Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ...

Tài liệu Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn quận 7, thành phố hồ chí minh

.PDF
74
273
67

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HÀ NỘI, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 8.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH XUÂN NAM HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC ................................................................................................8 1.1.Khái niệm, đặc điểm nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ..........................................................................8 1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác .........................................................17 Chương 2. NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................28 GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 ........................................................................................28 2.1. Khái quát tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................28 2.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. ................32 Chương 3. DỰ BÁO NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................49 3.1. Dự báo về nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới 49 3.2. Một số giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn .....................................53 KẾT LUẬN ..............................................................................................................63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CQĐT : Cơ quan điều tra BLHS : Bộ luật Hình sự PLHS : Pháp luật hình sự TAND : Tòa án nhân dân TNHS : Trách nhiệm hình sự VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 - Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 – 2018. .......................................................... 28 Bảng 2.2- Cơ cấu tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 – 2018 ..................................................................... 29 Bảng 2.3- Cơ cấu về chế tài áp dụng đối với người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018 ............... 31 Bảng 2.4- Diễn biến của tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018 .............................................. 31 Bảng 2.5- Cơ cấu theo giới tính người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏecủa người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014- 2018 ................................................. 33 Bảng 2.6- Cơ cấu theo độ tuổi người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏecủa người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014- 2018 ................................................. 34 Bảng 2.7- Cơ cấu theo trình độ học vấn người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏecủa người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014- 2018 ................................ 35 Bảng 2.8- Cơ cấu theo nghề nghiệp người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏecủa người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014- 2018 ........................................... 36 Bảng 2.9- Cơ cấu theo tiêu chí tái phạm của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏecủa người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014- 2018 ................................ 37 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ công bằng và văn minh là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, với chủ trương thực hiện đường lối đổi mới và phát triển theo nền kinh tế thị trường, đến nay đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ... Tuy nhiên song song với những thành tựu đạt được thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tác động không nhỏ tới đời sống xã hội trên tất cả các mặt. Tình hình tội phạm nói chung, mà đặc biệt tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác hiện nay đang có chiều hướng gia tăng đã tác động xấu đến sự phát triển của nền kinh tế, gây tâm lý bất an, hoang mang, lo lắng trong nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển xã hội. Trong những năm qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tích cực đấu tranh ngăn chặn các hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nói chung và các hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác nói riêng, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Quận 7 được thành lập theo nội dung Nghị quyết số 03-CP ngày 06/01/1977 của Chính phủ Việt Nam về thành lập quận phường tại TP.HCM. Đến tháng 4 năm 1977, Quận 7 chính thức được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 337ha của các xã Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phú Mỹ và 6.636 nhân khẩu của thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè. Quận 7 có vị trí chiến lược quan trọng, là trung tâm kết nối các khu vực giao thương phía Nam Thành phố. Với những thuận lợi về địa lý đó, Quận 7 có điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước, cụ thể khu chế xuất Tân Thuận trên địa bàn quận là một trong những khu chế xuất 1 lớn và hiệu quả nhất của thành phố. Các khu đô thị mới như khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu đô thị Cityland Riverside, khu đô thị Nam Phú Villas, khu đô thị Him Lam - Kênh Tẻ là các khu dân cư hiện đại bậc nhất của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, xu hướng chuyển dịch lao động đến các khu công nghiệp trên địa bàn Quận 7 dẫn đến tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp. Mặc dù CQĐT, VKSND và TAND đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác điều tra, truy tố, xét xử nhưng tình hình tội phạm về xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người vẫn có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ người khác. Mặt khác, các đối tượng thực hiện loại tội phạm này trên địa bàn Quận 7 đến từ những địa phương, vùng miền khác nhau. Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là loại tội phạm nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của con người một cách trái pháp luật, hậu quả của nó không chỉ gây ra những thiệt hại cho gia đình, người thân của người bị hại mà còn gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, gây sự bất bình trong quần chúng nhân dân. Trong những năm qua, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn Quận 7 vẫn còn phức tạp. Đặc biệt là tội phạm về trật tự xã hội, trong đó vấn đề cần quan tâm là tình trạng thanh niên tụ tập gây mâu thuẫn để đánh nhau, các mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai, xung đột gia đình ... dẫn đến việc cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác gây hậu quả rất lớn, tỉ lệ thương tích gây ra cho người bị hại cũng rất cao, có những trường hợp dẫn đến chết người. Phần lớn những người phạm tội thường liên kết thành các băng nhóm hoặc lôi kéo thêm người khác vào cùng gây mâu thuẫn để tạo cớ đánh nhau hay trẻ thù cá nhân. Đối tượng thường sử dụng các loại hung khí nguy hiểm (dao, mã tấu,...) gây tâm lý hoang mang, lo lắng lan rộng trong nhân dân. Việc có công trình nghiên cứu cụ thể nào đi sâu làm rõ các đặc điểm nhân 2 thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Chính vì thế, để phòng ngừa các tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác hiệu quả hơn, đề tài :“Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh” đã được tác giả lựa chọn để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua nghiên cứu về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, tác giả thấy có những công trình nghiên cứu sau: Bài viết: “Nhân thân người phạm tội; một số vấn đề lý luận cơ bản” của tác giả GS.TS. Lê Cảm, Tạp chí Tòa án, số 10/2001, tr. 7 và số 11/2001, tr.5; Luận án Tiễn sĩ Luật học: “Nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam ” của Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trường ĐH Luật Hà Nội năm 2005; Bài viết: “Một số đặc điểm chú ý về nhân thân của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tuyết Mai, Tạp chí Luật học, số 11/2006, tr.32 - 37; Bài viết: “Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự liên quan đến nhân thân người phạm tội ” của tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí Tòa án, số 13/2009, tr.23 - 27 và số 14, tr. 19-28; Bài viết: “Một số vấn đề về nhân thân người phạm tội ” của tác giả Nguyễn Quang Hạnh, Tạp chí Nghề luật, số 01/2013, tr.52 - 57; Trong các công trình trên, các tác giả đã đi sâu vào việc làm rõ lý luận về 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn là hướng tới sự hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác trên địa bàn nghiên cứu. Cụ thể hơn, mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độ nghiên cứu riêng biệt của Tội phạm học. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Một là, tìm, thu thập và nghiên cứu các tài liệu về tội phạm học, về pháp luật hình sự và những tài liệu có liên quan đến đề tài luận văn làm cơ sở cho việc nhận thức thống nhất, rõ ràng phương pháp luận nghiên cứu và sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể cho phù hợp; hệ thống hóa lý luận về nhân thân người phạm tội làm nền tảng lý luận cho việc nhận thức, phân tích nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác trên địa bàn nghiên cứu. Hai là, tìm, thu thập, xử lý, phân tích, so sánh những số liệu thống kê thường xuyên của các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là số liệu thống kê tội phạm hình sự cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác đã bị đưa ra xét xử sơ thẩm tại TAND Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác trên địa bàn Quận 7 trong giai đoạn 2014 - 2018. Tìm, thu thập các bản án hình sự sơ thẩm đã xét xử tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác của TAND Quận 7 4 trong giai đoạn 2014 - 2018 và xử lý, phân tích, so sánh theo các tiêu chí Tội phạm học cần thiết từ góc độ nhân thân người phạm tội. Ba là, khái quát hóa những vấn đề lý luận chung về nhân thân người phạm tội. Từ việc khái quát này, sẽ áp dụng lý luận đó vào việc làm rõ các đặc điểm nhân thân của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh; Kiến nghị hoàn thiện giải pháp phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ khía cạnh nhân thân người phạm tội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài thể hiện ở việc làm rõ mối quan hệ phụ thuộc giữa các đặc điểm nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác với các hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhân thân người phạm tội (những đặc điểm sinh học, đặc điểm xã hội học điển hình của người phạm tội) cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác dưới góc độ Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Về thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng khoảng thời gian nghiên cứu là 05 năm , từ năm 2014 đến năm 2018. Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu dựa trên nguyên lý của Chủ nghĩa Mác Lê 5 Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; cùng các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống các tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác nói riêng - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp kế thừa, phương pháp hệ thống, thống kê, quy nạp, phân tích, so sánh, logic, dự báo Các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh, bình luận… Các phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh, bình luận, quy nạp, thống kê, diễn dịch, suy luận logic,… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn đi sâu phân tích yếu tố nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Dựa trên cơ sở lý luận của tình hình tội phạm, luận văn đưa ra những dự báo và luận giải từ những căn cứ khoa học để từ đó đưa ra kết luận, kiến nghị có ý nghĩa lý luận trong công tác phòng ngừa tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận đối với nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác, nhân thân người phạm tội cũng như Tội phạm học nói chung và lý luận phòng ngừa tội phạm nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là căn cứ chính xác nhất, quan trọng nhất giúp các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn Quận 7 nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng ngừa 6 tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác trên địa bàn nghiên cứu và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Có thể dung kết quả nghiên cứu của luận văn phục vụ cho công tác giảng dạy trong Nhà trường đào tạo về Luật hoặc cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có 3 chương ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Chương 2: Thực tiễn nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác từ đặc điểm nhân thân người phạm tội. 7 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC 1.1.Khái niệm, đặc điểm nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Trong Tội phạm học, nhân thân người phạm tội được hiểu là nhân thân người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm đoán và trừng phạt [25, tr.155]. Nhân thân con người là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của con người khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Khi nói đến các đặc điểm, dấu hiệu cá nhân thuộc về người phạm tội, mà dấu hiệu đặc trưng nhất để phân biệt với nhân thân con người nói chung thể hiện ở hành vi mà họ tham gia vào các quan hệ xã hội (tốt, xấu, thiện, ác, hành vi nguy hiểm hay không nguy hiểm cho xã hội …) tức là nói đến nhân than người phạm tội. Nhân thân người phạm tội có thể được hiện thông qua các yếu tố về bẩm sinh, di truyền hoặjfnbc các đặc điểm về điều kiện, hoàn cảnh sống, môi trường sống cụ thể tạo ra. Trong quá trình trưởng thành của con người, họ gặp phải những điều kiện không thuận lợi thì dễ có khả năng trở thành người phạm tội, khi mà họ hình thành nên những ý thức xấu, bắt nguồn từ chính cuộc sống không tốt, từ đó hình thành các đặc điểm được coi là các đặc điểm nhân thân xấu. Dưới tác động của các điều kiện xã hội thì ý thức được hình thành. Nhưng khi hình thành thì ý thức có tác động rất tích cực đến các hoạt động của con người, quyết định việc lựa chọn cách xử sự 8 của con người trong hoàn cảnh cụ thể. Chính vì vậy mà trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh giống nhau nhưng con người lại có những hành động khác nhau, thậm chí hoàn toàn trái ngược nhau, nếu con người có các đặc điểm nhân thân xấu mà gặp những tình huống khách quan thuận lợi tác động sẽ làm phát sinh hành vi phạm tội. Khái niệm nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác dưới góc độ tội phạm học cần phải được hiểu một cách “Công cụ hóa”, tức là có thể nghiên cứu được trên thực tế như sau: Thứ nhất, nhân thân của một người nào đó là hình ảnh có thể nhận thức được thông qua tổng thể các đặc điểm về mặt tự nhiên, xã hội và hành vi xã hội của chủ thể đã thực hiện hành vi đó ở một địa bàn và thời gian nhất định; Thứ hai, nhân thân người phạm tội là hình ảnh có thể nhận thức được thông qua tổng thể các đặc điểm về tự nhiên, xã hội và hành vi phạm tội của chủ thể đã thực hiện hành vi đó trên một địa bàn và thời gian nhất định, tức là những đặc điểm chứa đựng những thông tin về nguyên nhân và điều kiện của sự phạm tội; Thứ ba, nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hình ảnh có thể nhận thức được thông qua tổng thể các đặc điểm về tự nhiên, xã hội và hành vi phạm tội của chủ thể đã thực hiện hành vi đó, tức là những đặc điểm chứa đựng những thông tin về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm này. Như vậy, vấn đề biện chứng và hàm chứa giá trị khả thi của khái niệm nhân thân nói chung và nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói riêng chính là mối quan hệ giữa hình ảnh và đặc điểm. Hình ảnh càng rõ khi những đặc điểm càng được mô tả đầy đủ và chuyên biệt theo nhân thân cần nghiên cứu. 9 1.1.2. Các đặc điểm nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.2.1. Các đặc điểm tự nhiên Khi nghiên cứu về nhân thân người phạm tội chúng ta phải xem xét tới những đặc điểm thuộc về người phạm tội. Những đặc điểm này phần lớn phản ánh bản chất của người phạm tội. Sự hình thành và phát triển của nhân thân người phạm tội không phải là những biểu hiện thuần túy, giản đơn bên ngoài Trong lý luận tội phạm học, các đặc điểm nhân thân người phạm tội được chia thành bốn nhóm: Nhóm đặc điểm sinh học, nhóm đặc điểm tâm lý và nhóm đặc điểm xã hội, nhóm đặc điểm pháp lý hình sự [25, tr.103]. Sau đây, chúng ta sẽ làm rõ các nhóm đặc điểm nhân thân người phạm tội. 1.1.2.2.Nhóm đặc điểm sinh học Nhóm đặc điểm sinh học bao gồm giới tính, tuổi và một số đặc điểm thể chất khác. Với các dấu hiệu này không thể khám phá những cơ chế của hành vi phạm tội, không phân biệt người phạm tội với những người không phạm tội. Các dấu hiệu này chỉ thể hiện mức trội lên về thống kê của loại người nhất định trong những người phạm tội. Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người là để thấy được những hạn chế trong các quan niệm cực đoan về cái sinh học, cái xã hội trong con người của một số trường phái triết học. Thực tế cho thấy rằng, những quy luật sinh học chi phối mặt sinh học, còn quá trình con người gia nhập xã hội sẽ quyết định mặt xã hội trong con người. Điều này thể hiện rõ nhất ở những đứa trẻ sinh ra từ cùng một trứng. Những đứa trẻ này giống nhau về mặt di truyền. Điều đó có nghĩa là, trong quá trình phát triển, chúng có thể mắc một số bệnh giống nhau, như bệnh về mắt hay nội tiết, tức là ở đây, mặt sinh học đóng vai trò không nhỏ. Điều này có nghĩa 10 là, con người vừa chịu sự tác động của quy luật sinh học, vừa chịu sự tác động của xã hội (nhưng cũng cần phải thấy được rằng, sự tác động của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội không phải là ngang nhau, như nhau trong mỗi cuộc đời con người). Dĩ nhiên, cũng cần phải thấy rằng với những mục đích nghiên cứu khác nhau, có thể các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tới mặt sinh học hoặc mặt xã hội của con người (và chỉ nhấn mạnh, chứ không phải tuyệt đối hoá như chủ nghĩa tự nhiên, thuyết sinh học xã hội hay trường phái xã hội đã làm). Việc tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố sinh học, di truyền trong con người sẽ dẫn đến tình trạng, các tệ nạn xã hội được giải thích bằng những nguyên nhân tự nhiên và do đó người ta cho rằng, không thể khắc phục được những tệ nạn xã hội. Điều đó còn đưa đến một quan niệm về "giống thượng lưu”, về sự phân biệt chủng tộc. Quan điểm này cho rằng, lịch sử loài người được tạo ra bởi một số người tiêu biểu, được chọn lọc và do đó dù muốn hay không, con người phải chủ động kiểm soát việc tái sản xuất ra giống người, thực hiện sự "tuyển chọn" vì "lợi ích" loài người. Ngược lại, việc quá đề cao yếu tố xã hội trong con người lại đưa đến một quan niệm khác -. quan niệm cho rằng, mọi tệ nạn xã hội đều bắt nguồn từ khuyết điểm chính trị. 1.1.2.3.Nhóm đặc điểm tâm lý Gắn với mỗi loại hành vi phạm tội có thể có nhóm đặc điểm tâm lí nhất định. Ví dụ: Đối với người phạm tội có tính vụ lợi có thể nêu ra ở đây các đặc điêm như thái độ lao động lười nhác- nhu cầu vật chất không chính đáng; tu tưởng ích kỉ làm ít hưởng nhiều; tư tưởng làm giàu không chính đáng, thích tích lũy tiền của và báu vật, dùng tiền để đáp ứng nhu cầu không chính đang (ma túy, mại dâm, cờ bạc)... Ở đây, cũng cần đề cập ý thức pháp luật của người phạm tội. Thực tế cho thấy những ai có ý thức pháp luật tốt thi có thói quen xử sự tuân theo pháp 11 luật. Trái lại, ở những người phạm tội thường có ý thức pháp luật kém, họ hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc có thái độ tiêu cực đối với các chuẩn mực pháp luật, thở ơ với sự trừng phạt, không sợ bị trùng phạt vì cho rằng hành vi phạm tội khó bị phát hiện hoặc có sự bao che v.v.. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy một bộ phận người phạm tội khi bị kết án có tâm lí phủ nhận lỗi của mình và tìm cớ cho rằng phạm tội là bắt buộc. Trình độ học vấn và sự phát triển của trí tuệ có ảnh hưởng đến nhu cầu và lợi ích, đến cách sử dụng thời gian và cách xử sự của con người nói chung và hành vi phạm tội nói riêng. Nghiên cứu dấu hiệu này cho thấy trình độ học vấn của người phạm tội nhìn chung thấp hơn so với những người không phạm tội ở cùng độ tuổi. Tuy nhiên, những người phạm tội ở các loại tội phạm khác nhau thì có trình độ học vấn cũng khác nhau. Chẳng hạn những người phạm tội tham nhũng có trình độ học vấn cao hơn những người phạm tội khác. 1.1.2.4.Các đặc điểm xã hội Nhân thân người phạm tội xét dưới góc độ đặc điểm xã hội thì gồm các yếu tố như: Hoàn cảnh gia đình tác động rất lớn đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân của người phạm tội. Khiếm khuyết của gia đình như cha mẹ ly dị, tình trạng độc thân, bạo lực gia đình, thành phần giai cấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn… trong mối quan hệ với các yếu tố khác tác động đến việc hình thành các đặc điểm nhân thân xấu của con người và trong những điều kiện, tình huống thuận lợi sẽ dễ dàng phát sinh hành vi phạm tội. Nghiên cứu các khiếm khuyết trong gia đình vì thế có ý nghĩa rất quan trọng việc xác định các nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội.Tội phạm học nghiên cứu trình độ học vấn của nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ở bốn cấp 12 bậc: không biết chữ và tiểu học; trung học cơ sở, trung học phổ thông và cao đẳng, đại học. Thuộc về nhóm đặc điểm xã hội của người phạm tội có thể kể đến các đặc điểm về việc làm, nghề nghiệp, thành phần xã hội, về hoàn cảnh gia đinh, hoàn cảnh kinh tế., và các đặc điểm về môi trường, quá trình được giáo dục, đào tạo... Nghề nghiệp và thành phần xã hội của người phạm tội (công nhân, nông dân, trí thức, học sinh, hưu trí...) được thống kê cho thấy những người thực hiện tội phạm không cỏ việc làm chiêm tỉ lệ khá cao, đặc biệt ở trường hợp tái phạm. Đặc điểm này có liên quan chặt chẽ với đặc điểm về trình độ văn hoá thấp và đặc điểm có những sờ thích không đúng đắn. Đổi với những trường hợp có nghề nghiệp thì phần lớn là người lao động phổ thông, không qua đào tạo nghề như làm nông nghiệp, lao động tự do, buôn bán nhỏ. Nghiên cứu đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng vì cho phép kết luận tội phạm nào thường xảy ra ở lĩnh vực nào của đời sống xã hội và trong lĩnh vực sản xuất, ngành nào thuộc nền kinh tế quốc dân. Hoàn cảnh gia đình và sự thay đổi của nó có tác động lên sự hình thành nhân cách của con người và ảnh hưởng đến khuynh hưởng và sự kiên định thực hiện tội phạm. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có gia đình phạm tội ít hơn những người chưa có gia đình. Việc hình thành định hướng xấu trong con người thường xuất phát từ những gia đình có kinh tế khó khăn, gia đình có vợ chồng ly hôn, gia đình có cuộc sống không hoà thuận hoặc gia đình có thành viên sổng không có trách nhiệm với gia đình, thậm chí có quan điểm, quan niệm, xử sự trái đạo đức, trái pháp luật v.v Ngoài ra các dấu hiệu xã hội khác như nơi cư trú (thành phố hay nông 13 thôn), sự di cư, hoàn cảnh kinh tế cũng cố ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội. Tóm lại, nghiên cứu nhân thân người phạm tội là để nắm bắt được nội dung cần thiết trong con người phạm tội, xác định được những yếu tố, điều kiện, môi trường hình thành nhân thân người phạm tội. Bởi vậy, khi nghiên cứu nó chúng ta cần phải lưu ý là mỗi nhân thân người phạm tội cụ thể đều có những đặc điểm chung trong từng nhóm người phạm tội hay trong tất cả người phạm tội và nó còn cố những đặc điểm đặc thù của nhân thân người phạm tội đỏ. Trong phạm vi chương này chúng ta chỉ xem xét những đặc điểm nhân thân người phạm nói chung. 1.1.2.5.Các đặc điểm pháp lý hình sự Các đặc điểm pháp lý hình sự là các đặc điểm chỉ có ở nhân thân người phạm tội mà không có ở các loại cấu thành khác. Tội phạm học nghiên cứu đặc điểm này nhằm tìm ra các quy luật tồn tại, phát triển của tội phạm đồng thời góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm từ đó đề ra các biện pháp phòng, chống tội phạm. Các đặc điểm pháp lý hình sự trong nhân thân người phạm tội bao gồm: - Tính chất, mức độ lỗi: Lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội là dấu hiệu quan trọng nhất, tiêu chí chính xác nhất nói lên tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Dựa vào ý thức chủ quan của người phạm tội. Như vậy ngay tại nội hàm của điều luật đã thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm với lỗi tương ứng. Đặc biệt đối với lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức rõ được hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả nguy hiểm nhưng có ý thức mong muốn cho hậu quả xảy ra (hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra); nếu tội phạm được thực hiện thì hậu quả gây ra cho xã hội là rất nguy hiểm hoặc đặc biệt nguy hiểm 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan