Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Người đọc nhìn từ thực tiễn tiếp nhận văn học việt nam đầu thế kỷ xxi...

Tài liệu Người đọc nhìn từ thực tiễn tiếp nhận văn học việt nam đầu thế kỷ xxi

.PDF
175
380
70

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ HOÀNG HÀ NGƢỜI ĐỌC – NHÌN TỪ THỰC TIỄN TIẾP NHẬN VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 62 22 01 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Phan Trọng Thƣởng HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, những kết luận, nhận định trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2017 Tác giả luận án Hà Hoàng Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU..... ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. ................................. 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài....... .............................................................. 7 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.................................................................... 11 Tiểu kết chƣơng 1.................................................................. .................................. 28 CHƢƠNG 2: VẤN ĐỀ NGƢỜI ĐỌC NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN LÝ THUYẾT .................................................................................................................. 29 2.1. Khái niệm Người đọc................... ...................................................................... 29 2.2. Các quan niệm về người đọc.............................................................................. 31 2.3. Phân biệt một số kiểu người đọc................................................................... ..... 54 Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................. ... 58 CHƢƠNG 3: NGƢỜI ĐỌC NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN THỰC TIỄN.... ....... 59 3.1. Khái quát về diện mạo văn học........................................... ............................... 59 3.2. Các vấn đề xung quanh thị hiếu thẩm mĩ của người đọc......................... .......... 73 3.3. Hoạt động tiếp nhận nhìn từ các phương diện của thực tiễn tiếp nhận văn học 86 Tiểu kết chƣơng 3..................................... ............................................................. 108 CHƢƠNG 4: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ CHỈ SỐ NHẬN DIỆN NGƢỜI ĐỌC............... .......................................................................................... 109 4.1. Các yếu tố tác động đến người đọc................ .................................................. 109 4.2. Các chỉ số nhận diện đặc điểm của người đọc............... .................................. 120 4.3. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn tiếp nhận........................... ........................... 140 Tiểu kết chƣơng 4............ ...................................................................................... 146 KẾT LUẬN.............. .............................................................................................. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............ .................................................152 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Người đọc luôn là một bộ phận quan trọng gắn bó hữu cơ với quá trình sáng tạo, và rộng hơn là quá trình lịch sử văn học. Tùy theo ảnh hưởng của những hệ thống quan niệm, người ta đưa ra những lý thuyết khác nhau về người đọc ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn. Trong lịch sử nghiên cứu có lúc vai trò người đọc bị xem nhẹ so với nhà văn và tác phẩm, nhưng cũng có lúc được đánh giá cao đến mức cực đoan bất chấp thực tại lịch sử và logic nghệ thuật. Quan tâm đến vấn đề người đọc, do vậy không chỉ có các nhà nghiên cứu lý thuyết mà còn có các nhà nghiên cứu thực tiễn lịch sử văn học. 1.2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI đến nay có thể xem như một giai đoạn khởi đầu cho một tiến trình văn học mới với rất nhiều đặc điểm, đặc trưng mới, trong đó người đọc đang nổi lên như một vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu và lý giải. Ở đây không chỉ nảy sinh vấn đề giữa lý thuyết với thực tiễn mà còn nảy sinh hàng loạt vấn đề về người đọc với tư cách là chủ thể tiếp nhận với quá trình sáng tạo, đánh giá và thưởng thức nghệ thuật. Thực tế cho thấy, người đọc đã tác động, chi phối không nhỏ đến quá trình sáng tác, tới thị hiếu thẩm mĩ và hệ giá trị nghệ thuật. Do vậy, nghiên cứu về người đọc trong hoạt động tiếp nhận văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI để chỉ ra các đặc điểm, lý giải và đề xuất các vấn đề dưới ánh sáng của tư duy lý luận nhằm rút ra các kết luận khoa học được đặt ra như một yêu cầu khách quan. Kết quả nghiên cứu này không chỉ mang lại những nhận thức mới về lịch sử văn học mà còn góp phần làm sáng tỏ một trong những vấn đề lý luận khá cơ bản đang được giới nghiên cứu quan tâm hiện nay: vấn đề người đọc. 1.3. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần tích cực vào việc làm phong phú thêm nguồn tư liệu về lý thuyết và thực tiễn tiếp nhận văn học ở nước ta hiện nay. Đặc biệt là quá trình vận dụng vào thực tiễn giáo dục các bậc học như phổ thông, cao đẳng, đại học. 1 Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề: Người đọc – nhìn từ thực tiễn tiếp nhận văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung tìm hiểu những vấn đề lý luận về tiếp nhận và người đọc, từ đó soi chiếu vào thực tiễn tiếp nhận văn học nước ta trong 15 năm đầu thế kỷ XXI để thấy được nhận thức, thị hiếu thẩm mĩ của người đọc đương đại, đặc biệt từ đó nhận diện người đọc đương đại với những đặc điểm cơ bản và đưa ra đánh giá về thực trạng độc giả văn học đương đại. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài đặt ra nhiệm vụ giới thiệu tổng quan về lý thuyết tiếp nhận văn học ở phương Tây, phương Đông và ảnh hưởng của lý thuyết tiếp nhận vào Việt Nam; Phác thảo diện mạo văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI; Tìm hiểu nhận thức, thị hiếu thẩm mĩ của người đọc văn học đương đại. Từ đó chỉ ra các đặc điểm cơ bản của người đọc văn học hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là người đọc nhìn từ thực tiễn tiếp nhận văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI. 3.2. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực tiễn văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI đến nay, trong đó tập trung chủ yếu vào khâu người đọc. Phạm vi khảo sát của đề tài kết hợp điều tra, khảo sát tình hình tiếp nhận văn học của người đọc văn học Việt Nam hiện nay bằng phiếu hỏi trực tiếp, cũng như khảo sát, nghiên cứu, tổng hợp các nguồn thông tin tư liệu liên quan đến đề tài đã được công bố. Phạm vi điều tra xã hội học của đề tài là người đọc văn học trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể chúng tôi đã phát ra 507 phiếu điều tra cho sinh viên Khoa Quan hệ công chúng & Truyền thông - trường Đại học Hòa Bình; học viên 2 Khoa Điều dưỡng (hệ liên thông) - trường Đại học Thành Tây, và sinh viên Khoa Giáo dục mầm non trường Cao đẳng sư phạm Hải Dương cơ sở tại Viện Công nghệ thông tin & Truyền thông, Mỹ Đình, Hà Nội. Chúng tôi lựa chọn các đối tượng khảo sát trong độ tuổi từ 18 đến 40, trên địa bàn Hà Nội, là những sinh viên, hoặc những người đã đi làm nhưng vẫn muốn hoàn thiện bằng cấp của mình đang theo học các chuyên ngành khác nhau (có hoặc không liên quan tới Văn học) với mong muốn bằng sự năng động và khát khao của tuổi trẻ, trong một môi trường là trung tâm văn hóa chính trị, kinh tế của cả nước, các đối tượng trong khảo sát nói trên sẽ cho ra những kết quả khảo sát khách quan nhất phục vụ đề tài nghiên cứu. Trong phạm vi luận án và nỗ lực cá nhân, những điều tra nói trên chỉ phần nào phục vụ được mục tiêu luận án, chúng tôi cũng xin phép được tham khảo và sử dụng kết quả điều tra của một số công trình nghiên cứu đi trước đã được công bố rộng rãi như Công chúng, giao lưu và quảng bá văn học trong thời kỳ đổi mới, cơ quan chủ trì: Viện Văn học, do PGS Tôn Thảo Miên làm chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu năm 2012 và in thành sách năm 2014 tại Nhà xuất bản Khoa học xã hội; Luận án Sự phân hóa thị hiếu thẩm mĩ của công chúng văn học Việt Nam đương đại của tác giả Vũ Thị Thu Hà, bảo vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội; Báo cáo tổng hợp đề án Lý luận văn nghệ ở Việt Nam – Thực tiễn và định hướng phát triển, cơ quan chủ trì: Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương do PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh làm chủ nhiệm đề tài, Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu năm 2016 và một số công trình, nguồn tài liệu đã được công bố rộng rãi khác. 4. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Để nghiên cứu người đọc từ thực tiễn tiếp nhận, bên cạnh việc kết hợp giữa hai hệ thống mỹ học macxit và mỹ học phương Tây về tiếp nhận văn học làm sơ sở lý thuyết, chúng tôi kết hợp với lý thuyết xã hội học văn học khi nghiên cứu người đọc từ thực tiễn tiếp nhận văn học Việt Nam những năm đầu 3 thế kỷ XXI. Do vậy, cơ sở lý luận của luận án có thể xem là sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn, bằng cách nghiên cứu người đọc dưới ánh sáng của lý thuyết tiếp nhận trên cơ sở khảo sát, phân tích thực tế theo phương pháp xã hội học. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: 4.2.1. Phương pháp hệ thống Người đọc là một vấn đề không mới nhưng chưa được hệ thống hóa một cách khoa học và hợp lý. Phương pháp nghiên cứu này giúp chúng tôi nhận diện những biểu hiện thành hệ thống trong các đối tượng riêng lẻ, để xác định những biểu hiện ấy thành quy luật chung, thành đặc điểm chung phổ biến của toàn bộ đối tượng nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp thống kê Phương pháp nghiên cứu này không tách rời với phương pháp trên. Sử dụng phương pháp thống kê giúp cho việc nghiên cứu đề tài không chỉ là định tính mà còn mang tính định lượng tạo khả năng triển khai đề tài mạch lạc, logic và hợp lý. 4.2.3. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong quá trình thực hiện đề tài nhằm tìm ra sự khu biệt giữa đối tượng nghiên cứu của luận án với các đối tượng văn học khác nhằm thấy được những nét đặc trưng riêng biệt của đề tài nghiên cứu. 4.2.4. Phương pháp xã hội học Nghiên cứu thực tiễn tiếp nhận đòi hỏi phải nghiên cứu ở cả bình diện lý thuyết lẫn thực tiễn, bởi thế, phương pháp xã hội học là một phương pháp hữu hiệu để chúng tôi có thể đưa ra những nhận xét chính xác về tình hình tiếp nhận văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI. 4 4.2.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng tri thức của nhiều ngành khác nhau như tâm lí học, văn hóa học, diễn ngôn giới... để làm sáng tỏ đời sống tiếp nhận văn học sôi động và phức tạp những năm đầu thế kỷ XXI. Cụ thể, để đạt được các kết quả nghiên cứu đã đề ra trong luận án, ngoài các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, chúng tôi vận dụng phương pháp điều tra liên ngành xã hội học văn học khi phân tích, để phần nào làm rõ những đặc trưng của đối tượng người đọc, phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp điều tra xã hội học được chúng tôi triển khai bao gồm: + 12 câu hỏi phỏng vấn dành cho đối tượng nghiên cứu; + 507 phiếu điều tra; + Mẫu chọn: 507 mẫu chọn ngẫu nhiên là người đọc văn học thuộc các ngành liên quan hoặc không liên quan đến Văn học ở độ tuổi từ 18-40, đến từ nhiều vùng miền khác nhau, là sinh viên, học viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Luận án là một trong những công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về người đọc văn học Việt Nam 15 năm đầu thế kỷ XXI với tư cách là một đối tượng đang vận động, đang diễn ra. Bằng việc chỉ ra các đặc điểm cơ bản của người đọc đương đại, luận án góp phần nhận diện gương mặt người đọc văn hôm nay. Trên cơ sở đó lý giải một số hiện tượng, vấn đề của lịch sử văn học đương đại. 5.2. Từ việc tìm hiểu những đặc điểm của người đọc văn học đương đại luận án góp phần chỉ ra những vấn đề trong thực tiễn đời sống văn học nhằm phát triển hoạt động đọc sách của công chúng, góp phần hình thành thị hiếu lành mạnh, bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ và cảm xúc cho con người, đặc biệt là những người Việt trẻ. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần chứng minh tính khả dụng của lý thuyết, cung cấp luận cứ khoa học cho việc nhận thức, 5 lý giải các hiện tượng, các vấn đề nảy sinh trong hoạt động đọc và tiếp nhận của người đọc. 6.2. Về mặt thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu, chỉ ra thực trạng người đọc văn học những năm đầu thế kỷ XXI, luận án góp phần định hướng tiếp nhận, định hướng thẩm mỹ, nâng cao vai trò của người đọc và hoạt động đọc trong sự phát triển của văn học..., từ đó góp phần định hướng cho hoạt động phê bình. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, cấu trúc luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Vấn đề người đọc nhìn từ phương diện lý thuyết Chương 3. Người đọc nhìn từ phương diện thực tiễn Chương 4. Các yếu tố tác động và chỉ số nhận diện người đọc 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Người đọc là vấn đề được nghiên cứu trong nhiều công trình của các học giả nước ngoài. Điểm diện những công trình đã được công bố trên sách, báo, tạp chí về vấn đề người đọc có thể thấy, đây là một trong số những vấn đề trọng tâm của lý luận văn học. Từ năm 1931, trong công trình Tác phẩm văn học [134,tr.155-188], Roman Ingarden đã vận dụng Hiện tượng học để lí giải về tác phẩm văn học trong mối quan hệ với người đọc. Ông cho rằng, tác phẩm văn học là một khách thể mang tính chủ ý nên nó chịu sự tác động có ý thức của người đọc. Tác giả xem việc đọc của người đọc là sự ―cụ thể hóa‖ văn bản văn học thông qua những hoạt động phê bình, phân tích, giải thích và biểu diễn sân khấu... Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn tác phẩm văn học có được sự đón nhận khác nhau của công chúng. R.Ingarden quan niệm: ―Khi người ta đón nhận tác phẩm một cách đơn giản qua sự cụ thể hóa nào đó, thì sự thay đổi như thế có thể xảy ra, nếu người đọc - như vẫn thường xảy ra - không ý thức được cho bản thân những khả năng của sự cụ thể hóa đó, đồng nhất nó với tác phẩm văn học và ngây thơ để ý tới tác phẩm được nghĩ ra này một cách có chủ ý. Lúc này người đọc cho rằng những gì liên quan đến nội dung của sự cụ thể hóa đều là nội dung của tác phẩm‖ [134,tr.l86]. Theo ông, tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định mà là một quá trình và luôn trong trạng thái động mặc dù ông vẫn chú ý đến vai trò của văn bản trong sự tồn tại khách quan với tác phẩm và đề cao vai trò của người đọc thuần túy, người đọc lý tưởng. Năm 1960 trong công trình Chân lí và phương pháp [dẫn theo 37,tr.84], Hans Georg Gadamer - nhà triết học người Đức, đã chú ý nghiên cứu, khám phá mối quan hệ giữa văn bản và người đọc từ quan điểm Tường giải học. Ông nhấn mạnh phương thức tồn tại của tác phẩm văn học trong mối quan hệ với người đọc thông qua quá trình ―tạo nghĩa‖ văn bản. Ông đi tìm câu trả lời cho các câu 7 hỏi: Nghĩa của văn bản văn học thể hiện qua cái gì? Vai trò của sự chủ ý của nhà văn trong nghĩa này là gì? Có sự hiểu khách quan hay mọi sự hiểu đều lệ thuộc vào những tình thế lịch sử cụ thể? Có thể hiểu được những tác phẩm mà về mặt lịch sử và văn hóa là xa lạ đối với người đọc hay không? Cho nên, tác phẩm văn học được ông đặt trong ―tính đối thoại‖, như một cấu trúc tiếp diễn mà ở đó có sự hiện diện của người đọc, nhờ có hoạt động đọc và hiểu tác phẩm của người đọc mà văn bản trở thành tác phẩm văn học [dẫn theo 37,tr.84]. Gadamer đã khẳng định và đề cao vai trò, vị trí quan trọng của người đọc trong phương thức tồn tại của tác phẩm văn học, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời của Mỹ học tiếp nhận những năm 1960. Trong một công trình được xuất bản ở Đức lần đầu tiên vào năm 1970 trên cơ sở những bài giảng của Hans Robert Jauss, sau đó được nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung giới thiệu và dịch ở Việt Nam với tên gọi Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học [84,tr.71-l12] đăng lần đầu trên Tạp chí Văn học nước ngoài, số 1/2002, mà nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung xem là ―tuyên ngôn của mỹ học tiếp nhận‖ [37,tr.106], H.R.Jauss cho rằng: không thể hình dung được sự tồn tại của tác phẩm văn học nếu thiếu sự tham dự tích cực của người đọc [84,tr.71-112]. Trong quá trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tác phẩm và người đọc, H.R.Jauss đã đưa ra khái niệm ―tầm đón đợi‖, ―khoảng cách thẩm mĩ, ―kinh nghiệm thẩm mĩ‖ để có thể ―nắm bắt được về mặt lịch sử trên phạm vi của những phản ứng của công chúng và sự phán xét phê bình‖ [84,tr.71-112]. Nếu như H.R.Jauss quan tâm về ―người đọc lịch sử‖ thì W.Iser, người học trò xuất sắc của ông lại lưu ý đến vai trò của ―người đọc tiềm ẩn‖ – loại người đọc có trong chủ ý của tác giả, là ý hướng của tác giả khi sáng tạo tác phẩm. Trong công trình Hoạt động đọc [dẫn theo 37,tr.112], W.Iser ―nhấn mạnh đến khả năng hợp tác lớn hơn của người đọc với văn bản văn học‖ [dẫn theo 37,tr.112]. Theo ông, sự có mặt của người đọc tiềm ẩn xuất hiện trước khi có văn bản văn học. Còn đối với người đọc cụ thể, ông cho rằng văn bản văn học luôn tồn tại một ―kết cấu vẫy gọi‖ còn người đọc luôn sẵn có một ―tầm đón đợi‖ để thưởng thức tác phẩm văn học. Những khám phá và tìm tòi mới mẻ của 8 hai thầy trò H.R.Jauss và W.Iser đã mở ra tư duy mới cho lý luận văn học, trong đó, người đọc được coi là trung tâm của tác phẩm văn học, có vai trò quyết định sự tồn tại, và xác lập các giá trị cho tác phẩm. Trong công trình Văn bản là gì [135,tr.113-156], nhà tường giải học người Pháp Paul Ricoeur nhấn mạnh đến vai trò của người đọc trong sự đối sánh với hành vi giao tiếp cụ thể. Theo ông, ―văn bản như là cái được viết ra, nó chờ đợi được đọc và mời gọi đọc. Có được sự đọc là nhờ văn bản không khép kín mà luôn mở ra sự việc khác‖ [135,tr.136]. Tuy thế, Paul Ricoeur mới chỉ đặt văn bản văn học trong hoạt động tường giải chứ chưa đi vào khám phá mối quan hệ tương tác giữa văn bản và người đọc. Năm 1982, trong công trình Đi tìm sự thật biết cười phần Thi pháp tác phẩm Mở [59.tr.136], nhà ký hiệu học người Ý Umberto Eco đã đưa ra hướng nghiên cứu mới về tác phẩm văn học và chỉ ra những giới hạn của sự tiếp nhận văn học. Ông lưu ý rằng giới hạn là sự diễn giải có từ văn bản ―khiến cho tính chất mở của tác phẩm trong sự tiếp nhận của người đọc là có giới hạn‖ khi nghiên cứu ―tính chất mở‖ của tác phẩm văn học. Ông viết: ―Một tác phẩm nghệ thuật là một cấu trúc hoàn thành và đóng kín trong cái tính duy nhất của nó,... Cho nên mỗi sự đón nhận một tác phẩm nghệ thuật thì vừa là một sự diễn giải nó lại vừa là một sự diễn tấu nó, vì rằng ở mỗi sự đón nhận, tác phẩm đều mang lại một triển vọng mới mẻ cho chính nó‖ [59,tr.136]. Có thể hiểu rằng, người đọc lý giải tác phẩm phù hợp với hệ thống những chuẩn mực mà cộng đồng đã thừa nhận. Vì vậy mới có hiện tượng cùng nói về một văn bản nhưng mỗi người đọc, mỗi cộng đồng sẽ có những giải mã và thụ cảm khác nhau. Điều đó giải thích sự thăng trầm của số phận nhiều tác giả, tác phẩm trong lịch sử văn học. Nếu thời kỳ hiện đại, lý thuyết tiếp nhận chú ý nhiều đến văn bản - tác phẩm văn học thì bước sang thời kỳ hậu hiện đại, vai trò của người đọc được đề cao, và đưa lên vị trí trung tâm thông qua các nghiên cứu của các lý thuyết gia hậu hiện đại như: J.Derrida, R.Barthes, Foucault,... Thế kỷ XIX, XX ở phương Tây đánh dấu sự ra đời của xã hội học và xã hội học văn học với các tên tuổi nổi tiếng như: Auguste Comte, Karl Marx, Herbert Spencer, Emile Durkheim, Max 9 Weber, các nhà xã hội học văn học với các trường phái khác nhau: H.Taine, De Stael, G.Lanson, R.Escarpit (thuộc trường phái Bordeaux), H.Robert Jauss (thuộc trường phái Konstanz),... trong đó vấn đề người đọc đã được bàn đến trong nghiên cứu của R.Escarpit, H.R.Jauss, hay các bài viết của John Hall, Luccien Goldmann... Nhà mỹ học người Đức Manfred Naumann (chủ biên) cho ra đời tập sách Xã hội, Văn học, Sự đọc vào năm 1978 [dẫn theo 184,tr.3-23] đã nhìn vấn đề tiếp nhận ở một khía cạnh khác. Trên cơ sở xem xét mối quan hệ biện chứng giữa sáng tác và tiếp nhận, tác phẩm và người đọc, giữa viết văn và đọc văn dựa trên mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng theo lý thuyết của Marx, M.Naumann làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa các phạm trù, trong đó ông chú ý phân tích vấn đề tiếp nhận thông qua sự đọc, phương thức đọc ―đọc văn học chứ không phải đọc thứ gì khác‖ [184,tr.11]. Về các khái niệm người đọc, người nhận, sự đọc, M.Naumann đề cập đến mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Xuất phát điểm của ―Sản xuất văn học‖ là tác giả, tác phẩm còn kết thúc của ―tiêu dùng‖ giao tiếp văn học là ―tiếp nhận văn học, người đọc‖[184,tr.12]. Từ sự phân định đó, M.Naumann đã chỉ ra mối quan hệ tác động qua lại của các phạm trù này. ―Không chỉ sản xuất văn học làm cho tiếp nhận văn học vận động mà tiếp nhận văn học cũng làm cho sản xuất văn học vận động, là tác giả không chỉ tạo ra công chúng của mình mà công chúng cũng tạo nên tác giả, là không chỉ tác phẩm tác động vào người đọc mà người đọc cũng tác động vào sản xuất các tác phẩm và như vậy tiếp nhận không chỉ là điểm kết thúc mà còn là điểm xuất phát của sự sản xuất văn học mới‖ [184,tr.l3]. Để phân tích rõ hơn về mối quan hệ giữa ―sản xuất‖ và ―tiêu dùng‖ văn học, M.Naumann còn đề cập các ―khâu trung gian‖ tác động đến mối quan hệ này, đó là thiết chế xã hội, nhà xuất bản, nhà sách, quảng cáo sách, các nhà nghiên cứu phê bình... Sự tiếp cận của M.Naumann dựa trên quan điểm xã hội học mácxít trên nền học thuyết của K.Marx đã mở ra hướng nghiên cứu và tìm tòi mới về vị trí và vai trò của người đọc trong việc hoàn kết các giá trị của văn học. Nhưng hạn chế của M.Naumann là ở chỗ đã đề cao một cách tuyệt đối vai trò của người đọc trong tiếp nhận văn 10 học; trong tác động xã hội - người đọc; trong mối quan hệ biện chứng giữa nhà văn - người đọc, giữa văn bản - người đọc, giữa sản xuất văn học và tiêu thụ văn học mà chưa có những lý giải và phân tích cụ thể, sinh động về người đọc với đặc điểm chung và riêng trong tiếp nhận văn học. Như vậy, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều thể hiện quan điểm, sự lí giải khác nhau về vấn đề người đọc và hoạt động tiếp nhận vă học qua từng thời kỳ, từng giai đoạn. Việc đặt tác phẩm văn học trong mối hệ với người đọc là một hướng nghiên cứu có chủ đích liên quan đến vấn đề chủ thể tiếp nhận trong tiếp nhận văn học. Quá trình từ hiện thực cuộc sống đến chủ thể sáng tạo, từ khách thể văn bản đến chủ thể tiếp nhận là quá trình vận động không ngừng. Từ văn bản đến tác phẩm là một quá trình mà người đọc là sự hoàn kết hành trình quan trọng đó. Tiếp nhận gián tiếp thông qua văn bản dịch, giới thiệu, các công trình nghiên cứu lý thuyết của các nhà nghiên cứu ngoài nước về người đọc và vai trò, vị trí của người đọc được chúng tôi đề cập ở trên là cơ sở lý thuyết, là tiền đề và là những lý giải quý giá cho quá trình nghiên cứu đề tài luận án. Những thành tựu của các nhà nghiê cứu ngoài nước về lý thuyết tiếp nhận và người đọc chúng tôi xin được bàn đến sâu hơn trong chương 2 của luận án 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc Ở nước ta, ứng dụng lý thuyết tiếp nhận vào nghiên cứu văn học đã trải qua một quá trình phát triển không thể nói là dài nhưng bước đầu đã có những thành tựu đáng kể. Như nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện từng khẳng định trong bài viết Vấn đề người đọc – tiếp nhận trong lý luận tiểu thuyết ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay vấn đề ―người đọc đã bắt đầu được quan tâm đề cập, nhưng lúc này người đọc chỉ được xem như là đối tượng tiếp nhận thụ động văn bản tác phẩm do tác giả sáng tạo và đưa tới‖ [162]. Theo đó, từ năm 1906, khi ban hành thể lệ cuộc thi tiểu thuyết, Tòa soạn báo Nông cổ mín đàm đã lưu ý đến phải làm sao cho người đọc cả thấy dường như là truyện có thật vậy [dẫn theo 162]. Năm 1916, Trần Thiên Trung trong Hoàng Tố Oanh hàm oan khẳng định truyện của ông ―nói về việc trong xứ mình, dùng tiếng tầm thường cho mọi người dễ hiểu‖. Và đề cao vai trò tích cực của người đọc khi khẳng định người đọc không chỉ đọc thụ 11 động và bị chi phối bởi tác giả mà còn có ý kiến riêng của mình khi đọc tác phẩm [dẫn theo 162]. Đến năm 1921, nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh cũng dành nhiều sự quan tâm đến người đọc. Trong chuyên luận Khảo về tiểu thuyết đăng trên Nam Phong ông đã thể hiện quan niệm về ―người đọc‖ khi đặt ra vấn đề viết tiểu thuyết là phải ―đủ làm cho người đọc có hứng thú‖ [dẫn theo 162]. Năm 1939, trong bài Đi tới chủ nghĩa tả thực trong văn chương: những khuynh hướng trong tiểu thuyết (Tao Đàn), Hải Triều cho rằng khi ―viết một cuốn tiểu thuyết bao giờ nhà văn cũng có một chủ ý trình bày cùng độc giả một chủ nghĩa gì, một triết lý gì, hay không nữa thì cũng ghi lấy một ý nghĩ gì thoáng qua nhưng nó thiết tha, cảm động hay ngộ nghĩnh, khôi hài [dẫn theo 162]. Năm 1941-1942, Vũ Bằng trong chuyên luận cũng có tên Khảo về tiểu thuyết (đăng trên báo Trung Bắc Chủ nhật, đến năm 1955 xuất bản thành sách), đã dành nhiều trang bàn về người đọc, trong đó nhà nghiên cứu khằng định ―Tiểu thuyết sở dĩ gây nên được những ảnh hưởng to lớn, tiểu thuyết đã tạo những bóng mây... công đó không phải là toàn của những nhà tiểu thuyết đâu, nhưng còn là công của những người đọc tiểu thuyết‖ [dẫn theo 162]. Năm 1956, nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê trong cuốn Nghề viết văn, do tác giả tự xuất bản tại Sài Gòn, đã dành chương VI để khảo luận về Tâm lý độc giả và chương V về Lời phê bình của độc giả. Theo Nguyễn Hiến Lê, ―Mỗi tác phẩm khi đã bày ở trên sách là tìm những độc giả thích hợp với nó: chẳng hạn loại tiểu thuyết là loại tìm độc giả bình dân; khảo cứu tìm hạng trang lứa có học. Nếu chính những độc giả đó phải chê là viết thiếu nghệ thuật hoặc khó hiểu quá thì nhà văn không còn tự bào chữa gì được nữa‖ [dẫn theo 162]. Năm 1960, trong Lời nói đầu cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, ―Nhất Linh xác định mục đích viết cuốn sách này nhằm vào hai đối tượng: nhà văn viết tiểu thuyết và độc giả đọc tiểu thuyết. Theo ông, đọc sách có hai kiểu: đọc thầm lặng, vừa đọc vừa suy nghĩ và đọc thành tiếng, hay nghe người khác đọc. Trong hai cách ấy, ông thiên về cách đọc lặng lẽ vì có như vậy mới có dịp bình tâm ―thưởng thức được hết những cái hay, ý nhị, sâu sắc và để hồn phiêu diêu vào một thế giới thanh tao, hoặc để tâm suy nghĩ về những điều đương đọc‖ [162]. ―Với ông, độc giả là một 12 khối không thuần nhất, tức khả năng tiếp nhận của mỗi người đọc tuy khác nhau, nhưng cái chung là họ đều cần phải tìm đến những cái hay trong truyện để nâng mình lên, làm cho con người mình thanh cao hơn, sống có ý nghĩa, đẹp hơn. Chính loại người đọc này là đối tượng lý tưởng nhất mà nhà văn tâm huyết cần hướng tới. Đồng thời họ cũng thúc đẩy sự phát triển của văn học vì họ luôn luôn đòi hỏi nhà văn nâng cao trình độ nghệ thuật không ngừng‖ [162]. Năm 1963, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung trong cuốn Lược khảo văn học tập I, chương VI nhan đề Viết cho ai?, đã viết: ―Tác phẩm như con quay… Nó chỉ thực sự là tác phẩm trong lúc nó được đọc, được xây dựng lại trong trí óc của độc giả, cũng như con quay chỉ là con quay thực sự trong lúc nó quay. Tác phẩm văn chương thiết yếu đòi hỏi có sự tham dự của độc giả… Độc giả là một yếu tố cấu tạo của tác phẩm, vì nếu không có độc giả, thì không thể có tác phẩm được. Tác giả, tác phẩm, độc giả là một, hay nói cách khác đó là những yếu tố cấu tạo vũ trụ văn chương‖ [dẫn theo 162]. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, vấn đề người đọc đã được nhắc đến trong nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu trong nước. Năm 1971, Tạp chí Văn học số 4 đăng bài của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh Ý kiến của Lênin về mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Bài viết đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu phản ứng của người đọc dựa trên quan điểm thực tiễn trong nhận thức lý luận của Lênin. Trong đó nhấn mạnh ―Giá trị của một tác phẩm thực ra không phải chỉ đóng khung trong phạm vi sáng tác mà còn lan rộng đến phạm vi thưởng thức‖ [69, tr.91-99]. Đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, vấn đề người đọc được nghiên cứu rộng rãi và thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu qua nhiều bài viết, công trình. Năm 1980, nhà nghiên cứu Hoàng Trinh đề cập đến vấn đề tiếp nhận văn học với tư cách là đối tượng của văn học so sánh. Cùng thời điểm đó, nhà nghiên cứu Vương Anh Tuấn với các bài viết: Vị trí vai trò tích cực của người đọc trong đời sống văn học (1982); Một vài tình hình tiếp nhận văn nghệ của công chúng những năm 80 (1983) đã khẳng định vai trò và vị trí tích cực của người đọc trong mối quan hệ với tác phẩm cũng như trong mối quan hệ sản xuất - tiêu thụ. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà trong bài viết Sự tồn tại của tác phẩm văn chương (1983) đã chỉ ra yếu 13 tố cá nhân và xã hội làm nên sự khác nhau của người đọc. Trong đó, yếu tố chi phối mạnh đến người đọc là quan điểm chính trị - xã hội. Trong mối quan hệ giữa tác phẩm - người đọc, thì người đọc được xem là yếu tố phụ, làm gia tăng nghĩa cho tác phẩm. Năm 1985, bài tổng thuật Tiếp nhận “mỹ học tiếp nhận” như thế nào của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân là bài giới thiệu, đánh giá khá đầy đủ về mỹ học tiếp nhận và vai trò của độc giả trong sự tiếp nhận lý thuyết tiếp nhận ở phương Tây vào Việt Nam. Năm 1986, trong bài viết Giao tiếp trong văn học, nhà nghiên cứu Hoàng Trinh cho rằng ―Trong đời sống văn học của chúng ta, đọc sách là một hành vi văn hóa - xã hội‖ [177, tr.9]. Theo phân tích của tác giả, nhà sáng tác nào khi viết một tác phẩm cũng đều nhằm vào một số công chúng nhất định. Vì vậy, ông chia công chúng ra các kiểu: công chúng theo ngành hoạt động; công chúng theo lứa tuổi; công chúng theo giới tính; công chúng theo vùng miền, công chúng trước mắt - công chúng tương lai. Từ đó, Hoàng Trinh đã coi thực tiễn việc đọc của độc giả là nơi thử thách và kiểm tra nghiêm ngặt các giá trị và quan điểm. Theo ông, giữa công chúng văn học và tác phẩm văn học; đời sống văn học và đời sống xã hội có ―sự giao tiếp‖ mật thiết với nhau, việc chỉ ra các yếu tố tác động đến công chúng trong bài viết của ông tạo nên hướng nghiên cứu chuyên biệt ở Việt Nam về người đọc vào thời điểm đó. Trong đó, sáu yếu tố tác động đến việc hình thành công chúng văn học từ góc nhìn xã hội học văn học ông đưa ra bao gồm: nhu cầu; vốn sống; lập trường - quan điểm, trình độ tư tưởng chính trị; trình độ văn hóa; trình độ thẩm mĩ; cá tính của từng người đọc. Giao tiếp trong văn học của nhà nghiên cứu Hoàng Trinh có thể xem là bài viết đầu tiên nhìn nhận, đánh giá về công chúng và người đọc dưới góc độ xã hội học văn học. Những nghiên cứu của ông từ góc độ liên ngành xã hôi học văn học là hướng nghiên cứu tích cực trong việc đánh giá vị trí quan trọng của người đọc trong đời sống văn học. Thập niên 90 của thế kỷ XX, vấn đề người đọc và công chúng văn học được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn. Trên tinh thần đổi mới, sau năm 1986, nhiều vấn đề của đời sống văn học được soi chiếu trên các bình diện trong đó có tiếp nhận văn học. Năm 1990, bài Tiếp nhận văn học một số vấn đề thời sự 14 đăng Tạp chí Văn Nghệ số 28 (7/1990) của nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Hùng đã nhấn mạnh đến quá trình biến đổi từ chủ thể tiếp nhận thành chủ thể của văn học và chỉ ra vấn đề tiếp nhận trong quan hệ văn học và hiện thực chính là mối quan hệ tác động qua lại giữa nhà văn và bạn đọc. Năm 1990, bài viết Quan hệ văn học – hiện thực và vấn đề tác động, tiếp nhận và giao tiếp thẩm mỹ của nhà nghiên cứu Huỳnh Vân in trong công trình Văn học và hiện thực của Viện Văn học đã nhấn mạnh đến chức năng giao tiếp của văn học. Nhà nghiên cứu cho rằng: ―cần thiết phải nghiên cứu trên cả hai mặt lý luận và lịch sử văn học vấn đề tác động và tiếp nhận văn học và nghệ thuật ‖ [184, tr.221]. Ông đề cập đến vấn đề cần quan niệm mối quan hệ văn học – hiện thực ở cả hai chiều: phản ánh và tác động, tiếp nhận, tức là khâu tác động và tiếp nhận là không thể không được quan tâm trong nghiên cứu văn học. Cũng trong năm 1990, nhà nghiên cứu Huỳnh Vân tiếp tục cho công bố một công trình khác trên Tạp chí Văn học, đó là bài viết Nhà văn, bạn đọc và hàng hóa sách hay văn học và sự dị trị. Trong bài nghiên cứu này ông cho rằng sách, như một sự tất yếu khó tránh khỏi trong cơ chế thị trường, là một hình thức hàng hóa, nhưng là một loại hàng hóa đặc biệt. Hai giá trị dị biệt cùng tồn tại trong một thực thể là hàng hóa sách, và ở đó, trong khâu trung gian giữa sáng tác và tiếp nhận văn học, là nơi những yếu tố kinh tế tác động vào văn học như một yếu tố dị trị. Đến năm 2009, nhà nghiên cứu Huỳnh Vân trở lại vấn đề mỹ học tiếp nhận trong công trình Vấn đề Tầm đón nhận và xác định tính nghệ thuật trong mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss. Bài nghiên cứu đã đưa ra những phân tích sâu sắc về một trong những khái niệm then chốt của mỹ học tiếp nhận là tầm đón đợi trên cơ sở phân tích quan niệm của Jauss về việc xác định tính nghệ thuật của tác phẩm văn học, được coi như là một yếu tố để xác định tính lịch sử của văn học. Theo đó nhà nghiên cứu lưu ý đến một thực tế trong quá trình vận dụng mỹ học tiếp nhận ở Việt Nam là ―các tác giả đã không đưa ra những định nghĩa rõ ràng về các khái niệm trên, cho nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi chung chung, mơ hồ‖ [186, tr.69). Năm 2010, tác giả Huỳnh Vân tiếp tục công bố bài Hans Robert Jauss: lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận trên tạp chí Nghiên 15 cứu Văn học. Trong bài nghiên cứu này, Huỳnh Vân trình bày và lý giải sâu hơn những luận điểm tiếp theo của H.R. Jauss khi đề xuất những vấn đề, những phương thức cụ thể cho lịch sử văn học đổi mới của ông – lịch sử văn học của người đọc. Những kết quả nghiên cứu của nhà nghiên cứu Huỳnh Vân có độ tin cậy và sức thuyết phục cao, cho thấy một mức độ nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận tư liệu tận nguồn và cũng là những tiền đề lý luận quan trọng có tính chất định hướng cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án. Cũng trong khoảng thời gian từ những năm cuối thập niên 80 đến những năm đầu của thập niên 90 trở đi, nhiều công trình của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử như Lý luận văn học (Tập 1, tập 2, NXB Giáo dục, 1986-1987), Chương XI Bạn đọc và tiếp nhận văn học trong Giáo trình Lý luận văn học (in chung, NXB Giáo dục, H.1986), Lý luận văn học (chủ biên) (Tập 1 năm 2001, Tập 2 năm 2002, Tập 1 năm 2003, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội), Lý luận và phê bình văn học (NXB Hội Nhà văn, H.1996; NXB Giáo dục, H.2001), Văn học và thời gian (NXB Văn học, H.2001,2002), Đọc văn học văn (NXB Giáo dục, H.2001,2002,2003), hay Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận (Thông tin Khoa học xã hội, H.1991), Mấy vấn đề lý luận tiếp nhận văn học (trong tập Văn học và sự tiếp nhận, Viện Thông tin Khoa học xã hội, H.1991), Tiếp nhận văn học (Tạp chí Sông Hương, số 6, H.1999),... đã lý giải những vấn đề cơ bản nhất của lý thuyết tiếp nhận. Đặc biệt trong giáo trình Lý luận văn học [142], nhà nghiên cứu đã đề cập đến hai phương diện cơ bản của Lý thuyết tiếp nhận, Một là: Về bản chất của tiếp nhận văn học, ông chỉ ra tính khách quan của tiếp nhận văn học, bản chất xã hội của tiếp nhận văn học, tính sáng tạo của tiếp nhận văn học, đời sống lịch sử và tính nhiều tầng nghĩa của tác phẩm văn học. Hai là: Về vai trò người đọc trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn học, ông chỉ ra vai trò của người đọc tiềm ẩn trong sáng tạo văn học và vai trò của người đọc thực tế đối với đời sống của lịch sử văn học. Nhà nghiên cứu khẳng định: ―Tác phẩm văn học là một quá trình hay nói cách khác là một hiện tượng động, không nhất thành bất biến, có sự mở rộng ý nghĩa hầu như vô tận nhờ độc giả‖ [142,tr.159]. Trong công trình Lý luận văn học viết chung với Phương Lựu, Lê Ngọc Trà, 16 Thành Thế Thái Bình, ông cho rằng: ―Do được tiếp nhận mà tác phẩm văn học có thể tham gia vào các môi trường xã hội khác nhau, thuộc các thời kỳ lịch sử khác nhau. Từ đó tác phẩm văn học có một đời sống lịch sử và số phận lịch sử của nó. Có những tác phẩm hiển hách một thời, rồi sau bị quên, trong số đó có tác phẩm sẽ được nhớ lại vào lúc khác, còn phần khác sẽ bị chìm đi mãi mãi. Có tác phẩm lúc đầu được tiếp nhận khó khăn, nhưng sau đó lại có vị trí vững vàng. Như vậy lịch sử văn học không chỉ là lịch sử ra đời của các tác phẩm, mà còn là lịch sử tiếp nhận tác phẩm nữa‖ [103, tr.229]. Đây là một trong những gợi ý có tính chất định hướng giúp chúng tôi có cái nhìn lý luận vững chắc khi triển khai đề tài này. Với vai trò là người tạo những bước đột phá cho hướng nghiên cứu Thi pháp ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong giáo trình Lý luận văn học (1986), đã dành riêng chương Bạn đọc và tiếp nhận văn học để lý giải về người đọc. Năm 1990, loạt bài viết Tiếp nhận bình diện mới của lý luận văn học; Lý thuyết tiếp nhận và phê bình văn học (I và II, 1990 - 1999); cho đến Đối thoại hệ hình mới của phê bình văn học (1995) của ông đều hướng đến những vấn đề trọng tâm của lý thuyết tiếp nhận hiện đại. Nhà nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của người đọc, các hình thái đọc, đón nhận, ngữ cảnh và coi đó là ―yếu tố nội tại của quá trình sáng tạo‖. Tác giả khẳng định có sự chuyển hóa từ ―người đọc thực tế‖ thành ―người đọc tiềm ẩn‖ nhưng lại phản đối vai trò ―đồng sáng tạo‖ của người đọc trong tiếp nhận. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử lưu ý đến vấn đề cần nhận thức rõ sự khác nhau căn bản giữa sự sáng tạo của người đọc và sự sáng tạo của nhà văn. Năm 1990, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân trong công trình Phương pháp luận nghiên cứu văn học đã giới thiệu khái quát bức tranh lý luận tiếp nhận văn học sự tiếp nhận văn học nghệ thuật thế giới ở Việt Nam thời đó; đề cập lý thuyết Mỹ học tiếp nhận của trường phái Konstanz (Đức) với gương mặt tiêu biểu H.R.Jauss. Năm 1991, công trình Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân đã đặt người đọc trong tư duy lý luận tiếp nhận truyền thống và lý luận tiếp nhận hiện đại. Trong đó, nhà nghiên cứu lưu ý vấn đề tiếp nhận trong hai phạm vi: Tri âm và ký thác. Coi tri âm là một nhiệm vụ của tiếp nhận, là cảm và hiểu tác phẩm với cuộc sống phản ánh qua tác phẩm, theo 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan