hay không. Mô hình logistic này sử dụng 3 dữ liệu các mẫu báo cáo tài chính trƣớc và sau kiểm toán của 54 công ty ngành Bất động sản niêm yết trên 02 sàn chứng khoán (HNX, HOSE) trong ba năm 2013 - 2015. Sau khi xây dựng đƣợc mô hình ƣớc lƣợng, kiểm định tính chính xác của mô hình trên phần mềm Excel với số liệu từ báo cáo tài chính trƣớc và sau kiểm toán của các công ty thuộc ngành Bất động sản năm 2016. Khóa luận sử dụng mô hình Beneish để dự đoán khả năng sai sót trọng yếu do gian lận báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên 02 sàn chứng khoán (HNX, HOSE). Nghiên cứu của Beneish (1999) đã xây dựng mô hình M-score (M viết tắt của “manipulation” - thao túng) để xác định để xác định các công ty có thực hiện thao túng thu nhập hay không. 1.4. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng Đối tƣợng nghiên cứu của bài viết là những sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài chính của 54 công ty ngành Bất động sản niêm yết trên 02 sàn chứng khoán (HNX, HOSE) trong ba năm 2013 – 2015. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Phạm vi về thời gian - Thời gian thu thập số liệu: số liệu để thực hiện đề tài đƣợc thu thập trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016. - Thời gian thực hiện đề tài: đề tài đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ 13/02/2017 đến 05/5/2017. 1.4.2.2. Phạm vi về không gian Mẫu số liệu nghiên cứu đƣợc chọn từ các Báo cáo tài chính (BCTC) trƣớc và sau kiểm toán của 54 công ty ngành Bất động sản niêm yết trên 02 sàn chứng khoán (HNX, HOSE). 1.5. Cấu trúc khóa luận Chƣơng 1: Mở đầu. Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Giới thiệu về thị trƣờng chứng khoán tổng quan về thị trƣờng Bất động sản tại Việt Nam. Chƣơng 4: Kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu. Chƣơng 5: Khuyến nghị - Kết luận. 4 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về sai phạm trong BCTC 2.1.1. Định nghĩa về BCTC và sai phạm, gian lận trong BCTC Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán là sự trình bày một cách hệ thống về các thông tin tài chính quá khứ, bao gồm các thuyết minh có liên quan, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán bao gồm: báo cáo tình hình tài chính; báo cáo kết quả hoạt động; báo cáo lƣu chuyển tiền tệ; thuyết minh báo cáo tài chính; báo cáo khác theo quy định của pháp luật (Điều 29, Luật Kế toán số: 88/2015/QH13). Theo từ điển tiếng Việt: gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khoé nhằm lừa gạt ngƣời khác. Theo nghĩa rộng: gian lận là việc xuyên tạc sự thật, thực hiện các hành vi không hợp pháp nhằm lừa gạt, dối trá để thu đƣợc một lợi ích nào đó. Ba biểu hiện thƣờng thấy của gian lận là: chiếm đoạt, lừa đảo và ăn cắp. Theo Lý thuyết Kiểm toán (GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa- NXB Tài chính): sai phạm là yếu tố mấu chốt trong việc xác minh tính trung thực của thông tin kế toán và hoạt động tài chính. Sai phạm bao gồm gian lận và sai sót. “Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tƣ lợi”. “Sai sót là lỗi không cố ý, thƣờng đƣợc hiểu là sự nhầm lẫn bỏ sót hoặc yếu kém về năng lực gây ra sai phạm”. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (BTC, 2012, mục I: Quy định chung): “Sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận và sai sót, cần xem xét hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý”. Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 cũng định nghĩa: “Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều ngƣời trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp”. Nhƣ vậy, gian lận và sai sót đều là hành vi sai phạm; trong lĩnh vực tài chính kế toán các hành vi này gây lệch lạc thông tin, phản ánh sai thực tế. Tuy nhiên, hai hành vi này khác nhau về khía cạnh ý thức và mức độ “trong yếu” của sai phạm. Về mặt ý thức, sai sót là hành vi không có chủ ý, nguyên nhân của sai sót có thể là do năng lực hạn chế hoặc do sao nhãng, thiếu thận trong trong công việc; trong khi đó gian lận là hành vi có chủ ý cố ý gây ra sự sai khác để trục lợi. Từ sự 5 khác nhau về ý thức nên gian lận đƣợc che giấu rất tinh vi và khó phát hiện, còn sai sót dễ phát hiện hơn. Một sự khác nhau nữa của gian lận và sai sót là mức độ trong yếu. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 320 (BTC, 2012, mục I: Quy định chung), thông tin đƣợc coi là trọng yếu nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hƣởng đến các quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Nếu hành vi gian lận thì luôn đƣợc xem là nghiêm trọng, còn hành vi sai sót mức độ trọng yếu đƣợc xem xét trên qui mô và tính chất của sai phạm. Các sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý. Luận văn chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các sai sót cố ý trong báo cáo tài chính hay nói cách khác là nghiên cứu các gian lận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 2.1.2. Động cơ gây gian lận trên BCTC 2.1.2.1. Sự ổn định tài chính hay khả năng sinh lời bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế, ngành nghề kinh doanh hay điều kiện hoạt động của đơn vị Tình hình tài chính hay mức sinh lời không ổn định của doanh nghiệp vẫn luôn là nguyên nhân phổ biến nhất khiến doanh nghiệp phải thực hiện các thao túng trên báo cáo tài chính. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung rất cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ. Hay nói cách khác, tài chính của doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn liền với việc tổ chức, huy động, phân phối, quản lý và sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sự tồn tại cũng nhƣ nổ lực của doanh nghiệp trên mọi mặt hoạt động, là kết quả tất yếu của mọi mặt mà doanh nghiệp hoạt động. Dựa vào đó, ngƣời sử dụng BCTC sẽ biết đƣợc tình trạng hay trạng thái cụ thể cũng nhƣ xu thế phát triển của doanh nghiệp về an ninh tài chính, mức độ độc lập tài chính, về chính sách huy động sử dụng vốn, về tình hình và khả năng thanh toán. Đồng thời cũng qua xem xét tình hình tài chính ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tƣ có thể dự báo đƣợc những chỉ tiêu tài chính trong tƣơng lai, dự báo đƣợc những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp sắp đƣơng đầu nhằm giảm thiểu tối đa tỷ xuất rủi ro trong đầu tƣ cho bản thân mình. Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tƣ, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Để nhận 6 thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể (mức sinh lời). Chính vì những lý do trên, sự ổn định về tình hình tài chính hay khả năng sinh lời của doanh nghiệp ảnh hƣởng rất nhiều đến quyết định của nhà đầu tƣ. Những nhà đầu tƣ sẽ xem xét các số liệu mà doanh nghiệp công bố trên BCTC và áp dụng các công thức tính toán để quyết định có nên đầu tƣ vào doanh nghiệp hay không. Đồng thời, vì một số lý do chủ quan hoặc khách quan mà sự ổn định về tính hình tài chính hay khả năng sinh lời của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng không tốt bởi tình hình kinh tế, ngành nghề kinh doanh hay điều kiện hoạt động của đơn vị,… dẫn đến doanh nghiệp có động cơ gian lận trên BCTC nhằm qua mắt nhà đầu tƣ, thu hút nhà đầu tƣ góp vốn vào công ty mình. 2.1.2.2. Áp lực cao đối với Nhà quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên thứ ba Có nhiều lý do khiến các bản báo cáo tài chính không minh bạch và một trong số đó là cổ phiếu bị đánh giá quá cao (overvaluation). Giá cổ phiếu cao đồng nghĩa với kỳ vọng cao của nhà đầu tƣ về khả năng sinh lợi của công ty, từ đó gây sức ép lên các nhà lãnh đạo buộc phải tạo ra mức lợi nhuận tƣơng ứng nếu không muốn nhận phản ứng tiêu cực từ thị trƣờng. Mặt khác, các nhà lãnh đạo cũng nắm giữ một số lƣợng lớn cổ phiếu, nên bản thân họ không muốn giá cổ phiếu bị sụt giảm. Những lý do này khiến các nhà quản lý khó có lựa chọn nào khác hơn là tìm những thủ thuật thao túng BCTC. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc có điều kiện thực hiện hành vi gian lận vì họ có khả năng làm sai lệch sổ kế toán và lập báo cáo tài chính gian lận bằng cách khống chế kiểm soát mà dƣờng nhƣ đang hoạt động tốt. Mặc dù mức độ rủi ro xảy ra việc Ban Giám đốc khống chế kiểm soát ở mỗi đơn vị là khác nhau , nhƣng rủi ro này có thể tồn tại trong tất cả các đơn vị . Do việc khống chế kiểm soát xảy ra không thể đoán trƣớc đƣợc nên đây là loại rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận và là rủi ro đáng kể . Sai sót cố ý có thể xuất phát từ chủ định của Ban Giám đốc nhằm điều chỉnh kết quả kinh doanh, làm ngƣời sử dụng báo cáo tài chính hiểu sai về tình hình hoạt động và khả năng sinh lời của đơn vị đƣợc kiểm toán. Việc điều chỉnh kết quả kinh doanh có thể bắt đầu từ những hành vi nhỏ hoặc những điều chỉnh không thích hợp đối với các giả định và thay đổi các xét đoán của Ban Giám đốc. Áp lực và động cơ dẫn đến các hành vi nêu trên có thể tăng thêm mức độ ảnh hƣởng và dẫn đến việc lập báo cáo tài chính gian lận. Đó là khi do áp lực phải đạt đƣợc các mục tiêu về thị trƣờng hoặc mong muốn tối đa hóa tiền lƣơng và 7 thƣởng dựa trên hiệu quả hoạt động, Ban Giám đốc cố ý tìm mọi cách lập báo cáo tài chính gian lận bằng cách tạo ra sai sót trọng yếu đối với báo cáo tài chính. Trong một số đơn vị, Ban Giám đốc có thể tìm cách báo cáo giảm lợi nhuận nhằm làm giảm số thuế phải nộp (ví dụ: thuế suất thuế TNDN thay đổi từ mức 25% năm 2013 xuống còn 22% năm 2014 và 20% năm 2017, điều này càng làm cho các Nhà quản lý thúc đẩy hành vi gian lận BCTC nhằm điều chỉnh lợi nhuận để tiết kiệm chi phí thuế TNDN; Giả sử thu nhập chịu thuế của năm 2013 là 1.000.000 thì thuế TNDN phải nộp là 25% x 1.000.000 = 250.000, khi Doanh nghiệp điều chỉnh thu nhập chịu thuế của năm 2013 xuống còn 800.000 thì thuế TNDN phải nộp là 25% x 800.000 = 200.000, như vậy thuế TNDN phải nộp giảm 50.000 tức là 25% x 200.000 = 50.000 và số thu nhập điều chỉnh giảm năm 2013 là 200.000 sẽ được dịch chuyển sang năm 2014 phần thu nhập được điều chỉnh này sẽ chịu thuế suất TNDN 22%. Do đó thuế TNDN phải nộp trên phần thu nhập chịu thuế được điều chỉnh của năm 2013 chuyển qua là 22% x 200.000 = 44.000. Như vậy Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 6.000 chi phí thuế TNDN phải nộp. Hay nói cách khác, Doanh nghiệp sẽ kiếm được 3% trên số thu nhập chịu thuế được điều chỉnh) hoặc báo cáo tăng lợi nhuận để việc vay vốn ngân hàng đƣợc thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, rủi ro về việc kiểm toán viên không phát hiện hết sai sót trọng yếu xuất phát từ hành vi gian lận của Ban Giám đốc là cao hơn so với việc phát hiện sai sót do gian lận của nhân viên, bởi vì Ban Giám đốc thƣờng xuyên có điều kiện trực tiếp hoặc gián tiếp thao túng việc ghi sổ kế toán, trình bày các thông tin tài chính gian lận hoặc khống chế các thủ tục kiểm soát đƣợc thiết lập nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận tƣơng tự của các nhân viên khác. Đối với một số hợp đồng đi vay, khi chủ nợ cho rằng doanh nghiệp đang làm ăn không có lãi, gặp rủi ro mất khả năng thanh toán nợ, chủ nợ có thể yêu cầu tăng lãi suất các khoản nợ hoặc yêu cầu thanh toán khoản nợ ngay lập tức. Bởi vậy, doanh nghiệp có động cơ điều chỉnh lợi nhuận để tránh các rắc rối liên quan đến hợp đồng đi vay. Hệ quả là, các nhà quản trị sử dụng thủ thuật để tăng lợi nhuận. Chính vì thế, nếu công ty muốn nhận đƣợc vốn đầu tƣ từ các bên thứ ba thì nhất thiết công ty đó phải có BCTC hợp lý và thể hiện sức khỏe tài chính tốt của công ty. Bởi thế, dù muốn hay không muốn nhà quản lý vẫn luôn có xu hƣớng tiến hành thao túng báo cáo tài chính để nhận đƣợc sự ủng hộ từ các bên thứ ba. 2.1.2.3. Động cơ liên quan đến hợp đồng nhân sự Nhà quản trị doanh nghiệp đƣơng nhiệm có khả năng đối mặt với nguy cơ bị sa thải nếu công ty làm ăn thua lỗ, bởi vậy anh ta có động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận để tránh việc bị sa thải. Mặt khác, khi đã có sự thay đổi nhà quản trị 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan