Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh...

Tài liệu Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa

.PDF
79
251
135

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƯƠNG KIỀU VÂN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Hà Nội, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƯƠNG KIỀU VÂN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG TỈNH KHÁNH HÒA Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã ngành: 08.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH SƠN Hà Nội, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này. Tác giả luận văn LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu Học viện Khoa học xã hội, các giảng viên đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Học viện. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến PGS.TS.Hoàng Thị Minh Sơn – giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, và các đồng chí, anh chị em cán bộ công nhân viên của Tòa án nhân dân Thành phố Nha Trang, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Nha Trang, Công an Thành phố Nha Trang đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tài liệu để tôi thực hiện hoàn thành Luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện luận văn, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo nhằm bổ sung và hoàn thiện các kiến thức của mình. Học viên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRỘM CẮP ....................................................................................................... 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm của nhân thân người phạm tội trộm cắp ........................ 6 1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trộm cắp ................ 15 1.3. Cơ cấu và các yếu tố tác động đến việc hình thành nhân thân tiêu cực của người phạm tội trộm cắp ....................................................................................... 18 Chương 2: THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA.......................................................................................................................... 27 2.1. Khái quát tình hình phạm tội trộm cắp ở thành phố Nha Trang giai đoạn 2014 – 2018 .......................................................................................................... 27 2.2. Thực trạng cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội trộm cắp ở thành phố Nha Trang ........................................................... 37 2.3. Thực trạng các yếu tố tác động đến việc hình thành nhân thân tiêu cực của người phạm tội trộm cắp trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa .... 46 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRỘM CẮP TÀI SẢN TỪ KHÍA CẠNH NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI53 3.1. Dự báo tình hình tội phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Nha Trang .......... 53 3.2. Nội dung các giải pháp tăng cường phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản từ khía cạnh nhân thân người phạm tội ..................................................................... 55 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình số vụ trộm cắp tài sản ở thành phố Nha Trang theo năm ........27 Bảng 2.2. Cơ số tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp ở Nha Trang giai đoạn 2014 – 2018 ...............................................................................................................29 Bảng 2.3. Cơ cấu tội phạm trộm cắp ở thành phố Nha Trang giai đoạn 2014 – 2018 ...................................................................................................................................30 Bảng 2.4. Cơ cấu tội phạm trộm cắp ở Nha Trang năm 2018 theo từng đơn vị hành chính dưới góc độ cơ số tội phạm và mật độ tội phạm .............................................32 Bảng 2.5. Cơ cấu tội phạm trộm cắp ở Nha Trang năm 2018 dưới góc độ mức độ nguy hiểm xét theo đơn vị hành chính ......................................................................34 Bảng 2.6. Cơ cấu người phạm tội trộm cắp tài sản theo phương diện độ tuổi và giới tính ở Nha Trang .......................................................................................................37 Bảng 2.7. Cơ cấu tội phạm trộm cắp ở Nha Trang theo phương diện nguồn gốc dân tộc ..............................................................................................................................39 Bảng 2.8. Cơ cấu người phạm tội trộm cắp ở Nha Trang theo phương diện trình độ học vấn ......................................................................................................................40 Bảng 2.9. Cơ cấu người phạm tội trộm cắp ở Nha Trang theo phương diện trình độ nghề nghiệp ...............................................................................................................41 Bảng 2.10. Cơ cấu người phạm tội trộm cắp ở Nha Trang theo phương diện trình độ học vấn ......................................................................................................................42 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Sơ đồ tình hình số vụ trộm cắp tài sản ở thành phố Nha Trang theo năm ............................................................................................................................28 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Nha Trang nằm ở tỉnh Khánh Hòa, là một trong những thành phố du lịch phát triển nhất Việt Nam. Năm 2018, Nha Trang đón gần 4,5 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước [40], bên cạnh việc mở ra nhiều cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh và dịch vụ, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và điều kiện cho hoạt động tội phạm, trong đó có tội phạm trộm cắp diễn ra. Trong những năm qua, các ban ngành chức năng có liên quan đã có nhiều cố gắng trong công tác đấu tranh chống tội phạm, cũng như quản lý nhân thân người phạm tội trộm cắp ở thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu về tội phạm trộm cắp ở Nha Trang, được tiếp xúc với các tài liệu, số liệu thực tế, cũng như ý thức được vai trò của nghiên cứu khoa học tội phạm học về nhân thân người phạm tội trộm cắp trong công tác đấu tranh và ngăn ngừa tội phạm này đối với thành phố, do đó tác giả đã chọn đề tài: “Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài nghiên cứu khoa học tội phạm học của mình. Thông qua đề tài, tác giả hi vọng góp một phần nhỏ bé vào công tác nghiên cứu khoa học về tội phạm học nói chung và nghiên cứu về nhân thân người phạm tội nói riêng, nhằm thúc đẩy công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới hiện nay. Do hiểu biết còn hạn chế, tác giả đề tài rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô, các chuyên gia nhằm hoàn thiện tốt hơn đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, do sự phát triển của khoa học nghiên cứu về tội phạm học, cùng với sự ra đời của Bộ Luật Hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan, và do yêu cầu thực tế từ công cuộc đấu tranh chống tội phạm trộm cắp, mà đã có nhiều nghiên cứu, sách báo, bài viết học thuật về nghiên cứu nhân thân người phạm tội nói chung và nhân thân người phạm tội trộm cắp nói riêng. Trong đó phải kể đến những công trình tiêu biểu sau: 1 - Nguyễn Thị Thanh Thủy (2005), với Luận văn Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, thuộc Viện Nhà nước và Pháp luật. Đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý thuyết về nhân thân người phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam [27]. - Chu Thị Quỳnh (2015), Luận văn Vai trò nhân thân người phạm tội, dấu hiệu quy định trách nhiệm hình sự. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đi sâu vào phân tích vai trò nhân thân của người phạm tội trong vấn đề quy định trách nhiệm hình sự, là vấn đề mấu chốt trong việc giải quyết các vụ án hình sự. - Hồ Thanh Lam (2016), Luận văn Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Nha Trang, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Luận văn đã tập nghiên cứu về nhân thân người phạm tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn thành phố Nha Trang [15]. - Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2018), Luận văn Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Luận văn đã trình bày vấn đề nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua [20]. - Đỗ Tiến Dũng (2018), Luận án tiến sĩ Nhân thân người phạm tội sở hữu từ thực tiễn các tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ. Luận án đã nghiên cứu về nhân thân người phạm tội sở hữu trên thực tiễn tất cả các tỉnh thành miền Đông Nam Bộ trong những năm qua [9]. Các công trình nghiên cứu về tội phạm học kể trên đều đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh của nhân thân người phạm tội trong khoa học về tội phạm học ở Việt Nam, từ đó góp phần hoàn thiện ngành khoa học này, cũng như là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, số lượng các công trình nghiên cứu ngày càng nhiều cho thấy nhu cầu nghiên cứu, hoàn thiện khoa học về tội phạm học và nhân thân người phạm tội càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, tội phạm học nói chung và nhân thân người phạm tội nói riêng là một nội dung có phạm vi rộng, đồng thời do diễn biến tội phạm trộm cắp đang ngày càng phức tạp, từ đó đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu này 2 nhằm góp phần hỗ trợ cho công tác đấu tranh chống tội phạm trong xã hội hiện nay. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên còn chưa đi sâu vào tất cả các khía cạnh của nhân thân người phạm tội, hoặc mới chỉ nghiên cứu về một số tội tiêu biểu như giết người, tham nhũng, hoặc tập trung vào 1 vài địa bàn như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng các nghiên cứu về tội phạm trộm cắp nói riêng còn ít, đồng thời chưa có nghiên cứu nào về vấn đề nhân thân người phạm tội trộm cắp trên một địa bàn phức tạp như thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở xác định các đặc điểm nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Nha Trang, tác giả đề tài tiền hành phân tích nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân xấu của những người phạm tội trộm cắp tài sản. Từ đó, đưa ra các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Nha Trang từ góc độ nhân thân người phạm tội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích nghiên cứu chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ dưới đây: - Khái quát những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội, từ đó hiểu rõ về nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản ở thành phố Nha Trang; - Tổng hợp và nghiên cứu đặc điểm nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Nha Trang trong giai đoạn 2014 - 2018; - Dự báo tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; - Đề xuất các giải pháp tăng cường phòng, chống tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Nha Trang, từ khía cạnh nhân thân người phạm tội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân thân người 3 phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Nha Trang. Để hiểu rõ nhân thân người phạm tội trộm cắp trên địa bàn thành phố Nha Trang, đề tài dựa trên các số liệu thống kê chủ yếu từ Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu thân nhân người phạm tội trộm cắp dưới khía cạnh tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, từ những số liệu thực tế thông kê của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang. Về thời gian, số liệu nghiên cứu được dựa trên số liệu thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2014 – 2018 cũng như kết quả nghiên cứu của một số bản án xét xử sơ thẩm tội trộm cắp tài sản của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang giai đoạn 2014 – 2018. Luận văn sẽ không nghiên cứu những vụ án xảy ra ở thành phố Nha Trang nhưng được tỉnh Khánh Hòa, các huyện khác xét xử sơ thẩm. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, những quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản cũng như các quy định pháp luật về tội phạm trộm cắp trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Thông qua các phương pháp thống kê, tổng hợp, quy nạp, phân tích, so sánh, đối chiếu, luận văn muốn làm rõ các vấn đề về nhân thân người phạm tội trộm cắp cũng như đưa ra những đánh giá của tác giả đề tài trên cơ sở thông tin, dữ liệu thu thập được về vấn đề nghiên cứu của Luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. Yếu tố mới cần đạt được Ý nghĩa về mặt lý luận: Việc nghiên cứu luận văn sẽ góp phần hoàn thiện lý luận tội phạm học và lý luận phòng, chống tội phạm trộm cắp. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đưa ra những giải pháp để phân tích và vận dụng 4 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tội phạm trộm cắp trên địa bàn thành phố Nha Trang. 7. Kết cấu luận văn Luận văn “Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”, có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản; Chương 2: Thực trạng nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; Chương 3: Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa từ khía cạnh nhân thân 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN 1.1. Khái niệm, đặc điểm của nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản 1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản Hiện nay, chưa có một tài liệu nào trình bày cụ thể khái niệm nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản. Trước hết, “nhân thân” là một khái niệm được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như triết học, xã hội học, tâm lý học, luật dân sự, luật hình sự. Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài, tác giả đề tài sẽ nghiên cứu khái niệm nhân thân trên cơ sở các luận điểm của triết học Mác – Lênin cùng với lý thuyết khoa học pháp lý của pháp luật hình sự hiện nay. Theo tác giả Võ Khánh Vinh, bản chất của con người bao gồm những nội dung về sinh học và xã hội. Nhân thân con người gồm các đặc tính xã hội và đặc tính sinh học, trong đó đặc tính xã hội có vai trò quyết định, nhưng đặc tính sinh học cũng có vai trò riêng. Chính quá trình đáp ứng được các nhu cầu sinh học chiếm vị trí quan trọng trong ý thức và lợi ích cũng như khuynh hướng phát triển của con người [46, tr.39]. Giáo trình Tội phạm học của trường Đại học Luật Hà Nội đã chỉ rõ, “nhân thân con người là tất cả các đặc điểm sinh học, tâm lý và xã hội có liên quan đến một con người, thể hiện bản chất riêng của họ”. Bên cạnh đó, nhân thân con người còn là những biểu hiện bản chất của con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học là con người phạm tội, là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm. Nhân thân người phạm tội là các đặc điểm của nhân thân con người và cả những đặc điểm tiêu biểu của nhân thân người phạm tội, có tính nguy hiểm cho xã hội. Đặc điểm nhận dạng trong nhân thân người phạm tội khác với nhân thân con người bình thường là trong nhân thân người phạm tội đã gồm có tất cả các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm mà luật hình sự quy định. Tức là, tại thời điểm thực hiện tội phạm họ có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định và đã thực hiện 6 hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ngoài ra, nhân thân người phạm tội còn có dấu hiệu, đặc điểm liên quan đến sự việc phạm tội như tâm lí, tính cách, thói quen, sở thích, quan điểm, thái độ đối với xã hội, ý thức pháp luật [41, tr.48]. Như vậy, kết hợp các lý luận về nhân thân con người và người phạm tội, nhân thân người phạm tội bao gồm hệ thống các đặc điểm tâm, sinh lý phụ thuộc vào những điều kiện sống, của sự giáo dục, của những mối quan hệ nhất định. Tất cả những điều đó cùng với sự tác động của các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài đã tạo thành động lực thúc đẩy việc thực hiện tội phạm. Tương đồng với quan điểm này là quan điểm của Giáo trình tội phạm học của trường Đại học Huế. Giáo trình này đã chỉ ra nhân thân người phạm tội là những đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội của con người và kết hợp với các điều kiện, hoàn cảnh nhất định đã dẫn đến con người đó thực hiện hành vi phạm tội [45, tr.26]. Theo quy định của pháp luật, nhân thân người phạm tội tuy không phải là một trong những yếu tố cấu thành tội phạm nhưng các đặc điểm của nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt, yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt. Theo Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần chung thì nhân thân người phạm tội được hiểu là tổng thể tất cả các đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội của người thực hiện tội phạm được cân nhắc để giải quyết những vấn đề của trách nhiệm hình sự [44, tr.256]. Qua nghiên cứu các khái niệm nhân thân người phạm tội trên có thể thấy vẫn còn có những vấn đề khác nhau về cách thể hiện và chưa có sự thống nhất với nhau về nội hàm khái niệm. Tuy nhiên, theo tác giả thì nhân thân của người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm sau: i) Đặc điểm nhân chủng học xã hội; ii) Đặc điểm tâm lý xã hội; iii) Đặc điểm pháp lý hình sự. Các đặc điểm này kết hợp với các điều kiện khách quan dẫn đến người đó thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, nhân thân của người phạm tội là tập hợp các đặc điểm, dấu hiệu biểu hiện bản chất của con người. Các đặc điểm, dấu hiệu này kết hợp với các điều kiện, hoàn cảnh nhất định đã dẫn đến người đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. 7 Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp xâm phạm đến quan hệ sở hữu, quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hành vi trộm cắp tài sản của người khác được hiểu là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý hay hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình một cách lén lút. Hành vi này khiến cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản không thể thực hiện được các quyền hợp pháp đối với tài sản của họ hoặc tài sản được giao quản lý. Hành vi chiếm đoạt được thực hiện một cách lén lút, bí mật. Việc lén lút, bí mật là nhằm che dấu hành vi phạm tội để chủ sở hữ, người quản lý tài sản hoặc người khác không biết việc chiếm đoạt đó [3, tr.223]. Trộm cắp tài sản là một tội trong nhóm tội phạm sở hữu, được quy định từ điều 168 – 180 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 của Việt Nam. Dựa trên lý luận về nhân thân người phạm tội đã trình bày ở trên, có thể đưa ra khái niệm nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản như sau: Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của con người và các đặc điểm, dấu hiệu này kết hợp với các điều kiện, hoàn cảnh nhất định đã dẫn đến người đó thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý, xâm phạm đến quan hệ sở hữu, quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân. 1.1.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản Ngoài những đặc điểm nhân thân người phạm tội nói chung, nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản cũng có những đặc điểm riêng. Cụ thể là: 1.1.2.1. Các đặc điểm nhân chủng học - xã hội của người phạm tội trộm cắp tài sản Tác giả Võ Khánh Vinh đã đưa ra các đặc điểm về nhân chủng học - xã hội của người phạm tội xâm phạm sở hữu, bao gồm: giới tính, lứa tuổi, nơi cư trú, dân tộc, địa vị xã hội, nghề nghiệp, quốc tịch, hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn. Về bản chất những đặc điểm này không đặc trưng cho con người phạm tội, bởi chúng 8 tồn tại trong bất kỳ nhân thân nào. Nhưng các đặc điểm nhân chủng học xã hội có mối quan hệ với các điều kiện hình thành nhân cách con người. Bên cạnh đó, nhu cầu và lợi ích, vị trí và mối quan hệ giao tiếp của người đó trong xã hội sẽ giúp chúng ta hiểu trọn vẹn về nhân thân người phạm tội và có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra và thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục, cải tạo người phạm tội nói chung và tội trộm cắp nói riêng. Đặc điểm lứa tuổi Tìm hiểu về lứa tuổi của người phạm tội trộm cắp tài sản để xác định tính chất, mức độ, đặc điểm tội phạm của từng lứa tuổi và ảnh hưởng của lứa tuổi đến việc thực hiện tội phạm. Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm riêng về sự phát triển thể chất, tinh thần, tâm, sinh lý, hiểu biết xã hội… Từ đó, ta có người phạm tội trộm cắp tài sản chia thành 03 nhóm: Dưới 18 tuổi, từ 18 đến 30 tuổi, từ trên 30 tuổi. Những năm gần đây, người phạm nhóm tội trộm cắp đang có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi. Tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi giúp ích cho việc sắp xếp thứ tự ưu tiên trong đấu tranh phòng ngừa tội trộm cắp đối với từng lứa tuổi cho thích hơp. Đặc điểm giới tính Tìm hiểu đặc điểm giới tính của người phạm tội trộm cắp giúp chúng ta biết được tỷ lệ người phạm tội trộm cắp tài sản giữa nam và nữ, ảnh hưởng của giới tính đến việc thực hiện các tội trộm cắp. Trên thực tế, tỷ lệ nam giới phạm tội nói chung và tội trộm cắp nói riêng đều cao hơn so với nữ giới. Bởi nam giới dễ bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực của môi trường sống như tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu, và dễ phát sinh tâm lý tiêu cực hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, theo Giáo trình Tội phạm học của trường Đại học Luật Hà Nội, trong những năm gần đây số liệu về cơ cấu giới tính của người phạm tội trộm cắp đang có sự thay đổi. Tỷ lệ nữ giới phạm tội trộm cắp trong tổng số tội trộm cắp đang có khuynh hướng tăng lên và các loại tội trộm cắp do họ thực hiện ngày càng đa dạng [41, tr.148]. Đặc điểm trình độ học vấn Trình độ học vấn là yếu tố phản ánh trình độ nhận thức, hiểu biết về thế giới, xã hội và môi trường sống xung quanh, ngoài ra còn có sự hiểu biết về các mối quan 9 hệ xã hội, khả năng tuân thủ pháp luật của con người. Bên cạnh đó, nó ảnh hưởng rất lớn đến cách thức lựa chọn hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội và hành vi phạm tội. Không giống với một số nhóm tội đòi hỏi phải có học vấn nhất định thì nhóm tội trộm cắp, trình độ học vấn không ảnh hưởng đến việc một người có thể thực hiện được hành vi phạm tội. Dựa trên nghiên cứu của các nhà tội phạm học cho thấy, trình độ học vấn của người phạm tội trộm cắp thường thấp hơn so với những người không phạm tội cùng lứa tuổi và những người phạm tội ở mỗi loại tội phạm trộm cắp khác nhau cũng có trình độ học vấn khác nhau. Dựa vào đặc điểm trình độ học vấn, người phạm tội trộm cắp được chia thành 04 nhóm: Người không biết chữ, người có trình độ tiểu học và trung học cơ sở, người có trình độ trung học phổ thông, người có trình độ trung cấp trở lên. Đặc điểm địa vị xã hội và nghề nghiệp Nghiên cứu địa vị xã hội và nghề nghiệp cho biết được nhóm người làm việc ở những ngành, lĩnh vực nào trong xã hội dễ thực hiện tội phạm và loại tội phạm họ thường thực hiện. Phần lớn người phạm tội trộm cắp tài sản là người thất nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định, nên địa vị trong xã hội của họ rất thấp. Dựa vào đặc điểm nghề nghiệp, người phạm tội trộm cắp được chia làm 03 nhóm: thất nghiệp, nghề nghiệp không ổn định, nghề nghiệp ổn định. Dựa vào địa vị xã hội, có thể chia thành 2 nhóm: địa vị xã hội cao và địa vị xã hội thấp. Đặc điểm hoàn cảnh gia đình Tác giả Võ Khánh Vinh (2014) đã chỉ ra, đặc điểm và những chuyển biến trong hoàn cảnh gia đình thường có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của con người, ở một mức nhất định cũng sẽ tác động đến tính định hướng và tâm lý kiên định thực hiện tội phạm. Tìm hiểu đặc điểm hoàn cảnh gia đình trong nhân thân người phạm tội trộm cắp là tìm hiểu ở các gốc độ: Quan hệ gia đình và hoàn cảnh kinh tế gia đình với những tác động của chúng tới người phạm tội trộm cắp tài sản. Quan hệ gia đình là tình trạng gia đình của người phạm tội (chưa kết hôn, đã kết hôn, ly hôn) và số lượng, đặc điểm thành viên khác trong gia đình (ông, bà, cha, 10 mẹ, anh chị em, con). Kết quả nghiên cứu hiện nay đã chứng minh những người đã kết hôn và sống trong gia đình êm ấm, hòa thuận, hạnh phúc thường khó thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp hơn những người chưa kết hôn hoặc có gia đình, có cơ cấu không hoàn thiện (cha hoặc mẹ chết, ly hôn) hoặc không hạnh phúc. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cách thức xử sự của con người. Quan hệ gia đình có vai trò kiểm soát, định hướng hành vi của con người đồng thời gia đình cũng hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực của họ. Đa số người phạm tội trộm cắp xuất thân từ những gia đình có cuộc sống không hòa thuận, các thành viên sống không có trách nhiệm, thiếu sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Từ các đặc điểm quan hệ gia đình, người phạm tội trộm cắp được chia thành: Chưa kết hôn và đã kết hôn; hoặc gia đình có cơ cấu hoàn thiện và gia đình có cơ cấu không hoàn thiện. Hoàn cảnh kinh tế gia đình là những điều kiện kinh tế gia đình của người phạm tội bao gồm: thu nhập, chỗ ở, điều kiện sinh hoạt, phương tiện đi lại. Hoàn cảnh kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành động cơ, mục đích phạm tội trộm cắp và tác động trực tiếp đến phương thức xử sự của con người. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn là nguyên nhân khiến cho con người bức xúc và dao động, từ đó dễ nảy sinh tâm lý phạm tội. Ở nhiều loại tội phạm trong đó có tội phạm trộm cắp tài sản, hành vi phạm tội được thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của người phạm tội. Dựa vào đặc điểm hoàn cảnh kinh tế gia đình, người phạm tội trộm cắp tài sản được chia thành hai nhóm: người sống trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế thuận lợi, người sống trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Ngoài các đặc điểm nhân chủng học xã hội của nhân thân người phạm tội trộm cắp nói trên, còn có các đặc điểm khác như: dân tộc, quốc tịch, nơi cư trú, nơi sinh, cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Dựa vào đặc điểm dân tộc và phân bố dân cư ở nước ta, người phạm tội trộm cắp được chia thành 02 nhóm: người dân tộc kinh, người dân tộc thiểu số. Dựa vào các đặc điểm quốc tịch, người phạm tội trộm cắp được chia thành các nhóm: người Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch. Dựa vào đặc điểm nơi cư trú, 11 người phạm tội trộm cắp được chia thành các nhóm: nơi cư trú ổn định, nơi cư trú không ổn định, không có nơi cư trú. 1.1.2.2. Các đặc điểm tâm lý, đạo đức của người phạm tội trộm cắp Các đặc điểm tâm lý xã hội của người phạm tội trộm cắp gồm có: (i) thái độ, nhận thức đối với pháp luật và đạo đức xã hội; (ii) nhu cầu, sở thích, thói quen cá nhân hoặc cộng đồng; (iii) động cơ, mục đích phạm tội; (iv) quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng. Cụ thể là: Các giá trị đạo đức xã hội và pháp luật Nghiên cứu thái độ, nhận thức đối với pháp luật và xã hội của con người là nghiên cứu các quan điểm, thái độ, nhận thức đối với tổ quốc, đối với nghĩa vụ công dân, đối với các mối quan hệ trong xã hội và với chính bản thân. Nghiên cứu quan điểm, thái độ, nhận thức đối với pháp luật và đạo đức xã hội của người phạm tội trộm cắp tài sản là cách lý giải vì sao trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định một con người lại thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp. Nghiên cứu về người phạm tội trộm cắp cho thấy phần lớn quan niệm của họ về nhân sinh quan, thế giới quan thường bị bóp méo, lệch lạc. Đối với người phạm tội thì lợi ích cá nhân là trên hết, không quan tâm đến quyền lợi của cộng đồng hay của người khác. Do đó, họ chỉ lựa chọn thực hiện những hành vi có thể đem lại lợi ích cho bản thân, nhất là các lợi ích vật chất, kể cả điều đó có thể xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người khác [36, tr.121]. Theo tài liệu của Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (2000) thì đặc điểm tâm lý - pháp luật của người phạm tội trộm cắp là quan điểm, thái độ, nhận thức của người đó đối với pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật. Người phạm tội trộm cắp có hiểu biết rất ít về pháp luật, có thái độ thờ ơ, coi thường pháp luật và các cơ quan bảo vệ pháp luật, tâm lý hám lợi, đua đòi, lười lao động nhưng thích hưởng thụ, mong muốn kiếm tiền bằng mọi giá. Một số người nghĩ rằng thông qua cách thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi họ có thể tránh né được sự trừng phạt của pháp luật hoặc hy vọng rằng hành vi phạm tội của mình không bị phát hiện. Trong trường hợp đặc biệt, người phạm tội trộm cắp còn có xu hướng chống đối xã hội và chống đối pháp 12 luật [38, tr.13]. Nhu cầu, sở thích, thói quen Những đặc điểm nhu cầu, sở thích, thói quen ở mỗi người là khác nhau, nhưng ở những người phạm tội trộm cắp tài sản thì đa số đều có nhu cầu, sở thích tiêu cực, không lành mạnh. Họ sẵn sàng thực hiện mọi cách kể cả là phạm tội để thoả mãn nhu cầu, sở thích đó. Nhu cầu, sở thích, thói quen ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành động cơ, mục đích phạm tội. Đối với người phạm tội trộm cắp tài sản thường có nhu cầu, sở thích vật chất không chính đáng, coi trọng vật chất, có thái độ lười biếng, tư tưởng không làm mà hưởng, có thói quen tiêu tiền phóng túng vào những sở thích không chính đáng, thói quen rượu chè, cờ bạc, sử dụng các chất kích thích. Động cơ, mục đích phạm tội Động cơ, mục đích phạm tội thường cho thấy trạng thái tâm lý của người phạm tội đối với hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi đó gây ra. Động cơ phạm tội được quyết định bởi các nhu cầu và sở thích đã chuyển biến thành nhận thức thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm. Mục đích phạm tội là mục tiêu được đặt ra và quyết định ý chí chủ quan của người phạm tội, thúc đẩy họ đến việc thực hiện tội phạm. Khi thực hiện hành vi phạm tội, nếu động cơ phạm tội càng mãnh liệt, mục đích phạm tội càng rõ ràng thì tính chất của tội phạm càng manh động, nguy hiểm và hậu quả của tội phạm càng nặng nề hơn. Do đó, nghiên cứu động cơ, mục đích phạm tội trộm cắp không chỉ xác định nguyên nhân thực hiện tội phạm trộm cắp, đồng thời là cơ sở cho việc đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, từ đó giúp cho việc tìm ra những biện pháp tác động tích cực nhằm bài trừ động cơ và mục đích phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả mà người phạm tội trộm cắp có thể gây ra cho xã hội. Điều đó giúp giảm bớt việc phạm tội, ngăn chặn người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội ngay từ đầu. Bên cạnh đó, những đặc điểm về tôn giáo, tín ngưỡng cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách con người. Dựa vào đặc điểm tôn giáo, người phạm tội trộm cắp được chia thành: người theo tôn giáo, người không theo 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan