Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu quy hoạch, thiết kế và quản lý khai thác hệ thống biển báo đường bộ t...

Tài liệu Nghiên cứu quy hoạch, thiết kế và quản lý khai thác hệ thống biển báo đường bộ thành phố quảng ngãi

.PDF
26
422
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA DƯƠNG SONG QUÂN NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG BIỂN BÁO ĐƯỜNG BỘ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông Mã số: 60.58.02.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN CAO THỌ Phản biện 1: TS. Nguyễn Hồng Hải Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Quang Đạo Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công giao thông tại Trường Đại học Bách khoa vào ngày 21 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa Thư viện Khoa Xây dựng cầu đường, Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN. -1MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thành phố Quảng Ngãi là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và an ninh - quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi. Tình trạng mất trật tư giao thông do các biển báo cấm đỗ xe, biển chỉ dẫn, hiệu lệnh sử dụng không đúng vị trí dẫn đến các phương tiện lưu thông trong thành phố đậu đỗ không đúng nơi quy định, đậu đỗ trong vùng hoạt động của các nút giao thông, các tuyến đường nhỏ hẹp gây ùn tắc cục bộ tại một số vị trí, đặc biệt vào giờ cao điểm. Hệ thống biển báo trên một số tuyến đường chưa đạt yêu cầu về kích thước, chiều cao, màu sắc và hiệu quả tầm nhìn vì đã quá cũ so với quy chuẩn mới của quốc gia (QCVN 41-2016) nhưng các bộ phận quản lý đô thị vẫn chưa điều chỉnh cho phù hợp. Hệ quả của tình trạng biển báo nêu trên là hàng năm các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng hay va quẹt không có chiều hướng giảm mà nguy cơ gia tăng ngày càng cao. Xuất phát từ đó, cần phải chuyên sâu nghiên cứu quy hoạch, thiết kế và quản lý khai thác hệ thống biển báo đường bộ thành phố Quảng Ngãi, sớm ứng dụng vào thực tiễn trong thành phố Quảng Ngãi và góp phần nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng các tuyến đường. 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua các kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống biển báo trong thành phố Quảng Ngãi, chỉ ra những tồn tại, khiếm khuyết và sự không phù hợp của hệ thống biển báo đường bộ qua đó đề xuất các giải pháp qui hoạch, thiết kế và quản lý khai thác hệ thống biển báo đường bộ trên cơ sở tham chiếu các tiêu chuẩn, qui chuẩn trong và ngoài nước nhằm nâng cao khả năng khai thác của mạng lưới đường và đảm bảo trật tự giao thông trong thành phố. -2- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống biển báo trong đô thị Quảng Ngãi - Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ các tuyến đường trong phạm vi thành phố Quảng Ngãi. 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. - Nghiên cứu thực nghiệm: Tổ chức điều tra tại thực địa hiện trạng giao thông, các nút giao thông, tuyến đường huyết mạch và đề xuất các giải pháp điều chỉnh hệ thống biển báo cho phù hợp. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài: Trên cơ sở số liệu thống kê, điều tra, đo đạc thực tế, các số liệu tính toán tin cậy và tham chiếu các tiêu chuẩn, qui chuẩn hiện hành, các giải pháp đề xuất sẽ là cơ sở cho việc định hướng qui hoạch, thiết kế và quản lý khai thác hệ thống biển báo đường bộ phù hợp với điều kiện thực tế về hệ thống hạ tầng giao thông về điều kiện giao thông ở thành phố Quảng Ngãi góp phần hướng đến một đô thị phát triển bền vững. 5. Bố cục của đề tài Chương 1. Giới thiệu tổng quan về biển báo giao thông. Chương 2. Đánh giá thực trạng hệ thống biển báo giao thông đường bộ trong đô thị. Chương 3. Giải pháp quy hoạch, TK và QLKT hệ thống biển báo giao thông thành phố Quảng Ngãi Chương 4. Ứng dụng thiết kế biển báo cho tuyến đường Nguyễn Tự Tân, đoạn từ đường Phan Đình Phùng đến đường Trương Định. Kết luận và kiến nghị. Phụ lục -36. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Nguồn tài liệu nghiên cứu chủ yếu dựa vào tài liệu giảng dạy bậc cao học; các sách, các quy phạm của Nhà nước về quy định hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam, một số luận văn liên quan đến quy hoạch phát triển đô thị và định hướng đến năm 2030 của thành phố Quảng Ngãi. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BIỂN BÁO GIAO THÔNG 1.1. Tổng quan về biển báo giao thông. 1.1.1. Một số khái niệm chung: 1.1.2. Lịch sử phát triển của biển báo giao thông 1.1.3. Chức năng của biển báo giao thông Hệ thống biển báo giao thông giữ một vị trí khá quan trọng trong việc điều khiển giao thông trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Cùng với CSGT và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo giao thông đã tạo nên tính trật tự, an toàn, giúp các phương tiện tham gia giao thông được lưu thông, đi lại tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn Với những đoạn đường vắng vẻ hay các khu vực đông dân cư nơi có mật độ giao thông là khác nhau mà các lực lượng CSGT không thể nào mà túc trực một cách liên tục được để có thể phân luồng được thì khi đó, hệ thống các biển báo giao thông đường bộ sẽ làm thay công việc đó. Giúp giao thông giảm ùn tắc, an toàn cũng như tiết kiệm thời gian cho người tham gia giao thông 1.2. Một số quan điểm trong thiết kế biển báo giao thông 1.2.1. Quan điểm về biển báo giao thông trên thế giới - Hệ thống biển báo chỉ dẫn trên thế giới có kích thước lớn, -4kích cỡ chữ to, rõ ràng, dễ đọc, dễ nhận thấy từ xa, tạo điều kiện cho người điều khiển phương tiện giao thông xử lý kịp thời từ xa. Vấn đề này tại Việt Nam, biển báo chỉ dẫn kích thước còn nhỏ, khó có thể nhận biết từ xa, dẫn đến tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông không kịp xử lý từ xa, hạn chế công năng của biển báo chỉ dẫn. - Tại những vị trí nút giao thông có vòng xuyến, được bố trí biển báo nhường đường cho dòng xe ưu tiên trong vòng xuyến, điều này tăng tính an toàn giao thông trong quá trình nhập dòng và hoạt động trong vòng xuyến. Hiện nay, ở Việt Nam tại các vị trí nút giao thông có vòng xuyến, rất ít thấy loại biển báo này, dẫn đến tình trạng xe lưu thông từ ngoài vòng xuyến nhập dòng vào trong hoạt động của vòng xuyến vẫn không giảm tốc độ, gây nguy hiểm đến an toàn giao thông. - Một số quốc gia Châu Âu để tăng khả năng quan sát của các tài xế và phát huy tốt hơn hiệu quả các biển báo hiệu đường bộ (đặc biệt các biển báo cấm) đã sử dụng cách thức sơn trực tiếp biển báo lên hệ thống đường. - Một số công nghệ tiên tiến đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới như: hệ thống tín hiệu giao thông e-ink (là công nghệ màn hình tiêu thụ điện năng cực thấp, với nội dung hiển thị rõ ràng) và công nghệ ITS là công nghệ mới phát triển, được sử dụng để giải quyết các vấn đề của giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn và ùn tắc giao thông. ITS sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa con người, hệ thống đường giao thông và phương tiện giao thông lưu thông trên đường thành một mạng lưới thông tin và viễn thông phục vụ cho việc lưu thông tối ưu trên đường cao tốc. Đây là hệ thống bao gồm các phương tiện truyền hình, nối -5mạng quản lý toàn quốc. Nhà quản lý chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể bao quát được toàn bộ hệ thống đường toàn quốc 1.2.2. Các quan điểm về hệ thống biển báo ở đô thị Việt Nam: 1.2.2.1. Phân loại biển báo hiệu Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Nhóm biển báo cấm. - Nhóm biển báo nguy hiểm. - Nhóm biển báo hiệu lệnh. - Nhóm biển báo chỉ dẫn. - Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ 1.2.2.2. Kích thước của biển báo: - Quy chuẩn này quy định các thông số về kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết tương ứng với đường đô thị có hệ số là 1 Hình 1.9. Kích thước các loại biển báo chính Bảng 1.1. Kích thước cơ bản của biển báo hệ số 1 Đơn vị tính: cm Loại biển Kích thước Đường kính ngoài của biển báo, D Biển báo tròn Chiều rộng của mép viền đỏ, B Chiều rộng của vạch đỏ, A Độ lớn 70 10 5 -6Loại biển Kích thước Độ lớn Biển báo bát Đường kính ngoài biển báo, D giác Biển báo tam giác 60 Độ rộng viền trắng xung quanh, B 3 Chiều dài cạnh của hình tam giác, L 70 Chiều rộng của viền mép đỏ, B 5 Bán kính lượn tròn của viền mép đỏ, R 3,5 Khoảng cách đỉnh cung tròn đến đỉnh tam giác 3 cơ bản, C Bảng 1.2. Hệ số kích thước biển báo Loại đường Đường Đường Đường đôi cao tốc ngoài đô thị 2 1,8 1,25 1 2,0 1,5 1 ôtô thông thường Đường đô thị Biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo Biển chỉ dẫn 1.2.2.3. Chữ viết và màu sắc của biển 1.2.2.4. Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường 1.2.2.5. Độ cao đặt biển và ghép biển 1.3. Kết luận Ở Việt Nam, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về hệ thống biển báo giao thông được thiết kế, phân loại từng nhóm biển báo tương đối đầy đủ, hệ số kích thước biển báo được thiết kế phụ thuộc vào từng loại cấp đường, tốc độ khai thác của từng tuyến đường. Tuy nhiên, thực tế khai thác các tuyến đường đô thị vẫn còn tình trạng ùn tắc giao thông, hệ thống biển báo được lắp đặt cho từng địa phương trên cả nước nói chung và thành phố Quảng Ngãi nói riêng vẫn còn chưa -7phù hợp gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường phố, tính mạng, tiền của và môi trường sống của người dân. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, điều tra khảo sát thực trạng biển báo của địa phương, đưa ra các vấn đề bất cập của hệ thống biển báo giao thông đô thị. Từ đó có được cái nhìn tổng quát và phương án thiết kế, quy hoach hệ thống biển báo giao thông đô thị trong thành phố Quảng Ngãi CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ 2.1. Hiện trạng biển báo giao thông trong đô thị ở Việt Nam - Biển báo hiệu giao thông nhằm chỉ dẫn người tham gia giao thông thực hiện đúng luật giao thông, bảo đảm an toàn khi lưu thông trên các tuyến đường. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống biển báo có hàng trăm loại, với rất nhiều bất cập khiến người tham gia giao thông như lạc vào "ma trận". Biển báo đặt quá nhiều, rối rắm trên một tuyến đường, gây ức chế cho người tham gia giao thông. - Tình trạng biển báo giao thông bị che khuất do vật cản, bị che khuất bởi chính biển báo giao thông khác... thường xuyên xuất hiện trên rất nhiều con đường, tuyến phố tại các thành phố ở Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các phương tiện vi phạm giao thông hoặc xảy ra va chạm khi lưu thông trên đường. Việc lắp đặt một số biển báo cấm, biển báo hạn chế tốc độ trên vỉa hè bị che khuất bởi các bảng hiệu, bảng quảng cáo, cây cối, mái che của nhà dân, hàng quán ven đường, xe tải đậu bên lề... làm lái xe khó nhận ra. Người lái xe các phương tiện xe hơi vừa phải luôn tập trung nhìn phía trước để đề phòng các xe máy đi sát bên, đề phòng các -8trường hợp, các chướng ngại vật bất ngờ xảy ra trên đường... vừa phải luôn để ý trong các bảng hiệu, cây cối, xe cộ để phát hiện một biển báo hạn chế tốc độ hay biển báo cấm dừng xe,.. để tuân thủ cho đúng thì rất dễ mất tập trung và gây tai nạn. - Thực trạng biển báo cắm sai quy định, cắm biển báo gây khó hiểu cho người tham gia giao thông vẫn còn nhiều tại các thành phố trên cả nước, biển báo cắm rối ren, chồng chéo lên nhau gây cho người dân cảm giác đây cũng là những chướng ngại vật trên vỉa hè. 2.2. Hiện trạng biển báo giao thông trong đô thị thành phố Quảng Ngãi. Thành phố Quảng Ngãi có 139 tuyến đường được đặt tên với tổng số 1.123 bộ biển báo (bao gồm cả trụ và biển báo). Trong thời gian qua, để nâng cao trật tự an toàn giao thông trong địa bàn thành phố. Tỉnh Quảng Ngãi đã cho nâng cấp, cải tạo và cập nhật lại một số biển báo đường bộ theo quy chuẩn mới của quốc gia, tuy nhiên hiện nay, số lượng biển báo còn chưa đúng quy cách vẫn còn hiện hữu trên nhiều tuyến đường, cụ thể: - Nâng cấp, cải tạo lại 799 bộ biển báo, trong đó có 818 trụ và 937 biển báo các loại. - Biển báo chưa nâng cấp, cải tạo còn lại 324 bộ biển báo, trong đó có 330 trụ và 324 biển báo các loại. 2.2.1 Thực tế sử dụng biển báo hiệu đường bộ trong thành phố Quảng Ngãi - Tuyến đường Tôn Đức Thắng (nằm ở đê bao sông Trà Khúc): Nối từ cầu Trà Khúc đến cầu đường sắt Trường Xuân, bề rộng phần xe chạy: 2x4,5=9m, không có phân cách, vỉa hè: 2x2m. Tuyến đường có lưu lượng lớn vào ban đêm vì cho phép kinh doanh buôn bán và chợ đêm. Tuy nhiên tổ chức giao thông chưa tốt, dễ xảy ra tai -9nạn giao thông. Hiện trạng biển báo: Tại đầu tuyến đặt cùng một lúc 3 biển báo trái ngược nhau: Biển báo hiệu đường cấm toàn bộ các loại xe cơ giới và xe thô sơ, biển cấm ô tô khách trên 9 chỗ ngồi, xe tải có tải trọng không quá 3,5 tấn và biển báo hạn chế tải trọng đối với các loại phương tiện có tổng tải trọng không quá 10 tấn. Đồng thời trên tuyến đường này còn có rất nhiều biển báo hạn chế tải trọng 10 tấn tại các ngã ba. - Tuyến đường Hai Bà Trưng: Nối từ vòng xoay đường Quang Trung đến đường Nguyễn Chí Thanh, bề rộng phần xe chạy: 8x2=16m, dùng vạch sơn liền thay thế dải phân cách, vỉa hè: 2x5,5m. Tuyến đường có lượng xe lưu thông tương đối lớn với các thành phần xe: container, xe máy và ô tô con. Việc kiểm soát ra vào chưa tốt, xe di chuyển với tốc độ cao, còn thiếu biện pháp tổ chức giao thông tại các vị trí đường giao. Hiện trạng biển báo: Trên tuyến đã bố trí biển báo cấm xe tải trọng và xe khách vào các tuyến đường ngang, đường nhánh của đường Hai Bà Trưng, tuy nhiên cách bố trí biển báo không rõ ràng gây nhầm lẫn cho người lái xe không phân biệt được biển báo áp dụng cho tuyến đường chính hay đường nhánh. - Tuyến đường Tô Hiến Thành: Nối từ đường Chu Văn An đến đường Trương Định, bề rộng phần xe chạy: 5,25x2 = 10,5m, không có dải phân cách giữa, vỉa hè: 2x0,75m. Tuyến đường bố trí hệ thống an toàn giao thông tương đối hợp lý, tuy nhiên trên tuyến bị vướng công tác giải phóng mặt bằng khoảng 20m, tạo con đường "thắt cổ chai", gây mất tác dụng của biển báo được lắp đặt trong phạm vi vướng giải phóng mặt bằng. - Tuyến đường Phạm Văn Đồng: Nối từ đường Lê Trung - 10 Đình đến đường Cao Bá Quát, bề rộng phần xe chạy: 7,5+2+7,5=17m, có dải phân cách giữa, vìa hè: 2x6,0m. Tuyến đường có quảng trường tỉnh, nơi vui chơi dành cho trẻ em và cửa hàng kinh doanh buôn bán, vì vậy các thành phần xe chủ yếu là xe máy và xe ô tô con. Hiện trạng biển báo: Một số biển báo chưa cập nhật các thay đổi thông tin trên tuyến dẫn đến người tài xế không thể biết chính xác được thông tin phía trước. Dưới đây là hình ảnh biển báo phía trước có chợ tuy nhiên thực tế chợ đã được quy hoạch ở địa phương các. - Tuyến đường Quang Trung: Nối từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Lý Thường Kiệt, bề rộng phần xe chạy: 5,25x2 = 10,5m, không có dải phân cách giữa, vỉa hè: 2x5,25m. Lượng xe lưu thông lớn, đặc biệt vào giờ cao điểm với các thành phần xe máy và xe ô tô con. Tổ chức giao thông tương đối đầy đủ Hiện trạng biển báo: Đây là tuyến đường có hệ thống biển báo đa dạng nhất thành phố, tuy nhiên tình trạng biển báo bị che khuất và siêu vẹo xảy ra phổ biến trên tuyến, đồng thời tổ chức giao thông trên tuyến còn nhiều bất cập. - Tuyến đường Nguyễn Nghiêm: Nối từ đường Quang Trung đến đường Nguyễn Du, bề rộng phần xe chạy: 5,25x2=10,5m, không có dải phân cách, vỉa hè: 2x4,0m. Là tuyến đường có nhiều cửa hàng kinh doanh buôn bán và chợ trung tâm thành phố nên lượng xe lưu thông trên tuyến là lớn, thành phần xe chủ yếu là xe máy và xe ô tô con. Tổ chức giao thông trên tuyến còn thiếu thông tin cảnh báo cho người lái xe. Hiện trạng biển báo: Trên tuyến đường là Khu chợ trung tâm của thành phố, tuy nhiên trên cả tuyến không lắp đặt biển báo hiệu cảnh báo để người lái xe giảm tốc độ. - 11 - Tuyến đường Phạm Quang Ảnh: Nối từ đường Hai Bà Trưng đến đường Tôn Đức Thắng, bề rộng phần xe chạy: 3,5x2=7,0m, không có dải phân cách, vỉa hè: 5,5+4,5m. Trên tuyến có trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm nên vào giờ cao điểm có mật độ phương tiện tham gia giao thông là khá cao. Tổ chức giao thông còn sơ sài, chưa được đầu tư kỹ. Hệ thống biển báo trên tuyến còn chưa cập nhật điều chỉnh theo các tiêu chuẩn hiện hành. * Nhìn chung, qua khảo sát một số tuyến đường trên thành phố Quảng Ngãi, có thể kết luận một số bất cấp nổi trội như sau: - Biển báo không có hiệu quả được đặt trên một số tuyến đường "thắt cổ chai", cụ thể: Đường Tô Hiến Thành, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Nguyễn Đình Chiểu, đường Nguyễn Công Phương, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm,... - Biển báo siêu vẹo, đỗ ngã, bị che khuất: Đường Quang Trung, đường Bùi Thị Xuân, đường Đinh Tiên Hoàng, đường Trần Hưng Đạo, đường Nguyễn Nghiêm,... - Hiệu lực của hệ thống biển báo chồng lấn lên nhau, cụ thể: Đường Tôn Đức Thắng, đường Trương Định, đường Hoàng Văn Thụ, ... - Thông tin biển báo không đúng thực tế, thiếu thông tin phía trước cho người điều khiển giao thông: Đường Phạm Văn Đồng, đường Nguyễn Nghiêm, đường Lê Trung Đình, đường Lê Đình Cẩn, đường Hai Bà Trưng,... - Biển báo lắp đặt chưa đạt yêu cầu kỹ thuật theo quy phạm: Đường Phạm Quang Ảnh, đường 30 tháng 4, đường Cao Bá Quát, đường Nguyễn Tự Tân... 2.2.2. Phân loại nhóm đường hiện trạng theo cấp kỹ thuật đường đô thị - 12 Bảng 2.3. Lựa chọn cấp kỹ thuật theo tốc đô thiết kế, loại đô thị Loại đô thị Địa hình Tốc độ thiết kế (Đô thị loại II, III) Đồng bằng Đường phố chính thứ yếu 70, 60 Đường phố gom 60, 50 Đường nội bộ 40, 30, 20 - Nhóm I: Đường phố chính đô thị thứ yếu, một số tuyến đường tiêu biểu: Đường Lê Thánh Tôn, đường Lê Lợi, đường Hùng Vương, đường Hai Bà Trưng, đường Phạm Văn Đồng, đường Trường Chinh, ... - Nhóm II: Đường phố gom, một số tuyến đường tiêu biểu:, đường Bùi Thị Xuân, đường Nguyễn Du, đường Trương Quang Giao, Đường Nguyễn Tự Tân, đường Hoàng Văn Thụ, đường Chu Văn An... - Nhóm III: Đường nội bộ, một số tuyến đường tiêu biểu: Đường Nguyễn Tuân, đường Võ Hàn, đường Mai Xuân Thưởng, đường Thái Thú, đường Xuân Thủy,... 2.3. Đánh giá về hệ thống quản lý. 2.3.1. Hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu của biển báo giao thông: 2.3.2. Sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý chức năng. 2.4. Kết luận về hệ thống biển báo giao thông đường bộ ở Việt Nam và thành phố Quảng Ngãi. Thực tế hiện nay cho thấy, trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi việc bố trí biển báo giao thông còn tồn tại nhiều bất cập và chưa khoa học. Biển báo cắm lộn xộn, bị chống lấn lênh nhau, bị che khuất - 13 còn rất phổ biển, khiến người tham gia giao thông rất lúng túng và rất dễ vi phạm luật giao thông. Hệ thống biển báo còn nhiều biển báo chưa cập nhật theo tiêu chuẩn mới của quốc gia, một số biển báo được lắp đặt chưa đúng quy cách cũng như vị trí dẫn đến báo thông tin sai lệch cho người điều khiển giao thông, gây mất an toàn giao thông. Thay vào đó, một số vị trí cần lắp đặt biển báo thì các đơn vị quản lý chức năng lại thiếu xót trong việc bố trí biển báo. Từ tình hình thực tiễn nêu trên, cần phải đưa ra các giải pháp sớm khắc phục tình trạng biển báo giao thông "ma trận" trong đô thị, phát huy hết chức năng của biển báo giao thông đường bộ và hiệu quả khai thác tuyến đường. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG BIỂN BÁO GIAO THÔNG THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI 3.1. Cơ sở lý thuyết của việc quy hoạch, thiết kế hệ thống biển báo 3.2. Các giải pháp áp dụng tại đô thị Quảng Ngãi 3.2.1. Giải pháp kỹ thuật: Hiên nay, các tuyến đường trong thành phố Quảng Ngãi được phân loại vào đường đô thị, có tốc độ vận hành quy định là dưới 50Km/h. Theo tiêu chuẩn hiện hành, kích thước các loại biển báo được nhân với hệ số 1 và vị trí đặt biển được quy định cụ thể như sau: - Đối với nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo: Vị trí đặt biển cách nơi định báo một khoảng cách theo Bảng 3.2, trường hợp - 14 cần thiết có thể điều chỉnh theo thực tế cho phù hợp. Bảng 3.2. Vị trí đặt biển đối với nhóm biển báo nguy hiểm Tốc độ vận hành trung bình của xe trong Khoảng cách từ nơi đặt khoảng 10 km ở vùng đặt biển biển đến chỗ định báo - Dưới 20 km/h - Dưới 50 m - Từ 20 km/h đến dưới 35 km/h - Từ 50 m đến dưới 100 m - Từ 35 km/h đến dưới 50 km/h - Từ 100 m đến dưới 150 m - Từ 50 km/h trở lên - Từ 150 m đến 250 m (Trích theo QCVN 41:2016) - Đối với các nhóm biển báo cấm, nhóm biển báo chỉ dẫn và nhóm biển báo hiệu lệnh: Vị trí đặt biển báo trực tiếp tại vị trí cần báo cấm, hiệu lệnh, chỉ dẫn, có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi. Trong trường hợp đặc biệt, biển báo phải đặt cách xa vị trí cần quy định thì phải đặt biển phụ để chỉ rõ khoảng cách từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực. * Một số giải pháp thiết kế biển báo trên tuyến: a/ Giải pháp cho nhóm biển báo nguy hiểm: - Biển báo kết hợp vạch sơn gờ giảm tốc hoặc gồ cao su giảm tốc. - Biển báo kết hợp hệ thống đèn tín hiệu giao thông. - Biển báo kết hợp đảo vòng xuyến. - Biển báo nguy hiểm kết hợp tường hộ lan mềm. - Biển báo nguy hiểm kết hợp gương cầu lồi. b/ Giải pháp cho nhóm biển báo cấm: - Biển báo cấm kết hợp với biển phụ. - Biển báo cấm kết hợp vạch sơn. - 15 c/ Giải pháp cho nhóm biển báo chỉ dẫn: - Biển báo chỉ dẫn kết hợp vạch sơn đường. - Biển báo chỉ dẫn kết hợp biển phụ. d/ Giải pháp cho nhóm biển báo hiệu lệnh: - Biển báo hiệu lệnh kết hợp vòng xuyến - Biển báo hiệu lệnh kết hợp vạch sơn 3.2.2. Giải pháp quy hoạch, kiến trúc. 3.2.2.1 Quy hoạch biển báo phù hợp với quy hoạch kiến trúc, đô thị: a/ Quy hoạch hệ thống biển báo hiệu kết hợp quảng cảo phù hợp với không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị. b/ Quy hoạch hệ thống biển báo kết hợp bãi đỗ xe thời gian ngắn: c/ Quy hoạch biển báo với giao thông công cộng. d/ Quy hoạch biển báo giao thông đường bộ phù hợp với phân loại nhóm đường phố. - Nhóm đường trục chính thứ yếu. - Nhóm đường gom. - Nhóm đường nội bộ 3.2.2.2. Một số giải pháp quy hoạch nút giao thông: - Nút giao loại 1: Nút giao có vòng xuyến giao giữa tuyến đường có dải phân cách và không có dải phân cách. - Nút giao loại 2: Nút giao ngã ba giữa đường có dải phân cách giữa và đường nhánh, bố trí biển báo giao nhau với đường ưu tiên và vạch sơn gờ giảm tốc. - Nút giao loại 3: Nút giao ngã tư giữa 02 đường đồng mức, bố trí biển báo giao nhau với tuyến đường cùng cấp. - Nút giao loại 4: Nút giao ngã tư giữa các đường trục chính - 16 4 - 6 làn xe giao nhau, có bố trí đảo phân làn ưu tiên chỉ xe rẻ phải, có đèn tín hiệu, làn chờ rẻ trái và cho phép quay đầu trên cả hai tuyến đường. - Nút giao loại 5: Nút giao ngã tư giữa các đường trục chính 4 - 6 làn xe giao nhau, có bố trí đảo phân làn ưu tiên chỉ xe rẻ phải, có đèn tín hiệu, làn chờ rẻ trái và cho phép quay đầu trên 01 tuyến đường. - Nút giao loại 6: Nút giao liên tiếp và giao đường khác mức 3.2.3. Giải pháp quản lý khai thác. 3.2.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền: a/ Giáo dục và tuyên truyền: b/ Cưỡng chế về hình phạt: 3.2.3.2. Đổi mới hệ thống quản lý: a/ Tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng: b/ Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới trong phát triển GTVT: c/ Chính sách phát triển vận tải: 3.3. Khả năng về nguồn vốn đầu tư CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG THIẾT KẾ BIỂN BÁO CHO TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN TỰ TÂN, ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG ĐẾN ĐƯỜNG TRƯƠNG ĐỊNH 4.1. Giới thiệu về đoạn tuyến thiết kế 4.1.1. Chức năng đường bộ Tuyến đường Nguyễn Tự Tân có chiều dài 1,78 Km, điểm đầu giao với đường Quang Trung và điểm cuối giao với đường Trương Định. Đoạn tuyến nghiên cứu có chiều dài 1,5Km, điểm đầu - 17 giao với đường Phan Đình Phùng và điểm cuối giao với đường Trương Định. Tuyến đường đi qua khu vực trung tâm của thành phố Quảng Ngãi, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ngãi nói chung và thành phố Quảng Ngãi nói riêng, là một trong những tuyến đường xương sống của đô thị Quảng Ngãi. Quy mô mặt cắt ngang B= 4,5 (m) + 7,5 (m) + 4,5 (m) = 16,5 (m), được đầu tư xây dựng mới năm 2004, tuyến đường được đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt, vỉa hè lát gạch block, mặt đường được thảm bê tông nhựa mới hoàn toàn. 4.1.2. Đặc điểm tuyến - Đặc điểm: Trên đoạn tuyến khảo sát có Trung tâm thể dục thể thao của tỉnh Quảng Ngãi, trường tiểu học cơ sở Trần Hưng Đạo, một công viên mini, một số trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước. Trên tuyến có một nút giao lớn với đường Phan Bội Châu, còn lại đều là nút giao ngã ba hoặc ngã tư có đèn hoặc không có đèn tín hiệu, trong đó có 02 nút giao ngã tư với đường Phan Đình Phùng và đường Lê Hữu Trác, 04 nút giao với đường Huyền Trân Công Chúa, đường Huỳnh Công Thiệu, đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trương Định. - Tình hình giao thông: Kết quả đếm xe ngày 04/12/2017 tại Trung tâm thể dục thể thao tỉnh Quảng Ngãi như sau: - 18 Bảng 4.1. Kết quả đếm xe trên đường Nguyễn Tự Tân Loại xe Tải nhẹ Tải trung Xe thô Xe Xe sơ máy con (xe) (xe) (xe) 6h45 – 7h00 18 213 8 1 0 78 7h00 – 7h15 17 188 7 0 0 67 7h15– 7h30 11 184 7 1 0 66 7h30 – 7h45 9 176 6 0 0 61 Giờ đếm Xe con quy + buýt nhỏ + buýt lớn (xe) (xe) Tổng (xcqd) 272 đổi/giờ 4.1.3. Tiêu chuẩn đường bộ Đoạn tuyến được thiết kế theo TCN 273-01. Quy mô mặt cắt ngang B= 4,5 (m) + 7,5 (m) + 4,5 (m) = 16,5 (m), có 02 làn xe cơ giới. Tốc độ thiết kế là 60Km/h. Với quy mô hiện trạng thì tuyến đường cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thông của các phương tiện tham gia giao thông. 4.1.4. Kết quả khảo sát đoạn tuyến Bảng 4.2. Kết quả khảo sát đoạn tuyến Nguyễn Tự Tân Chiều dài kiểm tra khảo sát 1,5Km Quy định về tốc độ hiện hành đối với đoạn tuyến khảo Tốc độ không quá 50Km/h. sát 1. Chức năng của đường Đường đô thị Chức năng hỗn hợp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan