Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã ...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã văn sơn, huyện văn bàn, tỉnh lào cai​

.PDF
77
99
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ VÂN ANH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TÍM TẠI XÃ VĂN SƠN, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ VÂN ANH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TÍM TẠI XÃ VĂN SƠN, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Lớp : K47- PTNT N02 Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Việt Dũng Thái Nguyên - 2019 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệplà một giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên, nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn, so sánh kiểm nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm kiến thức kinh nghiệm được rút ra trong thực tiễn sản xuất để nâng cao được chuyên môn từ đó giúp sinh viên khi ra trường nắm chắc được về lý thuyết giỏi về thực hành và biết vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào thực tế. Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”. Đến nay, bản khóa luận đã hoàn thành tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là thầy giáo ThS. Trần Việt Dũng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cán bộ nhân viên UBND xã Văn Sơn cùng bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Do trình độ, kinh nghiệm thực tế của bản thân có hạn nên trong khi làm khóa luận không tránh khỏi những sai sót vì vậy rất mong được sự chỉ đạo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để khóa luân được hoàn thiện tốt hơn. Tôi xin chân trành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng Sinh viên Phạm Thị Vân Anh năm 2019 ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất đai của xã Văn Sơn năm 2018 .................. 28 Bảng 4.2: Tổng diện tích một số loại rừng của xã Văn Sơn năm 2018 .......... 29 Bảng 4.3: Diện tích, năng xuất, sản lượng cây có hạt năm 2018.................... 31 Bảng 4.4: Cơ cấu giống mía tím của xã Văn Sơn qua 3 năm 2016 - 2018...................................................................................................... 40 Bảng 4.5: Số hộ trồng mía của xã qua 3 năm 2016 - 2018 ............................. 41 Bảng 4.6: Diện tích, năng suất, sản lượng mía tím của xã Văn Sơn qua 3 năm 2016 -2018....................................................................................................... 42 Bảng 4.7: Thông tin chung về các hộ điều tra ................................................ 45 Bảng 4.8: Diện tích đất trồng mía tím của các hộ điều tra năm 2018 ............ 48 Bảng 4.9: Chi phí bình quân cho 1ha mía tím của các hộ điều tra ................. 49 Bảng 4.10: Vấn đề gặp phải trong sản xuất mía tím của người dân xã Văn Sơn ...................................................................................................... 51 Bảng 4.11: Một số đề xuất trong phát triển cây mía tím tại các hộ điều tra ... 53 Bảng 4.12: Một số đề xuất cho vay vốn tại các hộ điều tra ............................ 54 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ thị trường tiêu thụ sản phẩm mía tím của xã Văn Sơn ......... 44 Hình 4.2: Phân tích SWOT về tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím ........... 55 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Diễn giải 1 UBND Ủy ban nhân dân 2 KH Kế hoạch 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình 5 ANCT An ninh chính trị 6 TTATXH Trật tự an toàn xã hội 7 ANTT An ninh trật tự 8 SL Số lượng 9 CC Cơ cấu 10 ĐVT Đơn vị tính 11 STT Số thứ tự 12 TTCN Tiểu thủ công nghiệp v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2 1.3.3. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 2.1.1. Một số vấn đề về phát triển sản xuất....................................................... 4 2.1.2. Tổng quan về cây mía tím ....................................................................... 4 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển mía tím.................. 9 2.1.4. Vai trò của cây mía ............................................................................... 15 2.1.5. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất mía tím ........................................ 15 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường trên thế giới ........................ 17 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía trong nước ..................................... 18 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím ở tỉnh Lào Cai ......................... 19 2.2.4. Những bài học kinh nghiệm trong việc sản xuất phát triển cây mía .... 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 vi 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 3.3. Các phương pháp nghiên cứu................................................................... 23 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu........................................................... 23 3.3.2. Phương pháp phỏng vấn cá nhân .......................................................... 24 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 25 3.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 26 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Văn Sơn - huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai ........................................................................................... 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 26 4.1.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 28 4.1.3. Điều kiện phát triển kinh tế -xã hội....................................................... 30 4.1.4. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Văn Sơn................................................................................................ 38 4.2. Thực trạng phát triển cây mía tím của xã Văn Sơn ................................. 39 4.2.1. Cơ cấu về giống mía tím ....................................................................... 39 4.2.2. Số hộ trồng mía của xã qua 3 năm qua 2016 - 2018 ............................. 41 4.2.3. Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng ...................................... 42 4.2.4. Kênh tiêu thụ mía tím của xã Văn Sơn năm 2018 ................................ 43 4.3. Thực trạng sản xuất mía tím ở những hộ điều tra .................................... 45 4.3.1. Nguồn lực của hộ .................................................................................. 45 4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng mía ................................... 49 4.4. Tác động của việc phát triển mía tím đến các vấn đề xã hội ................... 50 4.5. Một số vấn đề gặp phải trong sản xuất mía tím ....................................... 51 4.6. Những đề xuất của các hộ điều tra trong sản xuất và tiêu thụ mía .......... 53 vii 4.7. Phân tích SWOT ...................................................................................... 54 4.7. Giải pháp phát triển mía tím ở xã Văn Sơn trong những năm tới ........... 55 4.7.1. Giải pháp về kinh tế .............................................................................. 55 4.7.2. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................ 56 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 59 5.1. Kết luận .................................................................................................... 59 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 59 5.2.1. Đối với Nhà nước .................................................................................. 59 5.2.2. Đối với các cấp chính quyền ................................................................. 60 5.2.3. Đối với người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm ............................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Lào Cai - tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, là một tỉnh đang trên đà phát triển. Với một lượng khá lớn dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp thì để nâng cao đời sống cho bộ phận nông dân chuyên thâm canh về cây trồng, phát triển nông nghiệp là một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao mức thu nhập cho người dân. Đảng và Nhà nước ta đã xác định là “cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng”, “hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp với cây công nghiệp chế biến” nhằm khai thác tốt tiềm năng kinh tế - tự nhiên - xã hội vốn có của mỗi vùng tạo ra được khối lượng hàng hóa nông sản lớn giải quyết vấn đề việc làm cho người dân lao động đồng thời cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân. Văn Sơn là đơn vị hành chính gồm 10 thôn, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và trồng cây công nghiệp. Trong vài năm trở lại đây cây mía tím đang là loại cây công nghiệp ngắn ngày giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế của người dân trong xã. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân về tổ chức sản xuất, kỹ thuật thâm canh, tiêu thụ, chính sách đầu tư khuyến khích phát triển cây mía tím vẫn chưa thực sự trở thành cây công nghiệp mũi nhọn của xã Văn Sơn đúng với tiềm năng sẵn có của nó. Ngoài ra, do người sản xuất còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tập quán sản xuất lạc hậu, chưa thích ứng với xu thế kinh tế thị trường, chưa có sự đầu tư thích đáng nên giá trị kinh tế chưa cao, khả năng cạnh tanh trên thị trường còn hạn chế. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai để có cơ sở đánh giá đúng thực trạng và những tồn tại trong việc phát triển cây mía tím từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ mía tím nhằm tạo ra bước phát triển vững chắc trong thời kì tới là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết. Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng 2 và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng sản xuất cây mía tím từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển mía tím thành cây trồng mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Văn Sơn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến sản xuất mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Đánh giá được thực trạng sản xuất mía tím trên địa bàn xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất mía tím trên địa bàn xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài là cơ sở để vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống giúp cho sinh viên nhìn nhận một cách tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Văn Sơn. - Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm hiệu quả thu được từ trồng mía tím ở xã Văn Sơn. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tại xã Văn Sơn. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đáp ứng được mục đích ứng dụng, nhân rộng mô hình trồng mía tím, phát triển tích cực đến hoạt động sinh kế của các hộ dân. 3 - Kết quả nghiên cứu là cơ sở để giúp chính quyền địa phương đưa ra được các biện pháp phát triển và cải thiên chất lượng giống mía tím đạt được hiệu quả tốt nhất. - Là cơ sở để người dân tham khảo trước khi ra quyết định phát triển và mở rộng sản xuất cây mía tím. - Rút ra được những thông tin cần thiết để thực hiện kế hoạch phát triển trong những năm tiếp theo đối với cây mía tím. 1.3.3. Ý nghĩa trong học tập - Quá trình thực tập giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, củng cố thêm kiến thức, kỹ năng đã học. Đồng thời có cơ hội vận dụng vào sản xuất thực tế. - Kế thừa số liệu thống kê thông qua cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn ở địa bàn thực tập. - Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số vấn đề về phát triển sản xuất Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Theo ngân hàng thế giới (WB): Phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người. Theo Viện nghiên cứu quản lý Trung ương: Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên. Theo tác giả Raaman Weitz: Phát triển là quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội. Tuy có rất nhiều khái niệm khác nhau về phát triển nhưng mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về chất và về lượng, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. 2.1.2. Tổng quan về cây mía tím 2.1.2.1. Nguồn gốc Cây mía xuất hiện trên trái đất từ xa xưa khi lục địa châu Á và châu Úc còn dính liền nhau, một số tác giả cho rằng vùng Tân Ghi Nê là quê hương của cây mía nguyên thủy. Tuy nhiên trong tác phẩm “Nguồn gốc của cây 5 mía” của De Candelle lại viết “Cây mía được trồng đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, rồi từ đó qua Châu Phi và sau cùng là Châu Mỹ” Khi cây mía được đưa vào trồng ở vùng Ả Rập, tên Sarkara hay Sarkara được chuyển thành Sukkar. Từ Ả Rập cây mía được đưa đến Êtiopia, Ai Cập rồi Sicilia,… Người Ả Rập cũng đem mía vào Tây Ban Nha, Thái tử Bồ Đào Nha Don Ernique nhập mía đem trồng ở đảo Madeira rồi từ đó chuyển đến Canaria. Chính nơi đây đã sản xuất ra tất cả lượng đường tiêu dung của Châu Âu trong vòng 300 năm. Trong thế kỉ XVI, mía đường đã là một nguồn hàng trao đổi quan trọng giữa các nước Nam Mỹ và thị trường châu Âu. Cây mía được trồng ở Việt Nam từ lâu đời nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu lịch sử trồng mía cụ thể. [9] 2.1.2.2. Giá trị kinh tế Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường, là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo...Về mặt kinh tế, thân mía chứa khoảng 80 - 90 % nước dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16 - 18 % đường. Vào thời kì mía chín già người ta thu hoạch mía rồi đem ép lấy nước. Từ nước dịch mía được chế lọc và cô đặc thành đường. Có hai phương pháp chế biến bằng thủ công thì có các dạng đường đen, mật, đường hoa mai. Nếu chế biến qua các nhà máy sau khi lọc và bằng phương pháp ly tâm, sẽ được các loại đường kết tinh, tinh khiết. Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía bao gồm: - Bã mía chiếm 25 - 30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45 - 55% cellulose), 2,5% là chất hoà tan (đường). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tương lai khi diện tích rừng ngày 6 càng giảm kéo theo nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu quan trọng có thể thay thế. - Mật gỉ chiếm 3 - 5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột 4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 lít rượu. Từ một tấn mía tốt người ta có thể sản xuất ra 35 - 50 lít cồn, 96 ha với kỹ thuật sản xuất hiện đại của thế kỷ XXI có thể sản xuất 7000 - 8000 lít cồn để làm nhiên liệu. Vì vậy khi mà nguồn nhiên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt thì người ta đã nghĩ đến việc thay thế năng lượng của thế kỷ XXI là lấy từ mía. - Bùn lọc chiếm 1,5 - 3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một lượng lớn chất hữu cơ. 2.1.2.3. Đặc tính của cây mía * Đặc tính thực vật học Cây mía có tên khoa học là Saccharumssp, thuộc họ Graminaea (họ hòa thảo). Cây mía gồm các phần: - Thân mía: Thân là đối tượng thu hoạch của cây mía, là nơi dự trữ đường dung làm nguyên liệu chính để chế biến đường ăn. + Thân mía cao trung bình từ 2-3m, một số giống có thể cao từ 4-5m. Thân mía được hình thành từ nhiều dóng (đốt) mía hợp lại. Chiều dài mỗi dóng từ 15-20cm, trên mõi dóng có mắt mía, đai sinh trưởng, sẹo lá,… + Thân mía có màu vàng, đỏ hồng hoặc tím. Tùy theo từng loại giống mà dóng mía có hình dạng khác nhau như hình trụ, hình trống, hình ống chỉ,… Thân đơn độc, không có cành nhánh, trừ một số trường hợp bị sâu bệnh. - Rễ mía: Cây mía có hai loại rễ là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh 7 + Rễ sơ sinh: Mía được trồng bằng thân (sinh sản vô tính). Khi trồng, thân mía được chặt thành từng đoạn, mỗi đoạn có từ 2-4 mắt mầm (hom giống). Rễ sơ sinh mọc ra từ đai rễ của hom trồng, có nhiệm vụ hút nước trong đất để giúp mầm mía mọc và sinh trưởng trong giai đoạn đầu của rễ. Khi mầm mía phát triển thành cây con thì các rễ thứ sinhh mọc ra từ đai rễ của gốc cây non, giúp cây hút nước và chất dinh dưỡng. Lúc này, các rễ sơ sinh teo dần và chết, cây mía sống nhờ vào rễ thứ sinh và không nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hom mía nữa. + Rễ thứ sinh: Là rễ chính của cây mía, bám vào đất để giữ cho cây mía không bị đổ ngã, đồng thời hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trồng suốt chu kỳ sinh trưởng. Rễ mía thuộc loại rễ chùm, ăn nông, tập trung ở tầng mặt đất 30 - 40cm, rộng khoảng 40 - 60cm. + Lá mía: Cây mía có bộ phận lá phát triển mạnh, chỉ số diện tích lá lớn với hiệu suất quang hợp cao, giúp cây trồng tổng hợp một lượng đường rất lớn. Lá mía thuộc loại lá đơn gồm nhiều phiến lá và bẹ lá. Phiến lá dài trung bình từ 0,1 - 1,5m có một gân chính tương đối lớn. Phiến lá có màu xanh thẫm, mặt trên có nhiều lông nhỏ. Nối giữa bẹ và phiến lá là đai dày cổ lá. Ngoài ra còn có lá thìa, tai lá,… các đặc điểm của lá cũng khác tùy thuộc vào giống mía. - Hoa mía (còn gọi là bông cờ): Mọc thành chùm dài từ điểm sinh trưởng trên cùng của thân khi cây mía chuyển sang giai đoạn sinh thực. Mỗi hoa có hình chiếc quạt mở, gồm cả nhị đực và nhụy cái, khả năng tự thụ phấn rất cao. Cây mía có giống ra nhiều hoa có giống ra ít hoa hoặc không ra hoa. Khi ra hoa cây mía bị rỗng ruột làm giảm năng suất và hàm lượng đường. Trong sản xuất người ta không thích trồng các giống mía ra hoa và tìm cách hạn chế ra hoa. - Hạt mía: Hình thành từ bầu nhụy cái được thụ tinh có hình thoi và nhẵn, dài khoảng 1-2mm. Trong hạt có phôi và có thể nảy mầm thành cây mía con, dùng trong công tác lai tạo tuyển chọn giống, không dung trong sản xuất. 8 Cây mía từ khi nảy mầm đến khi thu hoạch kéo dài trong khoản 10 -15 tháng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và giống mía. * Đặc điểm sinh học của cây mía - Khả năng sinh khối lớn: Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn và khả năng lợi dụng cao ánh sáng mặt trời. Trong thời gian 10 - 12 tháng, 1 ha mía có thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và một khối lượng lớn lá xanh, gốc rễ để lại trong đất. - Khả năng tái sinh mạnh: Mía có khả năng lưu gốc được nhiều năm một lần trồng thu hoạch được nhiều vụ và giảm chi phí sản suất. - Khả năng thích ứng rộng: Mía có thể trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau (khí hậu, đất đai, khô hạn hoặc úng ngập…), chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trường. * Chu kỳ sinh trưởng của cây mía Đối với cây mía chu kỳ sinh trưởng có thể chica thành 4 thời kỳ chính đó là: - Thời kỳ mọc mầm: Từ khi đặt hom mía trồng đến khi mầm mọc thành cây con. Thời kì này cây non mọc từ mắt mầm và sống nhờ chất dự trữ trong hom mía. Rễ hom đồng thời phát triển thực hiện chức năng bám đất, hút nước và hấp thu một phần chất dinh dưỡng cung cấp cho cây mía non. - Thời kỳ mía đẻ nhánh: Sau khi kết thúc mọc mầm, mía chuyển sang thời kỳ đẻ nhánh. Ở thời kỳ này rễ thứ sinh phát triển mạnh và các nhánh mía con đâm lên từ các mắt mầm ở gốc của cây mẹ, rồi từ những nhánh cấp hai này tiếp tục mọc các nhánh cấp ba. Thời kỳ đẻ nhánh rất quan trọng vì nó có quan hệ trực tiếp đến mật độ của cây, một trong hai yếu tố cấu thành năng suất của mía. - Thời kỳ mía làm dóng và vươn cao: Thời kỳ này bộ rễ phát triển mạnh, số lá tăng nhanh, các hoạt động sinh lý đạt mức cao nhất và chất khô hình thành được dự trữ với tốc độ nhanh. Thời kỳ mía làm dóng vươn cao quyết định độ lớn của cây mía, một yếu tố cấu thành quan trọng năng suất và chất lượng. 9 - Thời kỳ mía chín: Ở thời kì này tốc độ sinh trưởng chậm lại, tích lũy đường tăng nhanh. Ruộng mía đã ổn định cơ bản về số cây và độ lớn giai đoạn này khoảng ba tháng. Chú ý phòng trừ sâu bệnh và côn trùng gây hại để đảm bao năng suất cuối cùng của ruộng mía. [9] 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển mía tím 2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong từng thời kỳ sinh trưởng của cây mía thì khí hậu và đất đai được xem như là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của cây mía. * Yêu cầu sinh thái - Nhiệt độ: Thích hợp trong phạm vi 20 - 25°C. Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá ảnh hưởng đến sinh trưởng bình thường và giảm tốc độ quang hợp. Thời kỳ đầu, từ khi đặt hom đến mọc mầm thành cây con nhiệt độ thích hợp từ 20 - 25°C. Thời kỳ đẻ nhánh (cây có 6 - 9 lá), nhiệt độ thích hợp 20 - 30°C. Ở thời kỳ mía làm dóng vươn cao, yêu cầu nhiệt độ cao hơn để tăng cường quang hợp, tốt nhất là 30 - 32°C. - Ánh sáng: Rất cần cho sự quang hợp để tạo đường cho cây mía. Khi cường độ ánh sáng tăng thì hoạt động quang hợp của bộ lá cũng tăng. Thiếu ánh sáng cây mía phát triển yếu, vóng cây, hàm lượng đường thấp và cây mía dễ bị sâu bệnh. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng, cây mía cần khoảng 2.000 3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng 1.000 giờ trở lên. - Lượng nước và độ ẩm đất: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70% khối lượng). Lượng mưa thích hợp 1.500 - 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 8 - 10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch. Cây mía là loại cây trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần nước nhưng không chịu được ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao cần nước tưới trong mùa khô, nơi đất thấp cần thoát nước tốt trong mùa mưa. Thời kỳ cây mía làm dóng 10 vươn cao cần rất nhiều nước, độ ẩm thích hợp khoảng 70 - 80%, ở các thời kỳ khác cần ẩm độ 65 - 70%. - Độ cao: Độ cao có liên quan đến cường độ chiếu sáng cũng như mức chênh lệch giữa ngày và đêm, do đó ảnh hưởng đến khả năng tích tụ đường trong mía. Giớ hạn về độ cao cho cây mía sinh trưởng và phát triển ở vùng xích đạo là 1.600 m, ở vùng nhiệt đới là 700 - 800 m. - Gió: Mía sợ gió mạnh và khô. Gió bão làm cây đổ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây mía, đồng thời tăng thêm chi phí thu hoạch. - Giống mía: Giống mía đóng vai trò quan trọng trong sản xuất mía, giống mía có thể sử dụng phần ngọn của cây mía khi thu hoạch hoặc sử dụng toàn bộ cây mía để làm giống. Giống mía tốt là giống cho năng suất cao, hàm lượng đường nhiều, thích hợp với điều kiện sinh thái, trồng trọt và chế biến của từng vùng. Yêu cầu này thể hiện ở các tiêu chuẩn chung và tăng trưởng nhanh, tỷ lệ đường cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích hợp với điều kiện sinh thái và đất đai của từng vùng, để gốc tốt, không hoặc ít ra hoa, thích hợp với điều kiện chế biến của mỗi nơi. Hiện nay, nhờ tiến bộ kỹ thuật, nước ta đã sản xuất ra các loại giống mía mới cho năng suất và chất lượng cao. * Đặc điểm về đất đai Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yêu là cơ sở để tiến hành trồng trọt. Đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây mía và các nguyên tố vi lượng. Mía là loại cây công nghiệp khỏe, dễ tính, không kén đất có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng đất canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, đất khô hạn ít màu mỡ. Yêu cầu tối thiểu với đất trồng là có độ sâu, độ thoáng nhất định, độ pH không vượt quá giớ hạn từ 4 - 9, độ pH thích hợp là 5,5 - 7,5. Độ 11 dốc địa hình không vượt quá 150, đất không ngập úng thường xuyên. Những vùng đất đai bằng phẳng cơ giới vận tải tương đối thuận lợi đều có thể bố trí trồng mía. Ngoài ra, người ta có thể canh tác mía ở cả những vùng gò đồi có độ dốc không lớn lắm ở vùng trung du miền núi. Tuy nhiên, với những vùng địa bàn này cần bố trí các rãnh theo các đường đồng mức để tránh sói mòn đất. Ngành trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao khi hình thành những vùng chuyên canh có quy mô lớn. 2.1.3.2. Yếu tố thuộc về kỹ thuật - Ảnh hưởng của giống mía tím: Giống mía tím ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mỗi một điều kiện sinh thái, mỗi vùng lại thích hợp cho một giống mía tím hay một số giống nhất định. Vì vậy để có nguyên liệu phục vụ chế biến, tạo ra mía tím thành phẩm có chất lượng cao và để góp phần đa dạng hoá sản phẩm mía tím, tận dụng lợi thế so sánh của các vùng sinh thái đòi hỏi phải có nguồn giống thích hợp. Ở trong nước, ta đã chọn tạo được nhiều giống mía tím tốt bằng phương pháp chọn lọc cá thể như: Mía tím Quảng Ninh, mía tím Hoà Bình, mía tím Khánh Sơn. Đây là một số giống mía tím khá tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng cao, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ. Bên cạnh đặc tính của các giống mía tím, phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng trực tiếp chất lượng của mía tím. Hiện nay chỉ có 1 phương pháp được áp dụng phổ biến là nhân giống vô tính bằng hom giống. * Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật - Nước tưới: Trong cây mía tím có hàm lượng nước lớn vì vậy phải cung cấp đủ nước sẽ làm tăng năng suất và chất lượng mía, cho nên phải chủ động tưới nước cho mía tím khi mới trồng khi vào mùa khô, thoát nước tốt vào mùa mưa.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan