Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân mềm quan lý máy tính khoa học...

Tài liệu Phân mềm quan lý máy tính khoa học

.PDF
28
607
82

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN -------------------------- HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: LẠI TRUNG QUÂN MSSV:0851010204 NGUYỄN HỮU TRÍ MSSV:0851010295 TÊN ĐỒ ÁN: MÁY TÍNH KHOA HỌC BÁO CÁO ĐỒ ÁN NGÀNH Ngành: Công nghệ thông tin Hướng chuyên ngành: Cơ sở dữ liệu Lớp: TH08A1 Giảng viên hướng dẫn: Ths. HỒ QUANG KHẢI Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012           LỜI CẢM ƠN   Để đồ án đạt kết quả tốt đẹp, trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy, cô khoa Tin Học trường Đại Học Mở TPHCM đã trang bị cho em các kiến thức cơ bản về tin học giúp em hoàn thành tốt đồ án môn học này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Hồ Quang Khải người đã tận tình giúp đỡ, vạch kế hoạch hướng dẫn em hoàn thành một cách tốt nhất đồ án môn học trong thời gian qua. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như cũng như kiến thức còn hạn chế sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô cũng như toàn thể các bạn để em có thể bổ sung, nâng cao kiến thức giúp đồ án được hoàn chỉnh hơn. Trong báo cáo này em có sử dụng và tham khảo một số nguồn:  Video hướng dẫn sử dụng và lập trình bằng Visual Studio 2010 trên diễn đàn www.tinhte.vn  Ebook Programming Windows Phone 7, by Charles Petzold  Msdn for Window Phone Em xin chân thành cảm ơn.           1        MỤC LỤC    LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 1  NỘI DUNG ........................................................................................................................ 3  PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ LẬP TRÌNH ....................................................... 3  I.  HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOW PHONE 7: ................................................................................. 3  1.  Giới thiệu: ............................................................................................................................... 3  2.  Tính năng nổi bật: .................................................................................................................. 4  3.  Yêu cầu phần cứng: ............................................................................................................... 5  4.  Phần mềm và giao diện: ......................................................................................................... 6  II.  PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CHO WINDOW PHONE 7: ................................................. 6  1.  Công nghệ phát triển: Silverlight và XNA. ................................................................................ 6  2.  Visual Studio 2010 (công cụ phát triển ứng dụng) : ............................................................ 7  2.1  Giới thiệu: ................................................................................................................................ 7  2.2  Cài đặt môi trường phát triển ứng dụng: ............................................................................ 8  2.3  Các thành phần của Visual Studio Express for Window Phone ........................................ 9  PHẦN 2: ĐỒ ÁN THỰC HIỆN ....................................................................................... 19  MÁY TÍNH KHOA HỌC ................................................................................................ 19  I.  GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ................................................................................................... 19  1.  Máy tính khoa học là gì? ..................................................................................................... 19  2.  Lý do chọn đề tài.................................................................................................................... 20  3.  Nội dung công việc và sản phẩm Demo ................................................................................ 20  3.1  Tuần 1: tìm hiểu ..................................................................................................................... 20  3.2  Tuần 3:  xây dựng project Máy Tính Khoa Học ..................................................................... 23  3.3  Tuần 5: thêm các chức năng mở rộng .................................................................................. 24  3.4  Tuần 7: tính biểu thức ........................................................................................................... 25  3.5  Tuần 9: kiểm tra lỗi, chạy demo ............................................................................................ 25  4.  Hướng dẫn sử dụng: ............................................................................................................. 25  4.1  Các phím xử lý: ...................................................................................................................... 25  4.2  Các phím số: ........................................................................................................................... 26  4.3  Các phím phép tính: ............................................................................................................... 26  4.4  Các phím về bộ nhớ: .............................................................................................................. 26  4.5  Các phím khoa học:................................................................................................................ 26  5.  KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 27  2        NỘI DUNG PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỤ LẬP TRÌNH I. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOW PHONE 7: 1. Giới thiệu: Windows Phone 7 được giới thiệu lần đầu vào ngày 24/5/2011 với tên gọi là Mango. Windows Phone 7 được Microsoft thiết kế dựa trên tiêu chí giúp lập trình viên dễ dàng hơn trong việc tạo nên các ứng dụng RIA (Rich Internet Application) với công nghệ nền tảng dựa trên .Net, Silverlight và XN Frame Work. Với những lập trình viên đã từng làm qua Silverlight thì việc chuyển sang Windows Phone 7 là một việc rất dễ dàng. Không chỉ có thế, Microsoft còn ưu ái cho các nhà sản xuất với việc tạo nên một môi trường phát triền và thiết kế cực kỳ đơn giản và có thể chạy được trên phần cứng của nhiều hãnh khác nhau như HTC, Sony, LG…. 3        Windows Phone 7 tích hợp tất cả các nền tảng công nghệ của Microsoft như Build at Run Time, Service, Application, với tham vọng tạo ra một hệ điều hành Mobile tích hợp môi trường cho phát triển những ứng dụng Enterprise, Microsoft đã tích hợp với các hệ thống như Microsoft Exchange, Windows Live® network, Microsoft SharePoint® Team Service. ngoài ra lập trình viên còn có thể phát triển các ứng dụng trên Cloud trên nền Windows Azure™ và có thể dế dàng đưa sản phẩm chào bán trên Windows Marketplace. 2. Tính năng nổi bật: - Threads: sẽ cung cấp tính năng cho phép người dùng trao đổi qua lại giữa các tin nhắn, Facebook chat và Windows Live Messenger, tất cả trong cùng một cuộc hội thoại. - Linked Inbox là tính năng được thiết kế để kết hợp nội dung từ nhiều tài khoản email vào trong cùng một hộp thư. - Hands-free messaging là tính năng mới của Windows Phone Mango, cho phép chuyển đổi giọng nói thành văn bản và ngược lại. - Groups: tính năng có chứa toàn bộ các nhóm liên lạc. Người dùng Windows Phone Mango có thể gửi tin nhắn, email hoặc chat với toàn bộ bạn bè trong nhóm ngay từ màn hình khởi động. - Tích hợp và tăng cường tính năng mạng xã hội: Windows Phone Mango tích hợp tốt hơn với Twitter, LinkedIn và cho phép người dùng cập nhật tin tức từ Facebook nhanh chóng hơn. Nền tảng di động mới này được trang bị thêm công nghệ nhận diện khuôn mặt, cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ (tag) những hình ảnh có trên Facebook. - App Connect: các ứng dụng sẽ được tích hợp vào Windows Phone Hubs, cho phép người dùng truy cập ứng dụng nhanh chóng và dễ dàng hơn. 4        - Đa nhiệm: Các ứng dụng có thể chạy nền, cho phép người dùng nhanh chóng và dễ dàng chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng đang chạy. Theo Microsoft, tính năng đa nhiệm trên Windows Phone Mango sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu suất và thời lượng pin. - Trình duyệt Internet Explorer 9: Microsoft sẽ trang bị cho Windows Phone Mango phiên bản di động của IE9, với sức mạnh tương đương IE9 phiên bản trên PC, với khả năng hỗ trợ HTML5 và sử dụng phần cứng để tăng tốc độ xử lý trang web. - Tính năng Local Scout cho phép người dùng thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm các địa danh và điểm đến tại vị trí lân cận mà họ đang ở. - Công cụ tìm kiếm Bing trên Windows Phone Mango sẽ được tích hợp thêm tính năng tìm kiếm bằng hình ảnh (Bing Vision), tìm kiếm âm nhạc và tìm kiếm bằng giọng nói. 3. Yêu cầu phần cứng: Điều làm nên sự khác biệt là Microsoft đẩy mạnh vai trò của mình trong việc quyết định các phần cứng được hỗ trợ. Microsoft đã mô tả rõ hình ảnh chiếc điện thoại họ mong muốn: một trải nghiệm đồng nhất giữa các “chú dế” khác nhau. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với sự thiếu đa dạng: ta sẽ thấy rất nhiều thiết bị khác nhau, có và không có bàn phím. Đây là yêu cầu cấu hình cần thiết:  Màn hình WVGA với một tỉ lệ duy nhất  5 nút nhấn: bắt đầu (Start), quay lui, tìm kiếm (Bing), quay phim và nguồn.  CPU và GPU cảm ứng điện dung đa điểm (như là Snapdragon của Qualcomm).  Wi-Fi  AGPS  Cảm biến gia tốc 5         FM radio  Máy ảnh độ phân giải cao 4. Phần mềm và giao diện: Giao diện này rất giống Zune HD, thực ra nó được xây dựng từ Zune và Windows Media Center UI để tạo thành "Metro". Microsoft tập trung vào kiểu chữ và các hiệu ứng chuyển động, các màu cơ bản và không gian tối thiểu. Màn hình khi khóa hiển thị ngày, giờ, lịch làm việc, tin nhắn, cuộc gọi nhỡ... và một tấm hình lớn, có thể kéo để mở khóa. Màn hình chính bao gồm các khối (người dùng chỉnh được) liên kết đến ứng dụng, sổ địa chỉ, trang web, tập ảnh... Khái niệm "hubs" được Microsoft giới thiệu là "ứng dụng mở cửa cho các ứng dụng". Khi vào một hub, ta sẽ có một giao diện cuốn ngang với hàng loạt dữ liệu, cả trong điện thoại lẫn từ đám mây. Các ứng dụng cơ bản cũng có giao diện tương tự, nhưng đơn giản hơn, tập trung vào một chức năng duy nhất, như SMS hoặc email. Một nút tìm kiếm cảm ngữ cảnh sẽ cho kết quả với đôi chút khác biệt, tùy theo ta đang ở ứng dụng nào. Một bàn phím ảo hoàn toàn mới, với chức năng tự sửa lỗi. II. PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CHO WINDOW PHONE 7: 1. Công nghệ phát triển: Microsoft phát triển Windows Phone 7 dựa trên hai công nghệ : Silverlight và XNA. - Silverlight xuất phát từ WPF (Window Presentation Foundation), WPF dùng XAML (Extensible Application Markup Language) để làm nền tảng thiết kế UI và dùng .Net để programming. Để biết thêm thông tin Silverlight ta có thể tham khảo tại http://www.silverlight.net hoặc http://silverlightvn.net để tham khảo thêm. - XNA được thiết kế để dựa trên các “software”, ”services” , “resources”, và “communities”mục đích để tập trung vào việc phát triển Game và Media-Rich6        Application. XNA bao gồm XNA Game Studio Express, the Microsoft DirectX® application programming interface và các Game Tool cũng như các công nghệ khác giúp lập trình viên có thể tạp ra những sản phẩm “hight performance”, để hiểu rõ hơn ta có thể tham khảo tại http://msdn.microsoft.com/en-us/aa937791.aspx. Tóm gọn lại Microsoft thiết kế Windows Phone 7 với ba tiêu chí chính: + Design: End Users Come First (chú trọng về cách dễ dùng nhất cho người dùng). + PlaftForm: Fun and Easy to build complelting Apps and Games. + Hardware: Optermized and sandardized. 2. Visual Studio 2010 (công cụ phát triển ứng dụng) : 2.1 Giới thiệu: Bao gồm Windows Phone SDK 7.1, cung cấp công cụ miễn phí để phát triển ứng dụng cho Windows Phone sử dụng .NET, Silverlight và XNA. Windows Phone SDK 7.1 cung cấp các công cụ cần thiết dành cho những người dùng Windows Phone sử dụng Windows Phone 7 hoặc thiết bị 7.5. Bên cạnh đó, công 7        cụ này còn giúp tăng hiệu suất làm việc. Nó cũng bao gồm cả Microsoft Advertising SDK for Windows Phone. Các ứng dụng Windows Phone: Môi trường phát triển tích hợp (IDE) với Visual Studio rất dễ dàng sử dụng và là công cụ mạnh mẽ dùng để xây dựng ứng dụng Windows Phone 2.2 Cài đặt môi trường phát triển ứng dụng: Để phát triển ứng dụng trên Windows Phone 7 trước hết chúng ta cần cài đặt các công cụ cần thiết sau: + Visual Studio 2010 Express for Windows Phone Nếu các bạn xử dụng VisualStudio 2010 Ultimate thì không cần cài . Chúng ta vẫn có thể sử dụng visualStudio 2008 để phát triển ứng dụng cho Windows Phone 7. Phần mềm Yêu cầu: Hệ điều hành hỗ trợ: Windows Vista (x86 và x64) Service Pack 2 - tất cả các phiên bản ngoại trừ Starter Edition. Windows 7 (x86 và x64) - tất cả các phiên bản ngoại trừ Starter Edition 8        Yêu cầu phần cứng: Cài đặt yêu cầu 4 GB dung lượng đĩa trống trên ổ đĩa hệ thống, 3 GB RAM Windows Phone Emulator đòi hỏi DirectX 10 card đồ họa có khả năng với một trình điều khiển WDDM 1,1 Windows Phone SDK 7.1 là tương thích với phiên bản cuối cùng của Visual Studio 2010 SP1 2.3 Các thành phần của Visual Studio Express for Window Phone + Express Blend 4 for Windows Phone Đây là công cụ để thiết kế giao diện đồ họa cho Windows Phone 7, Microsoft có một bộ dùng để thiết kế đồ họa đó là Microsoft Expression Studio (bản này tính phí), còn bảng dành cho Windows Phone là miễn phí. Công cụ này rất mạnh mẽ và hiệu quả trong việc phát triển các ứng dụng giàu tính tương tác và đồ họa của client. Hiện tại có đến khoảng 80% trang web đều dùng Flash thiết kế các banner. Bắt đầu từ khi Silverlight của Microsoft ra đời thì mọi 9        chuyện đã khác. Microsoft cũng tung ra 1 công cụ thiết kế các ứng dụng RIA giống như công cụ Flash Professional. Công cụ này gọi là Expression Blend + Silverlight for Windows Phone 7 Silverlight thực hiện qua trình duyệt của NET Framework để xây dựng các ứng dụng truyền và các ứng dụng tương tác cho các trang Web trên máy tính để bàn, cũng như cho Windows Phone. Silverlight được tối ưu hóa để hiển thị nội dung trên các thiết bị hạn chế bộ nhớ. Silverlight cho Windows Phone được lưu trữ trên thiết bị của khách hàng và không hỗ trợ các ứng dụng được lưu trữ trong trình duyệt. Mục tiêu của Microsoft là làm cho Silverlight hoàn toàn tương thích trên tất cả các thiết bị và hệ điều hành. Tuy nhiên, có một số sự khác biệt về phần cứng và thiết bị cụ thể. 10        + XNA Game Studio for Windows Phone 7 Cũng giống như CoreOPenGL hay CoreGraphic trong lập trình Iphone, XNA là bộ thư viện chuyên về đồ họa Game 2D và 3D của Microsoft, thêm vào đó sẽ là công cụ thay thế cho Direct. Hỗ trợ tuyệt vời cho cả hai điện thoại Windows 7 và Xbox 360.Từ chơi game trên điện thoại di động Windows 7 đến Xbox 360, XNA Game Studio 4.0 tạo ra những cơ hội mới cho phát triển của Microsoft. XNA Game Studio được thiết kế để phát triển các trò chơi cho Microsoft Windows, Xbox 360, và điện thoại Windows. XNA Game Studio mở rộng với sự hỗ trợ XNA Framework và các công cụ. XNA Framework là một mã lớp quản lý thư viện có chứa các tính năng nhằm mục tiêu cụ thể là phát triển trò chơi. Ngoài ra, XNA Game Studio bao gồm các công cụ để thêm nội dung đồ họa và âm thanh trò chơi. 11        XNA Framework được thiết kế dựa trên . NET Framework . Với XNA Game Studio, bạn có thể sử dụng cả XNA Framework và . NET Framework để phát triển trò chơi. + Windows Phone Emulator Windows Phone Emulator là một ứng dụng giả lập một điện thoại Windows 7 hoặc thiết bị điện thoại Windows 7.1. Nó cung cấp một môi trường ảo mà bạn có thể phát triển, gỡ lỗi, và thử nghiệm các ứng dụng Windows Phone. Nó cũng cung cấp một môi trường để phát hiện sớm các ứng dụng bị cô lập. Bằng cách sử dụng giả lập, bạn có thể tiến hành thông qua các ứng dụng phát triển chung mà không có một thiết bị vật lý. Điều này có thể làm giảm các chi phí phát triển ứng dụng cho Windows Phone. Windows Phone Emulator được thiết kế để so sánh hiệu suất với một thiết bị thực tế, và để đáp ứng các thông số kỹ thuật của thiết bị ngoại vi cần thiết cho phát triển ứng dụng. Tuy nhiên, trước khi bạn xuất bản các ứng dụng Windows 12        Marketplace điện thoại, bạn nên thử nghiệm ứng dụng của bạn trên một thiết bị thực tế. + Phone Registration Tool Điều quan trọng là để thử nghiệm các ứng dụng điện thoại Windows của bạn trên một thiết bị vật lý. Trước khi bạn có thể triển khai một ứng dụng trên điện thoại Windows, trước tiên bạn phải đăng ký cho điện thoại của mình, trong đó yêu cầu một tài khoản hoạt động trên AppHub. Mỗi tài khoản cho phép đăng ký ba thiết bị phát triển ứng dụng. Để biết thêm thông tin về việc làm thế nào để tạo một tài khoản hãy tìm hiểu App Hub Registration Walkthrough. Sau khi bạn tạo một tài khoản và điện thoại của bạn đã được đăng ký, bạn có thể cài đặt, chạy, và sửa lỗi các ứng dụng trên điện thoại. 13        Để đăng ký điện thoại Windows của bạn, bạn sử dụng công cụ Windows Phone Developer Registration. Công cụ này được cài đặt tự động khi bạn cài đặt Windows Phone SDK.  Cấu trúc Project: App.xaml/App.xaml.cs: Định nghĩa đầu vào của ứng dụng, khởi tạo các resource mức ứng dụng và hiển thị giao diện ứng dụng MainPage.xaml/MainPage.xaml.cs: Định nghĩa trang giao diện khởi đầu ứng dụng ApplicationIcon.png: Ảnh icon ứng dụng trong application list của phone Background.png: Ảnh icon ứng dụng ở màn hình start. SplashScreenImage.jpg: Ảnh đầu tiên hiển thị khi launch ứng dụng Properties\AppManifest.xml: File manifest dùng để tạo ra gói ứng dụng Properties\AssemblyInfo.cs: Chứa tên và thông tin phiên bản được nhúng vào trong file assembly khi compile Properties\WMAppManifest.xml: File manifest chứa các thông tin riêng của ứng dụng Windows Phone Silverlight. 14         File App.xaml với các XAML markup (Extensible Application Markup Language): Gồm một root element là Application và phần Application.Resources chứa các resources mức ứng dụng như color, brushes, style object… Bên cạnh đó nó khởi tạo 1 thuộc tính ApplicationLifetimeObject để tạo ra đối tượng PhoneApplicationService, đối tượng quản lý các thuộc tính và trạng thái ứng dụng khi nó active hoặc inactive. File App định nghĩa một instance của lớp Application chứa ứng dụng Silverlight for Windows Phone. File code behind: 15        Ứng dụng Silverlight for Windows Phone chứa 1 thuộc tính là RootFrame định nghĩa Page bắt đầu ứng dụng. Tất cả các ứng dụng Windows Phone chỉ có một thành phần container mức trên cùng với kiểu dữ liệu là PhoneApplicationFrame. Frame này chứa 1 hoặc nhiều PhoneApplicationPage biểu thị nội dung của ứng dụng đồng thời xử lý việc navigate giữa các page.  Project cũng chứa 1 page default là MainPage.xaml định nghĩa giao diện chính của ứng dụng. Bạn có thể dùng designer của Visual Studio để thiết kế UI của ứng dụng ngay trực tiếp. Toàn bộ UI của ứng dụng được xây dựng bằng cách sử dụng XAML – một ngôn ngữ khai báo giống kiểu XML. 16         Properties window: Để chỉnh sửa một số thuộc tính đặc biệt của phone ta có thể sử dụng. Các thuộc tính này sẽ lưu trữ trong file WMAppManifest.xml, liên quan đến việc deploy ứng dụng và giao diện của ứng dụng trên thiết bị.  Cách build và deploy một ứng dụng: Cũng giống như các ứng dụng .NET thông thường, để build ứng dụng ta dùng tổ hợp phím Shift+F6 hoặc Ctrl+Shift+B. Sau đó xác định muốn deploy thử trên Windows Phone Emulator hay trên 1 Phone thật. 17        Chọn Windows Phone Emulator và chỉ cần nhấn F5 để launch tới ứng dụng trên Emulator này. Các công việc còn lại Visual Studio sẽ tự động thiết lập môi trường cho emulator và deploy image của ứng dụng lên emulator. Một thủ thuật khi debug ứng dụng Windows Phone: Tránh đóng emulator khi còn thực hiện coding ứng dụng, bởi khi simulator còn chạy nó sẽ mất rất ít thời gian khởi tạo một session debug mới. 18        PHẦN 2: ĐỒ ÁN THỰC HIỆN MÁY TÍNH KHOA HỌC I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1. Máy tính khoa học là gì? Một máy tính điện tử là một máy tính xách tay nhỏ, thiết bị điện tử thường được sử dụng để thực hiện các hoạt động cơ bản của số học. Máy tính hiện đại có khả năng di động nhiều hơn so với hầu hết các máy tính, mặc dù hầu hết các PDA có thể so sánh kích thước với các máy tính cầm tay. Máy tính điện tử ở trạng thái rắn đầu tiên được tạo ra trong những năm 1960, xây dựng trên lịch sử của các công cụ như bàn tính, phát triển khoảng năm 2000 trước CN, và các máy tính cơ khí, phát triển trong thế kỷ 17. Nó được phát triển song song với các máy tính tương tự ngày nay. Các thiết bị bỏ túi trở nên phổ biến trong những năm 1970, đặc biệt là sau khi phát minh ra bộ vi xử lý được phát triển bởi Intel cho máy tính Busicom. Máy tính điện tử hiện đại khác nhau từ giá cả, khả năng di động, từ kích thước bằng thẻ tín dụng đến các mô hình máy tính để bàn mạnh mẽ thiết lập trong máy in. Chúng trở nên phổ biến vào giữa những năm 1970 với kích thước và chi phí nhỏ. Đến cuối thập kỷ đó, giá máy tính đã giảm một cách đáng kể và được phổ biến trong các trường học. Hệ điều hành máy tính đầu tiên là Unix bao gồm các chương trình máy như dc và hoc, và chức năng máy tính được tích hợp hầu như trong tất cả các thiết bị PDAs. Máy tính ngoài các mục đích chung, nhiều người thiết kế cho các thị trường cụ thể, ví dụ: có máy tính khoa học trong đó bao gồm các phép tính lượng giác và thống kê. Một số máy tính thậm chí có khả năng để làm đại số máy tính. Máy tính vẽ đồ thị có thể sử dụng được chức năng đồ thị . 19   
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan