Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký tô hoài....

Tài liệu Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký tô hoài.

.PDF
171
291
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ ĐÀO NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG HỒI KÝ TÔ HOÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ ĐÀO NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG HỒI KÝ TÔ HOÀI Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 922 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Tập thể hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM VĂN TÌNH TS. NGUYỄN VĂN NGUYÊN NGHỆ AN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Người viết Nguyễn Thị Đào MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2 4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu................................................................... 3 5. Đóng góp của luận án....................................................................................... 3 6. Cấu trúc của luận án ......................................................................................... 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT..... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 5 1.1.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ trần thuật.......................................................... 5 1.1.2. Nghiên cứu về hồi ký .............................................................................. 7 1.1.3. Nghiên cứu chung về phong cách nghệ thuật hồi ký Tô Hoài ................ 12 1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài ............................................................................. 17 1.2.1. Ngôn ngữ trần thuật............................................................................... 17 1.2.2. Thể loại ký trong văn học...................................................................... 22 1.3. Tô Hoài và hồi ký........................................................................................ 30 1.3.1. Con người và sự nghiệp sáng tác ........................................................... 30 1.3.2. Vị trí của hồi ký trong sáng tác của Tô Hoài.......................................... 32 1.3.3. Đặc điểm hồi ký Tô Hoài ...................................................................... 33 1.4. Tiểu kết chương 1........................................................................................ 35 Chương 2. TỪ NGỮ TRONG LỜI TRẦN THUẬT HỒI KÝ TÔ HOÀI ......... 37 2.1. Từ trong ngôn ngữ và từ trong tác phẩm nghệ thuật..................................... 37 2.1.1. Từ trong ngôn ngữ ................................................................................ 37 2.1.2. Từ trong tác phẩm nghệ thuật ................................................................ 38 2.2. Từ ngữ trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài .................................................. 40 2.2.1. Các lớp từ xét về mặt cấu tạo ................................................................ 40 2.2.2. Các lớp từ ngữ xét về mặt phong cách................................................... 50 2.2.3. Các trường từ vựng nổi bật trong Hồi ký Tô Hoài ................................. 62 2.3. Những sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ .................................................. 83 2.4. Tiểu kết chương 2........................................................................................ 90 Chương 3. CÂU TRONG LỜI TRẦN THUẬT HỒI KÝ TÔ HOÀI ................ 92 3.1. Câu trong ngôn ngữ và câu trong văn bản nghệ thuật................................... 92 3.1.1. Câu trong ngôn ngữ............................................................................... 92 3.1.2. Câu trong văn bản nghệ thuật ................................................................ 94 3.2. Câu trong hồi ký Tô Hoài xét về cấu tạo...................................................... 95 3.2.1. Số liệu thống kê .................................................................................... 95 3.2.2. Câu đơn trong hồi ký Tô Hoài ............................................................... 97 3.2.3. Câu ghép trong hồi ký Tô Hoài ........................................................... 119 3.3. Câu trong hồi ký Tô Hoài xét theo mục đích nói........................................ 127 3.3.1. Số liệu thống kê .................................................................................. 127 3.3.2. Vai trò của các loại câu trong hồi kí của Tô Hoài xét theo mục đích nói .. 128 3.4. Biện pháp tu từ cú pháp trong hồi ký Tô Hoài ........................................... 132 3.4.1. Số liệu thống kê .................................................................................. 132 3.4.2. Một số biện pháp tu từ cú pháp trong hồi kí của Tô Hoài .................... 133 3.5. Tiểu kết chương 3...................................................................................... 144 KẾT LUẬN........................................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .............. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 152 TƯ LIỆU KHẢO SÁT....................................................................................... 165 MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ Trang Bảng 2.1. Từ đơn trong hồi ký Tô Hoài .............................................................. 41 Bảng 2.2. Từ ghép trong hồi ký Tô Hoài............................................................. 44 Bảng 2.3. Từ láy trong hồi kí Tô Hoài ................................................................ 46 Bảng 2.4. Từ Hán Việt trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài ................................. 51 Bảng 2.5. Từ khẩu ngữ trong hồi kí Tô Hoài....................................................... 55 Bảng 2.6. Một số trường từ vựng nổi bật trong hồi ký Tô Hoài ........................... 63 Bảng 2.7. Từ chỉ màu sắc trong hồi ký Tô Hoài .................................................. 64 Bảng 2.8. Lớp từ ngữ chỉ hoạt động trong hồi ký Tô Hoài .................................. 70 Bảng 2.9. Lớp từ ngữ chỉ thời gian trong hồi ký Tô Hoài .................................... 75 Bảng 2.10. Thống kê sự sáng tạo từ ngữ trong hồi kí Tô Hoài............................... 84 Bảng 3.1. Bảng thống kê phân loại câu xét về mặt cấu tạo .................................. 96 Bảng 3.2. Câu đơn trong lời trần thuật của hồi ký Tô Hoài ................................. 98 Bảng 3.3. Câu đơn bình thường mở rộng trong trong hồi ký Tô Hoài.................. 99 Bảng 3.4. Câu đơn có các thành phần phụ trong lời trần thuật trong hồi ký Tô Hoài ............................................................................................ 101 Bảng 3.5. Câu đơn đặc biệt trong lời trần thuật của hồi ký Tô Hoài .................. 107 Bảng 3.6. Câu ghép trong lời trần thuật của hồi ký Tô Hoài.............................. 120 Bảng 3.7. Câu ghép có từ liên kết trong lời trần thuật của hồi ký Tô Hoài......... 120 Bảng 3.8. Câu phân loại theo mục đích nói trong lời trần thuật trong hồi ký của Tô Hoài ...................................................................................... 128 Bảng 3.9. Một số biện pháp tu từ cú pháp trong hồi ký của Tô Hoài ................. 132 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong số các tên tuổi hàng đầu của văn xuôi hiện đại Việt Nam, Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ và đa dạng vào bậc nhất. Tô Hoài đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam bằng một khối lượng tác phẩm đồ sộ, đến nay ông đã cho in trên 200 cuốn. Sáng tác của Tô Hoài lại đa dạng về đề tài và thể loại, ở đề tài và thể loại nào, ông cũng tạo được những dấu ấn riêng rõ nét. Cho nên, nghiên cứu tác phẩm của Tô Hoài, dù ở đề tài, thể loại nào cũng là sự cần thiết đối với sáng tác của ông nói riêng đối với văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 1.2. Hồi ký là thể văn sở trường, đặc sắc nhất của Tô Hoài, in đậm dấu ấn cảm quan con người của nhà văn. Đối với Tô Hoài, hồi ký là thể loại chiếm vị trí quan trọng trong sáng tác của ông. Đọc các hồi ký của Tô Hoài, ta mới thấy hết cảm quan nghệ thuật và công phu chữ nghĩa của nhà văn. Tô Hoài quan niệm sáng tạo văn chương là thứ lao động nghiêm túc, đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao. Có được quan niệm đó, bởi vì, ông sống rất kĩ lưỡng với đời sống quanh mình, từ chuyện riêng tư đến chuyện bạn bè, chuyện làm nghề đến những công việc cách mạng, chuyện gì cũng đưa vào hồi ký để trở thành văn chương. Ông cũng hết sức kỹ lưỡng trong lựa chọn và sử dụng ngôn từ để đụng đâu cũng ra văn, một thứ văn của một bậc thầy tiếng Việt. Cho nên, nghiên cứu văn chương của Tô Hoài thì hồi ký của ông có lẽ đó là một đối tượng cần được quan tâm hàng đầu. 1.3. Đối với thể loại hồi ký, trần thuật là phương thức đặc trưng. Vì vậy, nghiên cứu về hồi ký của Tô Hoài, không thể không tìm hiểu nghệ thuật ngôn ngữ của ông, đặc biệt là ngôn ngữ trần thuật. Sự tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật hồi ký của Tô Hoài chủ yếu thuộc lĩnh vực ngôn từ. Mạch văn, cách dùng chữ của ông có một lối đi riêng, tạo nên một tiếng nói, một cách nhìn, một cá tính độc đáo. Trong khả năng vận dụng ngôn ngữ ấy thì lời văn trần thuật giữ vai trò chủ đạo. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đi sâu tìm hiểu Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài nhằm làm nổi rõ sự đa dạng, tính phức điệu của ngôn từ trần thuật, yếu tố góp phần không nhỏ cho sự thành công của thể loại hồi ký và sự nghiệp văn chương của ông. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài, chúng tôi hướng đến những mục đích sau: - Qua khảo sát ngôn ngữ cụ thể (từ ngữ, câu) được Tô Hoài sử dụng trong ngôn ngữ trần thuật hồi ký, chúng tôi chỉ ra được các đặc điểm về mặt sử dụng ngôn ngữ trên phương diện từ, câu của nhà văn. - Các kết quả nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật qua các tác phẩm hồi ký của Tô Hoài góp phần làm rõ hơn đặc điểm ngôn ngữ thể loại hồi ký. - Luận án góp phần cho thấy những đóng góp của Tô Hoài đối với sự phát triển từ vựng tiếng Việt thế kỷ XX. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án hướng đến thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về ký nói chung và hồi ký nói riêng. Xác định cơ sở lý thuyết đề tài, ngôn ngữ thể loại và khái niệm liên quan đến đề tài. - Khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả một số lớp từ, một số trường nghĩa đặc sắc trong lời văn trần thuật trong các tác phẩm hồi ký Tô Hoài thể hiện sự chọn lựa của tác giả và vai trò, hiệu quả của chúng. - Khảo sát, miêu tả câu trên phương diện cấu tạo, chức năng cũng như các phương diện biện pháp tu từ cú pháp và phân tích hiệu quả của cách sử dụng đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Ngôn ngữ trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài (từ, câu và các biện pháp tu từ cú pháp nổi bật). 3.2. Phạm vi khảo sát và nghiên cứu - Phạm vi ngữ liệu khảo sát: Các tác phẩm hồi ký của Tô Hoài bao gồm: + Cỏ dại (1944); + Tự truyện (1978); + Những gương mặt (1988); + Cát bụi chân ai (1992); 3 + Chiều chiều (1999). - Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ giới hạn ở việc khảo sát từ ngữ và câu trong ngôn ngữ trần thuật hồi ký Tô Hoài. 4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp phân tích diễn ngôn là phương pháp chủ đạo để phân tích ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài gồm cách sử dụng từ ngữ, trường nghĩa, câu và biện pháp tu từ cú pháp. 4.2. Phương pháp miêu tả Dựa vào số lượng các loại từ và câu trong ngôn ngữ trần thuật của hồi ký Tô Hoài được thống kê, phân loại, luận án đi sâu vào miêu tả đặc điểm về ngữ nghĩa, các nhân tố chi phối đến sự hành chức của ngôn ngữ trần thuật. Các nhận định, đánh giá được luận án rút ra đều dựa trên sự miêu tả, phân tích số liệu cụ thể. Tần số lặp lại cao hay thấp của số liệu thống kê là cơ sở quan trọng phản ánh tính quy luật của đối tượng, giúp chúng tôi chỉ ra và lý giải những đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký của ông. 4.3. Thủ pháp thống kê phân loại Luận án thống kê các lớp từ ngữ về cấu tạo và một số lớp từ ngữ về phong cách, các trường nghĩa nổi bật, câu và các biện pháp tu từ cú pháp trong ngôn ngữ trần thuật ở 5 tác phẩm hồi ký của Tô Hoài. Từ nguồn tư liệu này, chúng tôi tiến hành phân loại các lớp từ ngữ, trường nghĩa, câu và biện pháp tu từ cú pháp dựa vào những tiêu chí cụ thể. 4.4. Thủ pháp so sánh Luận án so sánh một số điểm tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ trần thuật của Tô Hoài với một số tác giả cùng thời để làm nổi rõ những nét riêng trong phong cách ngôn ngữ hồi ký của ông. 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài một cách hệ thống từ góc nhìn ngôn ngữ học. Các kết quả của luận án 4 nhằm làm nổi rõ những nét đặc sắc trong ngôn ngữ hồi ký của nhà văn Tô Hoài; ghi nhận những đóng góp của ông trong sự phát triển ngôn ngữ hồi ký nói riêng, ngôn ngữ nghệ thuật nói chung. - Luận án góp phần chỉ ra vai trò của Tô Hoài trong việc sử dụng đa dạng các loại ngôn ngữ đời sống vào ngôn ngữ nghệ thuật, sự kết hợp giữa phong cách truyền thống và phong cách hiện đại; khẳng định những đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của thể hồi ký nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận án triển khai thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 2: Từ trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài Chương 3: Câu trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ trần thuật Ngôn ngữ trần thuật (tiếng Anh: narrative discourse, tiếng Pháp: Discours naratif) là một khái niệm hết sức trừu tượng, phức tạp, liên quan đến rất nhiều yếu tố trong việc trần thuật. Nếu đứng từ góc độ khác nhau (từ Ngôn ngữ học, Văn học, Tự sự học, hay Văn bản học,…) để tiếp cận ngôn ngữ trần thuật thì sẽ có những đánh giá và nhận xét khác nhau về yếu tố nội hàm, ngoại diên, cấu thành hay vai trò của nó. Tuy nhiên, trong các tài liệu chúng tôi tham khảo, các tác giả không ai đưa ra định nghĩa cụ thể về ngôn ngữ trần thuật. Bắt đầu những năm 80 của thế kỷ XX, khái niệm ngôn ngữ trần thuật được nhiều ngành, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và bàn luận từ nhiều khía cạnh khác nhau với nội dung ngày một phong phú hơn. 1.1.1.1. Trên thế giới Việc nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật đã được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm như: Lý luận tự sự đương đại (Recent Theories of Narrative) của Wallace Martin (1986) [208 ], Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể (Introduction to the Structural Analysis of Narratives) của Roland Barthes (1977) [196], Ngôn ngữ trần thuật - ngôn ngữ trần thuật mới (Narrative Discourse - New Narrative Discourse) của G.Genette (1986) [203], Trần thuật học: Dẫn luận lý luận tự sự (Narratology: Introduction to the Theory of Narrative) của Mieke Bal (1985, 1997) [195], Lý luận tự sự của hậu hiện đại (Postmodern Narrative Theory) của Mark Curre (1998) [202], Hướng dẫn lý luận tự sự đương đại (A Companion to Narative Theory) do James Phelan và Peter J. Rabinnowitz chủ biên (2005) [210],... Mỗi tác giả nghiên cứu một phương diện khác nhau của lý thuyết ngôn ngữ trần thuật. G.Genette trong cuốn Ngôn ngữ trần thuật - Tân diễn ngôn trần thuật đã khu biệt ba hàm nghĩa của tự sự, định nghĩa ba khái niệm truyện, tự sự và trần thuật. Đồng thời, G.Genette cũng đã vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học của F.de Saussure để giải thích truyện kể, tự sự và trần thuật. Ông cho rằng tất cả những hành động 6 trần thuật mang tính sáng chế (sản xuất ra những văn bản nghệ thuật có nội dung truyện kể) và kể cả những tình cảnh thực hay ảo mà hành động trần thuật xảy ra trong ấy đều là trần thuật. Ông khu biệt hình thức cấu tạo cơ bản của ngôn ngữ tự sự như sau: tất cả ngôn ngữ xuất hiện trong một văn bản tự sự dều là ngôn ngữ do người trần thuật nói ra. Và G.Genette cũng cho rằng ngôn ngữ trần thuật chủ yếu là nghiên cứu các mối quan hệ giữa tự sự và truyện kể, tự sự và trần thuật, chuyện kể và trần thuật [203]. Trần thuật học: Dẫn luận lý luận tự sự (Narratology: Introduction to the Theory of Narrative) của Mieke Bal là công trình quan trọng về lý luận Trần thuật học, tập trung giới thiệu các thành phần chủ yếu về lý luận tổng hợp của văn bản trần thuật/tự sự từ các khía cạnh văn bản, câu chuyện, giải thích lý thuyết cơ bản về lý luận tự sự như người hành động, thời gian, địa điểm, sự kiện, người trần thuật,… Mieke Bal cho rằng, ngôn ngữ trần thuật nghiên cứu quan hệ giữa trạng thái thời gian và sự kiện trong các mô thức ngôn ngữ của văn bản tự sự, tập trung vào các mối quan hệ có thể giữa truyện kể và văn bản tự sự, quá trình trần thuật và văn bản trần thuật/tự sự [195],... Trong Lý luận tự sự của hậu hiện đại của Mark Curre, ông tập trung nghiên cứu những thay đổi của hậu hiện đại, giải thích các yếu tố lý luận tự sự như khách thể, thời gian, không gian, chủ thể tự sự. Hai chủ đề quan trọng được thể hiện trong cuốn sách là quan hệ giữa tự sự với thân phận, vai trò của thời gian trong việc trần thuật [202],… Nhìn chung, các tác giả nước ngoài đã đề cập đến vấn đề ngôn ngữ trần thuật ở bình diện lí thuyết trần thuật, nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật, chứ chưa đi vào tìm hiểu biểu hiện của ngôn ngữ trần thuật qua tác phẩm. 1.1.1.2. Ở Việt Nam Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã đi sâu tìm hiểu vấn đề ngôn ngữ trần thuật như: Dẫn luận thi pháp của Trần Đình sử (1998) [150], Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử do Trần Đình Sử chủ biên (2004) [151], Những vấn đề thi pháp truyện của Nguyễn Thái Hòa (2000) [78], Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại của Thái Phan Vàng 7 Anh [2], Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của Hoàng Dĩ Đình (2014) [45],... Trong công trình Những vấn đề thi pháp truyện, Nguyễn Thái Hòa [78] đã khảo sát và nghiên cứu những yếu tố quan trọng trong truyện là lời kể, lời thoại, không gian, thời gian và giọng văn từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Cũng nghiên cứu về thời gian trong tác phẩm văn học, Lê Thị Tuyết Hạnh đã khẳng định vai trò quan trọng của thời gian trong các yếu tố cấu trúc nên một văn bản tự sự của văn học. Trong công trình, tác giả đi sâu khảo sát quan hệ giữa thời gian với sự kiện cũng như thời gian với tâm lý nhân vật. Thời gian được xem như là một trung tâm trong việc tổ chức một tác phẩm văn học. Tác giả quan niệm rằng, thời gian có “chức năng như một thủ pháp, một tín hiệu có giá trị nghệ thuật riêng” [67]. Trong Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Hoàng Dĩ Đình cũng đã giới thuyết và đưa ra các quan niệm về trần thuật và ngôn ngữ trần thuật. Theo tác giả, ngôn ngữ trần thuật là hành động kể của từng cá nhân, là hành động cá nhân về ý chí, trí tuệ, mang tính chất dị biệt. Ngôn ngữ trần thuật là tất cả những hình thức ngôn ngữ dùng trong việc trần thuật [45]. Qua những ý kiến trên, chúng tôi thấy trần thuật, ngôn ngữ trần thuật là những phạm trù mỹ học cơ bản của tự sự học. Trần thuật là kể lại, thuật lại câu chuyện, sự việc, sự tình, biến cố của con người/ nhân vật theo diễn trình thời gian. Nói đến trần thuật là nói đến người thuật (kể) và lời kể (ngôn ngữ trần thuật). 1.1.2. Nghiên cứu về hồi ký Thuật ngữ hồi ký (tiếng Latinh: Memoria; tiếng Anh Memoir; tiếng Pháp Mémoires) ra đời muộn nhưng tiền thân của hồi ký vốn xuất hiện từ rất sớm. Qua tiến trình lịch sử, đến nay hồi ký đã hiện diện với tính chất một thể tài có vị trí quan trọng trong đời sống văn học. Hồi ký là thể tài phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Đã có nhiều ý kiến bàn về hồi ký về khái niệm và đặc trưng của thể loại này. Mặc dù có những quan điểm không tách bạch trên phương diện lý thuyết thể loại giữa hồi ký và các thể tài khác trong ký, nhưng dù muốn hay không hồi ký với tư cách là một thể tài vẫn tồn tại như một thực tế được thừa nhận. Đáng chú ý là số lượng hồi ký trên thế giới và ở Việt Nam vô cùng phong phú nhưng lại không dễ 8 đưa ra một định nghĩa thống nhất, cho phép khái quát hết các đặc điểm của thể loại. Trong lịch sử văn học, khái niệm hồi ký và những vấn đề lý thuyết thể loại luôn là vấn đề gây tranh cãi. Không những với người nghiên cứu mà với người sáng tác, các ý kiến, định nghĩa hồi ký không chỉ thay đổi theo thời gian mà còn có nhiều điểm khác biệt tùy vào quan điểm mỹ học của từng tác giả. 1.1.2.1. Nước ngoài Từ những năm đầu thế kỷ XIX, lý thuyết hồi ký đã được nghiên cứu ở Nga. V. Belinsky đã đưa ra định nghĩa về hồi ký mà nhiều nhà nghiên cứu đương đại vẫn tham khảo vào đó: “…Hầu hết các cuốn hồi ký hoàn toàn xa lạ về ý nghĩa, chỉ có giá trị về mức độ truyền đạt chính xác và đáng tin cậy các sự kiện thực tế, hầu hết các cuốn hồi ký nếu được viết một cách điêu luyện thì sẽ tạo nên một mặt cuối cùng trong lĩnh vực tiểu thuyết khi tự nó kết thúc” [215, tr.16]. Nhà phê bình đã coi hồi ký là một phần cấu thành của thể loại văn học sử thi. Ông đã xem “các sự kiện lịch sử có trong các nguồn không hơn những hòn đá hay những viên gạch: chỉ người nghệ sĩ mới có thể dựng nên một tòa nhà sang trọng từ vật liệu này”. Belinsky cho rằng quan trọng không phải đơn giản chỉ là việc liệt kê các sự kiện, mà là việc lựa chọn chúng, việc tác giả biết xây dựng từ chúng một bức tranh biểu cảm [215, tr.16]. Khi đề xuất hình mẫu của sự kiện được miêu tả với tư cách là dấu hiệu bắt buộc của hồi ký, Belinsky vì thế đã công nhận hồi ký là một thể loại văn học có đầy đủ thẩm quyền mà trong đó có sự lựa chọn và tổ chức các sự kiện theo ý định của tác giả, xây dựng hình mẫu nghệ thuật. N.Chernyshevsky cho rằng các tác phẩm hồi ký thường dựa trên các sự kiện đã xảy ra vào thời gian nào đó “về các sự kiện này, hoặc là chúng được kể lại một cách không thỏa đáng, hoặc chúng được tác giả lựa chọn một cách thiếu kinh nghiệm, dù sao bạn cũng có thể biết được các tập tục của thế kỷ, với những gì đã xảy ra trong thế giới khi đó” [221, tr.326]. Như vậy, chính Belinsky và Chernyshevsky ngay trong thế kỷ XIX đã xác định rằng các cuốn hồi ký của các nhà văn cũng có những chất lượng nhu các tác phẩm văn học khác: trong đó có sự điển hình hóa thực tế, có quan điểm lịch sử đối với những sự kiện được miêu tả và sự lựa chọn các sự kiện. Sự đặc biệt của chúng được quy định bởi quan điểm cá nhân đối với những sự kiện được miêu tả, khả năng thể hiện dưới hình thức 9 cá nhân những sự kiện đã trải qua và đã nhìn thấy. Những ý kiến của các nhà phê bình đã xác định vị trí của các cuốn hồi ký trong tiến trình văn học. Nhưng chính mức độ phát triển của phê bình văn học, sự ưu thế của phương pháp tiếp cận lịch sử đã dẫn đến việc trong hầu hết các công trình, các vấn đề về phân loại các thể loại chưa được xem xét một cách đầy đủ. Cuối thế kỷ XIX, quan điểm của Ts. Volpe trong cuốn Nghệ thuật của sự khác biệt, đã xem thể loại hồi ký như một hiện tượng văn học được hình thành và chỉ ra rằng hồi ký là một thành phần có đầy đủ thẩm quyền trong tiến trình văn học. Volpe lần đầu tiên đặt câu hỏi về vai trò của phương pháp hồi ký trong sáng tác của các nhà văn các trào lưu khác nhau như B.Lifshits và A.Bely, M.Zoschenko và A. Grin [221]. Tuy nhiên, vì những điều kiện khách quan (sự đàn áp của những năm ba mươi và các hiện tượng chiến tranh) mà các kết luận của Volpe chỉ được sử dụng trong nghiên cứu văn học vào những năm chín mươi. Vào thế kỷ XX, khi lưu ý rằng văn xuôi hồi ký là một hiện tượng nghệ thuật toàn vẹn, Kuznetsov chỉ ra rằng “các vấn đề được đặt ra trong đó nằm ở chính trung tâm của những quyền lợi tinh thần của hiện tại” [220, tr.147]. Mặc dù tác giả không nói về các cuốn hồi ký như một thể loại nhưng ông phân ra các dạng riêng (truyện hồi ký, tiểu thuyết hồi ký, sử thi hồi ký). Trong công trình của M. Bilinkis, các cuốn hồi ký được nghiên cứu như một không gian văn bản đặc biệt: “Văn học hồi ký là thể loại hồi ký riêng, khi đó giống như văn bản hồi ký (thông báo về sự kiện mà theo sự công nhận của tác giả thì nó là bằng chứng của sự kiện đó) có thể bao gồm trong các tác phẩm của các thể loại khác. Các văn bản có thể giao nhau, có nghĩa là tồn tại trong một thể loại, các thể loại không giao nhau trong môi trường độc giả đồng nhất. Ví dụ, vào thế kỷ XVIII “Câu chuyện về cuộc đời”,... của Avvakum đã được nhận thức bởi những người đương thời chỉ giống như một câu chuyện về cuộc đời, đặc biệt mục tiêu của nhận thức đó được trình bày trong tên gọi của văn bản. Chỉ đến thế kỷ XX văn bản này mới có thể được như một văn bản hồi ký hoặc tiểu thuyết” [217, tr.9]. Theo ý kiến của Levitsky, “người viết hồi ký khi tái dựng một phần thực tế trong lĩnh vực tầm nhìn của mình, chủ yếu dựa trên các ấn tượng và hồi ức trực tiếp của mình; thì ở khắp nơi hoặc chính người viết hoặc quan điểm của 10 người đó đối với sự kiện được miêu tả cần phải làm cho nổi bật. Sự không đầy đủ của sự kiện và tính phiến diện của thông tin hầu như không thể tránh khỏi được đổi lại trong các cuốn hồi ký bằng sự thể hiện một cách sống động và trực tiếp cá tính của tác giả, là “tài liệu” có giá trị của thời gian” [223, tr.216]. Yu. Petlyakov lưu ý rằng “khi thể hiện các cuốn hồi ký như “thể hồi ký - tự truyện”, thông thường các nhà nghiên cứu gắn kết khái niệm chung chung “hồi ký” và cụ thể - “tự truyện”, thuật ngữ thể hiện trong một loạt các trường hợp là một trong những thể loại văn học hồi ký” [215, tr.4]. Nhà nghiên cứu đề xuất tên gọi các cuốn hồi ký (hồi ức) bằng thuật ngữ “văn học hồi ký” và bao hàm trong đó sự hình thành thể loại hình thức như một loại hình. Yu. Petlyakov cho rằng việc xác định ban đầu của các tác phẩm viết về quá khứ, nơi quan điểm cá nhân đối với quá khứ chiếm ưu thế, như các cuốn hồi ký, là chính xác hơn. Vì vậy việc phân chia tiểu thuyết tự truyện và tiểu thuyết hồi ký tiểu sử như các loại hình hồi ký của các nhà văn là hợp lý. Những nghiên cứu này thực sự cần thiết không chỉ với người viết hồi ký mà cả với tác giả luận án. Đây là những gợi mở để người viết phân tích những vấn đề kỹ thuật viết hồi ký của nhà văn. 1.1.2.2. Trong nước So với các thể loại khác, hồi ký xuất hiện muộn. Ở Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỷ XX, hồi ký mới xuất hiện và mãi những thập niên cuối thế kỷ XX mới phát triển và đạt được những thành tựu như một thể loại độc lập. Nên hầu hết các công trình lý luận - phê bình, các công trình văn học sử, đều dành sự quan tâm nhiều hơn đến đặc điểm và thành tựu của thể loại ký - một mảng văn xuôi quan trọng của mọi thời kỳ phát triển của văn học viết. Hồi ký thường chỉ được nhắc qua như một tiểu loại giàu chất tự sự, và tất nhiên phải chịu sự chi phối từ những đặc điểm loại hình của ký. Là một bộ phận của ký văn học, hồi ký văn học càng được thu hẹp trong một phạm vi tác giả và tác phẩm. Mỗi tác giả lại chỉ có thể viết một số hồi ký với số lượng tối đa vài cuốn. Một phần vì vậy nên chưa có nhiều công trình chuyên về hồi ký. Đã có một số công trình nghiên cứu hoặc tập hợp những bài nghiên cứu về hồi ký với tư cách là một thể loại của ký trong đó có đề cập đến khái niệm thể loại. Đáng chú ý là tác giả Hà Minh Đức trong cuốn Lý luận văn học [49]; tác giả Phương Lựu 11 trong cuốn Lý luận văn học [110];… Trong cuốn Lý luận văn học Phương Lựu đã quan niệm “loại hồi ký với đặc điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc kể lại những sự việc trong quá khứ. Hồi ký có thể nặng về người hay việc, có thể kết cấu theo dạng kết cấu - cốt truyện hoặc kết cấu - liên tưởng [110, tr.436]. Hà Minh Đức trong cuốn Lý luận văn học đã tiếp tục giới thuyết về hồi ký. Hà Minh Đức định nghĩa: “Hồi ký là một thể văn quan trọng”; “đối tượng miêu tả của hồi ký thường là những nhân vật xuất sắc trong lịch sử như cuộc đời của những nhà hoạt động chính trị, các anh hùng chiến sĩ nhiều kì công, kì tích, trong nhiều vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm vi trên mà thực ra cuộc đời của mỗi con người đều có thể ghi lại thành hồi ký với điều kiện là những trang viết đó có ý nghĩa xã hội quan trọng gợi lên được những nhận thức chung có ích cho mọi người” [49, tr.230]. Trong tài liệu này, hồi ký của các nhà văn được đánh giá là những những tác phẩm có sức hấp dẫn. Các tác giả đã gợi ra một vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, đó là hồi ký văn học của các nhà văn. Bên cạnh đó là những phần nghiên cứu thuộc các công trình có tính lý luận chung như Ký báo chí và ký văn học (Đức Dũng), Năm bài giảng về thể loại (Hoàng Ngọc Hiến) [72],… Tìm hiểu các công trình nghiên cứu và tài liệu viết về hồi ký, chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về lí thuyết thể loại của hồi ký có số lượng còn ít so với các công trình nghiên cứu lí thuyết thể loại thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn,... những vấn đề lí luận chung về hồi ký được trình bày với mức độ khác nhau, có công trình đi sâu vào lí thuyết về hồi ký, có công trình chỉ đề cập lí thuyết chung về hồi ký làm cơ sở để phân tích thành tựu của hồi ký trong đời sống văn học; tuy nhiên tất cả các chuyên luận, các bài viết trên đều có giá trị kiến tạo và bồi đắp lý thuyết thể loại hồi ký, giúp ích cho việc nhận dạng, phân biệt, tạo lập và tiếp nhận tác phẩm. Về phương diện lý luận, kết quả của các công trình nghiên cứu về hồi ký đã đạt được: Đưa ra những định nghĩa và cắt nghĩa khái niệm hồi ký. Phân tích, khẳng định vai trò của hồi ký trong đời sống xã hội và đời sống văn học. Xác định những đặc điểm cơ bản về nội dung và yêu cầu về giá trị văn học của hồi ký. Xác định tiêu chí phân loại hồi ký. Phát hiện và bước đầu nhận dạng hồi ký văn học của các nhà văn. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về hồi ký nêu trên mới tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản về lý thuyết thể loại của hồi ký nói chung chứ 12 chưa đi sâu nghiên cứu lý thuyết thể loại của hồi ký văn học. Những vấn đề lý thuyết thể loại của hồi ký văn học còn mờ nhạt; khái niệm, đặc điểm thể loại của hồi ký văn học chưa được giới thuyết cụ thể. Tô Hoài - nhà văn rất thành công trong thể loại hồi ký cũng đưa ra nhận định riêng của mình về thể ký như: “Ký là một thể loại mang tính cách riêng, tính cách của một lối viết ra những cảm xúc trước sự việc mắt thấy, tai nghe. Ký có lối xây dựng chủ đề, nhân vật, kết cấu, tình tiết, ngôn ngữ… riêng biệt” [84, tr.25]. Chính từ quan niệm đó, hồi ký của Tô Hoài có những đặc điểm riêng. Một mặt, nó tuân theo những yêu cầu của hồi ký, mặt khác, nó in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn. Năm cuốn hồi ký Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Những gương mặt, Tự truyện, Cỏ dại là những tác phẩm tiêu biểu minh chứng cho phong cách viết hồi ký của tác giả. 1.1.3. Nghiên cứu chung về phong cách nghệ thuật hồi ký Tô Hoài 1.1.3.1. Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật Tô Hoài là một gương mặt tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại, một nhà văn lớn, có đóng góp đối với nhiều thể loại văn học khác nhau. Trên những trang viết của mình, ông luôn để lại những dấu ấn riêng, có dấu “vân tay” in trên chữ, có “một giọng điệu riêng, một cách nói riêng” (Phong Lê). Các trang viết với giọng điệu và cách thể hiện riêng ấy đã đem đến cho Tô Hoài một phong cách nghệ thuật đặc sắc. Hơn nữa, ông sáng tác trong thời gian dài, đồ sộ về số lượng tác phẩm, phong phú về thể loại, lại có những đóng góp lớn cho quá trình phát triển nền văn học dân tộc ta nên đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và quan tâm tới. Cho đến nay đã có một số lượng không nhỏ những chuyên luận, phê bình nghiên cứu ở những mức độ khác nhau về phong cách nghệ thuật, tác phẩm, con người tác giả, trong đó, có không ít ý kiến đánh giá về phong cách hồi ký của ông. Về phong cách nghệ thuật hồi ký Tô Hoài, đã có rất nhiều bài viết trên các tạp chí, những tham luận, luận văn, luận án, chuyên khảo đánh giá, nghiên cứu về mảng sáng tác này. Ngay từ tác phẩm hồi ký đầu tiên Cỏ dại xuất bản năm 1943 cho tới Chiều chiều xuất bản năm1997, hành trình nghiên cứu về hồi ký Tô Hoài luôn song song với hành trình sáng tạo của nhà văn và ngày càng có nhiều công trình giá trị. Chúng ta có thể chia các nghiên cứu này thành 3 hướng: 13 - Nghiên cứu, thảo luận về phong cách nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của Tô Hoài trong đó có nhắc đến hồi ký của ông. Đó là, các công trình của Nguyễn Đăng Mạnh [113], [114]; Hà Minh Đức [48], [50]; Trần Hữu Tá [153]; Trần Đình Nam [118]; Phong Lê [99], [100]; Nguyễn Văn Long [107]; Nguyễn Đăng Điệp [44]; Mai Thị Nhung [130], v.v.. Trong khi nghiên cứu về phong cách nghệ thuật, về quan niệm nghệ thuật tác phẩm Tô Hoài, nhiều tác giả trong các công trình của mình đã có một số ý kiến ít nhiều nói về “cái tôi” của Tô Hoài, nghệ thuật ngôn từ của tác giả trong hồi ký, tự truyện. Chẳng hạn, Nguyễn Đăng Mạnh, trong bài Tô Hoài với quan niệm về con người đánh giá về khả năng quan sát tinh tế của nhà văn: “Nhà văn có một khiếu quan sát hết sức phong phú và sắc sảo, tài hoa, hiểu theo nghĩa vận dụng toàn bộ các giác quan để ghi nhận cảnh vật bên ngoài với tất cả hình dáng, sự hoạt động, âm thanh, màu sắc, mùi vị của nó… Ông có một trí tưởng tượng mạnh mẽ giúp ông rất nhiều khi miêu tả… đồng thời có một vốn ngôn ngữ giàu có mà ông cần cù tích lũy để tạo nên những bức tranh chân thực, góc cạnh và đầy hương sắc” [116, tr.24]. Hay Phong Lê trong bài Ngót sáu mươi năm văn Tô Hoài đã chỉ ra chân dung: “Một Tô Hoài không lẫn với bất cứ ai, một Tô Hoài hết mình. Hóm hỉnh và thông minh. Nhẹ nhõm mà có sức nặng, cứ như đùa mà thật nghiêm chỉnh. Nhũn nhặn, khiêm nhường mà thật dũng cảm, chẳng biết sợ là gì” [99, tr.41]. Nguyễn Đăng Điệp đánh giá, nhận định về tài năng, đặc điểm nổi bặt trong cách sử dụng từ ngữ của Tô Hoài : “Nói đến Tô Hoài không thể không nói đến tài năng sử dụng ngôn ngữ của ông. Tô Hoài rất ít khi dùng thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở. Chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống. Nhưng đó là thứ ngôn ngữ chắt lọc.” [44, tr.121]; “ngôn ngữ của ông mềm mại, tung tẩy, nẫu nục chất dân gian. Đó là sự tinh tế của một cây bút cao tay, là ý thức đạt tới sự giản dị của một sự khéo léo lớn. Chính vì thế mà văn Tô Hoài không mòn cũ theo thời gian” [44, tr. 115]. - Nghiên cứu, thảo luận từng tác phẩm hồi ký Tô Hoài chúng ta bắt gặp các công trình của Vân Thanh [158], Võ Xuân Quế [142], Xuân Sách và Trần Đức Tiến [143], Nguyễn Văn Bổng [21], Nguyễn Văn Thọ [165], Trần Đình Thọ [166], Lê Thị Biên [19], v.v.. Những công trình nghiên cứu này, nhìn chung, đánh giá những nét đặc sắc, các giá trị của hồi ký Tô Hoài, nhằm khai mở cho những nghiên cứu 14 khái quát hơn. Xuân Sách nhận xét về Cát bụi chân ai, nhà văn thấy tác phẩm có giá trị văn học vừa là cuốn tư liệu có giá trị lịch sử bởi đã dựng lại đời sống tinh thần của một số cây bút lớn cũng như môi trường mà nhà văn phản ánh trong đó: "Tác phẩm mang dấu ấn đậm nhất phong cách Tô Hoài - từ văn phong đến con người. Thâm hậu mà dung dị, thì thầm và không đơn điệu nhàm chán, lan man tí chút nhưng không kề cà vô vị. Một chút "u mặc" với cái giọng khơi khơi mà nói ai muốn nghe thì nghe, không bắt buộc, nghe rồi hiểu đừng cật vấn…Và vì thế…sức hấp dẫn chủ yếu là sự chân thực" [143, tr.414]. Trần Đức Tiến chú ý tới điểm nhìn khi xây dựng nhân vật trong hồi kí của Tô Hoài: "Bằng cuốn sách của mình, lần đầu tiên ông đã cho thế hệ cầm bút chúng tôi nhìn một số "nhân vật lớn" của văn chương nước nhà từ một cự li gần...Bây giờ qua Tô Hoài - chúng tôi được nhìn gần: một khoảng cách khá "tàn nhẫn" nhưng vì thế mà chân thực và sâu sắc" [143, tr.413]. Nhà văn Nguyễn Văn Bổng nhận xét và rút ra quan niệm về con người trong hồi ký của nhà văn Tô Hoài - Cát bụi chân ai "kể chuyện những nhà văn, những người bạn mà tài năng văn học không ai chối bỏ được nhưng đồng thời cũng là những con người bình thường với những tính tốt và tật xấu như mọi người" [21]. Nguyễn Văn Thọ trong Vài cảm giác với “Chiều chiều” đánh giá: “Chiều chiều rất cuốn hút. Nó đầy ắp những sự kiện vừa quen vừa lạ trong cuộc sống. Đọc văn Tô Hoài cần sự tĩnh lặng của tâm hồn người đọc mới cảm thụ hết được các tầng của tác phẩm dù là Tự truyện...” [165, tr.12],… - Nghiên cứu, thảo luận về hồi ký Tô Hoài nói chung có các công trình, bài viết của Đặng Tiến [172]; Đoàn Thị Thúy Hạnh [66]; Vương Trí Nhàn [124], [125], [126]; Trương Thị Thu Huyền [98]; Trần Thị Mai Phương [139]; Lê Thị Thủy [167]; v.v.. Đây là hướng nghiên cứu có nhiều ý kiến, nhận định bàn đến nghệ thuật trần thuật, cái tôi tác giả trong hồi ký, tự truyện Tô Hoài. Chẳng hạn, công trình của Đoàn Thị Thúy Hạnh [66] đã chỉ ra vai trò đặc biệt của miêu tả trong nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài, phân tích cách tổ chức cốt truyện và phát triển mạch truyện và giọng điệu trần thuật trong hồi ký Tô Hoài. Hoặc qua việc khảo sát tất cả những cuốn hồi ký của Tô Hoài được công bố từ trước tới nay, Trương Thị Thu Huyền [89] chỉ ra những đặc trưng của thể loại hồi ký,... Trong các bài viết, công trình của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan