Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nữ quyền trong tới ngọn hải đăng của virginia woolf...

Tài liệu Nữ quyền trong tới ngọn hải đăng của virginia woolf

.PDF
103
399
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------- DƢƠNG THỊ PHƢƠNG HIỀN NỮ QUYỀN TRONG TỚI NGỌN HẢI ĐĂNG CỦA VIRGINIA WOOLF LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- DƢƠNG THỊ PHƢƠNG HIỀN NỮ QUYỀN TRONG TỚI NGỌN HẢI ĐĂNG CỦA VIRGINIA WOOLF Chuyên ngành Văn học nƣớc ngoài Mã số: 602230 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Duy Hiệp Hà Nội – 2013 2 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Văn học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ dạy tận tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành chƣơng trình Cao học và thực hiện luận văn này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn, PGS.TS. Đào Duy Hiệp, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành luận văn. Em đã học đƣợc từ thầy một tình thần khoa học nghiêm túc và khoa học. Xin gửi đến thầy lòng biết ơn chân thành nhất. Hà Nội, tháng 11 năm 2013 3 Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................... 5 1.1. Virginia Woolf ........................................................................................... 5 1.2. Tới ngọn hải đăng....................................................................................... 5 1.3. Vấn đề nữ quyền trong Tới ngọn hải đăng của Virginia Woolf ................ 7 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 8 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 8 2.1. Trên thế giới ............................................................................................... 8 2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 9 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 11 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 12 5. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 12 Chƣơng 1. ....................................................................................................... 13 Vấn đề nữ quyền và giới tính ....................................................................... 13 1.1. Quan điểm của Woolf về tính nữ ........................................................... 13 1.2. Giới tính nữ ............................................................................................ 20 1.3. Giới tính nam ......................................................................................... 24 1.4. “Phê bình nữ quyền” trong Tới ngọn hải đăng ...................................... 32 Chƣơng 2. ....................................................................................................... 43 Vấn đề nữ quyền thể hiện qua dòng ý thức nhân vật ................................ 44 2.1. Giới thiệu về dòng ý thức ...................................................................... 44 2.2. Dòng ý thức của các điểm nhìn ............................................................. 46 Chƣơng 3. ....................................................................................................... 69 Vấn đề nữ quyền thể hiện qua ẩn dụ và ý nghĩa của chúng .......................... 69 3.1. Ẩn dụ ........................................................................................................ 69 3.2. Ngƣời mẹ .................................................................................................. 84 3.3. Thiên nhiên ............................................................................................... 87 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 100 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Virginia Woolf Virginia Woolf (1882 – 1941) là nữ tiểu thuyết gia ngƣời Anh, một tiểu luận gia, nhà phê bình văn học, và là một trong những ngƣời tiên phong của trào lƣu chủ nghĩa hiện đại cùng với T.S.Eliot, Ezra Pound, James Joyce, Gertrude Stein. Bà là thành viên sáng lập Bloomsburry Group, một nhóm sáng tác đã có một ảnh hƣởng sâu rộng tới các mặt văn chƣơng, mỹ học, phê bình. Virginia Woolf đƣợc đánh giá là một trong các tác giả vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Bà đƣợc biết đến nhiều nhất nhƣ một nữ nhà văn bênh vực nữ quyền, theo quan điểm hiện đại về thuyết nam nữ bình quyền. Tác phẩm của Virginia Woolf gây tiếng vang không chỉ trong lịch sử văn học Anh mà còn trên thế giới. Từ thập niên 1970 tới nay, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm cũng nhƣ bản thân cuộc sống sáng tác của bà dƣới nhiều hình thức phân tích tiểu sử, phê bình nữ quyền … 1.2. Tới ngọn hải đăng Trong Tự điển Bách khoa của Pháp, mục về tác phẩm này của Virginia Woolf viết: “Phƣơng thức thực sự thành công trong Tới ngọn hải đăng là đối lập hai phƣơng thức giải thích thế giới: đàn ông, khao khát thống trị và đồng nghĩa với cứng rắn, phụ nữ, mang tính lỏng bởi khít với nhịp điệu của các sự vật. Cặp đôi ông bà Ramsay minh hoạ hoàn hảo cho sự tƣơng phản này. Đồng thời, cặp đôi này cũng cung cấp cho nhà văn cơ hội thực hiện tác phẩm từ liệu pháp mang tính cá nhân. Những ngƣời làm cha mẹ trong cuốn tiểu thuyết đƣợc bắt chƣớc nguyên xi cha mẹ của Virginia, Leslie và Julia Stephen. Một 5 ngƣời cha độc tài, một ngƣời mẹ dễ thƣơng hi sinh cho gia đình, những dữ kiện gia đình đó đã đƣợc cuốn tiểu thuyết chuyển vị và trừ tà cùng lúc”. Tới ngọn hải đăng là cuốn tiểu thuyết đƣợc đánh giá là một tác phẩm xuất sắc của V.Woof. Tác phẩm là câu chuyện diễn ra tại ngôi nhà nghỉ hè của gia đình Ramsay bên bờ biển hòn đảo Skpye thuộc quần đảo Hebrides, Scotland. Phần Một (Khung cửa sổ) gồm mƣời chín chƣơng kể về gia đình Ramsay và những ngƣời bạn của họ từ sau bữa ăn trƣa cho tới khi kết thúc bữa tiệc tối thông qua các hoạt động cá nhân và diễn biến nội tâm của mỗi nhân vật trong mối quan hệ tƣơng tác giữa họ với nhau. Phần Hai (Thời gian qua) gồm mƣời chƣơng thuật lại dòng chảy trôi của thời gian trong vòng mƣời năm. Phần Ba (Ngọn hải đăng) thể hiện diễn biến tâm lý của ba cha con ông Ramsay, Cam, James trong chuyến đi ra ngọn hải đăng, diễn biến tâm lý của Lily Briscoe khi tiếp tục thực hiện bức tranh dang dở nhiều năm trƣớc đó. Phần Một miêu tả cuộc sống của tất cả các nhân vật, giới thiệu khái quát cho chúng ta thấy họ là ai, cuộc sống của họ hiện tại nhƣ thế nào và tƣơng quan mối quan hệ giữa họ. Trong đó, thông qua dòng tâm tƣ của nhân vật bà Ramsay, Virginia Woolf đƣa ra hình ảnh ngƣời phụ nữ chịu ảnh hƣởng của sự thống trị của nam giới. Câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống vừa cụ thể vừa đứt quãng, mơ hồ, để lửng. Phần Hai là bức tranh toàn diện nhất cho sự thay đổi diễn ra trong cuộc sống, trƣớc – trong và sau cuộc chiến. Cái chết dƣới hình dạng thức tự nhiên của nó, cố gắng bao trùm lên căn nhà. Nhƣng dƣờng nhƣ sự thống trị vẫn tồn tại khắp căn nhà (quần áo, giày, khoăn choàng của bà Ramsay, v.v) qua những kí ức của bà MacNab. Cuối cùng khi những thứ đó bị phá hủy và lãng quên, bà MacNab không còn để tâm tới ngôi nhà nữa. Một cách tự nhiên, sự hỗ độn xâm chiến ngôi nhà cho tới khi bà thu dọn lại mọi thứ và đặt lại trật tự cho nó. 6 Phần Ba bắt đầu từ câu chuyện của Lily Briscoe thông qua cuộc gặp gỡ buổi sáng sớm của cô với ông Ramsay. Trong đó, cô cảm thấy mình ngăn cách với ông, và cảm giác không thể đem đến cho ông điều ông cần – sự cảm thông. Những mối quan tâm của Lily Briscoe về bức vẽ của mình và sự phát triển trong nhận thức của cô về giá trị của bà Ramsay và ý nghĩa cuộc sống. Dòng ý thức trong tâm trí các nhân vật dƣờng nhƣ đƣợc xếp thành hai phe, ông Ramsay và những đứa trẻ, Lily Briscoe và ông Carmichael. 1.3. Vấn đề nữ quyền trong Tới ngọn hải đăng của Virginia Woolf Những trích dẫn bên trên phần nào gợi ý cho chúng tôi đi vào tìm hiểu vấn đề nữ quyền trong tác phẩm này. Nhắc tới Virginia Woolf là ngƣời ta nghĩ ngay tới một nữ nhà văn hiện đại theo chủ nghĩa hiện đại về bình đẳng giới. Tác phẩm của bà là tiếng nói bênh vực nữ quyền và Tới ngọn hải đăng cũng không là ngoại lệ: “Một ngƣời phụ nữ phải có tiền và một căn phòng của riêng mình nếu cô ta muốn viết văn; và điều đó, nhƣ bạn sẽ thấy, khiến cho vấn đề lớn lao về bản chất đích thực của phụ nữ và bản chất đích thực của văn chƣơng vẫn còn bỏ ngỏ chƣa giải quyết.” Câu nói trên trích từ Chƣơng 1 của tập tiểu luận nhan đề A Room of One’s Own (Căn phòng riêng) của nữ tiểu thuyết gia, tiểu luận gia, nhà phê bình văn học ngƣời Anh Virginia Woolf (1882-1941). Dù câu trích dẫn này không phải là ý tƣởng trọng tâm nhất trong toàn bộ những trƣớc tác của bà về vấn đề nữ quyền, nhƣng nó vẫn thƣờng đƣợc mọi ngƣời nhắc đến khi đề cập tới Virginia, bởi lẽ tất cả những tác phẩm và chính cuộc đời đầy sóng gió và bi kịch của bà thật sự là những nỗ lực không ngừng để đạt tới mục đích bình dị vô song đó: Tiền và một căn phòng riêng để viết - hay nói cách khác, sự 7 độc lập về mặt vật chất (và cả tinh thần) của một phụ nữ muốn sáng tạo văn chƣơng nghệ thuật.” [46, trang 5]. 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận văn làm rõ hơn vấn đề nữ quyền trong tác phẩm Tới ngọn hải đăng. Từ đó có thể thấy Woofl là nhà văn nữ hiện đại viết về vấn đề nữ quyền và giới tính khác với các bậc tiền bối ra sao. Ngoài ra luận văn mong tìm hiểu vị trí sáng tác của Virginia Woolf trong văn học phƣơng Tây thế kỉ XX. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Trên thế giới Trên thế giới, tiểu thuyết của Virginia Woolf từ khi ra đời đã nhận đƣợc sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình văn học, trong đó phải kể tới tiểu thuyết Tới ngọn hải đăng. Tác phẩm đƣợc nghiên cứu, tiếp cận dƣới rất nhiều góc độ, với nhiều phƣơng pháp khác nhau. Các phƣơng pháp phê bình tiểu sử, phê bình xã hội học, thi pháp học, phân tâm học, phê bình nữ quyền … đều đã từng đƣợc áp dụng để các nhà nghiên cứu, phê bình soi sáng những giá trị tƣ tƣởng lớn lao của tác phẩm. Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm tới quan điểm cũng nhƣ cách thể hiện của tác giả về vấn đề nữ quyền trong cuốn tiểu thuyết Tới ngọn hải đăng. Tới ngọn hải đăng của Virginia Woolf xuất bản lần đầu năm 1927, ngoài bản dịch qua nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới, cuốn tiểu thuyết này cũng đƣợc dựng thành phim (1983, hãng BBC), đƣợc chuyển thể thành kịch (2007), và thành cảm hứng cho một ca khúc cùng tên (2003) của một nhạc sĩ Anh Quốc. 8 Tới ngọn hải đăng nằm trong số tác phẩm của Virginnia Woolf nhận đƣợc nhiều nghiên cứu về cả kĩ thuật dòng ý thức lẫn quan điểm về vấn đề nữ quyền. Chúng ta có thể thấy các nghiên cứu về vấn đề nữ quyền của Virginia Woolf, nghệ thuật trong Tới ngọn hải đăng qua các tác phẩm: Trong chƣơng Sáu cuốn A Reader‟s guide to contemporary literary theory (Một hướng dẫn lý thuyết của văn học đương đại) (1989), Raman Selden nhắc tới Virginia Woolf nhƣ một đại diện tiêu biểu cho văn học viết nữ và phê bình nữ quyền. Trong cuốn Thinking back through our mothers: Virginia Woolf reads Shakespeare (Suy nghĩ lùi thông qua người mẹ: Virginia Woolf đọc Shakespeare) (1991), Nxb Đại học Jonks Hopkins, Beth C. Schwartz đề cập tới một cách thức nổi tiếng của V. Woolf khi bàn về nữa quyền: đó là sử dụng dòng suy nghĩ lùi thông qua ngƣời mẹ. Luận điểm này đã đƣợc Virginia Woolf tuyên bố trong Căn phòng riêng và là một trong những kĩ thuật thành công trong Tới ngọn hải đăng. Chris Weedon đề cập tới đóng góp nổi bật của Virginia Woolf cho lịch sử phê bình nữ quyền Anh – Mĩ qua cuốn sách Encyclopedia of Contemporary Literary Theory (Bách khoa tri thức về lý luận văn học đương đại) (1993). Bài báo của nhà phê bình nổi tiếng ngƣời Canada Margaret Atwood trên tờ Guardian số ra ngày 7/9/2002 nói về việc phải nhìn nhận thấu đáo hơn cuốn tiểu thuyết có nhiều tranh cãi mâu thuẫn này. Các trang mạng và diễn đàn văn học hoặc có liên quan tới văn học trên thế giới phải kể tới Goodreads.com, Sparknote.com, v.v… cũng đƣa ra thảo luận, phân tích kĩ thuật cũng nhƣ nội dung tƣ tƣởng của V. Woolf trong Tới ngọn hải đăng. 2.2. Ở Việt Nam Tuy nhiên tại Việt Nam, các tác phẩm của Virginia Woolf còn chƣa đƣợc biết đến rộng rãi. Về dịch thuật, mới chỉ có cuốn tiểu thuyết Tới ngọn 9 hải đăng và tập tiểu luận Căn phòng riêng. Đây cũng là một hạn chế cho những ngƣời muốn tìm hiểu và nghiên cứu Virginia Woolf. Các công trình nghiên cứu sâu về Virginia Woolf chƣa nhiều. Khoảng chục năm trở lại đây, khi giới nghiên cứu quan tâm nhiều đến sự đổi mới kĩ thuật tiểu thuyết hiện đại, đến lý thuyết văn học hậu hiện đại và phê bình nữ quyền, V. Woolf đƣợc nhắc tới rất nhiều. Tên tuổi của Virginia Woolf trở nên quen thuộc hơn với độc giả Việt Nam thông qua các cuốn sách: trong Dẫn giải ý tưởng văn chương (2005) của Henri Bénac do Trần Thế Công dịch có đoạn: “Tiếng nói của phụ nữ: nhất là vào cuối thế kỷ XIX và thế kỉ XX, những tiếng nói của phụ nữ mới khiến ngƣời ta thực sự chú ý mà không cần các nhà văn nam giới nói thay. Các nữ chiến sĩ có những ý tƣởng không tƣởng và theo chủ nghĩa xã hội (tđ. L. Michel, F. Tristan: Ngƣời phụ nữ là “giai cấp vô sản của giai cấp vô sản”), rồi tiếp đến dòng văn học đấu tranh cho giải phóng phụ nữ (x. Những cô gái phóng đãng, Nữ chiến sĩ đấu tranh đòi quyền bầu cử; td. Colette, S. de Beauvoir, H. Cixous, M.Righini, A. Leclerc, B. et F. Groult …) đã thay mặt cho ngƣời phụ nữ nói lên tiếng nói riêng của họ, bằng cách đòi hỏi sự khác biệt của họ trong một thế giới có tổ chức và bị ngự trị bởi nam giới”. Xác và hồn của tiểu thuyết (2007) của Hoài Anh cũng là một tác phẩm nghiên cứu về Virginia Woolf. Ngoài ra còn có Từ điển văn học nước ngoài – Tác giả, tác phẩm (2009) do Lê Huy Bắc chủ biên; Lí thuyết văn học hậu hiện đại của Phƣơng Lựu (2011), trong đó ông có nhắc tới Virginia Woolf nhƣ một “nhà phê bình nữ quyền da trắng” trong chƣơng Tám có tiêu đề Phê bình nữ quyền; Văn học hậu hiện đại thế giới – Những vấn đề lý thuyết do Đào Tuấn Ảnh sƣu tầm và biên soạn từ các bài viết nghiên cứu của nhiều tác giả. 10 Về luận án, bên Đại học Sƣ phạm có vấn đề nữ quyền cũng đƣợc khai thác trong luận án Dấu hiệu ý nghĩa nữ quyền trong văn nữ Việt Nam đương đại của Bùi Thị Thủy (Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2008), và Dấu ấn nữ quyền trong thơ Dư Thị Hoàn, Lê Khánh Mai, Vi Thùy Linh của Lê Thùy Nhung (Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2011). Trong lời Giới thiệu cho cuốn tiểu thuyết Tới ngọn hải đăng, dịch giả Nguyễn Thành Nhân đã biên dịch hơn 20 trang về: Tác giả; Về tác phẩm Tới ngọn hải đăng, nói đến việc khen, chê trên thế giới về tác phẩm này; nói một chút về kĩ thuật viết của Woolf; nội dung của từng phần (Khung cửa sổ, Thời gian qua và Ngọn hải đăng); và cuối cùng, Một số thông tin liên quan khác. Bài viết đƣợc tham khảo trên các trang mạng nhƣ dịch giả đã in ở cuối bài. Các trang mạng của ta nhƣ Công an nhân dân, eVan, và một vài trang mạng cá nhân cũng đề cập tới vấn đề nữ quyền, kĩ thuật viết, nhƣng phần nhiều về cuộc đời của nhà văn này. Trong luận văn này, chúng tôi đặt mục tiêu tập trung nghiên cứu về vấn đề nữ quyền trên các phƣơng diện kĩ thuật biểu đạt đã đƣợc sử dụng thành công trong Tới ngọn hải đăng. Qua đó, một mặt luận văn làm sáng tỏ những nhận xét, đánh giá của những ngƣời nghiên cứu đi trƣớc, mặt khác đƣa ra những nhận định cá nhân dựa trên việc khảo sát kỹ tác phẩm 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng khảo sát là tác phẩm: Tới ngọn hải đăng của Virginia Woolf (To the lighthouse, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Thành Nhân, Nxb. Hội nhà văn, 2010) về vấn đề nữ quyền. Ngoài ra, luận văn trong khả năng cho phép, sẽ nghiên cứu thêm về Căn phòng riêng cũng của nhà văn này và phần nào của Simone de Beauvoir 11 để tìm hiểu thủ pháp này đƣợc nhà văn thể hiện khác ra sao và có phải nó là một “đặc sản” mang nhãn hiệu Virginia Woolf. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng phƣơng pháp xã hội học, phƣơng pháp nghiên cứu phê bình nữ quyền: xem xét hiệu quả của các thủ pháp kỹ thuật, các yếu tố ẩn dụ … trong việc thể hiện nghệ thuật và quan điểm về vấn đề nữ quyền của tác giả. Trong quá trình nghiên cứu các thao tác phân tích, định lƣợng, so sánh, chứng minh đƣợc sử dụng để tập trung làm sáng tỏ vấn đề. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Vấn đề nữ quyền và giới tính Chƣơng 2: Vấn đề nữ quyền thể hiện thông qua dòng chảy ý thức của các nhân vật Chƣơng 3: Vấn đề nữ quyền thể hiện thông qua ẩn dụ và ý nghĩa của chúng 12 Chƣơng 1. Vấn đề nữ quyền và giới tính 1.1. Quan điểm của Woolf về tính nữ 1.1.1. Vấn đề về tiểu sử của Virginia Woolf Virginia sinh ra tại Luân-Đôn trong một gia đình thƣợng lƣu, sớm nhận đƣợc sự giáo dục tốt cũng nhƣ sớm làm quen với văn chƣơng. Cha của bà, Leslie Stephen, là một nhà triết học nổi tiếng, nhà thƣ tịch học và nhà phê bình. Ngay từ bé, Virginia đã đƣợc chiêm ngƣỡng và đọc sách trong thƣ viện rộng lớn của cha mình. Bà không bao giờ đi học mà đƣợc cha mẹ thuê gia sƣ tới dạy cùng chị gái Vanessa – ngƣời sau này trở thành một họa sĩ hiện đại nổi tiếng. Từ khi còn nhỏ, Virginia đã viết lách và thử nghiệm những hình thức văn chƣơng khác nhau. Sau cái chết của mẹ và sự qua đời của cha, Virginia chịu cú sốc tinh thần lớn và bắt đầu có dấu hiệu của bệnh tâm thần. Sau đó, Virginia cùng chị gái Vanessa chuyển ra ngoài sống. Ở đó, họ giao lƣu với những ngƣời bạn văn chƣơng nghệ thuật và tạo lập nhóm Bloomsbury. Năm 1912, Virginia kết hôn với một thành viên trong nhóm Leonard Woolf – một nhà báo, nhà văn, nhà tƣ tƣởng chính trị. Tác phẩm của Virginia Woolf chịu ảnh hƣởng của phong trào hiện đại nhƣ tâm lý học, trƣờng phái ấn tƣợng và nữ quyền cho thấy mối bận tâm của bà tới sự phức tạp của nhận thức cá nhân và hệ thống văn hóa đại chúng rộng lớn. Tác phẩm của bà tràn đầy hơi thở cuộc sống. Các tác phẩm cũng nhƣ tƣ tƣởng của Virginia Woolf đã đặt nền móng cho nhiều nhà tƣ tƣởng lớn về nữ quyền. 13 Nữ quyền có thể đƣợc tạm dịch nghĩa là một phong trào tìm cách nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời phụ nữ bất chấp những chuẩn mực xã hội dựa trên sự thống trị của nam giới và giải phóng phụ nữ khỏi những trói buộc, hạn chế, định kiến và những quy ƣớc, chuẩn mực, tập quán xã hội bấy lâu nay. Nó đòi hỏi phụ nữ phải đƣợc coi là đối tƣợng tự trị và không phải là đối tƣợng thụ động hay bị lệ thuộc vào nam giới. Nó tìm cách đạt đƣợc sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong đạo đức và mọi lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị. Mục tiêu của phong trào là việc tạo ra một bản sắc mới cho phụ nữ và giúp họ nhận thức đƣợc quyền lợi của mình. Trƣớc thế kỉ 19, phụ nữ bị coi là thua kém về mặt trí tuệ và thể chất. Quan niệm này thực chất đƣợc củng cố bởi quy ƣớc và định kiến xã hội. Theo quan niệm này, xã hội đƣợc chia làm hai thế giới: thế giới riêng tƣ và thế giới cộng đồng. Thế giới riêng tƣ ngụ ý rằng phụ nữ nên ở nhà. Họ không đƣợc phép làm việc hay học tập. Họ đƣợc giáo dục chỉ để phủ hợp với phần tính nữ của họ nhƣ may má, chăm sóc. Theo vai trò đó, phụ nữ không thể nổi loạn vì sợ hãi, sợ xấu hổ và sợ xã hội ruồng bỏ họ. Thế giới cộng đồng ngụ ý rằng những ngƣời đàn ông mạnh mẽ về tinh thần và thể chất. Họ đƣợc phép làm việc, và đƣợc giáo dục phù hợp với tri thức, khoa học, v.v… Vai trò của ngƣời đàn ông là làm việc và xây dựng xã hội. Sự phân chia vai trò và trách nhiệm giữa nam giới và nữ giới trong xã hội hết sức rõ ràng và tách biệt, bất khả xâm phạm. Công thức phân chia thế giới thành hai giới là chống lại bản chất con ngƣời. Theo đó, nó đã dẫn đến sự xuất hiện của một số nhóm nữ quyền cố gắng cung cấp giải pháp cho vấn đề phụ nữ. Các nhóm nữ quyền có thể đƣợc phần loại thành nữ quyền tự do, nữ quyền chủ nghĩa Mác-xít, cấp tiến, phân tích tâm lý, xã hội, hiện sinh và hậu hiện đại. Mỗi nhánh đó chƣa phát triển một câu trả lời toàn diện cho các câu hỏi về nữ quyền. Nhƣng sự phối hợp và 14 hiểu biết giữa họ có thể làm cho nữ quyền đạt đƣợc mục tiêu của họ, và giúp họ xóa bỏ những đau khổ cho ngƣời phụ nữ. Theo các nhà tự do nữ quyền, nguyên nhân của sự áp bức phụ nữ nằm sâu trong truyền thống và tấm gƣơng đạo đức giả. Họ yêu cầu phụ nữ nên đƣợc giáo dục thích hợp và bình đẳng kinh tế với ngƣời đàn ông. Họ kêu gọi các tổ chức xã hội và đề nghị giáo dục phụ nữ để phát triển họ đầy đủ về mặt đạo đức và trí tuệ. Phụ nữ có nhu cầu về các quyền tự do dân sự nhƣ nhau và cơ hội kinh tế nhƣ ngƣời đàn ông và những ngƣời đàn ông nên ủng hộ việc cho giải phóng phụ nữ và thay đổi cách suy nghĩ truyền thống của họ. Nữ quyền Mác-xít nhấn mạnh rằng chủ nghĩa tƣ bản là nguồn gốc chính của sự áp bức phụ nữ. Họ yêu cầu rằng hệ thống tƣ bản phải đƣợc thay thế bởi một xã hội trong đó các phƣơng tiện sản xuất thuộc về tất cả mọi ngƣời. Các nhà nữ quyền hiện sinh nhƣ Simone de Beauvoir trong cuốn sách của mình Giới tính thứ hai đã yêu cầu phụ nữ phải chọn xem họ trở thành môt ngƣời mẹ hay không. Bà đƣợc coi là ngƣời phụ nữ tạo ra một thế giới khác biệt cho bản thân và gợi ý ngƣời phụ nữ nên đọc sách của các nhà văn lớn nhƣ Virginia Woolf, Catherine Mansfield. Theo quan điểm của bà, phụ nữ cần phải độc lập về tài chính và tự ý thức về bản thân. Đối với phụ nữ cấp tiến, sự áp bức của phụ nữa bắt nguồn từ hệ thống tƣ tƣởng thống trị và gia trƣởng. Họ yêu cầu xã hội phải xỏa bỏ các nguyên tắc pháp lý, xã hội, chính trị, văn hóa của chế độ gia trƣởng. Nữ quyền tâm lý phân tích nguồn gốc của sự áp bức phụ nữ ẩn sâu trong chính tâm lý của phụ nữ. Nữ quyền hậu hiện đại cho rằng phụ nữ viết lách khác đàn ông vì sự khác biệt sinh học của họ. Bằng cách phát triển một văn bản nữ tính, phụ nữ sẽ thay đổi cách nhìn nhận của thế giới về họ và xác nhận vị trí của họ. Họ phủ nhận cách xác định “tính nam” đồng nhất với ngƣời đàn ông, “tính nữ” đồng nhất với ngƣời phụ nữ. Bởi lẽ một cậu bé có thể chịu sự ảnh hƣởng và định hình lớn từ ngƣời mẹ của họ, cũng nhƣ bé gái chịu sự ảnh hƣởng của ngƣời cha. 15 Phụ nữ có thể viết theo “tính nam” và nam giới có thể viết theo “tính nữ”. Nữ quyền xã hội cho rằng yếu tố tâm lý, chế độ gia trƣởng và chủ nghĩa tƣ bản quyết định vận mệnh của phụ nữ, vì vậy sự áp bức của ngƣời phụ nữ bắt nguồn từ yếu tốt xã hội, kinh tế và tâm lý. Điều đó ngụ ý về sự cần thiết phải tổ chức và thay đổi quan điểm về giới tính. Sự thay đổi về tình trạng của phụ nữ nên đi kèm với sự thất bại của chủ nghĩa tƣ bản và chế độ gia trƣởng. Điều này có thể đạt đƣợc bằng cách thay đổi các khía cạnh kinh tế gia trƣởng thông qua phƣơng tiện vật chất, các khía cạnh xã hội và ý thức hệ của mình bằng phƣơng tiện phi vật chất, phƣơng tiện tâm lý phân tích. Virginia Woolf nhận thức sâu sắc sức tàn phá và phá hủy của cuộc sống hiện đại. Bản thân bà cũng đã trải qua một sự thay đổi lớn sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Bà chỉ trích sức mạnh độc tài tạo nên sự chuyên quyền của ngƣời chồng, ngƣời cha. Từ nhỏ, Virginia Woolf đã sống một bầu không khí trầm mặc và nguyên tắc gia trƣởng trong gia đình của mình. Bà đã thấy sự thống trị của cha lên vợ và các con của ông. Chính bối cảnh gia đình, hình ảnh ngƣời mẹ in đậm trong tâm trí Woolf đã trở thành nguồn tƣ liệu cho sáng tác của bà sau này (Tới ngọn hải đăng). Sau cái chết của mẹ và con gái, nhu cầu của ngƣời cha về cảm thông và quan tâm từ con gái tăng lên. Bà cũng bị ảnh hƣởng bởi sự việc lạm dụng tình dục của anh trai mình. Ngƣỡng mộ mẹ và không thích tính gia trƣởng áp đặt của cha, Virginia và chị gái Vanessa dọn ra ngoài và lập hội nhóm. Trên cơ sở mối quan hệ này, Virginia Woolf đánh giá cao nhƣ cầu kết bạn của phụ nữ và tiếp tục nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tình bạn đối với ngƣời phụ nữ. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của sự việc phụ nữ cần chống lại thói gia trƣởng, Virginia Woolf tìm hiểu các tác phẩm văn học và tiểu sử của các nhà văn nữ nhƣ Jane Austen, Charlotte Bronte, Mary Wollstonecraft, Russell 16 Mitford và những ngƣời khác. Bà tin rằng các nghệ sĩ cần mục tiêu chung, truyền thống và liên tục. Virginia Woolf đƣa ra ý kiến trong Căn phòng riêng, rằng phụ nữ không đơn độc, họ là kết quả của nhiều năm suy nghĩ thông thƣờng, tƣ duy của cơ thể, do đó kinh nghiệm của đại chúng là đằng sau những tiếng nói duy nhất. Virginia Woolf cho thấy phụ nữ bị loại trừ bởi những ngƣời đàn ông đƣợc sáng tạo nhƣ những kiệt tác, vì vậy cô tạo ra cho phụ nữ truyền thống nữ trong Căn phòng riêng. Để tiêu diệt các thiên thần và tạo ra một nghệ sĩ, phụ nữ nên tạo ra bản sắc của riêng họ, nói về kinh nghiệm của họ và khuyến khích bằng văn bản của phụ nữ. Virginia Woolf nhận ra rằng phụ nữ có thể thay đổi các giá trị xã hội và cứu nó khỏi sự tự hủy diệt. Virginia Woolf kêu gọi một thế giới của sự cảm thông. Bà kêu gọi một xã hội có vị thế của ngƣời phụ nữ nhƣ một thay thế cho cấu trúc độc tài. Bà đã nói về một nhóm những ngƣời phụ nữ tham gia với nhau để tìm hiểu về thế giới nam quyền. Virginia Woolf nhấn mạnh bài học quan trọng nhất cho ngƣời phụ nữ, không phải từ những ngƣời đàn ông mà là từ ngôn từ. “Một khi (phụ nữ) biết cách đọc, chỉ có một điều bạn có thể dạy cho cô ấy tin vào đó là chính cô ấy”. Virginia Woolf tham gia nhiều nhóm nữ quyền nhƣ phong trào quyền bầu cử, tổ chức phụ nữ thế giới, liên minh quốc gia về quyền bầu cử của phụ nữ và hội liên hiệp phụ nữ. Tƣ tƣởng của Virginia Woolf gần gũi với ý tƣởng nam nữ bình quyền. Bà cho rằng liên hiệp phụ nữ sẽ tiếp tục thúc đẩy chính phủ đƣa phụ nữ khỏi sự thống trị. 1.1.2. Bắt đầu từ Căn phòng riêng Căn phòng riêng (1929) của Virginia Woolf đƣợc coi nhƣ “sách vỡ lòng” của phê bình nữ quyền. Các quan điểm của Virginia Woolf tập trung hƣớng về vai trò của phụ nữ. 17 Trong Căn phòng riêng. Virginia Woolf đã phân tích những khó khăn của ngƣời phụ nữ một cách chi tiết. Bà chỉ ra, trong xã hội gia trƣởng, phụ nữ đƣợc giáo dục ít và họ phải quẩn quanh trong nhà. Kinh tế eo hep hạn chế cuộc sống của ngƣời phụ nữ vì họ không có thu nhập độc lập. Virginia Woolf cảm nhận sâu sắc rằng vị trí và sự thiếu giáo dục đã khiến phụ nữ khó có thể thực hiện các hoạt động viết lách sáng tác. Virginia Woolf nói, nếu một ngƣời phụ nữ muốn viết, cô ấy cần một không gian của riêng mình. Ngoài những khó khăn vật chất, có rất nhiều khó khăn phi vật thể. Một trong số đó là nhà văn nữ không có truyền thống văn học của mình. Lịch sử là của ngƣời đàn ông trong xã hội gia trƣởng, nam quyền, phụ hệ. Virginia Woolf khám phá ra cơ chế sáng tạo của não ngƣời. Theo quan điểm của bà, có sự tồn tại hai giới tính trong con ngƣời. Mỗi ngƣời chúng ta đều có phần não nam tính và nữ tính. Ở nam giới, phần não nam tính chiếm ƣu thế, ở nữ giới phần não nữ tính chiếm ƣu thế. Lƣỡng tính có cơ sở sinh lý và tâm lý. Virginia Woolf nhấn mạnh rằng hai giới nên hài hòa. Lý thuyết song tính của Virginia Woolf có ý nghĩa đặc biệt. Một mặt, nó thể hiện tinh thần đa dạng văn hóa trong thế kỉ 20, 21. Mặt khác, song tính có thể đƣợc coi nhƣ là một chìa khóa để giải quyết các vấn đề của phụ nữ và mối quan hệ giới tính. Virginia Woolf ủng hộ các giá trị của phụ nữ. Virginia Woolf thấy rằng nếu phụ nữ muốn có giá trị riêng của họ, thì phải tạo ra văn chƣơng của phụ nữ. Họ phải trải qua hai cuộc phiêu lƣu. Một là để giết đi “thiên thần trong nhà” và tìm thấy con ngƣời thật sự của mình. Thứ hai là thể hiện bản thân. Bên cạnh đó, Virginia Woolf cho rằng phụ nữ nên phát triển sự sáng tạp đặc biệt của họ, đó là các yếu tố nội hàm cần thiết để nhận ra giá trị của phụ nữ. Và nữ nhà văn nên thiết kế phong cách và ngôn ngữ phù hợp cho họ. 18 Virginia Woolf là một nhà văn tích cực quan tâm tới các vấn đề nữ quyền đặt ra. Trong bài viết của mình, bà kêu gọi phụ nữ thể hiện mình trong tất cả các ngành nghề. “Tôi cũng xin nhắc nhở các bạn là hầu hết những nghề nghiệp mở ra con đƣờng mới cho các bạn đã xảy ra cách đây mƣời năm …Có chí ít trên hai nghìn ngƣời đàn bà kiếm đƣợc trên năm trăm bảng mỗi năm, bằng cách này hay cách khác … Dĩ nhiên các bạn sẽ phải sinh con, nhƣng nhƣ họ nói, các bạn chỉ nên có hai, ba đứa thôi chứ đừng đẻ mƣời, mƣời hai đứa mà làm gì [47; 180]. Bà nói dẫn chứng cho phụ nữ thấy sức mạnh của họ, việc họ hoàn toàn có thể thoát khỏi cái bóng quyền lực và sự thống trị của nam giới, việc họ phải tự giải phóng bản thân mình, xác lập vị thế bình đẳng, sống đời sống ý nghĩa của chính mình. Trong Căn phòng riêng, Virginia Woolf còn cho rằng, phụ nữ không cho phép nam giới nói về kinh nghiệm của họ, và họ nên nói chuyện về bản thân mình. Phụ nữ cần văn chƣơng dành cho họ, tiếng nói dành cho họ. “Tôi không cho phép ông, dù ông là giám thị trong trƣờng, đuổi tôi khỏi bãi cỏ xanh. Khóa cửa thƣ viện lại nếu ông muốn, nhƣng không cánh cổng, không ổ khóa, không then cài nào ông có thể giam giữ tự do trong tƣ tƣởng tôi” [47; 123-4] Bà miêu tả các kiểu phụ nữ khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Bà giúp phụ nữ nhìn nhận tình trạng thua kém của họ và cung cấp cho họ một truyền thống để họ dựa vào. Bà cố gắng cung cấp cho phụ nữ các manh mối thích hợp cho một cuộc sống có ý nghĩa. Bà tin rằng ý nghĩa nhƣ vậy sẽ dẫn đến một mục đích trong cuộc sống, và do đó sẽ tạ ra một cuộc sống hiện đại và bình thƣờng. Trong Căn phòng riêng, Virginia Woolf cố gắng trả lời câu hỏi tại sao có quá ít nữ nhà văn. Bà đề cập tới tình trạng thiểu số này phần lớn do các yếu tố kinh tế xã hội, đặc biệt là sự thiếu thốn kinh tế và thiếu sự độc lập riêng tƣ. Virginia Woolf cũng cho thấy ý thức về giới tính. Bà thừa nhận 19 những ngƣời đàn ông trong lịch sử luôn coi phụ nữ nhƣ một phƣơng tiện để khẳng định sự ƣu việt cho bản thân họ. Những ngƣời đàn ông đang bị đe dọa bởi những suy nghĩ mất đi quyền lực của mình, vì vậy họ quay ra chê bai phụ nữ để tôn vinh bản thân. Trong nữ quyền luận của mình, Virginia Woolf cho rằng phụ nữ phải liên kết lại với nhau để chống lại chế độ gia trƣởng đối với cuộc sống lành mạnh và bình thƣờng. 1.2. Giới tính nữ 1.2.1. Giới tính nữ thể hiện qua dòng ý thức, sự kiện, nhân vật Virginia Woolf là nữ nhà văn hàng đầu của chủ nghĩa hiện đại thế kỉ 20. Bà là một nhà tiểu thuyết, nhà phê bình trong nhóm Bloomsbury. Cuốn tiểu thuyết Tới ngọn hải đăng là một trong những tác phẩm đặc sắc của bà, với hình thức tổ chức chặt chẽ thông qua sử dụng kĩ thuật dòng ý thức, hình ảnh biểu tƣợng để làm rõ quan điểm của bà về vấn đề nữ quyền. Ngôn ngữ và hành động ít, chủ yếu là sự trôi chảy của dòng tâm tƣ (trong lúc bà Ramsay đan vớ, đọc chuyện cổ tích, Lily Briscoe vẽ và có vài lời). Trong khi đó đoạn mô tả những suy nghĩ sâu lắng trong tim bà Ramsay hay Lily Briscoe kéo từ chƣơng nọ qua chƣơng kia. Trọng tâm của cuốn tiểu thuyết không đặt ở chỉ một nhân vật, mà trên cả ngôi nhà, và sự tiêu hủy từ từ của nó dƣới bàn tay của thời gian và thiên nhiên “Giờ đây sức mạnh nào có thể ngăn cản đƣợc sự sinh sôi nảy nở, sự vô tình của tự nhiên?... Nơi chốn đó đã tan hoang hủy hoại … Giờ đây không có gì có thể chống lại chúng … Rồi mái nhà hẳn cũng sẽ sụp đổ xuống; những bụi thạch nham và độc cần sẽ phủ kín những lối đi … toàn bộ ngôi nhà hẳn sẽ lao xuống những chiều sâu để nằm trên lớp cát lãng quên” [46;191-3]. Tới ngọn hải đăng là một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của Virginia Woolf đƣợc xây dựng trên dòng ý thức chứ không phải trục thời gian 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan