Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên ngành việt nam học trường đại họ...

Tài liệu Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên ngành việt nam học trường đại học sài gòn (giai đoạn 2011 – 2014)

.PDF
126
450
87

Mô tả:

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NHU CẦU LỰA CHỌN SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA SINH VIÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN (GIAI ĐOẠN 2011 – 2014) Mã số đề tài: SV2014 – 16 Xác nhận của Khoa Giáo viên hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) TS. HOÀNG THÚY HÀ TS. NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH Tp. Hồ Chí Minh, 8/2015 HUỲNH THIỆU PHONG LỜI CAM ĐOAN Nhóm tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong công trình là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 8 năm 2015 Thay mặt nhóm tác giả đề tài Chủ nhiệm đề tài Huỳnh Thiệu Phong LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu khoa học là một hoạt động không thể thiếu của sinh viên. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành thì đây được xem như một phương pháp học tập hiệu quả. Ban lãnh đạo trường Đại học Sài Gòn, Ban lãnh đạo khoa Quan hệ Quốc tế đã có những hoạt động thiết thực trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Đối với nhóm tác giả đề tài, chúng tôi may mắn nhận được sự cổ vũ, ủng hộ hết mình của tập thể giảng viên khoa Quan hệ Quốc tế. Đó chính là nguồn động lực lớn lao để chúng tôi hoàn thành công trình này. Do vậy, với sự biết ơn sâu sắc nhất của mình, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất của mình đến: Ban Giám Hiệu trường Đại học Sài Gòn, Ban lãnh đạo khoa Quan hệ Quốc tế đã tạo mọi điều kiện cho nhóm tác giả có cơ hội thực hiện niềm đam mê nghiên cứu khoa học của mình. Mặt khác, tác giả cũng vô cùng biết ơn sự giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Đăng Khánh – giảng viên của khoa Quan hệ Quốc tế, đồng thời cũng là người hướng dẫn khoa học của tôi. Thầy đã tận tinh chỉ bảo, cung cấp những kiến thức khoa học bổ ích, định hướng và hỗ trợ hết mình cho chúng tôi để có thể hoàn thành công trình này. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả của các công trình mà tôi có sử dụng dùng làm nguồn tài liệu tham khảo để hoàn thành đề tài này. Cuối cùng, nhóm tác giả xin bày tỏ sự biết ơn của mình đến với tất cả bạn bè, người thân và quý thầy cô trong khoa Quan hệ Quốc tế đã ủng hộ, động viên nhóm trong suốt thời gian nghiên cứu. Cuối cùng, với khả năng và trình độ là hữu hạn, chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp của Hội đồng Khoa học, độc giả về nội dung, phương pháp nghiên cứu đề tài để chúng tôi có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện đề tài tốt hơn. Chú nhiệm đề tài Huỳnh Thiệu Phong MỤC LỤC Trang DẪN NHẬP …………………………………………………………………………1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC NHU CẦU LỰA CHỌN SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA SINH VIÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 1.1. Một số vấn đề liên quan .................................................................................. 7 1.1.1. Nhu cầu du lịch và động cơ du lịch ................................................................ 7 1.1.2. Loại hình du lịch ............................................................................................. 13 1.1.3. Sản phẩm du lịch ............................................................................................ 18 1.2. Đặc điểm đối tượng sinh viên ngành Việt Nam học ....................................... 23 1.2.1. Khái quát chung .............................................................................................. 23 1.2.2. Đặc điểm của chương trình đào tạo ................................................................ 27 1.2.3. Sinh viên ngành Việt Nam học Đại học Sài Gòn ........................................... 31 1.3. Xác định nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên ngành Việt Nam học ......................................................................................................................... 32 1.3.1. Về giá cả ......................................................................................................... 32 1.3.2. Về chương trình du lịch ................................................................................... 33 1.3.3. Về các dịch vụ tham quan, lưu trú, ăn uống, vận chuyển và các dịch vụ bổ sung khác ................................................................................................................. 33 1.3.4. Về tiếp cận thực tiễn và tích lũy kiến thức chuyên ngành .............................. 33 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 34 Chương 2: KHẢO SÁT VIỆC LỰA CHỌN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA SINH VIÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 2.1. Xác định một số vấn đề liên quan đến việc khảo sát ...................................... 35 2.1.1. Đối tượng khảo sát ......................................................................................... 35 2.1.2. Nội dung khảo sát .......................................................................................... 36 2.2. Kết quả điều tra – phân tích và đánh giá ........................................................ 37 2.2.1. Kết quả điều tra ............................................................................................. 37 2.2.2. Phân tích và đánh giá .................................................................................... 38 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 69 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA SINH VIÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 3.1. Cơ sở của sự định hướng: Đánh giá việc lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên bằng mô hình TOWS .................................................................................................. 70 3.2. Những định hướng và đề xuất giải pháp cụ thể trong việc thiết kế các sản phẩm du lịch cho sinh viên ........................................................................................................ 73 3.2.1. Định hướng thiết kế các sản phẩm du lịch ....................................................... 73 3.2.2. Đề xuất một số giải pháp trong việc thiết kế các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của sinh viên ngành Việt Nam học ...................................................................... 81 3.3. Thử nghiệm thiết kế một số sản phẩm du lịch cho sinh viên ngành Việt Nam học .......... ... ...................................................................................................................... 84 3.3.1. Quy trình thiết kế ............................................................................................. 84 3.3.2. Xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp cho các nhóm đối tượng sinh viên ngành Việt Nam học .................................................................................................. 85 3.3.3. Ứng dụng thử nghiệm thiết kế một số khung chương trình du lịch ................ 94 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 102 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 105 BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC “NHU CẦU LỰA CHỌN SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA SINH VIÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN (GIAI ĐOẠN 2011 – 2014)” Mã số: SV2014 – 16 1. Vấn đề nghiên cứu (vấn đề, tính cấp thiết) Với sự phát triển của xã hội thì du lịch là một hoạt động thiết yếu để giúp con người cân bằng với cuộc sống. Sinh viên ngành Việt Nam học là nguồn nhân lực trong ngành du lịch trong tương lai. Nhu cầu được trải nghiệm với thực tế nghề nghiệp là quan trọng và cần thiết. Trong những năm qua, sinh viên ngành Việt Nam học đã có cơ hội cọ sát, trải nghiệm với nghề nghiệp thông qua các chương trình học tập thực tế, ngoại khóa. Nhằm mục đích khảo sát nhận định, đánh giá của sinh viên về chất lượng của các sản phẩm du lịch đó, qua đó đề xuất giải pháp thiết kế những sản phẩm du lịch phù hợp cho sinh viên, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu này để thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của sinh viên ngành Việt Nam học. 3. Nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp trong việc thiết kế các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của sinh viên ngành Việt Nam học. 4. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả sử dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu trong đề tài này. Trong đó, các phương pháp mà chúng tôi sử dụng chủ đạo bao gồm: Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu (chương 1); phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp định tính và định lượng (chương 2); phương pháp TOWS (chương 3); … 5. Kết quả nghiên cứu (ý nghĩa của các kết quả) và các sản phẩm (Bài báo khoa học, phần mềm máy tính, quy trình công nghệ, mẫu, sáng chế, …) (nếu có) Đề tài góp phần nhận diện những nhu cầu đặc thù của sinh viên trong vấn đề đánh giá, lựa chọn sản phẩm du lịch thông qua phương pháp khảo sát lấy ý kiến của sinh viên. Với kết quả đạt được từ đề tài, những sản phẩm du lịch thiết kế sau này sẽ có cơ sở khoa học để thiết kế phù hợp cho sinh viên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của khoa Văn hóa – Du lịch (nay là khoa Quan hệ Quốc tế), trường Đại học Sài Gòn. Sản phẩm nghiên cứu cuối cùng của đề tài là văn bản nội dung nghiên cứu. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỔ Tên bảng, sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ STT 1 Hình 1.1: Tháp nhu cầu Maslow 2 Bảng 1.2: Tổng hợp quan điểm của các nhà nghiên cứu về phân Trang 9 11, 12 loại (nhóm) động cơ du lịch 3 Mô hình 1.3: Phân loại các nhóm động cơ du lịch 4 Bảng 1.4: Phương pháp phân chia các loại hình du lịch của Trần 12 15, 16 Đức Thanh 5 Bảng 1.5: Phân nhóm các nhóm loại hình du lịch 6 Bảng 1.6: Tổng hợp những đặc trưng về loại hình du lịch của sinh 16 17, 18 viên 7 Sơ đồ 1.7: Phân loại SPDL 20 8 Sơ đồ 1.8: Những đặc điểm của SPDL 22 9 Sơ đồ 1.9: Mô hình các ngành, chuyên ngành đào tạo của khoa 26 QHQT, ĐHSG (bắt đầu từ năm học 2015 – 2016) 10 Bảng 1.10: Mục tiêu đào tạo sinh viên ngành VNH, ĐHSG 27, 28 11 Bảng 1.11: Thống kê các học phần Thực tế chuyên môn, ngoại 29, 30 khóa của sinh viên các khóa của ngành VNH 12 Sơ đồ 2.1: Quy trình khảo sát lấy ý kiến sinh viên trong việc lựa 35 chọn SPDL 13 Bảng 2.2: Thống kê kết quả khảo sát sinh viên ngành VNH 37 14 Bảng 2.3: Quan điểm của sinh viên ngành VNH về vấn đề bổ sung 38 các chương trình ngoại khóa 15 Biểu đồ 2.4: Mức thu nhập bình quân hằng tháng của sinh viên 39 ngành VNH 16 Biểu đồ 2.5: Ý kiến của sinh viên về giá bình quân của một CTDL 40 17 Biểu đồ 2.6: Ý kiến của sinh viên về độ dài của một chương trình 41 ngoại khóa 18 Biểu đồ 2.7: Ý kiến của sinh viên về thời điểm tổ chức các CTDL 42 19 Biểu đồ 2.8: Mục đích khi tham gia các CTDL của sinh viên 43 20 Bảng 2.9: Xu hướng lựa chọn các loại hình du lịch của sinh viên 44 21 Biểu đồ 2.10: Nhận định của sinh viên về vai trò của các dịch vụ 46 trong việc đánh giá chất lượng của SPDL 22 Biểu đồ 2.11: Nhu cầu lựa chọn vị trí của cơ sở lưu trú của sinh 48 viên 23 Biểu đồ 2.12: Quan điểm của sinh viên về sức chứa hợp lý trong 49 một phòng 24 Biểu đồ 2.13: Đánh giá của sinh viên về ảnh hưởng của dịch vụ ăn 51 uống đến chất lượng của SPDL 25 Biểu đồ 2.14: Những vấn đề sinh viên quan tâm khi đến điểm tham 55 quan 26 Biểu đồ 2.15: Mong muốn đạt được sau chuyến đi của sinh viên 56 27 Biểu đồ 2.16: Nhu cầu lựa chọn hướng dẫn viên của sinh viên 57 28 Biểu đồ 2.17: Ý kiến của sinh viên về tầm quan trọng của các nhu 60 cầu trong đánh giá chất lượng SPDL 29 Bảng 2.18: Một số kiến nghị, đánh giá bổ sung của sinh viên trong việc thiết kế SPDL 61 30 Bảng 2.19: So sánh nhu cầu giữa sinh viên ngành VNH với sinh 65, 66 viên ngoài khoa trong việc lựa chọn SPDL 31 Bảng 3.1: Mô hình TOWS về việc lựa chọn SPDL của sinh viên 71 – 73 ngành VNH, trường ĐHSG 32 Bảng 3.2: Những định hướng trong việc thiết kế SPDL cho sinh 74 viên ngành VNH, trường ĐHSG 33 Sơ đồ 3.3: Các yếu tố định hướng trong việc thiết kế các SPDL cho 76 sinh viên ngành Du lịch 34 Bảng 3.4: Nhân lực ngành Du lịch qua các năm 35 Sơ đồ 3.5: Phương thức đánh giá năng lực của lao động ngành Du 77, 78 78 lịch 36 Bảng 3.6: Những vấn đề tiên quyết ảnh hưởng đến việc thiết kế 85, 86 SPDL cho các nhóm đối tượng sinh viên ngành VNH 37 Bảng 3.7: Định tuyến du lịch cho các nhóm sinh viên ngành VNH 88, 89 38 Bảng 3.8: Xác định các SPDL đặc trưng cho các nhóm đối tượng 89, 90 sinh viên 39 Bảng 3.9: Xây dựng SPDL cho các nhóm đối tượng sinh viên 91 ngành VNH 40 Sơ đồ 3.10: Tiêu chí xây dựng khung CTDL cho sinh viên 94 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt: Từ nguyên: CTDL Chương trình du lịch ĐHSG Đại học Sài Gòn QHQT Quan hệ Quốc tế SPDL Sản phẩm du lịch VNH Việt Nam học 1 DẪN NHẬP 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, du lịch đã được Đảng và Nhà nước xác định là một trong các ngành kinh tế trọng điểm để phát triển kinh tế đất nước. Mặt khác, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch cũng theo đó mà đa dạng hơn, từ đó dẫn đến việc động cơ đi du lịch của người dân cũng tăng theo. Đây chính là cơ sở cho việc phát triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch để đáp ứng những nhu cầu của người dân. Sinh viên ngành Việt Nam học (VNH), khoa Quan hệ Quốc tế (QHQT) trường Đại học Sài Gòn (ĐHSG) cũng không nằm ngoài xu thế đó. Là những người công tác trong ngành Du lịch trong tương lai, sinh viên ngành VNH khoa QHQT trường ĐHSG cũng có những nhu cầu nhất định trong việc sử dụng và trải nghiệm các sản phẩm du lịch (SPDL) phù hợp với bản thân. Những nhu cầu đó nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc tiếp cận với thực tế phát triển du lịch hiện nay, tiếp cận với các kiến thức chuyên ngành, đánh giá và định hướng được những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, SPDL cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành VNH khoa QHQT trường ĐHSG nói riêng có những đặc điểm khác biệt so với các SPDL dành cho các đối tượng du khách khác. Mặt khác, việc nghiên cứu của đề tài này cũng nhằm mục đích đi sâu vào việc tìm hiểu thực trạng đánh giá, nhận thức cũng như đề xuất của sinh viên ngành VNH về vấn đề thiết kế các SPDL, mà chính sinh viên ngành VNH khoa QHQT là đối tượng thụ hưởng những sản phẩm đó. Những SPDL này cần được thiết kế một mặt đảm bảo phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo, mặt khác có thể đáp ứng nguyện vọng chính đáng của sinh viên. Dung hòa hai yếu tố này chính là mục tiêu lớn nhất khi thiết kế các SPDL cho sinh viên sau này. Với thực trạng và mong muốn như vậy, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Sài Gòn (Giai đoạn 2011 - 2014)”. 2 2. Tình hình nghiên cứu Một số công trình đi trước đã có đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến những vấn đề trong công trình này mà chúng tôi đã có điều kiện tiếp cận. Những công trình có thể kể đến như: “Địa lý Du lịch Việt Nam” (tái bản lần thứ hai vào năm 2012) của Nguyễn Minh Tuệ. Đây có thể được xem như là tài liệu chuyên ngành đối với sinh viên ngành Du lịch; trong tài liệu này tác giả đã lần lượt đưa ra các quan điểm liên quan trực tiếp đến các vấn đề như: Một số khái niệm về khoa học du lịch, điều kiện hình thành và phát triển du lịch trong Phần 1 của tài liệu (gồm chương 1 và chương 2). Cũng tương tự như cuốn “Địa lý Du lịch Việt Nam”, tài liệu thứ hai được xem như là giáo trình gối đầu của sinh viên ngành Du lịch có đề cập đến một số khái niệm lý luận của ngành phải kể đến là “Giáo trình Tổng quan Du lịch” do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xuất bản năm 2005. Tài liệu này chủ yếu là tài liệu căn bản, do vậy mà nó chỉ dừng lại ở mức độ nhập môn, không đi sâu vào những vấn đề lý luận. “Nhập môn khoa học Du lịch” của Trần Đức Thanh (in lần thứ tư, năm 2005) cũng là một tài liệu viết chủ yếu về lý luận du lịch. Trong đó cũng có đề cập đến các vấn để như: Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Du lịch, động cơ và các loại hình du lịch, điều kiện để phát triển du lịch, tính thời vụ trong du lịch, v.v…. Tương tự như vậy là “Giáo trình Kinh tế du lịch” của nhà xuất bản Lao động – Xã hội do Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên (trực thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân) và nhiều tài liệu là sách tham khảo, giáo trình chuyên ngành khác. Chẳng hạn như “Giáo trình Tâm lý học kinh doanh du lịch” (Trần Thị Thu Hà – năm 2005), “Giáo trình Địa lý du lịch Việt Nam” (Trần Thị Thục, Đại học Sài Gòn – năm 2013), “Giáo trình Marketing du lịch” (Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa đồng chủ biên – năm 2008)… Tuy nhiên, có một thực tế là tất cả những nguồn tài liệu đó đều được viết dưới hình thức là giáo trình nhằm trang bị cho sinh viên những mảng kiến thức riêng lẻ ở từng học phần trong chương trình đào tạo. Đó chưa phải là dạng tài liệu nghiên cứu thực tiễn tình hình cũng như nhu cầu lựa chọn SPDL của sinh viên du lịch. Tiếp theo, như chúng ta đã biết thì phương pháp Điều tra xã hội học là một phương pháp mà hiện nay, trong bất kỳ ngành khoa học nào cần thu thập số liệu để xử lý và từ đó đưa ra nhận định đều phải sử dụng đến. Những tài liệu liên quan đến hệ 3 thống tri thức về phương pháp Điều tra xã hội học mà nhóm tác giả có điều kiện tiếp cận có thể kể đến như: “Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” (tái bản lần thứ tư năm 2012) của Vũ Cao Đàm; Tạ Minh với “Giáo trình Xã hội học đại cương” (năm 2011 của nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); tài liệu “Giáo trình Điều tra xã hội học” của Trần Thị Kim Thu (năm 2011), … Ngoài ra, trong năm 2014 thì tập thể giảng viên khoa VHDL (nay là khoa QHQT) cũng đã hoàn thành và bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở với đề tài “Khảo sát xây dựng hệ thống kỹ năng trong đào tạo nghiệp vụ du lịch của Khoa Văn hóa – Du lịch” (mã đề tài: CS2012 – 30) tại trường ĐHSG. Có thể nói, đây là đề tài sát với đề tài này nhất trong cách tiếp cận vấn đề (về phương pháp, mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại tập trung vào việc xây dựng hệ thống kỹ năng trong vấn đề đào tạo nghiệp vụ chứ không phải là nghiên cứu để thiết kế các SPDL phù hợp cho sinh viên của khoa. Trên cơ sở tình hình như vậy, chúng tôi kế thừa và tiếp tục nghiên cứu các SPDL phù hợp với mục đích xác định rõ nhu cầu của sinh viên ngành VNH khoa QHQT trường ĐHSG, để từ đó giúp cho công tác đào tạo của khoa có những chiến lược phù hợp và những người thiết kế các chương trình du lịch (CTDL) được thực hiện một cách tối ưu nhất. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được xác định trong đề tài này chính là nhu cầu của sinh viên ngành VNH khoa QHQT trong việc lựa chọn SPDL. Cụ thể bao gồm: Nhu cầu về giá cả - Nhu cầu về CTDL – Nhu cầu về các dịch vụ tham quan, lưu trú, ăn uống, các dịch vụ bổ sung – Nhu cầu về việc tiếp cận thực tiễn và tích lũy kiến thức chuyên ngành. 4. Mục đích nghiên cứu Xác định, nghiên cứu các nhu cầu của sinh viên các khóa, ngành VNH khoa QHQT trường ĐHSG trong việc lựa chọn trải nghiệm các SPDL phù hợp, qua đó làm cơ sở thử nghiệm thiết kế một số SPDL theo nhu cầu của sinh viên các khóa; và đương nhiên là những SPDL này phải dung hòa tối đa hai yếu tố: Đảm bảo nội dung của chương trình đào tạo lẫn đáp ứng theo nhu cầu chính đáng của sinh viên. Mặt khác, xác định các định hướng và đề xuất các giải pháp ứng dụng các khung CTDL vào thực tiễn, hỗ trợ việc đáp ứng nhu cầu đi du lịch cho sinh viên ngành VNH trường ĐHSG. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, xác định các nhu cầu của sinh viên các khóa ngành VNH trong việc lựa chọn các SPDL phù hợp. - Khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu của sinh viên các khóa trong việc lựa chọn các SPDL và thử nghiệm thiết kế một số khung CTDL theo nhu cầu của sinh viên. - Đề xuất một số nhóm giải pháp để việc thiết kế các SPDL phù hợp với nhu cầu của sinh viên ngành VNH khoa QHQT trường ĐHSG đạt hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao chất lượng các SPDL đặc thù cho sinh viên của khoa. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: Về không gian: Khoa QHQT, ngành VNH (VHDL), trường ĐHSG. Về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2014. 7. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, nhóm tác giả tập trung vào một số phương pháp chủ đạo sau: - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Đề tài sẽ sử dụng phương pháp này chủ yếu trong chương 1 nhằm giải quyết các vấn đề lý luận về khoa học du lịch. - Phương pháp điều tra xã hội học: Đây có thể xem như một phương pháp rất quan trọng trong việc giải quyết nội dung chính của đề tài trong chương 2. - Phương pháp định tính, phương pháp định lượng: Hai phương pháp này được sử dụng để bổ trợ cho phương pháp điều tra xã hội học, nhằm làm rõ hơn vấn đề khảo sát nhu cầu của sinh viên trong đề tài này. - Phương pháp điền dã: Dưới góc độ là sinh viên ngành VNH, có thể khẳng định đây là một phương pháp quan trọng. Để có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét ở mức độ chính xác về thực trạng lựa chọn SPDL của sinh viên ngành VNH, nhóm tác giả phải nhập thân văn hóa, trải nghiệm qua những SPDL đã được thiết kế để có cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết. Ngoài những phương pháp chủ đạo đó, để hoàn thành đề tài này, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ sau: 5 - Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn và lấy ý kiến của đội ngũ giảng viên khoa VHDL (QHQT) đã có kinh nghiệm nhiều năm trong vấn đề thiết kế chương trình của các học phần “Thực tế chuyên môn 1/2/3” cho sinh viên để tham khảo nhằm đảm bảo SPDL được thiết kế phù hợp hơn với yêu cầu của chương trình đào tạo và tình hình thực tiễn trong công tác đào tạo. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Với sự khác nhau về nhiều yếu tố (trong đó đáng kể nhất là số năm đào tạo trong quá trình khảo sát), có thể nói đây là phương pháp mà nhóm tác giả sử dụng để tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt của sinh viên các khóa của khoa. - Phương pháp TOWS: Đây là phương pháp tương tự như phương pháp SWOT nhằm từ kết quả nghiên cứu đạt được để tìm ra giải pháp thiết kế các SPDL phù hợp đáp ứng cho sinh viên của ngành VNH, khoa QHQT. 8. Đóng góp của đề tài Đóng góp về mặt khoa học: - Trước tiên, đề tài đóng góp quan điểm của nhóm tác giả về một vài vấn đề lý luận của mình về khoa học du lịch khi đề cập và phân tích lại một số khái niệm như “động cơ du lịch”, “nhu cầu du lịch”, “sản phẩm du lịch”, … - Thứ hai, đề tài cũng đã xác định được những nhu cầu, mà theo đó chúng có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến việc lựa chọn các SPDL của sinh viên ngành VNH, khoa QHQT trường ĐHSG. - Đóng góp tiếp theo về mặt khoa học chính là kết quả nghiên cứu chính của đề tài, nghiên cứu thực trạng lựa chọn SPDL của sinh viên, qua đó góp phần vào việc thiết kế các SPDL phù hợp với nhu cầu chính đáng của sinh viên và mục tiêu cuối cùng của những SPDL này là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của khoa VHDL (QHQT) trường ĐHSG. Đóng góp về mặt thực tiễn: - Nếu đề tài hoàn thành thì đây có thể là một tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên các ngành Du lịch học, Văn hóa – Du lịch, Quản trị kinh doanh Lữ hành, … hoặc thậm chí là các sinh viên có nhu cầu tham khảo phương pháp khảo sát, thống kê trong hoạt động du lịch, … - Mặt khác, đây cũng là nguồn tham khảo đáng tin cậy cho Ban lãnh đạo khoa VHDL (QHQT), Trung tâm Hướng dẫn Du lịch trường ĐHSG trong việc nghiên cứu, 6 cải cách chương trình đào tạo nói chung, các học phần thực tế chuyên môn nói riêng để nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng của các chương trình thực tế chuyên môn; xa hơn nữa là góp phần vào việc nâng cao thương hiệu và chất lượng đào tạo của khoa VHDL (QHQT) nói riêng, và của trường ĐHSG nói chung trong tương lai. 9. Cấu trúc đề tài Đề tài ngoài phần Dẫn nhập (6 trang), Kết luận và kiến nghị (3 trang), Tài liệu tham khảo (3 trang) và Phụ lục (10 trang) bao gồm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở khoa học của việc xác định các nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Sài Gòn (28 trang) Chương 2: Khảo sát việc lựa chọn các sản phẩm du lịch của sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Sài Gòn (35 trang) Chương 3: Định hướng và giải pháp thiết kế các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Sài Gòn (29 trang). 7 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC NHU CẦU LỰA CHỌN SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA SINH VIÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 1.1. Một số vấn đề liên quan 1.1.1. Nhu cầu du lịch và động cơ du lịch 1.1.1.1. Nhu cầu du lịch “Nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên, nó là thuộc về tâm lý của con người, là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển…” [4: 65]. Theo đó thì “Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người…” [6: 48]. Và việc hình thành nhu cầu du lịch cũng được xem như là một yếu tố tiên quyết và tối quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra đời và phát triển của ngành Du lịch. Hay nói một cách đơn giản hơn, nhu cầu chính là động cơ để phát triển du lịch. Theo Trần Thị Thục, “Nhu cầu du lịch là loại nhu cầu đặc biệt mang tính tổng hợp cao, biểu hiện sự mong muốn rời nơi ở thường xuyên để đến với điểm du lịch đã chọn trong một khoảng thời gian xác định và sự cần thiết nghỉ ngơi, giải trí, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên đẹp, các công trình văn hóa, lịch sử” [22: 11]. Nhóm tác giả đồng ý với quan điểm trên của Trần Thị Thục. Trong dân gian vẫn thường hay nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, điều này không sai trong trường hợp nghiên cứu về nhu cầu du lịch của du khách. Vấn đề mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là nhấn mạnh vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu của du khách. Trong thời cổ đại, con người chỉ cần “ăn lông ở lỗ”; hiện đại hơn một chút thì “ăn chắc mặc bền”; và cho đến ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế phát triển, con người chẳng những cần “ăn chắc mặc bền” mà xa hơn nữa chính là “ăn ngon mặc đẹp”. Mặt khác, khi mà yếu tố vật chất đã ổn định thì nhu cầu được thỏa mãn về tinh thần cũng đã được chú trọng, trong đó thì đi du lịch là một phương thức để thỏa mãn nhu cầu về phương diện tinh thần. Ngoài ra, với nhiều yếu tố tác động đến việc nhu cầu đi du lịch được chú trọng như: Xu hướng dân số đang theo hướng kế hoạch hóa, khả năng thanh toán cao, trình độ dân trí được nâng cao, cơ cấu nghề nghiệp đa dạng và thời gian nhàn rỗi nhiều, tình hình an ninh chính trị trên thế 8 giới nhìn chung ổn định và hòa bình… đã càng tạo “cơ hội” cho việc hình thành nhu cầu đi du lịch phát triển hơn [4]. Nhu cầu du lịch được hình thành và diễn ra theo hai giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Từ chính việc phát triển của xã hội đã tạo nên nhu cầu cần đi du lịch, chẳng hạn như: Vì áp lực công việc (stress), phục vụ cho mục đích học tập hoặc nghiên cứu, do mục đích du lịch kết hợp với việc buôn bán… Đó là những lý do đầu tiên hình thành nên nhu cầu đi du lịch. Giai đoạn 2: Từ nhu cầu chung đó, khi du khách đã xác định đi du lịch thì lại hình thành những nhu cầu cụ thể trong CTDL mà mình đã lựa chọn. Chẳng hạn như những nhu cầu về việc được đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu về các dịch vụ trong CTDL, nhu cầu được trải nghiệm và thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa hay trải nghiệm thực tế về các phong tục tập quán tại nơi mình tham quan… Như đã đề cập ở phần đầu, việc nghiên cứu nhu cầu du lịch của du khách là việc làm cần thiết của các nhà kinh doanh du lịch, các nhà hoạch định chính sách hay những người làm công tác hoạch định chiến lược phát triển du lịch, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế các SPDL (trong đó bao gồm các dịch vụ tham quan, ăn uống, lưu trú hay vận chuyển) phù hợp với từng loại đối tượng du khách. Như vậy, đâu là cơ sở để nghiên cứu về nhu cầu du lịch của du khách ? Hiện nay, các nhà nghiên cứu hay kinh doanh du lịch chủ yếu dựa vào “Tháp nhu cầu Maslow” (Maslow’s hierarchy of needs), đây là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong quản trị kinh doanh do nhà tâm lý học Abraham Maslow1 đưa ra. 1 : Abraham Maslow (1908 - 1970) là một nhà Tâm lý học người Mỹ. Ông được thế giới biết đến nhờ việc sáng tạo ra mô hình tháp nhu cầu, ngoài ra ông cũng được xem như là cha đẻ của tâm lý học nhân văn [31]. 9 Hình 1.1: Tháp nhu cầu Maslow [Nguồn: Internet] Theo hình 1.1 thì Maslow đã phân các nhóm nhu cầu ra làm 3 nhóm theo thứ tự từ thấp đến cao. Cụ thể: Nhóm 1: Bao gồm nhu cầu về sinh lý (bao gồm các nhu cầu cơ bản như nhu cầu về thức ăn, nước uống, nghỉ ngơi, …) và nhu cầu về tính mạng. Nhóm 2: Bao gồm nhu cầu về khả năng hòa nhập và tình yêu (như bạn bè hay các mối quan hệ) và nhu cầu về sự tôn trọng và cần được tôn trọng. Nhóm 3: Là nhu cầu tự hoàn thiện bản thân. Những nhu cầu trong “Tháp nhu cầu Maslow” cho ta thấy rằng ở mỗi cấp độ cao hơn, nhu cầu của con người càng trở nên đa dạng hơn. Bắt đầu từ những nhu cầu cơ bản, đáp ứng được yếu tố vật chất thì càng lên cao, những nhu cầu đó lại thiên về phương diện thỏa mãn yếu tố tinh thần. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là khi nhu cầu mới được nảy sinh thì người ta phủ nhận và có thể bỏ qua những nhu cầu thấp (cũ) hơn. Tất cả những nhu cầu đó đều có mối quan hệ tương hỗ với nhau nhằm đảm bảo một cuộc sống hoàn thiện. Lấy ví dụ như con người không thể thỏa mãn nhu cầu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan