Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ xx...

Tài liệu Ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ xx

.PDF
197
180
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HOA NGÔN NGỮ VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX: NGÔN NGỮ VĂN XUÔI MỚI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHỮ QUỐC NGỮ LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HOA NGÔN NGỮ VĂN HOC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX: NGÔN NGỮ VĂN XUÔI MỚI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHỮ QUỐC NGỮ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 34 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : GS.TS ĐINHVĂN ĐỨC PGS. TS TRẦN NHO THÌN XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA LUẬN ÁN THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN T/M TẬP THỂ HƯỚNG DẪN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN PGS.TS Hà Văn Đức PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin bày tỏ lòng tri ân tới GS.TS Đinh Văn Đức (Khoa Ngôn ngữ học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) và PGS. TS Hà Văn Đức (Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), người đã tận tình hướng dẫn tác giả luận án nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tác giả luận án cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong các Hội đồng đánh giá luận án bởi những góp ý của Hội đồng sẽ giúp tác giả luận án có những tiến bộ nhanh hơn trên con đường học tập và nghiên cứu. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Thị Hoa i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: - Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu của ai khác. - Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị. - Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu một cách trung thực, cẩn trọng trong luận án. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Thị Hoa ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 5. Đóng góp của luận án ................................................................................ 5 6. Cấu trúc của luận án .................................................................................. 6 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu...................................................... 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .............................................. 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................ 23 1.2. Giới thuyết về một số khái niệm .................................................... 24 1.2.1. Văn xuôi và văn xuôi mới ........................................................... 24 1.2.2. Ngôn ngữ văn xuôi mới ............................................................... 27 1.2.3. Ngôn ngữ trần thuật .................................................................... 29 1.2.4. Ngôn ngữ hội thoại ..................................................................... 30 Chƣơng 2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VĂN XUÔI MỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ........................................................................................... 34 2.1. Nhân tố chính trị, xã hội ................................................................. 34 2.1.1. Thực dân Pháp đô hộ trên toàn xứ Đông Dương, đưa Việt Nam vào quỹ đạo Âu hóa .............................................................................. 34 2.1.2. Sự hình thành và phát triển của đô thị Việt Nam theo mô hình phương Tây ........................................................................................... 36 2.2. Nhân tố văn hóa, văn học và tƣ tƣởng .......................................... 39 2.2.1. Sự tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt qua hệ thống giáo dục Pháp - Việt.. 39 2.2.2. Chữ Quốc ngữ và sự hình thành một nền quốc văn mới ............ 43 2.2.3. Ý thức cá nhân trong quan hệ: nhà văn - cuộc sống - tác phẩm công chúng và trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa .............................. 47 iii 2.2.4. Báo chí tiếng Việt đầu thế kỷ XX với sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ văn xuôi mới ................................................................... 52 2.2.5. Dịch thuật phát triển - thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển vượt bậc cho ngôn ngữ văn xuôi mới ........................................... 55 Chƣơng 3. ĐỔI MỚI VỀ KẾT CẤU VĂN BẢN VĂN XUÔI MỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX .................................................................................. 59 3.1. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn xuôi nửa đầu thế kỷ XX ..... 59 3.1.1. Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi trước thế kỷ XX ............................ 59 3.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi từ năm 1900 đến năm 1930 ......... 63 3.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi từ năm 1930 đến năm 1945 ......... 68 3.2. Kết cấu văn bản văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX ...................... 71 3.2.1. Hình thái cốt truyện chịu ảnh hưởng của phương Tây .............. 71 3.2.2. Phương thức triển khai tạo ra kịch tính ..................................... 77 3.2.3. Thoát ra khỏi kiểu kết cấu truyền thống, có hậu ........................ 81 3.2.4. Ngôi trần thuật ............................................................................ 86 3.2.5. Nhịp điệu trần thuật .................................................................... 92 3.2.6. Giọng điệu trần thuật .................................................................. 96 3.2.7. Đoạn văn mạch lạc, tổ chức chặt chẽ, tinh giản ...................... 100 Chƣơng 4: NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT VÀ NGÔN NGỮ HỘI THOẠI TRONG VĂN BẢN VĂN XUÔI MỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX .........105 4.1. Ngôn ngữ trần thuật ...................................................................... 106 4.1.1. Ngôn ngữ người trần thuật ....................................................... 106 4.1.2. Các kiểu ngôn ngữ trần thuật ................................................... 107 4.1.2.1. Lời kể .................................................................................. 107 4.1.2.2. Lời tả .................................................................................. 112 4.1.2.3. Lời bình .............................................................................. 121 4.1.2.4. Lời nửa trực tiếp ................................................................. 123 4.2. Ngôn ngữ hội thoại ........................................................................ 124 4.2.1. Ngôn ngữ nhân vật .................................................................... 124 4.2.2. Ngôn ngữ nhân vật qua hệ thống từ xưng hô ........................... 125 4.2.3. Ngôn ngữ nhân vật qua hệ thống từ ngữ dùng để kể, tả, bình luận ..................................................................................................... 128 iv 4.2.4. Ngôn ngữ nhân vật qua độc thoại............................................. 133 4.2.5. Ngôn ngữ nhân vật qua đối thoại ............................................. 140 KẾT LUẬN ............................................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .........................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................152 PHỤ LỤC ...............................................................................................161 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Bảng thống kê tỉ lệ % sử dụng ngôi trần thuật trong các truyện ngắn và tiểu phẩm .................................................................................... 89 Bảng 2: Thống kê tần số xuất hiện lời độc thoại trong truyện ngắn và tiểu phẩm .......................................................................................................135 Bảng 3: Thống kê tần số xuất hiện lời độc thoại trong tiểu thuyết ...........137 Bảng 4: Thống kê tần số xuất hiện lời đối thoại trong truyện ngắn và tiểu phẩm ......................................................................................................142 Bảng 5: Thống kê tần số xuất hiện lời đối thoại trong tiểu thuyết ............143 vi DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng thống kê ngôi trần thuật trong truyện ngắn Thạch Lam .........161 Phụ lục 2: Bảng thống kê ngôi trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng ..........162 Phụ lục 3: Bảng thống kê ngôi trần thuật trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố ......163 Phụ lục 4: Bảng thống kê ngôi trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan .......................................................................................................164 Phụ lục 5: Bảng thống kê ngôi trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao ......165 Phụ lục 6: Bảng thống kê ngôi trần thuật trong truyện ngắn của Nhất Linh .....166 Phụ lục 7: Bảng thống kê ngôi trần thuật trong truyện ngắn của Khái Hưng ....167 Phụ lục 8: Bảng thống kê tỉ lệ % ngôi trần thuật trong các truyện ngắn ...........168 Phụ lục 9: Bảng thống kê tần suất đối thoại trong truyện ngắn của Khái Hưng 169 Phụ lục 10: Bảng thống kê tần suất đối thoại trong truyện ngắn của Nhất Linh 170 Phụ lục 11: Bảng 11 thống kê tần suất đối thoại trong truyện ngắn của Thạch Lam .............................................................................................171 Phụ lục 12: Bảng thống kê tần suất đối thoại trong truyện ngắn của Nam Cao .173 Phụ lục 13: Bảng thống kê tần suất đối thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ........................................................................................................................... 176 Phụ lục 14: Bảng thống kê tần suất đối thoại trong truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng ......................................................................................................182 Phụ lục 15: Bảng thống kê tần suất đối thoại trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố .183 Phụ lục 16: Bảng thống kê tần số xuất hiện lời đối thoại trong truyện ngắn và tiểu phẩm .......................................................................................................187 Phụ lục 17: Bảng thống kê tần số xuất hiện lời độc thoại trong truyện ngắn và tiểu phẩm .......................................................................................................187 Phụ lục 18: Bảng thống kê tần số xuất hiện lời độc thoại trong tiểu thuyết ......188 Phụ lục 19: Bảng thống kê tần số xuất hiện lời đối thoại trong tiểu thuyết .......188 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nửa đầu thế kỷ XX đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của đất nước, bảo tồn văn hóa, văn học Việt Nam, trong đó có ngôn ngữ. Thời kỳ này diễn ra nhiều biến động lớn trên mọi phương diện: từ chính trị, xã hội, kinh tế đến văn hóa, tư tưởng, lối sống và các giá trị. Nền văn học Việt Nam, trong đó có văn xuôi cũng diễn ra những biến đổi hết sức sâu sắc, toàn diện và vô cùng mau lẹ, với nhiều giá trị khác nhau, theo một lộ trình không đơn giản và bằng phẳng, nhưng nhìn bao quát vẫn là một hành trình theo hướng hiện đại hóa ngày càng sâu rộng và triệt để. Ngôn ngữ văn học nói chung và ngôn ngữ văn xuôi trên nền Quốc văn nói riêng cũng là một bộ phận của quá trình văn học ấy, cũng vận động theo hướng hiện đại hóa ngày càng sâu sắc, trên mọi phương diện và cấp độ. Như vậy, trong bối cảnh lịch sử, xã hội mới và trong môi trường văn hóa mới, văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vận động theo hướng hiện đại hóa ngày càng mạnh mẽ. Giai đoạn 1930 - 1945 được nhiều nhà nghiên cứu coi như là giai đoạn phát triển đến độ ổn định, hoàn chỉnh của nhiều thể loại và thuần thục, trưởng thành của văn học mới. Hơn nữa, tốc độ phát triển về số lượng, chất lượng của các tác phẩm văn học thời kỳ này cũng rất đáng nể. Nhiều tên tuổi và kiệt tác có thể trường tồn với thời gian. Nghiên cứu những tác giả, tác phẩm, những khuynh hướng văn học thuộc thời kỳ này đến nay đã có rất nhiều công trình, chuyên luận, luận án với những quy mô khác nhau. Trong đó, hiển nhiên vấn đề ngôn ngữ cũng được nói đến không ít. Nghiên cứu ngôn ngữ văn học giai đoạn 1930 - 1945 vẫn là một nhiệm vụ khá quan trọng của nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại. 1 Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, là chất liệu của văn chương “văn học là nghệ thuật của ngôn từ”. Ngôn ngữ văn học vừa là điều kiện, lại vừa là kết quả của quá trình vận động, biến đổi của văn học qua các thời kỳ, giai đoạn và qua đó phản ánh sự biến đổi của đời sống xã hội, của tư duy, của môi trường văn hóa tinh thần và các giá trị của quan niệm thẩm mỹ. Do đó, nghiên cứu văn học nói chung và văn xuôi nói riêng nhất thiết không thể bỏ qua bình diện ngôn ngữ, không chỉ bởi mọi bình diện của văn học đều chỉ có thể được biểu đạt qua ngôn ngữ, mà còn vì sáng tạo ngôn ngữ là một trong những mục đích quan trọng, là một phần không nhỏ góp phần hình thành nên những giá trị độc đáo, riêng biệt của văn chương “Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác” [32, tr.186]. Như vậy, xét thấy tầm quan trọng của sự thay đổi chất liệu của một nền văn học và từ yêu cầu giải thích và làm rõ sự chuyển biến hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XX, đi vào nghiên cứu văn xuôi quốc ngữ thời kỳ này từ góc độ ngôn ngữ là một việc làm có ý nghĩa. Do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu trong luận án của mình là: “Ngôn ngữ văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: Ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ”. Đây là hướng nghiên cứu mới có điều kiện đi sâu cắt nghĩa về những biến đổi tư duy nghệ thuật, về kỹ thuật viết văn, sự phát triển của câu văn xuôi nghệ thuật trong một thời đại văn qua các sản phẩm sáng tạo của các tài năng tiểu thuyết và truyện ngắn ở nước ta đầu thế kỷ XX. Luận án là một hướng tiếp cận liên ngành (ngôn ngữ và văn học) để có thể nhận diện quá trình hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX một cách khoa học. Từ đó ghi nhận sự đóng góp của các nhà văn trên các bước 2 đường phát triển của văn học nước nhà, vượt ra ngoài khuôn khổ của văn xuôi thời phong kiến. 2. Mục đích nghiên cứu - Giới thuyết các khái niệm: văn xuôi, văn xuôi mới, ngôn ngữ văn xuôi mới, ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ hội thoại và xem đó là công cụ then chốt, chiếu ứng với đối tượng nghiên cứu; - Đi sâu tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ văn xuôi nửa đầu thế kỷ XX (chính trị, xã hội, văn hóa, văn học, tư tưởng…) từ đó có cơ sở để lý giải về sự cách tân của văn xuôi và ngôn ngữ văn xuôi mới; - Phân tích những đổi mới trong kết cấu văn bản văn xuôi mới như: cốt truyện; phương thức triển khai tạo ra kịch tính; kết cấu văn bản, nhịp điệu, giọng điệu. Từ đó làm rõ sự chuyển biến theo hướng hiện đại của văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX; - Vận dụng các khái niệm vào nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ hội thoại trong các tác phẩm của các nhà văn trên. Thông qua khảo sát thống kê, miêu tả đặc điểm các cấp độ ngôn ngữ trong ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ hội thoại chỉ ra những biến đổi tư duy nghệ thuật, kỹ thuật viết văn của từng tác giả và sự phát triển câu văn xuôi nghệ thuật của giai đoạn 1930 - 1945 so với giai đoạn trước đó. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng Luận án nghiên cứu về ngôn ngữ văn xuôi mới giai đoạn 1930 - 1945 qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao: các nhân tố ảnh hưởng, sự đổi mới về kết cấu văn bản, ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ hội thoại. 3 - Về nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX: luận án nghiên cứu các nhân tố chính trị, xã hội, văn hóa, văn học, tư tưởng; - Về sự đổi mới kết cấu văn bản: luận án nghiên cứu hình thái cốt truyện, phương thức triển khai, kết cấu, giọng điệu, nhịp điệu, tổ chức; - Về ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ hội thoại: luận án nghiên cứu các kiểu ngôn ngữ trần thuật (kể, tả, bình, nửa trực tiếp); đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật qua từ xưng hô, qua hệ thống từ ngữ dùng để tả, kể, bình và qua độc thoại, đối thoại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Như trên đã nói, giai đoạn 1930 - 1945 là giai đoạn ổn định và hoàn chỉnh của nhiều thể loại, trong đó có tiểu thuyết và truyện ngắn. Tiểu thuyết và truyện ngắn giai đoạn này lớn mạnh cả về lượng và chất. Do khả năng và thời gian có hạn nên tác giả luận án lựa chọn một tiểu thuyết và một số truyện ngắn của các nhà văn tiêu biểu đại diện cho hai trào lưu văn học lãng mạn và hiện thực: - Nửa chừng xuân (Khái Hưng) - Bướm trắng (Nhất Linh) - Ngày mới (Thạch Lam) - Giông tố (Vũ Trọng Phụng) - Tắt đèn (Ngô Tất Tố) - Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan) - Sống mòn (Nam Cao) Và những truyện ngắn trong tuyển tập truyện ngắn của các nhà văn sáng tác trong giai đoạn 1932 - 1945: Nhất Linh (13 truyện), Khái Hưng (26 truyện), Thạch Lam (33 truyện), Nguyễn Công Hoan (73 truyện), Vũ Trọng Phụng (15 truyện), Nam Cao (39 truyện) và Ngô Tất Tố (50 tiểu phẩm). 4 Trong số đó, nhà văn Ngô Tất Tố viết rất nhiều tiểu phẩm và những tiểu phẩm của ông được chọn làm đối tượng khảo sát trong luận án của chúng tôi. (Xem cụ thể ở phần phụ lục). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp lịch sử - xã hội: Do đối tượng lựa chọn nghiên cứu của luận án có tính lịch sử nên khi nhìn nhận và phân tích vấn đề trong nguyên trạng hiện thời của nó thì chúng ta sẽ có được những đánh giá xác đáng, khoa học và khách quan. - Phương pháp phân tích văn bản: Đây là phương pháp cơ bản thường được sử dụng trong khi nghiên cứu về văn học. Phương pháp này sẽ được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. - Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này được dùng khi phân tích cấu trúc văn bản và các biểu hiện của ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ hội thoại. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương: Phương pháp tiếp cận hệ thống, Phương pháp so sánh đối chiếu, Phương pháp nghiên cứu liên ngành. 5. Đóng góp của luận án Với đề tài: Ngôn ngữ văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: Ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ, đóng góp của luận án như sau: 5.1. Ý nghĩa khoa học - Bước đầu đưa ra những nhận định có ý nghĩa khoa học về quá trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ văn xuôi trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, tập trung chủ yếu giai đoạn 1930 - 1945, có so sánh đối chiếu với giai đoạn trước qua khảo sát một số tác phẩm văn xuôi chữ quốc ngữ; 5 - Đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về ngôn ngữ văn xuôi quốc ngữ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (giai đoạn 1930 - 1945) trên các bình diện: sự đổi mới kết cấu văn bản văn xuôi mới, ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ hội thoại. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Vận dụng kết quả nghiên cứu của luận án nhằm đưa ra những đề xuất, định hướng trong việc nghiên cứu và tiếp nhận ngôn ngữ văn xuôi chữ quốc ngữ; - Với tư cách là một công trình nghiên cứu khoa học, những kết quả của luận án sẽ là tư liệu quan trọng cho những người nghiên cứu sau này và các sinh viên đang học ngành văn học và ngành ngôn ngữ. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Chương 2: Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ngôn ngữ văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX Chương 3: Đổi mới về kết cấu văn bản văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX Chương 4: Ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ hội thoại trong văn bản văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX 6 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Văn học nửa đầu thế kỷ XX là thời kỳ có nhiều biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ trên nhiều phương diện từ nội dung đến hình thức thể hiện, trong đó đặc biệt chú ý là sự hình thành và phát triển của văn xuôi mới (văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ) thay thế cho văn vần. Văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhìn nhận đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau. Có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về ngôn ngữ văn xuôi quốc ngữ giai đoạn 1930 - 1945, có chăng thì chỉ dừng lại ở từng tác giả, tác phẩm mà chưa có được cái nhìn toàn diện và có hệ thống về văn xuôi cũng như ngôn ngữ văn xuôi mới giai đoạn 1930 - 1945. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1. Trước năm 1945, các công trình, bài viết chủ yếu tập nghiên cứu về thể loại và thi pháp của văn xuôi quốc ngữ. Các nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Trúc Hà, Hải Đường, Vũ Ngọc Phan, Vũ Bằng… đều có chung nhận định văn xuôi quốc ngữ ra đời đầu tiên ở Nam Kỳ nhưng phát triển rực rỡ ở Bắc Kỳ và đỉnh cao là giai đoạn 1930 - 1945. Người quan tâm đến văn xuôi mới đầu tiên phải kể đến, đó là Phạm Quỳnh. Trong công trình Bàn về tiểu thuyết (1921), tác giả nhận định hiện trạng của tiểu thuyết đương thời “Mấy năm nay, ở nước ta người làm tiểu thuyết, người đọc tiểu thuyết đã thấy nhiều” nhưng “người làm tiểu thuyết còn ít thấy hay mà người đọc tiểu thuyết cũng chưa được sành. Lối tiểu thuyết trong văn chương ta thật là chưa có phương châm, chưa có định thể vậy” [83, tr.658]. Bên cạnh việc bàn về hai yếu tố then chốt liên quan đến một tác phẩm 7 văn học: nhà văn và người đọc thì tác giả còn giải thích rất rõ về tiểu thuyết và phép làm tiểu thuyết ở các nước Âu - Mỹ “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ kỳ tích, đủ làm cho người đọc có hứng thú” [83, tr.237]. Như vậy, bài viết chủ yếu định hướng sáng tác tiểu thuyết theo kiểu phương Tây cho những người làm tiểu thuyết chứ chưa bàn kỹ về sự tiến triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Cùng với xu hướng trên còn có công trình Lược khảo về sự tiến hóa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết (1932) của Trúc Hà. Đây là công trình có tính chất tổng kết những thành tựu của văn chương giai đoạn đầu thế kỷ XX. Ngoại trừ cái lỗi lớn là bỏ qua văn xuôi quốc ngữ miền Nam, bài viết của ông đã bao quát được sự phát triển của quốc văn trong hơn mười năm, từ 1919 đến 1932, điểm qua được những nổi trội, những cây bút tiêu biểu và về sau vẫn được nhắc đến nhiều trong các công trình văn học sử. Tác giả theo dõi từng bước phát triển của quốc văn, từ thuở còn là những câu văn đăng đối biền ngẫu cho đến khi trở nên hết sức linh hoạt uyển chuyển trong những tác phẩm tả chân hay lãng mạn. Tác giả cũng tập trung giới thiệu thể thức và cách viết tiểu thuyết hơn là phê bình, đánh giá về hiện trạng tiểu thuyết đương thời “Xét ra ngoài mười mấy năm nay về phương diện tiểu thuyết chưa nói đến các phương diện khác, quốc văn thật đã tiến nhiều” [30, tr.153]. Ông cũng chưa phân biệt rạch ròi giữa tiểu thuyết và truyện ngắn. Những truyện ngắn xuất hiện trên mặt báo lúc đó ông cũng đưa vào khái niệm tiểu thuyết. Thời kỳ này, một số nhà nghiên cứu còn nghiên cứu về kỹ thuật viết văn của các nhà văn. Theo giòng (1941) của Thạch Lam là công trình tiêu biểu bàn về thể loại tiểu thuyết và cách tân trong cách viết tiểu thuyết của Phong hóa. Ông đã nhận xét về cách viết văn của Phong hóa như sau: “Phong - Hóa hết sức phá bỏ các sáo cũ trong cách viết văn. Một câu văn sáo là một câu văn có 8 những đối chọi nhau cho kêu, và những hình ảnh, những ý nghĩ, những hình ảnh sẵn sàng, chỉ việc chắp nối với nhau. Phong Hóa phá bỏ lề lối, và gây nên một lối văn giản dị, dễ hiểu, bình dân hơn và hết sức tránh dùng chữ Hán. Chính lối văn ấy, mỗi ngày một mềm dẻo hơn, giầu thêm vì những cách hành văn của chữ Pháp, là lối văn thịnh hành đến bây giờ” [53, tr.21]. Cùng với đó là công trình Khảo về tiểu thuyết (1941) của Vũ Bằng. Tác giả đã dành hẳn hai chương 10 và 12 để bàn luận về thi pháp tiểu thuyết như giọng điệu và tổ chức trần thuật. Ý đồ của tác giả được thể hiện ngay ở cách đặt tên cho các chương: “Tiểu thuyết nên viết bằng giọng văn gì” và “Viết tiểu thuyết nên dùng ngôi thứ mấy?” [5, tr.80]. Nhìn chung, các công trình trên chỉ mang tính định hướng sáng tác hơn là phê bình, đánh giá nhưng cũng hé mở sức hấp dẫn đối với những ai đang và sẽ quan tâm đến văn xuôi quốc ngữ. Điều đó cũng cho thấy văn xuôi đang tiến đến làm chủ văn đàn thay thế cho văn vần khi văn học được sáng tác bằng chữ quốc ngữ. 2. Từ năm 1945 đến 1986, việc nghiên cứu văn xuôi quốc ngữ đầu thế thế kỷ XX được giới nghiên cứu quan tâm nhiều hơn. Trong đó phải kể đến cuốn văn học sử phổ thông bằng chữ quốc ngữ đầu tiên Việt Nam văn học sử yếu (1946) của Dương Quảng Hàm. Ông cho rằng nền quốc văn mới hình thành ở cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là một sự kiện hết sức quan trọng, một cột mốc trong sự hình thành ngôn ngữ văn học hiện đại tiếng Việt. Theo tác giả, chỉ khi có chữ quốc ngữ thì văn xuôi mới hình thành “Xưa kia ta chưa có văn xuôi. Đến khi nền quốc văn mới thành lập, văn xuôi bắt đầu xuất hiện và ngày một phát đạt mà thành ra thể văn chính trong nền Việt văn ngày nay” [31, tr.414] và đó là kiểu loại văn xuôi trước đây chưa từng có “Trong quốc văn mới các thể biền ngẫu (phú, tứ lục, kinh nghĩa, văn sách) hầu như không dùng đến nữa; các thể văn vần (thơ cổ phong, thơ đường luật, lục bát song 9 thất, hát nói, ngâm khúc) vẫn có một số ít người viết… duy có các thể văn xuôi là thịnh hành nhất” [31, tr.412]. Khi nói về Tự lực văn đoàn và những đóng góp trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, trong công trình Việt Nam văn học sử yếu (1941), tác giả Dương Quảng Hàm cho rằng: “Phái ấy (Tự lực văn đoàn) lại có công trong việc làm cho văn quốc ngữ trở nên sáng sủa, bình giản khiến cho nhiều người thích đọc” [31, tr.453]. Đây cũng là ý kiến chung của các nhà nghiên cứu phê bình sau này. Cuốn văn học sử Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957), tập 3, từ giữa thế kỷ XIX đến 1945 của nhóm Lê Quý Đôn cũng đề cập khá kỹ đến bản chất của sự chuyển đổi từ văn vần sang văn xuôi. Người viết đã tái hiện lại dòng chảy liên tục của lịch sử văn học thông qua những tác gia và tác phẩm lớn của văn học chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Tuy còn rất sơ lược nhưng cũng đã bàn qua về cái mới của văn xuôi so với văn vần: “Tạo nên một nền nghệ thuật mới, làm phong phú thêm ngôn ngữ của ta…Văn xuôi trở thành một thứ văn trong sáng, khúc triết, đại chúng. Ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ về tình cảm, cảm giác, màu sắc trở nên phong phú và có khả năng diễn đạt những khía cạnh sâu xa nhất của lòng người” [62, tr.297]. Công trình nghiên cứu Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1960) của Phạm Thế Ngũ bàn rất kĩ về thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong đó, người viết đã giới thiệu kỹ về các tập đoản thiên, đoản kịch của Khái Hưng, Nhất Linh và Thạch Lam. Tác giả nhận xét “chú ý đến sáng tác hơn là dịch thuật nhất là sáng tác văn nghệ (tiểu thuyết, thơ). Cái tên Tự lực đây cũng còn có cái ý tự sức mình sáng tác, không đi phiên dịch hay mô phỏng. Đó là một phản ứng chống lại giai đoạn trước chỉ chuyên chú vào học thuật còn văn nghệ thì chỉ đi phiên dịch ngoại văn” [72, tr.18]. Bên cạnh đó, ông đưa ra nhận xét chung về văn phong của Tự lực văn đoàn “chủ trương viết một lối văn giản dị, dễ hiểu dùng ít chữ nho, có 10 tính cách An Nam, để chống lại lối văn “đại cà sa” nặng trĩu những chữ Hán, những thuật đối xứng và trùng điệp của giai đoạn trước” [72, tr.19], về Khái Hưng “Lối hành văn dung dị, điềm đạm và ở nhiều truyện, ngòi bút cổ tích đầy thi vị nhẹ nhàng” [72, tr.353], về Thạch Lam “Về văn, Thạch Lam trong một vài tác phẩm loạt đầu tỏ ra chưa được sành sỏi chặt chẽ, cách viết có khi non vụng, lê thê ở những đoạn tả cảnh ngượng ngập, thuật sự rời rạc. Nhưng về sau câu văn ông lần tiến đến vẻ tự nhiên, vị đậm đà. Tuy nhiên, ông không có cái hóm hỉnh giễu cợt của Khái Hưng hay Thế Lữ. Ngòi bút giàu hình ảnh cảm giác, nhưng không rộn ràng khoe khoang mà thường lặng lẽ điềm tĩnh, kín đáo tế nhị” [72, tr.476]. Tuy nhiên, công trình này chưa nghiên cứu sâu về ngôn ngữ của Tự lực văn đoàn, vẫn chỉ dừng lại ở những nhận xét sơ lược, chung chung. Công trình Văn học Việt Nam 1930 – 1945 (1961) của Bạch Năng Thi và Phan Cự Đệ là công trình được chúng tôi đánh giá cao bởi những đóng góp của người viết trong việc sưu tầm tài liệu, giới thiệu, phân tích đánh giá từng nhà văn giai đoạn 1930 -1945 và chỉ ra những thành công cũng như những hạn chế của họ. Tuy nhiên, công trình này cũng chưa đi sâu nghiên cứu phương diện ngôn ngữ, có chăng cũng chỉ là những nhận xét rất khái quát như “Các nhà văn Tự lực văn đoàn cũng có công nhiều trong việc góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Văn chương Tự lực văn đoàn vượt xa thứ văn biền ngẫu, nặng điển tích trong Nho phong”, “Tự lực văn đoàn đã cố gắng Việt hóa những yếu tố ngoại lai và phát huy những âm thanh, tiết điệu của ngôn ngữ Việt Nam” [97]. Bảng lược đồ văn học Việt Nam (1967) của Thanh Lãng (quyển hạ) là công trình tương đối lớn đề cập khá chi tiết và toàn diện về tiểu thuyết và truyện ngắn thời kỳ này. Trong công trình này, tác giả đã đánh giá khái quát lại những gì mà tiểu thuyết làm được cho đến nay: “Tiểu thuyết Việt Nam 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan