Phân tích hiệu quả hoạt động chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là công cụ quản lý có hiệu quả mà các
doanh nghiệp sử dụng từ trước đến nay. Phân tích hiệu quả hoạt động giúp doanh
nghiệp tự đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những
mục tiêu kinh tế được thực hiện đến đâu từ đó tìm ra những biện pháp để tận dụng
một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là phân tích hiệu
quả hoạt động không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn khởi đầu
một chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Kết quả phân tích của thời gian kinh doanh đã qua
và những dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới sẽ là những căn cứ
quan trọng để doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển và phương án kinh
doanh có hiệu quả, nhằm hạn chế rủi ro bất định trong kinh doanh.
Phân tích hiệu quả hoạt động nhằm phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai
thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Phân tích hiệu quả hoạt động không chỉ có ý nghiã quan trọng đối với bản
thân Công ty mà còn có ý nghĩa đối với những ai quan tâm đến Công ty đặc biệt là
nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp...vì phân tích hiệu quả hoạt động sẽ giúp cho
họ có những thông tin để có những quyết định chính xác hơn, kịp thời hơn.
II. THÔNG TIN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG.
Phân tích hiệu quả hoạt động được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính
- được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán: đó là Bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo chi tiết khác.
1.Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối tài khoản là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của
một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó được lập trên cơ sở những
thứ mà doanh nghiệp có(tài sản) và những thứ mà doanh nghiệp nợ(nguồn vốn) theo
nguyên tắc cân đối(tài sản bằng nguồn vốn). Đây là một báo cáo tài chính có ý
nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh
với doanh nghiệp; nó đánh giá tổng quát qui mô tính chất hoạt động và trình độ sử
dụng các nguồn lực, là cơ sở để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, trợ
giúp quá trình phân tích và quyết định.
Bên tài sản của Bảng cân đối kế tóan phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản
hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh
nghiệp: đó là tài sản cố định , tài sản lưu động. Bên nguồn vốn phản ánh nguồn hình
thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điiểm lập báo cáo: đó là vốn chủ sở
hữu(vốn tự có) và các khoản nợ phải trả.
2.Báo cáo kết quả kinh doanh:
Khác với Bảng cân đối kế tóan, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch
chuyển của tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho
phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả