Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thươn...

Tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại cổ phần miền tây

.PDF
100
124
131

Mô tả:

Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. vi DANH MỤC BIỂU BẢNG......................................................................................... x DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. xii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................xiii TÓM TẮT ................................................................................................................ xiv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................................. 1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu .................................................................................... 1 1.1.2 Căn cứ nghiên cứu............................................................................................ 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................. 3 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 3 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 4 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 4 1.4.1 Không gian nghiên cứu................................................................................. 4 1.4.2 Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 4 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 7 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Các vấn đề chung về tín dụng ngân hàng ..................................................... 7 2.1.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ....................................... 16 2.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DN vừa và nhỏ............................. 17 GVHD: Vương Quốc Duy 6 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây 2.1.4 Những vấn đề cơ bản về DN vừa và nhỏ.................................................... 18 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 22 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu........................................................... 22 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................... 22 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu.................................................................... 23 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NH MIỀN TÂY ............................... 25 3.1 SƠ LƯỢC VỀ KT-XH TPCT VÀ HOẠT ĐỒNG CỦA NGÀNH NH .............. 25 3.1.1 Sơ lược vê KT - XH của thành phố Cần Thơ ............................................. 25 3.1.2 Tình hình hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn TPCT .................. 25 3.2 NGÂN HÀNG TMCP MIỀN TÂY..................................................................... 29 3.2.1 Quá trình ra đời ........................................................................................... 29 3.2.2 Tình hình KT – XH TPCT và tầm quan trọng của NH Miền Tây.............. 30 3.2.3 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 30 3.2.4 Chức năng, phạm vi hoạt động của ngân hàng ........................................... 32 3.3 QUY TRÌNH TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP MIỀN TÂY ....................................................................................... 33 3.3.1 Quy trình nghiệp vụ cho vay....................................................................... 33 3.3.2 Quy trình thu nợ và thu lãi .......................................................................... 36 3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRONG THỜI GIAN QUA ..................................................................................................... 36 3.5.1 Về công tác huy động vốn .......................................................................... 38 3.5.2 Về công tác cho vay.................................................................................... 40 3.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................... 41 GVHD: Vương Quốc Duy 7 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây 3.6 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG MIỀN TÂY TRONG THỜI GIAN QUA ...................................................................................... 43 3.6.1 Thuận lợi ..................................................................................................... 43 3.6.2 Khó khăn ..................................................................................................... 45 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DNNVV........................... 46 4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV............................ 46 4.1.1 Doanh số cho vay DNNVV ........................................................................ 49 4.1.2 Doanh số thu nợ DNNVV........................................................................... 55 4.1.3 Tình hình dư nợ DNNVV ........................................................................... 61 4.1.4 Tình hình nợ quá hạn DNNVV................................................................... 68 4.2 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DUNG CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV........................................................................................ 71 4.2.1 Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng với DNNVV........ 71 4.2.2 Mức dộ hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ........................ 72 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP .......................................................................... 74 5.1 MỘT SỐ TỒN TẠI ............................................................................................. 74 5.1.1 Từ phía ngân hàng ...................................................................................... 74 5.1.2 Từ phía DNNVV......................................................................................... 77 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ......................................................................................... 78 5.2.1 Tăng quy mô tín dụng ................................................................................. 78 5.2.2 Tăng nguồn vốn huy động .......................................................................... 80 5.2.3 Xây dựng chính sách tín dụng riêng cho DNNVV..................................... 81 5.2.4 Chuyên môn hóa quy trình tín dụng đối với DNNVV ............................... 84 5.2.5 Đa dạng hóa hình thức tín dụng.................................................................. 85 GVHD: Vương Quốc Duy 8 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .................................................................... 87 6.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 87 6.2 KIẾN NGHỊ......................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 90 GVHD: Vương Quốc Duy 9 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng 37 2 Tình hình cho vay của Ngân hàng Miền Tây 40 3 Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 42 4 Cơ cấu dư nợ DNNVV trong tổng dư nợ 46 5 Tình hình cho vay của Ngân hàng với DNNVV 47 6 Cơ cấu doanh số cho vay DNNVV 49 7 Doanh số cho vay DNNVV theo thời hạn cho vay 50 8 Cơ cấu doanh số cho vay DNNVV theo thời hạn cho vay 51 9 Doanh số cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế 53 10 Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 54 11 Cơ cấu doanh số thu nợ DNNVV 55 12 Doanh số thu nợ DNNVV theo thời hạn cho vay 56 13 Cơ cấu doanh số thu nợ DNNVV theo thời hạn cho vay 57 14 Doanh số thu nợ DNNVV theo thành phần kinh tế 58 15 Cơ cấu doanh số thu nợ DNNVV theo thành phần kinh tế 60 16 Dư nợ DNNVV theo thời hạn cho vay 62 17 Cơ cấu dư nợ DNNVV theo thời hạn cho vay 63 18 Dư nợ DNNVV theo thành phần kinh tế 64 19 Cơ cấu doanh số thu nợ DNNVV theo thành phần kinh tế 67 20 Cơ cấu nợ quá hạn DNNVV 68 21 Nợ quá hạn DNNVV theo thời hạn cho vay 69 22 Nợ quá hạn DNNVV theo thành phần kinh tế 70 GVHD: Vương Quốc Duy 10 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây Bảng Tên bảng Trang 23 Tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ 71 24 Vòng quay vốn tín dụng của DNNVV 72 25 Doanh số thu nợ của DNNVV 72 GVHD: Vương Quốc Duy 11 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây DANH MỤC HÌNH Hình Tên Hình Trang 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Miền Tây 31 2 Quy trình cho vay 34 3 Sơ đồ thu nợ và lãi vay 36 4 Tình hình tăng trưởng nguồn vốn 37 5 Cơ cấu vốn của Ngân hàng Miền Tây 39 6 Tình hình cho vay của ngân hàng 41 7 Tình hình kinh doanh của ngân hàng 42 8 Tình hình kinh doanh của ngân hàng với DNNVV 47 9 Doanh số cho vay DNNVV theo thời hạn cho vay 50 10 Doanh số cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế 53 11 Doanh số thu nợ DNNVV theo thời hạn cho vay 56 12 Doanh số thu nợ DNNVV theo thành phần kinh tế 59 13 Dư nợ DNNVV trong tổng dư nợ của ngân hàng 61 14 Dư nợ DNNVV theo thời hạn cho vay 63 15 Dư nợ DNNVV theo thành phần kinh tế 66 16 Nợ quá hạn DNNVV theo thời hạn cho vay 69 17 Nợ quá hạn DNNVV theo thành phần kinh tế 70 GVHD: Vương Quốc Duy 12 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNQD Doanh nghiệp quốc doanh DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ĐVT Đơn vị tính ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long HTNH Hệ thống ngân hàng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCPĐT Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị NHTMCPNT Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn NN Nhà nước QĐ Quyết định TCTD Tổ chức tín dụng TPCT Thành phố Cần Thơ TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VN Việt Nam WTO Tổ chức thương mại quốc tế GVHD: Vương Quốc Duy 13 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây TÓM TẮT Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nền kinh tế nước ta cũng đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, không ngừng vận động để vươn lên sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới. Với vai trò là mạch máu cho quá trình vận hành nền kinh tế - Hệ thống các tổ chức tín dụng, đứng đầu là các Ngân hàng thương mại đã đóng góp một phần to lớn vào sự tăng trưởng và phát triển đó. Theo thống kê thì hiện nay số doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng trên 95% số doanh nghiệp trong cả nước. Chính vì vậy mà bên cạnh sự đóng góp của các ngân hàng thương mại chúng ta cũng không thể phủ nhận được một sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào sự phát triển của nước nhà. Tuy nhiên chính vì doanh nghiệp nhỏ và vừa nên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do năng lực yếu kém. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp này cần phải không ngừng năng cao năng lực của mình nên nhu cầu về vốn là rất lớn. Cũng chính vì vật tiềm năng của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đang là hướng đầu tư trọng điểm của các ngân hàng. Theo xu hướng trên Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây cũng đã nhắm đến luợng khách hàng tiềm năng này. Tuy nhiên để có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng với hoạt động tín dụng này chúng ta cần xem xét một cách thận trọng. Đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây” nhằm giải quyết một số vấn đề sau: - Khái quát hóa lý luận về tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa - Đánh giá tình hình hoạt động chung của ngân hàng Miền Tây - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Miền Tây và hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Miền Tây Do có nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên tôi chỉ tập trung phân tích số liệu của ngân hàng trong 03 năm từ năm 2005 đến năm 2007. Đề tài được thực hiện trong khoảng 10 tuần (11/02/2008 -> 25/04/2008), đây cũng chính là thời gian tôi nghiên cứu và thực tập tại ngân hàng. GVHD: Vương Quốc Duy 14 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Ngân hàng là một trong những định chế tài chính quan trọng trong nền kinh tế và là nguồn cung cấp tín dụng cho xã hội. Trong điều kiện kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu về vốn của xã hội là rất lớn. Hơn nữa, kể từ cuối năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức kinh tế lớn nhất toàn cầu (WTO), điều này có tác động to lớn đến nền kinh tế của đất nước ta. Gia nhập WTO sẽ tạo ra sân chơi cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức kinh tế trong nước với các tổ chức kinh tế nước đã và đang sẽ ồn ạt vào Việt Nam. Đầu tháng 4/2007 các ngân hàng 100% đã được phép thành đầu tư trực tiếp vào Việt Nam điều này đòi hỏi các ngân hàng không những phải tăng vốn để đảm bảo các hệ số an toán vốn và tạo tiền đề cho cho việc hiện đại hóa công nghệ, mà còn đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao năng lực quản lý toàn diện nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra thì mới có thể đứng vững trong môi trường mới. Hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) từng ngày, từng giờ phải đối mặt với các loại rủi ro và nếu việc quản lí rủi ro của các TCTD không tốt sẽ là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến đổ vỡ, phá sản của TCTD đó và lớn hơn là sự đổ vỡ dây chuyền của các TCTD mà hậu quả của nó là dẫn đến khủng hoảng kinh tế, tài chính. Cần Thơ - thủ phủ của các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang lớn mạnh từng ngày, đảm đương trọng trách thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), trong bộn bề khó khăn của một thành phố trẻ, Cần Thơ vẫn tạo được những bước phát triển khả quan. Bước tiến ấn tượng của kinh tế Cần Thơ là hợp lực của tất cả các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả để cùng tăng tốc hội nhập. Là đầu mối giao thông huyết mạch, trung tâm kinh tế tài chính, thương mại – dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Cần Thơ có hệ thống ngân hàng tập trung ngày càng nhiều. Thông qua hệ thống này, dòng GVHD: Vương Quốc Duy 15 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây vốn đầu tư đã được khơi thông, điều chuyển và đi sâu vào tất cả các lĩnh vực, các ngành, các thành phần kinh tế và các địa phương góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Nắm bắt cơ hội này, Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây (WESTERN BANK) cùng với những ngân hàng khác đã sẵn sàng đương đầu với thử thách mới trong sự cạnh tranh khốc liệt từ chính các tổ chức đồng nghiệp của mình từ trong và ngoài nước. Cũng như các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Miền Tây kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho vay. Kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhạy cảm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Trong đó, tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lời của ngân hàng. Đồng thời, rủi ro tín dụng cũng là rủi ro gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của ngân hàng. Do đó, việc cho vay mang lại hiệu quả thiết thực cho cả khách hàng và ngân hàng là một trong những mục tiêu hoạt động hàng đầu của Ngân hàng. Chính vì vậy, sau thời gian học tập ở trường và nghiên cứu thực tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây tôi đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là: “Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây” 1.1.2 Căn cứ nghiên cứu 1.1.2.1 Căn cứ thực tiễn - Phân loại nợ - Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng - Phương thức cho vay - Hợp đồng tín dụng. - Quy trình cho vay GVHD: Vương Quốc Duy 16 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây 1.1.2.2 Căn cứ khoa học Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng, vấn đề chất lượng tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Chúng ta muốn khách quan đánh giá được chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng thì phải sử dụng các chỉ tiêu tài chính như: tỉ lệ nợ quá hạn, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng… Căn cứ vào các chỉ tiêu này, các ngân hàng thương mại cũng tự phân tích, đánh giá để xác định mức độ an toàn và chất lượng tín dụng của hệ thống. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Hoạt động dịch vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP vẫn còn nhiều hạn chế về hình thức cấp tín dụng, về tính đa dạng của các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là mức độ an toàn và khả năng mở rộng tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó, yêu cầu về vốn, về chất lượng dịch vụ tín dụng ngày càng cao, áp lực cạnh tranh và hội nhập ngày càng lớn. Mục tiêu chung của đè tài nghiên cứu này là đề xuất một số giải pháp để hoạt động tín dụng của vùng có thể mở rộng và tăng trưởng bền vững góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận về tín dụng làm cơ sở nghiên cứu - Phân tích đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của ngân hàng - Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây để tìm ra và phát huy những mặt mạnh, phát hiện và khắc phục những tồn tại yếu kém trong hoạt động cho vay của ngân hàng. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tín dụng đối với DN nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây GVHD: Vương Quốc Duy 17 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Những khó khăn của DN khi vay vốn ở ngân hàng - Những khó khăn của ngân hàng khi cho DN vay vốn - Những chính sách cho vay của ngân hàng đối với DN - DN cần gì ở ngân hàng - Hiệu quả tín dụng đối với DN - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DN - DN cần gì để tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu - Các số liệu và thông tin liên quan đến Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây được thu thập từ nhiều phòng ban khác nhau trong ngân hàng. Số liệu cụ thể về hoạt động tín dụng được thu thập từ phòng Tín dụng. - Quá trình nghiên cứu đề tài được tiến hành tại Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây, cụ thể là phòng Tín dụng 1.3.2 Thời gian nghiên cứu - Do có nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên tôi chỉ tập trung phân tích số liệu của ngân hàng trong 03 năm từ năm 2005 đến năm 2007. - Thời gian nghiên cứu và thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây là trong khoảng 10 tuần (11/02/2008 -> 25/04/2008) 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu - Đưa ra phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu hệ thống lại một số lý thuyết quan trọng về vấn đề tín dụng trong ngân hàng để làm cơ sở thực hiện đề tài. - Phân tích một số vấn đề cơ bản Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây như: quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và hoạt động, tình hình nguồn GVHD: Vương Quốc Duy 18 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây vốn từ năm 2005 đến năm 2007… để có thể phân tích, đánh giá chính xác và đúng đắn về hoạt động tín dụng của ngân hàng. Từ đó mới có được những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây từ năm 2005 đến năm 2007 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề hoạt động tín dụng của ngân hàng, cụ thể hơn là mối quan hệ của ngân hàng với DN nhỏ và vừa. Tôi đã đọc và tham khảo nhiều tài liệu của các nhà kinh tế đầu ngành, của các thầy cô và các luận văn của các anh chị khóa trước cùng một số báo và tạp chí chuyên ngành Sau đây là một vài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu này được trình bày tóm tắt. James Riedel và Trần S. Chương (Chương trình phát triển dự án Mêkông – MPDF) (1997) đã đề cập trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân là “tín dụng, tín dụng và tín dụng”. Qua cuộc điều tra đó có thể thấy chính những qui định không rõ ràng về quyền sở hữu, những qui định hạn chế của Nhà nước trong xuất nhập khẩu, hệ thống thuế bất hợp lý và tệ hành chính quan liêu đã gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh và làm tăng chi phí cho những doanh nghiệp này. Nhưng tất cả các doanh nghiệp được điều tra đều xếp những vấn đề đó sau vấn đề tín dụng mà cụ thể là thiếu tín dụng. John Rand (2004) (Credit Constraints and Determinants of the Cost of Capital in Vietnamese Manufacturing) đã đánh giá những hạn chế hay các ràng buộc dẫn đến hạn chế việc tiếp cận tín dụng cũng như đã nhận dạng các yếu tố hay đặc tính của khoản tín dụng xác định chi phí vốn của các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam. Henrik and John Rand (2004) (SME Growth and Survival in Vietnam: Did Direct Government Support Matter?) đã cung cấp những bằng chứng về sự sống sót và tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn 1990 – 2002. Đặc biệt, sự trợ giúp tín dụng của Chính phủ trong giai GVHD: Vương Quốc Duy 19 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây đoạn ban đầu thành lập công ty đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của khu vực kinh tế này trong những năm cuối thập kỷ 90 của thể kỷ trước. Tuy nhiên, mức độ quan trọng của sự hỗ trợ này đã giảm dần khi mà những doanh nghiệp mới sau này dường như không hưởng lợi ích từ hình thức hỗ trợ này. Năm 2006, Phan Đình Khôi, Trương Đông Lộc, Võ Thành Danh (An overview of development of private enterprise economy in the Mekong delta of Viet Nam) đã chỉ ra rằng khu vực kinh tế tư nhân tuy có sự phát triển nhanh nhưng chưa nhận được sự đối xử bình đẳng như khu vưc kinh tế nhà nước, và trong đó việc khó khăn tiếp cận tín dụng cũng được đề cập trong phần phân tích. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng TMCP Miền Tây Ngoài ra đề tài còn tham khảo luận văn của các anh (chị) sinh viên khóa trước và một số tài liệu trên Internet cùng những tạp chí chuyên ngành. Trong đề tài luận văn này, dựa trên những tài liệu trên làm cơ sở để mở rộng phân tích, tuy nhiên cũng thể hiện điểm mới trong bài viết ở chỗ là xác định nhu cầu vay vốn và khả năng đáp ứng vốn vay của ngân hàng, từ đó làm cơ sở cho việc xác định nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới và cùng một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Miền Tây. GVHD: Vương Quốc Duy 20 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.2.1 Các vấn đề chung về tín dụng ngân hàng 2.2.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Quan hệ này được thể hiện qua 3 đặc điểm cơ bản như sau: - Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. - Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. - Khi hoàn lại giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức. 2.2.1.2 Vai trò của tín dụng Với những chức năng như đã nêu trên cho thấy tín dụng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên tín dụng chỉ thể hiện vai trò tích cực nếu biết vận dụng linh hoạt những cơ chế, chính sách về tín dụng như lãi suất, quy chế cho vay…Ngược lại, nếu để tín dụng phát triển tràn lan không kiểm soát hoặc kiểm soát theo một khuôn khổ áp đặt, một cơ chế tín dụng cứng nhắc sẽ lạm tổn hại đến nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế như nước ta hiện nay, tín dụng thể hiện vai trò tích cực đối với các mặt trong đời sống kinh tế - xã hội cụ thể như: - Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm nà đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. GVHD: Vương Quốc Duy 21 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây Trong nền sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của các doanh nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư hàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. - Thứ hai: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. Trong giai đoạn tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất khẩu, dầu khí…Nhà nước đã tập trung tín dụng để tài trợ phát triển các ngành đó, tạo cơ sở lôi cuốn các ngành khác. - Thứ ba: Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp Nhà nước. Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu quả. Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp Nhà nước khi sử dụng vốn tín dụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp. - Thứ tư: Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả: Với chức năng tập trung, tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng đã trực tiếp giảm khối lượng tiền mặt tồn đọng trong lưu thông. Lượng tiền thừa này nếu không được huy động và sử dụng kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình hình lưu thông tiền tệ dẫn đến mất cân đối trong quan hệ H-T và hệ thống giá cả bi biến động là điều không thể tránh khỏi. Do đó trong điều kiện nền kinh tế bị lạm phát, tín dụng được xem như là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần giảm lạm phát. Mặt khác, hoạt động tín dụng còn tạo điều kiện cho ra đời các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như: kỳ phiếu, thương phiếu, các loại séc…Đây cũng là một trong những nhân tố tích cực tiết giảm việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế vốn dĩ rất dễ bị tác động bởi quy luật lưu thông tiền tệ. Trong chính sách tiền tệ của Nhà nước trong từng thời kỳ, lãi suất tín dụng đã trở thành công cụ điều tiết nhạy bén và linh hoạt để đưa thêm tiền vào lưu thông hay GVHD: Vương Quốc Duy 22 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây rút bớt tiền từ lưu thông về, qua đó tạo sự phù hợp giữa khối lượng tiền tệ với yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế. Từ đó cho thấy tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định tiền tệ tạo điều kiện ổn định giá cả là tiền đề quan trọng để sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. - Thứ năm: Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội. Vai trò này là hệ quả tất yếu của các vai trò trên của tín dụng. Nền kinh tế phát triển trong một môi trường ổn định về tiền tệ là điều kiện nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội từ đó thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội, làm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các giai cấp góp phần thay đổi cấu trúc xã hội. - Ngoài ra tín dụng còn tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. 2.2.1.3 Phân loại tín dụng a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng Theo căn cứ này, tín dụng được chia làm ba loại sau: - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến một năm được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng xây dựng các công trình nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. GVHD: Vương Quốc Duy 23 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây b) Căn cứ vào đối tượng cho vay Theo căn cứ này, tín dụng được chia làm hai loại: - Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. - Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định. c) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Theo căn cứ này, tín dụng có hai loại chủ yếu: - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: được cấp phát cho các nhà doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hoá. - Tín dụng tiêu dùng: là loại cho vay đối với cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như xây dựng nhà cửa, mua sắm xe cộ. d) Căn cứ vào tính chất đảm bảo của khoản vay Theo căn cứ này tín dụng được chia làm hai loại: - Tín dụng có đảm bảo: là loại tín dụng được thực hiện dựa trên cơ sở các đảm bảo như: thế chấp, cầm cố hay có sự bảo lãnh của người thứ ba. Đối với những khách hàng không có uy tín cao với ngân hàng thì khi vay vốn đòi hỏi phải có đảm bảo. - Tín dụng không đảm bảo: là loại tín dụng không cần có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa nào uy tín của bản thân khách hàng. 2.2.1.4 Rủi ro tín dụng a) Khái niệm Rủi ro tín dụng là rủi ro do một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng. Hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy GVHD: Vương Quốc Duy 24 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Miền Tây ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. Nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là nghiệp vụ kinh doanh thường đem lại lợi nhận cao cho Ngân hàng nhưng nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau. b) Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng - Nguyên nhân chủ quan: • Về phía Ngân hàng: do thiếu am hiểu thông tin khách hàng dẫn đến cho vay sai mục đích, sai đối tượng. Cán bộ tín dụng thiếu về chất lượng lẫn số lượng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động của Ngân hàng kém hiệu quả dẫn đến rủi ro. • Về phía khách hàng: khách chàng thiếu năng lực pháp lý, vay vốn sai mục đích, không có trình độ chuyên môn lẫn năng lực sản xuất dẫn đến kinh doanh thua lỗ - Nguyên nhân khách quan: Là nguyên nhân xảy ra ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng cũng như của khách hàng đó là các yếu tố: • Thiên tai, lũ lụt, hạn hán xảy ra làm thiệt hại to lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh • Tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động lớn như: chiến tranh, lạm phát, sự thay đổi cơ chế chính sách,… dẫn đến khả năng khách hàng vay vốn không kịp thích nghi nên phần nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ • Người vay bị bệnh tật, chết, mất tích hay bị biến cố bất ngờ trong hoạt động sản xuất kinh doanh,… c) Những thiệt hại do rủi ro gây ra - Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Khi có rủi ro xảy ra, có thể làm thiệt hại vậy chất hay uy tín của Ngân hàng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: như thiếu tiền chi trả cho khách hàng vì phần lớn GVHD: Vương Quốc Duy 25 SVTH: Nguyễn Hoàng Anh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan