Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Những bài thuốc cổ truyền

.DOCX
33
442
117

Mô tả:

Những bài thuốc cổ truyền: Các bài thuốc hay chữa mất ngủ Bạn đã sử dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau để tìm lại giấc ngủ nhưng vẫn không có hiệu quả. Những bài thuốc dân gian vừa đơn giản vừa hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn chống lại căn bệnh này. 1. Táo chua Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Dùng nước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần. 2. Quả nhãn Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút. Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu. 3. Hoa bách hợp (hoa loa kèn) Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều. Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng. Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh Page |1 được các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ… 4. Táo đỏ Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. Có thể dùng nước này thay nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái. 5. Quế Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn. Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh này. 6. Đậu xanh Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa. Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng. Một số bài thuốc chữa dạ dày đơn giản mà hiệu quả Page |2 Sau đây là một số bài thuốc : - Viêm loét dạ dày và hành tá tràng, có thể lấy táo tàu 10 quả, hồng hoa 10 g, sắc lấy 200 ml nước, trộn đều với 60 g mật ong lúc thuốc còn nóng, uống vào sáng sớm khi đói bụng. Mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày- Xương cá mực 30 g, thịt gà 150 g, gừng 2 nhánh, táo tàu 2 quả, tất cả cho nước vào ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái; có tác dụngchữa đau dạ dày, hành tá tràng do thừa axit. - Nước ép cải bắp 250 g nấu sôi, uống trước bữa ăn ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày sẽ hết đau và lành dần vết loét ở dạ dày, hành tá tràng. - Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày. - Mỗi ngày uống 100 mg vitamin E chia 3 lần, liên tục trong 2-3 tuần. Có thể kết hợp với việc uống mật ong 60 g và bột nghệ 30 g mỗi ngày. - Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần. Page |3 Những bài thuốc cổ truyền trị tiêu chảy. Nụ sim: Thu hái khi còn chưa nở, khoảng nửa chén sắc uống. Một ngày uống khoảng 2 lần. - Búp ổi: Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã. Hoặc dùng búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường, nhất là tiêu chảy do lạnh. Trong dân gian, lá mơ lông được coi là vị thuốc hữu hiệu để chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. Theo y học cổ truyền lá mơ lông có vị đắng chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Bài thuốc phổ biến nhất là hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ trộn với một quả trứng gà ta nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy (không được chiên với dầu mỡ vì kiết lỵ kỵ với chất béo). Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3-4 ngày sẽ khỏi. Ngoài ra, các bác sĩ cũng chia tiêu chảy ra làm nhiều loại để chữa trị bằng các kinh nghiệm cổ truyền: Page |4 Tiêu chảy do hàn thấp Triệu chứng: Thường người bệnh thấy đau bụng lâm râm, đi ngoài loãng kèm nước trong, mệt mỏi không muốn ăn, uống, rêu lưỡi nhạt trắng. Cách làm: Dùng 40g củ riềng tươi thái lát mỏng; 80g vỏ bóc từ thân cây ổi đem sao qua rồi sắc đặc cả 2 vị trên. Uống nhiều lần trong ngày thay nước chè rất tốt. Tiêu chảy do nhiễm phải gió lạnh Triệu chứng: Người bệnh thấy đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu, phân thường lỏng. Cách làm: Lấy 5 lát gừng, 6g tía tô, củ sả (sao vàng), vỏ quýt (sao thơm) mỗi vị 20g. Đổ 2 bát nước (bát ăn cơm) sao còn 1 bát, uống lúc còn nóng. Page |5 Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn Triệu chứng: Người bệnh tinh thần mệt mỏi, kém ăn, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn. Cách làm: Dùng 16g vỏ quýt, 16g gừng khô, 100g gạo rang cháy sắc đặc chia uống dần nhiều lần trong ngày. Vàng da do thấp nhiệt: rau má 30-40g, đường phèn 30g, sắc uống. Đi lỏng do trúng thử: rau má 30g sắc với nước vo gạo uống hàng ngày. Đái ra máu: rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống. Táo bón: rau má 30g giã nát đắp vào rốn. Bệnh sởi: rau má 30-60g, sắc uống. Áp-xe vú giai đoạn đầu: rau má và vỏ quả cau lượng bằng nhau sắc uống, nếu pha thêm một chút rượu thì càng tốt. Nhọt độc: rau má tươi rửa sạch, giã nát đắp lên tổn thương hoặc rau má tươi 30-60g, sắc uống. Page |6 Lở loét vùng lưng (đông y gọi là chứng Triền yêu hỏa đan): rau má tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt hòa với bột gạo nếp thành dạng hồ rồi bôi lên tổn thương. Chấn thương phần mềm gây sưng nề: rau má tươi 20-30g giã nát, vắt lấy nước hòa với một chút rượu uống. Lở loét ống chân (chứng liêm sang): rau má tươi giã nát, đắp lên tổn thương. Đau mắt đỏ: rau má tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng mạch ở lằn chỉ cổ tay (thốn khẩu). Viêm họng và viêm amidan: rau má tươi 60g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước hòa với một chút nước ấm, uống từ từ. Ho gà: rau má 100g, thịt lợn gầy 30g nấu chín, chia ăn 2 lần trong ngày. Các chứng xuất huyết: rau má tươi 30100g sắc uống hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống. Giải ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm: rau má tươi giã nát vắt lấy nước uống, có thể pha thêm một chút đường phèn. Hành kinh đau bụng, đau lưng: rau má khô tán bột, mỗi ngày uống 2 thìa cà phê gạt ngang. Giải nhiệt trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan, lợi tiểu: rau má tươi 30-100g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hàng Page |7 ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi hòa đường uống. Trên lâm sàng, các nhà nghiên cứu nhận thấy, bột rau má khô uống với liều 3 lần trong ngày, mỗi lần 5-7g có tác dụng giảm đau khá tốt, tỉ lệ có hiệu quả là 41/42. Đối với bệnh viêm gan virut cấp tính, dùng 150g rau má tươi sắc với 500ml nước, cô còn 250ml, pha thêm đường phèn, chia uống 2 lần trong ngày khi đói bụng cũng có hiệu quả rất rõ rệt. Người ta cũng đã nghiên cứu dùng rau má điều trị các bệnh nhiễm khuẩn màng não-tủy thu được kết quả khá khả quan. Ở nước ta, rau má mới chỉ được nghiên cứu trong điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là bỏng. Lưu ý: vì rau má có tính lạnh nên những người có thể chất hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể hư hàn không nên dùng. Bài thuốc chữa bệnh đại tràng mãn tính Chứng đại tràng hư hàn là chỉ dương khí suy nhược, hàn trọc tụ lại ở đại tràng dẫn đến đại tràng mất chức năng Page |8 truyền đạo mà gây ra nhiều chứng bệnh, ta thường gọi là đại tràng hư lạnh, chứng này thường do phú bẩm dương hư, hoặc ăn nhiều thức ăn sống lạnh, hoặc do ốm lâu ngày tổn thương dương khí, khiến cho đại tràng khí hư hàn tà lưu lại ở trong mà gây ra bệnh. Chứng đại tràng hư hàn thường gặp trong các bệnh như: tiết tả, cửu lỵ, phúc thống, tiện bí… - Triệu chứng: đau bụng âm ỉ, thích ấm, ưa xoa bóp, chân tay lạnh, sôi bụng, đại tiện lỏng, phân loãng nhạt, hoặc ngược lại: táo bón, đại tiện không ra, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm trì. Đại tràng hư hàn phần nhiều đại tiện lỏng, thường đi như phân vịt, có mùi tanh, có khi lẫn cả nước, có khi đi sền sệt, ngày đi 2-3 lần là do trung khí hạ hãm, chứng đại tràng hư hàn thường xuất hiện chứng đoản hơi thường không đủ hơi để thở, cũng có lúc mệt mỏi trong người khó chịu và thường tiết tả liên tục, có trường hợp thoát giang không co lên được. hứng thận hỏa dương hư cũng thấy kiêm cả chứng đại tràng hư hàn, do mệnh môn hỏa hư suy không sưởi ấm được đại tràng xuất hiện chứng ngũ canh tả. Tùy biểu hiện của bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp. Page |9 Nếu do đại tràng hư hàn mà sinh ra chứng tiết tả - Triệu chứng: sau khi ăn muốn đi đại tiện ngay, phân lỏng, lượng ít, có khi đi xong lại mót đi lần nữa, có khi ra nguyên cả thức ăn chưa tiêu hoá, chân tay lạnh. - Phương pháp điều trị: tán hàn, chỉ tả. -Bài thuốc: Phụ tử lý trung hoàn gia giảm: nhân sâm 8g, bạch truật 12g, can khương 8g, phụ tử 6g, cam thảo 4g. Tùy chứng và sức khỏe của bệnh nhân mà dùng liều lượng và gia giảm cho phù hợp. Ngày uống 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần trước khi ăn. Bệnh sâu rang: Ðốối với người lớn Khi răng, lợi bị sưng, răng đau nhức nhiều, có thể dùng bột thanh đại cùng với một số vị thuốc khác: thanh đại 40g, phèn chua 20g, hùng hoàng, mai hoa, băng phiến mỗi vị 1g. Tất cả nghiền thành bột mịn, trộn đều, đóng vào lọ, nút kín, để nơi khô ráo. Dùng bột này chấm, xát vào chỗ răng lợi bị sưng đau rồi ngậm 5 - 10 phút. Súc miệng sạch. Ngày làm 5 - 10 lần. Hoặc có thể dùng một số vị thuốc dễ kiếm để cắt các cơn đau, như sau: P a g e | 10 Dùng búp lá non của cây bàng, có thể thêm chút muối ăn, nhai ngậm, mỗi lần 5 - 10 phút. Sau mỗi lần ngậm, súc miệng sạch. Ngày làm 3 - 5 lần. Ngoài ra, có thể dùng dưới dạng nước sắc của một số vị thuốc sau đây để ngậm, khi răng đau, nhức: 10 lá trầu không cắt nhỏ, thêm một bát nước sạch, sắc nhanh (20 phút), lấy nước ngậm mỗi khi đau răng, mỗi lần ngậm 5 - 10 phút. Ngày 5 - 10 lần. Có thể dùng để chữa bệnh nha chu viêm. Lấy vỏ tươi cây ruối cắt thành miếng nhỏ, thêm nước, sắc đặc (tỷ lệ 1:1), lấy nước ngậm khi răng bị đau nhức. Ngày nhiều lần, mỗi lần 10 - 20 phút. Sau mỗi lần lại súc miệng sạch. Toàn bộ cây lá lốt, sắc đặc, lấy nước, ngậm ngày nhiều lần. Vỏ thân cây sao đen, cạo bỏ lớp bần thô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, sắc đặc, ngậm khi răng đau. Có thể phối hợp hai vị lá lốt và sao đen, đồng lượng, rồi đem sắc đặc, ngậm khi răngMột sốố bài rượu thuốốc chữa đau răng Lấy các hoa tươi của cây cúc áo ngâm rượu (50g hoa ngâm với 300ml rượu) trong 10 - 15 ngày là được. Ngày P a g e | 11 làm 5 - 10 lần, mỗi lần ngậm 10 - 15 phút. Sau đó súc miệng sạch. Tế tân, thạch cao mỗi vị 10g. Đem rễ tế tân, rửa sạch, phơi khô, cắt nhỏ, hoặc tán thành bột thô. Thạch cao tán thành bột thô. Hai thứ ngâm với 100ml rượu trong 10 - 15 ngày, lấy dịch chiết, ngậm khi đau răng. Cách dùng tương tự như vị cúc áo. Dùng quả gần chín, hoặc chín khô, hoặc rễ xuyên tiêu ngâm với ethanol 60 - 70 độ, tỷ lệ 1:5 (nếu dùng rễ xuyên tiêu, cần rửa sạch, phơi khô, tán bột thô). Sau khi ngâm 1 - 2 tháng, lấy dịch thuốc, dùng tăm bông tẩm thuốc chấm vào chỗ răng, lợi bị sưng đau. Nụ hoa khô của cây đinh hương tán giập rồi ngâm rượu, chiết lấy dịch thuốc, làm tương tự như vị xuyên tiêu. đau nhức, tác dụng giảm đau nhanh hơn Một số bài thuốc trị táo bón Táo bón có nhiều nguyên nhân gây nên, thông thường là do chế độ ăn thiếu rau, uống ít nước, bệnh trĩ... Có thể phòng táo bón bằng cách ăn nhiều rau, uống nhiều nước, vận động các bắp thịt ở bụng. Dùng bài thuốc sau: P a g e | 12 - Khoai lang 50 g, mía đỏ 60 g. Khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch, xay nhỏ; mía ép lấy nước, hai thứ trộn đều với nhau, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày; ăn 5-7 ngày. Mật ong 25 ml, vừng đen 20 g. Vừng đen giã dập cùng mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi chín chia 2 lần ăn trong ngày vào lúc đói, cần ăn liền 7 ngày. - Đậu xanh 40 g, đường đỏ 30 g. Đậu xanh để cả vỏ giã dập, cùng đường đỏ cho vào nồi thêm 350 ml nước đun sôi kỹ, khi nhừ chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 7 ngày. - Hoa kim ngân 30 g, mật ong 20 ml. Hoa kim ngân cho vào nồi, thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150 ml, cho mật ong vào quấy đều chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 7-10 ngày. - Cà rốt 50 g, mật ong 25 ml. Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho vào mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa, khi chín chia 2 lần, ăn lúc đói, ăn liền 7 ngày. - Đậu đen 50 g, mật ong 25 ml. Đậu đen ninh nhừ, cho mật ong vào quấy đều, cho bệnh nhân ăn như bài trên. P a g e | 13 - Hà thủ ô 150 g, táo tàu 13 quả. Hà thủ ô sấy khô, tán bột, táo tàu bóc lấy cùi, bỏ hạt, giã nhỏ, cho bột hà thủ ô vào, thêm nước cháo để luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô. Ngày uống 30-50 viên chia 2 lần, uống với nước sôi để nguội. Bài thuốc chữa bệnh trĩ này chỉ cần xông, không cần uống. Các vị như sau: Lá sung, bỏ cọng, một nắm chặt trong tay. Lá ngải cứu, một nắm. Lá lốt, lá cúc tần, một nắm. Một củ nghệ, rửa sạch, tán nhỏ. Một chén con nước bồ kết đặc. Cách làm: Các thứ lá rửa sạch, thái nhỏ, cùng với củ nghệ đã tán nhỏ cho vào nồi, đổ 08 cốc nước, đun sôi thì cho chén nước bồ kết đặc vào, đậy vung kín, đun nhỏ lửa chừng 10 phút, sau đó đổ cả nước và bã vào bô rồi ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15 đến 20 phút. Khi nước đã nguội bớt, sờ thấy còn nóng già đổ tất cả ra chậu, vun bã vào rồi ngồi đặt hậu môn lên khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ. P a g e | 14 Lưu ý: Tuyệt đối không dùng bã thuốc chà sát hậu môn, tránh bị sứt sát có thể gây tổn thương và viêm nhiễm. Tuyệt đối kiêng không ăn thịt chó, uống rượu và hạn chế dùng đồ cay nóng. Qua thực tế, người bệnh nhẹ chỉ cần xông một tuần, có người do bị bệnh hơn hai mươi năm nên đã bền bỉ xông đến hai chục ngày và đều khỏi bệnh, không tái phát. Đội lá thầu dầu chữa dứt bệnh trĩ? Số liệu thống kê của cơ quan y tế cho thấy có hàng triệu người dân Việt Nam đang ngày ngày âm thầm chịu đựng nỗi khổ vì những sự phiền toái và khó chịu từ căn bệnh trĩ. Ít ai biết ở Nghệ An, từ hàng chục năm nay đã có một bài thuốc truyền đời được cho là kỳ dị chữa bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả: Đội lá thầu dầu. P a g e | 15 “Bệnh khốn bệnh khổ” Trĩ là bệnh tạo thành do tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị giãn từ áp lực trong ổ bụng, áp lực trong trực tràng và trong ống hậu môn tăng cao. Bệnh này có hai dạng trĩ nội và trĩ ngoại, triệu chứng dễ nhận biết là người bệnh bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện hoặc hiện tượng búi trĩ “thò lò” ra ngoài hậu môn. Mặc dù không gây nguy hiểm “cháy nhà chết người” nhưng người bị trĩ luôn cảm thấy cực kỳ khó chịu, thường xuyên có cảm giác vướng víu, đứng ngồi không yên. Theo thống kê của các cơ quan y tế, thời gian gần đây căn bệnh tế nhị này trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi có một số trường hợp suýt mất mạng chỉ vì chữa trĩ không đúng cách. Nhưng từ lâu nay, trĩ chỉ là “bệnh vặt” với người dân huyện Nam Đàn (Nghệ An) bởi họ “cậy” vào bài thuốc của một lương y ở xóm 2 Tăng Tiến, xã Hùng Tiến (huyện Nam Đàn). Theo lời kể của những người từng chữa khỏi bệnh, bài thuốc này đặc biệt hiệu nghiệm, uống vào chỉ sau một ngày là có chuyển biến trông thấy, giúp cầm máu và đỡ đau rát, hết đợt điều trị là cũng hết cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại. P a g e | 16 Phần lớn bệnh nhân sau khi chữa khỏi đã nhiệt tình giới thiệu cho những người “cùng chung cảnh ngộ”, khiến ngôi nhà của vị lương y ở cách thành phố Vinh gần 20km lúc nào cũng đông người đến xin thuốc. Ngôi nhà ở sâu tận trong ngóc ngách, không biển hiệu quảng cáo nhưng từ ngoài quốc lộ đã có thể hỏi đường từ những người dân. Cách ngõ nhà một đoạn đã nghe mùi thuốc bắc thơm lừng. Anh Hoàng Năng Thành (SN 1965) cho biết anh là người kế tục nghề thuốc của cha sau khi ông cụ mất cách đây một thời gian. Anh đã phải chuyển từ Vinh về sống tại ngôi nhà ở quê để có điều kiện tiếp tục chữa bệnh cho người dân và gìn giữ những bài thuốc gia truyền. Hỏi về bài thuốc chữa trĩ, anh Thành cười: “Phải đến một nửa người đến lấy thuốc ở đây bị mắc bệnh này. Đây là chứng bệnh rất phổ biến và không khó chữa nhưng nhiều người để bệnh nặng mới bất đắc dĩ tìm thầy, chỉ vì… thấy ngại quá”. Khi bị trĩ hành hạ, người bệnh chỉ còn biết “nghiến răng” nguyền rủa cái thứ “bệnh khốn bệnh khổ” rồi ngọ nguậy tư thế đi, đứng, nằm, ngồi cho đỡ đau, ngoài ra chẳng biết làm thế nào. Đã bị trĩ thì làm gì cũng không thoải mái, có người ngày nào cũng mất vài tiếng đồng hồ ngồi trong nhà vệ sinh. P a g e | 17 Nhưng thực tế cho thấy phần lớn người bệnh khi bắt đầu phát hiện dấu hiệu lại không đi chữa ngay, một phần vì coi nhẹ bệnh không gây chết người, một phần vì tâm lý ngại nói bệnh ở chỗ tế nhị, nhất là phụ nữ. Để bệnh kéo dài sẽ chuyển nặng mất máu lâu ngày làm suy nhược cơ thể, gây phiền phức vô cùng cho mọi sinh hoạt, thậm chí có thể biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Anh Thành kể có người hơn 10 năm “sống chung với trĩ”, khi khỏi bệnh mới đau khổ tâm sự: “Biết thế chữa sớm vì thú thực, bao năm nay đi đến đâu cũng nể người ta mà ngồi nhin nhín, chứ tui có ngồi được đâu, khó chịu ghê gớm lắm”. Kỳ dị ngày hai lần đội lá thầu dầu Một điểm đặc biệt trong bài thuốc chữa trĩ ở đây là người bệnh đều được thầy căn dặn phải nhớ đội lá thầu dầu mỗi ngày nếu muốn bệnh khỏi nhanh. Hỏi những người đã chữa khỏi bệnh về tác dụng của hành động này, hầu hết đều lắc đầu không biết: “Thầy dặn sao thì làm vậy, nghe nói đội lá đó sẽ kéo trĩ đi lên”. Nhiều người không tin vào chuyện kỳ cục như vậy nên cho rằng chẳng qua đây là “mẹo” của thầy thuốc để củng cố tâm lý cho người bệnh, đồng thời “đánh bóng” cho phương thuốc có vẻ bí truyền. P a g e | 18 Tuy nhiên lời giải thích của anh Thành lại khiến những ai có ý nghi ngờ đều phải “mắt tròn mắt dẹt” lắng nghe: Việc sử dụng lá thầu dầu là một thủ thuật chiếm vai trò quan trọng trong bài thuốc chữa trĩ. Đội lá không phải là “chiêu trò” gì mà có tác dụng thực sự. Theo sách Đông y, lá thầu dầu (hay còn gọi là dầu vét) là vị thuốc có tính “thăng đề” (đi lên), khi người bệnh trĩ đội lá thầu dầu trên đầu, tính thăng đề của lá sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ việc đưa búi trĩ thòi ra trở về vị trí ban đầu. Một ngày cần hai lần đội lá, sáng và tối, mỗi lần cách nhau khoảng 12 tiếng, tốt nhất khi thư giãn hoặc làm việc nhẹ. Anh Thành chia sẻ thêm thực tế cũng không tránh được có người cho rằng đây chỉ là chữa mẹo. Không phải người bệnh nào cũng hỏi cặn kẽ vì sao phải đội lá và không phải ai anh cũng có điều kiện giải thích. Có người ở xa gọi điện về “khoe” một lần ông ta đội tới bảy lá (quan niệm con số 7 của đàn ông, con số 9 của đàn bà) vì nghĩ đội càng nhiều càng tốt. Anh Thành khi ấy đã phải “đính chính” chỉ cần đội một lá trong vòng một tiếng là đủ, nếu đội nhiều đội lâu thì sẽ kích thích lớn đến thần kinh. Đội lá thầu dầu mang lại tác dụng tốt và thực hiện đơn giản, lá cây dễ kiếm, bứt một lá P a g e | 19 đặt lên đầu, đội thêm một chiếc mũ để giữ lá khỏi rơi, người bệnh vẫn đi lại sinh hoạt bình thường. Buổi tối khi có điều kiện nằm nghỉ ngơi, thay vì đội lá có thể đặt lá úp lên rốn sẽ cho tác dụng tốt hơn nữa. Anh Thành cho biết tùy theo mức độ bệnh và cơ địa từng người, nhìn chung đối với những người bị bệnh trong vòng một năm trở lại, bài thuốc gia truyền của anh có thể giúp trị dứt điểm trong khoảng 12 ngày với 3 thang thuốc, kết hợp với các thủ thuật bên ngoài như đội lá thầu dầu. Cách sắc thuốc cũng yêu cầu tuân thủ quy định: Lần một, đổ 5 bát nước đun cạn lấy bốn bát; hai lần sau đó đều đổ bốn bát lấy 3,5 bát; sau đó tập trung cả mấy lần nước đã gạn rồi đổ thêm hai bát nước nữa đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 30 phút là được. Thuốc sắc từ mỗi thang uống được trong bốn ngày, mỗi lúc uống cần đun sôi lại để đảm bảo chất lượng. Theo giải thích của anh Thành, nếu uống thuốc đặc quá, cơ địa con người không hấp thụ hết sẽ bài thải. Nếu thuốc nhạt quá lại không đủ độ, vì vậy cách sắc thuốc như trên sẽ giúp thuốc uống lần đầu cũng như lần cuối, không đặc quá, không nhạt quá. Việc điều trị lần một đơn giản hơn rất nhiều so với phải điều trị lại. Nếu sau khi khỏi, người bệnh không giữ gìn P a g e | 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng