Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và hiệu quả đ...

Tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và hiệu quả điều trị bằng phác đồ ba thuốc diệt vi khuẩn

.PDF
175
126
92

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 -------------------- NGUYỄN THỊ LIÊN NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHÁC ĐỒ BA THUỐC DIỆT VI KHUẨN Hà Nội – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 -------------------- NGUYỄN THỊ LIÊN NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHÁC ĐỒ BA THUỐC DIỆT VI KHUẨN Chuyên ngành: Da liễu Mã số: 62720152 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. PGS.TS. Phạm Văn Linh 2. PGS.TS. Nguyễn Tiến Thịnh Hà Nội – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của hai thầy PGS.TS Phạm Văn Linh và PGS.TS Nguyễn Tiến Thịnh. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2019 Người viết cam đoan NCS. Nguyễn Thị Liên MỤC LỤC Trang phụ bìa Mục lục Danh mục các bảng, hình ảnh, đồ thị Danh mục các bảng kết quả nghiên cứu Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................ 3 1.1. Bệnh mày đay mạn ..................................................................... 3 1.1.1. Các yếu tố liên quan, căn nguyên và phân loại mày đay mạn ....... 3 1.1.2. Lâm sàng, chẩn đoán và đánh giá mức độ mày đay mạn .............. 7 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh và điều trị mày đay mạn ................................ 12 2.1. Vi khuẩn Helicobacter pylori và vai trò của chúng trong cơ chế bệnh sinh của mày đay mạn............................................................. 21 2.1.1. Đặc điểm vi khuẩn, các xét nghiệm chẩn đoán và hướng dẫn điều trị diệt H. pylori ................................................................................ 21 2.1.2. Vai trò của H. pylori trong sinh bệnh học mày đay mạn............. 30 2.2. Các nghiên cứu về phối hợp điều trị tiệt trừ vi khuẩn ở bệnh nhân mày đay mạn nhiễm H. pylori ................................................. 34 2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 34 2.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................... 37 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .............................................. 38 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................. 38 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu................................................................. 40 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................... 42 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................. 42 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu .................................................................. 42 2.3. Các kỹ thuật và tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu .............. 43 2.3.1. Kỹ thuật ELISA tìm kháng nguyên H. pylori trong phân .......... 43 2.3.2. Các tiêu chuẩn đánh giá ........................................................... 46 2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu ................................................ 51 2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................. 55 2.5.1. Nhóm các chỉ tiêu về đặc điểm dịch tễ, các yếu tố liên quan đến mày đay mạn .................................................................................... 55 2.5.2. Nhóm các chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng của mày đay mạn ....... 56 2.5.3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tình trạng vi khuẩn H.pylori............ 57 2.5.4. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tác động của điều trị diệt vi khuẩn lên mày đay mạn .................................................................................... 57 2.6. Xử lý và phân tích số liệu .......................................................... 58 2.7. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................. 59 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................... 59 2.9. Hạn chế của đề tài ..................................................................... 60 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................ 62 3.1. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và mối liên quan với lâm sàng của bệnh................................... 62 3.1.1. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori và một số yếu tố dịch tễ của bệnh mày đay mạn .................................................................................... 62 3.1.2. Nhiễm H. pylori và liên quan đến lâm sàng bệnh mày đay mạn ......... 67 3.2. Hiệu quả điều trị bệnh mày đay mạn có H. pylori bằng phối hợp phác đồ 3 thuốc diệt vi khuẩn .......................................................... 70 3.2.1. Hiệu quả điều trị bệnh mày đay mạn ......................................... 71 3.2.2. Đánh giá mức độ kiểm soát bệnh mày đay mạn sau dừng điều trị 81 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................... 87 4.1. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và mối liên quan với lâm sàng của bệnh.................................. 87 4.1.1. Tỷ lệ nhiễm H. pylori và một số yếu tố dịch tễ của bệnh mày đay mạn ……………………………………………………………………..87 4.1.2. Nhiễm H. pylori và liên quan đến lâm sàng mày đay mạn .......... 94 4.2. Hiệu quả điều trị bệnh mày đay mạn có H. pylori bằng phối hợp phác đồ 3 thuốc diệt vi khuẩn. ......................................................... 98 4.2.1. Hiệu quả điều trị mày đay mạn ................................................. 99 4.2.2. Mức độ kiểm soát bệnh mày đay mạn sau khi dừng điều trị ..... 109 KẾT LUẬN ................................................................................... 120 1. Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và mối liên quan với lâm sàng của bệnh. ............................................ 120 2. Hiệu quả điều trị mày đay mạn có H. pylori bằng kết hợp điều trị triệu chứng với phác đồ 3 thuốc diệt vi khuẩn. .............................. 120 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. i PHỤ LỤC DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT BN Bệnh nhân MĐM Mày đay mạn VK Vi khuẩn H. pylori Helicobacter pylori H. pylori - Helicobacter pylori âm tính H. pylori+ Helicobacter pylori dương tính CLCS Chất lượng cuộc sống BCAT Bạch cầu ái toan BCAK Bạch cầu ái kiềm European Academy of EAACI Allergy and Clinical Immunology Viện Hàn lâm Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng Châu Âu WAO Global Allergy and Asthma European Net work European Dermatology Forum World Allergy Organization CU Chronic urticaria CSU Chronic spontaneous urticaria Mày đay mạn tính tự phát CIU Chronic inducible urticaria Mày đay mạn có căn nguyên Chronic Urticaria Quality of Câu hỏi chất lượng cuộc sống Life Questionnaire bệnh mày đay mạn UCT Urticaria control test Test kiểm soát mày đay UAS Urticaria activity score Điểm hoạt động mày đay SAT Stool antigen test Xét nghiệm kháng nguyên phân UBT Urea Breath Test Xét nghiệm Ure hơi thở PPI Proton-pump inhibitors Ức chế bơm Proton GA2LEN EDF CU-Q2oL Mạng lưới dị ứng và hen toàn cầu Diễn đàn da liễu châu Âu Tổ chức dị ứng thế giới Mày đay mạn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1: Các xét nghiệm trong chẩn đoán mày đay. ................................... 9 Bảng 1. 2: Điểm hoạt động của mày đay (urticaria activity score – UAS) .... 10 Bảng 1. 3: Bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân mày đay mạn (Chronic Urticaria Quality of Life Questionnaire - CU-Q2oL) .................... 11 Bảng 1. 4: Các chất trung gian của tế bào mast có liên quan đến MĐM ....... 14 Bảng 1. 5: Liều điều trị thông thường của một số thuốc kháng histamine H1 thế hệ thứ hai ............................................................................................ 19 Bảng 1. 6: Khuyến cáo các phương pháp chẩn đoán nhiễm H. pylori của một số hướng dẫn trên thế giới ......................................................................... 25 Bảng 1. 7: Phác đồ điều trị diệt trừ Helicobacter pylori .............................. 29 Bảng 1. 8: Tỷ lệ phối hợp giữa H. pylori và mày đay mạn tự phát trong y văn .. 35 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. 1: Phân loại mày đay mạn theo EAACI/GA2 LEN/EDF/WAO..... 7 Biểu đồ 1. 2: Hướng dẫn điều trị mày đay mạn tính .................................... 18 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1: Tế bào mast mất hạt và ảnh hưởng của nó trong mày đay mạn .... 13 Hình 1. 2: Các yếu tố kích hoạt tế bào mast [73] ........................................ 15 Hình 1. 3:: Tương tác của H. pylori với niêm mạc dạ dày của người [88] .. 22 Hình 2. 1: Bộ Kit HP Ag ........................................................................... 40 Hình 2. 2: Máy ủ ELISA ........................................................................... 41 Hình 2. 3: Máy rửa ELISA ........................................................................ 41 Hình 2. 4: Máy đọc ELISA........................................................................ 42 DANH MỤC CÁC BẢNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3. 1: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori ở bệnh nhân mày đay mạn ......... 62 Bảng 3. 2: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo giới ................................. 62 Bảng 3. 3: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo nhóm tuổi........................ 63 Bảng 3. 4: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo địa dư.............................. 63 Bảng 3.5: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo các yếu tố liên quan đến khởi phát và tăng nặng bệnh.............................................................................. 64 Bảng 3. 6: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo nghề nghiệp ........................ 64 Bảng 3. 7: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo tiền sử bệnh dị ứng .......... 65 Bảng 3. 8: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo tiền sử bệnh mày đay ....... 65 Bảng 3. 9: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo tiền sử bệnh mạn tính....... 66 Bảng 3. 10. Phân bố đối tượng mày đay mạn theo tiền sử dùng các thuốc điều trị ............................................................................................................. 66 Bảng 3. 11: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo tuổi bệnh ....................... 67 Bảng 3. 12: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với triệu chứng lâm sàng... 67 Bảng 3. 13: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với số lần xuất hiện sẩn phù và ngứa .................................................................................................... 68 Bảng 3. 14: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với thời gian tồn tại của sẩn phù, ngứa ................................................................................................. 68 Bảng 3. 15: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với thời điểm xuất hiện sẩn phù và ngứa .............................................................................................. 69 Bảng 3. 16: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với vị trí xuất hiện sẩn phù, ngứa ......................................................................................................... 69 Bảng 3. 17: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với mức độ ngứa .............. 69 Bảng 3. 18: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với mức độ sẩn phù .......... 70 Bảng 3. 19: Chỉ số huyết học của các nhóm đối tượng ................................ 70 Bảng 3. 20: Đặc điểm đối tượng của các nhóm........................................... 71 Bảng 3. 21: Điểm đánh giá mức độ ngứa sau các tuần điều trị..................... 71 Bảng 3. 22: Điểm đánh giá mức độ sẩn phù sau các tuần điều trị................. 72 Bảng 3. 23: Điểm hoạt động mày đay (UAS) sau các tuần điều trị .............. 73 Bảng 3. 24: Mức độ bệnh trước điều trị...................................................... 74 Bảng 3. 25: Mức độ bệnh sau điều trị 2 tuần .............................................. 75 Bảng 3. 26: Mức độ bệnh sau điều trị 4 tuần .............................................. 75 Bảng 3. 27: Mức độ ảnh hưởng của mày đay mạn đến các hoạt động đời sống trước và sau điều trị .................................................................................. 76 Bảng 3. 28: Mức độ ảnh hưởng của mày đay mạn đến giấc ngủ trước và sau điều trị...................................................................................................... 77 Bảng 3. 29: Mức độ ảnh hưởng của mày đay mạn làm giới hạn các hoạt động trước và sau điều trị .................................................................................. 78 Bảng 3. 30: Mức độ ảnh hưởng của mày đay mạn đến chất lượng cuộc sống trước và sau điều trị .................................................................................. 79 Bảng 3. 31. Tác dụng không mong muốn sau 2 tuần điều trị ....................... 80 Bảng 3. 32: Tác dụng không mong muốn sau 4 tuần điều trị ....................... 80 Bảng 3. 33: Mức độ kiểm soát bệnh sau dừng điều trị 2 tuần ...................... 81 Bảng 3. 34: Mức độ kiểm soát bệnh sau dừng điều trị 1 tháng..................... 81 Bảng 3. 35: Mức độ kiểm soát bệnh sau dừng điều trị 2 tháng..................... 82 Bảng 3. 36: Mức độ kiểm soát bệnh sau dừng điều trị 3 tháng..................... 82 Bảng 3. 37: Tổng hợp mức độ kiểm soát bệnh sau 3 tháng dừng điều trị...... 83 Bảng 3. 38: Số bệnh nhân phải dùng lại thuốc chống dị ứng sau dừng điều trị 2 tuần ....................................................................................................... 84 Bảng 3. 39: Số bệnh nhân phải dùng lại thuốc chống dị ứng sau dừng điều trị 1 tháng ..................................................................................................... 84 Bảng 3. 40: Số bệnh nhân phải dùng lại thuốc chống dị ứng sau dừng điều trị 2 tháng ..................................................................................................... 85 Bảng 3. 41: Số bệnh nhân phải dùng lại thuốc chống dị ứng sau dừng điều trị 3 tháng ..................................................................................................... 85 Bảng 3. 42: Tổng hợp số bệnh nhân phải dùng lại thuốc chống dị ứng sau cả 3 tháng dừng điều trị .................................................................................... 86 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Biểu đồ 3. 1: Điểm hoạt động mày đay (UAS) sau các tuần điều trị............. 73 Biểu đồ 3. 2: Mức độ ảnh hưởng của mày đay mạn đến chất lượng cuộc sống trước và sau điều trị .................................................................................. 79 Biểu đồ 3. 3: Mức độ kiểm soát bệnh tốt của mỗi nhóm sau dừng điều trị ... 83 Biểu đồ 3. 4: Tỷ lệ phải dùng lại thuốc chống dị ứng của mỗi nhóm............ 86 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mày đay là một bệnh do phản ứng ở hệ mao mạch của da gây phù khu trú ở trung bì. Biểu hiện của bệnh là ngứa, có nhiều sẩn phù xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và thường không để lại dấu vết gì trên da [1]. Mày đay mạn là những trường hợp bệnh tiến triển thất thường, thương tổn tái phát từng đợt, ngày một vài lần hoặc một hai ngày phát bệnh một lần, tồn tại kéo dài trên 6 tuần [2],[3]. Bệnh mày đay mạn thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh [4], [5]. Nghiên cứu trên thế giới năm 2013 cho thấy, mày đay thuộc nhóm 10 bệnh da phổ biến nhất. Bệnh da chiếm tỷ trọng 1,79% trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu được đo bằng DALYs từ 306 bệnh và thương tích, trong đó, mày đay đứng hàng thứ 4 chiếm 0,19% [6]. Ở Việt Nam, nghiên cứu về tình hình mắc các bệnh dị ứng trong cộng đồng dân cư ở Hà Nội tỷ lệ mắc mày đay chiếm 6,42% [7]. Trên thực tế lâm sàng ghi nhận rất nhiều bệnh nhân đến khám da liễu, dị ứng được chẩn đoán là mày đay. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh gây bệnh mày đay rất phức tạp [8], [9]. Các nhóm nguyên nhân gây mày đay cấp và mày đay mạn không hoàn toàn giống nhau. Có nhiều nhóm nguyên nhân đã được đề cập đến như mày đay do thuốc, mày đay trong các bệnh lý tự miễn, mày đay do ký sinh trùng và vi khuẩn...[10], [11],[12],[13],[14],[15]. Nếu xác định được chính xác căn nguyên, có thể là phương pháp tốt nhất để điều trị và phòng bệnh. Tuy nhiên, trên lâm sàng căn nguyên gây mày đay mạn chưa được chú ý đúng mức, khoảng 80-90% bệnh nhân không được xác định căn nguyên gây bệnh, thầy thuốc dễ dàng đưa ra chẩn đoán mày đay mạn tính vô căn vì vậy việc điều trị bệnh còn khó khăn, chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng các thuốc kháng thụ thể histamin H1 [2], [16] [17], [18], [19]. 2 Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là một vi khuẩn Gram âm có tỷ lệ nhiễm cao ở người, khoảng trên 50% dân số toàn cầu nhiễm vi khuẩn này [20],[21],[22],[23],[24]. Từ nhiều năm nay, nhiễm H. pylori đã được khẳng định có liên quan chặt chẽ với bệnh viêm, loét dạ dày tá tràng [21], [22]. Trong những năm gần đây, trên thế giới ghi nhận nhiều trường hợp lâm sàng và nghiên cứu tổng quan nhận thấy vi khuẩn H. pylori có vai trò trong sinh bệnh học của nhiều bệnh có biểu hiện da như mày đay mạn, ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, bệnh Behçet, vảy nến… [25],[26],[27],[28]. Trong đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh có mối liên quan giữa tình trạng nhiễm H.pylori với lâm sàng của mày đay mạn, đồng thời điều trị diệt vi khuẩn cũng được báo cáo đi cùng với sự thuyên giảm tình trạng bệnh [29],[30],[31],[32]. Việt Nam là một nước nằm ở khu vực có tỷ lệ nhiễm H. pylori ở mức cao [33], [20]. Đã có nghiên cứu trên một số cộng đồng dân cư đại diện tại Việt Nam, dựa trên sự tồn tại kháng thể chống lại H. pylori trong huyết thanh, đưa ra tỷ lệ cao có kháng thể chống lại H. pylori và báo cáo về trường hợp bệnh mày đay mạn do nhiễm H. pylori, điều trị diệt vi khuẩn giúp cải thiện triệu chứng của bệnh [34], [35]. Tuy nhiên, trong quá trình tìm căn nguyên bệnh mày đay mạn để điều trị, vai trò của vi khuẩn H. pylori chưa được quan tâm nhiều. Để khảo sát tình hình nhiễm H. pylori ở bệnh nhân mày đay mạn, từ đó tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng nhiễm vi khuẩn với lâm sàng của bệnh, cũng như bước đầu đánh giá mối liên quan giữa điều trị diệt vi khuẩn H. pylori với mức độ cải thiện tình trạng bệnh mày đay mạn. Chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và hiệu quả điều trị bằng phác đồ ba thuốc diệt vi khuẩn” với 2 mục tiêu: 1. Khảo sát tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và mối liên quan với lâm sàng của bệnh. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị mày đay mạn ở bệnh nhân nhiễm H. pylori bằng kháng Histamin H1 kết hợp với phác đồ 3 thuốc diệt H. pylori. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh mày đay mạn 1.1.1. Các yếu tố liên quan, căn nguyên và phân loại mày đay mạn 1.1.1.1. Một số yếu tố nhân khẩu và dịch tễ Tỷ lệ mắc Dữ liệu đầu tiên về tỷ lệ mày đay được báo cáo vào khoảng năm 1954. Các tác giả Mỹ nhận thấy có 20% tổng dân số có ít nhất một đợt nổi mày đay trong suốt cuộc đời [36]. Tuy nhiên, dữ liệu công bố về tỷ lệ hiện nhiễm rất khác nhau. Năm 2004, nghiên cứu tại Tây Ban Nha phát hiện tỷ lệ hiện mắc mày đay mạn là 0,6% [37]. Nghiên cứu ở Đức năm 2010, tỷ lệ hiện mắc của tất cả các dạng mày đay là 8,8% [38]. Nghiên cứu tại Italia thấy tần suất mắc mày đay mạn hàng năm có xu hướng gia tăng, tỷ lệ mắc năm 2002 là 0,02% tỷ lệ mắc năm 2013 là 0,38%. Tỷ lệ mắc là 0,1 – 1,5/1000 người-năm [39]. Tuổi và giới Tỷ lệ mắc mày đay theo tuổi khác nhau giữa mày đay cấp và mày đay mạn. Mày đay mạn thường gặp ở người trưởng thành, tương đối hiếm gặp ở trẻ dưới 6 tháng, chỉ có một vài trường hợp báo cáo bệnh ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu 4076 trẻ em từ 4 đến 13 tuổi ở Hàn Quốc năm 2015 thấy tỷ lệ mày đay cấp là 13,9% và chỉ có 1,8% bị mày đay mạn [40]. Mày đay mạn có xu hướng phổ biến hơn ở những người trong độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi, gặp ở nữ nhiều hơn nam. Nghiên cứu tại Italy, trên 14959 BN mày đay mạn, tuổi trung bình là 46,43 ± 20,35 tuổi, BN nữ chiếm 68,12% [39]. Thời gian mắc mày đay mạn Ở mỗi bệnh nhân mày đay, thời gian tiến triển của triệu chứng ở các phân nhóm khác nhau thay đổi đáng kể. Nghiên cứu khảo sát về thời gian nổi mày đay trong tổng dân số của Gaig báo cáo 50% BN mày đay mạn hết triệu 4 chứng sau 3 tháng và 80% hết triệu chứng sau 12 tháng, song vẫn còn 11% BN vẫn phải chịu đựng các triệu chứng mày đay mạn sau 5 năm [37]. Hầu hết dữ liệu cho thấy nhiều bệnh nhân phải chịu đựng triệu chứng bệnh hơn một năm và một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân có thời gian biểu hiện triệu chứng kéo dài hơn. 1.1.1.2. Căn nguyên Có nhiều nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh có thể gây ra mày đay. Một số yếu tố nội sinh như căng thẳng thần kinh, stress, tình trạng tự phản ứng (autoreactivity) trong các rối loạn tự miễn dịch; các yếu tố ngoại sinh phổ biến kích thích khởi phát hay làm tăng nặng bệnh có thể là thuốc, thức ăn, nhiễm trùng [3],[41]. Mỗi yếu tố bệnh nguyên có một vai trò gây bệnh khác nhau và nguyên nhân gây mày đay cấp khác với nguyên nhân gây mày đay mạn [14], [41]. Thuốc Thuốc ít khi gây mày đay mạn mà thường gây ra phản ứng mày đay cấp và thường đưa đến các triệu chứng mày đay trong vòng 36 giờ sau khi dùng [42],[43]. Theo báo cáo của Ủy ban An toàn về Thuốc của Anh, trong khoảng 40 năm, tần số các thuốc được báo cáo có liên quan đến mày đay, theo thứ tự giảm dần, là nhóm các thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không có steroid (NSAIDs), kháng sinh, vắc-xin và thuốc tim mạch, song không phân biệt rõ cơ chế gây nổi mề đay, có thể có cơ chế là dị ứng hoặc giả dị ứng (đặc biệt là với NSAIDs) [44]. Penicillin, cephalosporin, tetracyclines… là một số thuốc hay gây ra mày đay [44], [45]. Nhiễm trùng Nhiễm kí sinh trùng, vi khuẩn, virus đều cho thấy có mối liên quan có thể gây nổi mày đay cấp tính hoặc mạn tính [11],[12],[13],[15],[46]. Nhiễm kí sinh trùng được nhiều nghiên cứu báo cáo có liên quan đến mày đay mạn. Tỷ lệ nhiễm kí sinh trùng đường ruột trong mày đay mạn được báo cáo từ 39 nghiên cứu dao động từ 0 đến 75,4% (2/3 số nghiên cứu này báo cáo tỷ lệ nhiễm nhỏ hơn 10%) [47]. Bệnh nhân mày đay mạn thường được chẩn đoán với 5 ấu trùng và có nguy cơ cao hơn đáng kể với giun đũa chó mèo (toxocariasis), giun tròn (Anisakis simplex) và Blastocystis hominis khi so sánh với những người thuộc nhóm chứng khỏe mạnh [47],[48]. Các ký sinh trùng và nhiễm trùng mạn tính khác có liên quan đến mày đay mạn đang được quan tâm nhiều là Blastocystis hominis và H. pylori [11],[15],[46],[47],[48]. Nhiễm trùng do vi khuẩn trong các bệnh răng, hầu họng, đường hô hấp, tiết niệu và bàng quang thường hiếm khi gây mày đay mạn tính . Mày đay mạn do tự phản ứng trong các rối loạn tự miễn dịch Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận, khoảng 40% BN mày đay mạn có các yếu tố hoạt hóa tế bào mast lưu hành trong máu, đó có thể là kháng thể chống IgE hoặc chống thụ thể IgE (mày đay mạn tính tự miễn - autoimmune CU) [49],[9]. Tuy nhiên, đến 80% BN mày đay mạn do tự phản ứng (autoreactivity) không phát hiện được kháng thể chống FcεRI hoặc chống IgE khi làm các xét nghiệm Western blot hoặc ELISA. Một số rối loạn tự miễn dịch có liên quan đến mày đay mạn, bao gồm bệnh tuyến giáp tự miễn và bệnh Celiac [50],[51],[52]. Mối liên hệ này và sự phối hợp với các bệnh tự miễn dịch khác, dẫn đến khái niệm mày đay mạn như một bệnh tự miễn có thể xảy ra ở một số bệnh nhân. Dù là nguyên nhân hay chỉ có vai trò nhất định trong cơ chế bệnh, cơ chế gây bệnh của các kháng thể kháng giáp trong mày đay mạn chưa được xác định rõ [50],[51],[52]. Khí hậu, vùng và chế độ ăn uống Các phản ứng mày đay và các dạng mày đay mạn tính khác nhau phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh mày đay đã được Hippocrates mô tả vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên và do đó nó không phải là bệnh của "lối sống hiện đại", dù có thể chịu tác động, ảnh hưởng. Đánh giá các tài liệu hiện có không thấy sự khác biệt rõ ràng nào giữa các khu vực về tỷ lệ phổ biến chung, hay các nhóm dân cư đặc biệt. Hơn nữa, những phân nhóm mày đay vật lý (có thể bị ảnh hưởng bởi khí hậu hoặc nhiệt độ) xuất hiện phổ biến ở tất cả các vùng, ví dụ như chứng mày đay lạnh có thể xẩy ra ở vùng nhiệt đới [9],[53]. 6 Một số chất phụ gia thực phẩm được coi là nguồn gốc của các phản ứng phụ như hen, nổi mày đay và/hoặc phù mạch và chứng quá mẫn. Bệnh nhân thường mô tả sự xuất hiện các triệu chứng dị ứng của họ với một vài loại thực phẩm thành phần liên quan đến Protein sữa bò, bơ lạc… Các phản ứng mày đay thường gặp cấp tính nhiều hơn là mạn tính và thường gặp ở trẻ em [54],[9],[53]. Tuy nhiên, phân tích các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc và các phụ gia thực phẩm ở bệnh nhân mày đay mạn, các tác giả cho rằng phản ứng với chất phụ gia thực phẩm hiếm khi xảy ra [55],[3]. Chế độ ăn kiêng không có chất phụ gia dường như không có ích cho bệnh nhân mày đay mạn và không khuyến khích bệnh nhân cần phải tránh sử dụng các chất này. Căng thẳng tinh thần, stress và mày đay mạn Các yếu tố cảm xúc có thể gây nổi mày đay và rối loạn cảm xúc nghiêm trọng cũng có thể là hậu quả của bện. Ở nhiều bệnh nhân, cả hai trạng thái này có thể xảy ra đồng thời. Ban đầu yếu tố căng thẳng không gây nổi mày đay, nhưng bệnh nhân bị nổi mày đay mạn dễ bị stress, ảnh hưởng mạnh bởi tần số và mức độ nghiêm trọng của các lần tái phát bệnh. Quản lý căng thẳng, stress có thể có lợi trong việc quản lý lâu dài BN mày đay mạn tính [56],[5]. 1.1.1.3. Phân loại mày đay mạn Dựa vào căn nguyên và các yếu tố khởi phát bệnh, mày đay mạn được chia thành nhiều phân nhóm khác nhau. Hai hoặc nhiều phân nhóm khác nhau của mày đay mạn có thể cùng tồn tại ở bất kỳ bệnh nhân nào. Các hướng dẫn quốc tế hiện nay, dựa trên việc có xác định được hay không yếu tố gây khởi phát bệnh, chia bệnh thành 2 nhóm chính là mày đay tự phát mạn tính (chronic spontaneous urticaria - CSU) và mày đay mạn tính có căn nguyên (chronic inducible urticaria - CIU) [1],[8], [57],[58]. Hướng dẫn của Mỹ phân thành nhóm mày đay mạn bị kích thích bởi các yếu tố vật lý, mày đay mạn có thể tìm ra nguyên nhân và mày đay mạn tính vô căn (chronic idiopathic urticaria - CIU)[58]. Các thuật ngữ CSU và CIU về cơ bản là đồng nghĩa trong hầu hết các trường hợp. 7 MÀY ĐAY MẠN TÍNH ( Chronic urticaria: CU) MÀY ĐAY MẠN TÍNH TỰ PHÁT (Chronic spontaneous urticaria: CSU) Không tìm thấy các yếu tố gây khởi phát cụ thể Biết nguyên nhân Bao gồm cả bệnh tự miễn/tự viêm và nhiễm trùng Không biết nguyên nhân MÀY ĐAY MẠN TÍNH CÓ CĂN NGUYÊN (Chronic inducible urticaria: CIU) Bệnh xuất hiện do các yếu tố gây khởi phát cụ thể VẬT LÝ - Lạnh - Nóng - Mặt trời - Áp lực - Rung - Chứng da vẽ KHÁC - Tiếp xúc - Do nước - Cholinergic nổi Biểu đồ 1. 1: Phân loại mày đay mạn theo EAACI/GA2 LEN/EDF/WAO [1] 1.1.2. Lâm sàng, chẩn đoán và đánh giá mức độ mày đay mạn 1.1.2.1. Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán Bệnh nhân mày đay mạn thường thấy ngứa là triệu chứng cơ năng đầu tiên. Ngứa là dấu hiệu sớm, thường có ngứa ở nơi sắp sửa xuất hiện tổn thương [3],[8], [59]. Mức độ ngứa tùy theo bệnh nhân. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng 80% số bệnh nhân có ngứa mức độ trung bình, và ngứa nặng. Ngứa nhiều làm bệnh nhân rất khó chịu. Triệu chứng ngứa ảnh hưởng lớn đến công việc, học tập và/hoặc giấc ngủ. làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Mức độ ngứa là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ bệnh, cũng như theo dõi đáp ứng điều trị bệnh mày đay mạn [3],[8], [59],[60]. Thương tổn cơ bản trong hầu hết các dạng mày đay mạn là các sẩn phù (nổi gờ trên mặt da), màu hồng tươi hay đỏ, kích thước to nhỏ khác nhau, đa hình 8 thái, hình tròn hoặc gờ không đều, ranh giới rõ với vùng da lành [8],[60],[61]. Sẩn phù, dát đỏ xuất hiện nhanh, biến mất hoàn toàn trong vòng 1 đến vài giờ, tối đa không quá 24h. Sau khi các sẩn phù mất đi đa số các trường hợp không để lại dấu vết gì trên da. Nếu các thương tổn kéo dài hơn 24 giờ và những tổn thương có cảm giác đau nhức hoặc bỏng rát hoặc để lại vết thâm tím là gợi ý của một tiến trình viêm mạch. Số lượng và kích thước của sẩn phù là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ nặng của mày đay mạn [8], [60], [61]. Dấu hiệu phù mạch, nếu có biểu hiện là tình trạng sưng nề dưới da hoặc dưới niêm mạc, thường không đối xứng. Phù mạch trong mày đay thường gặp ở mi mắt, môi, quanh mặt, các chi và bộ phận sinh dục [8],[61]. Tình trạng mày đay được chẩn đoán là mạn tính khi các thương tổn sẩn phù, dát đỏ ngứa, có thể kèm theo hoặc không các biểu hiện phù mạch, xuất hiện lặp đi lặp lại hàng ngày hoặc cách ngày, kéo dài trên 6 tuần [3],[1],[8],[60],[61]. Các biểu hiện lâm sàng của mày đay mạn cần phân biệt với một số rối loạn, tình trạng bệnh lý như chứng da vẽ nổi, viêm mạch mày đay, phù Quincke… Chưa có xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định mày đay mạn, chẩn đoán hiện tại chủ yếu dựa vào lâm sàng. Vì vậy, trên lâm sàng cần hỏi, khai thác kĩ các yếu tố liên quan đến tình trạng mày đay của người bệnh, các thông tin cần chú ý khai thác gồm các yếu tố chính sau: Thời điểm khởi phát bệnh. Tần suất / thời gian và các yếu tố gây kích thích. Sự thay đổi trong ngày. Có phối hợp với phù mạch hay không? Các triệu chứng cơ năng liên quan đến tổn thương, ví dụ ngứa, đau. Tiền sử gia đình và cá nhân về mày đay, atopy. Những bệnh dị ứng, tình trạng nhiễm khuẩn, tiền sử bệnh nội khoa, bệnh tâm thần, các vấn đề về dạ dày-ruột. Khởi phát bởi các tác nhân thể chất hoặc tập thể dục. Loại công việc. Sở thích. Tình trạng tinh thần (căng thẳng, lo âu, suy nhược). Chất lượng cuộc sống liên quan đến mày đay và ảnh hưởng cảm xúc. Liệu pháp điều trị đã áp dụng và đáp ứng với liệu pháp...[2], [8], [60], [61].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan