Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi vịt thịt tại huyện trần văn thời, t...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi vịt thịt tại huyện trần văn thời, tỉnh cà mau

.PDF
72
90
129

Mô tả:

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................1 1. Giới thiệu tổng quan ................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề.........................................................................................1 1.2 Sự cần thiết nghiên cứu ...................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................2 2.1 Mục tiêu chung..................................................................................2 2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................2 3. Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu............................................3 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................3 5. Kết quả mong đợi ....................................................................................3 6. Đối tượng thụ hưởng ...............................................................................3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................4 1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................4 1. Phương pháp luận và cơ sở lý luận ........................................................4 3. Các phương pháp sử dụng trong phân tích ............................................4 3.1 Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA) ................................4 3.2 Phương pháp hồi quy tuyến tính ......................................................5 3.3 Các tỷ số tài chính ............................................................................7 CHƯƠNG 3: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.........................................................8 1. Khái niệm và vai trò của kinh tế hộ..........................................................8 1.1 Khái niệm về hộ ................................................................................8 1.2 Khái quát về kinh tế hộ .....................................................................8 1.3 Sự khác nhau giữa kinh tế hộ và kinh tế trang trại ...........................9 1.4 Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển ngày nay................11 2. Giới thiệu chung về huyện Trần Văn Thời...............................................12 2.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................12 2.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................12 GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 5 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… 2.1.2 Khí hậu và thời tiết....................................................................13 2.1.3 Thủy văn ...................................................................................13 2.1.4 Nguồn nước..............................................................................14 2.1.5 Tài nguyên đất ..........................................................................15 2.1.6 Tài nguyên rừng .......................................................................17 2.1.7 Tài nguyên biển ........................................................................18 2.1.8 Khoáng sản...............................................................................18 2.1.9 Môi trường sinh thái..................................................................19 2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................19 2.2.1 Dân số.......................................................................................19 2.2.2 Lao động ...................................................................................20 3. Khái quát về tình hình chăn nuôi vịt ở nước ta........................................21 3.1 Đặc điểm sản xuất ............................................................................21 3.2 Đặc điểm chung về công tác giống vịt ở nước ta .............................22 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi vịt.................................................22 4.1 Giống ................................................................................................22 4.2 Thức ăn.............................................................................................22 4.3 Nước.................................................................................................23 4.4 Chăm sóc..........................................................................................23 4.5 Thuốc thú y .......................................................................................23 4.6 Các mầm bệnh ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi ........................23 5. Thực trạng của ngành chăn nuôi vịt trong những năm gần đây..............23 5.1 Thuận lợi...........................................................................................24 5.2 Khó khăn...........................................................................................25 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................26 1. Vùng nghiên cứu và mẫu điều tra............................................................26 2. Thông tin về hộ chăn nuôi vịt...................................................................26 3. Thông tin về đàn vịt .................................................................................30 4. Thông tin khác .........................................................................................34 GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 6 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… 5. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt thịt........................................................35 5.1 Chi phí...............................................................................................35 5.1.1 Chi phí con giống......................................................................35 5.1.2 Chi phí thức ăn .........................................................................36 5.1.3 Chi phí lao động........................................................................36 5.1.4 Một số chi phí khác...................................................................37 5.2 Doanh thu .........................................................................................39 5.3 Phân tích hiệu quả bằng phương pháp CBA....................................40 5.4 Các tỷ số tài chính ............................................................................41 6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ................42 7 Ưu điểm và khuyết điểm của việc chăn nuôi vịt .......................................46 7.1 Ưu điểm ............................................................................................46 7.2 Khuyết điểm ......................................................................................47 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ...................................................................................48 1. Tăng chất lượng con giống......................................................................48 2. Giảm chi phí thức ăn ...............................................................................48 3. Tăng giá bán ............................................................................................49 4. Giảm tỷ lệ chết .........................................................................................49 5. Tăng trọng lượng bình quân....................................................................50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................51 1. Kết luận....................................................................................................51 2. Kiến nghị ..................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................53 GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 7 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1: Diện tích đất các xã/thị trấn trong huyện........................................15 Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất của huyện.................................................................... 16 Bảng 3: Lao động làm việc trong các ngành/lĩnh vực .................................20 Bảng 4: Thông tin về giới tính của người nuôi ............................................26 Bảng 5: Đặc điểm của hộ chăn nuôi vịt .......................................................27 Bảng 6: Diện tích đất nông nghiệp ..............................................................27 Bảng 7: Tình hình sử dụng đất ....................................................................28 Bảng 8: Số lượng tập huấn .........................................................................28 Bảng 9: Thông tin về kĩ thuật nuôi ...............................................................29 Bảng 10: Lý do chọn nuôi vịt .......................................................................30 Bảng 11: Quy mô đàn vịt .............................................................................30 Bảng 12: Tình hình nuôi vịt..........................................................................31 Bảng 13: Giống vịt được hộ chọn nuôi ........................................................32 Bảng 14: Nguồn cung cấp con giống...........................................................32 Bảng 15: Lý do chọn giống vịt .....................................................................33 Bảng 16: Hình thức tiêu thụ.........................................................................33 Bảng 17: Thiệt hại do dịch cúm gia cầm......................................................34 Bảng 18: Giá con giống ...............................................................................35 Bảng 19: Chi phí thức ăn.............................................................................36 Bảng 20: Chi phí lao động ...........................................................................37 Bảng 21: Một số chi phí khác ......................................................................37 Bảng 22: Tập hợp các chi phí chăn nuôi vịt ................................................38 Bảng 23: Tỷ trọng các loại chi phí ...............................................................39 Bảng 24: Giá bán và doanh thu ...................................................................39 Bảng 25: Kết quả từ hoạt động chăn nuôi vịt ..............................................40 Bảng 26: Các tỷ số tài chính........................................................................41 Bảng 27: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.44 GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 8 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1. Giới thiệu tổng quan 1.1 Đặt vấn đề Hiện nay, ở huyện Trần Văn Thời có rất nhiều hộ chăn nuôi vịt, nhưng vấn đề chi phí và thu nhập chưa được hộ nghiên cứu một cách cụ thể, vì vậy cần có một nghiên cứu cụ thể nhằm giúp hộ chăn nuôi có thể biết được thu nhập của họ thu được là bao nhiêu và chi phí bỏ ra bao nhiêu là hợp lý. Từ vấn đề này nên em quyết định chọn đề tài “phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi vịt thịt tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau”. Từ vấn đề nghiên cứu này có thể giúp hộ chăn nuôi giảm được một số chi phí không cần thiết và họ có thể biết được thu nhập từ một con vịt là bao nhiêu tiền. Từ đó có thể đề ra một số giải pháp làm tăng thu nhập của hộ chăn nuôi vịt tại vùng nghiên cứu. 1.2 Sự cần thiết nghiên cứu Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường đã góp phần thúc đẩy đại đa số nông dân sản xuất ra nhiều nông phẩm hàng hóa. Trong đó sản phẩm của ngành chăn nuôi trong những năm gần đây đã gia tăng đáng kể góp phần cung cấp thực phẩm cần thiết cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Việc phát triển ngành chăn nuôi gia cầm ở hộ gia đình được xem là biện pháp hữu hiệu để sử dụng hiệu quả nguồn lực sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình. Chúng ta đã và đang có nhiều thuận lợi cơ bản để đẩy nhanh sản lượng gia cầm trên cả nước như thời tiết thuận lợi, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào phong phú. Bên cạnh đó, nước ta còn có nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho việc chăn nuôi ở vùng nông thôn. Tuy nhiên nếu đánh giá tổng quan về thực trạng sản xuất kinh doanh sản phẩm gia cầm hiện nay và phân tích triển vọng trong tương lai thì còn khá nhiều bất cập. Khó khăn, thách thức hàng đầu đặt ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm gia cầm hiện nay đó là chưa có một hệ thống tiêu thụ sản phẩm GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 9 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… hoàn chỉnh và chất lượng. Các hộ gia đình và trang trại chăn nuôi sản xuất ra được nhiều gia cầm có chất lượng nhưng do ảnh hưởng của dịch cúm nên khâu tiêu thụ vẫn còn hạn chế. Từ ngày 1 tháng 3 năm 2007 cả nước đã công bố hết dịch nhưng vẫn có một số nơi vẫn xãy ra dịch nên khi nuôi hộ chăn nuôi cần phải quan tâm chọn những giống gia cầm có chất lượng và phải đăng kí kiểm dịch trước khi nuôi. Một hạn chế lớn nhất là người nông dân chưa có một cơ sở khoa học thực tiễn về phương pháp nuôi vịt cũng như phương pháp tính hiệu quả sản xuất từ việc chăn nuôi này. Họ chỉ biết nuôi vịt mang lại thu nhập cao nhưng họ không biết là bao nhiêu và nó có lợi không khi tính công lao động nhà bỏ ra. Vì vậy việc đầu tư nghiên cứu hiệu quả của việc chăn nuôi gia cầm là điều hết sức cần thiết nhằm giúp cho hộ gia đình và các trang trại tham gia đẩy mạnh sản xuất góp phần tăng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng về việc chăn nuôi vịt lấy thịt của hộ, phân tích hiệu quả sản xuất của hộ thông qua việc phân tích chi tiết các chi phí ảnh hưởng đến việc chăn nuôi, tìm ra khoản lợi nhuận. Từ đó đưa ra một số giải pháp có liên quan đến việc chăn nuôi của nông hộ, cần có những chính sách, sự quan tâm của chính quyền địa phương đến việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất từ việc chăn nuôi này hơn nữa. 2.2 Mục tiêu cụ thể + Phân tích thực trạng nuôi vịt. + Phân tích hiệu quả sản xuất nuôi vịt. + Phân tích những ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông hộ ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. + Đề xuất các giải pháp như tăng chất lượng con giống và giảm chi phí khi nuôi vịt nhằm làm tăng thu nhập của hộ chăn nuôi. GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 10 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… 3. Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu Giả sử nuôi vịt mang lại thu nhập cao và chúng ta kiểm tra lại bằng cách phân tích từng yếu tố chi phí ảnh hưởng đến việc nuôi vịt và khoản thu nhập mang lại từ việc chăn nuôi này. Từ đó đưa ra so sánh với thực tế để được kết quả phân tích. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Nội dung Nghiên cứu này chỉ giới hạn bởi phần hiệu quả sản xuất của việc nuôi vịt lấy thịt, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc nuôi vịt nhưng không được xét đến trong đề tài này. 4.2 Thời gian Thời gian bắt đầu của việc nghiên cứu là tháng 3 năm 2007. Các số liệu dùng để phân tích được phỏng vấn trực tiếp từ các hộ chăn nuôi vịt trong thời gian từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 5 năm 2007. 4.3 Địa điểm Đề tài được nghiên cứu tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. 5. Kết quả mong đợi Từ kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các hộ nông dân và chính quyền địa phương. Từ đó chính quyền địa phương có thể đưa ra các cơ chế chính sách phù hợp để thúc đẩy người dân đẩy mạnh sản xuất. 6. Đối tượng thụ hưởng Đề tài này nhằm phục vụ cho các đối tượng như: người nông dân, người tiêu dùng và kể cả phục vụ cho các cơ quan ban ngành có liên quan dùng làm tài liệu tham khảo để đưa ra các chính sách phù hợp với người dân. Người nông dân thì được học hỏi cách nuôi vịt mới giảm chi phí, mang lại hiệu quả cao. Còn người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm vịt có chất lượng. GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 11 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu phân tích trong đề tài là những số liệu được phỏng vấn trực tiếp từ những hộ chăn nuôi vịt thịt tại địa bàn nghiên cứu đó là huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Số liệu được thu thập dựa trên phương pháp phi xác xuất mà cụ thể la mới quan hệ mạng lưới. 2. Phương pháp luận và cơ sở lý luận: - Phương pháp 1: sử dụng thống kê mô tả. - Phương pháp 2: phân tích lợi ích - chi phí (CBA). - Phương pháp 3: sử dụng hàm hồi quy hoặc phân tích nhân tố. - Bên cạnh đó các số liệu trong đề tài còn được thu thập từ các báo cáo của các cơ quan có liên quan như: báo cáo của các sở nông nghiệp, cục thống kê…, các tạp chí khoa học, thông tin từ mạng internet… 3. Các phương pháp sử dụng trong phân tích 3.1 Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA) Phân tích lợi ích - chi phí là một kĩ thuật phân tích để đi đến quyết định xem có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án đã được đề xuất hay không. Phân tích lợi ích - chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau. Hay phân tích lợi ích - chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực sự mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này, đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 12 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình. Nói rộng hơn, phân tích lợi ích - chi phí là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí giá trị kinh tế. Vì thế phân tích lợi ích - chi phí là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích. Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai. Trong quá trình phân tích hiệu quả sản xuất của hoạt động nuôi vịt chủ yếu chỉ dựa vào doanh thu thu được từ nuôi vịt và chi phí trong toàn bộ quá trình nuôi để tính ra lợi ích chung của hoạt động nuôi vịt đối với hộ, không phân tích nhiều đến lợi ích và chi phí xã hội. Lợi ích = Doanh thu – Chi phí > 0 @ Có hiệu quả 3.2 Phương pháp hồi quy tuyến tính Phương pháp hồi quy tuyến tính là phương pháp dùng để dự đoán, ước lượng giá trị của một biến (được gọi là biến dự báo hay biến phụ thuộc) theo giá trị của một hay nhiều biến khác (được gọi là biến dùng để dự báo, biến độc lập, biến mô tả). Mô hình tổng quát hàm hồi quy tuyến tính có dạng: Yi = α0 + α1X1i + α2X2i + α3X3i + α4X4i + α5X5i + … + αkXki + ui = f(X1i, X2i,…,Xki) + ui Ký hiệu Xki biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thứ i. Các hệ số α là các tham số chưa biết và thành phần ui là các biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai giống nhau σ2 và độc lập với nhau. GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 13 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… Áp dụng cụ thể đối với các nông hộ nuôi vịt thịt tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chúng tôi sử dụng hàm hồi quy tuyến tính bao gồm 11 biến độc lập dạng dưới đây: Y= f(X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10, X11 ) Trong đó: - Biến phụ thuộc (Y) là TNR: thu nhập ròng (đồng/con/tháng) - Biến độc lập là: + X1 (CPCT): Chi phí chuồng trại (đồng/con/tháng) + X2 (CPCG): Chi phí con giống (đồng/con/tháng) + X3 (CPVC): Chi phí vận chuyển (đồng/con/tháng) + X4 (CPTA): Chi phí thức ăn (đồng/con/tháng) + X5 (CPTTY): Chi phí thuốc thú y (đồng/con/tháng) + X6 (CPK): Chi phí khác (đồng/con/tháng) + X7 (GB): Giá bán (đồng/kg) + X8 (SL): Số lượng nuôi (con) + X9 (TLC): Tỷ lệ chết (%) + X10 (TLBQ): Trọng lượng bình quân (kg/con) + X11 (KN): Kinh nghiệm (năm) Phương trình hồi quy tổng quát có dạng: TNR = α0 + α1CPCT + α2CPCG + α3CPVC + α4CPTA + α5CPTTY + α6CPK + α7GB + α8SL + α9TLC + α10TLTB + α11KN Các biến số X1…X10 được thiết lập trên cơ sở tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và doanh thu của hoạt động nuôi vịt, bởi vì thu nhập là hiệu số giữa doanh thu và chi phí chưa tính công lao động nhà. Còn biến số X11 là kinh nghiệm thể hiện trình độ kỹ thuật của người nuôi nên cũng có tác động đến doanh thu và chi phí do đó cũng có ảnh hưởng đến thu nhập. Kết quả in ra từ phần mềm SPSS có các thông số sau: 9 Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và tất cả các biến độc lập X. R càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ. GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 14 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… 9 Hệ số xác định R2 (R – Square): Tỷ lệ % biến động của Y được giải thích bởi mô hình tuyến tính với các biến X. 9 Significant F: Là tiêu chuẩn để trắc nghiệm mô hình. Sig.F càng nhỏ thì mô hình càng có ý nghĩa trong việc giải thích biến động của Y. 3.3 Các tỷ số tài chính Để đánh giá hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi, trong đề tài có sử dụng các tỷ số tài chính: - Tỷ số giữa thu nhập ròng trên công lao động nhà (TNR/CLDN): nhằm biết thu nhập có bù đắp được chi phí công lao động nhà hay không. - Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chi phí chưa có công lao động nhà (TNR/∑CPCCCLDN): một đồng chi phí bỏ ra sẽ cho bao nhiêu đồng thu nhập. - Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên công lao động nhà (LNR/CLDN): lợi nhuận đạt được có đủ bù đắp chi phí công lao động nhà hay không. - Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đã có công lao động nhà (LNR/∑CP): một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây chính là tỷ suất lợi nhuận của việc nuôi vịt. - Tỷ số giữa thu nhập ròng trên tổng doanh thu (TNR/∑DT): trong một đồng doanh thu tạo ra có bao nhiêu đồng thu nhập ròng. Trong đó : + TNR: Thu nhập ròng + CLDN: Công lao động nhà + CPCCCLDN: Chi phí chưa có công lao động nhà + LNR: Lợi nhuận ròng + CP: Chi phí + DT: Doanh thu GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 15 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI VỊT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1. Khái niệm và vai trò của kinh tế hộ 1.1 Khái niệm về hộ Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ. Hay nói khác hơn, hộ sản xuất là hình thức liên kết giữa các thành viên của nó thông qua hình thức sống chung, sở hữu chung, hoạt động kinh tế chung và hưởng thụ chung các tài sản và thành quả sản xuất của hộ gia đình. Hộ có những đặc trưng riêng biệt, không giống như là các đơn vị kinh tế khác, do đó có thể thấy rằng: nông hộ là một đơn vị kinh doanh xã hội khá đặc biệt. Trong cấu trúc nội tại của hộ, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích thực của hộ. Do đó, hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng, tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế. Do đó, hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được. 1.2 Khái quát về kinh tế hộ Việt Nam hiện nay có dân số trên 80 triệu dân, trên 70% dân số sinh sống ở nông thôn (www.ipsard.gov.vn) và đại bộ phận còn sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc. Trong điều kiện đó, hộ được khái niệm như sau: “Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân công, tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng”. Với tư cách là đơn vị kinh tế, hộ được phân tích từ nhiều góc độ: - Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân lực, vốn. - Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành nghề, vùng, lãnh thổ... - Trình độ phát triển của kinh tế hộ. GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 16 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… - Hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ. - Trong nông thôn Việt Nam hiện nay, hộ bao gồm hộ gia đình và hộ nông dân. Trong đó: + Hầu hết hộ gia đình ở nông thôn là những người gắn bó ruột thịt, có cùng huyết thống, chủ hộ thường là người ông, bà, cha, mẹ... và các thành viên trong gia đình là con cháu. + Còn hộ nông dân (bao gồm các hộ sản sản xuất nông - lâm - nghiệp) trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam được hiểu là một gia đình (từ một đến nhiều người) có tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm có chủ hộ và những người cùng sống trong hộ gia đình ấy. Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt về tài sản, những người sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên đều phải có nghĩa vụ đóng góp công sức vào quá trình xây dựng, phát triển của hộ và có trách nhiệm đối với kết quả sản xuất được. Nếu sản xuất đạt kết quả cao, sản phẩm thu được người chủ hộ phân phối trước hết nhằm bù đắp cho chi phí đã bỏ ra, làm nghĩa vụ với nhà nước theo qui định của pháp luật, phần thu nhập còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt thường xuyên của gia đình và tái sản xuất lại. Nếu kết quả sản xuất không khả quan người chủ hộ chịu trách nhiệm cao nhất và đồng trách nhiệm là các thành viên trong gia đình. 1.3 Sự khác nhau giữa kinh tế hộ và kinh tế trang trại Trên đây là những khái niệm về kinh tế hộ, kinh tế hộ là hình thức sản xuất chủ yếu trong nền nông nghiệp nước ta. Tại địa bàn nghiên cứu, những hộ chăn nuôi vịt rất muốn thành lập trang trại chăn nuôi và để giúp cho họ đạt được mong muốn này sau đây là một số thông tin về kinh tế trang trại: Nghị quyết số: 03/NQ-CP, ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại. Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn, Tổng cục thống kê đã ra thông tư liên bộ số 69/2000 TTLL – BNN -TCTK quy định hướng dẫn tiêu chí về kinh tế trang trại, trong đó nêu rõ: GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 17 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… Một số hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản được xác định là trang trại phải đạt cả hai tiêu chí định lượng như sau: - Một là, giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân một năm đạt từ 40 triệu đồng trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung; từ 50 triệu đồng trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. - Hai là, quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với ngành sản xuất và từng vùng kinh tế. Đối với trồng trọt: trang trại trồng cây hàng năm từ 02 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung, từ 03 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên; trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên. Đối với trang trại chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), chăn nuôi sinh sản, lấy sữa: thường xuyên có từ 10 con trở lên; để lấy thịt thường xuyên từ 50 con trở lên. Chăn nuôi gia súc (lợn, dê): chăn nuôi lợn sinh sản có thường xuyên từ 20 con trở lên; đối với dê và cừu từ 100 con trở lên; chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê từ 200 con trở lên. Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngang, ngỗng) có thường xuyên từ 2.000 con trở lên không tính số đầu con dưới 07 ngày tuổi. Trang trại nuôi trồng thủy sản: diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 02 ha trở lên, (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 01 ha trở lên). Đối với trang trại sản xuất các loại sản phẩm nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thủy sản đặc sản thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hóa. Các đặc trưng chủ yếu của trang trại : - Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hoá với quy mô lớn. - Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thủy sản hàng hoá. GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 18 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… - Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ. 1.4 Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển ngày nay Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp và nông thôn. Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt chẽ trước tiên bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, dựa trên cơ sở huyết thống, ngoài ra còn do truyền thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm lí đạo đức gia đình, dòng họ. Về kinh tế, các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lí và quan hệ phân phối, mà cốt lõi của nó là quan hệ lợi ích kinh tế. Các thành viên trong nông hộ có cùng mục đích và cùng lợi ích chung là làm cho hộ mình ngày càng phát triển, ngày càng giàu có. Trong mỗi nông hộ thường bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức việc hiệp tác và phân công lao động trong gia đình, vừa là người lao động trực tiếp. Các thành viên trong hộ cùng lao động, gần gũi nhau về khả năng, trình độ, tình hình và hoàn cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công và hiệp tác lao động một cách hợp lí. Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có vai trò hết sức quan trọng. Ở Mỹ - nước có nền nông nghiệp phát triển cao - phần lớn nông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủ nông trại và các thành viên trong gia đình. Động lực lớn nhất thúc đẩy sản xuất ở nông trại gia đình là lợi ích kinh tế của các thành viên trong gia đình. Ở Việt Nam, kinh tế nông hộ mặc dù còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, nhưng có vai trò hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp. Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho xã hội rất nhiều sản phẩm quan trọng góp phần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 19 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân, trong đó đề tài “Thị trường nông sản và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long: trường hợp sản phẩm heo ở tỉnh Cần Thơ” (tháng 9/2002) do tiến sĩ Mai Văn Nam - trưởng Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm là một điển hình. 2. Giới thiệu chung về huyện Trần Văn Thời Dựa vào một số tài liệu do phòng nông nghiệp huyện Trần Văn Thời, sở địa chính huyện Trần Văn Thời và một số cơ quan khác cung cấp nên huyện có một số thông tin như sau: 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý Huyện Trần Văn Thời nằm về phía tây của tỉnh Cà Mau, diện tích tự nhiên 70,024 km2, bằng 13,44% diện tích tự nhiên của tỉnh. - Phía Đông tiếp giáp với thành phố Cà Mau - Phía Tây tiếp giáp với vịnh Thái Lan - Phía Nam tiếp giáp với huyện Cái Nước - Phái Bắc tiếp giáp với huyện U Minh. Toàn huyện được chia thành 9 xã và 2 thị trấn là: xã Khánh Bình Đông, Khánh Bình, Khánh Hưng, Khánh Hải, Lợi An, Phong Lạc, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi, thị trấn Trần Văn Thời và thị trấn Sông Đốc. Trong đó, xã Khánh Bình Tây Bắc được chia tách ra từ xã Khánh Bình Tây năm 1999.. Trên địa bàn huyện có 4 nông trường và 1 lâm ngư trường là: nông trường Sông Đốc, nông trường Khánh Hà, nông trường U Minh, nông trường 402 và lâm ngư trường Trần Văn Thời. Với chiều dài bờ biển dài 36km, có cửa biển Sông Đốc, có các cụm đảo gần bờ và huyện là địa bàn được lựa chọn làm nơi tiếp bờ của tuyến đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau… nên huyện Trần Văn Thời là một trong những huyện trọng điểm GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 20 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… về kinh tế biển kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng sẽ tạo thế lực tốt hơn để phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của phía Tây Nam của Tổ quốc. Địa bàn huyện Trần Văn Thời nằm ở cả 2 vùng quy hoạch chuyển đổi sản xuất của tỉnh Cà Mau nên huyện có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản một cách đa dạng và có khả năng tăng trưởng nhanh trong những năm sắp tới. 2.1.2 Khí hậu và thời tiết Mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm thuận lợi cho cây trồng vật nuôi phát triển. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng chiếm trên 88% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 với lượng mưa chiếm 12% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2,39mm phân bổ không đều trong các tháng, tháng 8 đến tháng 10 có lượng mưa cao nhất sau đó giảm dần đến tháng 11. Mùa mưa nguồn nước cung cấp dồi dào cho sản xuất nông nghiệp, mùa khô nguồn nước ngọt còn hạn chế, chủ yếu là ngăn mặn và giữ ngọt tại chổ. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 26,50C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 38,30C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 16,80C. Chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa không lớn, những chênh lệch giữa nhiệt độ ngày và đêm khá lớn 8 – 100C. Số giờ nắng trung bình trong năm là 2.200 – 2.600 giờ. Lượng bốc hơi nước bình quân 4mm/ngày trong mùa khô và 2,2mm/ngày trong mùa mưa. Ẩm độ không khí tương đối cao và ít biến động, ẩm độ trung bình là 85,6%. Chế độ gió thịnh hành theo mùa, mùa khô thịnh hành gió Đông Bắc, mùa mưa thịnh hành gió Tây Nam, trong mùa mưa thường xuyên xảy ra giông, lốc xoáy gió mạnh cấp 6, cấp 7, mưa bão xảy ra ít. 2.1.3 Thủy văn Mặc dù tiếp giáp với vịnh Thái Lan nhưng huyện Trần Văn Thời chịu ảnh hưởng của cả thủy triều vịnh Thái Lan và thủy triều biển Đông. Thủy triều vịnh Thái Lan là chế độ nhật triều không đều, đỉnh triều cao 1,4 – 1,6m, chân triều 0,7 – 0,8m, biên độ triều trung bình 0,6 – 0,7m. Do có nhiều cửa sông, kênh lớn ăn thông ra biển GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 21 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… như Sông Đốc, Mỹ Bình, Ba Tỉnh, Đá Bạc,… nên tác động của thủy triều vịnh Thái Lan là khá mạnh. Đồng thời, huyện Trần Văn Thời còn chịu tác động của triều biển Đông nên tạo ra một số vùng giáp nước. 2.1.4 Nguồn nước - Nước mặt: phụ thuộc chủ yếu vào mùa mưa và triều biển, biên độ dao động mực nước trên kinh rạch không lớn khoảng 0,39 – 0,59m nên khó giải quyết vấn đề tự tiêu chảy và một số diện tích trũng thường bị ngập úng khi có mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày. Trong mùa mưa thường khoảng tháng 9 – 10 nước trên các sông rạch đều ngọt hoàn toàn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, trong mùa khô với hệ thống sông, kinh rạch chằng chịt và theo triều nước mặn dể xâm nhập sâu vào nội địa nếu không thực hiện tốt công tác thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt đối với việc canh tác nông nghiệp thì đây là yếu tố hạn chế, xét về mặt nuôi trồng thủy sản thì đây lại là yếu tố thuận lợi. - Nước ngầm: theo kết quả điều tra của Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam nước ngầm ở huyện Trần Văn Thời được phân chia thành 7 tầng chứa nước: tầng 1 có độ sâu đáy tầng trung bình từ 32 – 45m; tầng 2 có độ sâu đáy tầng từ 89 – 136m; tầng 3 có độ sâu đáy tầng từ 146 – 233m; tầng 4 có độ sâu đáy tầng từ 198 – 306m; tầng 5 có độ sâu đáy tầng từ 300 – 348m; tầng 6 có độ sâu đáy tầng từ 372m; tầng 7 có độ sâu đáy tầng từ 372 – 415m. Bề dày lớp cát chứa nước của các tầng như sau: tầng 1 khoảng 8m, tầng 2 khoảng 26m, tầng 3 khoảng 34m, tầng 4 khoảng 35m. Trên địa bàn huyện Trần Văn Thời hiện đang khai thác nước ngầm ở các tầng 2, 3 và tầng 4. Trong đó, ở thị trấn Trần Văn Thời khai thác nước ở 3 tầng 2, 3, 4 ở độ sâu từ 85m đến 203m. Các xã khác và thị trấn Sông Đốc đang khai thác ở các tầng 2 và 3 có độ sâu từ 70m đến 154m. Về chất lượng nhìn chung hiện trạng nước ngầm từ tầng 2 đến tầng 6 đều tốt, không bị nhiễm mặn, thuộc nhóm nước mềm. GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 22 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… 2.1.5 Tài nguyên đất Địa hình toàn huyện tương đối bằng phẳng, chênh lệch độ cao ít, Cao độ trung bình mặt ruộng từ +0,5m đến +1m, một số liếp vườn có độ cao 1,2 – 1,5m. Một số vùng trong huyện có địa hình thấp trũng như vùng Trấp thuộc các xã Trần Hợi, Khánh Bình Đông,… Địa tầng địa chất trong vùng tương đối đồng nhất, cấp tải trọng yếu. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 70.024 ha được phân bổ cho từng xã như sau: Bảng 1: DIỆN TÍCH ĐẤT CÁC XÃ/THỊ TRẤN TRONG HUYỆN STT Xã/thị trấn Diện tích (ha) 1 Khánh Bình Đông 6.401,70 2 Khánh Bình 3.474,20 3 Khánh Hưng 6.337,25 4 Khánh Hải 6.258,01 5 Lợi An 4.377,77 6 Phong Lạc 7 Khánh Bình Tây 8 Khánh Bình Tây Bắc 10.601,68 9 Trần Hợi 11.857,26 10 Thị trấn Trần Văn Thời 2.093,98 11 Thị trấn Sông Đốc 2.823,78 10.143,68 5.654,59 Nguồn: sở địa chính huyện Trần Văn Thời Huyện Trần Văn Thời có 2 nhóm đất chính: nhóm đất mặn chiếm 34,5% và nhóm đất phèn chiếm 65,5%. Mặc dù đa số đất đai của huyện bị nhiễm phèn mặn nhưng với những chế độ canh tác và cơ cấu sản xuất hợp lý vẫn cho phép phát triển kinh tế nông lâm ngư nghiệp toàn diện. Theo điều tra đánh giá kinh tế đất của Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam thì huyện Trần Văn Thời có thể GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 23 SVTH: Trần Bá Đạt LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi… lựa chọn các mô hình sản xuất nông nghiệp như: trồng 2 vụ lúa, 1 vụ lúa kết hợp 1 vụ màu, 1 vụ lúa kết hợp cá đồng, 1 vụ vụ lúa kết hợp 1 vụ tôm, cây công nghiệp (dừa, mía, khóm), trồng tràm kết hợp nuôi cá đồng, nuôi tôm sinh thái,… Tài nguyên đất của huyện vừa qua được sử dụng tương đối phù hợp giữa tài nguyên đất và nước, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, nhất là sau khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Một số diện tích chuyên trồng lúa ở các xã phía Nam sông Ông Đốc đã chuyển sang nuôi tôm kết hợp trồng lúa theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp của tỉnh. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp ở những vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ở khu vực thị trấn, các trục lộ giao thông tăng khá nhanh thúc đẩy kinh tế huyện chuyển động. Tuy nhiên do giá chuyển nhượng tăng nên đã phát sinh tranh chấp đất đai, giá bồi hoàn giải phóng mặt bằng cao gây khó khăn cho các công trình đầu tư xây dựng cơ bản. Bảng 2: CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN Đơn vị tính: ha STT Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Tổng diện tích đất tự nhiên 70.024 70.024 70.024 Đất nông nghiệp 51.592 53.845 54.224,9 1.1 Đất trồng cây hàng năm 38.294 40.500 37.072,96 1.2 Đất trồng cây lâu năm 7.222 9.475 7.759 1.3 Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 6.076 3.870 9.392,94 2 Đất lâm nghiệp có rừng 6.042 8.124 8.123,94 3 Đất chuyên dùng 2.496 3.171 3.270 4 Đất thổ cư 855 900,3 921,95 5 Đất chưa sử dụng và sông suối 9.039 3.983,7 3.483,21 1 Loại đất Nguồn: sở địa chính huyện Trần Văn Thời GVHD: TS. Đỗ Văn Xê Trang 24 SVTH: Trần Bá Đạt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan