Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nguồn vốn oda nhật bản vào việt nam trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng​...

Tài liệu Nguồn vốn oda nhật bản vào việt nam trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng​

.PDF
95
71
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------TRẦN PHƯƠNG LINH NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội, 2019 LỜI CAM ĐOAN Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng” là do chính tôi thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Vũ Hà. Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong Luận văn là có thật và do bản thân tôi thu thập, xử lý mà không có bất cứ sự sao chép không hợp lệ nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung cam đoan trên. Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2019 Tác giả Trần Phương Linh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Trước hết, tác giả xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, đến Quý thầy cô trong Khoa Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Đăc biệt tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Vũ Hà, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tận tình hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp trình bày để tác giả có thể hoàn thiện nội dung của luận văn này. Mặc dù tác giả đã cố gắng nỗ lực, tìm tòi nghiên cứu để hoàn thiện luận văn này. Tuy nhiên do nhận thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Trần Phương Linh TÓM TẮT ODA là một nguồn ngoại lực quan trọng ở Việt Nam. Nguồn vốn này đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Đây là một nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước và được phân bổ ưu tiên cho các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kinh tế ở Việt Nam. Kể từ khi xuất hiện vào năm 1993 đến nay, ODA đã hỗ trợ xây dựng và phát triển một số ngành và lĩnh vực trọng yếu của Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra một số vấn đề đặc biệt là khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình năm 2010 và đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ năm 2015. Luận văn này tập trung vào nghiên cứu các nội dung về nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến nguồn vốn ODA: các khái niệm cơ bản, phân loại và nêu lên vai trò, hiệu quả sử dụng vốn ODA. Luận văn cũng đã tập trung phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng giai đoạn 2013 – 2017 dựa trên số liệu về tình hình thực hiện các dự án ở Việt Nam của các nhà tài trợ được công bố trên hệ thống dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp thu hút và sử dụng một cách có hiệu quả vốn ODA Nhật Bản vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm tới. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... i DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................iii 1. PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................1 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................4 2. KẾT CẤU LUẬN VĂN...............................................................................................5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ODA ....................................................................................6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...........................................................................6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. ..........................................................................8 1.2. Cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA..........................................11 1.2.1. Khái niệm về ODA..................................................................................................11 1.2.2. Đặc điểm của ODA ................................................................................................13 1.2.3. Phân loại ODA........................................................................................................16 1.2.4. Đối tác và lĩnh vực ODA .......................................................................................19 1.2.5. Vai trò của nguồn vốn ODA đối với nước tiếp nhận đầu tư .............................20 Kết luận Chương 1..........................................................................................................22 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................23 2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................23 2.2. Các phương pháp nghiên cứu: .................................................................................24 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: ........................................................................24 2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp ........................................................................25 2.2.3. Phương pháp thống kê ...........................................................................................27 Kết luận Chương 2..........................................................................................................27 Chương 3 THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA NHẬTBẢN TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ........ 28 3.1. Tổng quan về ODA vào Việt Nam..........................................................................28 3.1.1. Nguồn vốn ODA cam kết và giải ngân ................................................................29 3.1.2. Hình thức chuyển giao ODA vào Việt Nam ........................................................30 3.1.3. Các đối tác tài trợ ODA cho Việt Nam ................................................................31 3.1.4. Kênh chuyển giao ODA vào Việt Nam ................................................................31 3.2. Tổng quan nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam .........................................32 3.2.1. Cách tiếp cận viện trợ của Nhật Bản ...................................................................33 3.2.2. Chính sách và ưu tiên của Nhật Bản với Việt Nam............................................35 3.2.3. Tình hình cam kết và giải ngân vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam ...........36 3.2.4. Các lĩnh vực tài trợ ODA.......................................................................................39 3.3. Nguồn vốn ODA Nhật Bản giải ngân trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam ............................................................................................................................40 3.3.1. Lĩnh vực Giao thông vận tải và kho bãi...............................................................43 3.3.2. Lĩnh vực năng lượng ..............................................................................................46 3.3.3. Lĩnh vực truyền thông ............................................................................................48 3.3.4. Lĩnh vực cấp nước và vệ sinh................................................................................50 3.3.5. Lĩnh vực giáo dục ...................................................................................................51 3.3.6. Một số dự án ODA Nhật Bản điển hình tại Việt Nam .......................................52 3.4. Đánh giá chung ..........................................................................................................57 3.4.1. Kết quả đạt được.....................................................................................................57 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân: ......................................................................................62 Kết luận Chương 3..........................................................................................................68 Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT, SỬDỤNGMỘT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM.............................................70 4.1. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng. ......................................................................70 4.2. Giải pháp tăng cường thu hút, sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn ODA phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam..............................................................................73 Kết luận Chương 4..........................................................................................................79 KẾT LUẬN ......................................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................82 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nguyên nghĩa STT Chữ viết tắt 1 ADB Asian Developmet Bank: Ngân hàng phát triển châu Á 2 ASEAN Đông Nam Á 3 ASEM The Asia-Europe Meeting: Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu 4 DAC Development Assistance Committee: Uỷ ban hỗ trơ phát triển 5 ĐPT Đang phát triển 6 FDI Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 GTVT Giao thông vận tải 8 IBRD 9 IDA International Development Association: Hiệp hội phát triển quốc tế 10 IMF International Monetary Fund: Quỹ Tiền tệ quốc tế 11 JBIC Japan Bank for International Cooperation: Ngân hàng hợp tác 12 JICA 13 ODA 14 OECD 15 WB Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia International Bank for Reconstruction and Development Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế quốc tế Nhật Bản Japan International Cooperation Agency: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản Official Development Assistance: Vốn viện trợ phát triển chính thức Organization for Economic Co-operation and Development: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế World Bank: Ngân hàng Thế giới i DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 24 2 Hình 3.1 3 Hình 3.2 Tổng số vốn ODA cam kết và giải ngân cho Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 Cơ cấu tổ chức ODA Nhật Bản 29 34 Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh 4 Hình 3.3 vực phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam giai đoạn 41 2013 - 2017 5 Hình 3.4 6 Hình 3.5 7 Hình 3.6 8 Hình 3.7 Tình hình giải ngân vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở kinh tế giai đoạn 2013 - 2017 Nguồn vốn và cơ cấu vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn từ 2013 - 2017 Nguồn vốn ODA Nhật Bản giải ngân cho Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng giai đoạn 2013 – 2017 Nguồn vốn ODA Nhật Bản giải ngân cho Việt Nam trong lĩnh vực truyền thông giai đoạn 2013- 2017 44 45 47 49 Nguồn vốn ODA Nhật Bản giải ngân cho Việt Nam 9 Hình 3.8 trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh 50 giai đoạn 2013 -2017 10 Hình 3.9 Nguồn vốn ODA Nhật Bản giải ngân cho Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 2013 -2017 ii 51 DANH MỤC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 Nội dung 10 nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam giai đoạn 2013- 2017 Tình hình cam kết của ODA Nhật Bản giai đoạn năm 2013 - 2017 Tình hình giải ngân của ODA Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn năm 2013 - 2017 Trang 36 37 38 Tình hình cam kết tài trợ ODA Nhật Bản cho 4 Bảng 3.4 Việt Nam theo từng lĩnh vực trong giai đoạn năm 39 2013 - 2017 Tình hình giải ngân vốn ODA Nhật Bản cho Việt 5 Bảng 3.5 Nam trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kunh tế và xã hội trong giai đoạn năm 2013 - 2017 iii 42 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cính cẦUt cch cính c Cùng với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đất nước Việt Nam đã trải qua một chặng đường khá dài và đã thu được những thành quả bước đầu rất quan trọng. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, số vốn mà Việt Nam cần để đầu tư cho sự nghiệp phát triển là rất lớn, nếu chỉ dựa vào tiềm lực trong nước thì không đủ đáp ứng. Do đó, Nguồn vốn ODA trở thành nguồn vốn ngoại lực quan trọng để đáp ứng các nhu cầu về vốn đầu tư, phát triển. Một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra là phải phát huy cao độ các nguồn lực trong nước, đồng thời ra sức khai thác thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài. Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) là dòng vốn từ bên ngoài có những ưu điểm vượt trội. Đây là nguồn vốn mà chính phủ, các cơ quan chính thức các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, quốc tế hỗ trợ cho các nước đang và kém phát triển vay để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, nguồn vốn ODA trở thành nguồn vốn quan trọng đối với tất cả các quốc gia đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Chính phủ Việt Nam được nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế có những động thái, ưu ái hợp tác một cách tích cực. Nguồn vốn ODA đã song hành và góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thay đổi diện mạo đất nước, tăng cường phát triển nông nghiệp - nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư và đào tạo, nâng cao, phát triển nguồn nhân lực. Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia đã và đang là đối tác ngày càng quan trọng của nhau trên rất nhiều lĩnh vực. Nhật Bản luôn là quốc gia viện 1 trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam. Đặc biệt, sau Tuyên bố chung Việt Nam Nhật Bản về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á giữa Thủ tướng Chính phủ hai nước vào tháng 3 năm 2014, mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Theo Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 20112020, Việt Nam ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng tâm như hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. Đây cũng là những lĩnh vực mà Nhật bản ưu tiên tài trợ ODA. Nhật Bản đã góp phần quan trọng hỗ trợ cho Việt Nam trong phát triển nguồn nhân lực, cải cách thể chế và tăng cường năng lực cho nhiều cơ quan Việt Nam, cải tạo và phát triển nhiều công trình cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng trong lĩnh vực điện, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bưu chính viễn thông, hạ tầng đô thị, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa … Có thể nói, Nhật Bản đã hợp tác một cách toàn diện với Việt Nam trong công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng một xã hội công bằng thông qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương và tăng cường quản trị nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại rất nhiều những hạn chế như: quá trình thực hiện dự án ODA bị chậm ở nhiều khâu, chậm thủ tục, chậm triển khai, giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp, khó khăn trong việc hài hòa hóa thủ tục, xung đột pháp luật, quy định về quản lý tài chính còn chồng chéo, công tác theo dõi đánh giá tình hình đầu tư ODA còn hạn chế, sự chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư, lãng phí vốn ODA ở một số dự án điển hình. Những lý do nêu trên là do những vướng mắc, bất cập trong cơ chế, chính sách cũng như hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo, thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện các chương trình, dự án ODA còn chưa nhất quán giữa các cấp 2 chính quyền sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển chung của đất nước. Hiện tại, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình thấp, do đó nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ ngày càng ít và sẽ chuyển dần sang sử dụng vốn kém ưu đãi nên tiêu chuẩn dự án ODA ngày càng cao và khắt khe. Hơn nữa, việc vận động nguồn vốn ODA cho một chương trình/ dự án từ bước đề xuất đến khi điều ước quốc tế được ký kết là cả quy trình phức tạp, tốn nhiều thời gian, sức lực nên đòi hỏi phải kiên trì ngoại giao, đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tài trợ... Do vậy, câu hỏi được đạt ra là liệu chúng ta có thể huy động được nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng không? Với mong muốn giải đáp được câu hỏi trên và có một cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về ODA Nhật Bản vào Việt Nam trong tình hình hiện nay, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nguồn Vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng” để làm luận văn của mình. 1.2. M Mể làm luận văn của mình.Việt Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, luận văn đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm sử dụng một cách hiệu quả vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam trong các năm tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, đặc điểm, các tiêu thức phân loại, đánh giá tình hình sử dụng vốn ODA. Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào 3 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng thời gian qua. Đưa ra một số đề xuất, các giải pháp tăng cường thu hút, sử dụng một cách có hiệu quả vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng trong thời gian tới. 1.3. Câu hvốn ODA Nhật Để thực hiện đề tài này, tác giả sẽ trả lời các câu hỏi sau: - Tình hình cam kết, giải ngân vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam như thế nào? - Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng thời gian qua có những tồn tại, hạn chế gì? Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó? - Việt Nam phải làm gì để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn này trong thời gian tới? 1.4. ĐĐ4. Đquả nguồn vốn này trong t Đối tượng nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tình hình cam kết và giải ngân nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế. Cụ thể như sau: Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm: Cấp nước và vệ sinh; Giáo dục; Sức khỏe; Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác; Chính phủ và xã hội dân sự; Chính sách, chương trình về dân số. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm: Giao thông vận tải và kho bãi; Năng lượng; Truyền thông, Dịch vụ ngân hàng và tài chính; Chính sách tài chính và quản lý tài chính; dịch vụ kinh doanh và các dịch vụ khác. 4 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn theo các khía cạnh sau: + Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kinh tế. + Phạm vi về thời gian: Phân tích thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA Nhật bản vào các dự án cơ sở hạ tầng từ năm 2013 đến 2017 và đưa ra khuyến nghị cho các năm tiếp theo. 2. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn được kết cấu như sau: Phần mở đầu Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ODA Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT, SỬ DỤNG MỘT CÁCH HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM. Kết luận Tài liệu tham khảo 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ODA 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nguồn vốn ODA nói chung và nguồn vốn ODA tại Việt Nam nói riêng luôn là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức, các cơ quan trong và ngoài nước quan tâm. Do vậy, có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các tác giả trong và ngoài nước trên thế giới đề cập và nghiên cứu. Cụ thể như sau: 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Nghiên cứu “A history of the development assistance committee and the development co-operation directorate in dates, names and figures” của tác giả Helmut FUHRER (1996). Tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm cũng như đặc điểm về nguồn vốn phát triển chính thức. Bài viết này nêu lên khái niệm sơ khai về nguồn vốn ODA theo định nghĩa của Tổ chức OECD như sau: “Nguồn vốn phát triển chính thức (viết tắt là ODA) là nguồn vốn hỗ trợ để tăng cường phát triển kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển; trong đó thành tố hỗ trợ chiếm một khoảng xác định trong khoản tài trợ này” (Năm 1969). Khái niệm này giúp phân biệt ODA với các nguồn vốn đầu tư khác ở hai đặc điểm: (i) Đây là khoản hỗ trợ phát triển chính thức; (ii) Có bao gồm thành tố hỗ trợ. Các khái niệm sau đó về ODA đã bổ sung và lượng hóa tỷ lệ phần trăm thành tố hỗ trợ là 20-30% tùy vào nhà tài trợ và quốc gia nhận tài trợ. Tuy nhiên qua thời gian, mục đích viện trợ cũng thay đổi, từ mục đích ban đầu là 6 hàn gắn vết thương chiến tranh, sau này là trách nhiệm của các nước giàu giúp các nước nghèo để phát triển kinh tế - xã hội. Bài nghiên cứu: “Foreign Assistance and Economic Development”, Chenery và Strout (1996) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn ODA. Trong bài viết này, tác giả đã lập luận rằng Hỗ trợ phát triển từ các nước giàu cho các nước ĐPT sẽ thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo, bằng cách cung cấp một lượng vốn cần thiết ở giai đoạn đầu, rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Theo nghiên cứu của Boone (1996) và Lensink và Morrissey (2000), các tác giả đã tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước ĐPT từ góc độ kinh tế vi mô, chỉ ra các hạn chế và tác động xấu của các nước đang phát triển khi tiếp nhận nguồn vốn ODA. Đó là việc nhận nguồn viện trợ không ổn định và không chắc chắn từ bên ngoài đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tài chính và đầu tư của nước nhận viện trợ. Các nghiên cứu này đã nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà tài trợ trong chính sách ODA. Đồng thời, các tác giả đã khẳng định rằng tác động của ODA là nguy hiểm và tiêu cực đến phát triển kinh tế, phần lớn là do tham nhũng và thiếu hiệu quả trong quá trình thực hiện nguồn vốn ODA của nước nhận viện trợ. Bài nghiên cứu “An empirical investigation of relationships between official development assistance (ODA) and human and educational development”, Tun Lin Moe (2012), đã đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào sự phát triển giáo dục và con người ở tám quốc gia được lựa chọn tại khu vực Nam Á và chỉ ra sự khác biệt các chỉ số phát triển con người; cơ sở hạ tầng và chất lượng giáo trình, giáo viên đã được cải thiện sau 15 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA. 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. Một số công trình nghiên cứu nổi bật sau: Trong luận án tiến sỹ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả ODA tại Việt Nam, của tác giả Vũ Thị Kim Oanh, Đại học Ngoại thương Hà Nội, 2002. Bài nghiên cứu đã nêu ra thực trạng sử dụng vốn ODA của Việt nam và qua đó đề xuất giải pháp thiết thực nhằm sử dụng hiệu quả vốn ODA tại Việt Nam. Ở khía cạnh nghiên cứu sâu hơn về ODA Nhật Bản có bài nghiên cứu: “Vai trò của Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) Nhật Bản đối với một số nước Châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam”. Nguyễn Thu Trang (2003), Học viện Ngân hàng. Tác giả tóm lược khái quát về ODA nói chung như: định nghĩa và các đặc điểm về nguồn vốn ODA đồng thời nêu lên những đặc trưng cơ bản của ODA Nhật Bản như: quan điểm của ODA Nhật Bản, việc thực hiện ODA Nhật Bản, các loại hình ODA Nhật Bản và các lĩnh vực ưu tiên của ODA Nhật Bản Luận án tiến sỹ kinh tế: “Quản lý Nhà nước đối với vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế tại Việt Nam” của Vũ Thị Thu Hằng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Bài nghiên cứu một mặt đã hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nói chung và giao thông vận tải nói riêng, trong đó, làm rõ thêm khái niệm, tầm quan trọng của vốn ODA, cụ thể, trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế. Ở một khía cạnh khác, luận án phân tích, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, chỉ ra nguyên nhân của các hạn chế. Luận án cũng phân tích bối cảnh tác động, định hướng cũng như quan điểm quản lý nhà nước đối với vốn ODA trong xây dựng hạ tầng kinh tế, từ đó đề xuất các 8 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế đất nước. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) – Những hiểu biết căn bản và thực tiễn ở Việt Nam, Hà Thị Ngọc Oanh (2004), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tác giả đã phân tích khá sâu sắc về khái niệm, lịch sử, cơ sở lý luận cơ bản nhất về ODA. Trong luận án Tiến sỹ: Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển hạ tầng ở Việt Nam, thực trạng thu thút, sử dụng ODA và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế. Phạm Thị Túy (2008), Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, tác giả đã phân tích tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, nêu ra những mặt tích cực và hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả hơn. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Lê Thanh Nghĩa với đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam, (2009). Luận văn đã trình bày các lý luận tổng quan về vốn ODA, nêu lên vai trò của nguồn vốn ODA, các mô hình đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA. Đưa ra các số liệu tổng quan về tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2008 và các đóng góp của vốn ODA. Tập trung đánh giá các khả năng chịu đựng nợ, hệ thống quản lý, văn bản...Từ đó đưa ra các kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam. Cũng trong danh mục đề tài nghiên cứu về ODA của Nhật Bản có bài nghiên cứu: “Tình hình thu hút vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam” – Nguyễn Thu Hiền, 2015, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra được cụ thể thực trạng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2014, nêu ra những đóng góp tích cực cũng như những 9 hạn chế của nguồn vốn ODA Nhật Bản, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian tới. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Ngọc Long với đề tài: Thu hút và sử dụng ODA của Newzealand vào Việt Nam, 2016, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. LuĐại học Kiđi sâu tìm hih tế, Đại học Quốc gia Hà Nộinhững hạn chế của nguồn vốn ODA Nhật Bản, từ đótừ năm 1995 - 2016, chăm 1995 - 2016 Đại học Quốc gia Hà Nộinhững hạn chế của nguồn vốn ODA Nhật Bả thu hút và s- 2016 Đại học Quốc gia Hà Nộinhững hạn chế của nguồn v thu. Nguyễn Thị Vũ Hà (2019) có bài nghiên cứu: “Vai trò của ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra”. Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng và vai trò của ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017, dựa vào số liệu về tình hình thực hiện các dự án ở Việt Nam, tác giả đã đặt ra một số vấn đề đặc biệt khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2010 và đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ năm 2015. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra một nền tảng kiến thức phong phú về ODA nói chung và thu hút sử dụng ODA vào các ngành, lĩnh vực nói riêng. Tuy nhiên, gần đây chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu về toàn bộ các hoạt động vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2013 đến 2017. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu đã có, luận văn về ODA của Nhật Bản sẽ được nghiên cứu một cách đầy đủ và cập nhật về thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của đối tác này trong sự phát triển cở sở hạ tầng của Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan