Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Ngoại giao đa phương trong chính sách châu á – thái bình dương của mỹ tư...

Tài liệu Ngoại giao đa phương trong chính sách châu á – thái bình dương của mỹ từ sau chiến tranh lạnh

.PDF
187
449
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 5 BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ HOÀNG THỊ THANH NGA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA MỸ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 62 31 02 06 Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ HOÀNG THỊ THANH NGA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA MỸ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 62 31 02 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án “Ngoại giao đa phương trong chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố. Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2017 Tác giả luận án Hoàng Thị Thanh Nga LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thái Yên Hương, người đã luôn động viên và tận tình hướng dẫn tôi phát triển ý tưởng, triển khai nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện Luận án. Tôi cũng xin cảm ơn Học viện Ngoại giao, Khoa Sau Đại học, đặc biệt là TS. Đỗ Thị Thanh Bình và ThS. Hà Thị Huyền Trang đã luôn nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, hoàn thành các môn học, xây dựng chuyên đề và Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp ở Vụ Châu Mỹ, Vụ Các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao đã luôn hợp tác tích cực, tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và hoàn thành Luận án Tiến sĩ. Tôi rất biết ơn những cuộc thảo luận với các đồng nghiệp ở Bộ Ngoại giao về chính sách đối ngoại của Mỹ, quan hệ Việt – Mỹ và về ngoại giao đa phương. Trên hết, lòng biết ơn sâu sắc của tôi xin dành cho những người thân trong gia đình, những người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn ở bên tôi và sẵn lòng là điểm tựa cho tôi trong những thời điểm khó khăn nhất. Tác giả Luận án Hoàng Thị Thanh Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 - NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ........................................................................................... 16 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG ................................. 16 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngoại giao đa phương ................... 16 1.1.2 Cách nhìn nhận của chủ nghĩa hiện thực về ngoại giao đa phương . 19 1.1.3 Một số cách tiếp cận khác về ngoại giao đa phương ....................... 24 1.2 THỰC TIỄN TRIỂN KHAI NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA MỸ TRONG LỊCH SỬ ............................................................................... 29 1.2.1 Giai đoạn trước năm 1945 .............................................................. 29 1.2.2 Giai đoạn từ năm 1945 - 1991 ........................................................ 32 1.2.2.1 Mỹ và các thể chế đa phương toàn cầu ............................... 32 1.2.2.2 Mỹ và một số cơ chế đa phương ở Bắc Đại Tây Dương ..... 39 1.2.2.3 Mỹ và một số cơ chế đa phương ở Châu Á-Thái Bình Dương ... 44 1.3 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA MỸ SAU CHIẾN TRANH LẠNH .............................................. 47 1.3.1 Cấu trúc hệ thống quốc tế ............................................................... 47 1.3.2 Sự gia tăng các thách thức toàn cầu ................................................ 50 1.3.2.1 Chủ nghĩa khủng bố, cực đoan ........................................... 50 1.3.2.2 Nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ....................... 53 1.3.2.3 Tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu ........................ 54 TIỂU KẾT.................................................................................................... 55 CHƯƠNG 2 - THỰC TIỄN TRIỂN KHAI NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ VỚI CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG SAU CHIẾN TRANH LẠNH ........................................................................ 57 2.1 CHÍNH SÁCH CỦA MỸ VỚI CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG SAU CHIẾN TRANH LẠNH ....................................................................... 57 2.1.1 Vị trí của Châu Á – Thái Bình Dương trong tính toán chiến lược của Mỹ ................................................................................................. 58 2.1.1.1 Lợi ích kinh tế.................................................................... 58 2.1.1.2 Lợi ích an ninh, chiến lược ................................................ 61 2.1.1.3 Sự trỗi dậy của Trung Quốc ............................................... 63 2.1.2 Các ưu tiên trong chính sách của Mỹ với châu Á – Thái Bình Dương – Vị trí của các cơ chế hợp tác khu vực .......................................... 65 2.1.2.1 Chính quyền George H.W. Bush ........................................ 67 2.1.2.2 Chính quyền Clinton .......................................................... 68 2.1.2.3 Chính quyền George W. Bush............................................ 70 2.1.2.4 Chính quyền Obama .......................................................... 73 2.2 MỸ VỚI MỘT SỐ CƠ CHẾ ĐA PHƯƠNG Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG SAU CHIẾN TRANH LẠNH ............................................... 76 2.2.1 Mỹ với các cơ chế hợp tác do ASEAN chủ trì ................................ 77 2.2.1.1 Cơ chế hợp tác ASEAN - Mỹ............................................. 77 2.2.1.2 Mỹ với Diễn đàn khu vực ASEAN..................................... 84 2.2.1.3 Mỹ với Hội nghị Cấp cao Đông Á ..................................... 88 2.2.2 Mỹ với một số cơ chế kinh tế khu vực............................................ 92 2.2.2.1 Mỹ với Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương .... 93 2.2.2.2 Mỹ với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương............ 97 2.3 KẾT QUẢ TRIỂN KHAI NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA MỸ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG ..................................................... 102 2.3.1 Củng cố vị trí số một của Mỹ ở khu vực và toàn cầu .................... 102 2.3.2 Thúc đẩy tăng trưởng, khôi phục kinh tế Mỹ ................................ 105 2.3.3 Hỗ trợ ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc ........................... 109 2.3.4 Một số hạn chế trong triển khai ngoại giao đa phương của Mỹ .... 112 TIỂU KẾT.................................................................................................. 114 CHƯƠNG 3 - TRIỂN VỌNG NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA MỸ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ QUAN HỆ VIỆT – MỸ TẠI CÁC CƠ CHẾ KHU VỰC ........................................................................................... 117 3.1 MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA MỸ Ở CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG TRONG TƯƠNG LAI ....................................................................... 117 3.1.1 Xu hướng liên kết khu vực ........................................................... 118 3.1.2 Sức mạnh Mỹ và mục tiêu chính sách khu vực của Mỹ ................ 120 3.2 CHIỀU HƯỚNG TRIỂN KHAI NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA MỸ Ở KHU VỰC .............................................................................. 124 3.2.1 Chiều hướng can dự của Mỹ vào các cơ chế an ninh khu vực....... 127 3.2.2 Chiều hướng can dự của Mỹ vào các cơ chế kinh tế ..................... 131 3.3 TRIỂN VỌNG HỢP TÁC VIỆT – MỸ TẠI CÁC CƠ CHẾ KHU VỰC.....135 3.3.1 Tình hình hợp tác Việt – Mỹ tại một số cơ chế khu vực ............... 135 3.3.2 Tiềm năng hợp tác Việt – Mỹ tại các cơ chế khu vực và kiến nghị chính sách với Việt Nam .............................................................. 138 TIỂU KẾT.................................................................................................. 145 KẾT LUẬN ................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 152 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt ADB Tiếng Anh Tiếng Việt Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á Asian Infrastructure Investment Bank Asia-Pacific Economic Cooperation Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN The Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM The Asia–Europe Meeting Hội nghị Á – Âu Brazil, Russia, India, China, South Africa Cambodia, Laos, Myanmar, Viet Nam Nhóm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi Nhóm Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông Tuyên bố của các bên liên quan về cách ứng xử ở biển Đông AIIB APEC BRICS CLMV COC Code of Conduct DOC Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea EAS East Asia Summit Hội nghị Cấp cao Đông Á EU European Union Liên minh Châu Âu FAO GATT GDP Food and Agricultural Organization of the United Nations General Agreement on Tariffs and Trade Gross Domestic Product Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại Tổng sản phẩm quốc nội IAEA IBRD International Atomic Energy Agency International Bank for Reconstruction and Development Cơ quan Nguyên tử Quốc tế Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế IMF International Monetary Fund IMO ITU International Maritime Organization Internatioanl Telecommunication Union LHQ LMI NATO SEATO TPP TTIP UNDP UNEP UNESCO Tổ chức Hàng hải Quốc tế Liên minh Viễn thông Quốc tế Liên hợp quốc Lower Mekong Initiative MECOSUR Southern Common Market NAFTA Quỹ Tiền tệ Quốc tế Sáng kiến Hạ nguồn Mê Công Thị trường chung Nam Mỹ North America Free Trade Agreement North Atlantic Treaty Organization Southeast Asia Treaty Organization Trans-Pacific Partnership Agreement Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á Transatlantic Trade and Investment Partnership Agreement United Nations Development Programme United Nations Environment Programme United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Hiệp định Đối tác Thương mại, Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương Chương trình Phát triển Liên hợp quốc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc UNFPA United Nations Population Fund Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNHCR United Nations High Commissioner for Refugees Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn UNICEF United Nations Children’s Fund Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNIDO United Nations Industrial Development Organization Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc UPU Universal Postal Union Liên minh Bưu chính quốc tế WB World Bank Ngân hàng Thế giới WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới WFP World Food Programme Chương trình Lương thực Thế giới WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới World Intellectual Property Organization World Meteorological Organization Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới WIPO WMO WTO Tổ chức Khí tượng Thế giới TBCN Tư bản Chủ nghĩa XHCN Xã hội Chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ BẢNG BIỂU Bảng 1.1 - Tổng đóng góp của Mỹ cho các tổ chức quốc tế .............................. 35 Bảng 1.2 - Phân bổ viện trợ theo Kế hoạch Marshall 1948-1952 ...................... 40 Bảng 1.3 - So sánh lực lượng NATO và VARSAW năm 1984 ......................... 43 ĐỒ THỊ Hình 2.1 - Tỷ lệ GDP khu vực trên GDP toàn cầu 1990-2016 .......................... 59 Hình 2.2 - Thương mại hàng hóa giữa Mỹ với châu Á 1991 – 2016 ................. 60 Hình 2.3 - Xuất nhập khẩu của Mỹ và các khu vực năm 2016 .......................... 60 Hình 2.4 - Xuất khẩu của Mỹ sang APEC 1992-2016 ..................................... 106 Hình 2.5 - Xuất khẩu trong APEC .................................................................. 107 Hình 2.6 - Đầu tư vào APEC .......................................................................... 107 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngoại giao đa phương đã trở thành một phần không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Tuy nhiên, mức độ cam kết với các cơ chế đa phương, cách thức Mỹ sử dụng công cụ đa phương trong chính sách đối ngoại không phải luôn luôn đồng nhất. Mỹ từng là quốc gia dẫn dắt quá trình ra đời của những cơ chế đa phương toàn cầu quan trọng nhất, song cũng không ít lần trong lịch sử, Mỹ giảm cam kết hoặc thậm chí rút khỏi các cơ chế đa phương. Chiến tranh Lạnh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế. Mỹ trở thành siêu cường số một toàn cầu nhưng cũng đã xuất hiện những cường quốc mới, đặc biệt là Trung Quốc với tham vọng và khả năng thách thức vị trí số một của Mỹ. Trật tự hai cực đã được thay thế bằng một trật tự mới, trong đó các quốc gia, kể cả các siêu cường, cũng gắn kết đan xen lợi ích, phụ thuộc lẫn nhau. Bên cạnh đó, tiến trình toàn cầu hóa, dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, sự gia tăng các thách thức toàn cầu đã đặt ra những yêu cầu khách quan với mọi quốc gia, trong đó có Mỹ, cần tăng cường kết nối, đặc biệt thông qua các thể chế đa phương. Trong vài thập kỷ gần đây, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã nổi lên thành trung tâm kinh tế, chính trị mới của thế giới, là động lực của tăng trưởng toàn cầu, nhưng cũng là khu vực phản ánh sự gia tăng cọ xát, cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc. Trong bối cảnh đó, Mỹ đã có những điều chỉnh mạnh mẽ trong chính sách với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Một trong những khía cạnh đáng chú ý trong chính sách của Mỹ với khu vực, đó là sự can dự ngày càng sâu rộng của Mỹ vào các cơ chế đa phương ở châu Á – Thái Bình Dương. Xu hướng này cần được đánh giá kỹ lưỡng để hiểu rõ hơn về chính sách đối 2 ngoại của Mỹ nói chung và chính sách của Mỹ với châu Á – Thái Bình Dương nói riêng, nhất là khi sự can dự của Mỹ vào các cơ chế khu vực đã và đang tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành cấu trúc an ninh, kinh tế khu vực, cũng như việc hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia trong khu vực. Với Việt Nam, việc nghiên cứu về ngoại giao đa phương trong chính sách của Mỹ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thứ nhất, nghiên cứu cho phép hiểu rõ hơn về cách thức sử dụng công cụ đa phương của Mỹ trên phạm vi toàn cầu, cũng như sự đấu tranh và hợp tác giữa các nước lớn tại các diễn đàn đa phương, để từ đó có sự chuẩn bị hiệu quả cho sự tham gia của Việt Nam ở các diễn đàn đa phương. Điều này có ý nghĩa thực tiễn, nhất là trong việc thực hiện nhiệm vụ “nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đối ngoại đa phương và tích cực đóng góp, xây dựng định hình các thể chế đa phương” và “chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương” như Đại hội Đảng XII đề ra [13]. Thứ hai, là một quốc gia nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam có nhu cầu và lợi ích trong việc hiểu thực chất những ưu tiên của Mỹ ở khu vực nói chung và với các cơ chế khu vực nói riêng. Đây là thành tố quan trọng để xem xét trong quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam với các nước lớn, các nước trong khu vực và các cơ chế khu vực. Cụ thể hơn, hiểu được ưu tiên, cách thức can dự của Mỹ với các cơ chế khu vực sẽ giúp Việt Nam tận dụng được vai trò của Mỹ ở khu vực, nắm bắt được cơ hội gia tăng hợp tác Mỹ - Việt tại các diễn đàn khu vực, phục vụ cho mục tiêu đối ngoại của Việt Nam. Thứ ba, nghiên cứu về việc Mỹ triển khai ngoại giao đa phương ở khu vực còn giúp hiểu rõ về những kết quả cũng như hạn chế trong chính sách của Mỹ, hỗ trợ việc dự báo về sự cọ xát giữa các nước lớn, thách thức đặt ra trong tương lai với các quốc gia vừa và nhỏ, trong đó có Việt Nam. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Ngoại giao đa phương trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh” làm Luận án Tiến sĩ ngành Quan hệ quốc tế. Do Đề tài nghiên cứu 3 của Luận án gắn liền với kinh nghiệm và lĩnh vực công tác của tác giả, kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác nghiên cứu, tham mưu hoạch định chính sách của tác giả trên thực tế. Đồng thời, tác giả cũng mong muốn, công trình nghiên cứu sẽ đóng góp cho quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là trong quan hệ với Mỹ và các cơ chế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh là nội dung được nhiều người quan tâm và khai thác ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, không có nhiều công trình nghiên cứu riêng biệt về ngoại giao đa phương trong chính sách của Mỹ với khu vực từ sau Chiến tranh Lạnh, nhất là từ cách tiếp cận của Việt Nam. Các công trình nghiên cứu cho đến nay tập trung vào một số cụm vấn đề sau: (i) Các công trình về ngoại giao đa phương, các thể chế đa phương; (ii) Các công trình về chính sách đối ngoại của Mỹ; (iii) Các công trình về ngoại giao đa phương của Mỹ; (iv) Các công trình về chính sách của Mỹ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 2.1 Về ngoại giao đa phương, các thể chế đa phương Có nhiều nghiên cứu thuộc các trường phái lý thuyết khác nhau liên quan đến nội dung này. Các học giả theo trường phái hiện thực thể hiện quan điểm về ngoại giao đa phương trong một số cuốn sách tiêu biểu như “Politics among nations, the struggle for power and peace” của Hans Morgenthau (Nxb Alfred A Knopf năm 1948), “American Diplomacy” George Kennan (University of Chicago Press, tái bản năm 2012), “Diplomacy” của Henry Kissinger (Nxb Simon & Schuster, năm 1994), bài viết “Structural Realism after the Cold War” của Kenneth Watlz trên tạp chí International Security (2000). Các công trình này xem ngoại giao đa phương như một công cụ trong chính sách đối ngoại; cách thức, mức độ sử dụng công cụ này tùy thuộc vào các ưu tiên, sức mạnh và lợi ích 4 quốc gia. Các hiệp ước hòa bình đa phương, các cơ chế đa phương phản ánh việc phân chia quyền lực giữa các quốc gia, đồng thời bảo đảm cân bằng quyền lực giữa các cường quốc. Các quốc gia, trong đó có Mỹ, lựa chọn công cụ đa phương nhằm tối đa hóa sức mạnh của họ. Với sức mạnh vượt trội, Mỹ dẫn dắt phần lớn các cơ chế đa phương sau Chiến tranh thế giới thứ II, nhưng cũng sẵn sàng hành động đơn phương khi cần. Sự can dự của Mỹ vào các cơ chế đa phương không vì các giá trị mang tính phổ quát mà hoàn toàn dựa trên các tính toán lợi ích. Đáng chú ý, bài “Globalization and Governance” của Kenneth Waltz trên tạp chí Political Sciences and Politics (12/1999) và bài viết “The false promise of international institutions” của John Mearsheimer trên tạp chí International Security (mùa đông 1994/1995) đã chỉ ra rằng bản thân các cơ chế đa phương không tự đưa ra quyết định mà phải do các quốc gia thương lượng, trong đó các cường quốc luôn có vai trò chi phối. Các cường quốc vẫn quyết định luật lệ, hoạt động của các thể chế đa phương kể cả trong thế giới toàn cầu hóa, phụ thuộc lẫn nhau ngày nay. Cũng cần kể đến các nghiên cứu về ngoại giao đa phương thuộc trường phái tự do hoặc kiến tạo. Tiêu biểu cho trường phái tự do có bài viết “The Contingent Legitimacy of Multilateralism” của Robert Keohane trong cuốn sách “Multilateralism under challenge? Power, international order, and structural change” (UN University Press năm 2006). Nghiên cứu này cho rằng các cơ chế đa phương giúp giảm chi phí giao dịch, bảo đảm thông suốt về thông tin giữa các quốc gia, giúp tạo dựng hệ thống luật lệ, quy chuẩn chung. Các nghiên cứu theo trường phái kiến tạo, tiêu biểu như cuốn sách “Multilateralism Matters - The theory and Praxis of an institutional form” (Colombia University Press năm 1999) của James Gerard Ruggie, nêu đậm yếu tố bản sắc, vai trò của cá nhân, nhận thức của giới lãnh đạo Mỹ, mong muốn truyền bá hệ thống giá trị, chuẩn mực của Mỹ ra phạm vi toàn cầu thông qua các cơ chế đa phương. 5 Ở Việt Nam, cuốn sách “Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại” của tác giả Lưu Thúy Hồng (Nxb Chính trị Quốc gia năm 2015) và bài viết“Tìm hiểu về ngoại giao đa phương” của tác giả Vũ Dương Huân trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế (2013) đưa ra bức tranh tổng thể về ngoại giao đa phương, thực tiễn ngoại giao đa phương của Việt Nam. Một số bài viết có phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, ví dụ như bài viết của tác giả Vũ Lê Thái Hoàng, Lê Linh Lan về “Vai trò của ngoại giao đa phương trong chính sách đối ngoại của quốc gia tầm trung: Trường hợp của In-đô-nê-xi-a”, trong tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (2014), nhận định rằng các quốc gia tầm trung ưu tiên ngoại giao đa phương nhằm khắc phục sự bất cân xứng về sức mạnh và giảm thiểu rủi ro trong chính sách với các nước lớn. Cũng có nhiều nghiên cứu đánh giá về sự phát triển của các cơ chế đa phương toàn cầu và ở châu Á – Thái Bình Dương, từ đó liên hệ với đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế, hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam, tiêu biểu như cuốn sách của tác giả Bùi Thanh Sơn (chủ biên) về “Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” (Nxb Chính trị quốc gia năm 2015) hay cuốn “Hướng tới cộng đồng kinh tế Đông Á” của Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (Nxb Thế giới năm 2005), cuốn “Liên kết kinh tế ASEAN: Vấn đề và triển vọng” của Trần Đình Thiên (Nxb Thế giới năm 2005). 2.2 Về chính sách đối ngoại của Mỹ Có nhiều cuốn sách phân tích về chính sách đối ngoại của Mỹ qua các thời kỳ, trong đó có cuốn “American Foreign Policy, The dynamics of choice in the 21st Century” của Bruce W. Jentleson (Nxb W Norton năm 2013). Tác giả giải thích chính sách đối ngoại của Mỹ xoay quanh bốn chữ: hòa bình, sức mạnh, sự thịnh vượng và nguyên tắc, trong đó tùy từng Tổng thống có thể có thái độ khác nhau với các cơ chế đa phương. Bên cạnh đó, cuốn sách “From Colony to Superpower, US Foreign Relations since 1776” của George Herring (Oxford 6 University Press năm 2008), “American Exceptionalism and the Legacy of Vietnam US Foreign Policy since 1974” của Trevor B. McCrisken (Nxb Palgrave năm 2003) làm rõ các trụ cột và các nhân tố tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời giúp hiểu rõ những bước chuyển trong cách tiếp cận của Mỹ, từ chỗ mang nặng tư tưởng biệt lập, đến việc đề xuất, thúc đẩy hàng loạt các cơ chế đa phương sau Chiến tranh thế giới thứ II. Đặc biệt, cuốn“U.S. Foreign Policy since 1945” của Alan P. Dobson và Steve Marsh (Nxb Routledge năm 2006) chỉ ra rằng thế giới đã thay đổi sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ phải thích ứng, điều chỉnh chính sách theo hướng ngày càng coi trọng các cơ chế đa phương hơn. Nếu muốn duy trì vị trí lãnh đạo, Mỹ không thể quay trở lại chủ nghĩa biệt lập, mà phải tận dụng vai trò của các cơ chế đa phương. Cũng có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ tập trung vào giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh, tiêu biểu có cuốn “US foreign policy after the Cold War: Global Hegemon or Reluctant Sheriff” của Fraser Cameron (Nxb Routledge năm 2003), “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Chiến tranh Lạnh” do Randall Ripley và J. Lindsay chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia năm 2002). Các tác phẩm trên đều dành một phần nhất định để phân tích về chính sách của Mỹ đối với với các cơ chế đa phương như LHQ, các cơ chế thuộc hệ thống Bretton Woods, NATO, đến các cơ chế ở châu Á – Thái Bình Dương. Các tác giả Việt Nam cũng có các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại Mỹ. Tiêu biểu là cuốn sách “Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ” (Nxb Giáo dục Việt Nam năm 2011) do tác giả Nguyễn Thái Yên Hương và Tạ Minh Tuấn (đồng chủ biên), cung cấp đánh giá tổng thể về lịch sử, văn hóa Mỹ cũng như chính sách đối ngoại của Mỹ. Phân tích ở một góc độ hẹp hơn có bài viết“Chính sách đối ngoại của Mỹ và hệ lụy đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Các góc nhìn từ giới học giả khu vực” của tác giả Nguyễn Vũ Tùng, Khổng Thị Bình, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế (2009). 7 2.3 Về ngoại giao đa phương của Mỹ Cuốn sách “The United States and multilateral Institutions: Patterns of Changing Instrumentality and Influence” do Margaret P. Karns và Karen A. Mingst đồng chủ biên (Nxb Routledge năm 1992) tập hợp nhiều bài viết về sự tham gia của Mỹ trong các cơ chế đa phương. Cuốn sách chỉ ra những điều chỉnh về chính sách của Mỹ với các cơ chế đa phương từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Mỹ đã dẫn dắt sự ra đời của hàng loạt thể chế đa phương, song từ những năm 1960, Mỹ giảm quan tâm và đã rút ra khỏi một số cơ chế (ILO, IAEA), cho đến nay Mỹ vẫn chưa phê chuẩn nhiều công ước của LHQ. Tác giả cho rằng tuy sức mạnh suy yếu tương đối, Mỹ vẫn có thể duy trì vai trò lãnh đạo tại các thể chế đa phương nếu nỗ lực thích ứng với những thay đổi trong hệ thống quan hệ quốc tế. Cuốn sách “The US Hegemonie and International Organizations” do Rosemary Foot, MacFarlane, M. Mastanduno đồng chủ biên (Nxb Oxford University Press năm 2003) đánh giá tổng thể về ngoại giao đa phương của Mỹ, từ sự tham gia trong các thể chế toàn cầu như LHQ, WB, IMF, cho đến các thể chế khu vực ở châu Phi, châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ. Các tác giả chứng minh rằng Mỹ sử dụng các cơ chế đa phương để đưa các quốc gia khác vào một trật tự ổn định do Mỹ chi phối. Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng các cơ chế đa phương để phục vụ các mục tiêu kinh tế, an ninh và để truyền bá các giá trị của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ không có cách tiếp cận chung cho tất cả các cơ chế đa phương mà tùy thuộc vào những phân tích chi phí - lợi ích của các vấn đề cụ thể. Bên cạnh đó, chủ nghĩa biệt lập vẫn có ảnh hưởng ở mức độ nào đó đến thái độ của Mỹ với các cơ chế đa phương. Đặc biệt trong cuốn sách này, tác giả Ralph Cossa, với bài viết “US Approach to Multilateral Security and Economic Organizations in AsiaPacific”, cho rằng Mỹ ngày càng coi trọng các cơ chế đa phương ở châu Á – Thái Bình Dương, nhưng đây là công cụ bổ sung, không thay thế các mối quan hệ song phương. Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ không thể xây dựng ở khu vực một cơ chế an 8 ninh toàn diện như NATO, nhưng Mỹ có thể đóng vai trò tích cực trong các cơ chế đa phương chủ yếu nhằm xây dựng niềm tin. Một số tác giả khác chỉ trích cách tiếp cận của Mỹ với các cơ chế đa phương, như trong cuốn sách “Multilateralism and U.S. Foreign Policy: Ambivalent Engagement” do Steward Patrick và Shepart Forman chủ biên (Nxb Lynne Rienner năm 2002), bài viết "Assertive Multilateralism: Rhetoric vs. Reality” của William H. Lewis (National Defense University, tháng 11/1993). Các tác giả cho rằng tình hình thế giới đang thay đổi, Mỹ không thể tồn tại một mình mà cần có sự hợp tác của các quốc gia khác, nhất là trong việc ứng phó với các thách thức toàn cầu. Các học giả chỉ trích việc Mỹ tham gia vào các cơ chế đa phương nhưng chủ yếu chạy theo lợi ích vị kỷ, đáp ứng các yêu cầu nội bộ. Khi cần, Mỹ sẵn sàng bỏ qua các cơ chế đa phương và hành động đơn phương. Các ưu tiên của Mỹ với các cơ chế đa phương cũng thay đổi qua từng thời kỳ, phụ thuộc vào lợi ích của Mỹ đối với từng nội dung cũng như các yếu tố chính trị nội bộ của Mỹ. Đối với Mỹ, hợp tác đa phương không phải là “chủ nghĩa đa phương” với tư cách là một tư tưởng hay giá trị mà là một chính sách nằm trong tổng thể chính sách đối ngoại. 2.4 Về chính sách của Mỹ với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Trong số các công trình nghiên cứu về chính sách của Mỹ với khu vực, tiêu biểu có cuốn sách “By more than Providence – Grand Strategy and American Power in the Asia Pacific Since 1783” của Michael J. Green (Columbia University Press năm 2017), phân tích chính sách của Mỹ với châu Á – Thái Bình Dương qua các giai đoạn lịch sử: từ sự nổi lên của Mỹ với Đại Chiến lược của Roosevelt; sự nổi lên của Nhật Bản đầu thế kỷ XX và cuộc chiến chống Nhật Bản; sự nổi lên của Liên Xô, chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và cuộc chiến ở Việt Nam; cho đến sự nổi lên của Trung Quốc và chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở khu vực. Cuốn sách chỉ ra rằng, trải qua 200 năm, Mỹ đã xây dựng một chiến lược với khu vực và có khả năng triển khai Đại chiến lược châu Á. 9 Với vai trò ngày càng tăng của mình, châu Á xứng đáng nhận được đầu tư lớn hơn cả về ngoại giao, quân sự, kinh tế và Mỹ cần thúc đẩy một hệ thống dựa trên luật lệ ở châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, cuốn “The Pivot: The Future of American Statecraft in Asia” (Nxb Twelve năm 2016) của cựu Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell, công trình sư của chiến lược “xoay trục”, cung cấp những đánh giá cụ thể về chính sách của Mỹ với khu vực dưới thời chính quyền Tổng thống Obama và những yêu cầu của “xoay trục” trong tương lai. Tác giả phân tích nguyên nhân và lý giải các tầng nấc của chiến lược xoay trục, trong đó gia tăng can dự với các cơ chế khu vực được xem là một trong những trụ cột chính. Nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về quan hệ Mỹ – Trung Quốc, đánh giá đây sẽ là quan hệ chi phối khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tiêu biểu có cuốn sách “Easternisation: Asia's Rise and America's Decline From Obama to Trump and Beyond” của Gideon Rachman (Nxb Other Press năm 2017), cuốn “The Hundred-Year Marathon: China's Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower” của Micheal Phillsbury (Nxb Henry Holt năm 2016), cuốn sách “Destined for War – Can America and China escape from Thucydides’s Trap” của Graham Allison (Nxb Houghton Mifflin Harcourt năm 2017). Các cuốn sách này phân tích về sự suy yếu tương đối của Mỹ trong khi Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ và có khả năng thách thức ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các học giả cảnh báo về sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc và các nguy cơ xung đột có thể xuất hiện ở khu vực, nhất là khi nhìn lại bài học lịch sử, phần lớn sự nổi lên của một cường quốc với tham vọng phá vỡ trật tự hiện hành sẽ dẫn đến các cuộc chiến tranh. Chính sách đối ngoại của Mỹ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có việc sử dụng các công cụ đa phương từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay đều nhằm vào mục tiêu duy trì vị trí và ảnh hưởng số một toàn cầu và khu vực của Mỹ, ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan