Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và ...

Tài liệu Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh huế giai đoạn 2013 2015

.PDF
103
136
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2013-2015 Sinh viên thực hiện: Giáo viên hƣớng dẫn Lê Hữu Phƣơng Th.S Bùi Thành Công Lớp: K46 Ngân hàng Niên khóa: 2012 - 2016 Huế, tháng 5/2016 LỜI CẢM ƠN i TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đề tài là kết quả của quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế về hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Huế. Mục tiêu của đề tài này là nhận định ƣu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đem lại kết quả kinh doanh tốt hơn trong hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó, đề tài tiến hành tập trung nghiên cứu về các chỉ tiêu nhƣ dƣ nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu… trong hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Huế, phân tích, kết hợp với cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Cuối cùng, đề tài đã đi đến đƣợc những kết luận chung nhƣ sau:  Chất lƣợng thông tin khách hàng cung cấp còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích và đánh giá thực trạng của khách hàng.  Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tín dụng có trình độ chuyên môn chƣa cao.  Các cán bộ tín dụng vẫn xem nhẹ thẩm định rủi ro trong hoạt động cho vay.  Việc quản lý các danh mục TSĐB chƣa đƣợc làm thƣờng xuyên và không có tính hệ thống.  Hoạt động cho vay mua ô tô tại Chi nhánh chịu sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất và các quy chế cho vay với nhiều ngân hàng lớn, nhỏ trong địa bàn. Trên cơ sở đó, đề tài đã đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế nhƣ:  Nâng cao chất lƣợng CBTD.  Hoàn thiện hệ thống XHTDNB.  Tổ chức bộ phận chuyên trách định giá TSĐB.  Hoàn thiện quy trình cho vay. ii  Tăng cƣờng kiểm tra việc sử dụng vốn vay và phƣơng án SXKD của khách hàng.  Xây dựng chiến lƣợc cho hoạt động cho vay mua ô tô trong thời gian tới.  Xây dựng chính sách lãi suất hấp dẫn, linh hoạt.  Thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng, các đại lý bán xe ô tô và các đại lý bảo hiểm. iii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Viết tắt Giải thích 1. BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 2. CBTD Cán bộ tín dụng 3. CIC Credit Information Centre: Trung tâm thông tin tín dụng 4. ĐCTC Định chế tài chính 5. KHCN Khách hàng doanh nghiệp 6. NH Ngân hàng 7. NHNN Ngân hàng nhà nƣớc 8. NHTM Ngân hàng thƣơng mại 9. RRTD Rủi ro tín dụng 10. SXKD Sản xuất kinh doanh 11. TCTD Tổ chức tín dụng 12. TMCP Thƣơng mại cổ phần 13. TSĐB Tài sản đảm bảo 14. XDCB Xây dựng cơ bản 15. XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ STT iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................................................... ii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT........................................................................ iv MỤC LỤC ...................................................................................................................v DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIẾU ...................................................................................... ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ..........................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2 4. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu: ......................................................3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................3 6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................3 7. Bố cục của đề tài ..................................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .............................................................................................................5 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại ...........................................................5 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thƣơng mại ..........................................................5 1.1.2. Phân loại Ngân hàng thƣơng mại ............................................................6 1.1.2.1. Dựa vào hình thức sở hữu ..............................................................6 1.1.2.2. Dựa vào chiến lƣợc kinh doanh .....................................................7 1.1.2.3. Dựa vào tính chất hoạt động ..........................................................7 1.1.3. Các chức năng của Ngân hàng thƣơng mại ............................................8 1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng .......................................................8 1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán ...................................................9 1.1.3.3. Chức năng tạo tiền .........................................................................9 v 1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thƣơng mại ............10 1.1.4.1. Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ - NGUỒN VỐN) của Ngân hàng thƣơng mại .......................................................................................10 1.1.4.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn (tài sản Có – TÀI SẢN) của ngân hàng thƣơng mại ................................................................................................13 1.1.4.3. Nghiệp vụ Trung gian ..................................................................15 1.2. Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại ....................................15 1.2.1. Khái niệm tín dụng................................................................................15 1.2.2. Chức năng, vai trò của tín dụng ngân hàng ..........................................16 1.2.3. Các hình thức của tín dụng ngân hàng ..................................................18 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ..............................................19 CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) - CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2013-2015 .....................................................................................................20 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế ...........................................................................................20 2.1.1. Tổng quan về BIDV ..............................................................................20 2.1.2. Giới thiệu về BIDV Chi nhánh Huế .....................................................20 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế .........................21 2.1.3.1. Về bộ máy quản lý: ......................................................................22 2.1.3.2. Cơ cấu các phòng ban ..................................................................23 2.1.4. Tình hình lao động và kết quả kinh doanh của BIDV ..........................24 2.1.4.1. Tình hình sử dụng lao động .........................................................24 2.1.4.2. Kết quả kinh doanh ......................................................................26 2.1.4.3. Tình hình huy động vốn ...............................................................27 2.1.4.4. Tình hình cho vay.........................................................................31 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015 ......33 2.2.1. Giới thiệu về hoạt động cho vay mua ô tô ............................................33 vi 2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mua xe ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2013-2015 ..............................................................................39 2.2.2.1. Dƣ nợ vay mua xe ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế ........................39 2.2.2.2. Doanh số cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế .................41 2.2.2.3. Tình hình thu nợ cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế .....42 2.2.2.4. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế .................................................................................................43 2.3. Đánh giá về thực trạng cho vay mua xe ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế ......46 2.3.1. Một số thành công .................................................................................46 2.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ..........................................47 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)- CHI NHÁNH HUẾ ....................................................................................48 3.1. Định hƣớng phát triển của BIDV Chi nhánh Huế .......................................48 3.1.1. Định hƣớng chung.................................................................................48 3.1.2. Định hƣớng và mục tiêu phát triển hoạt động cho vay mua ô tô của BIDV Chi nhánh Huế......................................................................................48 3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay mua ô tô đối tại BIDV Chi nhánh Huế ...........................................................................................................49 3.3. Một số kiến nghị ..........................................................................................53 PHẦN III: KẾT LUẬN .............................................................................................54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................55 PHỤ LỤC vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế ................. 22 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh (2013-2015) ......................................... 26 Biểu đồ 2.2: Tăng trƣởng nguồn vốn huy động (2013-2015) ................................... 28 Biểu đồ 2.3: Huy động vốn theo kỳ hạn (2013-2015) .............................................. 28 Biểu đồ 2.5: Tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng (2013-2015) ............................................ 31 Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay (2013-2015) ............................................................ 32 Biểu đồ 2.7: Dƣ nợ cho vay mua ô tô và tổng dƣ nợ cho vay của Chi nhánh (2013-2015) ......................................................................................... 40 Biểu đồ 2.8: Doanh số cho vay mua ô tô và tổng doanh số cho vay của Chi nhánh (2013-2015) ......................................................................................... 41 Biểu đồ 2.9: Nợ quá hạn và xấu cho vay mua ô tô so với tổng nợ quá hạn và tổng nợ xấu (2013-2015) ..................................................................................................... 44 viii DANH MỤC BẢNG BIẾU Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015) .... 25 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015).............................................................................................. 26 Bảng 2.3: Tình hình Huy động vốn của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015).............................................................................................. 27 Bảng 2.4: Tình hình dƣ nợ của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015) .... 31 Bảng 2.5: Doanh số bán ô tô (2013-2015) ................................................................ 33 Bảng 2.6: Dƣ nợ cho vay mua ô tô so với tổng dƣ nợ cho vay của Chi nhánh (2013-2015).............................................................................................. 39 Bảng 2.7: Doanh số cho vay ô tô so với tổng doanh số cho vay của chi nhánh (2013-2015).............................................................................................. 41 Bảng 2.8: Doanh số thu nợ cho vay mua ô tô(2013-2015) ....................................... 42 Bảng 2.9: Nợ quá hạn và xấu cho vay mua ô tô so với tổng nợ quá hạn và tổng nợ xấu (2013-2015) .......................................................................................................... 43 Bảng 2.10: Nợ quá hạn và xấu cho vay mua ô tô so với dƣ nợ cho vay mua ô tô (2013-2015).............................................................................................. 45 Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ nợ xấu so với dƣ nợ cho vay mua ô tô (2013-2015).............................................................................................. 45 ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Với nhịp tăng trƣởng hiện tại của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng dần có những bƣớc chuyển mình đáng kể trong mọi mặt của đời sống xã hội. Mở cửa hội nhập kinh tế cũng chính là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực ngân hàng cụ thể là tín dụng. Bên cạnh đó, quy mô dân số nƣớc ta hiện nay trên 90 triệu dân, thu nhập của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện, đời sống tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, thêm vào đó là chính sách mở cửa của nền kinh tế nƣớc nhà đã thu hút không ít những nhà kinh doanh trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào lĩnh vực phƣơng tiện giao thông làm cho thị trƣờng này trở nên sôi động hơn bao giờ hết, nhất là thị trƣờng ô tô. Nhiều dòng sản phẩm mới ra đời, với sự đa dạng về mẫu mã và linh hoạt về mức giá đã trở thành tâm điểm lựa chọn của nhiều ngƣời. Điều này dẫn đến việc vay vốn để mua ô tô ở các NHTM ngày càng tăng. Vậy nên, các NHTM ra sức phát triển các gói cho vay mua xe ô tô để đáp ứng kịp thời nhu cầu từ các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Huế là một trong những ngân hàng hoạt động và tồn tại từ lâu trên địa bàn tỉnh, đây cũng là một địa điểm quen thuộc đối với ngƣời dân Huế - những ngƣời có nhu cầu về mặt tài chính và những vấn đề liên quan. Nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và nâng cao vị thế của mình so với đối thủ cạch tranh, BIDV cũng tiến hành đƣa ra nhiều gói tín dụng phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng, trong đó có gói cho vay với mục đích mua ô tô. Sau một thời gian thực tập, tìm tòi, học hỏi tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Huế, nhận thấy thị trƣờng mua bán ô tô cũng nhƣ cho vay mua ô tô ở địa bàn tỉnh có tiềm năng khá lớn và đồng thời nhằm muốn giới thiệu cụ thể hơn về hoạt động cho vay mua ô tô cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp phù hợp để tăng hiệu quả, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay 1 mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015”. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay mua xe ô tô tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Sơn Nhất” của tác giả Nguyễn Du Thành Phát năm 2011 - Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM; tác giả đã nghiên cứu khá chi tiết về hoạt động cho vay mua xe ô tô tại ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Tân Sơn Nhất với các tiêu chí dƣ nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tỷ lệ nợ xấu của cho vay mua ô tô giai đoạn 2008-2010. Nhìn chung, tác giả đã hoàn thành đề tài khá đầy đủ. Đề tài: “Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của VPBank Trần Duy Hưng” của tác giả Nguyễn Thị Hiền A năm 2008; tác giả đã nghiên cứu về hoạt động cho vay mua xe ô tô trả góp tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Trần Duy Hƣng qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, dƣ nợ, nợ quá hạn của cho vay mua ô tô, cho vay trả góp mua ô tô và cho vay mua ô tô ô tô theo món. Đề tài chủ yếu tập trung so sánh giữa cho vay mua ô tô trả góp và cho vay mua ô tô theo món mà chƣa có sự so sánh với tổng dƣ nợ, tổng doanh số cho vay và tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Đề tài: “Mở rộng cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng đầu tư và Phát triểu Chi nhánh Đông Đô” năm 2008; tác giả đã nghiên cứu về hoạt động cho vay mua ô tô của khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Đông Đô chủ yếu qua các chỉ tiêu dƣ nợ cho vay, doanh số cho vay của cho vay mua ô tô dành cho khách hàng cá nhân. Các chỉ tiêu đánh giá của tác giả còn ít, cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu nhƣ nợ quá hạn, nợ xấu, doanh số thu nợ… 3. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung: Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Viêt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, tìm ra những ƣu điểm, hạn chế trong hoạt động cho vay mua ô tô tại Chi nhánh. 2  Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay mua ô tô. - Phân tích tình hình hoạt động cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2015. - Đề xuất các giải pháp nằng phát triển hoạt động cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay mua ô tô. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Huế. 4.3. Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2013-2015 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu: số liệu thu thập từ báo cáo thƣờng niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, sách, báo, tạp chí kinh tế và các tài liệu đã đƣợc thông báo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, internet. - Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích số liệu, kết hợp với các quy trình, nghiệp vụ và tham khảo các ý kiến của một số bộ phân chức năng liên quan đến hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Lấy ý kiến các chuyên gia. 6. Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về hoạt động cho vay mua ô tô của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Chi nhánh Huế. Qua đó, giúp ngân hàng có cái nhìn trực diện và bao quát về thực trạng chất lƣợng hoạt động cho vay mua ô tô, thấy đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có những phƣơng hƣớng và giải pháp thích hợp để phát triển hoạt động cho vay này. 3 7. Bố cục của đề tài Ngoài Phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại và tín dụng ngân hàng. Chƣơng 2: Hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Huế gia đoạn 2013-2015. Chƣơng 3: Một số giải phát phát triển hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Huế. 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại[1] Ngân hàng thƣơng mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động đƣợc để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phƣơng tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tƣợng nói trên. Ngân hàng thƣơng mại là loại ngân hàng có số lƣợng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội.  Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam định nghĩa: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng bao gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng hợp tác xã.” (Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng). Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, bao gồm: Huy động vốn dƣới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh toán, cho thuê tài chính, thấu chi, cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng và cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng khác. Luật Ngân hàng thƣơng mại của các nƣớc khác trên thế giới đều khẳng định: NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trƣờng, với nhiệm vụ nhận tiền gửi của công chúc dƣới hình thức ký thác, và sử dụng nguồn [1] PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Quản trị Ngân hàng Thƣơng mại hiện đại, NXB Đại học quốc gia TP.HCM. 5 lực đó cho các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính và các hoạt động dịch vụ khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Nhƣ vậy, có thể nói rằng NHTM là Định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trƣờng. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ đƣợc huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2. Phân loại Ngân hàng thương mại[2] 1.1.2.1. Dựa vào hình thức sở hữu a. Ngân hàng thƣơng mại Quốc doanh: Là ngân hàng thƣơng mại đƣợc thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nƣớc. Trong tình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thế hội nhập tài chính với thế giới các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh Việt Nam đang phát hành trái phiếu để huy động vốn; đã và đang cổ phần hóa để tăng sức cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và các ngân hàng cổ phần hiện nay. Thuộc loại này gồm:  Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)  Ngân hàng công thƣơng Việt nam (Vietinbank)  Ngân hàng đầu tƣ và phát triển việt nam (BIDV)  Ngân hàng ngoại thƣơng Việt nam (Vietcombank) b. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần: Là ngân hàng thƣơng mại đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty cổ phần. Trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ đƣợc sở hữu một số cổ phần nhất định theo qui định của ngân hàng nhà nƣớc Việt nam: ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Đông Á, ngân hàng TMCP Quân đội… c. Ngân hàng liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh): Là Ngân hàng đƣợc thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngân hàng thƣơng mại Việt nam và bên khác là ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài có trụ sở đặt [2] PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng Thƣơng mại, NXB Tài chính. 6 tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt Nam: ngân hàng Việt Nga, SHINHAN VINA BANK, VID PUBLIC BANK,VINASIAM BANK… d. Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài: Là ngân hàng đƣợc thành lập theo pháp luật nƣớc ngoài, đƣợc phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam: CITY BANK, BANGKOK BANK, SHINHAN BANK, DEUSTCH BANK… e. NHTM 100% vốn nƣớc ngoài: Là NHTM đƣợc thành lập tại VN với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nƣớc ngoài; trong đó phải có một NH nƣớc ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (NH mẹ). NHTM 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân VN, có trụ sở chính tại VN: NH TNHH một thành viên Standard Chartered, NH TNHH một thành viên HSBC, NH TNHH một thành viên Shinhan… 1.1.2.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh a. Ngân hàng bán buôn: Là loại NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân. b. Ngân hàng bán lẻ: Là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tƣợng khách hàng cá nhân. c. Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: Là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân. 1.1.2.3. Dựa vào tính chất hoạt động a. Ngân hàng chuyên doanh: là loại NH chỉ hoạt động chuyên môn trong một lĩnh vực nhƣ nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tƣ… b. Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại NH hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế và thực hiện hầu nhƣ tất cả các nghiệp vụ mà một NH có thể đƣợc phép thực hiện. 7 1.1.3. Các chức năng của Ngân hàng thương mại[3] 1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng đóng vai trò là "cầu nối" giữa ngƣời dƣ thừa vốn và ngƣời có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, Ngân hàng thƣơng mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, Ngân hàng thƣơng mại vừa đóng vai trò là ngƣời đi vay vừa đóng vai trò là ngƣời cho vay.  Đối với ngƣời gửi tiền, họ thu đƣợc lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dƣới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi.  Đối với ngƣời đi vay, họ sẽ thoả mãn đƣợc nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.  Đối với Ngân hàng thƣơng mại, họ sẽ tìm kiếm đƣợc lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của Ngân hàng thƣơng mại.  Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất đƣợc thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, Ngân hàng thƣơng mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Chức năng trung gian tín dụng đƣợc xem là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thƣơng mại vì nó phản ánh bản chất của Ngân hàng thƣơng mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. [3] PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính – tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê 8 1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng thƣơng mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhƣ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây Ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò là ngƣời "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là ngƣời giữ tài khoản của họ. Ngân hàng thƣơng mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, ngân hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chi, Đó chính là tiền để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng, đặt ngân hàng vào vị trí làm trung gian thanh toán. Hơn nữa, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế có nhiều hạn chế nhƣ rủi ro do phải vận chuyển tiền, chi phí thanh toán lớn, đặc biệt là với các khách hàng ở cách xa nhau, điều này đã tạo nên nhu cầu khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Với chức năng này, các Ngân hàng thƣơng mại cung cấp cho khách hàng nhiều phƣơng tiện thanh toán thuận lợi nhƣ séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng... Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, ngƣời phải thanh toán và lại đảm bảo đƣợc việc thanh toán an toàn. Qua đó, chức năng này thúc đẩy lƣu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lƣu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm đƣợc lƣợng tiền mặt trong lƣu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lƣu thông tiền mặt nhƣ chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền... Đối với Ngân hàng thƣơng mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. 1.1.3.3. Chức năng tạo tiền Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhƣng với chức năng trung gian 9 tín dụng và trung gian thanh toán, Ngân hàng thƣơng mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại Ngân hàng thƣơng mại. Đây chính là một bộ phận của lƣợng tiền đƣợc sử dụng trong các giao dịch. Từ các khoản dự trữ tăng lên ban đầu, Ngân hàng thƣơng mại sử dụng để cho vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ đƣợc quay lại Ngân hàng thƣơng mại một phần khi những ngƣời sử dụng tiền gửi vào dƣới dạng tiền gửi không kỳ hạn. Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một lƣợng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lƣợt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vƣợt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Trong thực tế, khả năng tạo tiền của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại còn bị giới hạn bởi tỷ lệ dự trữ vƣợt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. 1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại 1.1.4.1. Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ - NGUỒN VỐN) của Ngân hàng thương mại Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng nhƣ đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại gồm:  Vốn của ngân hàng a. Vốn điều lệ và các quỹ:  Vốn điều lệ: Là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, đƣợc hình thành ngay từ khi NHTM đƣợc thành lập. Gọi là vốn điều lệ vì vốn này đƣợc ghi rõ trong bản điều lệ hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ có thể đƣợc điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan