Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác nguyễn công hoan, vũ trọng phụng và nam cao...

Tài liệu Ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác nguyễn công hoan, vũ trọng phụng và nam cao

.DOC
161
241
56

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM SỸ CƯỜNG NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN CÔNG HOAN, VŨ TRỌNG PHỤNG VÀ NAM CAO Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 62.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Trần Đăng Xuyền HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tác giả Phạm Sỹ Cường MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4 5. Đóng góp của luận án..................................................................................5 6. Cấu trúc của luận án...................................................................................6 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH............................................................................7 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM.........................................................7 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.................................................................7 1.1.1............................................................................. Khái niệm “ngôn ngữ đối thoại” ...........................................................................................................................7 1.1.2........Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao.................................................11 1.2. Khái quát về ngôn ngữ đối thoại trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam.........................................................................................................16 1.2.1.....Cơ sở hình thành ngôn ngữ đối thoại trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam...............................................................................................16 1.2.2.. Đặc trưng và chức năng của ngôn ngữ đối thoại trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam...............................................................................20 Tiểu kết chương 1..........................................................................................31 Chương 2. NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN CÔNG HOAN..............................................................................32 2.1. Từ quan niệm cuộc đời là một sân khấu hài kịch…............................33 2.2.…đến vị trí đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ đối thoại.....................36 2.1.1. Ngôn ngữ đối thoại dày đặc................................................................36 2.2.2. Ngôn ngữ đối thoại mô tả hoàn cảnh và khắc họa tính cách nhân vật .........................................................................................................................38 2.2.3. Ngôn ngữ đối thoại góp phần thúc đẩy cốt truyện, gia tăng mâu thuẫn, kịch tính..............................................................................................54 Tiểu kết chương 2..........................................................................................70 Chương 3. NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG SÁNG TÁC VŨ TRỌNG PHỤNG....................................................................................71 3.1. Từ cái nhìn: cuộc đời đảo điên, “vô nghĩa lí” và con người xấu xa, tha hóa đến tận cùng….................................................................................71 3.2. …đến những đặc sắc trong ngôn ngữ đối thoại...................................74 3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại cung cấp thông tin, lộn mặt trái nhân vật.......74 3.2.2. Kiểu đối thoại đám đông phơi bày xã hội hỗn tạp..........................83 3.2.3. Sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ đối thoại trong các thể loại.90 Tiểu kết chương 3........................................................................................102 Chương 4. NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG SÁNG TÁC NAM CAO...104 4.1. Từ cái nhìn đề cao con người “cảm giác và tư tưởng”, khám phá “con người trong con người”…..................................................................104 4.2.…đến cách tổ chức ngôn ngữ đối thoại...............................................107 4.2.1. Ngôn ngữ đối thoại tâm lí hóa, bộc lộ cá tính nhân vật.................107 4.2.2 Ngôn ngữ đối thoại và tính đa thanh................................................116 Tiểu kết chương 4........................................................................................147 PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.......................................152 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................153 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Thống kê lượt thoại của một số nhân vật chính..........................95 Bảng 3.2: Thống kê độ dài của lời thoại......................................................96 Bảng 4.1: Thống kê ngôn ngữ đối thoại trong một số truyện ngắn.............119 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học là tiếng nói của con người. Vấn đề trung tâm của văn học, nhất là văn xuôi là nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm văn chương được khắc họa bằng ngoại hình, được phân tích, cắt nghĩa bằng ngôn ngữ trần thuật. Một trong những yếu tố khiến cho nhân vật không trở thành những “ma-nơ-canh” vô hồn, vô tri, mà sống động, có hơi thở chính là ở ngôn ngữ đối thoại. Ngôn ngữ đối thoại, lời đối đáp qua lại của nhân vật là một phương diện quan trọng của ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ đối thoại, một mặt, khắc họa diện mạo, tính cách nhân vật, tạo nên hình tượng nghệ thuật, mặt khác, thể hiện tư tưởng của tác phẩm, quan niệm về con người và thực tại của tác giả. Ngôn ngữ đối thoại được các nhà ngôn ngữ học, phê bình văn học quan tâm vì nó có ý nghĩa trong đời sống giao tiếp hàng ngày, trong ngôn ngữ học và trong văn học (bao gồm cả sáng tác và phê bình). Ngay từ thập niên ba mươi của thế kỷ XX, V.N. Voloshinov đã cho rằng: “Vấn đề đối thoại bắt đầu thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của các nhà ngôn ngữ học, và đôi khi thậm chí trở thành tâm điểm của những mối quan tâm ngôn ngữ học” [168, tr.176]. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học và phê bình văn học những năm gần đây đã ý thức sâu sắc về việc nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ đối thoại nói riêng. Chúng tôi ý thức rằng: nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại sẽ không chỉ góp phần tìm ra những đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật mà còn thấy được chiều sâu của cách nhìn, tư tưởng của nhà văn. Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao là ba cây bút văn xuôi tiêu biểu cho ba chặng đường phát triển của chủ nghĩa hiện thực Việt Nam. Sáng tác của họ có đóng góp lớn lao trên nhiều phương diện với nền văn xuôi hiện đại. Chính vì vậy, văn phẩm của họ thu hút sự quan tâm không chỉ của bạn đọc mà còn của rất nhiều những nhà nghiên cứu phê bình thuộc nhiều thế hệ. Tuy nhiên, vấn đề ngôn ngữ đối thoại trong văn xuôi hiện thực nói chung và ngôn 2 ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao nói riêng chưa được nghiên cứu quy mô, thỏa đáng. Đặt ba tác giả vào quá trình phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán, luận án tập trung nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại ở nhiều cấp độ khác nhau. Soi vào ngôn ngữ đối thoại, người đọc sẽ thấy rõ hơn chân dung nhân vật, thấy rõ hơn năng lực tổ chức ngôn từ nghệ thuật, tầm vóc tư tưởng của nhà văn. Đề tài sẽ không chỉ có ý nghĩa với lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học mà còn có ý nghĩa với công việc giảng dạy về các tác giả tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán trong trường đại học và nhà trường phổ thông. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhà văn Vũ Trọng Phụng và nhà văn Nam Cao. Ngôn ngữ đối thoại ở đây được hiểu là ngôn ngữ của các nhân vật, trong đó bao gồm các song thoại, tam thoại, đa thoại và trong những trường hợp đặc biệt còn bao gồm cả độc thoại nội tâm, ngôn ngữ nửa trực tiếp. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại trong các tác phẩm của ba nhà văn: Nguyễn Công Hoan (truyện ngắn), Vũ Trọng Phụng (tiểu thuyết và phóng sự), Nam Cao (truyện ngắn). Sở dĩ có sự lựa chọn các thể loại như vậy, vì đó là sở trường, là thế mạnh của mỗi nhà văn, nơi tài năng và tư tưởng của họ kết tinh rõ nhất. Vì nhiều lí do, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các sáng tác của ba nhà văn này trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945. Bên cạnh đó, chúng tôi còn quan tâm nghiên cứu, so sánh ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác của ba nhà văn này với các nhà văn hiện thực khác như Ngô 3 Tất Tố, Nguyên Hồng, Tô Hoài… hoặc các cây bút văn xuôi lãng mạn như Thạch Lam, Nguyễn Tuân… 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những đặc sắc ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Một mặt tìm ra những nét riêng trong ngôn ngữ đối thoại của mỗi nhà văn, mặt khác thấy được sự vận động, phát triển về ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Qua đó, công trình làm rõ một số phương diện đặc sắc của nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật mỗi nhà văn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu như trên, luận án xác định thực hiện các nhiệm vụ cốt yếu như sau: - Xác định cơ sở lí thuyết làm phương tiện để nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại. - Khám phá đặc sắc ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác của ba nhà văn: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Luận án nghiên cứu mỗi lời thoại, cuộc thoại, đoạn thoại, gắn chúng với mỗi nhân vật và toàn bộ tác phẩm, toàn bộ sự nghiệp của mỗi tác giả, tìm ra những nét độc đáo, thú vị trong bút pháp nghệ thuật của mỗi tác giả. Đồng thời, đặt mỗi nhà văn trong mối tương quan với nhau, với trào lưu hiện thực và các trào lưu khác, từ đó luận án chỉ ra những đóng góp của các nhà văn với quá trình hiện đại hóa của nền văn học dân tộc. - Chỉ ra sự gắn kết giữa hình thức lời văn nghệ thuật (ngôn ngữ đối thoại) và cách nhìn, cách cắt nghĩa của các nhà văn về thực tại. 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 4.1. Phương pháp liên ngành 4 Vấn đề ngôn ngữ đối thoại nói riêng, ngôn ngữ nghệ thuật nói chung có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học như ngôn ngữ học, lí luận văn học, văn học sử, tâm lí học, văn hóa học… Các kiến thức liên ngành này sẽ giúp chúng tôi soi sáng đề tài nghiên cứu thấu đáo từ nhiều góc độ. 4.2. Phương pháp hệ thống Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ nghệ thuật, nằm trong chỉnh thể hệ thống cấu trúc của các yếu tố nghệ thuật có liên quan mật thiết với nhau. Sử dụng phương pháp hệ thống, chúng tôi muốn phát hiện, giải quyết các vấn đề một cách biện chứng, khoa học nhất. 4.3. Phương pháp nghiên cứu tác giả Ngôn ngữ đối thoại là một phần của ngôn ngữ nghệ thuật, chịu sự chi phối của tài năng, tư tưởng tác giả. Những yếu tố tiểu sử, quan điểm nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo, cá tính sáng tạo… của nhà văn có liên quan mật thiết đến việc tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật, trong đó có ngôn ngữ đối thoại. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu tác giả sẽ giúp chúng tôi thực hiện đề tài một cách thấu đáo. 4.4. Phương pháp thống kê, phân loại Thống kê là phương pháp được sử dụng thường xuyên để tạo dữ liệu, nhận diện những dấu hiệu nghệ thuật. Chúng tôi kết hợp giữa thống kê và phân loại để từ đó tìm ra những căn cứ, quy nạp thành những đánh giá khoa học. 4.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá, lí giải các dữ liệu trong hệ thống chỉnh thể. Cùng với đó, phương pháp tổng hợp giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quát, toàn diện vấn đề được quan tâm nghiên cứu. 4.6. Phương pháp so sánh Luận án thường xuyên so sánh ngôn ngữ đối thoại trong bản thân các sáng tác của mỗi nhà văn, giữa các thể loại, giữa ba tác giả (Nguyễn Công Hoan, Vũ trọng Phụng, Nam Cao) với nhau. Bên cạnh đó, chúng tôi còn so sánh ngôn ngữ đối thoại của các tác giả này với những nhà văn trong và ngoài trào lưu. Khi so 5 sánh, luận án sẽ tìm ra những nét chung có tính quy luật, cũng như những sáng tạo độc đáo của mỗi tác giả, tác phẩm. 4.7. Phương pháp phân tích diễn ngôn Chúng tôi quan niệm “diễn ngôn nghệ thuật” trong đó có thành phần là diễn ngôn (đối thoại) của nhân vật, một mặt là công cụ thể hiện suy nghĩ, tư tưởng, tính cách nhân vật như một thực thể xã hội, một mặt là công cụ để xây dựng, biểu đạt hình tượng nghệ thuật- thực thể thẩm mĩ của tác giả. Phương pháp này góp phần tìm ra những điểm thú vị trong ngôn ngữ đối thoại nhân vật trong sự gắn kết với phong cách tác giả. 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống về đặc sắc ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945. - Chúng tôi chỉ ra, phân tích, làm rõ những đặc sắc của ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng, ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao. Với quan niệm ngôn ngữ đối thoại là một yếu tố trong chỉnh thể tác phẩm, luận án không nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại của từng tác phẩm, tác giả một cách độc lập mà xem nó là một hệ thống của những hệ thống khác, là biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người, thể hiện một số nét cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Trong đó, Nguyễn Công Hoan tạo nên kiểu đối thoại giàu kịch tính trong kiểu truyện ngắn được kịch hóa; Vũ Trọng Phụng để lại dấu ấn với kiểu đối thoại phô bày chân tướng nhân vật, đặc biệt là con người phức tạp, những đối thoại của đám đông ồn ã, náo loạn; Nam Cao lại lắng sâu với đối thoại tâm lí hóa, đối thoại khơi gợi độc thoại nội tâm, đối thoại tạo nên tính đa thanh. - Làm rõ những đặc sắc của ngôn ngữ đối thoại cùng với việc tổ chức ngôn ngữ đối thoại của ba tác giả trong tác phẩm của họ, luận án góp phần khẳng định 6 Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao là những nhà văn lớn, những bậc thầy ngôn ngữ văn xuôi hiện thực. - Luận án là tài liệu hữu ích cho bạn đọc, cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến vấn đề ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao, từ đó có thể so sánh với các tác giả, các trào lưu văn học khác. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả luận án và Thư mục tham khảo, luận án gồm 4 chương: - Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và khái quát về ngôn ngữ đối thoại trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam - Chương 2. Ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công Hoan - Chương 3. Ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Vũ Trọng Phụng - Chương 4. Ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nam Cao 7 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2. Khái niệm “ngôn ngữ đối thoại” Theo Từ điển Tiếng Việt, “Đối thoại: Nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau” [165, tr.327]. Đối thoại còn được gọi là đối đáp/hội thoại… Nguyễn Thiện Giáp, trong Dụng học Việt ngữ, cho rằng: “Hội thoại (conversation) là hành động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người. Đó là giao tiếp hai chiều, có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời” [42, tr.64]. Đối thoại là một hoạt động, một nhu cầu rất người. “Ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản: làm phương tiện giao tiếp và làm phương tiện tư duy. Các chức năng cơ bản này của ngôn ngữ được thực hiện thường xuyên nhất trong hội thoại” [18, tr.545]. Hội thoại/đối thoại không chỉ giải quyết nhu cầu thông tin mà còn đáp ứng nhu cầu chia sẻ tâm tư, tình cảm, quan điểm của người tham gia giao tiếp. Con người có thể nói chuyện, giao tiếp, “đối thoại” bằng nhiều cách, nhưng tiện lợi, phổ biến nhất, sâu sắc nhất vẫn là bằng “ngôn ngữ”. Đối thoại góp phần tạo nên con người với tất cả sự toàn vẹn, phong phú và phức tạp của mình. Trong lúc đối thoại, ta phải vận dụng rất nhiều kỹ năng, phải để cho cả trái tim và khối óc, toàn bô ô con người mình tham gia. Khi có ngôn ngữ, có đối thoại, con người thực sự là con người, xã hội thực sự là xã hội. Qua đối thoại, con người có thể tạo nên “mâu thuẫn để phát triển”. Nhờ đối thoại, con người có thể gặp nhau, hiểu nhau, chung sống, yêu thương, “tri âm” với nhau. Con người, từ thời xa xưa, hôm nay và trong tương lai vẫn không ngừng khao khát đối thoại. “Từ trong bản chất, cuộc đời mang tính đối thoại. Sống có nghĩa là tham gia vào đối thoại” [99, tr.57]. Hơn thế, đối thoại tham gia tương tác giữa ý thức cá nhân con người với cộng đồng: “Đối thoại là bản chất 8 của ý thức, bản chất của cuộc sống con người (…). Sống tức là tham gia đối thoại: hỏi, nghe, trả lời, đồng ý, v.v… Con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ con người mình và toàn bộ cuộc đời mình: bằng mắt, môi, tay, tâm hồn, tinh thần, hành vi. Nó trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn đối thoại của cuộc sống con người, gia nhập cuộc hội thảo thế giới” [7, tr.1213]. Nghê ô thuâ ôt chính là mô tô “kênh”, mô ôt cách thức, mô ôt giải pháp để con người đối thoại với bản thân, với đô ôc giả, đồng nghiê ôp, với người cùng thời, với cả tiền bối và hâ ôu bối… Theo V. N. Voloshinov, “chúng ta có thể hiểu đối thoại theo nghĩa rộng, không phải theo nghĩa là sự nói chuyện bằng lời trực tiếp, mặt đối mặt, thành tiếng, giữa hai cá nhân, mà theo nghĩa là mọi giao tiếp bằng lời nói, bất kể dưới dạng nào. Một cuốn sách, tức là một hành ngôn được in ra, cũng là một yếu tố của giao tiếp bằng lời nói. Nó có thể được thảo luận trong một cuộc đối thoại thực trong cuộc sống, nhưng ngoài ra, nó còn được tạo ra cho sự tiếp nhận tích cực, bao hàm việc đọc và hồi đáp nội tâm, và cho cả các phản ứng có tổ chức, cũng được in ra, dưới nhiều hình thức khác nhau, hình thành trong một môi trường truyền thống nhất định bằng lời (các bài điểm sách, tiểu luận phê bình, xác định ảnh hưởng đối với các tác phẩm về sau v.v…)” [168, tr.150-151]. Như vậy, đối thoại có thể hiểu một cách rộng rãi hơn, chỉ những tương tác giữa con người để từ đó chia sẻ những thông tin, những quan điểm với nhau. Trong tác phẩm trữ tình, kiểu lời độc thoại trực tiếp của nhân vật trữ tình là kiểu lời nói duy nhất, thống lĩnh toàn bộ thế giới nghệ thuật. Còn ở tác phẩm tự sự, ngôn ngữ đối thoại nằm trong một “tổng hòa của các kiểu lời nói (lời trực tiếp, lời gián tiếp, nửa trực tiếp, tương ứng với lời nhân vật, lời người kể chuyện và những kiểu lời nói trung gian), có sự pha trộn giọng điệu và các hình thức cấu trúc ngôn từ: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, nhại giọng… Tất cả các kiểu lời nói này đều có một vai trò nhất định và tương tác với nhau trong kết cấu lời nói của toàn bộ tác phẩm” [63, tr.189]. 9 Thuật ngữ “ngôn ngữ đối thoại” mà chúng tôi sử dụng ở đây được hiểu là một phương tiện nghệ thuật để nhà văn phản ánh thực tại và biểu hiện thế giới chủ quan của mình. Hiểu theo nghĩa phổ biến, thông dụng, đấy là lời thoại giữa các nhân vật, là “ngôn ngữ nhân vật”. Trong 150 thuật ngữ văn học, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng: “Ngôn từ đối thoại là sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó sự chủ động và thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia (giữa những phía tham gia giao tiếp); mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy” [2, tr.128]. Qua ngôn ngữ đối thoại, nhà văn khắc họa tính cách nhân vật, xây dựng cốt truyện, tình huống…, phản ánh thực tại, thể hiện quan niệm về con người và cuộc đời. M. Bakhtin đã chỉ ra rất đích xác và sâu sắc: “Ngôn ngữ chỉ sống trong sự giao tiếp đối thoại giữa những người sử dụng ngôn ngữ. Sự giao tiếp đối thoại chính là lĩnh vực đích thực của cuộc sống ngôn ngữ” [6, tr.172]. Ngôn ngữ đối thoại, như vậy không chỉ đơn thuần để khắc họa nhân vật, tạo nên sự sống cho nhân vật, chiều sâu của nhân vật, mà còn thấm nhuần quan niệm của nhà văn về con người và về thực tại. Khi tìm hiểu ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm văn học, không thể không chú ý tới đặc trưng của thể loại. Đương nhiên, thể loại sử dụng ngôn ngữ đối thoại nhiều nhất, mạnh nhất là kịch. Trong kịch, nhà văn ẩn mình tối đa, để cho nhân vật xuất đầu lộ diện. Người ta nhận ra nhân vật bằng ngoại hình, bằng ngôn ngữ cơ thể và đặc biệt là nhờ vào ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Sau kịch, chính là tiểu thuyết nói riêng, tác phẩm tự sự nói chung. Tiểu thuyết phản ánh con người và cuộc sống cả ở bề rộng và chiều sâu. Thể loại này hướng đến “thì hiện tại chưa hoàn tất” với tất cả sự bộn bề của nó. Để làm được điều đó, tiểu thuyết đã dung nạp trong nó tất cả các thể loại. Và cuối cùng, các nhà tiểu thuyết nhận ra thế mạnh của đối thoại với đầy đủ ý nghĩa của nó, theo cả nghĩa hẹp và ý nghĩa triết học của từ này. “Tính “vấn đề” là nét mới và đặc thù ở tiểu thuyết; đặc điểm của nó là luôn luôn nhận thức lại, kiến giải lại, đánh giá lại” [7, 10 tr.69]. Khi đó, ngôn ngữ đối thoại phát huy tất cả sức mạnh của mình để đem đến cho người đọc cái nhìn cụ thể, chân thực, khách quan nhất về thực tại. “Chính sự định hướng đối thoại của lời nói con người giữa những lời nói của người khác (với tất cả mọi mức độ tính chất xa lạ) tạo nên cho ngôn từ những khả năng nghệ thuật mới và cốt yếu, tạo nên tính văn xuôi nghệ thuật đặc thù mà biểu hiện đầy đủ nhất và sâu sắc nhất là ở trong tiểu thuyết” [7, tr.103]. Trong văn xuôi trung đại, ngôn ngữ đối thoại thường ít xuất hiện. Nếu có, nó cũng không đạt đến độ chân thực, sống động, tự nhiên. Lời nhân vật thường mang tính khuôn mẫu, không thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của ngôn ngữ tác giả. Vì thế, kiểu ngôn ngữ này thường mờ nhạt, không có tính cá thể. Ngôn ngữ của nhân vật là phát ngôn cho những quan niệm của tác giả, mà quan niệm này thiên về lí tính và đạo đức. Đến chủ nghĩa lãng mạn, ngôn ngữ đối thoại đã xuất hiện nhiều hơn. Lời đối đáp của nhân vật đã mềm mại, linh hoạt hơn. Tuy nhiên, do đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn- ý thức chủ quan được đặt lên hàng đầu- nên ngôn ngữ đối thọai của nhân vật dễ bị đồng nhất với ngôn ngữ tác giả. Những lời đối thoại của nhân vật, nhiều khi, chỉ là cái cớ để nhà văn, sau đó thể hiện những lời thầm nghĩ, những vang động trong thế giới nội tâm sâu thẳm, phong phú, phức tạp của họ. Không phải ngẫu nhiên, khi đến với những trang văn Nguyễn Tuân, độc giả thấy ngôn ngữ nhân vật bị lấn át. Nếu có xuất hiện thì nó cũng lại chỉ là phiên bản của ngôn ngữ Nguyễn Tuân mà thôi. Truyện ngắn Thạch Lam cũng rất ít đối thoại. Khảo sát 27 truyện ngắn của nhà văn, chúng tôi chỉ bắt gặp 3 trang của 3 truyện ngắn có số lượt thoại trên 10, đó là Người bạn trẻ (12 lượt), Người lính cũ (11 lượt), Cô áo lụa hồng (11 lượt). Bakhtin đã rất chí lí khi cho rằng: “Đối với chủ nghĩa lãng mạn, cái tiêu biểu là một lời văn trực tiếp của tác giả có tính biểu hiện đến quên mình, không hề bị nguội lạnh khi khúc xạ qua môi trường lời văn của người khác” [6, tr.197]. Trong khi đó, ngôn ngữ của chủ nghĩa hiện thực gắn bó với cuộc sống, gần gũi, tự nhiên, thậm chí sần sùi, thô ráp. Không phải vô cớ, người ta ví “tiểu 11 thuyết là tấm gương di động trên đường lớn”. Nhà văn hiện thực soi xét mọi ngõ ngách đời sống. Họ quan sát và lắng nghe cuộc sống trong tính chân thực, khách quan của nó. Đương nhiên, ngôn ngữ đối thoại được đặc biệt quan tâm. Các nhà văn hiện thực sử dụng ngôn ngữ đối thoại để khắc họa chân thực nhân vật, đời sống trong tính khách quan của nó. Bên cạnh việc cắt nghĩa, phân tích hiện thực, họ còn “đối thoại” với hiện thực, “đối thoại” với các quan niệm của các nhà văn khác chính kiến và nhất là bên ngoài trào lưu của mình. Chính vì thế, “ngôn ngữ đối thoại” trong văn xuôi hiện thực phê phán xuất hiện dày đặc, góp phần quan trọng tạo nên sức hấp dẫn nghệ thuật và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Ở một góc độ nào đó, ta hoàn toàn có thể khẳng định, soi vào ngôn ngữ đối thoại mà nhà văn tạo dựng, có thể thấy chân dung nhà văn, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Đến với trào lưu hiện thực phê phán Việt Nam, chúng ta thấy mỗi nhà văn, nhất là những nhà văn lớn đã đem đến một kiểu ngôn ngữ đối thoại riêng, mang dấu ấn cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của họ. Chương 2.Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao Ngôn ngữ đối thoại là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành, mà trước hết là ngôn ngữ học. Ngữ dụng học, với nhiều trường phái khác nhau, đã đào xới ngôn ngữ đối thoại ở rất nhiều góc độ khiến cho phương diện này “đôi khi thậm chí trở thành tâm điểm của những mối quan tâm ngôn ngữ học” [168, tr.176]. Cũng chính Voloshinov đã quyết liệt cho rằng: “Ngôn ngữ học xuất hiện khi và ở đâu có nhu cầu ngữ văn học. Nhu cầu ngữ văn học sinh ra ngôn ngữ học, đưa nôi cho nó, và để lại chiếc sáo ngữ văn của mình trên đống tã lót” [168, tr.120]. Nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại, như vậy, thực sự sống động khi gắn liền với tác phẩm văn học, đặc biệt với những nhà văn lớn, tác phẩm lớn. Ngôn ngữ đối thoại trong kịch, truyện ngắn và tiểu thuyết là một phương diện nghệ thuật đã được xác lập từ rất sớm bởi các nhà phê bình, lí luận văn học trong và ngoài nước. Theo chiều dài thời gian, các nhà nghiên cứu, phê bình 12 càng ngày càng có sự mở rộng, đào sâu để tạo nên một nền tảng lí thuyết vững chắc và hữu ích. Tuy nhiên, có một thực tế là, trong một giai đoạn khá dài, các nhà nghiên cứu phê bình ở Việt Nam tập trung đào xới khía cạnh nội dung tư tưởng hơn là hình thức nghệ thuật. Họ suy xét thái độ của các nhà văn đối với hiện thực hơn là quan tâm tới cách cắt nghĩa, thể hiện hiện thực. Tất nhiên, những cây bút nghiên cứu, phê bình có tầm cỡ vẫn chú trọng đến phương diện nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật, trong đó có ngôn ngữ đối thoại. Đã có những công trình của các nhà nghiên cứu đề cập đến ngôn ngữ đối thoại trong văn xuôi hiện thực phê phán ở những mức độ khác nhau. Phần lớn đó là những phát hiện ở cấp độ tác giả. Trong số đó, phải nhắc đến Lê Hồng My với Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng. Tác giả đã đi tìm những nét thú vị của “Lời đối thoại nhân vật” [95, tr.95], đó là “Đối thoại phản ánh bản chất xã hội của nhân vật” và “Đối thoại mang tính chất độc thoại”. Lê Hồng My đã dành những trang viết tâm đắc nghiên cứu khá kĩ lưỡng “Lời độc thoại nội tâm” trong sáng tác Nguyên Hồng. Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao tạo nên ba đỉnh cao của văn học hiện thực phê phán Việt Nam, đương nhiên tác phẩm của họ cũng tạo sự thu hút đặc biệt với giới nghiên cứu, phê bình, lí luận. Ngay từ khi cầm bút, họ đã là tâm điểm của những cuộc tranh luận, bút chiến. Thậm chí có cả một “lịch sử vấn đề”, “một vụ án văn chương” Vũ Trọng Phụng. Nam Cao trầm lặng hơn, nhưng giá trị đích thực của những trang văn của ông vẫn buộc người ta luôn phải “nghĩ tiếp”. Có thể nói, hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi của Việt Nam thế kỉ XX đều từng cất công nghiên cứu một hoặc nhiều khía cạnh về ba tác giả. Có những người đã thành danh qua những chuyên luận, những công trình nghiên cứu dày dặn, công phu, sâu sắc về ba hiện tượng văn học lớn này. Trong số đó phải kể tới những nhà nghiên cứu tiêu biểu như Vũ Ngọc Phan, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Lê Thị 13 Đức Hạnh, Phong Lê, Văn Tâm, Đỗ Đức Hiểu, Trần Đăng Suyền,... Những nghiên cứu của các tác giả đăng trên các tạp chí chuyên ngành, đặc biệt những nghiên cứu được tập hợp thành những cuốn sách có tính chất tổng hợp như Nguyễn Công Hoan- cây bút hiện thực xuất sắc, Nguyễn Công Hoan- Tác phẩm và lời bình, Vũ Trọng Phụng- một tài năng độc đáo, Vũ Trọng Phụng- về tác gia và tác phẩm, Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm Vũ Trọng Phụng, Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nam Cao- về tác gia và tác phẩm… đã đem đến cái nhìn phong phú, nhiều chiều về con người, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của ba cây bút tiêu biểu của trào lưu hiện thực phê phán Việt Nam. Về góc độ ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao cũng đã có những nghiên cứu rải rác trong luận án tiến sĩ và một số tiểu mục trong một số công trình nghiên cứu. Nguyễn Thanh Tú trong luận án Từ quan niệm nghệ thuật đến nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan và sau này Trần Đình Sử và Nguyễn Thanh Tú trong Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan đã có những nghiên cứu tỉ mỉ, thú vị về ngôn ngữ nhân vật. Tác giả của công trình, trong mục 2 (Kịch hóa nhân vật), đã chỉ ra rằng “mỗi truyện của Nguyễn Công Hoan là một màn trò. Nhân vật là những kẻ làm trò. Làm trò nghĩa là đóng kịch” [133, tr.104]. Chính nguyên tắc “kịch hóa nhân vật” đã dẫn đến “kịch hóa hành động” [133, tr.104], “kịch hóa tâm lí” [133, tr.110] và cuối cùng là “kịch hóa ngôn ngữ nhân vật” [133, tr.115]. Chuyên luận Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Đinh Trí Dũng dành 7 trang [22, tr.183-190] để viết về “đối thoại sinh động, giàu kịch tính”. Tác giả đã dành chương III đi sâu vào tìm hiểu “Một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong xây dựng nhân vật”. Ông đã coi “Đối thoại sinh động, giàu kịch tính” là một trong những nét đặc trưng của ngòi bút Vũ Trọng Phụng. Đinh Trí Dũng chỉ ra hai đặc điểm trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong sáng tác Vũ Trọng 14 Phụng đó là “Đối thoại sinh động” và “Kịch hóa trong tự sự và tính kịch trong ngôn ngữ nhân vật”. Trong chuyên luận Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Thành ở chương 7 (Điểm nhìn trần thuật và ngôn ngữ trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng), mục 7.2.1 [143, tr.244] và mục 7.2.2 [143, tr.263] đã tìm hiểu “Nghệ thuật tổ chức lời văn đối thoại” và “Nghệ thuật cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật”. Tác giả đã có những thống kê tỉ mỉ về “các loại lời văn trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng” trong sự so sánh với “các loại lời văn trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), Sống mòn (Nam Cao) [143, tr.245]. Nguyễn Văn Phượng với luận án Ngôn từ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng, trong chương 2, mục 2.4 đã có những phân tích về “Ngôn từ đối thoại cá thể hóa, độc thoại nội tâm và phức điệu” [123, tr.125]. Thật thú vị, nhà thơ Thanh Thảo trong cuốn sách “Chân dung – tiểu luận – phê bình – tản văn” Mãi mãi là bí mật cũng có những phát hiện thú vị, tài hoa về ngôn ngữ đối thoại Vũ Trọng Phụng. Tác giả cho rằng Vũ Trọng Phụng với năng lực “nghe và nhìn” đặc biệt của mình đã “dồn hết khả năng sống của ông vào những nhân vật” [144, tr.159]. Qua nghề báo, Thanh Thảo cho rằng Vũ Trọng Phụng “rèn luyện được nghệ thuật khơi gợi và lắng nghe, không can thiệp vào nhân vật, chỉ gợi cho nhân vật nói, thả sức nói, tâm sự, cởi mở, thậm chí cả hò hét, chửi bới…” [144, tr.160]. Ở luận án của mình, Đinh Ngọc Hoa (Những phương diện chủ yếu của thi pháp văn xuôi tự sự Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám) và Lê Hải Anh (Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác trước Cách mạng tháng Tám của Nam Cao), đã có những nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ đối thoại nói riêng của nhà văn Nam Cao. Trong chương 3 (Ngôn ngữ nghệ thuật), Đinh Ngọc Hoa có những tìm hiểu khá kĩ lưỡng về “Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm” của Nam Cao [54, tr.108]. Lê Hải Anh đã nghiên cứu công phu và toàn diện về ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. Tác giả của luận án dành cả chương 3 để khảo sát, nghiên cứu về “Đặc điểm ngôn ngữ 15 nhân vật của Nam Cao” [3, tr.121]. Tác giả luận án đã chỉ ra 2 đặc điểm ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nam Cao, đó là “Đối thoại ít, tự nhiên và chân thực” [3, tr.123], “Đối thoại tâm lí hóa” [3, tr.128]. Đáng kể nhất, trong chuyên luận Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền dành những trang tâm huyết gợi mở về vấn đề này (chương VI). Tác giả của công trình dày dặn, công phu này đã có riêng một chương “Ngôn ngữ nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực” [135, tr.485] chỉ ra một cách toàn diện những vấn đề lí thuyết và thực tiễn của văn học hiện thực phê phán Việt nam. Ở mục 2 “Những bậc thầy của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật”, nhà nghiên cứu đã đi vào ba tác giả lớn là Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao để chỉ ra những đóng góp riêng của mỗi nhà văn đại diện cho một chặng đường trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc nói chung, ngôn ngữ nghệ thuật nói riêng. Trong công trình, ngôn ngữ đối thoại đã được đề cập đến với những gợi ý lí thú, sâu sắc. Ở trang 498, tác giả khẳng định: “Ngôn ngữ đối thoại của Nguyễn Công Hoan rất tự nhiên, sinh động, có khi lại tinh quái nữa. Những đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, nhìn chung, đều nhằm khắc họa tính cách nhân vật, gợi trí tò mò của người đọc, dẫn dắt các tình tiết và tham gia vào tiến trình phát triển của cốt truyện”. Với hiện tượng Vũ Trọng Phụng, nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền cho rằng “ngôn ngữ của Vũ Trọng Phụng là một mảng màu riêng” trong “bảng màu ngôn ngữ nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực”. Nhà nghiên cứu soi vào toàn bộ sáng tác Vũ Trọng Phụng để thấy : “Trong phóng sự và nhất là tiểu thuyết hiện thực của ông, từ Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ đến Trúng số độc đắc, ngôn ngữ độc thoại được sử dụng thường xuyên, thật đặc sắc và tạo được hiêu quả nghệ thuật cao” [135, tr.507]. Tác giả cũng rất hứng thú đối với kiểu đối thoại đám đông [135, tr.514]. Là tác giả của nhiều công trình về Nam Cao, trong công trình này, Trần Đăng Suyền khơi sâu vào “chất đối thoại sâu sắc” trong tác phẩm Nam Cao
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan