Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch tại cù lao an bình ...

Tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch tại cù lao an bình – tỉnh vĩnh long.

.PDF
29
260
79

Mô tả:

Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch tại cù lao An Bình – tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Kiều Nga Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS ngành: Du lịch học; Mã số: Chương trình thí điểm Người hướng dẫn: TS. Đỗ Ngọc Anh Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về sự hài long của du khách. Đánh giá đúng tiềm năng và thực trạng của du lịch Cù lao An Bình; chất lượng sản phẩm du lịch cũng như đánh giá được mức độ hài lòng của du khách về sản phẩm du lịch và hiểu được mong muốn của du khách khi đến du lịch tại Cù lao An Bình. Từ đó đưa ra những giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách và thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Cù lao An Bình, góp phần vào sự phát triển đời sống, kinh tế, xã hội cho người dân nơi đây nói riêng và ngành du lịch Vĩnh Long nói chung. Keywords: Du lịch; Du khách; Sản phẩm du lịch; Cù Lao An Bình; Sự hài lòng Content: 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 4 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................... 5 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 5 6. Bố cục luận văn.................................................................................... 6 7. Đóng góp của luận văn ......................................................................... 6 CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .................................... 7 1.1. Một số lý luận về sự hài lòng của khách du lịch..... ....................... ...7 1.1.1. Các khái niệm cơ bản có liên quan………….... ........................ ......7 1.1.2. Chất lượng dịch vụ và các mức độ hài lòng của khách du lịch .... .7 1.1.2.1. Chất lượng dịch vụ ...................................................................... 7 1.1.2.2. Mức độ hài lòng của khách du lịch ............................................. 7 1.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, đánh giá sự hài lòng của khách du lịch trong kinh doanh du lịch .................................................................... 8 1.2. Một số vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch……… ....................... ..11 1.2.1. Khái niệm về du lịch ....................................................................... 8 1.2.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch....................................................... 9 1.2.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch ..................................................... 9 1.2.4. Cơ sở hình thành sản phẩm du lịch ................................................ 9 1.2.4.1.Cơ cấu của sản phẩm du lịch ....................................................... 9 1.2.4.2. Tài nguyên du lịch ....................................................................... 9 1.2.4. Phân loại sản phẩm du lịch .......................................................... 10 1.3. Những kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại các địa phƣơng………………................................................ ..10 1.3.1. Trong nước.................................................................................... 10 Tiểu kết ................................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ... 11 2.1. Tiềm năng du lịch tại Cù lao An Bình tỉnhVĩnh Long. ................... 11 2.1.1. Vị trí địa lý………………………………………… ........................ …11 2.1.2. Dân cư - kinh tế - xã hội ............................................................... 11 2.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch tại cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long . 11 2.2. Thực trạng sản phẩm du lịch Cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long …...12 2.2.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại cù lao An Bình. ........................ 12 2.1.1.2. Doanh thu du lịch ...................................................................... 13 2 2.1.1.3. Nguồn nhân lực du lịch.............................................................. 13 2.1.1.4. Công tác quảng bá, xúc tiến ...................................................... 13 2.2.2. Các sản phẩm du lịch tại cù lao An Bình ..................................... 14 2.2.2.1. Tuyến điểm du lịch trên cù lao An Bình .................................... 14 2.2.2.2. Các loại hình du lịch và dịch vụ tại cù lao An Bình ................ 14 2.3. Kết quả nghiên cứu sự hài lòng của du khách về chất lƣợng sản phẩm du lịch tại cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long…………………… ...15 2.3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu ............................................... 15 2.3.1.1. Thông tin về độ tuổi và giới tính................................................ 15 2.3.1.2. Thông tin về trình độ văn hóa.................................................... 15 2.3.1.3. Thông tin về quốc tịch ............................................................... 15 2.3.1.4. Thông tin về thu nhập ................................................................ 15 2.3.2. Sở thích của khách du lịch ............................................................ 15 2.3.2.1. Số lần du khách đến An Bình ..................................................... 15 2.3.2.2. Hình thức đi du lịch cù lao An Bình của du khách ................... 15 2.3.2.3. Sở thích lựa chọn sản phẩm lưu niệm của du khách ................. 15 2.3.3. Kết quả sự hài lòng của khách qua dữ liệu nghiên cứu ............... 15 2.3.3.1. Sự hài lòng của du khách về những chỉ tiêu lực hút của sản phẩm du lịch ............................................................................................ 16 2.3.3.2. Sự hài lòng của du khách về cơ sở du lịch ................................ 16 2.3.3.3. Sự hài lòng của du khách dịch vụ ẩm thực ................................ 17 2.3.3.4. Sự hài lòng của du khách về dịch vụ lưu trú homestay ............. 17 2.3.3.5. Sự hài lòng của du khách về nhân viên phục vụ ....................... 17 2.3.3.6. Sự hài lòng của du khách về dịch vụ mua sắm hàng quà lưu niệm ................................................................................................................. 18 2.3.3.7. Sự hài lòng của du khách về sự hấp dẫn của các loại hình vui chơi, giải trí............................................................................................. 18 2.3.3.8. Sự hài lòng của du khách về sự đón tiếp của người dân địa phương .................................................................................................... 18 2.4. Đánh giá chung về du lịch cù lao An Bình...................................... 19 2.4. 1. Những ưu điểm và thuận lợi…………………… ........................ 19 2.4.2. Những hạn chế và khó khăn ......................................................... 19 Tiểu kết ................................................................................................... 20 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG ........ 21 3.1. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp………… ....................... …..21 3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam ................................. 21 3 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Long và của huyện Long Hồ................................................................................................... 21 3.1.2.1.Định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long ........................... 21 3.1.2.2. Định hướng phát triển du lịch huyện Long Hồ ......................... 21 3.1.3. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực tiễn ..................................... 21 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch cù lao An Bình ……………………………………. ...................................................... .29 3.2.1. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất – kỹ thuật21 3.2.2. Giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm du lịch cù lao An Bình ....... 21 3.2.2.1. Khai thác thêm các loại hình du lịch ......................................... 21 3.2.2.2. Phát triển thêm dịch vụ du lịch mới .......................................... 21 3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cù lao An Bình ………………………………………………… ................................ …22 3.2.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch tại cù lao An Bình ................................................................................................................. 22 3.2.5. Giải pháp về thị trường và khách du lịch cù lao An Bình ............ 22 3.2.6.Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch ........................................ 22 3.2.7. Giải pháp kêu gọi đầu tư du lịch cù lao An Bình ......................... 22 3.2.8.Giải pháp về tổ chức, quản lý tại các điểm nhà vườn du lịch cù lao An Bình .................................................................................................... 22 3.3. Kiến nghị ......................................................................................... 22 Tiểu kết................................................................................................... 22 KẾT LUẬN ............................................................................................ 23 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Trong đó, ngành Du lịch Việt Nam có đủ những yếu tố trở thành ngành kinh tế mũi nhọn từ nguồn lợi chính là dịch vụ du lịch. Là một bộ phận của du lịch Việt Nam, ngành du lịch Vĩnh Long những năm qua đã nổi tiếng với thương hiệu “du lịch sinh thái – sông nước miệt vườn”, trong đó, hoạt động du lịch tại cụm cù lao An Bình được xem là khu vực thu hút số lượng lớn du khách đến Vĩnh Long và cũng chính vì thế du lịch Vĩnh Long được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là 01 trong 4 tỉnh của cả nước để xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng. Người nông dân của vùng Cù lao An Bình trù phú, mang sẵn đặc tính phóng khoáng, thân thiện được sinh ra từ sự ưu đãi của thiên nhiên đất đai màu mỡ, cây lành trái ngọt, đã sớm hình thành hoạt động du lịch từ thời gian đầu năm 1992 cho đến tận bây giờ. Trong quãng thời gian đó họ đã trải qua không ít khó khăn, trở ngại để mỗi năm nhìn lại tăng trưởng du lịch hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Là một người con của đất Vĩnh Long và đã có nhiều cơ hội đến với cù lao An Bình trong vai trò là du khách, là người đi nghiên cứu, là dân bản địa… Tác giả nhận thấy rằng tiềm năng phát triển du lịch của cù lao An Bình là rất lớn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn 5 chế nhất định và luôn băn khoăn với câu hỏi “sản phẩm du lịch cù lao An Bình đã thật sự thỏa mãn được nhu cầu của du khách chưa và thỏa mãn như thế nào, mức độ nào,…? Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch tại cù lao An Bình - tỉnh Vĩnh Long” để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá đúng tiềm năng và thực trạng của du lịch cù lao An Bình. Đánh giá được mức độ hài lòng của du khách về sản phẩm du lịch của cù lao An Bình.Từ đó đưa ra những giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long và thu hút ngày càng nhiều du khách đến với cù lao An Bình, tỉnh Vĩnh Long, góp phần vào sự phát triển đời sống, kinh tế, xã hội cho người dân nơi đây và ngành du lịch Vĩnh Long. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự hài lòng của du khách về sản phẩm du lịch tại cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu + Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu; Phương pháp khảo sát thực địa; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. 6 6. Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chủ yếu của luận văn được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài - Chương 2: Thực trạng sản phẩm du lịch tại cù lao An Bình và sự hài lòng của du khách - Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tại cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long. 7. Đóng góp của luận văn - Về mặt khoa học: đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận về tâm lý khách du lịch và chất lượng sản phẩm du lịch. - Về mặt thực tiễn: đề tài giúp các doanh nghiệp, các nhà vườn kinh doanh du lịch, chính quyền và cư dân địa phương có cái nhìn toàn diện hơn về lợi ích khi nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và làm thỏa mãn nhu cầu của du khách khi kinh doanh du lịch. Đề tài đưa ra được những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch tại cù lao An Bình. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tại cù lao An Bình, tỉnh Vĩnh Long. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số lý luận về sự hài lòng của khách du lịch 1.1.1. Các khái niệm cơ bản có liên quan 1.1.1.1. Khái niệm về khách du lịch 1.1.1.2. Khái niệm sự hài lòng của khách du lịch 1.1.1.3. Khái niệm về nhu cầu du lịch và sự thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch 1.1.1.3. Khái niệm về sở thích, tâm trạng và hành vi tiêu dùng của khách du lịch 1.1.2. Chất lượng dịch vụ và các mức độ hài lòng của khách du lịch 1.1.2.1. Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ là nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ của một mặt hàng cụ thể nào đó dựa trên sự so sánh thành tích của sản phẩm đó trong việc cung cấp dịch vụ với sự mong đợi chung của khách hàng đối với tất cả các hãng khác trong Cùng ngành cung cấp dịch vụ. 1.1.2.2. Mức độ hài lòng của khách du lịch Chúng tôi chia mức độ hài lòng của du khách và cho điểm đánh giá theo chiều tăng dần từ 1 đến 5 điểm với 05 mức độ thể hiện cụ thể như sau: Mức rất không hài lòng; Mức không hài lòng; Mức bình thường; Mức khá hài lòng; Mức rất hài lòng. 8 1.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, đánh giá sự hài lòng của khách du lịch trong kinh doanh du lịch Trước hết, sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, chất lượng dịch. Muốn tạo ra những dịch vụ du lịch có chất lượng đòi hỏi người phục vụ du lịch phải tìm cách điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với đặc điểm tâm lý và hành vi của khách du lịch, để làm được như thế phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá sự hài lòng của du khách. Thứ hai, khách du lịch là đối tượng trung tâm của hoạt động du lịch. Để kinh doanh du lịch đạt kết quả tốt cần phải nghiên cứu và đánh giá sự hài lòng của du khách. Thứ ba, việc nghiên cứu, đánh giá sự hài lòng của du khách cũng sẽ giúp cho chính quyền và cư dân địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch, có cách nhìn bao quát hơn, thông cảm hơn, thân thiện hơn nhằm mang lại sự hài hòa hợp lý nhất cho quá trình kinh doanh du lịch. 1.2. Một số vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch 1.2.1. Khái niệm về du lịch Theo luật du lịch Việt Nam (2005) trong điều 4 chương I thì: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. ⃰ Khái niệm về các loại hình du lịch:  Du lịch sinh thái  Du lịch cộng đồng 9  Du lịch văn hóa 1.2.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã dựa vào thành phần như tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn), cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ - nhân viên du lịch, sự sẵn sàn đón tiếp của cộng đồng địa phương để hình thành bảng câu hỏi điều tra sự hài lòng của du khách đối với chất lượng sản phẩm du lịch tại cù lao An Bình. 1.2.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch có những đặc tính cơ bản sau: Tính tổng hợp; Tính không dự trữ; Tính không thể dịch chuyển; Tính dễ dao động; Tính thời vụ; Tính cạnh tranh. 1.2.4. Cơ sở hình thành sản phẩm du lịch 1.2.4.1.Cơ cấu của sản phẩm du lịch - Những thành phần tạo lực hút - Cơ sở du lịch - Dịch vụ du lịch 1.2.4.2. Tài nguyên du lịch Tại khoản 4 điều 4 chương I Luật Du lịch Việt Nam, tài nguyên du lịch được định nghĩa: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích văn hóa lịch sử, công trình lao động sáng tạo của con người hoặc những giá trị nhân văn khác, là nhân tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch”. 10 Tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên đã - đang khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm:  Tài nguyên du lịch tự nhiên  Tài nguyên du lịch nhân văn 1.2.4. Phân loại sản phẩm du lịch 1.3. Những kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại các địa phƣơng 1.3.1. Trong nước * Lào Cai * Hội An 1.3.2. Ngoài nước * Thái Lan * Malaysia Tiểu kết Qua chương 1 chúng tôi đã thống kê, phân tích các khái niệm, các nội dung về du lịch, khách du lịch, sự hài lòng của khách du lịch, sản phẩm du lịch, các đặc tính của sản phẩm du lịch… đây là những nội dung tạo nền tảng cho việc nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch tại cù lao An Bình, tỉnh Vĩnh và là cơ sở lý luận cho các chương tiếp theo. 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH 2.1. Tiềm năng du lịch tại Cù lao An Bình tỉnhVĩnh Long 2.1.1. Vị trí địa lý Cù lao An Bình nằm giữa sông Tiền và sông Cổ Chiên, có tổng diện tích 6.482 km2, gồm 4 xã trong 14 xã của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long: An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú. Phía Bắc của cù lao An Bình giáp chợ nổi Cái Bè - tỉnh Tiền Giang, phía Đông Nam giáp làng trái cây huyện Chợ Lách - tỉnh Bến Tre, phía Tây hướng về cầu Mỹ Thuận, phía Nam đối diện với thành phố Vĩnh Long. 2.1.2. Dân cư - kinh tế - xã hội 2.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch tại cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long Tài nguyên du lịch tự nhiên: Dựa vào thế mạnh của vùng đồng bằng sông nước, sông ngòi chằn chịt, không bị ảnh hưởng của lũ lụt do bảo vệ bởi hệ thống đê bao vững chắc, cù lao An Bình đã và đang khai thác loại hình du lịch Sông nước miệt vườn(tham quan, nghỉ dưỡng...) khá hiệu quả. Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn cù lao An Bình khá phong phú với nhiều di tích lịch sử văn hóa (đặc biệt là di tích cấp quốc gia chùa Tiên Châu), một sô làng nghề (làng mai vàng Phước Định), văn hóa ẩm thực đậm chất miền Tây,… 12 - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở lƣu trú: khai thác và phục vụ theo hình thức homestay. Hiện tại cù lao An Bình có 22 điểm du lịch nhà vườn và khu du lịch (xem Bảng 2.2. Danh sách các điểm vườn, khu du lịch trên cù lao An Bình, phần phụ lục 1). - Cơ sở hạ tầng 2.2. Thực trạng sản phẩm du lịch Cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long 2.2.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại cù lao An Bình 2.2.1.1. Thị trường du khách Tổng lượt khách đến Vĩnh Long năm 2012 đạt 900.000 ngàn lượt, tăng 08% so với năm 2011. Trong đó, lượt khách đến cù lao An Bình chiếm đến 90% tổng lượt khách đến Vĩnh Long hàng năm. [36, tr 1]. Có thể thấy, du lịch cù lao An Bình là nơi thu hút chủ yếu khách khi đến du lịch Vĩnh Long. Do vậy, du lịch tại cù lao An Bình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc góp phần tăng trưởng ngành du lịch và mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho toàn tỉnh. Lượng khách đến An Bình qua các năm đều tăng, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm từ 30 – 40 % tổng lượt khách. Tuy nhiên năm 2012 lượt khách quốc tế tăng không đáng kể, lượt khách nội địa tăng 1,3 lần so với năm 2011, điều này cho thấy thị trường khách nội địa có chiều hướng tăng tỷ trọng và tạo tiền đề cho việc du lịch cù lao An Bình đầu tư khai thác thị trường khách nội địa vào những năm sắp tới. 13 Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoản 10%. Chỉ tiêu tăng trưởng trung bình của tỉnh 2010 – 2015 phấn đấu đạt 20%/ năm, so với tỷ trọng đóng góp vào ngành du lịch Vĩnh Long của du lịch cù lao An Bình thì ngành du lịch còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đạt được kế hoạch đề ra. 2.1.1.2. Doanh thu du lịch Doanh thu du lịch qua các năm đều tăng, năm sau tăng cao hơn năm trước mặt dù tình hình kinh tế chung là khó khăn. 2.1.1.3. Nguồn nhân lực du lịch Tổng số lao động tại 22 điểm du lịch là 109 người. Trong đó, nhân viên có trình độ đại học chỉ có 10 người (chủ yếu là cấp quản lý), chiếm 9,1%, nếu chia bình quân trên 22 điểm du lịch thì mỗi điểm du lịch chưa được một người có trình độ đại học quản lý, các trình độ đại học chuyên ngành quản trị kinh được 02 người, đại học ngoại ngữ được 01 người, còn lại là các chuyên ngành khác và không có trình độ đại học chuyên ngành du lịch. Trình độ cao đẳng được 02/109 và trung cấp là 01/109. Còn lại là trình độ phổ thông có 96/109, chiếm 88,07%. Trong 109 lao động du lịch thì đã qua đào tạo nghiệp vụ du lịch là 14/109, chiếm 12,84%. Vấn đề đào tạo nhân lực du lịch cho cù lao An Bình nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung là một thách thức rất lớn. 2.1.1.4. Công tác quảng bá, xúc tiến Du khách biết đến cù lao An Bình qua kênh thông tin bạn bè và người thân giới thiệu là đa số, chiếm 57%, trong đó khách nội địa 14 chọn phương án này nhiều hơn (115/221 chiếm 52%). Du khách Biết cù lao An Bình qua mạng thông tin internet và báo đài lần lượt chiếm 14% và 5%. Từ những kết quả trên đã phần nào thể hiện vấn đề về công tác quảng bá, xúc tiến và tổ chức du lịch tại cù lao An Bình còn tồn tại nhiều vấn đề hạn chế. 2.2.2. Các sản phẩm du lịch tại cù lao An Bình 2.2.2.1. Tuyến điểm du lịch trên cù lao An Bình Hiện nay trong 04 xã thuộc cù lao An Bình có tổng cộng 22 điểm du lịch, chiếm gần 80% trên tổng số 28 điểm du lịch nhà vườn của tỉnh Vĩnh Long. (xem bảng thống kê phần phụ lục 1)[34, tr 9 – 11]. Hầu hết các điểm du lịch đều nằm trên tuyến đường sông thuận tiện tham quan bằng thuyền, bao gồm các tuyến điểm trên sông: Tuyến du lịch đầu vàm sông Mương Lộ; Tuyến du lịch dọc theo sông Mương Lộ; Tuyến du lịch theo sông Cái Muối, gồm các điểm du lịch nhà vườn. 2.2.2.2. Các loại hình du lịch và dịch vụ tại cù lao An Bình :  Các loại hình du lịch tại cù lao An Bình Nếu dựa vào tài nguyên du lịch hiện có thì Cù lao An Bình đã và đang khai thác các loại hình du lịch chủ yếu: Du lịch sông nước; Du lịch văn hóa truyền thống; Du lịch sinh thái;Du lịch vườn Nếu dựa vào mục đích, nhu cầu đi du lịch thì du lịch tại cù lao An Bình đã đáp ứng được những loại hình du lịch sau đây: Du lịch nghỉ ngơi, giải trí; Du lịch tham quan, nghiên cứu; Du lịch thể thao: 15 với các dịch vụ đi xe đạp trong đường làng, tập chèo xuồng, trượt nước...  Các dịch vụ du lịch: Dịch vụ lưu trú; Dịch vụ nhà hàng ẩm thực; Dịch vụ vui chơi, giải trí; Dịch vụ mua sắm; Dịch vụ phục vụ. 2.3. Kết quả nghiên cứu sự hài lòng của du khách về chất lƣợng sản phẩm du lịch tại cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long 2.3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành phỏng vấn trên 250 mẫu, thu về 221 mẫu (xem phụ lục 2), được sử dụng cho nghiên cứu. Nghiên cứu được thu thập từ khách du lịch đến tham quan, nghỉ ngơi và sử dụng các dịch vụ khác tại KDL Vinh Sang và các nhà vườn Mai Quốc Nam(1- 2), Mười Hưởng, Hai Đào... Các mẫu điều tra được phát thuận tiện, sau khi tiến hành điều tra, thu thập thông tin và xử lý số liệu, nghiên cứu có những thông tin như sau: 2.3.1.1. Thông tin về độ tuổi và giới tính 2.3.1.2. Thông tin về trình độ văn hóa 2.3.1.3. Thông tin về quốc tịch 2.3.1.4. Thông tin về thu nhập 2.3.2. Sở thích của khách du lịch 2.3.2.1. Số lần du khách đến An Bình 2.3.2.2. Hình thức đi du lịch cù lao An Bình của du khách 2.3.2.3. Sở thích lựa chọn sản phẩm lưu niệm của du khách 2.3.3. Kết quả sự hài lòng của khách qua dữ liệu nghiên cứu 16 2.3.3.1. Sự hài lòng của du khách về những chỉ tiêu lực hút của sản phẩm du lịch Về cơ bản du khách chủ yếu chọn phương án đánh giá “bình thường” và “khá hài lòng”; ở mức độ “rất hài lòng” dao động từ 10,4% đến 16,3% đối với các chỉ tiêu tính liên kết giữa các điểm du lịch, tài nguyên du lịch nhân văn, thắng cảnh tự nhiên và sự đa dạng của sản phẩm du lịch. Mức độ “không hài lòng” về sự đa dạng sản phẩm du lịch là khá lớn chiếm 42,5%; không hài lòng về mức độ khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn chiếm đến 46,6 %; chiếm tỷ lệ cũng không nhỏ đối với việc không hài lòng về mức độ liên kết giữa các điểm du lịch trên cù lao An Bình là 34,9%. 2.3.3.2. Sự hài lòng của du khách về cơ sở du lịch Mức độ đánh giá “bình thường” và “khá hài lòng” dao động trong khoảng 30,3% - 48.5%, điều này thể hiện có thể đối tượng khách du lịch khi đến với cù lao An Bình chủ yếu là du lịch nhà vườn và homestay nên mức độ đòi hỏi thỏa mãn dịch vụ là không cao nên dễ chấp nhận quy mô, điều kiện còn nhỏ lẻ của các cơ sở nơi đây, do vậy mà mức độ “rất hài lòng” là có nhưng không cao, mức trung bình chung vào khoảng 8,7%. Bên cạnh đó vẫn tồn tại mức độ “không hài lòng” của du khách về các chỉ tiêu này cũng không phải là ít. Trong đó, “không hài lòng” về hệ thống giao thông chiếm đến 19%. 17 2.3.3.3. Sự hài lòng của du khách dịch vụ ẩm thực Trung bình chung của mức“rất hài lòng” là 20,62%; mức “khá hài lòng” là 39,46%; mức “bình thường” là 34,86%. Ở chỉ tiêu “đáp ứng nhanh” thì tỷ lệ “không hài lòng” chiếm 7,2% và là chỉ số cao nhất trong các mức “không hài lòng” các chỉ tiêu còn lại, cho thấy mức độ chuyên nghiệp và nhanh chóng trong chế biến cũng như phục vụ cần phải cải thiện hơn; mức “không hài lòng” về các chỉ tiêu món ăn đa dạng, món ăn ngon, sạch sẽ hợp vệ sinh và nhiệt tình phục vụ cũng chiếm khoảng 4,78% cho thấy những hạn chế này vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến sự cảm nhận và sự hài lòng của khách du lịch; sự phục vụ thiếu nhiệt tình cũng đã nhận phản hồi “rất không hài lòng” 0,9%. 2.3.3.4. Sự hài lòng của du khách về dịch vụ lưu trú homestay Ở phần đánh giá dịch vụ lưu trú homestay, có 102 mẫu nghiên cứu trả lời là đã sử dụng dịch vụ này nên các tỷ lệ tần số tính trên 102 mẫu nghiên cứu. Du khách đã đánh giá “khá hài lòng” đến 52,9% về du lịch homestay mang đậm bản sắc văn hóa của vùng, kế đến là “khá hài lòng” với mức độ sạch sẽ thoáng mát (41%), đảm bảo an toàn, an ninh (40,3%). Mức độ “không hài lòng” với các chỉ tiêu đánh giá trong phần này trung bình là 4,5%. Mức độ “rất không hài lòng” trung bình thì chỉ có 0,58%. 2.3.3.5. Sự hài lòng của du khách về nhân viên phục vụ Nổi bật trong các chỉ tiêu đánh giá, mức độ đánh giá “không hài lòng” về chỉ tiêu trình độ ngoại ngữ của nhân viên không phải là 18 thấp, chiếm đến 14,5% và 2,3% “rất không hài lòng” cùng chỉ tiêu, Khách du lịch cũng thể hiện sự “Không hài lòng” với chỉ tiêu sự quan tâm của nhân viên là 6,3%, với chỉ tiêu phong cách và kỹ năng giao tiếp cũng là 6,3%, chỉ tiêu mức độ chuyên nghiệp là 5,0%, càng cho thấy vấn đề đào tạo nhân viên phục vụ trong du lịch trong thời gian tới phải được đầu tư đào tạo. 2.3.3.6. Sự hài lòng của du khách về dịch vụ mua sắm hàng quà lưu niệm Mức độ “không hài lòng” ở phần đánh giá này chiếm tỷ lệ khá cao, về chỉ tiêu mang tính đặc trưng của vùng có đến 26,7%. Mức độ “rất hài lòng” chỉ chiếm bình quân 9,58%, mức độ “khá hài lòng” trung bình 33,1%, mức độ “bình thường” trung bình 41, 52% cao nhất trong các mức đánh giá, đồng nghĩa với việc dịch vụ mua sắm thiếu sức hút và chưa kích cầu được khách du lịch. 2.3.3.7. Sự hài lòng của du khách về sự hấp dẫn của các loại hình vui chơi, giải trí Tỷ lệ khách “không hài lòng” dao động trong khoảng 1,8% 7,2%, tỷ lệ khách “rất không hài lòng” với mức độ từ 0,9% - 1,8%. Du khách đặc biệt “khá hài lòng” với loại hình du lịch sông nước (46,6%) và cũng “rất hài lòng” với loại hình du lịch này (24,4%). 2.3.3.8. Sự hài lòng của du khách về sự đón tiếp của người dân địa phương Mức độ “rất hài lòng” của du khách qua các chỉ tiêu chiếm tỷ lệ trung bình 28%, mức độ “khá hài lòng” là 45,6%, mức độ “Bình 19 thường” là 23%, mức độ “không hài lòng” và “rất không hài lòng” chiếm rất thấp. Có thể thấy rằng sự nhiệt tình và sẵn sàn đón tiếp của người dân được khách du lịch đánh giá cao, là điều kiện tốt để phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững tại cù lao An Bình. 2.4. Đánh giá chung về du lịch cù lao An Bình 2.4. 1. Những ưu điểm và thuận lợi - Là địa phương đi đầu trong việc hình thành và khai thác du lịch sông nước miệt vườn miền ở ĐBSCL; là nơi chủ yếu thu hút khách du lịch đến du lịch tại Vĩnh Long; chưa xuất hiện các hiện tượng tiêu cực như: tranh giành rước khách đến các điểm vườn; “chặt chém” du khách… 2.4.2. Những hạn chế và khó khăn - Về cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được đầu tư đúng mức; Nhân lực du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu; Loại hình du lịch cần có sự đổi mới; Chưa khai thác được du lịch làng nghề và sản phẩm lưu niệm; Dịch vụ trong các cơ sở lưu trú đơn điệu; Loại hình đờn ca tài tử chưa chuyên nghiệp; Thiếu tính liên kết, hợp tác chặt chẽ; Chưa chủ động trong việc xác định thị trường du khách và khai thác; Chưa chủ động trong công tác xúc tiến điểm du lịch; Khó khăn của nhà vườn, KDL liên quan đến thủ tục hành chính.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan