Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi hươu sao tại địa bàn xã sơn quang – h...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi hươu sao tại địa bàn xã sơn quang – hương sơn – hà tĩnh

.PDF
83
396
96

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................................i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT............................................................................ iv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ..............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................. vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................... vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 1.1.Tính cấp thiết ............................................................................................................1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 1.2.1.Mục tiêu tổng quát.................................................................................................2 1.2.2.Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2 1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2 1.3.1.Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2 1.3.2.Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2 1.4.Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3 1.5.Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3 1.5.1.Thu thập thông tin thứ cấp.....................................................................................3 1.5.2.Thu thập thông tin sơ cấp ......................................................................................4 1.5.2.1.Chọn điểm nghiên cứu........................................................................................4 1.5.2.2.Chọn mẫu điều tra ..............................................................................................4 1.5.2.3.Các phương pháp thu thập thông tin ..................................................................4 1.5.3.Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................................5 1.5.4.Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................................5 1.5.4.1.Phương pháp thống kê mô tả ..............................................................................5 1.5.4.2.Phương pháp phân tổ thống kê ...........................................................................5 1.5.4.3.Phương pháp so sánh ..........................................................................................5 1.5.4.4.Phương pháp SWOT ..........................................................................................6 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU .............................................7 1.1.Cơ sở lý luận.............................................................................................................7 1.1.1.Các khái niệm cơ bản ............................................................................................7 SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên 1.1.1.1.Khái niệm về hộ và hộ nông dân ........................................................................7 1.1.1.2.Tiêu thụ sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi............................................9 1.2.Vai trò của nghề chăn nuôi hươu sao .....................................................................10 1.3.Đặc điểm về chăn nuôi hươu sao của nông hộ tại Viêt Nam .................................14 1.3.1.Hình thức chăn nuôi ............................................................................................14 1.3.1.1.Hình thức nuôi nhốt hoàn toàn .........................................................................14 1.3.1.2.Hình thức nuôi hươu bán chăn thả ...................................................................14 1.3.2.Kỹ thuật chăn nuôi hươu của hộ nông dân..........................................................15 1.3.3.Nhân tố ảnh hưởng đến nghề chăn nuôi hươu sao ..............................................18 1.4.Cơ sở thực tiễn........................................................................................................20 1.4.1.Tình hình chăn nuôi hươu ở Việt Nam................................................................20 1.4.2.Lịch sử hình thành và phát triển ngành chăn nuôi hươu sao ở huyện Hương Sơn .................................................................................................................. 20 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU .22 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................22 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................22 2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình....................................................................................22 2.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn ..............................................................22 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................................23 2.1.2.1. Dân số và lao động của xã ...............................................................................23 2.1.2.2. Đất đai và phân bố sử dụng đất đai của xã ......................................................24 2.1.2.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật .....................................................................................27 2.2.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................................29 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................31 3.1.Khái quát tình hình sản xuất ở xã Sơn Quang ........................................................31 3.1.1.Kết quả sản xuất chung của hộ ............................................................................31 3.1.2.Tình hình chăn nuôi hươu sao ở xã Sơn Quang ..................................................32 3.2.Thực trạng phát triển chăn nuôi hươu sao ở nông hộ.............................................34 3.2.1.Thông tin chung về các hộ nuôi hươu điều tra năm 2013 ...................................34 3.2.1.1.Thông tin chung về chủ hộ ...............................................................................34 3.2.1.2.Lao động và nhân khẩu.....................................................................................36 3.2.1.3.Tình hình đất đai của các hộ điều tra................................................................37 SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên 3.2.1.4.Tình hình nguồn vốn đầu tư trong chăn nuôi hươu sao ở các hộ điều tra. .......40 3.2.1.5.Số lượng đàn hươu sao của các hộ điều tra ......................................................41 3.2.2.Tình hình đầu tư chăn nuôi hươu sao của hộ điều tra .........................................42 3.2.2.1.Tình hình đầu tư chăn nuôi hươu đực lấy nhung .............................................42 3.2.2.2.Tình hình đầu tư chăn nuôi hươu cái sinh sản..................................................45 3.2.3.Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu sao.................................................46 3.2.3.1.Kết quả và hiệu quả chăn nuôi hươu sao của hộ điều tra .................................46 3.2.3.2.Hiệu quả chăn nuôi hươu sao của các hộ điều tra ............................................48 3.2.4.Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của các hộ nông dân..............................49 3.2.4.1.Tình hình tiêu thụ nhung hươu .........................................................................49 3.2.4.2.Tình hình tiêu thụ hươu giống ..........................................................................50 3.3.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi hươu sao trong nông hộ trên địa bàn xã Sơn Quang ...............................................................................................................51 3.4.Định hướng và giải pháp phát triển nghề nuôi hươu..............................................57 3.4.1.Phân tích ma trận SWOT.....................................................................................57 3.4.2.Định hướng ..........................................................................................................58 3.4.3.Các căn cứ chung để đề xuất giải pháp ...............................................................59 3.4.4.Giải pháp..............................................................................................................59 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................64 3.1.Kết luận...................................................................................................................64 3.2.Kiến nghị ................................................................................................................65 3.2.1.Đối với hộ nông dân ............................................................................................65 3.2.2.Đối với tổ chức khuyến nông ..............................................................................65 3.2.3.Đối với các cơ quan chức năng ...........................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................66 SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BQC Bình quân chung CC Cơ cấu DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính GTSX Giá trị sản xuất Cbt Chi phí sản xuất bằng tiền Ch Chi phí sản xuất tự có Ctt Chi phí sản xuất trực tiếp TNHH Thu nhập hỗn hợp NB Lợi nhuận kinh tế ròng HND Hộ nông dân KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định LĐGĐ Lao động gia đình NK Nhân khẩu NN Nông nghiệp PTQB Phát triển bình quân SL Số lượng T Thuế TB Trung bình TC Tổng chi phí SWOT Ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 3.1: Nguyên nhân quy mô chăn nuôi hươu sao tăng...........................................34 Sơ đồ 3.2: Kênh tiêu thụ nhung hươu ..........................................................................49 Sơ đồ 3.3: Kênh tiêu thụ hươu giống ..........................................................................51 Đồ thị 3.1: Diện tích chuồng nuôi hươu/con của hộ điều tra năm 2013 .......................39 SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thu thập thông tin thứ cấp ............................................................................3 Bảng 1.2: Khẩu phần thức ăn trung bình cho hươu trong một ngày đêm .....................16 Bảng 2.1: Tình hình đất đai của xã Sơn Quang qua 3 năm 2011 - 2013.......................26 Bảng 3.1: Kết quả sản xuất chung của các hộ điều tra ..................................................31 Bảng 3.2 Tình hình phát triển đàn hươu và số hộ nuôi hươu sao qua 3 năm của xã Sơn Quang (2011 – 2013).....................................................................................................32 Bảng 3.3: Thông tin chung về các hộ điều tra...............................................................35 Bảng 3.4: Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ..................................................36 Bảng 3.5: Tình hình đất đai của một hộ chăn nuôi hươu sao điều tra năm 2013..........37 Bảng 3.6: Vốn và cơ cấu nguồn vốn bình quân của một hộ chăn nuôi hươu điều tra năm 2013 .......................................................................................................................40 Bảng 3.7: Số lượng hươu sao của các hộ điều tra năm 2013 ........................................41 Bảng 3.8: Chi phí chăn nuôi hươu đực lấy nhung (Tính bình quân 1 con/năm)...........43 Bảng 3.9: Chi phí bình quân chăn nuôi hươu cái sinh sản ............................................45 Bảng 3.10: Kết quả chăn nuôi hươu đực lấy nhung năm 2013 .....................................46 Bảng 3.11: Kết quả chăn nuôi hươu cái sinh sản năm 2013 .........................................47 Bảng 3.12: Hiệu quả chăn nuôi của các hộ điều tra chăn nuôi hươu năm 2013 ...........48 Bảng 3.13: Tình hình tiêu thụ sản phẩm nhung hươu năm 2013 ..................................50 Bảng 3.14: Ý kiến đánh giá của hộ chăn nuôi hươu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chăn nuôi hươu sao trên địa bàn xã Sơn Quang .................................................52 Bảng 3.15: Phân tích ma trận SWOT trong chăn nuôi hươu sao ..................................57 SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Sơn Quang là một xã miền núi thuộc huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, là một trong những xã có truyền thống chăn nuôi hươu sao lâu đời trên địa bàn huyện. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm nghề chăn nuôi hươu sao ở đây đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng lẫn số lượng, đã thể hiện được vai trò quan trọng trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp của xã. Tuy nhiên, nghề chăn nuôi hươu sao cũng luôn đứng trước nhiều rủi ro và khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ, dịch bệnh… Từ đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi hươu sao tại địa bàn xã Sơn Quang – Hương Sơn – Hà Tĩnh”, làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng chăn nuôi hươu sao tại địa bàn xã Sơn Quang để thấy được thuận lợi cũng như khó khăn trong chăn nuôi hươu sao. Đề ra những giải pháp, định hướng phát triển để góp phần chăn nuôi hiệu quả hơn. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ số liệu thứ cấp ở UBND xã Sơn Quang giai đoạn 2011 – 2013, số liệu sơ cấp được tổng hợp từ bảng hỏi điều tra hộ nông dân chăn nuôi hươu sao trên địa bàn xã và một số thông tin thu thập từ các luận văn, khóa luận, sách và tạp chí nghiên cứu. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu như: thống kê mô tả, phân tổ thống kê, hạch toán, so sánh và phương pháp phân tích SWOT… để đánh giá hiệu quả thu được từ chăn nuôi hươu sao. Qua việc nghiên cứu, đề tài đã làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi hươu sao ở nông hộ, đánh giá được hiệu quả kinh tế mà hươu sao mang lại. Qua đó đưa ra các giải pháp, định hướng để phát triển chăn nuôi hươu sao một cách bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân. SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển nền kinh tế, nông nghiệp nước ta đã và đang có những bước tiến vượt bậc. thành tựu của những năm đổi mới vừa qua đã đưa nông nghiệp Việt Nam lên một vị thế mới, trở thành nền tảng vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng dần khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Do đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được nên trong điều kiện tổng diện tích đất canh tác hạn hẹp, diện tích canh tác bình quân đầu người thấp và ngày càng giảm thì việc phát triển ngành trồng trọt sẽ ngày càng khó khăn. Vì vậy, phát triển nông nghiệp ngày càng phải quan tâm đến phát triển ngành chăn nuôi để tăng thu nhập cho người nông dân và tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Ngày nay việc phát triển chăn nuôi các loài động vật hoang dã quý hiếm gắn liền với việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên động vật là một trong những hướng khai thác bền vững, đem lại lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong các loài động vật thì hươu, nai ngày càng được chú trọng phát triển. Hươu sao là vật nuôi ăn cỏ bán hoang dã được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn so với các loài động vật ăn cỏ khác. Nhung hươu là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có giá trị sinh học và cung cấp các hoạt chất có tác dụng nâng cao sức khỏe con người. Hươu sao ít bệnh tật, dễ quản lý và nuôi dưỡng, thức ăn cho hươu chủ yếu là các loại lá, trái cây có sẵn trong vườn, rừng rất dễ kiếm nên chi phí cho việc nuôi hươu thấp, hiệu quả thu nhập cao và là động vật ăn cỏ ít gây tác hại xấu đối với môi trường. Ở Việt Nam từ năm 1927 hươu sao đã bắt đầu được thuần hóa và nuôi dưỡng ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Một trong những nơi chăn nuôi đầu tiên của Hà Tĩnh là huyện Hương Sơn. Đây là một huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, với địa hình của núi Trường Sơn có nhiều dãy dăng màn chạy xuống Đông Bắc, địa hình, thời tiết, thổ nhưỡng hết sức phù hợp cho hươu nai phát triển. Qua nhiều biến động thăng trầm nhưng hươu sao vẫn tồn tại và phát triển không chỉ ở Hương Sơn mà còn ở các địa phương khác như Quỳnh Lưu( Nghệ An), Đồng Nai, Phú Yên, Hà Giang… SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên Đến nay, trên địa bàn huyện Hương Sơn hươu sao là loại vật nuôi cho thu nhập ổn định và cao hơn so với các loài gia súc khác, là đối tượng được chú trọng đầu tư phát triển mạnh. Tuy nhiên, do hươu được xem là đối tượng bán thuần dưỡng nên còn ít được nghiên cứu cả về đặc tính sinh vật học, kỹ thuật chăn nuôi và các vấn đề kinh tế tổ chức sản xuất. Do đó tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi hươu sao tại địa bàn xã Sơn Quang – Hương Sơn – Hà Tĩnh” làm đề tài tốt nghiệp khóa luận của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng chăn nuôi hươu sao tại địa bàn xã để thấy được thuận lợi cũng như khó khăn trong chăn nuôi hươu sao. Đề ra những giải pháp, định hướng phát triển để góp phần chăn nuôi hiệu quả hơn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu thực trạng chăn nuôi hươu sao ở xã Sơn Quang. - Tìm hiểu những yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới chăn nuôi hươu. - Đề xuất giải pháp và những định hướng phát triển trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề về kinh tế - tổ chức liên quan đến chăn nuôi và phát triển hươu sao ở các nông hộ tại Xã Sơn Quang Huyện Hương Sơn Tỉnh Hà Tĩnh. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh Về nội dung: - Thực trạng sản xuất chăn nuôi tại địa bàn, nhấn mạnh vấn đề sản xuất và tiêu thụ - Phân tích tình hình đầu tư và hiệu quả sản xuất - Khó khăn và thuận lợi trong chăn nuôi - Giải pháp thúc đẩy phát triển Về thời gian: - Thu thập số liệu thứ cấp: giai đoạn 2011 – 2013 SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên - Thu thập số liệu sơ cấp: năm 2013 - Dự báo vấn đề trong tương lai: Do khả năng của bản thân và thời gian nghiên cứu có giới hạn nên tôi đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phát triển chăn nuôi hươu sao đến năm 2020. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết hai câu hỏi chính: - Thực trạng chăn nuôi hươu sao trong nông hộ trên địa bàn xã phát triển như thế nào? - Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi hươu sao trong nông hộ trên địa bàn xã? Và các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến phát triển chăn nuôi hươu sao? 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Thu thập thông tin thứ cấp Bảng 1.1: Thu thập thông tin thứ cấp Thông tin cần thu thập Phương pháp thu Nguồn thập Thông tin, số liệu về cơ sở lý Sách báo, tạp chí khoa Tra cứu, chọn lọc luận, thực tiễn ở Việt Nam và các học về kinh tế, chăn thông tin, ghi chép. vùng lân cận về tình hình chăn nuôi, chăn nuôi hươu nuôi hươu sao sao, trang Wed của bộ nông nghiệp. Số liệu, thông tin về đặc điểm địa Các báo cáo tổng kết tình Tìm hiểu, ghi chép, bàn nghiên cứu về điều kiện tự hình phát triển kinh tế tổng hợp, thống kê. nhiên, tài nguyên thiên nhiên, của UBND xã tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn xã Số liệu tình hình chăn nuôi chung Báo cáo của UBND Tìm hiểu, chọn lọc, và chăn nuôi hươu sao của hộ huyện, xã về tình hình ghi chép, tổng hợp, trên địa bàn xã chăn nuôi, các Website thống kê. SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên chính thức của bộ NN&PTNT Các hình thức chăn nuôi hươu, kỹ Báo cáo tổng kết tình Tổng hợp, thống kê, thuật chăn nuôi, số lượng đàn hình chăn nuôi hươu sao ghi chép hươu sao trên địa bàn xã. của xã. 1.5.2. Thu thập thông tin sơ cấp 1.5.2.1. Chọn điểm nghiên cứu Sơn Quang là một trong những xã chăn nuôi hươu sao nhiều nhất của huyện Hương Sơn, hầu hết các hộ đều chăn nuôi hươu sao. Sau quá trình tìm hiểu và thảo luận với chính quyền địa phương dựa trên những đặc điểm của các thôn và quy mô chăn nuôi của hộ thì tôi tiến hành điều tra tất cả các thôn trong địa bàn xã bao gồm Đông Phố, Đông Hà, Bảo Sơn, Bảo Trung, Bảo Thượng, Sông Con. Trong mỗi thôn tiến hành lựa chọn 10 hộ nông dân chăn nuôi hươu điều tra phỏng vấn để đảm bảo tính sát thực của số liệu nghiên cứu. 1.5.2.2. Chọn mẫu điều tra - Lựa chọn 60 hộ trong số 6 thôn của xã - Chia các đối tượng thành các nhóm hộ theo quy mô chăn nuôi: + Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ 1 – 5 con + Hộ chăn nuôi quy mô vừa 6 – 10 con + Hộ chăn nuôi quy mô lớn >10 con 1.5.2.3. Các phương pháp thu thập thông tin Dùng phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi, đi điều tra khảo sát các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã. Những vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu (tên hộ, số nhân khẩu, số lượng đàn chăn nuôi, kết quả chăn nuôi hươu sao…) được soạn thảo chi tiết thành mẫu bảng hỏi để phỏng vấn hộ trong quá trình nghiên cứu. Đây là một phương pháp thu thập thông tin có căn cứ và cũng là để hiểu về bản chất nguồn gốc vấn đề đang nghiên cứu. Phương pháp này thu thập thông tin định tính và định lượng về tình hình phát triển của hộ, nguồn lao động của hộ, thu nhập của hộ từ chăn nuôi hươu,… SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên 1.5.3. Phương pháp xử lý số liệu Các thông tin khi thu thập sé được tiến hành tổng hợp, xử lý trên phần mềm Excel để xây dựng bảng biểu, đồ thị. 1.5.4. Phương pháp phân tích số liệu 1.5.4.1. Phương pháp thống kê mô tả Dựa vào các số liệu đã được xử lý bằng các bảng biểu để phân tích những thông số qua đó thấy được sự thay đổi số lượng hươu qua các năm và thu nhập của hộ từ chăn nuôi hươu. Từ đó rút ra nhận xét về vấn đề nghiên cứu. 1.5.4.2. Phương pháp phân tổ thống kê Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ thống kê là phương thức cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác nhau như phương pháp chỉ số, phương pháp tương quan, phương pháp cân đối. Phân tổ thống kê được chia theo các tiêu thức gọi là tiêu thức thống kê, được lựa chọn làm căn cứ phân tổ gọi là tiêu thức phân tổ, tiêu thức phân tổ được chia làm hai loại là tiêu thức số lượng và tiêu thức thuộc tính. Ở đề tài này tôi tiến hành phân tổ theo tiêu thức số lượng đó là quy mô chăn nuôi: - Quy mô nhỏ: 1 – 5 con - Quy mô vừa: 6 – 10 con - Quy mô lớn:> 10 con 1.5.4.3. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, sự tăng giảm, hiệu quả hay không hiệu quả. Từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau: - So sánh số liệu của đơn vị này với số liệu của đơn vị khác tương đương giúp ta biết được mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị này với đơn vị kia. SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên - So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước để thấy được nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng. Để thấy được tốc độ tăng trưởng cũng như hiệu quả của việc chăn nuôi hươu trong nông hộ trên địa bàn xã Sơn Quang tôi tiến hành so sánh quy mô sản xuất, giá trị sản xuất, hiệu quả sản xuất,… của các hộ chăn nuôi hươu với quy mô khác nhau. So sánh quy mô, giá trị sản xuất, hiệu quả sản xuất, sự ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố đến từng hộ chăn nuôi hươu sao trên địa bàn xã nhằm đánh giá mức độ hiệu quả và ưu thế của từng hộ trong chăn nuôi hươu sao. 1.5.4.4. Phương pháp SWOT Là phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà chúng ta phải đối mặt với vấn đề nghiên cứu. Là phân tích một hiện tượng dưới quan điểm hệ thống từ bên trong ra bên ngoài hay đồng thời kết hợp cả trong cả ngoài. Phân tích SWOT là việc chỉ ra các yếu tố S – W – O – T và phân tích mối liên hệ giữa chúng, nhằm đưa ra được các giải pháp phát huy thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Thực hiện đề tài, tôi sử dụng phương pháp SWOT nhằm phân tích các điều kiện của xã Sơn Quang, từ đó nắm bắt rõ tình hình và có những giải pháp phù hợp tận dụng những mặt mạnh, khắc phục mặt yếu và nắm bắt cơ hội nhằm đưa nghề chăn nuôi hươu sao của xã phát triển bền vững. SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm về hộ và hộ nông dân  Khái niệm về hộ - Trong từ điển ngôn từ Mỹ (Oxford Press – 1987) có định nghĩa “hộ” là tất cả những người cùng chung huyết tộc và những người cùng làm ăn chung. - Tchayanov, nhà khoa học kinh tế nông nghiệp nổi tiếng hàng đầu của Nga có một quan điểm chung mang tính chất bao trùm : “ Về khái niệm hộ, đặc biệt trong đời sống nông thôn, không bao giờ cũng tương đương với khái niệm sinh học làm chổ dựa cho nó, mà nội dung đó còn có cả một hàng loạt những phức tạp về đời sống kinh tế và đời sống gia đình” [15]. - Năm 1980, tại hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan đã khẳng định “ Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tiêu dùng, xem như đơn vị kinh tế” [ dẫn theo Nguyễn Văn Hân, 16]. Như vậy, hộ là đơn vị kinh tế, có nguồn lao động và phân công lao động chung: có vốn và chương trình kế hoạch sản xuất chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân phối lợi ích theo thảo thuận, có tính chất gia đình.  Khái niệm về hộ nông dân Hộ nông dân (HND) là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu thực hiện qua hoạt động của HND. - Traianop cho rằng: “ Hộ nông dân là đơn vị sản xuất ổn định và hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp”. - Về hộ nông dân, tác giả Frank Eliss định nghĩa: “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, chủ yếu sử dụng sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên hướng hoạt động với một mức độ không hoàn toàn cao” ( theo Dương Văn Hiểu, 2001) [3]. Ở nước ta cũng đã có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân như: - Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “ Nông hộ là tế bào của xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” . - Theo tác giả Nguyễn Sinh Cúc: “ Hộ nông dân là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (như làm đất, giống cây trồng, bảo vệ thực vật, thủy nông) và thường nguồn sống chính của hộ dựa và nông nghiệp. - “ Hộ nông dân là đơn vị kinh tế mà trong đó quan hệ giữa các thành viên là quan hệ đồng hữu, cộng đồng trách nhiệm với ý thức làm việc cho mình, cho gia đình, mỗi người làm việc hết mình, không cần một sự kiểm tra thúc ép nào, ở đây ngoài yếu tố kinh tế còn có yếu tố tình cảm đạo đức chi phối họ” ( Đỗ Văn Viện – Đặng Văn Tiến, 2000). - Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “ Hộ nông dân chủ yếu là những hộ hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn” [17]. Hộ nông dân có những đặc điểm sau: - HND là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng. - Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ quyết định quan hệ giữa HND và thị trường. - Các HND ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiến cho khó giới hạn thế nào là một HND. Từ các khái niệm trên, đặc điểm nêu trên cho thấy HND là những hộ sống ở nông thôn, có hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngoài hoạt động nông nghiệp, HND còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau. HND là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng. SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên 1.1.1.2. Tiêu thụ sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi  Khái niệm về sản phẩm Với quan điểm cổ điển: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý, hóa học, sinh học có thể rất quan trọng được tập hợp trong một hình thức đồng nhất là vật mạng giá trị sử dụng. Khi mục tiêu sản xuất là hàng hóa thì sản phẩm chứa đựng các đặc tính hàng hóa. Đó là sự thống nhất giữa hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng nghĩa là sản phẩm hàng hóa không chỉ là sự tổng hợp đặc tính hóa học, sinh học, vật lý, đặc tính sử dụng mà còn là vật mang giá trị trao đổi hay giá trị sử dụng. Theo quan điểm Marketing: Sản phẩm phải gắn liền với nhu cầu của người tiêu dùng nên nó được xem như một khái niệm có hệ thống bao gồm những yếu tố sau: - Yếu tố vật chất: Gồm những đặc tính vật lý, hóa học của sản phẩm kể cả những đặc tính vật lý, hóa học của bao gói với chức năng như gìn giữ bảo quản sản phẩm. - Những yếu tố phi vật chất: Gồm công cụ sản phẩm, cách sử dụng, tên gọi, biểu tượng, nhận biết sản phẩm, mức độ thỏa dụng của sản phẩm đối với nhu cầu của khách hàng mà những nổ lực của marketing phải hướng tới. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Qua quá tình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng lưu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn thành[4]. Từ những khái niệm trên có thể nói sản phẩm chăn nuôi là kết quả của quá trình đầu tư sau một chu kỳ sản xuất để tạo ra các sản phẩm mang lại một đặc trưng riêng đáp ứng nhu cầu thị trường.  Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất, qua giai đoạn này người sản xuất mới đánh giá được kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng với bất kỳ người sản xuất nào khi tham gia vào thị trường. Đây cũng là cơ sở để người sản xuất đưa ra giải pháp khắc phục và định hướng cho phát triển của mình. Có thể hiểu hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo hai nghĩa sau: - Theo nghĩa rộng: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu, nó có quan hệ mật thiết với nhau như nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất. SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên - Theo nghĩa hẹp: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng và thu được tiền từ hoạt động này. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa để thỏa mãn lợi ích của người sản xuất cũng như thỏa mãn nhu cầu sử dụng hàng hóa của khách hàng. Dù hiểu theo nghĩa nào thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói chung được cấu thành bởi các yếu tố sau: + Các chủ thể kinh tế tham gia: Người mua và người bán + Đối tượng đem trao đổi: Là sản phẩm hàng hóa + Thị trường: Là nơi diễn ra trao đổi giữa người mua và người bán  Ý nghĩa của việc tiêu thụ Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Qua tiêu thụ hàng hóa được chuyển từ trạng thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của đơn vị sản xuất kinh doanh được hình thành. Từ đó có cơ sở để thu hồi chi phí và tích lũy để tái sản xuất mở rộng. Các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thực hiện chức năng cơ bản là đảm bảo sản xuất, cung cấp một khối lượng sản xuất nhất định với những yêu cầu về chất lượng chủng loại… cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chức năng này được biểu hiện cụ thể qua quá trình tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm giữ một vị trí quan trọng trong việc phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ phản ánh sự chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm đó. Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ. Duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất với khách hàng khi khối lượng sản phẩm tăng lên, không chỉ có nghĩa là sản phẩm làm ra được khách hàng tiêu dùng chấp nhận mà thị trường chiếm lĩnh cũng được tăng lên. Vì thế mà thị trường tiêu thụ sẽ được mở rộng và phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. 1.2. Vai trò của nghề chăn nuôi hươu sao  Giới thiệu về hươu sao Hươu sao có tên khoa học là Cervus nippon Temminck, lớp thú, bộ ngón chẵn (Artiodactyla), họ hươu nai (Cervidae). Ngoài ra còn được gọi là Lộc (Trung Quốc), Red deer (Anh). Là loài thú quý hiếm, trong tự nhiên hầu như không còn, nhưng đã SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên được thuần dưỡng phục hồi số lượng. Ở Việt Nam, hươu sao đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2000.  Phân bố Hươu sao có nguồn gốc Đông Nam Á, phân bố ở các vùng Đông Bắc và miền cực Nam Viển Đông của Liên Xô cũ, vùng phía đông của miền Đông Bắc, phía Đông và phía Đông Nam của Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, ở phía Nam khu phân bố còn đi qua Bắc của Việt Nam (Bắc Bộ và Trung Bộ).  Đặc điểm sinh học của hươu sao - Hình thái Hươu sao nhỏ hơn nai và lớn hơn hoẵng. Thể chất nhẹ nhàng, cân đối, dài và mảnh. Đầu nhỏ, cổ dài, tai thường dài hơn đuôi. Bộ lông có màu vàng đậm, con cái nhạt hơn con đực. Trên nền vàng đỏ rải rác những đốm trắng gọi là “sao”. Độ lớn của những chấm này nhỏ dần về phía sau lưng và lớn hơn về phía bụng. Những sao ở hai bên sống lưng tạo thành hai hàng vàng dọc, còn các sao ở mình không có hàng rõ rệt. Tứ chi màu vàng thẫm hơn ở mặt trước và nhạt hơn ở mặt sau. Chân, đầu, bụng không có sao. Tuyến nước mắt phát triển mạnh. Ở hươu đực có sừng, hươu cái không có sừng. - Sinh sản Hươu sao mỗi năm sinh sản 1 lứa, mỗi lứa một con. Thời gian mang thai của hươu là 215 – 217 ngày. Mùa động dục của hươu sao chỉ xảy ra một lần trong năm và thời gian có thể thay đổi theo từng vùng. Hươu sao nuôi tại xã Sơn Quang thường động dục vào tháng 2, tháng 3. Hươu trưởng thành động dục lúc 2 năm tuổi và lúc này có khả năng giao phối hiệu quả, hươu cái biểu hiện động dục từ 1 – 2 năm tuổi. Hươu cái có khả năng đẻ đứa con đầu tiên lúc 20 tháng tuổi, thậm chí 17 tháng tuổi đến 15 tháng tuổi vẫn có khả năng sinh sản. - Sinh trưởng và phát triển tạo nhung gạc. Hươu con đẻ ra tương đối khỏe: Khoảng nửa giờ sau khi đẻ ra đã có thể đứng dậy và bú mẹ. Trong những ngày đầu hươu con thường nằm nhiều, tách mẹ đến bữa mới bú. Trọng lượng trung bình của hươu sơ sinh của hươu cái là: 3,4 kg; hươu đực là 3,6 kg. SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN 11 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên Sau 10 đến 20 ngày hươu con đã bắt đầu ăn lá, cỏ. Từ 40 ngày trở đi đã hoạt động khá mạnh, vận động nhanh không kém gì hươu trưởng thành. Chỉ hươu đực mới có sừng và thay sừng hằng năm. Cặp sừng đầu tiên xuất hiện khi hươu 1 năm tuổi. Cặp sừng này không phân nhánh, dài 16 – 23 cm, thường gọi là cặp sừng “chìa vôi” hay “chóc”. Các cặp sừng cũ đều rụng vào trung tuần tháng giêng đến cuối tháng 3, hai sừng không rụng đồng thời mà cách nhau 1 đến 2 ngày. Sau khi cặp sừng cũ rụng sẽ có cặp mới mọc. Sừng còn non gọi là nhung, lúc này nhung mềm màu hồng nhạt, có những lông tơ màu trắng, xám rất mịn phủ ngoài. Nhung mọc đươc 2 – 3 cm bắt đầu mọc nhánh lần thứ nhất, khi được 18 – 25 cm thì phân nhánh lần thứ 2. Đầu tiên 2 nhánh này mập, tròn, khó phân biệt, sau chuyển sang hình trái mơ, hình yên ngựa và mọc dài hơn là gác sào. Nếu để nhung quá tuổi hay không cắt, nhung sẽ hóa xương dần theo chiều từ gốc lên ngọn và từ trong ra ngoài, đó gọi là “gác”.  Giá trị của hươu sao - Cung cấp dược liệu quý để làm thuốc Hầu như tất cả các bộ phận của hươu đều được sử dụng để làm thuốc, giá trị lớn nhất đầu tiên phải kể đến là nhung hươu. Nói đến các vị thuốc quý trong đông y người ta thường kể đến sâm, nhung, quế, phụ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng dược lý của nhung hươu đã xếp nhung hươu là một vị thuốc quý. Nhung hươu được chính phủ cho phép sản xuất thành các vị thuốc bán rộng rãi. Nhung hươu có tác dụng tốt đối với toàn thân: nâng cao thể lực, bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, bớt mệt mỏi, những vết thương nhanh chóng lành hơn, lợi tiểu, tăng nhu động ruột và dạ dày. Ngoài những chất chiết nhung hươu còn chứa cholesterin tự do, keramit, lissa- leusitin và hàng loạt những hợp chất trung gian khác. Người ta đã dùng nhung hươu chế thành các loại thuốc uống hoặc tiêm pantocrime. Đây là vị thuốc quý có tác dụng làm tăng sức mạnh toàn thân nhất là đối với người già, những người làm việc quá sức, mệt mỏi hay ốm đau. Nó còn có tác dụng chữa các bệnh: huyết áp thấp, cơ tim yếu, làm mau lành vết thương bên ngoài [1]. Thầy thuốc Việt nam còn dùng nhung hươu phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh liệt dương, miêng khô, lưng đau. Nhân dân cũng dùng nhung hươu để chữa các bệnh tả, lỵ [15]. SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN 12 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Lệ Quyên Các sản phẩm khác là gạc hươu, xương hươu và các bộ phận khác của hươu đều có thể sử dụng để làm thuốc. Lộc giác dùng để chữa bệnh suy nhược thần kinh, đau khớp xương, mụn nhọt hay phụ nữ bị khí hư bạch đới. Gạc và xương hươu dùng để nấu cao. Gân hươu, đuôi hươu và máu hươu đều có thể sử dụng để làm thuốc rất tốt [6]. - Cung cấp thịt cho tiêu dùng Dinh dưỡng của thịt hươu khá cao tương ứng với giá trị dinh dưỡng của các vật nuôi khác. Thịt của nó ngon, bổ dưỡng, ăn thịt hươu có tác dụng bổ trung ít khí, mạnh gân cốt. - Cung cấp các sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp và du lịch Da có thể cung cấp cho các ngành công nghiệp thuộc da, là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các ngành dân dụng như cặp da, áo da, giày da, móng gạc hươu làm các đồ mỹ nghệ, hươu nuôi ở các vườn bách thú phục vụ du lịch tham quan, sinh thái. Ngoài ra người ta còn thu được hàng loạt phế phẩm phụ khi giết thịt hươu mà giá trị chúng phụ thuộc vào giới tính. Couchman (1979) cho rằng: Hầu hết các sản phẩm phụ loại trừ da sống và phụ phẩm có thể ăn được có giá khoảng 60 – 70 USD/con. Theo Đỗ Tất Lợi (1982) các cơ thể khác của cơ thể hươu được làm dược liệu trong đông y. - Mang lại thu nhập cho hộ gia đình, tạo công ăn việc làm cho những lao đông nhàn rỗi Chăn nuôi hươu hàng năm mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Hiện tại việc đầu tư vốn vào con hươu đầu cũng không quá cao, giá cả con giống cũng đã giảm, chi phí thức ăn cho hươu thấp, không tốn công lao động mà chỉ tận dụng lao động nhàn rỗi ở gia đình để chăm sóc cho đàn hươu nhưng thu nhập từ con hươu mỗi năm mang lại là rất lớn. Nuôi hươu nói riêng và những con đặc sản nói chung, không chỉ thu về nguồn lợi kinh tế mà còn góp phần bảo vệ nguồn gen quý hiếm, bảo tồn các loại động vật quý, vừa có giá trị trước mắt vừa mang ý nghĩa lâu dài. Cho đến nay hầu như các nước trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề này. SVTH: Phan Thị Bích – K44 KTNN 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan