Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang balanoxi trên thực nghiệm và l...

Tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang balanoxi trên thực nghiệm và lâm sàng ở bệnh nhân suy giảm tinh trùng

.PDF
190
122
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHAN MINH ĐỨC NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG BALANOXI TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SUY GIẢM TINH TRÙNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI PHAN MINH ĐỨC NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG BALANOXI TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SUY GIẢM TINH TRÙNG Chuyên ngành : Y học cổ truyền Mã số : 62720201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN ANH TUẤN PGS.TS. PHẠM VĂN TRỊNH HÀ NỘI - 2019 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị, các bạn đồng nghiệp, các cơ quan liên quan và gia đình. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới: Đảng ủy, Ban giám đốc, Trung tâm huấn luyện- Đào tạo, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sản xuất thuốc đông y, Khoa nghiên cứu thực nghiệm (C15), Khoa nam học (A14), Khoa xét nghiệm (C2), Khoa thăm dò chức năng (C7)- Viện Y học cổ truyền Quân đội. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Huấn luyện- Đào tạo, Viện Y học cổ truyền Quân Đội; PGS.TS Phạm Văn Trịnh nguyên phó chủ nhiệm bộ môn Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội, là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình và cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Bác sỹ Hoàng Sầm chủ tịch hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam đã nhiệt tình chỉ bảo và định hướng hỗ trợ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu của luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Y sinh học di truyền trường Đại học Y Hà Nội, Trung tâm tư vấn di truyền bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm của luận án này Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban chủ nhiệm khoa, Bộ môn Liên chuyên khoa- Khoa Y Dược đại học Quốc Gia Hà Nội đã động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong những ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án./. PHAN MINH ĐỨC LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phan Minh Đức, nghiên cứu sinh khóa 4, Trung tâm huấn luyện và đào tạo, Viện Y học cổ truyền quân đội, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS. Phan Anh Tuấn và PGS.TS. Pham Văn Trịnh. 2. Luận án này không trùng lặp với bất kỳ luận án nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2019 Người viết cam đoan Phan Minh Đức CHỮ VIẾT TẮT AR : Androgen receptor DBCP : Dibromochloropropane DHT : Dihydrotestosteron DNA : Deoxyribo Nucleic Acid FSH : Follicle stimulating hormone GrRH GTLN : Gonadotropin releasing hormone : Giá trị lớn nhất GTMT : Giãn tĩnh mạch tinh GTNN : Giá trị nhỏ nhất ICSI : Intracytoplasmic sperm injection IUI : Intra- uterine Insemination IVF : Invitro fertilization LH : Luteinizing hormon NP : Tinh trùng không tiến tới NST : Nhiễm sắc thể PR : Tinh trùng tiến tới SGTT : Suy giảm tinh trùng TDĐ : Tinh dịch đồ TTBT : Tinh trùng bình thường YHCT : Y học cổ truyền YHHĐ : Y học hiện đại MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ TINH TRÙNG, SUY GIẢM TINH TRÙNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SUY GIẢM TINH TRÙNG ............................................................ 3 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tinh hoàn ............................. 3 1.1.2. Hình thái mô học của tinh hoàn và quá trình tạo tinh trùng ............ 3 1.1.3. Các nguyên nhân gây suy giảm tinh trùng ....................................... 5 1.1.4. Cấu tạo Tinh trùng.......................................................................... 10 1.1.5. Sự thụ tinh ...................................................................................... 12 1.1.6. Chẩn đoán suy giảm tinh trùng nam giới ....................................... 12 1.1.7. Các phương pháp điều trị SGTT theo YHHĐ ............................... 19 1.2. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ TINH TRÙNG, SUY GIẢM TINH TRÙNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SGTT ............................................................................................. 24 1.2.1. Quan niệm của YHCT về quá trình tạo tinh, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo tinh ..................................................................... 24 1.2.2. Các thể lâm sàng và điều trị SGTT theo YHCT ............................ 28 1.2.3. Một số nghiên cứu thuốc y học cổ truyền điều trị suy sinh dục nam tại Việt Nam ................................................................................... 30 1.2.4. Tổng quan về cây Tỏa dương ......................................................... 32 CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 39 2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 39 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 41 2.2.1. Nghiên cứu độc tính của viên nang cứng Balanoxi ....................... 41 2.2.2. Đánh giá tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trên mô hình gây suy giảm tinh trùng ở động vật thực nghiệm ................................. 41 2.2.3. Nghiên cứu tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trong điều trị bệnh nhân vô sinh do suy giảm tinh trùng ..................................... 41 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 42 2.3.1. Nghiên cứu độc tính của viên nang cứng Balanoxi trên động vật thực nghiệm .................................................................................... 43 2.3.2. Nghiên cứu tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trên mô hình gây suy giảm tinh trùng ở động vật thực nghiệm bằng Natri valproat ........................................................................................... 46 2.3.3. Nghiên cứu tác dụng lâm sàng của viên nang cứng Balanoxi trong điều trị bệnh nhân vô sinh do suy giảm tinh trùng......................... 49 2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................. 54 2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ................................................... 55 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 56 3.1. KẾT QUẢ THỬ ĐỘC TÍNH VIÊN NANG CỨNG BALANOXI ..... 56 3.1.1. Độc tính cấp ................................................................................... 56 3.1.2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn theo đường uống Balanoxi trên thỏ ............................................................................ 57 3.2. KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG CỨNG BALANOXI TRÊN MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM GÂY SUY GIẢM TINH TRÙNG Ở ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM......................................................... 67 3.2.1. Tác dụng bảo vệ ............................................................................. 67 3.2.2. Tác dụng phục hồi .......................................................................... 78 3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG CỨNG BALANOXI TRONG ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN VÔ SINH DO SUY GIẢM TINH TRÙNG........................................................................... 89 3.3.1. Một số đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ........ 89 3.3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng điều trị của viên nang cứng Balanoxi trên bệnh nhân vô sinh do suy giảm tinh trùng. ............................. 90 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 104 4.1. VỀ ĐỘC TÍNH CỦA VIÊN NANG CỨNG BALANOXI ............... 104 4.1.1. Về độc tính cấp ............................................................................. 104 4.1.2. Về độc tính bán trường diễn ......................................................... 105 4.2. VỀ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG CỨNG BALANOXI TRÊN MÔ HÌNH GÂY SUY GIẢM TINH TRÙNG Ở ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM............................................................................................. 111 4.2.1. Về kết quả tác dụng bảo vệ của viên nang cứng Balanoxi trên chuột cống trắng đực gây suy giảm tinh trùng bằng Natri valproat ...... 113 4.2.2. Về kết quả nghiên cứu tác dụng phục hồi của viên nang cứng Balanoxi trên chuột cống trắng đực gây suy giảm tinh trùng bằng Natri valproat ............................................................................... 117 4.3. VỀ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG CỨNG BALANOXI TRONG ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN VÔ SINH DO SUY GIẢM TINH TRÙNG ............................................................................................................. 124 4.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................... 124 4.3.2. Về một số đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 125 4.3.3. Về kết quả Testosteron huyết thanh ............................................. 126 4.3.4. Về kết quả tinh dịch đồ của bệnh nhân nghiên cứu ..................... 127 4.3.5. Về kết quả sự cải thiện các triệu chứng thận dương hư theo y học cổ truyền. ...................................................................................... 136 4.3.6. Tác dụng không mong muốn của viên nang cứng Balanoxi trên lâm sàng ....................................................................................... 138 KẾT LUẬN .................................................................................................. 141 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Những chỉ số kết quả tinh dịch đồ bình thường theo tiêu chuẩn WHO 1999 và 2010 ..................................................................... 13 Bảng 1.2. Suy giảm tinh trùng được chẩn đoán theo các chỉ tiêu WHO 2010 ... 13 Bảng 1.3. Một số kết quả xét nghiệm bình thường trong tinh dịch ............. 14 Bảng 2.1. Phân loại chẩn đoán của tinh dịch đồ ở bệnh nhân nghiên cứu .. 53 Bảng 3.1: Kết quả nghiên cứu độc tính cấp. ................................................ 56 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến thể trọng thỏ (kg) 57 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến số lượng hồng cầu trong máu thỏ ............................................................................... 58 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến hàm lượng .......... 58 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến Hematocrit trong máu thỏ ........................................................................................ 59 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến số lượng bạch cầu trong máu thỏ ............................................................................... 59 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến công thức bạch cầu trong máu thỏ ............................................................................... 60 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến số lượng tiểu cầu trong máu thỏ ............................................................................... 60 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến hoạt độ AST (GOT) trong máu thỏ ............................................................................... 61 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến hoạt độ ALT (GPT) trong máu thỏ ............................................................................... 61 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến hoạt độ GGT trong máu thỏ ............................................................................... 62 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến nồng độ Bilirubin toàn phần trong máu thỏ .............................................................. 62 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến nồng độ Ure ....... 63 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của viên nang cứng Balanoxi đến hàm lượng Creatinin trong thỏ ....................................................................... 63 Bảng 3.15. Tác dụng bảo vệ của Balanoxi lên trọng lượng các cơ quan sinh dục ở chuột cống đực bị gây suy giảm tinh trùng bởi natri valproat ........................................................................................ 68 Bảng 3.16. Tác dụng bảo vệ của Balanoxi lên nồng độ testosteron trong máu ở chuột cống đực gây suy giảm tinh trùng bằng natri valproat ... 69 Bảng 3.17. Tác dụng của Balanoxi lên mật độ và tỉ lệ tinh trùng sống ở chuột cống đực gây suy giảm tinh trùng bằng natri valproat ................ 69 Bảng 3.18. Tác dụng bảo vệ của Balanoxi lên mức độ di động của tinh trùng ở chuột cống bị gây suy giảm tinh trùng bởi natri valproat ........ 70 Bảng 3.19. Tác dụng bảo vệ của Balanoxi lên tốc độ di động của tinh trùng ở chuột cống đực gây suy giảm tinh trùng bằng natri valproat ...... 71 Bảng 3.20. Tác dụng bảo vệ của Balanoxi đến các chỉ số nghiên cứu trên chuột cái được mổ để quan sát .................................................... 77 Bảng 3.21. Tác dụng bảo vệ của Balanoxi đến các chỉ số nghiên cứu trên chuột cái ....................................................................................... 77 Bảng 3.22. Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên trọng lượng các cơ quan sinh dục ở chuột cống đực bị gây suy giảm sinh sản bởi natri valproat ........... 78 Bảng 3.23. Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên nồng độ testosteron trong máu ở chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat ............... 79 Bảng 3.24. Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên mật độ và tỉ lệ tinh trùng sống ở chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat ............... 79 Bảng 3.25. Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên mức độ di động của tinh trùng ở chuột cống bị gây suy giảm sinh sản bởi natri valproat.. 80 Bảng 3.26. Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên tốc độ di động của tinh trùng ở chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat ...... 81 Bảng 3.27. Tác dụng phục hồi của Balanoxi đến các chỉ số nghiên cứu trên chuột cái được mổ để quan sát .................................................... 86 Bảng 3.28. Tác dụng phục hồi của Balanoxi đến các chỉ số nghiên cứu trên chuột cái ....................................................................................... 87 Bảng 3.29. Nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu...................................... 89 Bảng 3.30. Tỉ lệ vô sinh I và vô sinh II .......................................................... 90 Bảng 3.31. So sánh nồng độ tesstosteron, huyết thanh trước và sau điều trị. 91 Bảng 3.32. So sánh các chỉ số tinh dịch đồ trước và sau điều trị .................. 91 Bảng 3.33. So sánh sự thay đổi các chỉ số tinh dịch đồ ở các nhóm bệnh nhân theo phân loại tinh trùng trước và sau điều trị............................. 92 Bảng 3.34. Tỉ lệ các mẫu tinh dịch đồ sau điều trị theo số lượng và chất lượng tinh trùng của các bệnh nhân nghiên cứu sau khi kết thúc điều trị .......................................................................................... 93 Bảng 3.35. Tỉ lệ vợ có mang thai của các bệnh nhân nghiên cứu sau khi kết thúc điều trị .................................................................................. 94 Bảng 3.36. Tỷ lệ vợ có thai trước và sau khi hết liệu trình điều trị ............... 94 Bảng 3.37. Tỷ lệ vợ có thai đã sinh con và vợ có thai chưa sinh con đến thời điểm kết thúc nghiên cứu............................................................. 94 Bảng 3.38. Nồng độ Testosteron huyết thanh ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu giữa các bệnh nhân sau điều trị có vợ mang thai/chưa mang thai ............. 95 Bảng 3.39. Một số chỉ số tinh dịch đồ ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu giữa các bệnh nhân sau điều trị có vợ mang thai và chưa mang thai .. 95 Bảng 3.40. Sự thay đổi các chỉ số tinh dịch đồ trước và sau điều trị giữa hai nhóm bệnh nhân có vợ mang thai/chưa mang thai ...................... 97 Bảng 3.41. Biến đổi mật độ tinh trùng theo tuổi............................................ 98 Bảng 3.42. Biến đổi tỉ lệ tinh trùng tiến tới theo tuổi .................................... 99 Bảng 3.43. Mật độ và tỷ lệ tinh trùng tiến tới ở nhóm bệnh nhân vô sinh I và vô sinh II trước và sau điều trị ................................................... 100 Bảng 3.44. Sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị....... 100 Bảng 3.45. Sự biến đổi thời gian cương dương và số lần tiểu tiện trước và sau điều trị ........................................................................................ 101 Bảng 3.46. Kết quả một số triệu chứng lâm sàng không mong muốn ......... 102 Bảng 3.47. Kết quả xét nghiệm ALT (GOT), AST (GPT), urê, creatinin, trước và sau điều trị ................................................................... 102 Bảng 3.48. Kết quả xét nghiệm Công thức máu trước và sau điều trị ......... 103 Bảng 4.1. So sánh tác dụng phục hồi của Balanoxi về hình ảnh tổ chức học tinh hoàn giữa các lô nghiên cứu ............................................... 122 Bảng 4.2. So sánh tác dụng phục hồi của Balanoxi về hình ảnh mô bệnh học tinh hoàn giữa các lô nghiên cứu ............................................... 123 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Chiều dày lớp biểu mô ống sinh tinh.......................................... 74 Biểu đồ 3.2. Mật độ tế bào Sertoli .................................................................. 74 Biểu đồ 3.3. Mật độ tinh trùng ........................................................................ 75 Biểu đồ 3.4. Mật độ tế bào Leydig .................................................................. 75 Biểu đồ 3.5. Đặc điểm mô kẽ .......................................................................... 76 Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của Balanoxi đến tỉ lệ thụ thai của chuột cái........... 76 Biểu đồ 3.7. Chiều dày lớp biểu mô tinh ........................................................ 84 Biểu đồ 3.8. Mật độ tế bào Sertoli .................................................................. 84 Biểu đồ 3.9. Mật độ tinh trùng ........................................................................ 85 Biểu đồ 3.10. Mật độ tế bào Leydig ................................................................ 85 Biểu đồ 3.11. Tác dụng của Balanoxi đến tỉ lệ thụ thai của chuột cái ............ 86 Biểu đồ 3.12. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi .............................................. 89 Biểu đồ 3.13. Phân loại tỉ lệ testosteron huyết thanh bình thường và bất thường trước điều trị.................................................................... 90 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh tinh trùng trên kính hiển vi điện tử .. Error! Bookmark not defined. Hình 1.2. Các vùng khác nhau của tinh trùng ............................................ 10 Hình 1.3: Chuỗi hạt đo thể tích tinh hoàn .................................................. 17 Hình 1.4: Mẫu Tỏa dương (Balanophora indica) tươi (Atretron.com) và khô (Viện Dược liệu) ............................................................. 33 Hình 2.1. Tỏa dương (Balanophora indica) mẫu thu hái và kiểm nghiệm làm sản phẩm nghiên cứu ........................................................... 39 Hình 2.2. Hình ảnh sản phẩm viên nang cứng Balanoxi ............................ 39 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất viên nang ..................................... 40 Sơ đồ 2.2. Mô hình nghiên cứu tính an toàn, tác dụng dược lý trên mô hình thực nghiệm và tác dụng trên lâm sàng của viên nang cứng Balanoxi...................................................................................... 42 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ nghiên cứu độc tính bán trường diễn trên thỏ. ................. 45 Sơ đồ 2.4. Nghiên cứu tác dụng bảo vệ ....................................................... 47 Sơ đồ 2.5. Nghiên cứu tác dụng phục hồi.................................................... 49 DANH MỤC ẢNH Ảnh 3.1. Hình ảnh đại thể gan, thận thỏ lô đối chứng (Thỏ số 1) ............ 64 Ảnh 3.2: Hình ảnh đại thể gan, thận thỏ lô thử 1 (số 34 ) ......................... 65 Ảnh 3.3: Hình ảnh đại thể gan, thận thỏ lô thử 2 (số 47 ) ......................... 65 Ảnh 3.4: Hình thái vi thể gan thỏ .............................................................. 65 Ảnh 3.5: Hình thái vi thể gan thỏ lô thử 1 (thỏ số 34)(HE x 200). ........... 66 Ảnh 3.6: Hình thái vi thể gan thỏ lô thử 2 (thỏ số47)(HE x 200) ............. 66 Ảnh 3.7: Hình thái vi thể thận thỏ (thỏ số 1) lô chứng (HE x 400) .......... 66 Ảnh 3.8: Hình thái vi thể thận thỏ (thỏ số 34) lô thử 1 (HE x 400) .......... 67 Ảnh 3.9: Hình thái vi thể thận thỏ (thỏ số47) lô thử 2 (HE x 400) ........... 67 Ảnh 3.10. Tinh hoàn chuột chứng sinh học (H.E x 200) Ca 10.................. 73 Ảnh 3.11. Tinh hoàn chuột lô gây SGTT bằng Valproic 7 tuần ................. 73 Ảnh 3.12. Tinh hoàn chuột lô gây SGTT bằng Natri Valproic 7 tuần uống viên nang Balanoxi (H.E x 200)Ca 36 ....................................... 74 Ảnh 3.13. Tinh hoàn chuột chứng sinh học (H.E x 100) Ca 3.................... 83 Ảnh 3.14. Tinh hoàn chuột lô gây SGTT bằng Natri Valproic 7 tuần........ 83 Ảnh 3.15. Tinh hoàn chuột lô gây SGTT bằng Valproic 7 tuần uống viên nang Balanoxi (H.E x 100)Ca 44 ............................................... 83 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo các nghiên cứu dịch tễ học của Tổ chức Y tế thế giới, tỉ lệ các cặp vợ chồng trong cộng đồng bị vô sinh chiếm từ 12 - 18% tùy từng nước, trung bình là 15%, tỉ lệ này có xu hướng ngày càng tăng [1], [2], [3]. Trong những cặp vô sinh, trong đó thì vô sinh nam chiếm tới 40% và vô sinh do nam giới bị suy giảm tinh trùng chiếm tới 70-80% [1]. Vô sinh nữ đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị vô sinh nữ khá phong phú, đã và đang được thực hiện ở hầu hết các bệnh viện chuyên khoa cũng như các trung tâm. Nhưng vô sinh nam mới được chú ý trong những năm gần đây. Suy giảm tinh trùng (SGTT) ngày càng gia tăng và chiếm tỷ lệ khá cao. Theo các nghiên cứu của WHO, mật độ tinh trùng tối thiểu đang giảm từ 40 triệu/ml (1980) xuống 20 triệu/ml (1999), và 15 triệu/ml (2010). Tỉ lệ tinh trùng tiến tới giảm từ 50% (1999) xuống 32% (2010) [2], [4], [3]. Việc điều trị SGTT còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do SGTT có nhiều nguyên nhân phức tạp [5], [6]. Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị SGTT, nhưng kết quả chưa được theo mong muốn của thầy thuốc và người bệnh nhất là hay có những tác dụng không mong muốn hơn nữa thường phải điều trị kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và kinh tế người bệnh. Chính vì vậy, trong những năm gần đây nhiều nhà y học quan tâm nghiên cứu ứng dụng thuốc y học cổ truyền (YHCT) trong điều trị suy giảm sinh sản nam nói chung và suy giảm tinh trùng nói riêng. Vì thuốc YHCT có thể uống kéo dài có tác dụng điều trị và ít tác dụng không mong muốn, dễ kiếm, sẵn có ở trong nước. Một số nước trên thế giới như Malaysia, Trung Quốc cũng như Việt Nam, Ấn Độ sử dụng cây Tỏa dương với rất nhiều phương thuốc từ trước tới 2 nay làm thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, chữa nhức mỏi chân tay, đau bụng, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh nở... đặc biệt là điều trị di tinh, lãnh tinh, bất lực đã cho kết quả rất khả quan, ở Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam người ta thường dùng rượu Tỏa dương như một loại rượu kích thích tình dục [7], [8]. Tỏa dương thuộc chi Balanophora, là một chi có hình thái tương đối đặc biệt trong giới thực vật có hoa. Trên thế giới chi Balanophora có khoảng 20 loài [9] nhưng Ở Việt Nam, chi Balanophora mới thấy ba loài là Balanophora fungosa indica, Balanophora latisepala, Balanophora laxiflora phân bố tại các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Lào Cai và Yên Bái. Nhân dân thường sử dụng Tỏa dương sắc hoặc ngâm rượu uống điều trị yếu sinh lý nam, liệt dương, di tinh, mộng tinh, vô sinh đã cho kết quả rất khả quan. Hiện nay các loài tỏa dương đã bắt đầu được nghiên cứu tác dụng dược lý trên các mặt bệnh liên quan đến sinh lý nam giới. Viên nang cứng Balanoxi được bào chế từ cao khô toàn phần của loài tỏa dương (Balanophora indica). Để có cơ sở khoa học vững chắc hơn cho việc ứng dụng loài tỏa dương này trong điều trị suy giảm sinh dục nam nói chung và vô sinh do suy giảm tinh trùng ở nam giới nói riêng. chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang Balanoxi trên thực nghiệm và lâm sàng ở bệnh nhân suy giảm tinh trùng” với 3 mục tiêu: 1. Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của viên nang cứng Balanoxi trên động vật thực nghiệm. 2. Đánh giá tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trên mô hình thực nghiệm gây suy giảm tinh trùng ở động vật thực nghiệm. 3. Nghiên cứu tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trong điều trị ở bệnh nhân vô sinh do suy giảm tinh trùng. CHƯƠNG 1 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ TINH TRÙNG, SUY GIẢM TINH TRÙNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SUY GIẢM TINH TRÙNG 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tinh hoàn Ở phôi có giới tính nam, cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính là XY. Trên NST Y có yếu tố TDF (Testis Determining Factor) yếu tố quyết định sự phát triển của tinh hoàn. Ngày nay, người ta đã phân lập và định khu được hai gen của TDF là ZFY (Zinc Finger Coded Y) gen mã hóa protein chứa đốt kẽm của NST Y và SRY (Sex-Determining Region of the Y Chromosome) yếu tố quyết định sự phát triển giới tính nằm trên NST Y [10], [11]. Ở phôi người vào cuối tuần thứ ba (ngày thứ 21), xuất hiện các tế bào sinh dục nguyên thủy. Nhờ có gen ZFY, những tế bào này di cư tới trung bì trung gian để tạo ra mầm tuyến sinh dục (mào sinh dục). Bắt đầu từ tuần thứ bảy, mào sinh dục bắt đầu biệt hóa thành tinh hoàn. Những dây sinh dục tủy phát triển thành những ống sinh tinh. Trong ống sinh tinh, một số tế bào sinh dục nguyên thủy thoái hóa rồi biến mất; số còn lại, do gián phân và biệt hóa, sẽ tạo ra những tinh nguyên bào [10], [11]. Những tế bào biểu mô nằm trong các dây sinh dục tủy, do mang gen SRY sẽ biệt hóa thành tế bào Sertoli. Khi bắt đầu biệt hóa thành tế bào Sertoli, tế bào tiền Sertoli bài tiết ra yếu tố ức chế mullerrian (mullerrian inhibitory factor), chất này ức chế sự hình thành ống dẫn trứng từ ống muller và tác động lên những tế bào trung mô nằm trong mào sinh dục để biệt hóa thành tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào kẽ này sẽ bài tiết ra testosteron và dẫn xuất của nó như dihydrotestosteron. Các hormon này, cùng với sự cân bằng nội tiết hướng sinh dục làm cơ quan sinh dục phôi thai phát triển theo kiểu nam [10], [11]. 1.1.2. Hình thái mô học của tinh hoàn và quá trình tạo tinh trùng 4 * Mô kẽ Mô kẽ được cấu tạo bởi mạch máu, thần kinh và những tế bào Leydig (tế bào kẽ) hoặc đứng cô lập hoặc đứng thành đám. Khi đứng thành đám tế bào kẽ có hình đa diện không đều [10], [11]. * Ống sinh tinh + Tế bào Sertoli (tế bào nâng đỡ): Là các tế bào hình tháp, vây quanh một phần các tế bào dòng tinh, đáy nằm ngay trên màng đáy, trong khi đỉnh của nó lại thường hướng về long ống sinh tinh. Dưới kính hiển vi quang học, hình dáng tế bào Sertoli khó xác định, vì chúng có rất nhiều nhánh tế bào chất bao xung quanh các tế bào dòng tinh. Dưới kính hiển vi điện tử bộ Golgi phát triển mạnh và rất nhiều ti lạp thể, lyzosom. Nhân hình trứng, đôi khi có hình tam giác nằm gần màng đáy, chất nhân tương đối đồng nhất, hạt nhân rõ thường nằm giữa nhân và thường có hai khối dị nhiễm sắc hình cầu nằm ở hai bên [10], [11]. + Các tế bào dòng tinh xếp thành 4-8 lớp kể từ màng đáy cho đến long ống sinh tinh. Các tế bào này sẽ biệt hóa qua các giai đoạn nhất định để tạo thành tinh trùng [10],[11]. + Ở người, từ một tế bào mầm nguyên thủy phải mất 75 ngày mới cho ra được một tinh trùng trưởng thành [10], [11]. + Quá trình trưởng thành của tinh trùng ở mào tinh và sự vận chuyển tinh trùng: Từ trong lòng ống sinh tinh tới phần đầu của mào tinh, tinh trùng được vận chuyển nhờ dòng dịch trong lòng ống sinh tinh và ống mào tinh cuốn đi. Sự vận chuyển, lưu trữ tinh trùng khi tinh trùng qua mào tinh sẽ làm tinh trùng trường thành dần về chuyển động và khả năng sinh sản, với nhiều biên đổi về hình thái, sinh hóa, sinh lý và chuyển hóa [10], [11], [12]. Khi tinh trùng ở tiểu quản tinh, đầu, giữa và đuôi mào tinh, khả năng di động của chúng theo thứ tự tương ứng là các vùng là 0; 3%; 12%; 30% đến 60% [10], [11], [12]. Quá trình trưởng thành của tinh trùng chịu ảnh hưởng của dịch và chất 5 chế tiết từ ống mào tinh. Thành phần hóa sinh trong dịch ống mào tinh không chỉ khác huyết tương mà còn thay đổi trong những vùng khác nhau của mào tinh. Thành phần đặc biệt của ống mào tinh gồm glycerylphosphorylcholin, carnitin, acid sialic, các protein - các protein này tác động đến sinh lý tinh trùng, ví dụ protein EP2-EP3 làm giảm khả năng tinh trùng gắn vào vùng trong suốt của trứng [10], [11], [12]. Chức năng của mào tinh phụ thuộc vào androgen và nhiệt độ. Ngoài ra, khả năng lưu trữ tinh trùng của mào tinh còn bị tác động bởi hệ thần kinh giao cảm [10], [11], [12]. Tham gia vào việc tạo tinh dịch nuôi dưỡng tinh trùng, còn có túi tinh, tuyến tiền liệt và tuyến Cowper. Túi tinh sản xuất khoảng một nửa tinh dịch, chứa nhiều fructose. Dịch của tuyến tiền liệt chứa phosphatase acid, acid citric, kẽm... [12],[13], [14]. Thời gian để tinh trùng đi qua suốt mào tinh đến ống dẫn tinh khoảng 10 đến 20 ngày. Sau khi đi qua ống dẫn tinh, tinh trùng tập trung tại nơi dự trữ để chuẩn bị phóng ra sau mỗi lần giao hợp. Tại nơi dự trữ, tinh trùng vẫn khỏe mạnh và được giữ ở trạng thái không hoạt động nhờ nhiều chất có tác dụng ức chế được bài tiết từ hệ thống ống [13],[15],[16], [10], [11]. 1.1.3. Các nguyên nhân gây suy giảm tinh trùng 1.1.3.1. Suy giảm tinh trùng do rối loạn hormon hướng sinh dục Một số nội tiết tố sinh sản giữ vai trò quyết định trong việc sản sinh và phát triển tinh trùng nói chung cũng như trong từng giai đoạn biệt hóa của tinh trùng. Những bệnh lý gây rối loạn về nội tiết tố sinh sản dẫn tới một sự thay đổi rất lớn về số lượng và chất lượng tinh, trùng [13], [17], [18],[11]. * Thiểu năng nội tiết tố hướng sinh dục: Một số bệnh lý vùng dưới đồi bẩm sinh hoặc mắc phải (hội chứng Kallman, hội chứng Pradier-Willi...) suy chức năng vùng dưới đồi làm sự phóng thích GnRH hầu như không có, giảm nồng độ LH và FSH, dẫn tới hậu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan