Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu tình hình mắc bệnh mò bao lông do demodex canis gây ra trên chó....

Tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh mò bao lông do demodex canis gây ra trên chó.

.PDF
58
137
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------- ĐỖ BÍCH QUỲNH Tên chuyên đề: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH MÒ BAO LÔNG DO DEMODEX CANIS GÂY RA TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH XÁ THÚ Y CỘNG ĐỒNG, KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y, TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2013 - 2018 Thái Nguyên – 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- ĐỖ BÍCH QUỲNH Tên chuyên đề: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH MÒ BAO LÔNG DO DEMODEX CANIS GÂY RA TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH XÁ THÚ Y CỘNG ĐỒNG, KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y, TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K45- TY- N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2013 - 2018 Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Trần Nhật Thắng Thái Nguyên – 2017 v LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến quý báu của thầy giáo ThS. Trần Nhật Thắng để xây dựng và hoàn thiện khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu nhà trường, toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô công tác tại Bệnh xá thú y cộng đồng, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Để góp phần cho việc hoàn thành khoá luận đạt kết quả tốt, em luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng Sinh viên Đỗ Bích Quỳnh năm 2017 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá thú y (tháng 11/2016 – tháng 05/2017) ................................................................. 5 Bảng 2.2. Số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin tại bệnh xá thú y .................. 6 Bảng 2.3. Nhóm các bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá thú y ........................ 7 Bảng 3.1. Phác đồ điều trị tại mò bao lông bệnh xá thú y. ............................. 31 Bảng 4.1. Số chó mắc bệnh ngoài da đến khám và chữa tại bệnh xá thú y .... 32 Bảng 4.2. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo các lứa tuổi .......... 34 Bảng 4.3. Cường độ nhiễm Demodex canis theo lứa tuổi chó........................ 36 Bảng 4.4. Kết quả chó bị nhiễm Demodex canis theo tính biệt ...................... 37 Bảng 4.5. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo nguồn gốc chó ..... 38 Bảng 4.6. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo kiểu lông .............. 40 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh do Demodex canis gây ra ở chó ................... 41 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Tỷ lệ khỏi của nhóm các bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá thú y . 8 Hình 2.2: Chu kỳ phát triển của mò bao lông Demodex canis. ...................... 17 Hình 4.1. Tỷ lệ mặc bệnh ngoài da trên chó nuôi tới khám tại bệnh xá thú y........33 Hình 4.2. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo các lứa tuổi........... 35 Hình 4.3. Cường độ nhiễm Demodex canis theo lứa tuổi chó ........................ 36 Hình 4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex canis theo tính biệt .................... 38 Hình 4.5. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo nguồn gốc chó...... 39 Hình 4.6. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo kiểu lông .............. 40 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết chữ đầy đủ D. canis Demodex canis N Tổng số con % Phần tram T.T Thể trọng - Đến ix MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ viii MỤC LỤC ........................................................................................................ ix Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2 1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3 2.1.1. Mô tả sơ lược về bệnh xá thú y cộng đồng ............................................. 3 2.1.2. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh xá thú y cộng đồng ........................ 5 2.1.3. Thống kê số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin tại bệnh xá thú y cộng đồng, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ................................................ 6 2.1.4. Nhóm các bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá thú y cộng đồng ............. 7 2.1.5. Tìm hiểu một số giống chó tới khám ...................................................... 8 2.2. Những hiểu biết về bệnh Demodex canis trên chó .................................. 15 2.2.1. Hình thái ................................................................................................ 16 2.2.2. Chu kỳ phát triển ................................................................................... 17 2.2.3. Đặc điểm dịch tễ của Demodex canis gây bệnh trên chó...................... 18 2.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do Demodex canis trên chó............ 19 2.3.1. Biểu hiện lâm sàng ................................................................................ 19 2.3.2. Tác hại gây bệnh của Demodex canis ................................................... 21 2.4. Biện pháp phòng trị Demodex canis ........................................................ 22 x 2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 23 2.5.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước....................................................... 23 2.5.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ......................................................... 24 Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 26 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 26 3.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 26 3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 26 3.3.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 26 3.3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 26 3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26 3.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27 3.5.1. Phương pháp đánh giá tỷ lệ nhiễm........................................................ 27 3.5.2. Phương pháp quan sát, đánh giá vùng da tổn thương ........................... 27 3.5.3. Phương pháp xác định cường độ nhiềm bệnh do Demodex canis trên chó 27 3.5.4. Phương pháp phân loại giống chó nội và chó ngoại ............................. 28 3.5.5. Phương pháp phân loại nhóm lông dài và ngắn ở chó .......................... 28 3.5.6. Phương pháp đánh giá mức độ gây bệnh của Demodex canis trên chó qua biểu hiện lâm sàng .................................................................................... 29 3.5.7. Quy định độ tuổi và giống chó .............................................................. 29 3.6. Phương pháp xác định hiệu quả của thuốc điều trị .................................. 29 3.7. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 29 3.8. Phác đồ điều trị tại bệnh xá thú y cộng đồng ........................................... 30 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 32 4.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tế bệnh do Demodex gây trên chó ................. 32 4.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên tổng số chó điều tra ............................... 32 4.1.2. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo các lứa tuổi................. 34 xi 4.1.3. Kết quả của cường độ nhiễm Demodex canis theo lứa tuổi chó ........... 35 4.1.4. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo tính biệt ...................... 37 4.1.5. Kết quả chó mắc bệnh do Demodex canis theo nguồn gốc chó............ 38 4.1.6. Kết quả chó mắc bệnh Demodex canis theo kiểu lông ......................... 39 4.1.7. Kết quả điều trị bệnh do Demodex canis gây ra ở chó ......................... 41 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 42 5.1. Kết luận .................................................................................................... 42 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44 PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Từ lâu chó đã trở thành con vật gần gũi với đời sống con người. Khác hẳn với các loài vật nuôi khác, chó có các giác quan rất phát triển, đặc biệt là khả năng thị giác, thính giác cao hơn rất nhiều so với con người, do đó từ xưa con người đã biết thuần hóa, huấn luyện, nuôi chó với nhiều mục đích khác nhau: làm cảnh, giữ nhà, làm bạn, làm chó nghiệp vụ, săn thú.... Chó được nuôi ở tất cả các nước trên thế giới. Tại các nước phát triển, chó được nuôi, chăm sóc, khám chữa bệnh rất cẩn thận và có cả những quy định bảo vệ chó. Ở nước ta, những năm gần đây, khi kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, người dân đã quan tâm nhiều hơn đến việc nuôi chó để làm cảnh, làm bạn thân thiết của con người và phục vụ những mục đích kinh tế khác nhau. Chó được nuôi nhiều thì vấn đề dịch bệnh xảy ra trên chó cũng ngày càng nhiều hơn. Bệnh dịch không những gây thiệt hại cho chó mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài những bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại cho chó như các bệnh dại, Carê, bệnh xoắn khuẩn, bệnh do Parvovirus,...bệnh do ký sinh trùng cũng gây nhiều thiệt hại cho chó, đặc biệt là đặc điểm khí hậu nóng ẩm ở nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh ký sinh trùng tồn tại và phát triển. Bệnh do Demodex, Sarcoptes, nấm da là một trong những bệnh thường xảy ra trên chó, chó khi mắc bệnh thường ngứa ngáy, khó chịu, viêm nhiễm kế phát kèm theo. Một trong những căn bệnh có khả năng lây lan nhanh, khó khăn trong điều trị dứt điểm, xảy ra ở hầu hết các giống chó là bệnh mò bao lông ở chó Demodicosis do Demodex canis gây nên. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, 2 được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa, thầy giáo hướng dẫn và cơ sở thực tập em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình mắc bệnh mò bao lông do Demodex canis gây ra trên chó đến khám tại bệnh xá thú y cộng đồng, khoa chăn nuôi thú y, trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”. 1.2. Mục đích của đề tài - Điều tra tình hình nhiễm Demodex canis trên chó tới khám tại bệnh xá thú y cộng đồng khoa chăn nuôi thú y Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Xác định yếu tố lứa tuổi, giống, tính biệt, mùa vụ, cấu trúc lông ảnh hưởng đến bệnh do Demodex canis ở chó. - Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của chó bị bệnh do Demodex canis. - Ứng dụng phác đồ điều trị Demodex canis đạt hiệu quả cao cho chó. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Làm quen với công tác khám chữa bệnh tại bệnh xá. - Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó khám chữa bệnh tại bệnh xá. - Xác định được tỷ lệ nhiễm bệnh trên chó đến khám tại bệnh xá. - Biết cách phòng và trị bệnh mò bao lông cho chó đến khám tại bệnh xá. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Mô tả sơ lược về bệnh xá thú y cộng đồng * Vị trí địa lý Bệnh xá thú y cộng đồng thuộc khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố khoảng 6km về phía tây. Ranh giới của bệnh xá được xác định như sau: - Phía nam giáp với khu Nuôi trồng thủy sản. - Phía tây giáp với khoa Chăn nuôi thú y. - Phía bắc giáp với Trại gia cầm của khoa chăn nuôi thú y. - Phía đông giáp với khu viên cây cảnh của khoa Nông học. * Điều kiện khí hậu Bệnh xá thú y cộng đồng khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, do đó khí hậu của bệnh xá thú y mang tính chất đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia lam 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông song chủ yếu 2 mùa chính là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 -10, nhiệt độ trung bình dao động từ 25 300c ẩm độ trung bình từ 80 - 85% lượng mưa trung bình là 160mm/tháng. Mùa khô kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Trong các tháng này khí hậu lạnh và khô, nhiệt độ dao động từ 12 - 260c, độ ẩm từ 70 80%. Về mùa đông còn có gió mùa đông bắc gây rét và có sương muối ảnh hưởng xấu đến cây trồng và vật nuôi. 4 * Giới thiệu bệnh xá thú y cộng đồng Bệnh xá thú y cộng đồng trực thuộc khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được xây dựng từ năm 2013. Từ năm 2014 đến năm 2015 bệnh xá chủ yếu phục vụ công tác thực hành, thực tập cho sinh viên trong khoa. Từ năm 2016 đến nay, ngoài công tác phục vụ thực hành, thực tập cho sinh viên, bệnh xá thực hiện thêm nhiệm vụ mới là tư vấn, khám chữa bệnh cho gia súc, gia cầm cho bà con nhân dân quanh vùng. * Chức năng, nhiệm vụ: - Phục vụ thực hành, thực tập cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. - Tư vấn, khám chữa bệnh và các dịch vụ về chăn nuôi thú y cho gia súc, gia cầm. * Cơ cấu tổ chức của bệnh xá: Bệnh xá trực thuộc khoa Chăn nuôi Thú y, do trực tiếp trưởng khoa quản lý và điều hành. Cán bộ làm trực tiếp tại bệnh xá có 3 người: 2 bác sĩ thực hiện khám chữa bệnh và 1 nhân viên phục vụ. Ngoài ra bệnh xá có mặt thường xuyên 3 sinh viên thực tập tốt nghiệp, 4 sinh viên rèn nghề. * Cơ sở vật chất: Bệnh xá được xây dựng trên tổng diện tích 300m2. Gồm 9 phòng chức năng: Phòng bệnh xá trưởng, phòng trực, phòng họp chung, kho vật tư, phòng khám tổng quát, phòng tư vấn và điều trị, phòng chẩn đoán xét nghiệm, phòng mổ, phòng lưu trú gia súc bệnh. Bệnh xá đã có đầy đủ các thiết bị để phục vụ các hoạt động về chăm sóc chẩn đoán bệnh cho thú cưng như máy siêu âm, xét nghiệm máu, máy khí dung, kính hiển vi, tủ lạnh, tủ ấm, máy sấy, đèn mổ và nhiều dụng cụ hỗ trợ khác. - Từ năm 2016, ngoài công tác chẩn đoán, phòng và điều trị, bệnh xá còn thực hiện các dịch vụ spa làm đẹp cho thú cưng như tạo mí, cắt tai, tắm, tỉa lông, 5 cắt móng, vệ sinh tai, dịch vụ ký gửi thú cưng, dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, triệt sản… 2.1.2. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh xá thú y cộng đồng Trong quá trình thực tập tại bệnh xá thú y em đã tiến hành theo dõi tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá thú y. Kết quả được trình bày qua bảng 2.1: Bảng 2.1. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá thú y (tháng 11/2016 – tháng 05/2017) 11 Tổng số chó đến khám (con) 60 Chó nội Số chó đã đƣợc tiêm phòng vắc xin (con) 40 12 68 50 73,53 50 42 84,00 1 73 64 87,67 60 48 80,00 2 79 70 88,61 65 57 87,69 3 85 79 92,94 68 62 91,17 4 92 86 93,47 72 68 94,44 5 98 88 89,80 80 76 95,00 Tính chung 555 477 85,95 440 386 87,72 Tháng Chó ngoại Tổng số Số chó đã Tỷ chó đến đƣợc tiêm lệ khám phòng vắc (%) (con) xin (con) 66,67 45 33 73,33 Tỷ lệ (%) Kết quả bảng 2.1, cho thấy trong thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 05/2017 bệnh xá đã tiếp nhận 995 chó đến khám và chữa bệnh. Trong đó có 44,22% là chó ngoại, 55,77% là chó nội. Quá trình thực tập tại bệnh xá em thấy, mặc dù mới đi vào hoạt động (từ tháng 4 năm 2016) nhưng bệnh xá hoạt động rất bài bản, tất cả bệnh súc đến khám chữa bệnh hoặc tiêm phòng vắc xin đều được lập bệnh án và có sổ 6 theo dõi riêng từng cá thể. Chủ bệnh súc rất hài lòng về thái độ phục vụ, phong cách làm việc và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm việc tại bệnh xá. Vì vậy, mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng bệnh xá đã tạo được thương hiệu và uy tín đối với bà con quanh vùng. 2.1.3. Thống kê số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin tại bệnh xá thú y cộng đồng, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Bảng 2.2. Số lƣợng chó đến tiêm phòng vắc xin tại bệnh xá thú y Vắc xin dại Tổng số chó Tháng đến tiêm Chó nội Số phòng nội 11 105 10 12 118 1 Chó ngoại Số chó Tỷ lệ Vắc xin 5 bệnh Chó nội Số chó Tỷ lệ chó Tỷ lệ Chó ngoại Số Vắc xin 7 bệnh Chó nội Chó ngoại Số Số chó Tỷ lệ chó Tỷ lệ chó Tỷ lệ ngoại nội 9,52 11 10,47 13 12,38 9 8,57 17 16,19 13 12,38 15 12,71 13 11,01 16 13,56 14 11,86 19 16,52 15 12,71 133 20 15,04 15 11,28 19 14,28 15 11,28 25 18,80 18 13,53 2 144 25 17,36 19 13,19 12 8,33 16 11,11 33 22,92 22 15,28 3 153 28 18,30 22 14,38 21 13,72 14 9,15 30 19,61 26 16,99 4 164 32 19,51 25 15,24 19 11,58 15 9,14 35 21,34 28 17,07 5 178 35 19,66 27 15,17 15 8,43 19 10,67 38 21,35 30 16,85 995 165 132 115 102 Tính chung ngoại nội 197 ngoại 152 Trong đó tỷ lệ chó đến khám chữa bệnh đã được chủ nuôi tiêm phòng vắc xin đối với chó nội thấp hơn chó ngoại. Vắc xin được tiêm phòng gồm 3 loại: vắc xin dại, vắc xin 5 bệnh, vắc xin 7 bệnh, trong đó chủ yếu là tiêm phòng vacxin 7 bệnh ( 349 con). Vắc xin 5 bệnh phòng các bệnh: bệnh Care vi rút, bệnh Parvo vi rút, bệnh Viêm gan truyền nhiễm, bệnh Ho cũi chó, bệnh Phó cúm. 7 Vắc xin 7 bệnh phòng các bệnh: bệnh Care vi rút, bệnh Parvo vi rút, bệnh Viêm gan truyền nhiễm, bệnh Ho cũi chó, bệnh Phó cúm, bệnh do Corona vi rút, bệnh do Leptospira. Quá trình tìm hiểu em thấy nguyên nhân chó được tiêm phòng dại nhiều là do quy định của Luật Thú y (2016), “Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại một năm một lần” vì vậy người dân khi nuôi chó phải thực hiện theo pháp lệnh này, dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người và khi người phát bệnh thì không có thuốc chữa. 2.1.4. Nhóm các bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá Thú y cộng đồng Chó là loài vật trung thành, gần gũi và thân thiết với con người. Chúng được coi là thú cưng, con người dắt theo chúng đi dạo công viên, đi hội hè, thậm trí là ăn cùng, ngủ cùng. Vì vậy, chó rất dễ lây bệnh cho người, những bệnh có thể lây sang người như bệnh dại, bệnh do Leptospira,….. Để tìm hiểu rõ hơn, em tiến hành điều tra thực tế nhóm bệnh chó mắc phải được đưa tới khám và điều trị tại bệnh xá thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Kết quả được trình bày qua bảng 2.3. Bảng 2.3. Nhóm các bệnh thƣờng gặp ở chó tại bệnh xá thú y Số con mắc Tỷ lệ mắc Số con khỏi Tỷ lệ khỏi (con) (%) (con) (%) Bệnh truyền nhiễm 410 41,20 330 80,49 Bệnh nội khoa 220 22,11 175 79,55 Bệnh ký sinh trùng 110 11,06 100 90,90 Bệnh ngoại khoa 140 14,07 125 89,28 Bệnh sản khoa 115 11,56 105 91,30 995 100 835 83,92 Nhóm bệnh Tính chung 8 Hình 2.1. Tỷ lệ khỏi của nhóm các bệnh thƣờng gặp ở chó tại bệnh xá thú y Qua bảng 2.3 và hình 2.1 em thấy tổng số 995 con chó bệnh được đưa đến khám và điều trị tại phòng khám thì có 835 con khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ khá cao là 83,92%. Đối với bệnh xá đây là con số khá cao khi vừa mới đi vào hoạt động được một thời gian. Tuy nhiên tỷ lệ khỏi của chó mắc bệnh truyền nhiễm chưa được cao vì có nhiều trường hợp chó đã vào giai đoạn phát bệnh nặng mới đem đến điều trị nên tỷ lệ khỏi chưa được cao so với các bệnh khác như bệnh ngoại khoa, bệnh sản khoa,... 2.1.5. Tìm hiểu một số giống chó tới khám Nhóm chó ta hay chó nội địa được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách đây 3.000 - 6.000 năm trước công nguyên. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2011) [20], ở nước ta có tập quán nuôi chó thả rông vì thế sự phối giống một cách tự nhiên giữa các giống chó kết quả là tạo ra nhiều thế hệ con lai với đặc điểm ngoại hình rất đa dạng và nhiều tên gọi dựa vào màu sắc bộ lông và từng địa phương để gọi tên. 9 Giống chó Vàng: Chó vàng được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách đây khoảng từ 3.000 - 4.000 năm trước công nguyên. Chúng có tầm vóc trung bình, con trưởng thành nặng khoảng 12 - 18 kg, chiều cao 50 - 55cm, chó cái thường nhỏ hơn chó đực. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [19], Đây là giống chó nhanh nhẹn, hoạt bát, có sự thích ứng tốt với điều kiện ngoại cảnh, ít bị ốm, dễ ăn uống và bơi lội giỏi. chó đực phối giống được ở lứa tuổi 15 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản được ở tuổi 12 - 14 tháng, mỗi lứa trung bình đẻ 5 con. Chó Lào: Theo Lê Văn Thọ (1997) [21], chó Lào lông xồm, màu hung với hai vệt trắng trên mí mắt, có tầm vóc lớn hơn chó H’Mông, cao 60 65cm, nặng 18 - 25kg. Tuổi thành thục con đực từ 16 - 18 tháng tuổi, con cái từ 13 - 15 tháng tuổi. Được nuôi nhiều ở vùng núi phía Bắc và Tây Bắc nước ta, chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con. Chó H’Mông: Theo Lê Văn Thọ (1997) [21], chó H’Mông sống ở miền núi cao, được dùng để giữ nhà, săn thú, có tầm vóc trung bình khá có những cá thể đặc biệt to lớn, lớn hơn chó vàng, chiều cao 55 - 60cm, nặng 18 - 20kg, chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con. Theo Đinh Thế Dũng và cs. (2011) [5], chó H’Mông có kiểu lông màu đen đôi khi xuất hiện màu vằn vện như da hổ. đầu to, lớn với trán phẳng, rộng, tỷ lệ giữa dài đầu và chiều cao trước là 1/3, hai tai thường dựng đứng. Đuôi bị cộc bẩm sinh với độ dài khác nhau đây là điểm để nhận dạng quan trọng với các giống chó khác. Chó Bắc Hà: Theo Hoàng Nghĩa (2005) [16], chúng có bộ lông xù kèm theo cái bờm rất là đẹp chúng cách biệt với lông trên thân với nhiều màu lông khác nhau như: màu đen, trắng, xám, hung đỏ là màu rất hiếm. Thân hình vừa phải không lớn xếp vào giống chó có kích thước trung bình, người dài hơn chiều cao, khung xương chắc khỏe gọn gàng. Sở hữu bộ lông xù dày, đặc 10 điểm đuôi của chúng dạng bông lau xoắn cuộn lên lưng. Chó đực có chiều cao: 57 - 65cm, chó cái có chiều cao 52 - 60cm, nặng 25 - 35kg. Chó Phú Quốc : Theo Lê Văn Thọ (1997) [21], chúng có nguồn gốc từ đảo Phú Quốc - Việt Nam. Chó có thể hình khá lớn, cao 60 - 65cm, nặng 20 25kg, là giống chó tinh khôn. Màu sắc lông một màu có thể màu vàng, đen, vện, xám hoặc màu lá úa, đường lưng thẳng, trên lưng có một xoáy dài. Chó Phú Quốc thông minh, nhanh nhẹn và có thể huấn luyện tốt, nhân dân ta thường sử dụng để làm chó đi săn, giữ nhà hoặc làm chó bảo vệ, chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 5 con. *Các giống chó nhập ngoại Nhóm chó cảnh Chó Chihuahua Đây là giống chó lâu đời nhất ở Châu Mỹ và là giống chó có thân hình nhỏ nhất trong các loại chó trên thế giới. Tên của giống chó này được lấy từ tên của bang Chihuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm đã tìm ra chúng. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (1992) [11], Chó Chihuahua lông ngắn, đầu hình quả táo, tai lớn, mắt tròn và lồi, mõm ngắn,đuôi mọc ở phần cao uốn cong trên lưng, lưng bằng, bốn chân thẳng, chiều cao khoảng 15 - 23cm, nặng từ 1 - 3kg. Chihuahua không chịu được lạnh và hay bị run lên vì rét. Nó tỏ ra dễ thích nghi với thời tiết ấm áp hơn là lạnh. Đây là loại chó thích hợp với việc nuôi ở căn hộ. Chó Bắc Kinh Có nguồn gốc từ gia đình hoàng tộc ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Giống chó này được nhập vào Việt Nam từ Đài Loan, Nga, Pháp và Mỹ. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (1992) [13], chó Bắc Kinh tương đối nhỏ. Chó cái có trọng lượng khoảng 2,6kg, chó đực 3,5kg. Chó có đầu rộng, khoảng cách giữa hai mí mắt lớn, mũi ngắn, tẹt, trên mõm có nhiều nếp nhăn, 11 mặt gẫy, mắt tròn lồi đen tuyền và long lanh. Tai hình quả tim cụp xuống hai bên, cổ ngắn và dầy, có một cái bờm nhiều lông dài và thẳng. Chó Bắc Kinh có bộ lông mầu pha nhiều lông mầu sẫm ở mặt lưng, hông và đuôi, đuôi gập dọc theo sống lưng kiểu đuôi. Chó Bắc Kinh lai Nhật Chó Bắc Kinh lai Nhật là con lai của chó Bắc Kinh và chó Nhật lông xù (vốn là một hậu duệ của chó Bắc Kinh). Hai giống chó này có quan hệ họ hàng rất gần và các đặc điểm gần giống nhau nên nhiều chủ nuôi thường cho ghép đôi với nhau. Thêm vào đó số lượng chó Bắc Kinh và chó Nhật lông xù thuần chủng không nhiều nên phải cho lai chéo để tăng số lượng, về cơ bản, các đặc điểm hình thể chó Bắc Kinh thuần chủng và Bắc Kinh lai Nhật gần như giống nhau, khác biệt lớn nhất là ở bộ lông. Lông chó Bắc Kinh thuần chủng thường là lông đơn sắc (vàng kem, trắng, nâu đỏ), hoặc đơn sắc chủ đạo nhưng có mặt nạ đen hoặc pha chút màu khác. Chó Bắc Kinh lai Nhật thường có lông 2 màu, thường là màu trắng - đen, trắng - vàng, trắng - nâu,… Mặt chó Bắc Kinh lai Nhật ít gãy hơn, mõm dài hơn và mũi đỡ tẹt hơn. Những đặc điểm này khá khó phân biệt khi còn nhỏ, chỉ nhận thấy khi chúng đã được khoảng 3 tháng tuổi. Chó Pug (Carlin) Có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chó Pug có thân hình chắc lẳn, gọn gàng. Cơ thể của loài chó này được coi là cân đối nếu chiều cao tính đến gần tương đương với chiều dài từ vai đến mông. Chó chuẩn có hình dáng giống quả lê, phần vai rộng hơn phần hông. Theo Đỗ Hiệp (1994) [7], chúng có bộ lông ngắn, mềm mại, dễ chải, có màu đen, vàng. Da chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Đầu tròn, đặc biệt mõm hình khối vuông và rất ngắn so với chiều dài sọ, trên trán
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan