Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu sự phân bố, sinh thái, sinh học và hiện trạng bảo tồn của loài giổi –...

Tài liệu Nghiên cứu sự phân bố, sinh thái, sinh học và hiện trạng bảo tồn của loài giổi – michelia citrata (noot. & chalermglin) q. n. vu & n.h. xia tại xã tùng vài, huyện quản bạ, tỉnh hà giang.

.PDF
94
133
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Từ Bảo Ngân NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ, SINH THÁI, SINH HỌC VÀ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN CỦA LOÀI GIỔI CHANH – MICHELIA CITRATA (NOOT. & CHALERMGLIN) Q. N. VU & N. H. XIA TẠI XÃ TÙNG VÀI, HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- Từ Bảo Ngân NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ, SINH THÁI, SINH HỌC VÀ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN CỦA LOÀI GIỔI CHANH – MICHELIA CITRATA (NOOT. & CHALERMGLIN) Q. N. VU & N. H. XIA TẠI XÃ TÙNG VÀI, HUYỆN QUẢN BẠ, TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 60420111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Tiến Hiệp PGS.TS. Nguyễn Trung Thành Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Để có đƣợc kết quả này, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tiến Hiệp, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, ngƣời đã hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự dìu dắt nhiệt tình, tận tụy của các thầy, cô trong Khoa Sinh học, nhất là các thầy, cô thuộc Bộ môn Thực vật học, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại bộ môn và khoa. Cũng qua đây, tôi xin phép gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cán bộ của Trung tâm Bảo tồn Thực vật (CPC), các cộng tác viên địa phƣơng của CPC tại thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, các cán bộ của Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế (FFI), các anh chị và các bạn đồng nghiệp, những ngƣời đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Và cuối cùng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè, những ngƣời luôn bên cạnh động viên, khích lệ và ủng hộ tôi rất nhiều trong thời gian qua! Hà Nội, tháng 6 năm 2014 Học viên Từ Bảo Ngân MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………….………………………………...... 1 Chƣơng 1 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU …………..………. 3 1.1. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu chi Michelia và loài Michelia citrata trên 3 thế giới ………………………………………..……………………..... 1.2. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu chi Michelia và loài Michelia citrata tại 6 Việt Nam …………………………………………………..……..………... 1.3. Tổng quan về bảo tồn …………………………………...…………… 10 Chƣơng 2 – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ 13 ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………... 2.1. Điều kiện tự nhiên ……………………………………………………. 13 2.1.1. Vị trí địa lý ……………………………………….………....... 13 2.1.2. Địa hình địa thế và đặc điểm khu hệ thực vật …….…..……… 14 2.2. Dân sinh kinh tế và xã hội …………………………………………… 15 2.2.1. Nhân khẩu học …………………………………..………...…. 15 2.2.2. Sinh kế ……………………………………………………….. 17 2.2.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng …………………………. 18 2.2.4. Buôn bán với Trung Quốc ………………………….………... 22 2.3. Tầm quan trọng của vùng rừng thuộc ba xã Cao Mã Pờ - Tả Ván – 23 Tùng Vài ………………………..…….…………………………………. Chƣơng 3 – ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ 25 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………....... 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………...……… 25 3.2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………. 25 3.3. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………. 25 3.4. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………. 25 3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………...…….. 26 3.5.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................... 26 3.5.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................ 31 Chƣơng IV - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN …...……… 34 4.1. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài Michelia citrata …. 34 4.1.1. Đặc điểm hình thái ………………………………………….... 34 4.1.2. Đặc điểm sinh học ……………………………………………. 41 4.1.3. Đặc điểm sinh thái …………………………………………… 4.2. Hiện trạng quần thể, mức độ nảy mầm và tái sinh của loài Michelia 41 49 citrata trong khu vực nghiên cứu ……………………………… 4.2.1. Hiện trạng bảo tồn loài Michelia citrata theo tiêu chuẩn 49 IUCN 2013 tại Việt Nam ……………………………………....................... 4.2.2. Tình trạng nảy mầm và tái sinh ngoài tự nhiên của loài 51 Michelia citrata .............................................................................................. 4.3. Thử nghiệm nhân giống hữu tính và trồng bảo tồn loàiMichelia citrata 58 tại Việt Nam…………………………………………….................. 4.3.1. Ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tại vùng 58 rừng 3 xã Cao Mã Pờ - Tả Ván – Tùng Vài tới quần thể Michelia citrata 4.3.2. Thử nghiệm khả năng nhân giống hữu tính loài Michelia 59 citrata bằng hạt…………………………………………………………….. 4.3.3. Định hƣớng một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển loài 64 Michelia citrata …………………………………………………………….……… KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………....... 68 PHỤ LỤC……………………………………………...………………....... 73 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Số liệu nhân khẩu học tổng quát ở 7 thôn sát rừng (năm 2010) ….... 17 Bảng 2. Thống kê sơ bộ các hộ gia đình ở 7 thôn mục tiêu đang canh tác 19 trong rừng …………………………………………………………………… Bảng 3. Một số loài thực vật mọc chung với Michelia citrata ……………... 44 Bảng 4. Tổ thành các cây gỗ mọc cùng Michelia citrata ………………..….. 48 Bảng 5. Các chỉ số đánh giá tình trạng bảo tồn loài Michelia citrata.............. 50 Bảng 6. Tình trạng nảy mầm và tái sinh tự nhiên của loài Michelia citrata 52 theo tuyến ………………………………………..………………………….. Bảng 7. Khả năng nảy mầm và tái sinh của Michelia citrata quanh gốc cây 55 mẹ …………………………………………………………………………… Bảng 8. Tình trạng các cây Michelia citrata nảy mầm, tái sinh ……………. 55 Bảng 9. Kết quả nhân giống hữu tính loài Michelia citrata bằng hạt …...….. 59 Bảng 10. Đo đạc các chỉ số của một số cây con ………………………….… 60 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Vị trí của 7 thôn (Vàng Chá Phìn, Vả Thàng 2, Tả Ván, Chúng 16 Trải, Lò Suối Tủng, Tùng Vài Phìn và Bản Thăng) sống dựa vào rừng Cao Mã Pờ - Tả Ván - Tùng Vài …………………………………………...…… Hình 2. Cây bị chặt, tỉa thƣa để trồng Thảo quả, Hƣơng thảo ở rừng đầu 21 nguồn bản Thăng …………………………………………………..………. Hình 3. Lán trông nƣơng và sấy Thảo quả, Hƣơng thảo tại rừng Cao Tả 22 Tùng ………………………………………………………………………... Hình 4. Khe xói của lũ năm 2014 ……………………………………….… 24 Hình 5. Phân bố của Voọc mũi hếch và Ngọc Lan đang bị đe dọaở rừng 24 Cao Tả Tùng …………………………………………….…………………. Hình 6. Một số hình ảnh cây Michelia citrata ……………………………….... 35 Hình 7. Đặc điểm hình thái thân Michelia citrata ……………………………. 36 Hình 8. Đặc điểm hình thái lá Michelia citrata ……………………………….. 37 Hình 9. Một số hình ảnh hoa Michelia citrata ………………………………... 38 Hình 10. Đặc điểm hình thái hoa Michelia citrata …………………………… 39 Hình 11. Đặc điểm hình thái quả Michelia citrata …………………………… 40 Hình 12. Bản đồ phân bố loài Michelia citrata tại Việt Nam và trên thế 43 giới …………………………………………………………………………. Hình 13. Khu phân bố (EOO) của loài Michelia citrata tại Việt Nam và 51 trên thế giới …………………………………………….…………………... Hình 14. Các tuyến điều tra nghiên cứu tại khu rừng Cao Tả Tùng ………. 52 Hình 15. Bản đồ phân bố loài Michelia citrata tại khu rừng Cao Tả Tùng 53 Hình 16. Hình ảnh về nghiên cứu tái sinh quanh gốc cây mẹ ……………... 57 Hình 17. Một số hình ảnh về quá trình gieo ƣơm hạt Michelia citrata ……. 62 Hình 18. Cây giống Michelia citrata.……………………………………... 63 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AOO Nơi cƣ trú (Area of Occupancy) BKF Bangkok Forest Herbarium CITES Công ƣớc buôn bán quốc tế các loài động thực vật nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) CPC Trung tâm Bảo tồn Thực vật (Center of Plant Conservation) CR Rất nguy cấp (Critically Endangered) DD Thiếu dẫn liệu (Data Deficient) EN Nguy cấp (Endangered) EOO Khu phân bố (Extent of Occurrence) EX Tuyệt chủng (Extinct) EW Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (Extinct in the Wild) FFI Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế (Fauna & Flora International) FSIV Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Forest Science Institute of Vietnam) IBSC South China Botanical Garden, Chinese Academy of Science IUCN Tổ chức Bảo tồn quốc tế (The World Conservation Union) LC Ít lo ngại (Least Concern) NE Không đánh giá (Not Evaluated) NT Gần nguy cấp (Near Threatened) VNF Phòng tiêu bản Thực vật trƣờng đại học Lâm nghiệp (Vietnam Forestry Herbarium) VU Sẽ nguy cấp (Vulnerable) Luận văn thạc sĩ 2014 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình phát triển kinh tế toàn cầu, rất nhiều loài thực vật đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hoàn toàn bởi các hoạt động của con người. Con người không chỉ khai thác triệt để các loài có giá trị mà còn phá hủy sinh cảnh, môi trường sống tự nhiên, dẫn đến nguy cơ tuyệt diệt của các loài sinh vật. Việt Nam cũng không đứng ngoài tình trạng ấy. Chúng ta luôn được nghe đất nước ta có “rừng vàng, biển bạc”, quả thật Việt Nam là quốc gia có hệ thực vật vô cùng phong phú do những đặc trưng về vị trí, địa lý, địa hình và là nơi giao lưu của nhiều luồng thực vật khác nhau. Trên thực tế, các nhà thực vật đã thống kê được 13.766 loài thực vật, trong đó 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch [6,13], và còn có thể nhiều hơn nữa. Mặc dù có được lợi thế trên, việc nghiên cứu các loài thực vật còn rất nhiều hạn chế, cả trong phân loại học và lĩnh vực bảo tồn, đặc biệt bên cạnh những loài mới được khám phá ra, rất nhiều loài thực vật có giá trị đã biến mất hoàn toàn, thậm chí có những loài mới vừa được phát hiện đã ở tình trạng nguy cấp. Sách đỏ Việt Nam năm 2007 đã liệt kê tới 464 loài thực vật đang bị đe dọa nghiêm trọng [4]. Họ Ngọc lan cũng nằm trong tình trạng trên. Họ Ngọc lan (Magnoliceae Juss.) thuộc bộ Ngọc lan (Magnoliales), liên bộ Ngọc lan (Magnolianae), phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), là họ thực vật nguyên thủy nhất trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) [2,3,10,18,34,40,49,50]. Ngày nay trên thế giới, họ này có 17 chi khoảng 300 loài phân bố ở vùng nhiệt đới tới vùng ôn đới ấm đặc biệt là vùng Bắc bán cầu từ Đông Nam châu Á, Trung Mỹ, Đông Nam của Bắc Mỹ tới miền Nam của Nam Mỹ [50,51]. Ở Việt Nam các nhà thực vật ghi nhận có khoảng 55 loài thuộc 11 chi khác nhau [3,10] phân bố tại nhiều tỉnh miền núi từ Bắc xuống Nam, trong đó có 8 loài đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2007 [4]. Những năm gần đây, rất nhiều loài thuộc họ Ngọc lan được phát hiện mới cho Việt Nam, cũng như là loài mới trên thế giới. Luận án tiến sĩ của Vũ Quang Nam đã mô tả 5 loài Ngọc lan mới cho khoa học, bổ sung 12 loài Ngọc lan cho hệ thực vật Việt Nam [50]. Từ Bảo Ngân 1 K20 Sinh học Luận văn thạc sĩ 2014 Hầu hết các loài Ngọc lan đều có tiềm năng lớn để khai thác và sử dụng vì chất lượng gỗ tốt, hoa thơm, đẹp, có chứa tinh dầu. Các loài này được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, làm đồ gỗ, hàng mỹ nghệ, làm thuốc, gia vị, sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa và được trồng làm cảnh. Điều đó dẫn tới nhiều loài trong họ bị khai thác triệt để. Theo Li và cộng sự (2000), khoảng 4966 loại hợp chất hóa học chính, chiếm tới 92,57%-98,79% trong tinh dầu một số loài Ngọc lan đã được xác định, khẳng định chất lượng tinh dầu làm nước hoa ngọt ngào, mạnh và giữ được mùi lâu. Chưa kể một số loài được sử dụng làm thuốc như lá và hoa Magnolia grandiflora để giảm huyết áp, Michelia alba làm thuốc giảm ho, lợi tiểu [50]. Hiện tại, với sự tài trợ của Quỹ cây xanh toàn cầu và Tổ chức Bảo tồn các Vườn thực vật Quốc tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã tập trung bảo tồn khẩn cấp các loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng của đất nước mình trong đó có ưu tiên tiến hành bảo tồn các loài thuộc họ Ngọc lan - Magnoliaceae đang bị đe dọa tuyệt chủng trầm trọng tại Cu Ba, Columbia, Trung Quốc và Việt Nam. Để bảo tồn các loài Ngọc lan ở Việt Nam có hiệu quả thì việc nghiên cứu và bảo tồn chúng ở các khu phân bố tự nhiên rất cần thiết. Xuất phát từ lý luận và yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi chọn loài Giổi chanh - Michelia citrata, một trong 12 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu với đề tài luận văn cao học: ”Nghiên cứu sự phân bố, sinh thái, sinh học và hiện trạng bảo tồn của loài Giổi chanh – Michelia citrata (Noot. & Chalermglin) Q. N. Vu & N. H. Xia tại xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở khoa học để thực hiện bảo tồn bền vững và phát triển loài này tại Việt Nam. Từ Bảo Ngân 2 K20 Sinh học Luận văn thạc sĩ 2014 Chƣơng 1 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu chi Michelia và loài Michelia citrata trên thế giới Họ Ngọc lan - Magnoliaceae là một trong những nhóm thực vật có hoa đầu tiên của ngành thực vật Hạt kín - Angiospermae. Họ Ngọc lan ngày nay gồm khoảng 300 loài thuộc 17 chi, phân bố tự nhiên ở Đông Nam châu Á, Trung Mỹ, Đông Nam Bắc Mỹ tới miền Nam của Bắc Mỹ [50,51]. Mặc dù Ngọc lan được coi là một trong những họ thực vật có hoa nguyên thủy nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khái niệm về hoa đầu tiên và nghiên cứu tiến hóa, hệ thống phân loại của họ lại có rất nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt là sự sắp xếp thứ bậc chi. Rất nhiều trường phái phân loại khác nhau đã được đưa ra từ khi Jussieus (1789) lần đầu tiên mô tả họ Magnoliaceae trong “Species Plantarum” cho đến các tác giả khác như Spach (1839); Baillon (1866); Dandy (1927, 1978); Law (1984, 1996, 2000); Nooteboom (1985, 2000); Chen & Nooteboom (1993); Azuma et al. (1999, 2001); Kim et al. (2001); Figlar & Nooteboom (2004); Sun & Zhou (2004); Xia et al. (2008); Sima & Lu (2009); Kim (2009); Xia (2012). Năm 1703, Charles Plumier (1646-1704) đã công bố một loài mới (Magnolia plumierii) trên „„Nova Plantarum Americanarum Genera‟‟ để ghi nhận những công lao khoa ho ̣c cho nhà thực v ật học người Pháp -Pierre Magnol (1638-1715) [48]. Tên Magnolia sau đó được Carolus Linnaeus (1707-1788) sử du ̣ng trong tác phẩ m “Genera Plantarum I, 1937” để mô tả loài Magnolia glauca, sau này được chuẩ n hóa với tên Magnolia virginiana L. Đó là sự xuấ t hi ện và ra đời chính thức của tên Magnolia, sau này chính là tên của ho ̣ Ngo ̣c lan – Magnoliaceae [50]. Linnaeus (1753) là người đầu tiên công bố chi Michelia L. với loài chuẩn là Michelia champaca L. trong tác phẩ m “Species Plantarum” , đã đề cập tới 8 loài thuộc 3 chi, đó là: Liriodenron L. (L. tulipifera L.), Magnolia L. (M. virginiana L., M. glauca L., M. foetida L., M. grisea L., M. tripetala L., M. acuminata L.) và Từ Bảo Ngân 3 K20 Sinh học Luận văn thạc sĩ 2014 Michelia L. (M. champaca L.) [43]. Joannis De Loureiro (1790) trong công trình “Flora Cochichinensis I” đã mô tả chi tiết 3 loài: Liriodendron liliifera Lour., L. figo Lour., L. coco Lour. (đây là một trong những loài Ngọc lan đầu tiên được mô tả Việt Nam với tên địa phương là Hoa dạ hợp), và loài Michelia champaca L. (đây cũng là loài được ghi nhận từ Việt Nam với tên địa phương là Hoa sứ nam) thuộc chi Michelia [32]. Aug. Pyramo De Candolle (1824) trong “Prodromus Systematis Naturalis” mô tả chi Michelia L. với 7 loài là M. champaca, M. kisopa, M. doltsopa, M. tsiampaca, M. velutina, M. rufinervis, M. parviflora [25]. C. L. Blume (1825, tái bản lần ba của phiên bản 1823) với “Bijdragen tot de flora van Nederlandsch Indië” đã mô tả chi Michelia L. với 5 loài M. champaca, M. longifolia, M. tsampaca, M. montana, M. sufinervis [24]. Tiếp theo đó, Hooker & Thomson trong tác phẩm “Flora Indica 1. 1855” cũng nhắc đến chi Michelia với 2 loài M. excelsa, M. lanuginova [38]. D. H. Baillon (1866) trong “Recueil Périodique D‟observations botaniques: Ménoire sur la Famille des Magnolicées”: chỉ mô tả 1 chi Magnolia L. với 5 nhánh, trong tác phẩm này, Michelia chuyển thành một nhánh của chi Magnolia L. [23]. Sau đấy, với Miquel (1868) trong “Annales Musei Botanici: Lugduno-Batavi VI” tiếp tục mô tả chi Michelia L. là chi độc lập với 5 loài, Paul Parmentier (1895) trong “Histoire des Magnoliacées” đã mô tả chi Michelia với 15 loài [47]. Từ năm 1927, Dandy Jame Edgar, trong công trình “The Genera of Magnolieae” (Kew Bull. 7: 257-264), đã dựa trên đặc điểm khác biệt về hình thái, công nhận và công bố các chi thuộc họ là Talauma, Magnolia, Manglietia, Michelia, Alcimandra, Pachylarnax, Elmerrillia, Kmeria [28]. Sau này, Dandy (1964, 1974) đã chấp nhận thêm một số chi khác của các tác giả khác như Aromadendron Blume (1825), Paramichelia H. H. Hu (1940) và Tsoongiodendron W. Y. Chun (1963) để cho ra h ệ thố ng mới với 12 chi. Đây cũng là hệ thống được nhiều nhà thực vật chấp nhận và sử dụng trong thời gian khá dài. Sau thời gian đó có mô tả thêm một số chi mới như Paramanglietia của Hu et W. C. Cheng (1951), Từ Bảo Ngân 4 K20 Sinh học Luận văn thạc sĩ 2014 Dugandiodendron Lozano của G. Lozano-Contreras (1975), với Manglietiastrum Law của Yu Hu Liu (Yuh Wu Law) (1979) và Woonyoungia La (1997) hay Sinomanglietia của Z. X. Yu (1994). Đến đây chi Michelia L. vẫn được công nhận là chi độc lập với đặc điểm cụm hoa mọc ở nách lá. Hệ thống này với chi Michelia L. độc lập vẫn được tiếp tục chấp nhận trong các tác phẩm của Law (1984, 2000) [50]. Sau này, Hans P. Nooteboom (1985) trong “Notes on Magnoliaceae” đã rút gọn lại h ệ thố ng của Dandy (1927, 1964, 1974), theo đó ông gộp 4 chi: Talauma Juss., Aromadendron Blume, Dugandiodendron Lozano, Manglietiastrum Law vào chi Magnolia L.; gộp các chi Paramichelia Hu, Tsoongiodendron Chun và Alcimandra Dandy vào chi Michelia L. Theo cách này phân họ Magnolioideae chỉ còn 6 chi [44]. Đến năm 2000, Noteboom công nhận họ Ngọc lan có 3 chi Pachylanax, Magnolia thuộc phân họ Magnolioideae và chi Liriodendrons thuộc phân họ Liriodendroideae. Chi Magnolia được phân thành nhiều phân chi (subgenus) và tổ (section), trong đó có phân chi Michelia. Phân chi này lại được phân thành 7 section là: Sect. Michelia, Sect. Anisochlamys, Sect. Dichlamys, Sect. Micheliopsis, Sect. Tsoongiodendron, Sect. Paramichelia, Sect. Elmerrillia [45]. Sau đó, Richard B. Figlar và Nooteboom (2004) trong công trình “Notes on Magnoliaceae IV” đề xuất một hệ thống mới cho Magnoliaceae, trong đó hai người đã gộp tất cả các chi trong phân họ Magnolioideae vào một chi duy nhấ t Magnolia , với 3 phân chi (subgenus): 1) Magnolia; 2) Yulania; và 3) Gynopodium, trong đó Subsect. Michelia thuộc Sect. Michelia của phân chi Yulania [33]. Năm 2012, Xia Nian-He đã đề xuất một hệ thống mới Magnoliaceae dựa vào nhiề u dẫn liệu phân tử và hình thái khác nhau. Trong hệ thống này, tác giả đã phân chia thành 16 chi trong phân ho ̣ Magnolio ideae, giữ chi Michelia L. là một chi độc lập trong hệ thống. Hệ thống này được Vũ Quang Nam sử dụng trong luận án tiến sĩ để phân loại các loài Ngọc lan ở Việt Nam [50]. Từ Bảo Ngân 5 K20 Sinh học Luận văn thạc sĩ 2014 Qua các hệ thống này có thể thấy các tác giả của các hệ thố ng khác nhau đề u đồ ng ý về sự phân tách giữa 2 phân ho ̣ rõ ràng trong Magnoliaceae , đó là: (1) Liriodendroideae và (2) Magnolioideae nhưng có sự khác biệt về phân chia, sắp xếp các chi. Tuy nhiên sau thời gian phân tách hay nhập lại các chi, các bằng chứng về phân loại truyền thống cũng như các nghiên cứu hiện đại về nhiễm sắc thể và phân tử đều cho rằng nên xem chi Michelia L. là một chi độc lập được đặc trưng bởi các đặc điểm nổi bật là hoa và chồi hoa mọc ra từ nách lá, cuống nhụy dài, các lá noãn (hay các đại ở quả) thường rời. Từ lần mô tả đầu tiên năm 1753 bởi Linnaeus với một loài duy nhất Michelia champaca, hiện nay trên thế giới, chi Giổi - Michelia L. được công nhận có khoảng 70 loài phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á [50,51]. Về loài nghiên cứu, năm 2007 Chalermglin và Nooteboom đã công bố loài Magnolia citrata Noot. & Chalermglin trên tạp chí Blumea (Blumea 52: 559) dựa trên mẫu thu được từ Thái Lan (Chiang Mai, Mae Taeng Distr., Mon Angket, 1200 m alt.) mang số hiệu Smitinand 90-269 = BKF 96932 (HT: BKF) và được xác định thuộc về phân chi Yulania, nhóm (section) Michelia, phân nhóm (subsection) Michelia [26]. Lúc đó loài này được xác định là loài đặc hữu của Thái Lan, phân bố ở Chiang Mai, Nan, Loei. Đến năm 2009, loài cũng được nhắc đến trong công trình “The Magnoliaceae of Thailand” của Nooteboom và Chalermglin [46]. Sau này trong nghiên cứu của mình, Vũ Quang Nam đã phát hiện loài này có ở Việt Nam và sau khi tổ hợp lại, chuyển loài này về chi Michelia L. với tên Michelia citrata (Noot. & Chalermglin) Q. N. Vu & N. H. Xia, tên gọi Magnolia citrata Noot. & Chalermglin chuyển thành basionym của loài [15]. 1.2. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu chi Michelia và loài Michelia citrata tại Việt Nam Joannis De Loureiro (1790), một nhà truyền giáo và nhà tự nhiên học Bồ Đào Nha, là người đầu tiên công bố các loài thuộc họ Ngọc lan ở Việt Nam. Trong công trình Flora Cochichinensis I (1790) ông đã mô tả 4 loài thuộc 2 chi Từ Bảo Ngân 6 K20 Sinh học Luận văn thạc sĩ 2014 Liriodendron và Michelia, trong đó có loài Michelia champaca [32]. Tiếp đó, trong tập 1 của bộ Thực vật chí đại cương Đông Dương (Flore Générale de L‟Indo-Chine) do M. H. Lecomte làm chủ biên xuất bản năm 1907, Finet A. E. và F. Gagnepain đã mô tả họ Ngọc lan - Magnoliaceae của Đông Dương với 7 chi, 15 loài, một số loài thu mẫu tại Việt Nam [42], trong đó chi Michelia L. gồm 4 loài: Michelia figo Spreng (mẫu thu ở Nam Định), Michelia baviensis Finet et Gagnepain (mẫu thu ở Ba Vì), Michelia champaca L. (mẫu thu ở Hà Nội), Michelia baillonii (Pierre) Finet et Gagn. (mẫu thu ở Campuchia). Chevalier (1918) bổ sung vào họ Ngọc lan ở Việt Nam 2 loài mới là Talauma gioi và Michelia tonkinensis, đồng thời tái khẳng định sự phân bố của bốn loài đã được mô tả là Michelia figo, Michelia baviensis, Michelia champaca, Michelia baillonii ở Việt Nam [27]. Dandy (1927, 1928, 1929, và 1930) đã mô tả nhiều loài mới từ châu Á, trong đó có 18 loài từ Việt Nam, đặc biệt trong đó có 11 loài thuộc chi Michelia L là: Michelia aenea, M. balansae (comb.nov.), M. chapensis, M. constricta, M. floribunda var. tonkinensis (var.nov.), M. fulgens, M. hypolampra, M. masticata, M. mediocris, M. subulifera, M. tignifera [28,29,30,31]. Tiếp đó, Gagnepain (1938, 1939) mô tả hai loài mới, Manglietia blaoensis và Michelia braianensis, đưa tổng số loài Ngọc lan cho hệ thực vật Việt Nam đến năm 1939 là 39 loài và 3 chi, trong đó có 22 loài, 2 kết hợp, và 3 chi mới được mô tả [35,36]. Sau đó trong Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999) họ Magnoliaceae hay còn gọi là họ Dạ Hợp gồm có 8 chi và 50 loài, mỗi loài đã nêu tên khoa học, tên đồng nghĩa chính, tên Việt Nam, mô tả ngắn gọn và có hình vẽ cho từng loài, một số loài còn nêu các thông tin về công dụng [10]. Trong đó chi Michelia gồm có 19 loài. Tiếp theo đó đến năm 2003, trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân chủ biên), họ Ngọc lan - Magnoliaceae được bổ sung thêm 1 chi Alcimandra và 1 loài mới là Manglietia hainanensis Dandy, 1930, đồng thời có một Từ Bảo Ngân 7 K20 Sinh học Luận văn thạc sĩ 2014 số chuyển đổi về danh pháp của vài loài. Như vậy tổng cộng tại Việt Nam, họ Magnoliaceae có 9 chi, 46 loài [3], với chi Michelia có 18 loài và một thứ. Cũng trong danh lục này, ông liệt kê 3 loài: Paramichelia braianensis (Gagnep.) Dandy, P. baillonii (Pierre) Hu và Tsoongiodendron odorum Chun, nay đã trở thành synonym của Michelia brainensis Gagnep., M. baillonii (Pierre) Finet & Gagnep. và M. odora (Chun) Nooteboom & B. L. Chen. Cho đến nay, những nghiên cứu mới nhất về chi Giổi - Michelia L. thuộc họ Ngọc lan - Magnoliaceae có thể kể đến các bài báo của Vũ Quang Nam đã mô tả một loài Giổi mới cho khoa học là Michelia xianianhei Q. N. Vu năm 2011; đã làm rõ và bổ sung thêm các loài cho hệ thực vật Việt Nam là Michelia gioi (A. Chev.) Sima & H. Yu đăng trong Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp 1: 826-829 năm 2009, Michelia velutina DC. đăng trong Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp 3: 1012-1015 năm 2009; Michelia mannii King đăng trong J. Trop. Subtrop. Bot. 18(6): 661-664 năm 2010, Michelia fulva Chang et B. L. Chen đăng trong Tạp chí Sinh học, 32(2) năm 2010, Michelia flaviflora Y. W. Law & Y. F. Wu đăng trong Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (4): 1578 năm 2010; Michelia citrata (Noot. & Chalermglin) Q. N. Vu & N. H. Xia đăng trong Tạp chí Sinh học 33(4): 42-44 năm 2011, Michelia macclurei Dandy đăng trong Báo cáo Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4 năm 2011, cùng nhiều nghiên cứu về hệ thống phân loại họ Ngọc lan. Đặc biệt là Luận án tiến sĩ của Vũ Quang Nam (2012) đã hệ thống lại họ Ngọc lan tại Việt Nam, trong đó nghiên cứu và mô tả, có kèm hình vẽ, ảnh chụp, xây dựng khóa định loại 22 loài thuộc chi Michelia L. [14,15,16,50]. Loài Giổi chanh - Michelia citrata được mô tả lần đầu tiên khi Chalermglin và Nooteboom (2007) công bố với tên Magnolia citrata Noot. & Chalermglin trên tạp chí Blumea (Blumea 52: 559) dựa trên mẫu chuẩn thu được từ Thái Lan (Chiang Mai, Mae Taeng Distr., Mon Angket, 1200 m alt.) mang số hiệu Smitinand 90-269 = BKF 96932 (HT: BKF), lúc này loài được xác định thuộc về phân chi Yulania, tổ (section) Michelia, phân tổ (subsection) Michelia. Tuy nhiên, theo phân loại truyền thống cũng như các nghiên cứu hiện đại về nhiễm sắc thể và phân tử đều cho rằng Từ Bảo Ngân 8 K20 Sinh học Luận văn thạc sĩ 2014 nên xem chi Michelia L. là một chi độc lập. Như vậy theo luật Danh pháp Quốc tế (Art. 23) loài trên được Vũ Quang Nam và Xia Nian-he tổ hợp thành Michelia citrata (Noot. & Chalermglin) Q. N. Vu & N. H. Xia, đăng trên Tạp chí Sinh học 33(4): 42-44 năm 2011 [15,26,46,50]. Trong quá trình nghiên cứu về phân loại các loài thuộc họ Ngọc lan Magnoliaceae của Việt Nam, Vũ Quang Nam đã nhận được tiêu bản TVT 72008 (VNF) thu tại vùng rừng Kon Hà Nừng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai từ ông Trần Văn Tiến (FSIV). Sau khi so sánh và đối chiếu với các tiêu bản gốc và tiêu bản đã định tên tại BKF và IBSC, loài được xác định là loài Michelia citrata. Đây là lần đầu loài Giổi chanh này được phát hiện tại Việt Nam. Loài này cũng được Vũ Quang Nam thu lại từ cùng địa điểm trên trong đợt khảo sát thực địa đầu năm 2011 mang số hiệu Nam 210111.3 (IBSC, VNF). Trong chuyến nghiên cứu thực địa thuộc Đề tài Tây Nguyên 3 (TN3-T10), đoàn nghiên cứu của phòng Thực vật Dân tộc học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã phát hiện cá thể loài Michelia citrata tại thôn Păng Dung, xã Đạ K‟Nàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng và thu mẫu tiêu bản mang số hiệu CTTN 823. Hiện tại trong lĩnh vực bảo tồn các loài có giá trị bảo tồn thuộc họ Ngọc lan của Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn Thực vật (CPC) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam đã hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế ở trong và ngoài nước thực hiện nhiều chuyến điều tra nghiên cứu. Tại khu vực rừng thuộc ba xã Cao Mã Pờ - Tả Ván – Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã bắt gặp và thu được mẫu loài này. Sau khi so sánh đối chiếu với các mẫu tiêu bản đã định tên và các tài liệu mô tả về loài, xác định đây chính xác là loài Michelia citrata, đóng góp thêm dữ liệu về vùng phân bố của loài. Hiện dự án đã thu được một khối lượng hạt và các dữ liệu khác nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn loài. Hiện nay tại Việt Nam có 22 loài thuộc chi Michelia L. [50] đã được công nhận: 1. Michelia x alba Candolle 2. Michelia baillonii (Pierre) Finet & Gagnep. Từ Bảo Ngân 9 K20 Sinh học Luận văn thạc sĩ 2014 3. Michelia balansae (A. DC.) Dandy 4. Michelia braianensis Gagnep. 5. Michelia champaca L. 5.1. Michelia champaca var. champaca 5.2. Michelia champaca (L.) var. pubinervia (Blume) Miquel 6. Michelia chapaensis Dandy 7. Michelia citrata (Noot. & Chalermglin) Q. N. Vu and N. H. Xia 8. Michelia figo (Lour.) Spreng. 9. Michelia flaviflora Y. W. Law & Y. F. Wu 10. Michelia floribunda Finet & Gagnep. 11. Michelia foveolata Merr. ex Dandy 12. Michelia fulva Hung T. Chang & B. L. Chen 13. Michelia tonkinensis A. Chev. 14. Michelia lacei W. W. Smith 15. Michelia macclurei Dandy 16. Michelia mannii King 17. Michelia martinii (H. Léveillé) Finet & Gagnep. ex H. Léveille 18. Michelia masticata Dandy 19. Michelia mediocris Dandy 20. Michelia odora (Chun) Noot. & B.L. Chen 21. Michelia velutina DC. 22. Michelia xianianhei Q. N. Vu 1.3. Tổng quan về bảo tồn Hiện nay trên thế giới, về vấn đề bảo tồn các loài sinh vật có thể kể đến tổ chức IUCN (The International Union for Conservation of Nature) – Liên minh quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên. Đây là tổ chức quốc tế nhằm tìm kiếm những giải pháp thực tế cho vấn đề môi trường và thách thức phát triển. IUCN được thành lập đầu tiên dưới sự bảo trợ của UNESCO tại Hội nghị được tổ chức tại Fontainebleau, Từ Bảo Ngân 10 K20 Sinh học Luận văn thạc sĩ 2014 Pháp ngày 05/10/1948, khi đó có 18 chính phủ, 7 tổ chức quốc tế và các tổ chức Bảo tồn thiên nhiên của 107 quốc gia đã tham gia. Từ năm 1963, IUCN thường xuyên phát hành Sách đỏ (tên tiếng Anh là IUCN Red List of Threatened Species, IUCN Red List hay Red Data List), là danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới, chia thành các cấp: Tuyệt chủng (EX - Extinct), Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (EW - Extinct in the Wild), Rất nguy cấp (CR - Critically Endangered), Nguy cấp (EN - Endangered), Sẽ nguy cấp (VU Vulnerable), Gần nguy cấp (NT – Near Threatened), Ít lo ngại (LC – Least Concern), Thiếu dẫn liệu (DD - Data Deficient), Không đánh giá (NE - Not Evaluated) [58]. Việt Nam trở thành quốc gia thành viên của IUCN vào năm 1993. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, Chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật. Đây cũng là tài liệu khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các quy định, luật pháp của Nhà nước về việc quản lý bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã quý hiếm ở Việt Nam. Đây là công trình do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phối hợp với IUCN thực hiện với sự tài trợ của quỹ SIDA (Thụy Điển). Sách đỏ Việt Nam được công bố lần đầu tiên năm 1992, phần Động vật với 365 loài trong danh mục. Phần Thực vật được xuất bản năm 1996 với 356 loài nằm trong danh mục. Phiên bản mới nhất hiện nay là Sách đỏ Việt Nam 2007, được công bố vào ngày 26/6/2008, theo đó, hiện nay tại Việt Nam có 882 loài (418 loài động vật và 464 loài thực vật) đang bị đe dọa ngoài tự nhiên. Trong số đó có 8 loài thuộc họ Ngọc lan nằm ở mức Nguy cấp và Sẽ nguy cấp. Ngoài Sách đỏ Việt Nam 2007, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam còn ban hành Danh lục đỏ Việt Nam 2007. Bên cạnh Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ Việt Nam, Chính phủ còn ban hành nhiều bộ luật, thông tư, nghị định về việc quản lý bảo vệ các loài động thực vật hoang dã quý hiếm, có thể kể đến như: Luật Đa dạng Sinh học năm 2008; Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng Từ Bảo Ngân 11 K20 Sinh học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan