Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế...

Tài liệu Nghiên cứu về triển vọng phát triển cây thanh trà ở xã thủy biều thành phố huế

.PDF
93
342
96

Mô tả:

Khoá luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, sản xuất cây ăn quả đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới. Cây ăn quả không chỉ làm tăng giá trị của ngành nông nghiệp mà còn kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan khác. Việt Nam là một trong những nước có lợi thế trong việc phát triển sản xuất cây ăn quả, một số loại trái cây rất nổi tiếng có giá trị kinh tế cao lại tốt cho sức khỏe, được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đang có xu hướng xuất khẩu như bưởi Năm Roi, Thanh long... Cây bưởi Thanh trà là loại đặc sản của Thừa Thiên Huế, tồn tại và phát triển lâu đời, không những là biểu hiện của nền ẩm thực đất cố đô Huế mà còn góp phần tạo thu nhập nâng cao đời sống cho một bộ phận dân cư. Thanh trà thuộc họ bưởi nhưng đặc biệt chỉ trồng được ở Thừa Thiên Huế. Và ngay trên vùng đất này, cũng chỉ có một số xã ven bờ sông Hương mới trồng thành công giống cây trái “quý phái khó tính” này như Thủy Biều, Hương Trà, Hương Long. Tuy nhiên, hiện nay để tìm được những cây Thanh trà thuần chủng là rất ít, theo thống kê gần đây thì trên đất Huế chỉ còn trên 100 cây Thanh trà theo đúng nghĩa của nó (báo tuổi trẻ), do Thanh trà đã bị lai tạp nhiều nên đang dần mất đi những hương vị truyền thống vốn có của nó. Một trong những địa phương thuận lợi cho việc phát triển cây Thanhh trà không thể không nhắc đến xã Thủy Biều. Trước khi tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức tham gia vào đề tài Thanh trà thì từ năm 2004, HTX Nông Nghiệp Thủy Biều cũng đã dán tem riêng khi đưa Thanh trà của HTX ra thị trường. Thủy Biều là xã có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên xã hội phù hợp để phát triển cây ăn quả theo nhiều hướng khác nhau. Đặc biệt Thủy Biều nằm trên lưu vực sông Hương nên hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn. Chính quyền địa phương nhận thấy đặc sản Thanh trà là loại cây kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Cây Thanh trà đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao SVTH: Thân Thị Thuý 1 Khoá luận tốt nghiệp động, sử dụng hợp lý và hiệu quả vùng đất phù sa, đem lại thu nhập cao cho người dân, đồng thời tạo đà cho phát triển xã hội. Tuy nhiên, qua thời gian có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà thương hiệu Thanh trà Thủy Biều tuy đã được xây dựng từ lâu nhưng thương hiệu của nó vẫn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có. Hiện nay, một điều mâu thuẫn đang xảy ra trong việc sản xuất Thanh trà ở Thủy Biều. Tuy giống Thanh trà gốc đã được người dân ở đây trồng từ lâu đời, xưa kia thì mọi người thấy giống quả ngon nên trồng trong vườn nhà để phục vụ nhu cầu của gia đình và để biếu những người thân, sau này thấy có hiệu quả kinh tế nên đã mở rộng quy mô sản xuất. Cây Thanh trà gốc cho ra những quả Thanh trà thơm ngon, đặc trưng hương vị truyền thống nhưng lại rất khó trồng, do quá nhiều sâu bệnh làm cho cây Thanh trà thuần chủng rất dễ bị chết nên bà con nơi đây đã chuyển sang trồng những cây Thanh trà ghép trên gốc bưởi với hi vọng tỷ lệ sống của loại cây này sẽ cao hơn. Mặt khác địa phương muốn nhân rộng loại cây trái đặc thù này, hướng đến việc cung cấp loại trái cây đặc sản cho thị trường, nhằm đa dạng hóa cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người dân...Để phục vụ cho việc mở rộng diện tích trồng Thanh trà, chính quyền địa phương đã khuyến khích bà con nhân dân trồng thanh trà ghép trên gốc bưởi để khắc phục một số nhược điểm trên cây Thanh trà chính gốc. Và kết quả đúng như vậy, tuy giống Thnah trà ghép có thể khắc phục được một số nhược điểm của cây Thanh trà gốc nhưng sản phẩm của cây Thanh trà ghép không thể thơm ngon như Thanh trà chính gốc. Vì thế cần có những định hướng đi kèm hành động để duy trì và phát triển những vườn cây Thanh trà thuần chủng, không bị lai tạp, tạo ra những quả Thanh trà thơm ngon mang hương vị truyền thống xưa kia để khẳng định bền vững và phát huy thương hiệu “Thanh trà Huế”. Xuất phát từ yêu cầu đó tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu về triển vọng phát triển cây Thanh trà ở xã Thủy Biều - Thành phố Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. SVTH: Thân Thị Thuý 2 Khoá luận tốt nghiệp 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế cũng như những giá trị cuộc sống mà cây Thanh trà mang lại cho con người. - Tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình sản xuất Thanh trà ở xã Thủy Biều. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất Thanh trà trên địa bàn xã mà vẫn giữ nguyên vẹn chất lượng, hương vị Thanh trà xưa, đồng thời phát triển thương hiệu “Thanh trà Huế” bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tình trạng sản xuất và những triển vọng phát triển của Thanh trà tại bốn thôn có trồng nhiều Thanh trà ở xã Thủy Biều, đó là: Lương Quán, Trung Thượng, Đông Phước 1, Đông Phước 2. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dựa trên việc sử dụng những số liệu năm 2009 ở xã Thủy Biều, cùng với số liệu điều tra trực tiếp 70 hộ trồng Thanh trà tại xã. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài này dược thực hiện qua các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra thu thập số liệu. - Phương pháp phân tích số liệu. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp. - Và một số phương pháp khác SVTH: Thân Thị Thuý 3 Khoá luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1.1.1 Giới thiệu đôi nét về quả bưởi Thanh trà. Bưởi Thanh trà có những đặc điểm khá dễ phân biệt,trái không to như bưởi nơi khác, da màu vàng nắng, từ trên cuống xuống tận cùng của trái to dần lên rất hài hoà.Quả Thanh trà tuy nhỏ nhưng cầm rất nặng tay, vỏ mỏng, múi không mọng nước như bưởi Năm Roi của miền Nam, nhưng nếu bổ quả bằng dao thì cả phòng nghe thơm ngát, từng múi tép của Thanh trà thơm và ngọt đến lạ kì.Quả Thanh trà nhẹ hơn các loại bưởi khác không chỉ vì nhỏ hơn mà vì còn ít nước hơn. Nhưng bù lại với ngoại hình và trọng lượng “tao nhã” ấy, Thanh trà thơm ngon đặc biệt, hương vị thanh giữ lại rất lâu trong miệng sau khi thưởng thức.Thanh trà không chỉ thơm những múi ruột của trái mà thơm từ vỏ từ lá và từ hoa Thanh trà.Ngoài cách ăn thông thường thì Thanh trà còn có thể chế biến ra một số món nhậu đặc sản Huế. (www.Mientrung.com) 1.1.2 Vai trò và giá trị cây Thanh trà đối với đời sống con người * Giá trị dinh dưỡng: Cây Thanh trà là loại cây đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao.Quả Thanh trà rất giàu vitamin C(40.25 mg/100g- 52.70 mg/100g), ngoài ra trong quả còn chứa hàm lượng đường từ 5.0- 5.7%, axit hữu cơ 0.50.6%, nước và các vitamin A,B1,B2,.. cùng một số ion khoáng như Ca,P,Fe,... là những chất rất cần thiết với sức khoẻ con người. * Giá trị về mặt y học: Ngoài giá trị dinh dưỡng cao cây Thanh trà và các sản phẩm từ Thanh trà còn có ý nghĩa về mặt y học.Đông y cho rằng mỗi bộ phận của quả Thanh trà đều có tác dụng riêng: -Vỏ ngoài chứa tinh dầu, vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng hoá đàm, trị ho, lí khí, giảm đau và có thể chữa được bệnh đau dạ dày và một số bệnh khác.Chất pectin trong vỏ quả còn có tác dụng chống nhiễm xạ. Ngoài ra chúng có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá và trị cảm cúm, có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giảm tính thấm, giúp cho mao mạch đàn hồi và bền vững hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa SVTH: Thân Thị Thuý 4 Khoá luận tốt nghiệp các tai biến do vỡ các mao mạch, gián tiếp giúp hạ huyết áp. Một số người còn dùng vỏ ngoài quả Thanh trà để xoa lên đầu kích thích lỗ chân lông, phòng trị bệnh hói đầu hay rụng tóc. - Hạt Thanh trà có vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoải bẹn, sa dì. - Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoại huyết, tiêu sưng, tiêu viêm. * Giá trị công nghiệp: Ngoài sử dụng tươi như các bưởi khác, bưởi Thanh trà còn là nguyên liệu của công nghiệp chế biến nước hoa, dầu gội đầu và các loại mĩ phẩm khác.Công nghiệp chế biến đã góp phần nâng cao giá trị cây Thanh trà. * Giá trị kinh tế- xã hội- môi trường: Cây Thanh trà mang lại giá trị dinh dưỡng cao.Trồng bưởi Thanh trà cho thu hoạch và lợi nhuận thu được cao hơn nhiều so với một số loại cây trồng khác. Ở nước ta một ha trồng Thanh trà cho thu nhập gấp 8 đến 10 lần so với trồng lúa và trồng lạc.Vì thế, có thể nói rằng ở những vùng trồng Thanh trà phát triển thì cuộc sống người dân nơi đó không những ổn định hơn những vùng độc canh cây lương thực, mang lại thu nhập cao mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn, mang lại nguồn thu ngân sách ổn định lâu dài cho địa phương. Bên cạnh có ý nghĩa kinh tế thiết thực trồng Thanh trà còn có tác dụng bảo vệ môi trường rất lớn, góp phần làm không khí trong lành, giảm tiếng ồn... Ngoài ra còn giúp tận dụng được quỹ đất, tăng mật độ cây xanh, tạo môi trường cảnh quan sinh thái, tạo thuận lợi cho du lịch nhà vườn phát triển lâu bền cho người dân địa phương. 1.1.3 Một số đặc điểm sinh học và kĩ thuật sản xuất cây Thanh trà 1.1.3.1 Đặc điểm sinh học của cây Thanh trà Cây Thanh trà có tên khoa học là Citrus Grandis Osbesk, thuộc họ cam quýt( Ruteceae), bộ Rutales.Cây Thanh trà có đặc điểm sinh học và đặc trưng sau: Chiều cao cây: cây Thanh trà từ 4 đến 5 tuổi có chiều cao trung bình 2.46m, cây từ 6-10 tuổi cao 4.66m, cây từ 11-15 tuổi cao khoảng 5.95m, từ 15-20 tuổi cao khoảng 6.44m và cây trên 20 tuổi cao khoảng 6.86m. SVTH: Thân Thị Thuý 5 Khoá luận tốt nghiệp - Rễ: Cây Thanh trà trồng bằng hạt có một rễ cái và nhiều rễ nhánh, rễ có thể mọc sâu 4m trong điều kiện đất tơi xốp và sự thoát hơi nước tốt. Nếu trồng Thanh trà bằng cách chiết hoặc dâm cành thì chỉ có rễ chùm, không có rễ cọc, sự phát triển của rễ thường xen kẽ với sự phát triển của thân cành trên mặt đất, có nghĩa là khi rễ hoạt động mạnh thì thân cành hoạt động yếu. -Thân cành: Cây Thanh trà thuộc loại thân gỗ cao to trong một năm có thể cho 3-4 đợt cành. + Cành cho trái: cành mang trái thường ra trong mùa xuân, cành dài và mau tròn, cành cho trái thường mọc từ cành mẹ. + Cành mẹ: là cành tạo ra những cành cho trái thường phát triển trong mùa hè và mùa thu. + Cành dinh dưỡng chỉ chung tất cả các cành trong giai đoạn chưa cho trái thường mọc ở các mùa trong năm. + Cành vượt: là cành dinh dưỡng mọc thẳng lên trong tán cây từ những cành chính trong thân cây này, nên cắt bỏ những cành này vì lâu cho quả. - Đường kính tán cây: nhóm 4 -5 tuổi đường kính tán cây trung bình 2.29 cm. Nhóm tuổi từ 6- 10 cm có đường kính tán là 4.35cm. Với nhóm tuổi từ 11- 15 cm đường kính là 5.65 cm và nhóm tuổi từ 16- 20, trên 20 đường kính tán lần lượt là 6.25cm và 6.73 cm. - Hoa: màu trắng, có mùi thơm hấp dẫn, là loại hoa lưỡng tính, hoa mọc đồng thời với cành vào mùa xuân hoặc những cành mẹ vào năm trước. Hoa mọc thành từng chùm hoặc mọc đơn có 5 cánh. Hoa nở vào tháng 1 và tháng 2. Trong năm có một số hoa trái vụ, có đậu quả nhưng tỷ lệ rất thấp. - Quả Thanh trà có dạng hình quả lê, trọng lượng từ 500- 1000 g, kích thước từ 12-17cm, vỏ nhẵn, khi chín có màu vàng sáng, số quả trung bình trên cây là 80-200 quả, có cây đạt từ 400- 500 quả, mỗi quả có 13- 14 múi, tép mọng nước nhưng khô nên bóc không dính tay, quả chín có vị ngọt và chua nhẹ. Tỷ lệ thành phần ăn được từ 50-60%. Quả chín thu hoạch vào tháng 8 đến cuối tháng 9, thu hoạch trái vụ so với bưởi khác ở miền bắc và miền nam, đây là một lợi thế cạnh tranh của cây bưởi Thanh trà. SVTH: Thân Thị Thuý 6 Khoá luận tốt nghiệp - Hạt: Đơn phôi có màu trắng, kích thước hạt 1,5 x 0,8 cm. Số hạt trên quả thường là 20 –100 hạt. Công tác tuyển chọn, quả ít hạt là tiêu chuẩn để chọn dòng. Có thể khẳng định rằng Thanh trà là một loại đặc sản đặc hữu của Thừa Thiên Huế, có khả năng thích nghi tốt, phát triển lâu bền và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, việc đầu tư phát triển kinh tế là rất cần thiết. 1.1.3.2 Nhu cầu sinh thái - Nhiệt độ: cây Thanh trà có thể trồng và phát triển trong nhiệt độ từ 13-30 nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23-29 - Ánh sáng: Thanh trà là cây ưa sáng - Lượng mưa: cây Thanh trà cần lượng mưa hàng năm là 3000mm/năm, nếu trong điều kiện ngập úng kéo dài (5-7 ngày) thì rể cây sẽ bị thối, vàng lá và cây sẽ chết. - Đất đai:đất đai phù hợp cho cây Thanh trà sinh trưởng phát triển tốt là đất phù sa được bồi tụ, thành phần cơ giới thịt nhẹ, thoát hơi nước tốt thoáng khí, tầng đất canh tác trên 1m, độ PH thích hợp nhất là 6-6,5. 1.1.3.3. Kĩ thuật canh tác - Nhân giống: có hai phương pháp nhân giống chính là: + Nhân giống hữu tính: Bằng hạt( chỉ sử dụng làm gốc ghép hoặc công tác lai tạo). + Nhân giống vô tính: Đối với thanh trà chiết ghép có hai phương pháp được sử dụng rộng rãi bởi vì có nhiều ưu điểm. - Trồng và chăm sóc: + Thời vụ: Tốt nhất là trồng sau Đông chí ( 22 tháng 12 Âm lịch) + Khoảng cách và mật độ: khoảng 6x7(m) hoặc 7x7(m); mật độ 204-238 cây/ha. + Chuẩn bị đất trồng: Đào hố trước khi trồng 4 đến 5 tháng; kích cỡ 60x60x60(cm); bón 50-100kg phân chuồng + 1-1,5kg phân lân nung chảy/ hố, trộn đều với đất cho đầy hố. Khi đào hố nên để tầng đất mặt sang một bên, khi lấn hố cho tầng đất mặt xuống trước. Hố đào càng sớm càng tốt, nên đào trước mùa mưa. SVTH: Thân Thị Thuý 7 Khoá luận tốt nghiệp Trên chân đất thường xuyên bị ngập úng đắp mô cao từ 30-60cm so với mặt đất, đường kính khoảng 1m để thoát nước tốt, tránh cho cây khỏi bị úng trong mùa mưa. Khi cây càng lớn thì đắp mô càng rộng theo tán cây, + Cách trồng: đào hố nhỏ vừa đặt bầu cây, xé bầu đặt cây xuống, cắm cọc, giữ chặt cây con, lắp đất chặt bầu, sau khi trồng nên tưới cho ướt đẫm, dùng rơm rạ hoặc cỏ khô tủ xung quanh gốc. + Tưới tiêu, làm cỏ: nên tưới nước đủ cho Thanh trà vào mùa nắng và tiêu nước vào mùa mưa, làm cỏ xung quanh tán cây kết hợp với bón phân. + Bón phân: Tuỳ tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây, độ phì của đất để bón phân. Lượng phân bón cho 1 gốc Thanh trà/ 1năm như sau: Năm 1-3 năm trước khi hái Số lượng bón 0,2-0,4kg Urê + 1-1,5kg lân nung chảy + 0,1-0,3kg Kali + 50 - 100kg phân chuồng. Lượng phân này chia đều các lần để bón (3-4 lần/năm). -Bón lót: đối với phân chuồng + phân lân nên bón trước mùa mưa. -Bón thúc: năm đầu tiên nên hoà phân với nước để tưới. Trên 3 năm sau khi 0,5-0,25 kg Urê + 1,5-2,5 kg lân nung chảy + 0.4-0.8 kg kali cho trái + 80-100 kg phân chuồng. Bón 4 lần trong năm -Lần 1: trước khi cây ra hoa một tháng(tháng 1 dương lịch) -Lần 2: sau khi đậu trái 6-8 tuần bón 1/3 + 1/2 kali -Lần 3: trước khi cho thu hoạch một tháng: 1/2 kali còn lại -Sau khi thu hoạch trái, bón toàn bộ phân lân, toàn bộ phân Chuồng+1/3 lượng đạm. + Phòng trừ sâu bệnh: Trên cây Thanh trà có rất nhiều loại sâu bệnh hại cây gây ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất quả sau này. Tuỳ từng loại sâu bệnh mà có các cách phòng trừ riêng, hạn chế sử dụng các biện pháp hoá học. SVTH: Thân Thị Thuý 8 Khoá luận tốt nghiệp 1.1.3.4. Thu hoạch và bảo quản - Thu hoạch: Sau khi trồng 2- 4 năm cây bắt đầu cho thu hoạch những quả Thanh trà đầu tiên, khi vỏ ngoài của quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng xanh,vỏ trái láng bóng thì thu hoạch. Thời gian hái tốt nhất là từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nên hái vào những ngày khô ráo, không nên làm xây xát quả, dùng kéo để cắt cuống và tốt nhất là xử lý vết cắt bằng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vôi. - Bảo quản: Quả Thanh trà sau khi thu hoạch thì bán tươi ngay hoặc cất giữ theo phương tháp truyền thống: để nơi khô ráo, thoáng mát được khoảng 1 tháng thì bán. Do nhu cầu mở rộng thị trường, hiện nay quả Thanh trà được bán rất nhiều địa phương trong nước nên quả Thanh trà cần được bảo quản trong thời gian dài hơn mà vẫn giữ được chất lượng quả tốt thì áp dụng bảo quản quả Thanh trà tươi bằng phương pháp màn bán thấm BQE-1, không dùng hoá chất, kéo dài thời gian bảo quản tươi mà vẫn đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng của quả. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của cây Thanh trà Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một quá trình sản xuất, cần phải thấy rõ tác động của các yếu tố bên ngoài đến kết quả đạt được. Từ đó thấy được những điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát huy, đồng thời phát hiện được những khó khăn, hạn chế để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời và hạn chế tối đa những ảnh hưởng bất lợi đến quá trình sản xuất đó. Sự phát triển của quá trình sản xuất Thanh trà thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: 1.1.4.1 Các nhân tố tự nhiên Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng của Thanh trà. Thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ đẩy nhanh quá trình sinh trưởng và phát triển cây Thanh trà, ngược lại nếu thời tiết không thuận lợi thì cây không thể phát triển tốt, sự ra hoa và kết trái không thuận lợi làm giảm năng suất và sản lượng Thanh trà sau này. Thanh trà là cây ưa sáng và thích hợp vơi nhiệt độ từ 23-29oC. Do đó nếu nhiệt độ xuống thấp và thiếu ánh sáng thì cây sẽ ra hoa muộn ,ít, dễ rụng, khó đậu quả, khi đó hiệu quả thu được không cao. Cây Thanh trà là cây lâu SVTH: Thân Thị Thuý 9 Khoá luận tốt nghiệp năm nên rủi ro rất lớn do bão, lụt có thể gây đổ cây hoặc ngập úng trên diện rộng, dễ gây thối rễ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình sản xuất. Vì vậy cần có những biện pháp nhằm giảm bớt ảnh hưởng của mưa bão như có chế độ thoát nước về mùa mưa hay nâng đất, chống sào cho cây... Về đất đai, Yếu tố đất đai đã làm nên sự khác biệt của bưởi Thanh trà với các loại bưởi khác, làm thành đặc sản bưởi Thanh trà Huế. Nếu lấy giống bưởi Thanh trà chính gốc về trồng ở một địa phương khác thì chất lượng quả không được bằng Thanh trà gốc. Bưởi Thanh trà cho chất lượng tốt và năng suất cao nếu được trồng trên loại đất phù sa phù hợp nhất. việc lựa chọn đất trồng cho phù hợp sẽ quyết định năng suất và sản lượng Thanh trà. Nếu trồng trên đất không phù hợp thì cây Thanh trà sẽ còi cọc, sau này sẽ cho sản lượng và chất lượng quả thấp. 1.1.4.2 Các nhân tố xã hội - Lao động: Như ta đã biết, lao động là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất của cây trồng. Đặc biệt đối với Thanh trà đòi hỏi có sự chăm sóc cẩn thận và tỉ mỉ, vì vậy lực lượng lao động phải được đào tạo những kỹ thuật cơ bản về cách trồng, cách chăm sóc và thu hoạch Thanh trà mới có thể tạo ra trái Thanh trà chất lượng cao, đồng đều. Trong sản xuất Thanh trà lực lượng lao động tập trung chủ yếu vào thời gian cây sắp ra hoa, kết quả và thu hoạch quả. Vì trong thời gian này cây rất cần nước, tỉa cành cắt bớt hoa, trái và hái trái nên đây là thời gian tốn nhiều công lao động. - Vốn và tư liệu sản xuất: Đây là hai yếu tố quan trọng hàng đầu trong mọi hoạt động sản xuất. Vốn là điều kiện cơ bản đầu tiên cần có để tiến hành hoạt động sản xuất, nếu không có vốn thì quá trình sản xuất sẽ bị ngưng trệ, khó tiến hành được. Phát triển cây Thanh trà yêu cầu vốn đầu tư tương đối cao về vật tư nông nghiệp vì thời kỳ kiến thiết cơ bản tương đối dài nên hầu hết các hộ trồng Thanh trà đều không chủ động được vốn và thường phải vay mượn nhiều nơi. Các tư liệu sản xuất khác như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... quyết định đến năng suất và chất lượng quả Thanh trà. SVTH: Thân Thị Thuý 10 Khoá luận tốt nghiệp - Thị trường, giá cả: Thị trường và giá cả là hai yếu tố tác động trực tiếp đến ý thức sản xuất của người dân. Những biến động về giá của Thanh trà trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của các hộ sản xuất. Nếu giá cao sẽ kích thích việc đầu tư mở rộng sản xuất, ngược lại giá thấp sẽ kìm hãm việc đầu tư cho sản xuất. Thanh trà nếu được bảo quản theo cách truyền thống thì sẽ giữ được một tháng, còn bảo quản bằng phương pháp màng chống thấm BQE- 1 thì kéo dài thời gian bảo quản tươi mà vẫn đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng của quả.Vì vậy người trồng Thanh trà phải chủ động trong khâu tiêu thụ để giữ được hương vị đặc trưng của Thanh trà. Hiện nay, thị trường tiêu thụ Thanh trà ngày càng được mở rộng không chỉ trong tỉnh nhà mà còn trong nước như Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị..., và cả thị trường nước khác như Lào, Thái Lan... - Cơ chế chính sách của nhà nước: Các chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định sản xuất của người dân. + Chính sách đất đai: Gần đây dự án về quy hoạch phát triển cây ăn quả xã Thuỷ Biều năm 2006-2010 đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chú trọng phát triển cây Thanh trà để trở thành cây trồng chủ lực trên đất Thuỷ Biều, đồng thời quy hoạch vườn bảo tồn gen cây đặc sản Thanh trà. Nhờ vậy người dân ở đây có điều kiện để chú trọng phát triển cây Thanh trà cũng như các loại cây ăn quả có lợi thế so sánh khác. + Chính sách khuyến nông: khi tiến hành một hoạt sản xuất mà thiếu vốn, thiếu kỹ thuật thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất, chất lượng của sản phẩm cây trồng, đồng thời kết quả thu được sẽ không cao. Do đó cần có các chương trình hỗ trợ về giống cây trồng, tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân, thực hiện các chương trình như giới thiệu các mô hình nông dân sản xuất giỏi, đúng kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ, thông tin về giá cả thị trường...Để có chương trình hỗ trợ sản xuất cần có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của các ban nghành có liên quan. SVTH: Thân Thị Thuý 11 Khoá luận tốt nghiệp + Chính sách tín dụng: Đây là yếu tố hết sức quan trọng đối với việc mở rộng vùng sản xuất Thanh trà. Chính sách này phù hợp sẽ có tác dụng hỗ trợ vốn cho người sản xuất nhằm đầu tư phát triển Thanh trà ổn định, làm tăng thu nhập cho người dân và tạo công ăn việc làm cho người lao động. 1.1.4.3. Nhóm các nhân tố kỹ thuật: + Giống: Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất và phẩm chất quả Thanh trà. Giống tốt thì sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt và ngược lại. + Phân bón: là yếu tố cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, lượng phân bón cung cấp phải được phối hợp một cách cân đối, hợp lý giữa các loại phân và đúng thời điểm thì mới cho kết quả tốt. Ngược lại, nếu bón phân không hợp lý và đúng thời điểm dẩn đến sự sinh trưởng và phát triển mất cân đối cho cây Thanh trà, sâu bệnh có điều kiện phát triển và gây hại. + Bảo vệ thực vật: Công tác phòng trừ sâu bệnh là một trong những khâu vô cùng quan trọng trong ngành trồng trọt. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới sẽ tạo điều kiện sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh phát triển.Chính vì vậy mà việc áp dụng các phương pháp BVTV để phòng chống sâu bệnh là yếu tố cần thiết. Tuy nhiên việc bảo vệ cây phải đi đôi với bảo vệ môi trường. + Thuỷ lợi: Nước là yếu tố vô cùng quan trọng đối với cây Thanh trà. Không có nước thì cây Thanh trà không thể phát triển được dẫn đến năng suất và phẩm chất quả Thanh trà kém. Do đó cần phải cung cấp đủ nước cho cây vào mùa nắng và tiêu nước cho cây vào mùa mưa . Như vậy người nông dân cần chú trọng công tác chọn giống tốt đồng thời cần bón phân đầy đủ, đúng kỹ thuật và kịp thời phát hiện, xử lí các loại sâu bệnh gây hại cho cây. Hiện nay mặc dù phần lớn các hộ nông dân đều đã được đi tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây Thanh trà những người nông dân chủ yếu vẫn còn sản xuất tự phát, dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính. Do đó cần phải nâng cao ý thức người nông dân thông qua các buổi nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm với những người làm vườn giỏi hoặc các chuyên gia để nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất của cây Thanh trà mà vẫn giữ được những thuộc tính truyền thống đặc trưng của nó. SVTH: Thân Thị Thuý 12 Khoá luận tốt nghiệp 1.1.5. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế sản xuất Thanh trà 1.1.5.1. Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế là mục tiêu, là cái đích mà ai cũng muốn đạt tới. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau thì cách nhìn nhận về hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Tuy nhiên chúng đều thống nhất ở một bản chất.  Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả Hiệu quả kinh tế là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện của mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có được kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả được biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau: hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội.... Ta có thể hiểu rằng: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm chi phí xã hội. yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực và chi phí cơ hội. Bởi vậy, phân tích hiệu quả của các phương án cần xác định rõ các chiến lược phát triển, cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu bao trùm tổng quát nhất là lợi nhuận. Cho tới nay, các tác giả đều nhất trí dùng lợi nhuận làm mục tiêu chuẩn cơ bản để phân tích hiệu quả kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh tế là nhiệm vụ cuối cùng của mọi nỗ lực sản xuất kinh doanh. Có nâng cao được hiệu quả kinh tế thì chủ thể kinh doanh mới có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng SVTH: Thân Thị Thuý 13 Khoá luận tốt nghiệp trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Để đạt được mục tiêu đó, cần tận dụng và tiết kiệm những nguồn lực hiện có, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, tiến nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá, tuy nhiên cần bảo vệ và gìn giữ những giá trị tinh thần truyền thống để có thể đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người.  Các nguyên tắc xác định hiệu quả và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế *Các nguyên tắc xác định hiệu quả kinh tế: - Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học: để đánh giá hiệu quả của các phương án cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hoá được và không lượng hoá được, tức là phải kết hợp phân tích định lượng và phân tích định tính. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi những căn cứ tính toán hiệu quả phải được chính xác không tùy tiện. - Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế: theo nguyên tắc này, những phương pháp tính toán kết quả và hiệu quả kinh tế phải dự trên cơ sở các số liệu thông tin thực tế, đơn giản và dễ hiểu. - Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả. Theo nguyên tắc này, chỉ tiêu hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu. Phân tích hiệu quả của một phương án nào đó luôn luôn dựa trên phân tích mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất. * Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế: - Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. công thức: Trong đó: H = Q/C H: là chỉ tiêu biểu hiện kết quả thực tế Q: là kết quả thực tế đạt được C: là chi phí bỏ ra Phương pháp này phản ánh hiệu quả sử dụng tổng hợp nguồn lực của cả quá trình kinh doanh nhất định, trên cơ sở đó người ta xem xét, đánh giá hiệu quả SVTH: Thân Thị Thuý 14 Khoá luận tốt nghiệp kinh tế giữa các đơn vị sản xuất với nhau, giữa các ngành sản xuất khác nhau qua các thời kỳ khác nhau. - Phương pháp 2: Xác định hiệu quả kinh tế bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm để đạt được chi phí tăng thêm đó. H = Q/C công thức: Trong đó: H: là hiệu quả kinh tế Q: là kết quả tăng thêm C: là chi phí tăng thêm Với phương pháp này chúng ta có thể xác định được hiệu quả mà 1 đồng chi phí đầu tư thêm mang lại. Từ đó có thể xác định hiệu quả trong đầu tư thâm canh trong nông nghiệp, đặc biệt là xác định khối lượng tối đa hoá kết quả sản xuất tổng hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng hai phương ta không thể thấy được quy mô hiệu quả là bao nhiêu. Do đó khi xác định hiệu quả kinh tế người ta thường dùng thêm chỉ tiêu lợi nhuận hay thu nhập. Sử dụng tổng hợp chỉ tiêu tuyệt đối và chỉ tiêu tương đối là phương pháp tốt nhất khi đánh giá kết quả kinh tế và bảo đảm cho các con số có ý nghĩa kinh tế. 1.1.5.1.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế cây Thanh trà -Tổng giá trị sản xuất GO: Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ do lao động xã hội tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. GO = ∑Qi*Pi (i = 1,2.....,n) Qi: là loại sản phẩm i Pi: giá bán của sản phẩm i - Chi phí trung gian (IC) :Là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm : Chi phí vật chất và chi phí dịch vụ (thuê,mua ngoài) IC=∑CJ Cj: là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra sản phẩm (trừ khấu hao TSCĐ) SVTH: Thân Thị Thuý 15 Khoá luận tốt nghiệp - Giá trị gia tăng (VA):kết quả cuố cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt động sản xuât kinh doanh nào đó. VA= GO- IC - Thu nhập hỗn hợp (MI): MI= VA – Khấu hao TSCĐ – Thuế - Lợi nhuận (LN): là hiệu số giữa doanh thu và chi phí - GO/ IC: chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. - GO/ sào: chỉ tiêu này cho biết bình quân trên 1 sào thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. - VA/IC: chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. - VA/sào: cho biết bình quân 1 sào tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. - VA/GO: chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị giá trị sản xuất thu về được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. - MI/sào: cho biết bình quân 1 sào đem lại bao nhiêu đơn vị thu thập hỗn hợp. - MI/IC: cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị thu thập hỗn hợp. - LN/sào: chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 sào tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị lợi nhuận. - LN/IC: cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Tình hình sản xuất bưởi trong nước Ở Việt Nam, trừ ra vài giống có dạng trái găm gắm như bưởi Ổi, bưởi Đường phần lớn các giống bưởi có dạng trái vừa, to đến rất to. Các giống bưởi thương phẩm mỗi vùng có những giống nổi tiếng như bưởi Diễn, Đoan Hùng phía bắc Hà Nội, bưởi Phúc Trạch vùng Hương Khê (Hà Tĩnh), bưởi Thanh trà xứ Huế, bưởi Đường lá cam Đồng Nai, Năm Roi, Da Xanh Bến Tre. Dạng trái quá to không phù hợp với việc tiết giảm chi phí vận chuyển đi xa nhưng vào độ tết nguyên đán của một số nước châu Á Thái Bình Dương lại là hàng quý hiếm. SVTH: Thân Thị Thuý 16 Khoá luận tốt nghiệp Theo các tác giả Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca (Trần Thế Tục, 1995) nước ta có ba vùng trồng các loại cam, quýt, bưởi chủ yếu là: + Vùng đồng bằng Sông Cửu Long: Ở đây có một tập đoàn cam quýt rất phong phú như: cam chanh, cam sành, cam giấy, bưởi, quýt, quất. Các giống được ưa chuộng và trồng hiện nay là cam sành, cam mật, quýt Đường, quýt Tiều, đặc biệt có bưởi Năm roi, bưởi Long Tuyền. + Vùng Bắc Trung Bộ: Ở đây có loại cam quýt phong phú, đặc biệt vùng có đặc sản bưởi Thanh Trà của Huế và bưởi Phúc Trạch của Hà Tĩnh, với nhu cầu và giá trị kinh tế đem lại cao, diện tích bưởi ngày được mở rộng. + Vùng trung du và miền núi phía Bắc : Cam quýt ở vùng này được trồng ở những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gấm, sông Thuỷ, sông Chảy… Riêng cây bưởi vùng này có 474 ha chiếm 17,5% diện tích cây có múi với giống bưởi Đoan Hùng ngon nổi tiếng. (Nguyễn Thanh Phong, 2008) Nhìn chung cây bưởi rất đa dạng và phong phú, hiện nay nước ta có khoảng 100 giống bưởi được trồng rải rác khắp nơi. Bưởi không được trồng tập trung mà chỉ được trồng trong các vườn gia đình. Diện tích trồng bưởi cũng ít hơn các loài cam, quýt khác. Bưởi chưa trở thành hàng hoá thương mại trên thế giới, chủ yếu tiêu thụ nội địa và chỉ có ở những vùng hạn hẹp nhất định. Việt Nam có giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao như bưởi Năm roi, Da xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng... Tuy nhiên, chỉ có bưởi Năm roi là có sản lượng mang ý nghĩa hàng hoá lớn.Tổng diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ngàn ha, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn tấn, chiếm 48,6 % về diện tích và 54,3 % về sản lượng bưởi Năm Roi cả nước); trong đó tập trung ở huyện Bình Minh; 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30 ngàn tấn. Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang (1,3 ngàn ha). Dự báo dân số nước ta đến năm 2010 sẽ có khoảng 88.446.000 người (www.baomoi.com). Kèm theo sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong những năm tới thì nhu cầu hoa quả là rất lớn. Tuy nhiên diện tích trồng bưởi ở nước ta hiện nay nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung, năng suất thấp và không đồng đều. SVTH: Thân Thị Thuý 17 Khoá luận tốt nghiệp 1.2.2. Tình hình sản xuất Thanh Trà ở Thừa Thiên Huế và ở xã Thuỷ Biều Trồng Thanh trà đã xuất hiện từ lâu ở Thừa Thiên Huế, tuy trước đây chưa mấy ai quan tâm đến việc sản xuất Thanh Trà, chỉ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình, họ hàng xung quanh. Những năm gần đây nhận thấy giá trị kinh tế mà cây bưởi Thanh Trà mang lại nên nghề trồng Thanh Trà đã chú ý được khôi phục và phát triển. Đặc biệt khi Thanh Trà ở Huế đã đăng kí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) về trái Thanh trà với tên gọi “Thanh Trà Huế” thì cây bưởi Thanh Trà ngày càng được mở rộng về diện tích và phạm vi tiêu thụ. Với sự phát triển của cây Thanh Trà thì trong đề án quy hoạch chuyển đổi một số cây trồng tại TT- Huế đến năm 2010 đã xác định mục tiêu cụ thể: “Đến năm 2010, sản xuất 1400 ha Thanh Trà, Thanh Trà được sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng thương hiệu để đưa Thanh Trà thành sản phẩm đặc sản của TT- Huế, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, sản lượng phấn đấu đạt 8000 tấn quả/năm vào năm 2010 và 15000 tấn/năm khi toàn bộ diện tích cho thu hoạch ổn định.” Với mục tiêu đó thì hoạt động sản xuất Thanh Trà ngày càng mở rộng quy mô trên toàn tỉnh do trồng thêm hay chuyển từ đất rau màu qua. Tuy nhiên diện tích trồng Thanh Trà trong tỉnh không đồng đều. Để thấy rõ thì ta cùng phân tích bảng 1 dưới đây. Qua bảng 1 ta thấy những huyện trồng Thanh Trà nhiều như Hương Trà, Thành phố Huế, Phong Điền, trong đó huyện Hương Trà là vùng trồng Thanh Trà nhiều nhất 183,03 ha chiếm 29,43 % tổng diện tích. Còn Phú Vang là vùng trồng Thanh Trà ít nhất 2,5 ha chiếm 0,4 % tổng diện tích. Trong tổng diện tích 621,90 ha thì diện tích chưa thu hoạch là 369,23 ha chiếm 59,37 %, điều này cho thấy sản lượng tiềm năm Thanh Trà vào những năm tới rất lớn, quy mô có thể mở rộng hơn nữa. Vùng có diện tích cho thu hoạch nhiều nhất là Hương Trà với 89,45 ha, ít nhất là Phú Vang chưa có Thanh Trà cho thu hoạch. Vùng có diện tích mới trồng nhiều nhất là Phong Điền 138.75 ha, ít nhất là Phú Vang 2,5 ha, điều này được lí giải là do Phú Vang trước đây hoàn toàn SVTH: Thân Thị Thuý 18 Khoá luận tốt nghiệp không trồng Thanh Trà mà chỉ những năm mới đây mới trồng thí điểm để mở rộng diện tích Thanh Trà trên toàn tỉnh nên diện tích Thanh Trà nhỏ. Bảng 1: Diện tích Thanh Trà phân theo huyện năm 2004 ĐVT: ha Diện tích thu Diện tích chưa hoạch Thu hoạch ( cây trên 6 tuổi) (cây 1-5 tuổi) Phong Điền 30,50 108,25 138,75 22,31 Quảng Điền 15,00 49,00 64,00 10,29 Hương Trà 89,45 93,58 183,03 29,43 Tp. Huế 74,42 87,15 161,57 25,98 Hương Thuỷ 25,30 12,25 37,55 6,04 Phú Vang 0,00 2,50 2,50 0,40 Phú Lộc 18,00 16,50 34,50 5,55 Tổng 252,67 369,23 621,90 100,00 Huyện Tỷ lệ trong Tổng diện tích tổng diện tích % (Nguồn: Báo cáo đề án quy hoạch chuyển đổi một số cây trồng tại Thừa Thiên Huế đến năm 2010) Xã Thuỷ Biều là một trong những xã ở Thừa Thiên Huế có diện tích trồng Thanh Trà khá mạnh. Diễn biến tình hình sản xuất Thanh Trà trên địa bàn xã Thuỷ Biều được thể hiện ở bảng 2. Qua bảng 2 cho thấy tổng diện tích Thanh Trà là 131,52 ha trong đó 96,37 ha thuần Thanh Trà và đã ổn định, tỷ lệ diện tích có cây cho thu hoạch là 33% (31,80 ha). Dự kiến đến năm 2010 thì toàn diện tích này đã cho quả, vì thế diện tích này chỉ cần tập trung đầu tư chăm sóc. SVTH: Thân Thị Thuý 19 Khoá luận tốt nghiệp Bảng 2: Quy mô diện tích và phân vùng quy hoạch cây Thanh trà ở xã Thuỷ Biều năm 2009 Phân bổ (ha ) Diện Hạng mục Tích Trường Long Đông Đông Trung Lương (ha) Đá Thọ Phước1 Phước2 Thượng Quán Tổng diện tích(ha) 187,79 8,27 0,00 45,94 23,41 61,89 48,28 1.Đã trồng (ha) 131,52 0,00 0,00 35,76 18,47 39,70 37,59 -Sản xuất ổn định 96,37 0,00 0,00 22,91 9,94 29,15 34,36 -Cần cải tạo 35,15 0,00 0,00 12,85 8,53 10,55 3,23 2.Mở rộng (ha) 56,27 8,27 0,00 10,18 4,94 22,19 10,69 (Nguồn: Báo cáo dự án quy hoạch phát triển cây ăn quả xã Thủy Biều đến năm 2010) Ở đây thôn Lương Quán và thôn Trung Thượng có diện tích trồng Thanh Trà ổn định cũng như khả năng mở rộng diện tích trồng Thanh Trà cao nhất xã. Đặc biệt là ở Lương Quán có diện tích trồng Thanh Trà ổn định chiếm tỷ lệ 91,40 % so với diện tích đã trồng, điều này được lí giải do điều kiện tự nhiên ở thôn này rất phù hợp với trồng Thanh Trà so với thôn khác. Diện tích còn lại cần cải tạo lên đến 35,15 ha và trồng mới 56,27 ha đây là diện tích cần đầu tư nhiều hơn từ giống cho đến trồng và chăm sóc, điều này nếu triển khai sớm và chăm sóc tốt thì đến năm 2010 Thanh Trà chỉ mới bắt đầu cho trái. Cây Thanh Trà là cây mang lại giá trị cao vì vậy vấn đề mở rộng diện tích trồng Thanh Trà là vấn đề cấp thiết cần phải triển khai nhanh chóng. SVTH: Thân Thị Thuý 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan