Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh thái bình...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh thái bình

.PDF
197
446
83

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ HỒNG VÂN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DÂU TẰM BỀN VỮNG TẠI TỈNH THÁI BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ HỒNG VÂN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DÂU TẰM BỀN VỮNG TẠI TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngà nh: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Tất Thắng 2. PGS.TS. Trần Hữu Cường NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018 Tác giả luận án Lê Hồng Vân i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS. Nguyễn Tất Thắng và PGS.TS. Trần Hữu Cường đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, các tổ chức và doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm ở địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2018 Tác giả luận án Lê Hồng Vân ii MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ..................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vi Danh mục bảng .......................................................................................................... vii Danh mục đồ thị ......................................................................................................... ix Danh mục hình ............................................................................................................ ix Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... ix Danh mục hộp ...............................................................................................................x Trích yếu luận án ......................................................................................................... xi Thesis abstract ........................................................................................................... xiii Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.4. Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................4 1.4.1. Về lý luận ...................................................................................................... 4 1.4.2. Về phương pháp............................................................................................. 4 1.4.3. Về thực tiễn ................................................................................................... 5 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................5 Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................6 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ....................................6 2.1.1. Khái niệm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ............................................ 6 2.1.2. Vai trò của phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ........................................... 8 2.1.3. Đặc điểm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững............................................ 10 2.1.4. Nội dung phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ............................................ 11 iii 2.1.5. Tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ................................ 19 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dâu tằm bền vững .................. 21 2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ....................................25 2.2.1. Thực tiễn về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững trên thế giới ................... 25 2.2.2. Thực tiễn về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ở Việt Nam .................... 33 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho tỉnh Thái Bình .......................... 37 Tóm tắt phần 2 ............................................................................................................39 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................40 3.1. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................40 3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 40 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................... 42 3.1.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn đối với sản xuất dâu tằm bền vững ................. 47 3.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................49 3.2.1. Cách tiếp cận ............................................................................................... 49 3.2.2. Khung phân tích........................................................................................... 50 3.2.3. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu............................................ 50 3.2.4. Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu ................................................... 52 3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin .................................................................. 53 3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................ 54 Tóm tắt phần 3 ............................................................................................................57 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................58 4.1. Khái quát chung về sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình .....................................58 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 58 4.1.2. Khái quát về sản xuất dâu tằm ...................................................................... 59 4.1.3. Các tác nhân trong sản xuất dâu tằm ............................................................ 61 4.2. Thực trạng phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình ..................................63 4.2.1. Thực trạng phát triển quy mô sản xuất dâu tằm ............................................ 63 4.2.2. Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất dâu tằm ....................... 65 4.2.3. Thực trạng đầu tư cho phát triển sản xuất ..................................................... 67 4.2.4. Thực trạng phát triển kỹ thuật trong sản xuất dâu tằm .................................. 71 4.2.5. Thực trạng phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ......................... 82 4.2.6. Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình.................... 85 iv 4.3. Đánh giá mức độ bền vững của phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình ......................................................................................................95 4.3.1. Theo tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế ................................................. 95 4.3.2. Theo tiêu chí phát triển bền vững về xã hội .................................................. 96 4.3.3. Theo tiêu chí phát triển bền vững về môi trường .......................................... 97 4.3.4. Đánh giá chung về mức độ phát triển bền vững của sản xuất dâu tằm ........... 98 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ................. 100 4.4.1. Chủ trương, chính sách về phát triển sản xuất dâu tằm ............................... 100 4.4.2. Quy hoạch phát triển sản xuất dâu tằm ....................................................... 103 4.4.3. Năng lực trình độ của cán bộ ...................................................................... 107 4.4.4. Nhận thức, hiểu biết của người sản xuất dâu tằm ........................................ 109 4.4.5. Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp, các ngành và các tác nhân ......................... 111 4.4.6. Thị trường, giá cả tiêu thụ .......................................................................... 114 4.5. Giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình .................................................................................................... 120 4.5.1. Tiềm năng, xu thế phát triển, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức .................................................................................................. 120 4.5.2. Quan điểm và định hướng phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại Thái Bình ................................................................................................... 123 4.5.3. Giải pháp phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại thái bình ...................... 126 Tóm tắt phần 4 .......................................................................................................... 145 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 146 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 146 5.2. Kiến nghị .................................................................................................... 147 Danh mục các công trình công bố .............................................................................. 149 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 150 Phụ lục ................................................................................................................... 157 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BQ Bình quân CC Cơ cấu CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CPKH Chi phí khấu hao DT Diện tích Đ Đồng ĐVT Đơn vị tính GO Tổng giá trị sản xuất (Gross output) GT Giá trị GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất HTX Hợp tác xã IC Chi phí trung gian (Intermediate cost) MI Thu nhập hỗn hợp (Mixed income) NN Nông nghiệp NXB Nhà xuất bản SL Số lượng SX Sản xuất TSCĐ Tài sản cố định UBND Uỷ ban nhân dân VA Giá trị gia tăng (Value added) VIETSERI Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương (Vietnam Sericultural Research Centre) vi DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Sản lượng tơ tằm các nước trên thế giới thời gian gần đây ...............................28 2.2. Tình hình sản xuất dâu tằm Việt nam thời gian gần đây ...................................35 3.1. Một số chỉ tiêu thời tiết khí hậu bình quân 2006 - 2015 ....................................41 3.2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai tỉnh Thái Bình qua 3 năm 2013 – 2015 ..43 3.3. Tình hình dân số và lao động tỉnh Thái Bình qua 3 năm 2013 – 2015 ...............45 3.4. Kết quả phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015 ................48 3.5. Số lượng hộ nông dân điều tra..........................................................................51 3.6. Phạm vi thu thập số liệu đã công bố .................................................................52 3.7. Bảng điểm và thang đo mức độ phát triển bền vững .........................................56 4.1. Thực trạng diện tích dâu tỉnh Thái Bình ...........................................................63 4.2. Thực trạng số hộ nuôi tằm tỉnh Thái Bình ........................................................64 4.3. Diện tích đất bình quân 1 hộ sản xuất dâu tằm .................................................64 4.4. Đầu tư vốn của Nhà nước giai đoạn 2010 – 2015 .............................................68 4.5. Đầu tư nhà và điều hòa của người nuôi tằm tỉnh Thái Bình ..............................70 4.6. Đầu tư nhà nuôi tằm của các nhóm hộ ..............................................................70 4.7. Giống trong sản xuất dâu tằm giai đoạn 2006 – 2015 .......................................72 4.8. Thực hiện chăm sóc dâu, tằm ...........................................................................75 4.9. Thực trạng kỹ thuật trong sản xuất dâu.............................................................77 4.10. Thực trạng kỹ thuật mới trong nuôi tằm ...........................................................78 4.11. Ảnh hưởng của nuôi tằm con tập trung tới kết quả sản xuất..............................79 4.12. Phòng trừ bệnh hại trong nuôi tằm ...................................................................81 4.13. Liên kết trong sản xuất dâu tằm .......................................................................83 4.14. Kết quả phát triển sản xuất dâu tỉnh Thái Bình .................................................85 4.15. Kết quả phát triển sản xuất kén tằm tỉnh Thái Bình ..........................................87 4.16. Kết quả sản xuất dâu tằm của các hộ ................................................................88 4.17. Chi phí cho sản xuất của các hộ trong một năm ................................................89 4.18. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ trong một năm ...................................90 4.19. Việc làm trong sản xuất dâu tằm ......................................................................91 4.20. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa .................................................92 vii 4.21. Sự tham gia của phụ nữ....................................................................................92 4.22. Đánh giá ảnh hưởng của sản xuất dâu tằm đến môi trường ...............................94 4.23. Tỷ lệ thất thu do môi trường và dịch bệnh ........................................................95 4.24. Đánh giá sản xuất dâu tằm theo tiêu chí phát triển bền vững ............................99 4.25. Hiểu biết của cán bộ địa phương .................................................................... 108 4.26. Năng lực của người sản xuất dâu tằm ............................................................. 109 4.27. Danh sách các cơ sở ươm tơ và thu mua kén tỉnh Thái Bình........................... 115 4.28. Kết quả khảo sát ý kiến người nuôi tằm về thị trường tiêu thụ ........................ 117 4.29. Ảnh hưởng của giá kén đến sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình ......................... 118 4.30. Kết quả khảo sát ý kiến người nuôi tằm về giá thu mua kén ........................... 120 4.31. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức .................................... 122 viii DANH MỤC ĐỒ THỊ TT Tên đồ thị Trang 4.1. Cơ cấu quy mô diện tích dâu của nông hộ năm 2015 .......................................65 4.2. Biến động cơ cấu giống tằm từ 2006 đến 2015 .................................................73 4.3. Sát trùng phòng dịch và tỷ lệ tổn thất kén giai đoạn 2006 - 2015 ......................81 4.4. Kết quả phát triển sản xuất dâu giai đoạn 2006 - 2015......................................86 4.5. Sự tham gia của phụ nữ trong sản xuất dâu tằm................................................93 4.6. Mức độ phát triển bền vững của sản xuất dâu tằm....................................................... 99 DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất dâu tằm bền vững....................................20 3.1. Bản đồ tỉnh Thái Bình ......................................................................................40 3.2. Khung phân tích phát triển sản xuất dâu tằm bền vững .....................................50 DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang 4.1. Vòng đời con tằm (Bombyx Mori L.)...............................................................60 4.2. Kênh tiêu thụ kén tằm tỉnh Thái Bình............................................................. 117 ix DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Hộ là đơn vị sản xuất dâu tằm cơ sở .................................................................66 4.2. Diện tích dâu của hộ sẽ tăng trong thời gian tới ................................................69 4.3. Trạm dâu tằm Việt Hùng đủ khả năng cung cấp giống dâu ...............................72 4.4. Tư thương là người cung cấp trứng giống ........................................................74 4.5. Nhà máy ươm tơ thu mua kén trực tiếp từ hợp tác xã .......................................82 4.6. Người nuôi tằm chỉ cần liên hệ với người thu mua kén.....................................84 4.7. Thuốc trừ sâu ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất ............................................94 4.8. Sản xuất dâu tằm ít được địa phương quan tâm .............................................. 103 4.9. Quy hoạch ở cơ sở đã có ảnh hưởng tích cực đến sản xuất ............................. 107 4.10. Nội dung tập huấn chỉ tập trung vào vấn đề kỹ thuật ...................................... 108 4.11. Vai trò của Hợp tác xã trong việc liên kết các hộ sản xuất .............................. 112 4.12. Thị trường tơ tằm cấp cao ươm tự động có nhu cầu rất lớn ............................. 115 4.13. Người dệt lụa không rõ người ươm tơ mua kén ở đâu .................................... 119 x TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Lê Hồng Vân Tên Luận án: Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN). Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng phát triển, mức độ bền vững sản xuất dâu tằm trên địa bàn tỉnh Thái Bình, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu Bằng cách tiếp cận theo các phương pháp như tiếp cận hệ thống sản xuất, tiếp cận phát triển bền vững, tiếp cận theo các tác nhân, tiếp cận có sự tham gia, cùng với xây dựng khung phân tích phù hợp đã giúp triển khai thực hiện tốt các bước thu thập số liệu và thông tin. Các phương pháp phân tích được áp dụng như thống kê mô tả, so sánh, phân tích kinh tế, phương pháp SWOT và đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng phương pháp cho điểm theo thang đo 4 mức. Kết quả chính và kết luận Qua nghiên cứu đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như nội dung về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững. Đã phát triển các khái niệm có liên quan và đưa ra khái niệm về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững. Trên cơ sở phân tích tình hình phát triển sản xuất dâu tằm trên thế giới và trong nước thời gian qua, nghiên cứu khẳng định rằng đối với vùng truyền thống như Thái Bình, sản xuất dâu tằm vẫn có cơ hội để phát triển và phát triển bền vững. Đề tài đã đúc rút thành bảy bài học kinh nghiệm cho sự phát triển sản xuất dâu tằm tại địa bàn nghiên cứu. Luận án đã đánh giá, phân tích thực trạng phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình từ 2006 đến 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy trồng dâu nuôi tằm là hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống hiện mang lại thu nhập cho 2.905 hộ gia đình và giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 6.414 lao động trong đó chủ yếu là lao động nữ, lao động phụ, lao động nông nhàn. Trong 10 năm qua, sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình gặp rất nhiều khó khăn và suy giảm nghiêm trọng theo chiều rộng, diện tích dâu giảm 65,1%, số hộ nuôi tằm giảm 67,2%. Nếu xét theo chiều sâu thì sản xuất dâu tằm có bước tiến đáng kể: năng suất dâu tăng 13,1%; năng suất kén tăng 159% đạt 2.108 kg/ha dâu; giá trị sản xuất kén tằm/hecta đất trồng dâu tăng nhanh nhưng không đủ bù đắp sản lượng và giá trị do sự giảm sâu về quy mô sản xuất. Trên tổng thể dâu tằm Thái Bình vẫn là sản xuất nhỏ và kém phát triển. Nghiên cứu đã sử dụng thang đo 4 mức với xi bộ tiêu chí đánh giá để đo mức độ bền vững của sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình. Tổng điểm đạt được E = 24/40 điểm, ở mức độ kém bền vững. Thực tế sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình đang tồn tại nhiều khó khăn bất cập cần khắc phục là: i) Quy mô sản xuất nhỏ; ii) Chưa tổ chức được nuôi tằm con riêng; iii) Đầu tư hạn chế, thiếu tập trung vào những vấn đề trọng tâm; iv) Kỹ thuật sản xuất lạc hậu, ít nuôi được tằm lưỡng hệ kén trắng; v) Liên kết yếu kém đã hạn chế kết quả và hiệu quả sản xuất. Luận án đã phân tích 6 yếu tố ảnh hưởng chính đến phát triển sản xuất dâu tằm bền vững. Trong đó, thị trường giá cả là nguyên nhân trực tiếp làm sản xuất suy giảm mạnh, nhưng cũng cho thấy tiềm năng của thị trường kén trắng lưỡng hệ có nhu cầu cao và ổn định. Ngoài ra, trình độ của cán bộ, người sản xuất, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tác nhân chưa đủ để giúp cho sản xuất dâu tằm Thái Bình theo kịp xu thế phát triển nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng trong và ngoài nước. Thái Bình cần tận dụng cơ hội thị trường kén trắng, phát huy thế mạnh nuôi tằm điều hòa nhiệt độ đang tăng nhanh, chuyển hướng sang nuôi tằm lưỡng hệ. Để sản xuất dâu tằm ở địa bàn nghiên cứu phát triển bền vững, dựa trên các quan điểm, định hướng và căn cứ khoa học, luận án đề xuất một số các giải pháp chủ yếu là: 1) Hoàn thiện chủ trương, chính sách; 2) Điều chỉnh quy hoạch; 3) Tổ chức sản xuất và hệ thống các tác nhân; 4) Thu hút đầu tư cho phát triển; 5) Nâng cao năng lực cán bộ, nhận thức hiểu biết người sản xuất; 6) Chuyển sang nuôi tằm lưỡng hệ, trồng giống dâu lai mới; 7) Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật; 8) Tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; 9) Phát triển thị trường tiêu thụ kén, tơ tằm; và 10) Tổ chức thực hiện các giải pháp. Các giải pháp trên cần phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ mới phát huy hết tác dụng, sản xuất dâu tằm mới có thể phát triển bền vững. Tỉnh Thái Bình cần quan tâm hơn đến sản xuất dâu tằm và nên xem dâu tằm như di sản thế hệ trước để lại, nếu phát triển tốt không những mang lại việc làm, thu nhập cho nông dân, mà còn thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội khác phát triển. Ngược lại, sẽ là điều đáng tiếc nếu sản xuất dâu tằm không còn trên địa bàn. Thái Bình cần có kế hoạch và là người đứng ra tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm huy động sức mạnh của các các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân phục vụ cho công cuộc phát triển sản xuất dâu tằm trong Tỉnh. Như vậy, kết quả luận án là cơ sở khoa học cho việc định hướng và đưa ra giải pháp phát triển sản xuất dâu tằm bền vững. Luận án là kênh cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý của Bộ, tỉnh Thái Bình, các cơ quan tham mưu, các tổ chức nghiên cứu, kinh tế - xã hội và các cá nhân tham khảo. Đồng thời từ đây cũng rút ra bài học cho các địa phương sản xuất dâu tằm khác. xii THESIS ABSTRACT PhD. candidate: Le Hong Van Thesis title: Research on sustainable development of sericulture production in Thai Binh province Major: Agricultural Economics Code: 9.62.01.15 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA). Research Objectives To evaluate the situation, sustainable level and to analyze factors affecting to sustainable development of sericultural production at Thai Binh province. Propose some major solutions and suggestions in order to improve sericultural production towards sustainable development in the future. Materials and Methods The thesis used approach methods such as production system, sustainable development, approach by factors and participant; Establishing appropriate analytical framework have helped to implement steps of garthering information and primary data. Methods of data analysis applied include descriptive statistics, comparison, economic analysis, SWOT method and assessment on sustainable development by a set of indicators according to 4 level scale. Main findings and conclusions This thesis codified theoretical and practical issues and contents of sustainable development in sericultural production. The author developed some relevant concepts, especially for the concept of sustainable development in sericultural production. Based on analysing development of sericultural production in some countries over the world and Vietnam, this research showed prospects of sericulture development in Thai Binh, a traditional sericultural region. The author also draws 7 experiences learnt for Thai binh. This thesis was conducted to understand the current development situation of sericultural production in Thai Binh province at aspects of economy, society and environment during period 2006 - 2015. The research results showed that sericulture, a traditional agricultural activity, is securing employment for 2.905 famer households with more than 6.414 labour, in which most of them are women, auxiliary labour and agricultural leisure. After ten years, sericultural production size has reduced seriously: famer households reduced 67,2%, mulberry area reduced 65,1%. However, from profound angle, sericultural production developed considerably: mulberry yield increased 13,1%; cocoon yield obtained 2.108kg/ha increased 159%; cocoon productivity value per mulberry hectare increased fast but not enough to make total xiii cocoon productivity value develop due to decline of production size. The overall view, sericultural production in Thai Binh is small scale and underdeveloped. The research used 4 level scale with a set of indicators to measure sustainability. Total indicators marks E = 24/40, at level of weak sustainable development. In fact, Thai Binh sericultural production is facing many obstacles such as: (i) Small production scale; (ii) Unrealized organization young age silkworm rearing separately; (iii) Low investment for production, no focus on major problems; (iv) Backward technology; (v) Dowgraded linkage between factors, restricted result and effect of production. The thesis analyzed six main factors affecting to sustainable sericultural production development. In which, market and price are main reasons cause the decline of sericulture, but white cocoon market showed high potentiality of demand and stable prices. In addition, offficer ability, producer understanding, support of government, profession, factors are not enough to help Thai Binh sericultural production follow development trending towards bivoltine silkworm, white cocoon. Thai Binh should take full opportunity of white cocoon market, to promote strength silkworm rearing by air-conditioner, to change to bivoltine silkworm. In order to promote sericulture production towards sustainable and based on science foumdation, some major solutions were proposed include: i) Improve policy for development; ii) Regulate development scheme; iii) Organize production, factor system; iv) Attracte investment for development; v) Enhance officer ability, farmer understanding; vi) Switch to bivoltine silkworm, hibryd mulberry; vii) Promote applying advanced technology; viii) Strengthen linkage between factors; ix) Develope cocoon, silk markets and x) Carry out solutions for sericulture development. Thai Binh has to pay more attention to sericulture and should treat sericulture as heritage form previous generations. The development of sericulture not only provide work and income for farmers but also to promote other social and economic activities together. Otherwise, it is regret that sericulture is no longer existing in the province. Thai Binh should has a development scheme and should be organizer who will implement synchronously solutions in order to mobilized the strength of all business and people for development of sericulture production in the provine. Thus, results of this thesis are the scientific basis for the direction and proposing some solutions for sustainable development of sericultural production in Thai Binh province. The thesis is a source of providing important information for policy makers, managers of the Ministry, Thai Binh province, advisory agencies, research institutions, economic–social organizations and individuals as a reference. Therefore, from that, the author draws some lessons for other sericultural provinces. xiv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sản xuất dâu tằm là một nghề có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Trồng dâu, nuôi tằm có bộ mặt hoàn toàn khác biệt với các hoạt động nông nghiệp khác. Nó vừa mang đặc điểm của trồng trọt vừa có đặc điểm của chăn nuôi, vừa kết hợp với công nghiệp chế biến và nghệ thuật. Trải qua hàng ngàn năm phát triển, nghề tằm có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc và mang đậm tính nhân văn. Tơ tằm là cả một kho tàng đích thực về những giá trị lịch sử và văn hoá. Trồng dâu, nuôi tằm đã đi cùng với đất nước trong suốt chiều dài lịch sử và gắn liền với người nông dân Việt nam, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Sản xuất dâu tằm không chỉ đơn thuần là một nghề đem lại thu nhập, mà đã đi vào thơ ca và là một phần đời sống vật chất và tinh thần của hàng trăm ngàn nông dân Việt Nam. Thái Bình là một tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng với địa hình bằng phẳng. Điều kiện tự nhiên, xã hội tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Dải đất bãi bên các dòng sông rất phù hợp để trồng dâu. Nhiều xã ven sông từ lâu đã có nghề và phát triển nghề nuôi tằm truyền thống. Hiện nay, Thái Bình có 5 huyện sản xuất dâu tằm, với tổng diện tích dâu là 406,5 ha. Sản xuất dâu tằm đem lại thu nhập cho 2.905 hộ nông dân, giải quyết công ăn việc làm cho 6.414 lao động nông nghiệp. Năm 2015, sản lượng kén tằm tỉnh Thái Bình đạt 857 tấn; năng suất kén tằm đạt 2.108kg/ha dâu, giá trị sản xuất kén tằm đạt 81,84 tỷ đồng. Sản xuất dâu tằm đã khai thác tốt tiềm năng sẵn có của địa phương và góp phần phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, sản xuất dâu tằm luôn biến động và phát triển không bền vững. Thời kỳ phong kiến, diện tích dâu lúc phát triển nhất đạt khoảng 2.000ha. Sản phẩm của nghề đã đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu mặc từ áo the, quần đũi cho đến gấm vóc lụa là. Thời kỳ Pháp thuộc, do ảnh hưởng của tơ nhân tạo và khủng hoảng kinh tế đầu những năm 30 làm cho sản xuất dâu tằm sa sút nhanh chóng, có lúc diện tích dâu chỉ còn khoảng 650ha. Sau 1954, là giai đoạn phát triển hưng thịnh. Với sự trợ giúp của nhà nước trong việc phát triển nghề truyền thống, diện tích dâu tăng nhanh đạt gần 1.500ha. Từ năm 1985 đến nay dâu tằm lại suy giảm. Thời gian gần đây, sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình đã trải qua những biến động lớn: trong 10 năm, diện tích dâu đã giảm tới 65,1%, đã 1 có 12.491 người chuyển sang làm việc khác. Trước đây dâu tằm được trồng trên toàn bộ 7 huyện của Tỉnh, nay chỉ còn hiện diện trên 5 huyện và tiếp tục có nguy cơ biến mất trên nhiều huyện nữa. Sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình thời gian qua đã bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế, đó là: Sản xuất thiếu quy hoạch, đầu tư và quản lý các nguồn lực cho sản xuất chưa thỏa đáng, áp dụng khoa học kỹ thuật chưa được chú trọng, sự liên kết giữa các tác nhân rất lỏng lẻo, việc dự báo xu hướng phát triển và các nội dung về thị trường giá cả chưa sát thực… Người dân tự tổ chức sản xuất bằng kinh nghiệm truyền thống. Sản xuất nhỏ lẻ trong điều kiện thực tế của hộ cả về quy mô diện tích, đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang bị kỹ thuật. Xu thế công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày càng mạnh mẽ trong nông nghiệp, nhưng sản xuất dâu tằm vẫn mang nặng tính thủ công và được tiến hành hoàn toàn tại các nông hộ. Việc mở rộng quy mô hoặc liên kết giữa các hộ gặp rất nhiều trở ngại. Phát triển sản xuất dâu tằm còn thiếu cả về lý luận và thực tiễn nên vẫn chưa có lời giải để có thể phát triển bền vững. Sự phát triển không bền vững làm thiệt hại không chỉ cho người dân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống từ cung ứng giống, trồng dâu, nuôi tằm, thu mua, ươm tơ và dệt lụa. Vì thế, việc phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình là yêu cầu bức thiết từ sản xuất, rất cần được quan tâm nghiên cứu. Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến phát triển, phát triển bền vững, sản xuất dâu tằm: Smith (1784) trong tác phẩm “Của cải quốc gia” đã lần đầu tiên đưa ra lý luận phát triển thống nhất; United Nation (1987) trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” đã chỉ ra một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững. Một số các nhà khoa học trong và ngoài nước như Schenh (1967); Phạm Văn Vượng (1995); Trương Quốc Hưng (2006) cũng đã nghiên cứu, phân tích về một số nội dung cụ thể trong sản xuất Dâu tằm trên thế giới và Việt Nam… nhưng, hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đều mới chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận phát triển bền vững, những vấn đề cụ thể về trồng dâu, nuôi tằm, hay các giải pháp về kỹ thuật cho phát triển, mà chưa có nghiên cứu tổng thể nào về phát triển sản xuất dâu tằm, chưa đề cập, phân tích, trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển sản xuất dâu tằm tại tỉnh Thái Bình được bền vững, qua đó nhằm nâng cao vị thế của sản xuất dâu tằm Việt Nam trên thế giới. Chính vì vậy, nghiên cứu đánh giá những điểm mạnh và thành tựu đạt được, những điểm yếu và tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển sản xuất dâu 2 tằm tại tỉnh Thái Bình thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tỉnh Thái Bình là cần thiết và không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển, mức độ bền vững sản xuất dâu tằm trên địa bàn tỉnh Thái Bình, phân tích các yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ được các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững. - Đánh giá thực trạng phát triển, tính bền vững, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất dâu tằm bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu 1) Khái niệm, vị trí vai trò, đặc điểm, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất dâu tằm bền vững là gì? 2) Những bài học kinh nghiệm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững nào từ thực tiễn trong và ngoài nước có thể áp dụng cho tỉnh Thái Bình? 3) Thực trạng phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình như thế nào? mức độ bền vững ra sao? Còn tồn tại những hạn chế, bất cập gì? 4) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dâu tằm bền vững và ảnh hưởng như thế nào trên địa bàn tỉnh? 5) Cần có những giải pháp nào nhằm phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình theo hướng bền vững trong thời gian tới? 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát 3 triển sản xuất dâu tằm bền vững trên địa bàn tỉnh, được cụ thể hóa ở các đối tượng khảo sát là: các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm, các tổ chức kinh tế xã hội có liên quan (Hợp tác xã, người thu gom, doanh nghiệp, hội nông dân, khuyến nông, chính quyền địa phương, các nhà khoa học), các cơ chế chính sách về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững (Nhà nước, tỉnh Thái Bình). 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển, tính bền vững; đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế; phân tích các yếu tố ảnh hưởng; xác định mục tiêu, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững trên địa bàn nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi trồng dâu nuôi tằm sản xuất kén. Về không gian: Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Cụ thể là thực hiện nghiên cứu trên phạm vi 5 huyện đang trồng dâu nuôi tằm của tỉnh Thái Bình là Vũ Thư, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng và Tiền Hải. Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dâu tằm đến năm 2015. Xác định mục tiêu, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Số liệu về tình hình phát triển sản xuất dâu tằm qua 10 năm từ 2006 đến 2015. Số liệu điều tra được tiến hành trong thời gian gần nhất (năm 2015). 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1. Về lý luận Đã làm rõ phát triển sản xuất dâu tằm bền vững là quá trình thực hiện các nội dung như quy mô, tổ chức, đầu tư, kỹ thuật, liên kết để tạo ra sản phẩm kén tằm ngày càng tăng dần về lượng, tiến bộ về chất, đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa kinh tế với xã hội và môi trường trong hiện tại cũng như tương lai. Nghiên cứu cũng đã làm rõ được các vấn đề như vai trò, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu, tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất dâu tằm bền vững (về kinh tế, về xã hội và về môi trường). 1.4.2. Về phương pháp Luận án đã sử dụng cách cho điểm theo các tiêu chí phát triển bền vững để đánh giá mức độ phát triển bền vững của sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình. Cách 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan